This is default featured slide 1 title

Go to Blogger edit html and find these sentences.Now replace these sentences with your own descriptions.This theme is Bloggerized by Lasantha Bandara - Premiumbloggertemplates.com.

This is default featured slide 2 title

Go to Blogger edit html and find these sentences.Now replace these sentences with your own descriptions.This theme is Bloggerized by Lasantha Bandara - Premiumbloggertemplates.com.

This is default featured slide 3 title

Go to Blogger edit html and find these sentences.Now replace these sentences with your own descriptions.This theme is Bloggerized by Lasantha Bandara - Premiumbloggertemplates.com.

This is default featured slide 4 title

Go to Blogger edit html and find these sentences.Now replace these sentences with your own descriptions.This theme is Bloggerized by Lasantha Bandara - Premiumbloggertemplates.com.

This is default featured slide 5 title

Go to Blogger edit html and find these sentences.Now replace these sentences with your own descriptions.This theme is Bloggerized by Lasantha Bandara - Premiumbloggertemplates.com.

Saturday, April 30, 2016

Bánh khúc cô Lan Hà Nội

Bánh khúc cô Lan Hà Nội
Xôi khúc hay còn gọi là bánh khúc, từ lâu đã được coi là món ăn mang đậm hương vị quê hương. Có lẽ bởi nguyên liệu làm bánh đều rất thân quen với người Việt như gạo nếp, đậu xanh, thịt lợn…

 



Gạo nếp được lựa chọn kỹ, từ loại ngon nhất, lá khúc sau khi rửa sạch sẽ được giã nhỏ, trộn cùng với bột nếp để làm vỏ bánh. Nhân bánh bao gồm đậu xanh được đồ lên, giã nhuyễn cùng với thịt lợn thái miếng, được tẩm ướp gia vị và hạt tiêu. Thịt lợn phải chọn loại thịt ba chỉ, không nạc quá mà cũng không mỡ quá ăn sẽ dễ ngán.

 

Phần bánh (gồm nhân đậu xanh-thịt và vỏ bột nếp) sẽ được rải một lớp gạo nếp bên ngoài và đồ lên, trong nồi luôn có rải lớp lá chuối xanh cho thơm. Khi xôi chín sẽ được đưa vào nồi đất lớn để giữ nhiệt trước khi được gói lại nóng hổi và thơm mùi lá dong, lá chuối. Bạn có thể ăn bánh kèm chút muối vừng cũng rất ngon.

 

Hàng xôi khúc cô Lan ở phố Nguyễn Công Trứ nổi danh là hàng ngon nhất nhì Hà Nội. Nhiều hàng bán trên phố đều trưng hiệu bánh khúc cô Lan chính hiệu, khẳng định mình lấy hàng từ đây, để thu hút thêm khách. Ban ngày, hàng được bán ở trong ngõ, buổi tối thì ở bày bán ngoài vỉa hè.

 

Nếu bạn đi từ phố Huế, bạn có thể rẽ vào phố Nguyễn Công Trứ, ngõ 67B, hàng xôi ở ngay cổng chợ và thường mở tới lúc 23h, hoặc vào mùa đông thì thường sẽ hết sớm hơn. Giá một gói xôi là 10.000 đồng.

 

Đối với nhiều người Hà Nội, tiếng rao: "Ai xôi bánh khúc này" dường như đã đi vào tâm trí, ký ức của mỗi con người khi nhớ về mùa đông. Một ngày nào đó khi bạn thưởng thức gói xôi ấm nóng qua từng ngón tay, bạn sẽ cảm nhận được món quà rất riêng của đất Hà Thành.

Một số hình ảnh đẹp
Bánh khúc cô Lan Hà Nội
Bánh khúc cô Lan Hà Nội
Bánh khúc cô Lan Hà Nội
Bánh khúc cô Lan Hà Nội












Friday, April 29, 2016

Hủ tiếu Mỹ Tho Tiền Giang

Hủ tiếu Mỹ Tho Tiền Giang
Cũng như bún bò, phở hay các loại hủ tiếu khác, hủ tiếu Mỹ Tho gồm ba thành phần chính: sợi bánh bằng bột gạo, thịt và nước lèo. Sức hấp dẫn của hủ tiếu Mỹ Tho tùy thuộc vào tất cả các thành phần đó. Không thể nào có được một tô hủ tiếu ngon lành khi sợi bánh và thịt thì tuyệt hảo mà nước lèo lại nhạt thếch, hay nước lèo thì thanh dịu đậm đà, thịt mềm ngọt thơm mà sợi bánh lại mủn nát, gãy vụn rời rạc. Để có một tô hủ tiếu Mỹ Tho ngon lành cần phải hội đủ các điều kiện:

 



Trước hết là sợi bánh. Ngày xưa, bánh hủ tiếu Mỹ Tho chính hiệu con nai vàng phải được làm từ gạo thơm Gò Cát, trồng tại xã Mỹ Phong. Gạo Gò Cát còn là nguyên liệu làm bún, bánh tráng, bánh nghệ nổi tiếng trong vùng hơn nửa thế kỷ nay. Hủ tiếu ngon thường là bánh khô. Khi nấu, chúng được nhúng sơ qua nước sôi cho mềm và tươm thêm ít mỡ hành phi. Khi đó, sợi bánh hơi dai, hương vị thơm béo, khi nhai sẽ tạo thêm hứng thú thưởng thức thực phẩm.

