This is default featured slide 1 title

Go to Blogger edit html and find these sentences.Now replace these sentences with your own descriptions.This theme is Bloggerized by Lasantha Bandara - Premiumbloggertemplates.com.

This is default featured slide 2 title

Go to Blogger edit html and find these sentences.Now replace these sentences with your own descriptions.This theme is Bloggerized by Lasantha Bandara - Premiumbloggertemplates.com.

This is default featured slide 3 title

Go to Blogger edit html and find these sentences.Now replace these sentences with your own descriptions.This theme is Bloggerized by Lasantha Bandara - Premiumbloggertemplates.com.

This is default featured slide 4 title

Go to Blogger edit html and find these sentences.Now replace these sentences with your own descriptions.This theme is Bloggerized by Lasantha Bandara - Premiumbloggertemplates.com.

This is default featured slide 5 title

Go to Blogger edit html and find these sentences.Now replace these sentences with your own descriptions.This theme is Bloggerized by Lasantha Bandara - Premiumbloggertemplates.com.

Thursday, June 30, 2016

Ruốc tháng sáu Quảng Bình

Ruốc tháng sáu Quảng Bình
Con ruốc, người miền Bắc gọi là moi, người trong Nam gọi là con khuyếc, thuộc loại nhuyễn thể. Ở vùng cửa biển Nhật Lệ, ruốc tháng sáu ngon nhất. Ngạn ngữ Đồng Hới nói: "Ruốc tháng sáu là máu rồng", đó là một cách nói vừa ẩn dụ rằng ruốc tháng sáu quý hiếm vì ít năm ruốc tràn về trong tháng sáu và đối với người Việt chúng ta, cái gì thuộc về rồng, phượng đều mang ý nghĩa tốt, đẹp, hiếm quý; Đồng thời ngạn ngữ nầy cũng mang ý nghĩa là so sánh: ruốc tháng sáu làm ra đỏ như máu rồng. Thế là theo dân gian, ruốc tháng sáu ngon quý về chất, đẹp về màu sắc.

 



Mặt khác, đối với ngư dân Đồng Hới, năm nào tháng sáu có ruốc là năm đó sẽ được mùa cá, nhất là nục mộng, một loại cá làm nước mắm tuyệt vời, bởi lẽ ruốc áp lộng đến đâu là cá nục, cá cơm, cá trích... theo ruốc kiếm ăn đến đó, đồng thời vụ ruốc cũng kéo dài đến tháng 8 âm lịch.

 

Tùy theo luồng ruốc đi trên biển, người ngư dân sử dụng loại lưới nào để đánh bắt mà gọi tên loại đó. Ví dụ: ruốc bắt từ mành dã ở nước 5 - 7 sải, gọi là ruốc dã (hay giạ), ruốc đánh được từ việc kéo lưới bằng đi bộ ven bờ gọi là ruốc kéo, từ việc lặn xuống đáy biển dùng lưới nhỏ mà vớt gọi là ruốc lặn, từ loại vó ở ngoài khơi gọi là ruốc ’’te’’ v.v... và v.v...

 

Chế biến từ ruốc tươi ra thành phẩm ruốc ăn, gọi là ruốc quết, thường qua mấy công đoạn đơn giản như sau:

 

- Muối ruốc vào vại, chum. Muốn để lâu, khỏi sợ hư hỏng thì phải muối mặn, ví như một bát muối thì 5 hay 3 hay 6, 7 bát ruốc, tùy người muối. Muối ăn vội, cho ruốc ngon ngọt thì muối lạt, ví như một bát muối phải 10 bát ruốc, thậm chí gặp nắng tốt, có khi 12, 15 bát ruốc. Càng lạt, ruốc càng ngon, nhưng càng dễ thối.

 

- Muối xong để một đêm, hoặc một buổi, đem vắt kiệt con ruốc. Lúc này xác ruốc bấn thành bột như bã bột sắn. Vắt (càng kiệt càng tốt) thành nắm tròn.

 

- Xác ruốc vắt được xát nhỏ bằng đôi bàn tay ra nong, ra nia rồi phơi thật khô, đồng thời cũng phơi cả nước ruốc vắt được. Phải hết sức chú ý làm sao cho thật sạch cát. Đó là một khâu vô cùng quan trọng. Do vậy nên trước khi vắt ruốc muối thành nắm để phơi, người ta phải chao cho thật sạch cát đã mới vắt, và khi nước ruốc đã gạn, lọc kỹ hết cát rồi, phải vừa phơi vừa giữ cho khỏi cát và bụi bặm. Hồi xưa khâu ấy là rất khó, còn bây giờ, người ta phơi nước ruốc rất văn minh, nghĩa là người ta dùng kính đậy, vừa sạch vừa tăng độ nhiệt.

 

- Ruốc phơi khô rồi, đem đâm mịn, càng mịn càng tốt. Đâm xong, bỏ bột ruốc vào những vại nước ruốc, quấy đều rồi phơi nắng. Hàng ngày, sáng sớm, đảo một lần, khi nào nghe ruốc bốc mùi thơm, nước mắm ngập lên mặt, ấy là đã ăn được.

 

Những loại ruốc lạt, thường được dùng như thức ăn hoàn chỉnh không qua khâu nấu nướng gì nữa. Những thứ ruốc mặn để lại hàng năm, thứ này thường để thay bột ngọt trong việc nấu nướng.

 

Trong bữa cơm của người lao động Đồng Hới khi nào cũng có món ruốc lạt, ăn với khế rành, loại khế vừa ngọt vừa chua. Đó là một món ăn rẻ tiền nhưng lại có sức quyến rủ rất kỳ lạ. Ruốc ăn không với cơm! Hoặc cà với ruốc, hoặc thịt lợn luộc chấm ruốc, ăn với bún, với bánh đúc, đều là những món ăn tuyệt trần của ruốc đối với người nghèo Đồng Hới.