 

Kế đến là nước lèo (nước dùng). Hủ tiếu, phở và hầu hết họ nhà bún… đều là các món canh độc lập. Nghĩa là ăn riêng, ăn một mình, không phải đóng vai tùy tùng của cơm như canh chua, canh rau. Hủ tiếu ngon hay không tùy thuộc việc pha chế nước lèo. Thùng nước lèo chứng tỏ tài nghệ của người thợ nấu hay đầu bếp. Tuyệt kỹ pha chế nước lèo của các lớp đầu bếp trứ danh ngày xưa đã định giành cho hủ tiếu Mỹ Tho một trong những vị trí hàng đầu bên cạnh các món quà trứ danh khác. Người ta không thể quên những người mở đường khai sinh cùng lớp kế thừa đã dương danh cho hủ tíêu đất Mỹ Tho như Phánh Ký, Nam Sơn, Tuyền Ký, và nay đã lan khắp hang cùng ngỏ hẽm, thậm chí vào cả các nhà hàng lớn với những biến tấu riêng tùy theo bí quyết người nấu…

 

Mới đầu, hủ tiếu Mỹ Tho chỉ có các phụ gia là thịt và lòng heo thêm con tôm bổ dọc bày trên mặt. Ðơn sơ mà ngon mắt. Cùng với thời gian, thích nghi theo hoàn cảnh, môi trường, các phụ gia có phần thay đổi. Người ta thêm thịt cua, sườn nhừ, trứng cút…, còn lòng, gan và thịt có phần giảm nhẹ. Thêm bớt này nhằm đáp ứng nhu cầu tạo khẩu vị mới lưu luyến cho người ăn. Hủ tiếu Mỹ Tho nêm nếm bằng nước tương và lúc đầu không ăn thêm rau chỉ có giá mà phải là giá sống. Sau này mới có đôi chút đổi thay. Lúc này, sợi bánh tíu vẫn là khô, trụng nước sôi cho mềm, ăn hơi dai. Nước lèo vẫn có mùi vị đặm đà khô mực nướng. Giá sống cùng tần ô (cải cúc) là rau.

 

Gia vị là ớt thái miếng và chanh. Các đặc điểm ấy nếu không còn, hẳn là nó biến thành món ăn khác mất rồi!. Chỉ khác đôi chút về cách ăn: khách có thể ăn chan nước lèo gọi là tiếu nước hay ăn khô trộn với sốt, kèm theo chén nước súp để riêng, gọi là tiếu khô. Hủ tiếu Mỹ Tho sau này di dời lên thành phố Hồ Chí Minh có đôi chút biến tướng: có thêm thịt cua biển với chiếc càng cua điểm hồng ú nần cùng đôi trứng cút trắng ngọc. Nước sốt màu nâu ửng đỏ rưới đều lên tô hủ tiếu. Những sợi bánh trước đây trong như ngọc nghi ngút khói, giờ hơi ngả sang nâu nhạt óng ánh hồng tươi như được phủ lớp sơn mài màu cánh kiến. Lòng, gan, sườn nhừ, thịt heo, tôm, cua, trứng cút, giá sống, tần ô cùng hơi nóng của bánh, của nước xốt xông hương, hòa trộn lại, tạo thành mùi thơm tổng hợp riêng của hủ tíu Mỹ Tho. Cái ngọt nhẹ của giá sống khiến vị đặm đà của thịt, của sườn nhừ thanh hơn. Hương ngái của tần ô làm nhẹ đi mùi tanh của của tôm cua và tăng thêm vị ngọt.

Một số hình ảnh đẹp
Hủ tiếu Mỹ Tho Tiền Giang












Wednesday, April 27, 2016

Thịt lợn gác bếp Sapa

Thịt lợn gác bếp Sapa
Thịt lợn gác bếp là món ăn phổ biến của đồng bào dân tộc miền núi đặc biệt người dân Sapa vì hầu như nhà nào cũng trữ món ăn này trong mùa đông. Món thịt gác bếp thường được người dân tộc mang ra chợ bán và ngày nay món ăn này dần trở thành món đặc sản đối với du khách khi đi du lịch Sapa.

 



Hầu như nhà nào trong các bản làng cũng nuôi ít nhất vài con lợn. Heo nuôi ở bản được thả rong, không ăn các loại thức ăn tăng trọng mà chủ yếu ăn rau, củ. Người ta nuôi heo chủ yếu phục vụ nhu cầu tiêu dùng trong gia đình. Nuôi nhiều mới bán chợ. Người dân sử dụng giống “lợn tên lửa”, đây là một giống lợn nuôi lâu lớn nhưng có chất lượng cao.

 

Người dân chế biến món thịt lợn gác bếp Sapa như sau: Sau khi mổ thịt lóc bỏ xương, lau khô rồi ướp với muối hột và một loại men làm từ lá cây rừng cho thấm. Sau đó xếp thịt vào trong một chum sành ủ từ 2 - 3 ngày, lấy thịt ra để ráo nước, xâu vào que tre rồi treo trên gác bếp. Khói bếp sẽ làm cho miếng thịt đổi thành màu vàng đen. Mỗi lần nấu, chỉ việc lấy thịt xuống, rửa sạch rồi chế biến như thịt heo tươi, kho, rim, nướng, xào đều ngon. Thịt mềm đậm đà, da giòn, mỡ ăn không ngấy, thơm mùi đặc trưng.

 

Ngày nay tục treo thịt heo trên gác bếp vẫn còn trong nhiều gia đình dân tộc, không chỉ với thịt heo mà cả thịt bò, trâu cũng được bà con dân tộc treo trên gác bếp để dùng quanh năm.

 

Người dân ở vùng cao thường làm món heo gác bếp để dự trữ vào lúc mưa bão, đông giá, không ra chợ được. Chỉ cần đến giàn bếp lấy xuống miếng thịt heo là có được bữa ăn cho cả gia đình. Nhưng với du khách từ miền xuôi, thịt lợn gác bếp là món ẩm thực độc đáo.

 

Đến Sapa, khách đừng quên hỏi mua heo gác bếp về làm quà cho người ở nhà. Và tất nhiên, khách cũng đừng quên thưởng thức món thịt lợn gác bếp này ngay tại bếp nhà của người Mông.

Một số hình ảnh đẹp
Thịt lợn gác bếp Sapa
Thịt lợn gác bếp Sapa












Măng vầu cuốn thịt Yên Bái

Măng vầu cuốn thịt Yên Bái
Măng vầu thuộc họ tre, thân nhỏ không có gai. Mọc ở rừng hoặc trên núi. Hàng năm, cứ đến tháng mười hai, khi mưa xuân lây phây, từ dưới lớp lá hoại mục, măng bắt đầu đội đất nhú lên, lộ hai tai nhỏ xíu xanh thẫm. Măng vầu ngon nhất vào tháng 12  đến khoảng giữa tháng 3, những củ măng to, tròn và rất ngọt. Theo kinh nghiệm của người dân, khi nào có sấm thì măng đắng nhiều hơn, sẽ khó ăn lắm. Hầu như ở khắp các góc chợ miền núi đều có thứ đặc sản này.