 

Tuy nhiên, không phải chỉ người nghèo ít tiền, ít phương tiện chế biến thức ăn mới dùng ruốc làm món chủ lực mà đến cả người giàu sang, cả các quan lại cao cấp và cá biệt còn cả người Pháp cũng mê ruốc lạt.

Bên cạnh ruốc còn có nước mắm ruốc. Muốn lấy nước mắm ruốc thì khoét một lỗ bằng cái bát (hoặc nhận cái bát vào) giữa bề mặt vại chỉ vài giờ sau sẽ có một nửa bát nước mắm. Nước mắm ruốc tuy không ngon thơm như nước mắm cá, song ngọt và đậm đà hơn nước mắm cá, và nó cũng là món ’’đặc sản’’ trong khoa ẩm thực của những người sành ăn ở Đồng Hới

Một số hình ảnh đẹp
Ruốc tháng sáu Quảng Bình












Gà nướng lá mắc mật ăn kèm với chẳm chéo

Gà nướng lá mắc mật ăn kèm với chẳm chéo
Khi tới Yên Bái, bạn có thể thưởng thức những món ăn đặc trưng của người địa phương như gà nướng lá mắc mật của người Thái, lá mắc mật là nguyên liệu quan trọng làm cho món gà nướng hấp dẫn, Trong trung tâm Mù Cang Chải cũng có những món ăn thông dụng như cơm bình dân, lẩu... cho người khó ăn các món dân tộc.


Mù Cang Chải nằm cách Hà Nội khoảng 300 km, là điểm đến thu hút nhiều nhiếp ảnh gia và khách du lịch những ngày cuối tháng 9 hằng năm. Chỉ cần dạo một vòng quanh chợ phiên Mù Cang Chải, bạn có thể bắt gặp những món ăn đậm đà bản sắc đất Tây Bắc như xôi ngũ sắc hay pa pỉnh tộp - món cá nướng của người Thái. nhưng đặc sản ở đây chúng tôi muốn giới thiệu đến du khách đến với Mù Cang Chải là Gà nướng lá mắc mật ăn kèm với chẳm chéo.

Thịt gà được nướng cùng là mắc mật có vị chua chua, ngọt ngọt của lá. Bên cạnh đó, người ta thường chấm thịt gà với “chẩm chéo” hỗn hợp tiết và gan gà, chanh ớt, tỏi, quả mắc khen. Chẩm chéo là loại đồ chấm đặc biệt của người dân tộc, hơi sánh và đặc. Khi ăn kèm thịt gà nướng, thực khách có thể cảm nhận được cả vị chua ngọt của lá mắc mật, vị thanh nhẹ của mắc khen và chút cay của ớt.













Wednesday, June 29, 2016

Chả tôm Thanh Hóa

Chả tôm Thanh Hóa
Chả tôm là món ăn độc đáo và lạ miệng với những thực khách phương xa. Cách làm khá cầu kỳ và tỉ mỉ.

 



Tôm bột tươi sau khi mua về rửa sạch, bỏ vỏ, rút chỉ đất ở sống lưng và giã nhuyễn bằng cối đá. Để cho nhân có màu hồng đẹp mắt, người ta giã cùng một lượng gấc vừa đủ, sau đó trộn cùng thịt ba chỉ bằm đã được xào vàng cùng hành, tỏi để tạo thành hỗn hợp nhân. Bánh được gói bằng bánh phở vuông nhỏ bằng lòng bàn tay, xếp vào vỉ, đem nướng trên bếp than hoa.

 

Vị bùi ngọt của nhân tôm cùng vị chua dịu của dưa góp lẫn chút cay cay của ớt tươi và rau sống thanh mát tạo nên hương vị khó quên cho món ăn. Xuất cho 2 người ăn khoảng 30.000-40.000 đồng.

Một số hình ảnh đẹp
Chả tôm Thanh Hóa
Chả tôm Thanh Hóa












Mực Cát Bà

Mực Cát Bà
Thiên nhiên ưu đão cho Hải phòng vùng biển Cát Hải – Cát Bà khá dồi dào nguồn hải sản, trong đó có mực tươi. Những món ăn chế biến từ mực khá đa dạng như luộc, hấp, nhúng, dấm, xào, chiên giòn. Ở dạng phơi khô lại có món mực khô xé tay chấm tương ớt, hoặc mực khô làm nhân cùng thịt nạc xay nhuyễn trong món chả chìa. Song thuộc hàng đặc sắc phải kể đến món chả mực.



Nếu mực sim, mực ống, mực nang thích hợp để chế biến các món tương sống như lẩu, hấp, nhồi thịt, xào, nhúng dấm… thì mực mai (mực lá) mình dày, thịt sáng, xúc tu hài mập lại là nguyên liệu chính của món chả mực.
Một số hình ảnh đẹp
Mực Cát Bà












Miến cua trộn Hà Nội

Miến cua trộn Hà Nội
Các “tín đồ” của miến cua trộn hãy cùng khám phá thêm một tụ điểm thưởng thức mới nào.

 

Đối với người dân Hà thành, miến cua trộn từ lâu đã trở thành một món ăn vô cùng quen thuộc, vừa dễ ăn lại vừa phù hợp với tất cả các bữa ăn trong ngày. Phần lớn mọi người đều không còn xa lạ gì với các hàng miến cua trộn tại ngõ Tràng Tiền, phố Tôn Thất Tùng… Tuy vậy nhưng hôm nay chúng tớ sẽ giới thiệu cho các bạn thêm một địa chỉ miến cua trộn thật hấp dẫn nữa nhé!

 



Nằm trên con phố Phùng Hưng nổi tiếng với các quuán lẩu từ bao lâu nay, ít ai biết được lại có một quán miến cua lúc nào cũng đông khách đến thế. Quán nằm ngay trên mặt đường Phùng Hưng, đi từ xa bạn đã có thể thoang thoảng ngửi thấy mùi thơm của nồi nước dùng đậm hương cua. Mặc dù quán khá rộng rãi với hai hàng bàn dài trong nhà, nhưng vì đông khách nên bà chủ quán luôn cho kê thêm mấy chiếc bàn nhựa ngoài vỉa hè quán. Quán trông khá thoáng mát và sạch sẽ, bên ngoài cửa bày khá nhiều khay đồ ăn, nào là thịt bò, nào là riêu cua, nào là chả cá, nào là rau muống… vô cùng hấp dẫn.

 

Ấn tượng đầu tiên khi nhìn thấy bát miến cua trộn ở đây, đó là bát miến to bự mà siêu đầy đặn với đầy đủ các loại rau như rau muống, rau cải, rau rút, giá cùng riêu cua, thịt bò trần, chả cá và giò tai… - quá nhiều thứ trong một bát miến cua trộn phải không nào? Bát miến thì thơm thơm mùi riêu cua cùng hành phi, sợi miến cho lên miệng mềm mềm, thanh nhẹ hoà cùng sự tươi mát của rau muống, rau cải, giá và sần sật của rau rút tạo cảm giác vô cùng dễ chịu.

 

Vị ngọt từ thịt bò được cắt thành từng miếng mỏng, trần vừa chín tới, sự dai dai của những khúc giò tai và vị ngọt đặc trưng của chả cá đã làm cho bát miến không thể tuyệt hơn. Thêm vào đó, bát nước dùng trong trẻo đi kèm thì đậm mùi hương cua, thanh thanh ngọt nhẹ cũng làm tăng thêm sự hấp dẫn của món ăn này. Thưởng thức vài húp nước dùng có thể thấy nếu lựa chọn miến nước thay vì miến trộn tại quán cũng không phải là ý kiến tồi.

 

Nếu bạn có thói quen vừa ăn miến trộn vừa nhấm nháp thêm những chiếc quẩy vàng giòn thì quán ăn này là dành cho bạn, bởi quẩy tại quán khá ngon mà chỉ có giá 1k/cái lớn. Quán cũng bán cả bánh đá cua và cá rô chiên vàng cho những ai có nhu cầu. Điểm cộng thêm cho quán là hũ lạc rang giã nhỏ được đặt ngay tại mỗi bàn ăn và bạn có thể thoả thích cho vào bát bao nhiêu cũng được!

 

Giá của mỗi bát miến cua trộn đầy đủ là 30k, không phải là rẻ so với mặt bằng chung tại Hà Nội. Tuy vậy, với một bát miến cua trộn ngon, no căng với siêu nhiều thứ bên trong thì quả thực rất đáng tiền.

 

Nếu bạn đã trót “có tình cảm” với món miến cua trộn thì đây quả thực là một quán ăn không thể bỏ qua phải không nào?

Một số hình ảnh đẹp
Miến cua trộn Hà Nội
Miến cua trộn Hà Nội












Tuesday, June 28, 2016

Lẩu bần Phù Sa Cần Thơ

Lẩu bần Phù Sa Cần Thơ
Sự hấp dẫn của lẩu bần không chỉ nằm ở cái tên “trái bần” đồng quê dân dã mà chính là hương vị rất đặc trưng của món ăn. Vị chua của lẩu bần rất thanh và dịu. Tinh tế một chút khi thưởng thức lẩu bần, người ăn còn cảm nhận ra mùi thơm dịu nhẹ của hương bần, gợi thương, gợi nhớ về “hương đồng gió nội”.

 



Nồi lẩu ngon, phải dùng bần chín bởi bần sống sẽ làm cho nồi lẩu có vị chát. Cũng có thể biến tấu các loại thực phẩm chính để nấu lẩu bần. Tùy theo mùa, đó có thể là các loại cá da trơn như cá tra, cá ba sa, cá ngát hoặc cá điêu hồng... sang hơn khách có thể thưởng thức món lẩu bần nấu ba ba, cua đinh.

 

Vào mùa nước nổi, rau ăn kèm với lẩu bần ngoài bông so đũa, bắp chuối hột, cọng bông súng và một số loại rau canh chua thông thường khác, khách còn được thưởng thức bông điên điển - một loại bông dân dã nên rất “hợp tình hợp cảnh”.

 

Đăc biệt là khách đến khu du lịch Phù Sa có thể gọi món lẩu bần vào bất cứ mùa nào dù đó là mùa không có bần chín bởi nhà bếp ở đây đã có cách chiết xuất nước cốt trái bần để phục vụ du khách quanh năm.

Một số hình ảnh đẹp
Lẩu bần Phù Sa Cần Thơ












Monday, June 27, 2016

Nem lụi Huế

Nem lụi Huế
Nem lụi – một trong những đặc sản lâu đời nhất của đất cố đô, khiến bao khách phương xa phải ngơ ngẩn. Nguyên liệu để làm nên món nem lụi rất đơn giản: thịt heo đã quết nhuyễn trộn với bì, mỡ heo thái hạt lựu ướp cùng muối, tiêu, đường, thính rồi xiên bằng que tre, mía hoặc sả đem nướng vậy mà lại có vị đặc biệt đến thế.

 



Thường, nem lụi được ăn kèm với bánh tráng, rau thơm, khế chua, chuối xanh, sung… dùng chung với nước chấm ngon lành làm từ đậu phộng, được thêm gan heo, thịt heo băm nhuyễn. Hương thơm và vị bùi ngọt của thịt heo nướng kết hợp với rau xanh và nước chấm tạo thành vị đặc trưng của nem lụi Huế, khác tất cả món nem ở các địa phương khác.

 

Muốn ăn nem lụi ngon, bạn nên ghé chợ Đông Ba, hay nhà hàng trên đường Nguyễn Thái Học, Nguyễn Huệ, Trương Định, Phan Bội Châu, Mai Thúc Loan…

Một số hình ảnh đẹp
Nem lụi Huế












Canh tiết lá đắng Lai Châu

Canh tiết lá đắng Lai Châu
Ở Lai Châu có một đặc sản, đó là món canh tiết lá đắng. Phải thưởng thức món ăn này bạn mới có thể cảm nhận được nét độc đáo trong nghệ thuật ẩm thực của vùng đất này. 