 



Món măng vầu cuốn thịt không cầu kỳ, phức tạp, chỉ cần mớ rau răm, một quả trứng, thịt ba chỉ và các loại gia vị như muối, bột ngọt… Công đoạn đầu tiên là chọn củ to luộc trên bếp khoảng ba đến năm tiếng cho đỡ he và dễ gọt. Sau khi bỏ hết lớp vỏ già bên ngoài, người ta dùng tay bóc nhẹ lấy lớp lá non. Công đoạn này cũng cần sự khéo léo, nếu lỡ tay để lá bị rách, khi cuốn thịt dễ bị bung ra ngoài. Còn phần củ, dùng dao gọt xung quanh, dài khoảng tám đến mười phân. Nên gọt thật mỏng để tránh bị dai khi ăn

 

Phần nhân thịt thường được dùng thịt ba chỉ vì có cả mỡ lẫn nạc, măng cần có nhiều mỡ để tăng vị thơm ngon. Rau răm băm thật nhỏ, trộn đều với thịt đã xay nhuyễn và trứng, thêm một chút muối và bột nêm. Không để nhân thịt nhiều muối, như vậy măng sẽ đắng hơn, nhất là lúc chấm cùng gia vị sẽ không còn thơm và đúng chất. Xong khâu chuẩn bị thì bắt tay vào cuốn. Những lớp lá non cuốn nhân thịt được xếp trên cùng vì dễ chín. Nên lọc lấy thịt, còn bì để dưới đáy nồi, như vậy sẽ làm măng có nhiều mỡ và không bị cháy. Khi nồi nóng lên, cho thêm một chút nước vào và luôn giữ ngọn lửa vừa phải, đun đến khi măng mềm và chín là có thể lấy ra.

Một số hình ảnh đẹp
Măng vầu cuốn thịt Yên Bái
Măng vầu cuốn thịt Yên Bái












Mắm chưng cá nục Bình Thuận

Mắm chưng cá nục Bình Thuận
Món mắm chưng là món ăn khói khẩu của người miền Nam, vào quán cơm tắm nào cũng có mặt mắm chưng, mắm chưng được xem là món “quốc hồn quốc túy”, người ta hay nói ăn mắm hao cơm. Chính vì vậy mà món mắm chưng rất được nhiều người ưa thích.

 




Có rất nhiều loại cá để người ta có thể làm một tô mắm chưng thơm ngon như cá lốc, cá linh, tép hay cá lưỡi trâu ở vùng Kiên Giang…nhưng ở Bình Thuận có một loại mắm chưng mà khi ăn vào bạn sẽ không thể nào quên cái hương vị đậm đà của mắm đó là mắm chưng làm từ mắm cá nục.

 

Để làm được 1 tô mắm chưng cần phải có 150g mắm cá nục (3 con), thịt nạc dăm, trứng vịt: 4 quả, hành tím băm nhỏ. Ngoài ra còn có các gia vị như muối, tiêu, đường, nước mắm, dầu ăn.

 

Cách làm: Mắm cá sau khi mua về bầm nhỏ với thịt nạc dăm, hành tím, ớt, nấm mèo. Sau đó trộn hỗn hợp mắm cá thịt với 3 trứng vịt hoặc gà + tiêu + đường.

 

Cho vào một cái tô nhỏ, ém cho bằng mặt rồi hấp cách thủy khoảng 30 phút sau khi nước sôi.

 

Ta lấy 1 lòng đỏ trứng + 1 muỗng cà phê dầu ăn, trộn đều. Khi mắm vừa chín, thoa lên mặt cho đều rồi hấp thêm vài phút nhưng không đậy nắp, vì đậy nấp lòng đỏ sẽ mất đi màu đỏ của trứng.

 

Để mắm thơm ngon mà vừa ăn thì việc nêm đường vào món mắm chưng rất hạn chế vì khó xác định đúng độ mặn của con mắm. Chỉ có thể nêm theo khẩu vị riêng bằng cách sau khi băm nhuyễn mắm, rắc trộn đều vào 2 muỗng cà phê đường, nếm thử đã vừa ý chưa rồi hãy trộn thêm đường sau đó mới cho vào hỗn hợp thịt trứng.

 

Tùy theo sở thích mà bạn làm mắm theo phương thức là một phần mắm + 2 phần thịt nhưng nếu bạn thích vị mắm nhiều hơn thì cứ dùng ngược lại hai phần mắm + một phần thịt cũng được hay cả hai thứ bằng nhau.

 

Mắm chưng sau khi chưng cách thủy xong, gói đậy kín, có thể bảo quản trong tủ lạnh lâu. Lúc nào ăn thì bạn có thể hấp lại. Mắm chưng ăn với cơm nóng, dưa leo, rau húng thơm thì thật là tuyệt.














Chè Bắp Hội An

Chè Bắp Hội An
Hội An có nhiều nơi bán chè bắp nhưng ngon và nổi tiếng nhất vẫn là chè bắp Cẩm Nam. Nguyên liệu để nấu chè gồm có  bắp (ngô), đường kính, bột năng. Bắp để nấu chè là loại bắp sữa (bắp non) được trồng trên những bãi bồi ven sông. Nhờ lượng phù sa bồi đắp hàng năm mà những bãi bồi này luôn màu mỡ, khiến trái bắp có những hương vị ngọt, thơm đặc trưng của phố Hội.



Bắp bẻ về được lột vỏ, rửa sạch để ráo nước rồi dùng dao bào mỏng những hạt bắp, khi lưỡi dao chạm vào đến lõi thì dừng lại. Đem bắp xào rồi cho vào nồi nấu tới khi nào nước trong nồi sôi lên thì cho đường kính vào, để nhỏ lửa cho bắp ngấm đường. Lúc này cho thêm bột năng vào khuấy đều để tăng thêm độ sánh và hương vị cho món chè.