 



Trước kia, khi món ăn này chưa phổ biến, để tìm được lá đắng về làm canh không phải đơn giản, bởi thứ cây này chỉ mọc ở nơi ven rừng, khe suối. Thường thì chỉ khi có khách quý, chủ nhà mới đi lên rừng tìm lá về nấu canh như một sự thể hiện lòng thân tình, mến khách. Bây giờ, bà con vùng này đã mang cây về trồng tại vườn nhà, trên nương, trên rẫy, bạn có thể mua được lá vào mỗi dịp chợ phiên. 


Nguyên liệu và cách nấu canh lá đắng cũng thật đơn giản. Chỉ cần ít phổi lợn băm nhỏ, một miếng tiết và vài thứ rau thơm cùng với nắm lá đắng (có thể lá tươi hoặc đã phơi khô) vò nát, sau đó đun nước sôi cho tất cả nguyên liệu vào nấu chín kỹ là bạn đã có một bát canh lá đắng thơm ngon để thưởng thức. Nếu ai lần đầu nếm món canh này sẽ cảm thấy khó ăn bởi vị đắng, chát tê đầu lưỡi, nhưng chính vị đắng đó lại đánh thức vị giác của bạn khiến bữa ăn ngon miệng hơn. Tiếp tục thưởng thức, canh lá đắng lại mang lại vị ngọt, bùi, thơm ngậy đến kỳ lạ. Không chỉ là một món ăn ngon, canh lá đắng còn có tác dụng giải rượu và chữa được bệnh về tiêu hóa. 


Đến Lai Châu, trong tiết trời se lạnh, khi quây quần bên những người bạn thân, nhâm nhi bát rượu ngô và thưởng thức canh lá đắng, đưa vào miệng đủ vị đắng, cay, ngọt, bùi bạn sẽ thấy cuộc sống vùng cao sao biết bao thi vị…

Một số hình ảnh đẹp
Canh tiết lá đắng Lai Châu












Sunday, June 26, 2016

Na Chi Lăng Lạng Sơn

Na Chi Lăng Lạng Sơn
Cuối tháng 8, đầu tháng 9, khi tiết trời thu se lạnh tràn về cũng là lúc đến mùa na chín. Lạng Sơn được coi là một trong những “vựa na” lớn nhất cả nước. Và vùng núi đá vôi Kai Kinh ở hai huyện Hữu Lũng và Chi Lăng là vương quốc na nơi đây.



Na Chi Lăng mắt hồng,quả to, tròn căng, bóng mẩy và ngọt sắc. Để chuyển những trái na từ trên đỉnh núi xuống, người ta đã làm những chiếc ròng rọc chạy từ trên cao xuống tận chân núi nên đôi khi khách du lịch còn gọi đặc sản này là “na đu dây”. Để có thể vận chuyển đi khắp cả nước, na được thu hoạch trước khi chín khoảng 1 tháng bởi nếu đợi đến sát ngày chín mới thu hoạch thì na sẽ không thể bảo quản để vận chuyển đi xa được.

Một số hình ảnh đẹp
Na Chi Lăng Lạng Sơn












Lá nhíp xào Bình Phước

Lá nhíp xào Bình Phước
Tới Bình Phước, để mua lá nhíp dễ hơn mua đọt mây. Các phiên chợ huyện và dọc đường về buôn/sóc của đồng bào S’tiêng là địa điểm dễ tìm mua. Đồng bào thường lên rừng hái về để bán với giá 40-50.000 đồng/kg và đây cũng là một nghề mưu sinh của họ. Lá nhíp non có màu đỏ phớt, dưới cuống lá màu xanh. Khi nấu chín, lá có vị dẻo, ngọt và bùi. Không chỉ thơm ngon, lá nhíp còn cung cấp nhiều năng lượng, giúp phục hồi sức khoẻ.



Chị Thị Dinh (xã Thiện Hưng, H.Bù Đốp), một người hành nghề hái lá nhíp, cho biết: “Nếu thiếu lá nhíp thì món canh thụt sẽ mất đi vị ngon, vì nó là nguyên liệu chủ lực của loại canh này. Ngoài dùng để nấu canh thụt, bây giờ lá nhíp còn được các quán ăn, nhà hàng biến chế thành nhiều món ăn hấp dẫn như: Lá nhíp xào với thịt bò, lòng gà, nấu lẩu, nấu canh với cá, tôm…”. Chị Thị Dinh cho biết thêm: “Lá nhíp là một trong những món ăn khoái khẩu của tê giác. Trước kia khi vào rừng, nếu phát hiện có tê giác thì ở đó sẽ có nhiều lá nhíp. Bây giờ tê giác đã vắng bóng, người hái lá nhíp cũng nhiều hơn, nên mỗi ngày tôi chỉ hái được khoảng 2-3 kg. Lá nhíp có giá, hái bao nhiêu cũng có người mua, nên đôi khi gia đình tôi không dám dùng mà để dành đem bán lấy tiền”.
Một số hình ảnh đẹp
Lá nhíp xào Bình Phước
Lá nhíp xào Bình Phước












Bánh xèo Cần Thơ

Bánh xèo Cần Thơ
Ở miền Tây, người ta không gọi là “làm” bánh xèo mà là “đổ” bánh xèo. Khi đổ, người ta múc một chén bột đổ vào một chảo gang nóng bừng, nghe “xèo” một tiếng, cái tên bánh "xèo" cũng có lẽ khởi nguồn từ âm thanh vui tai ấy.

 



Loại bột để làm bánh xèo là bột gạo pha nước cốt dừa, nghệ củ cho có màu vàng tươi và một ít hành lá thái mỏng tạo màu xanh non nổi bật trên chiếc bánh vàng rộm sau khi đổ.

 

Khi lớp vỏ bánh gần chín, người ta mới tiếp tục cho nhân bánh vào. Nhân bánh thông thường gồm có: tôm, thịt, giá sống, củ sắn sống, nhưng cũng có những quán muốn tạo hương vị đặc biệt, lạ miệng lại cho thêm củ hủ dừa và thịt vịt xiêm sắt sợi nhỏ.

 

Cái hồn để làm nên mùi vị bánh xèo đặc trưng, không lẫn vào đâu được là ở phần nước chấm. Nước chấm phải được pha chế đúng kỹ thuật mới làm tôn hương vị của món ăn nóng sốt này. Chính vì vậy, mỗi người lại có một bí quyết làm nước chấm riêng.

 

Bánh xèo ăn kèm với nhiều loại rau như: cải xanh, xà lách, cùng các loại rau thơm. Cũng như bánh cống, ăn bánh xèo đúng điệu phải dùng tay chứ không dùng đũa.

Một số hình ảnh đẹp
Bánh xèo Cần Thơ












Saturday, June 25, 2016

Măng vầu Bắc Kạn

Măng vầu Bắc Kạn
Cứ đến đầu tháng Chạp âm lịch, khi cơn mưa phùn bắt đầu đổ xuống, người dân trên khắp các bản làng ở Bắc Kạn lại gọi nhau lên rừng đào cái măng non, ríu ran như đi hội. Măng hái đầu mùa bao giờ cũng ngon hơn cuối mùa, từ hương vị đến độ giòn. Vì thế, người ta  thường vào rừng tìm măng khi mùa xuân vừa tới. Đầu xuân, măng nhiều, ăn không hết bà con mang ra chợ bán.

 



Rừng Bắc Kạn có rất nhiều loại măng như: Măng tre, măng trúc, măng nứa, măng mai,... Nhưng nếu nói là đặc sản phải kể đến thứ "măng vầu" hay còn gọi là "măng đắng". Cây măng vầu có sức sinh sôi thật kỳ diệu, cứ đào hết đợt này măng lại lên đợt khác cứ tựa hồ như sấm gọi. Rừng vầu cứ khai thác hết năm này đến năm khác.

 

Theo kinh nghiệm của những người đi hái măng, vào đầu vụ những mầm măng vầu mới nhú còn có vị ngọt xen lẫn vị nhặng nhặng đắng, thế nhưng hễ có tiếng sấm hay bắt đầu từ tháng 2 âm lịch là măng lại chuyển sang vị đắng.

 

Ở Bắc Kạn, người ta có thể chế biến măng thành rất nhiều món hấp dẫn. Măng củ (loại măng vầu được đào lên từ trong lòng đất) vốn đặc ruột thì để hầm xương hoặc lạng thành từng lát mỏng và dài để cuốn thịt. Còn với loại măng cái (măng vầu đã lên tai xanh) vì có vị đắng nên muốn ăn được thì phải luộc kĩ với muối sau đó ngâm nước lạnh, phần thân măng thái mỏng xào tỏi, phần áo măng để cuốn thịt răm hấp chín.

 

Nhưng ngon hơn cả vẫn là món măng luộc chấm mắm tôm chanh ớt. Có thể luộc cả măng củ và măng cái. Người không ăn được đắng có thể ăn loại măng củ luộc, chất non ngọt của củ măng tạo cho món ăn một hương vị dìu dịu, mát ruột và rất dễ ăn. Những người sành ăn măng thì hay chọn ăn loại măng luộc thật đắng. Vì như vậy mới cảm nhận hết được sự thú vị của món ăn này, cái cảm giác đắng, chát cứ mất dần sau mỗi miếng nhai nhẩn nha thay vào đó là cảm giác thoang thoảng ngọt, nhẹ nhẹ cay, rất lạ. Và khi đã ăn một lần đều muốn ăn thêm lần sau.

 

Ngày xuân, lên với đồng bào Bắc Kạn, trong mâm cơm đón khách, sẽ chẳng thể nào thiếu được món ăn chế biến từ măng vầu. Dù chế biến cách nào, cái món ăn ấy vẫn chất chứa những cái hồn hậu, mộc mạc tinh nguyên của núi rừng. Đắng đấy, nhưng cũng thật ngọt ngào làm sao./.

 

Một số hình ảnh đẹp
Măng vầu Bắc Kạn












Nem dê Ninh Bình

Nem dê Ninh Bình
Nem Dê là một món ăn mát, bổ được chế biến từ thịt Dê. Cái vị nem Dê chua chua ngọt ngọt, thơm nồng vị của núi rừng làm người ăn một lần sẽ khó có thể quên. Nem dê ăn cùng với lá sung, lá ổi, cùng với khế, quả chuối xanh, lá mơ, rau thơm chấm với tương gừng, khi ăn người ăn sẽ cảm nhận được vị ngọt, cay, thơm lan toả.

 



Ở Ninh Bình, Dê sống thành bày, đàn trên các sườn núi, các hộ gia đình nuôi thả Dê cả năm trên núi, chỉ khi nào Dê trưởng thành mới vào núi bắt về làm thịt. Thịt dê do sống quanh năm trên núi và ăn các loại là cây rừng nên dai, giòn, ít mỡ, vị ngọt thanh và rất bổ dưỡng.

 

Người ta đem dê về sẻ thịt chế biến thành các món trong đó có món nem dê. Qui trình chế biến nem phải tuân thủ chặt chẽ, nghiêm ngặt, nem làm ra phải đảm bảo sạch, thơm, màu hồng tươi, để hàng tuần vẫn dùng được.

Một số hình ảnh đẹp
Nem dê Ninh Bình












Friday, June 24, 2016

Cá lóc chiên xù Phan Thiết

Cá lóc chiên xù Phan Thiết
Nếu kể tên những món đặc sản Phan Thiết thì không biết bao nhiêu là đủ. Với thời tiết đang dần chuyển mùa thế này thì những món còn nóng hổi, thơm lừng là lựa chọn đầu tiên đối với những người đam mê ẩm thực Phan Thiết, và “Cá lóc chiên xù” là một trong những món đó.