Một số hình ảnh đẹp
Chè Bắp Hội An












Tuesday, April 26, 2016

Sam Hạ Long

Sam Hạ Long
Từ nguyên liệu chính là thịt sam biển, con người có thể chế biến ra được rất nhiều món ăn khác nhau, như: tiết canh sam, gỏi sam, chân sam xào chua ngọt, sam xào xả ớt, trứng sam chiên giòn, trứng sam xào lá nốt, sam hấp, sam bao bột rán, sụn sam nướng, sam xào miến… Các món ăn từ thịt sam biển thơm ngon, nhưng để có được những món ăn độc đáo ấy, thì khâu làm thịt sam và chế biến là cả một quy trình công phu.

 



 Việc đầu tiên cần nói đến là quá trình đánh bắt sam biển. Để bắt được sam biển, ngư dân phải tính con nước và định ngày ra khơi. Sam thường đi theo đôi (một đực, một cái), nên đã tìm thấy sam là bắt được cả hai con một lúc. Nếu chỉ bắt được 01 con, thì ngư dân sẽ nhanh chóng thả ngay xuống biển, vì đó là con so. Sam rất dễ nhầm với so, mà ăn so hay bị đau bụng.Những người đi biển lâu năm dễ dàng phân biệt được hai loại này. Về kích thước, so giống sam cái nhưng nhỏ hơn. Miệng của sam bằng phẳng còn so thì hõm sâu. Dấu hiệu dễ phân biệt nhất là so có số gai nhiều hơn rất nhiều so với sam. Sam biển là loại hải sản chỉ sống trong tự nhiên, chưa nuôi trồng được, khi đánh bắt lên bờ chỉ sống được không quá ba ngày.Đây cũng là một thử thách đối với những người làm nghề đánh bắt, kinh doanh sam. 


Quy trình đánh bắt sam và kinh doanh các món ăn chế biến từ sam biển vừa vất vả, vừa công phu nên không có nhiều nhà hàng làm món ăn này.Khi giết sam phải có đủ ba dụng cụ là dao nhọn, dao chặt và kéo để lấy phần chân, lọc thịt, bỏ ruột và gan (vì bộ phận này chứa nhiều tác nhân gây đau bụng). Sam là món ăn thuộc loại hàn tính, nên phải ăn cùng những gia vị nóng như: giềng, sả, ớt, lá lốt… cùng với tài nghệ khéo léo và kinh nghiệm lâu năm của người đầu bếp, chúng ta sẽ có những món ăn đặc sắc chế biến từ sam biển với những hương vị rất riêng.


Thịt sam ngon, vỏ sam cũng rất hữu dụng, có thể khắc hàn, cảm lạnh và kỵ sài cho người và vật nuôi. Ngày nay, người ta bắt sam chủ yếu để lấy vỏ. Vỏ sam được xuất khẩu sang Trung Quốc. Từ vỏ sam, người Trung Quốc có thể dùng để chế tác ra đồ lưu niệm có độ tinh xảo, hấp dẫn du khách.

Một số hình ảnh đẹp
Sam Hạ Long
Sam Hạ Long












Monday, April 25, 2016

Bánh đập – Hến xào Hội An

Bánh đập – Hến xào Hội An
Bánh đập (hay còn gọi là bánh chập) là loại bánh dân dã mà người Quảng Nam nào cũng biết đến. Nó là sự kết hợp hài hòa giữa hai loại bánh tráng nướng và bánh tráng ướt với một số nguyên liệu khác để tạo nên hương vị mới lạ. Miếng bánh đập ròn rụm tan trong miệng ăn kèm với hến xào vừa miệng là món ăn chơi cực hấp dẫn ở Hội An



Bánh được tráng từ loại gạo dẻo thơm ngon, một phần làm bánh tráng nướng, một phần làm bánh tráng ướt. Với bánh tráng nướng, bánh được tráng cực kỳ mỏng, rồi mang đi phơi khô và nướng trên bếp than đỏ, sau đó bỏ vào bao cột kín để giữ được độ giòn lâu và dùng làm dự trữ. Bánh tráng ướt, chỉ khi nào ăn mới làm.


Bánh đập được tạo nên từ hai loại bánh này. Ghép một miếng bánh ướt với một miếng bánh tráng giòn, trên nửa lớp bánh ướt quệt lên nhân đậu xanh nhuyễn, phết dầu mỡ hành. Tùy theo sở thích, người ta có thể cho thêm mì lá (mì bánh đa sợi nhỏ) vào cùng với lớp bánh tráng ướt.


Tiếp đó dùng tay đập nhẹ nhẹ lên bánh để hai miếng bánh dính lại với nhau, phần bánh tráng nướng bị vỡ và phần bánh ướt sẽ kết dính các vụn bánh nướng lại, giúp cho miếng bánh tráng nướng không cứng cũng không bị mềm nhũn mà ươn ướt, dẻo dẻo. Sau đó gập đôi bánh lại là đã có một chiếc bánh đập. Bánh đập phải thật mỏng ăn mới ngon.

 

Ăn bánh đập cũng như ăn bánh xèo, phải có vừng, chấm nước mắm ớt và đồ ăn ghém chua. Nước chấm được pha từ mắm cái. Mắm pha với một chút đường, trái dứa bằm nhỏ, một chút hành phi dầu, nêm nhiều tỏi và ớt sừng xanh đặc hiệu của xứ Quảng, loại ớt này khi giằm vào mắm thì dậy mùi thơm đặc trưng. Như thế là đã có một chén nước chấm hoàn thiện. Chén nước chấm chỉ đơn giản vậy thôi nhưng ngon đến lạ.

Một số hình ảnh đẹp
Bánh đập – Hến xào Hội An












Gỏi sầu đâu cá sặc

Gỏi sầu đâu cá sặc
Lá non và hoa sầu đâu được rửa sạch trụng qua nước sôi để bớt đắng, sau đó cho ráo nước. Dưa leo thái mỏng, thơm cắt nhỏ vừa ăn, xoài thái mỏng hoặc xắt sợi. Khô cá sặc nướng hoặc chiên xé nhỏ, thịt ba rọi luộc cũng được cắt nhỏ, tất cả nguyên liệu trộn với chút gia vị. Nước chấm là nước mắm me được chế biến đơn giản với nước me dầm đã lọc xác và đun sôi đến sệt, nêm nếm vừa ăn. Khi ăn món này cảm giác lúc đầu là vị đắng thanh kết hợp vị chua của nước chấm, càng nhai kĩ sẽ càng cảm nhận được vị ngọt của món gỏi sầu đâu.



 
Một số hình ảnh đẹp
Gỏi sầu đâu cá sặc












Sunday, April 24, 2016

Con Sá Sùng Hạ Long

Con Sá Sùng Hạ Long
Một loài đặc sản hy hữu và khá đắt đỏ là sá sùng, chỉ có ở đảo Quan Lạn – Minh Châu (Vân Đồn, Quảng Ninh).Nhắc đến đây nhiều người còn thấy sợ.Nhưng khi đã ăn thử thì bạn sẽ phải có cái nhìn khác về loài giồn giun này.

 



Sá sùng tươi xào với tỏi tươi là một món ăn dân dã đặc sắc của người dân vùng biển Hạ Long. Sá sùng khô đem rang, khi chín có màu vàng, mùi rất thơm, một hương thơm nồng ngậy đậm đà của biển. Sá sùng rang chấm với tương ớt, điểm thêm rau diếp cá, rau thơm và uống với bia thì thật là tuyệt…

 

Bạn có thể rang sá sùng làm mồi nhậu ngon tuyệt. Trời lạnh buổi tối ngồi nhâm nhi món sá sùng thì còn gì bằng.

 

Ở vùng biển Quảng Ninh, Hải Phòng có một loại hải sản đặc biệt, được gọi là sái sùng (hay sá sùng), tiếng Hán Việt gọi là sá trùng (con sâu cát), dân địa phương gọi là con mồi.

 

Xứ sở của sái sùng là vùng bờ biển huyện đảo Vân Hải, nhất là các xã Minh Châu, Quan Lạn. Sái sùng sống trong các bãi cát có nước triều lên xuống. Khi nước triều xuống, người dân địa phương ra đào. Người đào sái sùng đòi hỏi có kinh nghiệm, có kỹ thuật, động tác điệu nghệ như người nghệ sỹ múa trên cát. Sái sùng đào được đem xào với tỏi tươi ăn rất ngon, một món ăn dân dã đặc sắc mà người dân vùng biển Hạ Long gọi là mồi xào.

 

Sái sùng khô đem rang, khi chín có màu vàng, mùi rất thơm, một hương thơm nồng ngậy đậm đà của biển. Sái sùng rang chấm với tương ớt, điểm thêm rau dấp cá, rau thơm và uống với bia thì thật là tuyệt.

Một số hình ảnh đẹp
Con Sá Sùng Hạ Long
Con Sá Sùng Hạ Long












Bánh trứng kiến Cao Bằng

Bánh trứng kiến Cao Bằng
Cứ vào khoảng tháng 4, tháng 5 hằng năm, bà con dân tộc Tày tỉnh Cao Bằng lại cùng nhau vào rừng tìm trứng kiến đen về làm bánh Trứng kiến. Bánh Trứng kiến (tiếng Tày gọi là pẻng rày) được làm từ bột nếp, trứng kiến cùng lá non của cây vả. Trứng kiến đen ở rừng Cao Bằng rất mẩy, béo và có hàm lượng đạm cao.

 



Làm được món pẻng rày phải vào rừng kiếm trứng kiến. Nhưng không phải loại kiến nào cũng có thể lấy trứng để ăn được. Chỉ lấy trứng của loại kiến đen mà người Tày thường gọi là tua rày có thân nhỏ, đuôi nhọn. Loại kiến này đi lại khá nhanh và thường làm tổ trên cây vầu. Tổ của chúng màu đen, hình tròn hoặc hình bầu dục được làm từ lá cây mục và kết chặt vào những cành cây. Một tổ kiến to có thể lấy được vài ba chén trứng.

 

Một thứ nguyên liệu không thể thiếu khi làm món bánh trứng kiến là lá cây vả, người Tày gọi là bâu ngỏa. Khi làm bánh phải chọn loại cây lá nhỏ sẽ thơm và mềm hơn loại to. Chọn lá làm bánh phải chọn loại lá bánh tẻ, không quá non và không quá già. Vì nếu lá non quá, lá dày khi hấp lên bánh chín thì lá nát không cầm được bánh, còn nếu lá già quá thì bánh ăn dai không còn vị thơm của lá.

 

Gạo nếp có pha một ít gạo tẻ để bột đỡ dẻo. Xay bột thật mịn, thêm nước vừa phải đảo nhuyễn với độ mềm vừa phải. Lá vả rửa sạch, bỏ phần gân lá ở mặt dưới rồi trải bột lên đó với độ dày vừa phải, chú ý không trải ra hết mép lá để khi hấp chỗ lá đó xoăn lại thành mép bột không tràn ra ngoài. Trứng kiến đem phi mỡ lợn cho thơm, cho thêm ít lá hẹ rồi rắc lên lớp bột và gập đôi chiến lá lại kế đó đem vào khay hấp. Khi bánh chín đem ra để nguội rồi dùng kéo cắt ra từng miếng vuông vừa phải. Bánh trứng kiến ăn dẻo, thơm mùi lá vả, béo và ngậy mùi trứng kiến. Đây là một trong những nét văn hoá ẩm thực mang giá trị văn hoá của đồng bào dân tộc Tày tỉnh Cao Bằng.