 



Những con cá to khoảng 1kg được làm sạch sẽ rồi mang chiên. Cá khi chiên không bị cạo vẩy nhằm giữ được cái ngọt của thịt cá và tạo thành màu vàng ươm đẹp mắt khi món ăn hoàn thành.

 

Và thưởng thức cá lóc chiên xù đúng điệu là cuốn với các loại rau sống đầy đủ họ tộc như: dấp cá, húng cây, húng lủi, quế, dưa leo, khế chua, vạn thọ, quế vị, v.v… Trong đó, rau vạn thọ và quế vị là hai loại rau không thể thiếu khi ăn kèm cá lóc chiên tại Bình Thuận. Nước chấm ăn kèm là nước mắm me non, được làm từ những quả me non, xanh nên nước chấm có màu xanh khác biệt và vị chua rất riêng. Tất cả gồm cá và rau được cuốn vào bánh tráng dẻo chấm nước mắm me non tạo nên một sức quyến rũ khiến những ai đã từng ăn đều khó có thể quên.

 

Ngoài ra, nếu muốn đổi món bạn có thể gọi “Cá lóc hấp hành mỡ” thay thế nhưng cách ăn không khác nhau.Thịt cá hấp không săn và dai như món cá chiên xù nhưng bù lại, món cá hấp giữ được gần như trọn vẹn vị ngọt của cá. Lớp mỡ hành được rưới đều lên trên càng khiến con cá trở nên thơm ngon, bóng bẩy hơn hết.

 

Nếu lựa chọn vùng biển Phan Thiết làm nơi nghỉ mát thì bạn nhớ thưởng thức những món cá “ngon lành” này nhé!

Một số hình ảnh đẹp
Cá lóc chiên xù Phan Thiết
Cá lóc chiên xù Phan Thiết
Cá lóc chiên xù Phan Thiết












Bánh xèo nhân bồn bồn

Bánh xèo nhân bồn bồn
Bành xèo là món ăn phổ biến ở Nam Bộ, tùy vào cách chế biến mà nó mang những hương vị riêng của từng vùng, miền. Riêng ở U Minh, nhân bánh có thêm bồn bồn chẻ nhỏ, thịt gà (vịt), ếch nhái hay chuột băm. Rau ăn kèm gồm thơm, cải xanh và các loại lá cây khác như ổi, đọt cây sao nhái...



 
Một số hình ảnh đẹp
Bánh xèo nhân bồn bồn












Măng chua héo Yên Bái

Măng chua héo Yên Bái
Măng chua héo (tiếng dân tộc gọi là “nó xổm héo”) là một đặc sản nổi tiếng của đồng bào Tày, Thái ở vùng Tây Bắc nước ta, đặc biệt là ở tỉnh Yên Bái. Đây là món ăn được chế biến đơn giản từ măng tre, bương, giang, nứa, vầu… song măng chua héo mang một vị đậm đà, độc đáo và hoang sơ như chính hương vị của núi rừng Tây Bắc.

 



Khi đi rừng hay lên nương, lên rẫy, người dân thường tranh thủ hái thêm một gùi măng  tươi non mang về chế biến thành món măng chua héo. Cứ đến cuối thu vào mùa gặt hái thì chế biến măng chua héo sẽ bảo quản được lâu, là nguồn thức ăn dự trữ rất tốt.

 

Những chiếc măng trắng và to, có vị he do vừa mới hái, được đem bóc vỏ, rửa sạch thái vát mỏng dọc thớ, dài khoảng 5 đến 6 cm, đem ngâm nước lã trong chum từ 20 đến 25 ngày. Khi lấy ra măng đã thành măng chua, sau đó đem vắt ráo nước và phơi nắng cho khô. Măng càng được nắng thì càng thơm ngon và phơi sương 2-3 lần là được.

 

Ngày nay, các món ăn chế biến từ măng chua héo luôn có mặt trong bữa ăn ấm cúng của đồng bào dân tộc Tày, Thái  vào những dịp hội họp người thân, bạn bè hay đãi đằng khách quí và luôn được giới thiệu với khách miền xuôi như là một món ngon đặc sản mà núi rừng đã hào phóng ban tặng cho những con người Tây Bắc nồng hậu và mến khách này.

Một số hình ảnh đẹp
Măng chua héo Yên Bái












Thursday, June 23, 2016

Sủi cảo Sài Gòn

Sủi cảo Sài Gòn
Sủi cảo vốn là món nổi tiếng trong ẩm thực của người Hoa, tuy nhiên người Sài Gòn từ lâu đã yêu thích món này. Khu sủi cảo nổi tiếng nhất ở Sài Gòn phải nói đến đường Hà Tôn Quyền, quận 5, khi nhiều quán bán sủi cảo nằm kế bên nhau và luôn đông nghẹt khách.



Tô sủi cảo với nhân tôm thịt, da heo, mực và cá viên được đem ra lúc nào cũng nóng hổi. Bên dưới còn có nhiều cải xanh. Yếu tố quyết định của món này nằm ở nước lèo ngọt dịu, nêm nếm vừa phải.
Một số hình ảnh đẹp
Sủi cảo Sài Gòn












Bánh canh bò

Bánh canh bò
Ăn các loại bánh canh với phần nhân chế biến từ tôm, cua, cá hoài cũng ngán, bạn có thể thử đổi sang bánh canh bò. Bánh canh bò với nguyên liệu chính là thịt nạm bò được luộc chín, cắt lát mỏng, thịt săn chắc với phần gân nổi lên trong vắt, hấp dẫn gọi mời.