Một số hình ảnh đẹp
Bánh trứng kiến Cao Bằng
Bánh trứng kiến Cao Bằng
Bánh trứng kiến Cao Bằng












Bánh gật gù Hạ Long

Bánh gật gù Hạ Long
Cách làm bánh gật gù về hình thức giống như cách làm bánh cuốn. Khi ăn nhúng miếng bánh vào chén nước chấm đặc biệt cùng với một miếng khâu nhục (thịt kho tàu) được tẩm ướp kỹ càng. Địa điểm thưởng thức: Bánh gật gù nổi tiếng nhất là ở Tiên Yên. Tuy nhiên trên khắp các vùng của Quảng Ninh đều có thể tìm được món bánh gật gù vừa ngon vừa độc đáo này.



 
Một số hình ảnh đẹp
Bánh gật gù Hạ Long












Mắm sò Lăng Cô

Mắm sò Lăng Cô
Nằm ngay dưới chân dãy Trường Sơn nhô ra biển, vịnh Lăng Cô tỉnh Thừa Thiên – Huế không chỉ tạo nên một khung cảnh đẹp đến nao lòng mà còn cung cấp cho người dân ở đây nhiều thứ hải sản không đụng hàng.

 



Đặc biệt, giống sò huyết Lăng Cô từ lâu đã rất nổi tiếng. Sò Lăng Cô có quanh năm, tuy nhiên theo một ông bạn dân Huế kỳ cựu thì sò ngon nhất là vào tầm từ tháng 4 – 7, mùa biển lặng, khi đó sò thu hoạch rất nhiều. Có lẽ vì vậy, ở đây từ lâu được du khách biết đến với nghề làm mắm sò. Nếu có lần từng thử mắm sò Lăng Cô, ắt hẳn không ai quên được cái mùi vị độc đáo, thơm dịu và hương vị cay nồng đầu lưỡi.

 

Cách làm mắm sò thực ra cũng đơn giản. Sò đem về rửa sạch vỏ, lấy mũi dao nhọn cạy miệng, chẻ vỏ. Sò chẻ xong giữ nguyên ruột đem rửa sạch cho sạch cát rồi để ráo. Ớt bột, củ riềng xắt nhuyễn, đậu xanh rang giã mịn và muối hột cho vào thau sò trộn đều. Sau đó, đổ tất cả vào thẩu đậy thật kín. Khoảng 15 – 20 ngày, con sò nổi lên mặt là mắm sò đã chín. Mắm sò ngon nhất là khi chín, múc ra chén thấy mắm có màu đỏ au, nước đặc sệt và còn nguyên ruột sò. Khi ăn, cho thêm vào các gia vị như tỏi ớt, chút đường cát hoặc bột ngọt, nếu thật sành điệu thì thêm ít đu đủ bào hoặc trái vả xắt nhỏ, khế cùng chuối chát.

 

Nhiều người cho rằng, đến Lăng Cô mà dậy trễ không ngắm bình minh thì coi như vứt cả chuyến đi. Còn ông bạn tôi thì khẳng định, nếu chưa thử món mắm sò thì coi như chưa biết Lăng Cô là gì. Nói không biết ai trước tiên đã kỳ công nghĩ ra cách chế biến mắm sò, nhưng nếu luận về ngon thì giữa sò Lăng Cô hay sò đầm Ô Loan chưa biết mèo nào cắn mỉu nào. Người bạn chống chế, tuy cũng gọi là mắm sò, song nguyên liệu làm mắm sò thực ra là con sặt, một giống sò sống tự nhiên trên đầm phá Lăng Cô. Con sặt nhỏ hơn sò huyết, chỉ bằng ngón tay cái, nhưng thịt chắc hơn và có mùi thơm đặc trưng. Do vùng đất này có nhiều người dân ở các vùng khác nhau đến sinh sống nên nói trại thành sò, dần dần theo thời gian thành thói quen người ta gọi chung là mắm sò.

Một số hình ảnh đẹp
Mắm sò Lăng Cô
Mắm sò Lăng Cô












Saturday, April 23, 2016

Khau Nhục Bắc Giang

Khau Nhục Bắc Giang
Khau nhục là món ăn phổ biến của dân tộc Hoa, món ăn có xuất xứ từ Trung Hoa, được chế biến từ thịt lợn. Để chế biến món khau nhục phải qua nhiều công đoạn cầu kỳ.

 

 



Nguyên liệu để làm món khau nhục gồm có: thịt lợn ba chỉ, húng lìu, ngũ vị hương, địa liền, tỏi, ớt, rượu, dấm, bột ngọt, hạt tiêu…Khi chế biến món này, phải dùng thịt lợn ba chỉ tươi ngon, cắt thành miếng vuông, khổ 16x16cm (dành cho 6 người ăn), rửa sạch cho vào nồi luộc kỹ. Thịt chín vớt ra để nguội. Cạo sạch phần bì của miếng thịt, dùng vật nhọn châm vào bì thật kỹ, khi thấy bì chảy mỡ ra thì lau sạch, lấy rượu hoặc dấm bôi vào lớp da bì đó cho thấm đều. Tiếp theo cho thịt vào chảo mỡ nóng chao (rán) sao cho vàng đều mới vớt ra.

 

Miếng thịt vừa vớt ra khỏi chảo được ngâm ngay vào nước lạnh, cho vào nồi luộc cho thịt săn lại, vớt ra để nguội. Mỗi miếng cắt khoảng 2cm rồi tẩm các loại gia vị cho thật đều. Sau đó xếp các miếng thịt vào bát tô đặt phần bì xuống dưới đáy bát, phần thịt quay lên phía trên để tiện cho việc rắc gia vị được ngấm đều rồi đưa vào nồi hấp cách thuỷ một lần nữa đến khi thịt mềm nhũn thì bỏ ra ăn. Bên dưới bát khau nhục  bày các loại gia vị như: rau xanh, mộc nhĩ, ớt.

 

Khi chín khau nhục có màu vàng đều, hấp dẫn, mùi thơm đặc trưng lôi cuốn người ăn và ăn khi còn nóng.

 

Ai đã từng một lần thưởng thức món khau nhục thì không thể quên hương vị độc đáo của nó, mùi thơm của gia vị, béo ngậy của thịt sẽ đánh thức giác quan của bạn.