Khi ăn cảm nhận độ giòn, dai của miếng thịt, kết hợp hài hòa với sự mềm mại của bột bánh canh, đem lại cho người ăn cảm giác thích thú, không giống bất cứ loại bánh canh nào. Ngoài bánh canh bò, bạn còn có thể thử thưởng thức bánh canh giò, gân hay bánh canh xươngcũng rất hấp dẫn.
Một số hình ảnh đẹp
Bánh canh bò












Rượu Tà vạt Quảng Nam

Rượu Tà vạt Quảng Nam
"Người Cơ Tu bảo nhau đàn ông uống rượu tà vạt nhanh như con sóc, đàn bà uống rượu tà vạt da trắng, bầu ngực sẽ phồn thịnh căng đầy."

 



Vào tháng tư âm lịch, sau mùa ong đi lấy mật, đồng bào Cơ Tu (Quảng Nam) lại hớn hở vào rừng cắt tỉa lại những bầu rượu treo lơ lửng và lấy rượu trên cây Tà Vạt của mình. Để từ đó, rượu tà vạt trở thành một đặc sản độc đáo của đất trời dành tặng cho người Cơ Tu, những cư dân sống đầu ngọn nước.

 

Cây tà vạt giống như cây dừa, người Kinh đặt tên là “dừa núi” hay còn gọi là cây đoác. Đó là loại cây thân to, lá thưa, rễ chùm và và sống khắp các thung lũng, khe suối ở các huyện Nam Giang, Đông Giang…Và đặc biệt, đây là loại cây tự tạo ra những chén rượu tơm lừng mang tên buốh tavak (rượu tà vạt).

 

Người Cơ Tu bảo nhau đàn ông uống rượu tà vạt nhanh như con sóc, đàn bà uống rượu tà vạt da trắng, bầu ngực sẽ phồn thịnh căng đầy. Tuy nhiên, để có được những chén rượu đúng chất đòi hỏi người ché biến rượu phải có kinh nghiệm và sức khỏe.

 

Để làm rượu tà vạt trước tiên, người ta vào rừng, tìm những cụm tà vạt sống, chọn những cây to, mập mạp để làm rượu. Thường mỗi cây tà vạt cho bốn, năm buồng nhưng chỉ chọn một buồng có trái vừa, cỡ lớn hơn đầu ngón tay cái.

 

Đầu tiên người ta phát dọn quanh gốc rồi làm thang bằng cây và dây rừng từ gốc lên đến các buồng trái. Cứ 3 ngày một lần, người ta leo lên nơi gần buồng, dùng dùi cui – đẽo bằng cây rừng – đập nhẹ chung quanh cuống của buồng trái đã chọn. Mỗi lần đập khoảng một vài giờ. Sau 4 hoặc 5 lần đập, cắt ngang cuống buồng trái. Sau đó dùng cọng cây môn nước giã dập và bịt ngay đầu mới cắt, bên ngoài bọc bằng lá rừng và buộc lại. Động tác này gọi là “nhử nước”.

 

Khi thấy nơi mặt vết cắt, nước nhỏ giọt nhanh, đều thì gạt bỏ lớp “chất nhử” và treo một cái can để hứng nước rỉ ra. Có nơi người ta còn dùng ống lồ ô, giang dể dẫn nước vào can. Chất nước này, lúc vừa chảy ra thì hơi trong, thơm và ngọt. Những lúc này ong bướm thường kéo tới để “nhấm nháp” thứ nước ngon ngọt này. Vì vậy người làm rượu phải thường xuyên canh chừng để đuổi ong bướm.

 

Khi hứng được nước rỉ ra từ buồng cây Tà Vạt, để dung dịch này lên men, người ta dùng vỏ cây chuồn dần cho mềm rồi cho vào can rượu theo liều lượng thích hợp. Muốn rượu có nồng độ cao, vị đắng thì cho vỏ chuồn nhiều và ngược lại thì bỏ ít vỏ cây chuồn hơn. Khi rượu đã xúc tác tốt với men từ vỏ cây Chuồn thì dung dịch chuyển sang màu trắng đục và có mùi hơi nồng. 

 

Cây tà vạt cho rượu rất lâu, có thể đến hai, ba tháng mới hết, trung bình mỗi cây tà vạt cho trên dưới 300 lít rượu. Tà vạt ra hoa, có trái hầu như quanh năm nên rượu tà vạt có thể “sản xuất” quanh năm. Tuy nhiên, người Cơ tu bảo rằng, phải chờ đến tháng tư, khi ấy trời nắng nóng, lượng nước trong cây tà vạt bốc hơi nhiều, chỉ còn lại chất ngọt tự nhiên trong cây tiết ra, lúc ấy lấy làm rượu thì mới có loại rượu hảo hạng của núi rừng.

 

Rượu có vị ngọt, đắng nhẹ, cay cay làm tê tê đầu lưỡi, là loại rượu “khai vị” không thể thiếu trong các cuộc vui của đồng bào dân tộc Cơ Tu. Đến chơi nhà những người Cơ-Tu than thiện và hiếu khách bạn sẽ được thưởng thức món rượu thơm mát và kì lạ này kèm với những trái cây sẵn có trong vườn nhà như chôm chôm rừng, bòng, bưởi. Tuy nhiên, để hóa quyện với hương vị của tà vạt thì phải thưởng thức ngay dưới gốc cây, khi rượu vừa được lấy. Nhưng để thưởng thức hết cái ngon, vị men nồng của tà vạt thì phải ngồi trong ánh lửa bập bùng trên sàn nhà Gươl giữa những điệu múa Tung Tung Dá Dá của người Cơ Tu hoặc nghe những câu chuyện dân gian rất kỳ thú gắn liền với cuộc mưu sinh của họ.

 

Người Cơ tu quan niệm, ai đã từng đến các thôn làng mà chưa uống rượu tà vạt thì chưa đi hết tấm lòng của người dân nơi đây, chưa được thấm hết hương vị của rừng núi đại ngàn.