Một số hình ảnh đẹp
Khau Nhục Bắc Giang












Ghẹ hấp me Cửa Lò

Ghẹ hấp me Cửa Lò
Ghẹ thì ở biển nơi nào cũng có, nhưng du khách đến biển Cửa Lò chắc chắn không quên được món ghẹ hấp me dân dã ở nơi đây. Những con ghẹ chắc, có gạch, được làm sạch, bóc mai, để riêng thành 2 phần. Người chế biến khéo léo tẩm một chút xì dầu, mì chính, ớt tiêu lên toàn thân ghẹ cho ngấm đều. Sau đó thả ghẹ vào chảo dầu nóng rực cho tới khi ghẹ chuyển màu đỏ thì vớt ra.

 



 Để món ghẹ hấp me thơm ngon, quan trọng là người chế biến phải cho lượng me thế nào cho vừa, cho đậm đà. Ở Cửa Lò rất sẵn me khô, chỉ cần cho me vào bát nước sôi, bóp nhẹ, bỏ hạt, sau đó cho sả, tỏi, mì chính, đường, hạt tiêu, ớt cay vào rim me. Phi thơm tỏi, cho ghẹ vào xóc đều rồi cho nước sốt me vào đun cho đến khi hơi sền sệt.

 

Món ghẹ hấp me khiến du khách cứ hít hà, tận hưởng hương vị đậm đà bởi vị chua, mặn, ngọt cộng thêm mùi thơm hấp dẫn của sả, tỏi và mùi đặc trưng của ghẹ, tạo nên một món ăn hấp dẫn.

Một số hình ảnh đẹp
Ghẹ hấp me Cửa Lò












Friday, April 22, 2016

Nộm sứa thịt bò cay Hà Nội

Nộm sứa thịt bò cay Hà Nội
Các món nộm luôn được nhiều người yêu thích, phổ biến nhất phải kể tới nộm bò khô, nộm hoa chuối, bánh đúc nộm và cả nộm sứa nữa. Nộm sứa được bán nhiều trong các quán nhậu nhưng gần đây một số quán vỉa hè cũng bán thêm món này. 

 



Nằm ở số nhà 21 Đặng Trần Côn (từ Tôn Đức Thắng, Hà Nội rẽ vào), có một hàng đề biển Trà cha quán bán các loại nước giải khát, trà chanh nhưng cũng bán thêm nộm, bánh bột lọc, bánh gối vào buổi chiều. Hàng có diện tích khá nhỏ nhưng được nhiều khách biết tới.

 

Do kiêm thêm bán trà chanh nên quán có phong cách trang trí khá xì tin với ảnh của khách treo đầy trên tường. Các loại nước khá phong phú từ trà chanh, đá me, thạch rau câu tới ca cao, sữa đậu nành. Quán cũng nhận tổ chức sinh nhật cho khách có nhu cầu.

 

Nhưng có lẽ món ăn bán chạy nhất của quán phải kể tới các loại nộm. Ngoài nộm bò khô có thêm gan, gân, nhà hàng còn có nộm sứa bò khô ăn rất ngon. Cô chủ hàng xởi lởi cho biết, quán đặt sứa ở Thái Bình đem lên nên chất lượng hơn. Quả thật, những miếng sứa ăn sần sật, giòn, thật thích. Ở đây, nộm sứa không có giá còn nước nộm tương tự các loại nộm khác.

 

Cũng giống các hàng ở phố Hồ Hoàn Kiếm, quán tự làm tỏi chiên, rắc thêm vào nộm ăn cho giòn. Nếu bạn là người không thích ăn tỏi, đừng ngại ngần nhé vì tỏi chiên không còn nhiều mùi như tỏi sống đâu. Bạn cũng nên gọi thêm một chút thịt bò khô ăn kèm nộm sứa nhé, bò khô ở đây tự làm, để cả miếng to, ăn ngon. Nhà hàng có ớt rất cay nên bạn đừng bỏ vào quá nhiều.

 

Ngoài nộm, quán còn có bánh bột lọc, bánh gối, nem rán ăn cũng được, giá mềm. Với các món ăn vừa miệng, giá bình dân, quán không chỉ có khách ít tuổi mà còn có cả các bà các chị khó tính, sành ăn.

 

Chỉ tiếc một điều, diện tích quán nhỏ, khách nhiều khi phải ngồi ăn ngoài vỉa hè, cạnh những hàng khác nên mùi cũng hơi bị hỗn tạp.

Một số hình ảnh đẹp
Nộm sứa thịt bò cay Hà Nội












Cà chiên Đồng Nai

Cà chiên Đồng Nai
Cà bát là loại cà dẹt, có múi, to gần bằng chiếc bát ăn cơm nhưng dày chừng 4-5cm có màu trắng ngà, tím xẫm. Cà trắng thường dùng để muốn chén, độ chua vừa phải nhưng rất mặn nên để được lâu, cà nén thường có quanh năm, mặc dù không phải mùa cà. Cà tím chuyên dùng để nấu ăn ngày và không ai muối cà tím vì thịt mỏng không dòn.



Cà tím mua về om phải chọn quả non không bị sâu đục. Cà rửa xong mới cắt núm rồi bổ làm tư làm sáu rồi cho vào nồi luộc qua. Nước luộc cà có màu đen và chát không ăn. Cà vớt ra để chảy hết nước. Trong lúc chờ đợi, bức chảo lên bếp cho dầu mỡ vừa đủ đun sôi, đổ hành củ, cà chua phi thơm rồi mới đổ cà vào xào, một lát là chin nhũn vì đã được sơ chế tái rồi. Việc tiếp theo là nêm nước mắm, muối cho vừa ăn, cuối cùng đổ nước lạnh vào om.