Một số hình ảnh đẹp
Rượu Tà vạt Quảng Nam
Rượu Tà vạt Quảng Nam












Wednesday, June 22, 2016

Trám đen Lạng Sơn

Trám đen Lạng Sơn
Ở Lạng Sơn có nhiều cây Trám đen, thân gỗ cao đến 40 mét, quả chín rụng theo từng cơn gió heo may mỗi dịp cuối thu, là sản vật núi rừng đặc sắc. Dù cùi không dầy như trám trắng nhưng giá trị dinh dưỡng lại nổi trội hơn, được chế biến thành nhiều món ăn khác nhau.



 
Một số hình ảnh đẹp
Trám đen Lạng Sơn
Trám đen Lạng Sơn












Tuesday, June 21, 2016

Canh chua cá linh Bến Tre

Canh chua cá linh Bến Tre
Nước bắt đầu rút trên Ðồng Tháp Mười thì ở dưới hạ lưu như Bến Tre người sành ăn cũng bắt đầu thưởng thức món canh chua cá linh nấu với bông so đũa.



Cá linh được các ghe bầu ở miệt trên chở xuống còn sống, bán cho bạn hàng ở chợ Bến Tre. Mấy bà nội trợ đi mua cá, người bán vớt ra làm trước mặt cho khách hàng coi (có khi cũng làm sẵn nhưng như thế cá kém tươi, nấu canh chua không ngon). Cá linh chọn con lớn, cắt ngang phía dưới mang, nặn cho mật vọt ra còn ruột thì để nguyên. Cá mùa này mỡ bám đầy, thịt béo ngậy! Hễ có cá linh là đúng lúc so đũa ra hoa. Bông so đũa đầu mùa ăn rất ngọt, cuối mùa thì đắng lại có nhiều sâu, cũng là lúc cá linh ăn hết béo.

 

Khi mua, chọn so đũa còn búp hoặc mới nở, đã được nhặt sạch hết nhụy, cuống. Canh chua cá linh ăn một lửa mới ngon, không hâm lại vì cá mềm, dễ nát. Có thể dùng me hoặc chanh để nấu canh chua. Còn rau nêm nên dùng rau om hoặc ngò gai... Nên chuẩn bị sẵn một tô nêm, gồm có các loại gia vị: rau thơm xắt nhỏ, ớt, đường, muối hoặc nước mắm... Khi nước sôi bỏ cá vào rồi đậy nắp lại. Canh chừng xem nồi canh sôi lại cho bông so đũa vào, dùng đũa đè chìm bông ngập nước nóng. Bắc nồi canh xuống rồi mới nêm. Nêm canh chua cũng là một nghệ thuật: nêm sao cho có vị không chua quá cũng không quá ngọt, mà ngót ngót là được. Múc canh chua ra tô lớn, nhìn những chấm mỡ li ti của cá linh nổi lên trên mặt nước canh và khói từ tô canh bốc lên thơm ngạt ngào. Món canh chua, dù nấu với cá nào, cũng nên ăn với nước mắm nguyên chất. Ðừng quên cho thêm vào đĩa nước mắm vài khoanh ớt!.

Một số hình ảnh đẹp
Canh chua cá linh Bến Tre












Monday, June 20, 2016

Bánh xèo Quảng Hòa

Bánh xèo Quảng Hòa
Loại bánh xèo bằng gạo đỏ, hoa văn nổi đều, đơn giản nhưng phải đủ các món kèm theo: cá chuối, nộm, rau sống, bánh đa và nước chấm. Dĩa nộm gồm có giá, rau két và vừng. Đậu đổ giá làm nộm phải loại đậu đỏ, hạt to bậm. Gạo làm bánh xèo là loại lúa mành màu đỏ chỉ xay bóc vỏ lúa (còn có tên gọi là gạo đỏ, gạo lứt) ngâm nước khoảng 5 tiếng đồng hồ rồi đem xay, dùng môi múc cả nước và gạo bỏ vào cối xay từ từ.

 



Xay được 2 lần cho gạo mịn. Xay xong, bỏ một ít muối, hành hẹ thái nhỏ vào trong thau nước bột gạo. Khuôn tráng bánh cũng do bàn tay người đàn ông Quảng Hòa - Quảng Bình làm ra, miệng lớn hơn bát ăn cơm một tí, thành khuôn mỏng, cao khoảng 1,5cm, đáy bằng phẳng. Bếp làm có thể tráng một lúc được nhiều khuôn. Bếp thật đỏ lửa mới bỏ khuôn lên, khi tráng bánh chú ý lửa thật đỏ và đều thì bánh mới nở dậy, có hình hoa văn. Khi khuôn đã nóng, dùng môi hay tàu chuối tẩm mỡ chà lên đáy khuôn rồi múc bột gạo tráng lên. Tráng đến khuôn thứ 3 thì bánh khuôn đầu đã chín, cứ lần lượt làm như thế.

 

Món cá chuối lạ mắt nhất. Nguyên liệu chính là những quả chuối sứ (loại chuối có hạt) chưa già nhưng cũng không non quá. Người ta hái xuống, gọt vỏ, ngâm với phèn hoặc chanh rồi thái nhỏ. Sau đó luộc, uốn hình thù con tôm, con cá. Rồi lấy từng con cá chuối nhúng qua vào bát gia vị. Lúc sắp cá lên dĩa, có thể rưới thêm một ít gia vị có ớt, tỏi. Như vậy trong mỗi lát cá đều thấm gia vị. Khi ăn, lấy bánh xèo cuốn rau sống, nộm, cá chuối lại rồi kẹp vào bánh đa.

 

Bánh xèo ăn ngon nhất là lúc vừa tráng xong, tráng tới đâu ăn tới đó. Cầm miếng bánh trên tay, cảm nhận được sự nóng hổi của mùi thơm gạo lứt thì thật tuyệt vời. Ngày trước nhà nào cũng có làm, làm chủ yếu để ăn trong gia đình.

Một số hình ảnh đẹp
Bánh xèo Quảng Hòa