 

Cà om thường có vị chua bởi phải cho gia vị mẻ đã lọc vào đun sôi cho ngấm vào cà. Nếu không có mẻ thì bỏ me chín hoặc khế thái lát thay thế. Nguyên liệu thực phẩm phụ gia là đậu phụ nướng hoặc ráng cắt ngang cho vào nồi lúc đang sôi. Nếu muốn ăn béo thì gia thêm thịt lợn ba chỉ xào cho săn cùng lúc bỏ hành bỏ cà chua ban đầu. Cách om cà không khó nhưng phari đủ nguyên liệu chính phụ và gia vị và đừng tham lam đổ nliều nước như canh. Nước cà om bao giở cũng sánh đặc không loãng và có màu vàng tối, riêng nhúng 1át cà chua còn giữ màu đỏ và nhớ: chỉ cho hành lá và tía tô thái nhỏ, hạt tiêu mì chính vào nồi lúc vừa bắc ra còn nóng để bốc mùi thơm ngát vì tía tô và hành mới bị tái chưa chín. Cà om cũng được coi là món ăn chay nếu không cho thêm thịt ba chỉ vào xào bằng dẩu thực vật. Ở miển Nam vào ngày rằm mồng một, ở chợ có bán nhiều thức ăn chay trong đó có món cà om. Cà không bổ rời từng miếng, mà khía thành nhiều lát mỏng, chân còn dính vào nhau nên thấy vẫn còn nguyên cả trái. Người ăn mua theo quả đã om về nhà. Người bán có khi là một ni cô đứng múc cà và nước sốt vào túi nilông sạch, buộc nút lại đưa cho khách. Về nhà cứ thế đổ ra bát mà ăn hoặc muốn nóng thì hâm lại không cần tra thêm gia vị gì hết, để giữ nguyên xi cái chẩt "chay" mua của nhà chùa. Có 1ẽ chỉ ở miển Nam mới có kiểu cà om như vậy: lạ miệng, dễ ăn.

 

Ăn chán cà om lại được nếm cà chiên bởi mùa cà đang rộ ngoài chợ. Trên là trời dưới là cà. Cà là món chủ lực trong ngày thu hoạch cà, được cái dân Nam Bộ lại thích ăn cà nên món cà chẩng bao giờ bị hắt hủi. Chỉ cần nấu khéo sẽ thấy ngon ngay.

 

Cà chiên cũng vậy. Trước khi chiên cũng khía thành nhiều lát mỏng còn dính liền nhau rồi đem luộc qua, luộc xong vởt ra rổ cho ráo nước rồi se sẽ ép thêm cho kiệt bớt nưởc nhưng đừng để các lát rời nhau, quả cà dẹp xuống, các lát khía xoè ra như cánh chong chóng và nhẹ nhàng đặt vào chảo mỡ nóng rán cho xém cạnh mặt dưới rồi lật lên rán tiếp mặt trên cho chín vàng. Quả cà vẫn tròn trịa không nát không vỡ rời từng mảnh. Hai mặt đã vàng đều như nhau thì dội nước mắm ngon, một chút đường, một chút giấm, ớt tỏi giã nhuyễn sẵn, bỏ tất cả vào chảo cùng trong một lúc rồi bấc xuống ngay không chờ sôi. Lúc này mùi tỏi ớt gặp nhiệt bốc hơi thơm hoà quyện với vị ngọt, vị chua, vị mặn thành một thú hương thực phẩm chín khác lạ không ra chiên, cũng chẳng ra xào. Món cà chiên như vậy là đã hoàn tất, có thể xúc mỗi quả đặt vào một đĩa nhỏ hoặc bày ba bày bộn vào một đĩa lớn như mặt xúc xắc trông cũng khá đẹp, còn ngon thì đã hẳn rồi. Miếng cà chiên ăn như ăn chiếc bánh tôm, cũng màu vàng na ná như vậy, cũng thơm cũng đậm, chỉ khác là thiếu con tôm nằm co quắp trên như núm trái cà mà thôi. Cà chiên mềm nhưng không nhũn, ngọt mà không mặn, nhưng cũng không cần chấm mà không cảm thấy nhạt nhẽo. Nếu không phải là món khai vị mà lại đưa vào bữa cơm chắc cần thêm chút nước mắm nguyên chất nữa cho dễ trôi cơm. Tất nhiên cơm với cà, cả hai đều phải nóng như nhau mới thành miếng ngon cộng hưởng.

 

Ngoài Bắc không xa lạ món cà nhưng bình thường chỉ làm món bung. Bung thì chỉ có vị chát của cà, cay của sả, chỉ mặn mà không ngọt, cà và đậu đều nhũn ngang nhau. Còn cà chiên, nếu ai đã từng được nếm ở Sài Gòn hay Cần Thơ sông Bé, trở về miền Bắc làm món cà chiên chỉ là nhái lại. Thực ra ngoài Bắc kể cả Hà Nội chưa thẩy gia đình nào đưa món cà chiên vào bữa ăn hàng ngày. Ấy thế mà nghe nói đầu thập kỷ 60 có một cơ quan ở tỉnh nào đó đã chiêu đãi khách quốc tế món cà chiên bơ làm cho khách ngỡ ngàng cứ tưởng là món sơn hào hải vị quí hiếm. Xin đừng cho là chuyện thường, lý luận ẩm thực phương Tây đã có kết luận: "Phát hiện một món ăn mới phải thấy là vui sướng như phát hiện ra một vì sao mới". Vậy thì tạo ra món ăn mới là một phát minh, nếu suy nghĩ giống như vậy thì văn hoá ẩm thực mới phát triển và thực ra nó cũng là một trong những nguồn cảm hứng vô tận cho những ai yêu nó, để tâm sức vào nghiên cúu nó.

 

Một số hình ảnh đẹp
Cà chiên Đồng Nai












Thursday, April 21, 2016

Bò một nắng hai sương Gia Lai

Bò một nắng hai sương Gia Lai
Món bò một nắng hai sương có cái tên khá lạ. Một nắng thì giống như mực một nắng, còn sương thì có bánh tráng phơi sương Trảng Bàng. Vậy ở đâu thêm hai sương?

 



Bò một nắng cũng như những sản vật khác của miền cao thường tập trung về phố núi Krông Pa, một huyện cửa ngỏ miền núi tỉnh Gia Lai sát cạnh cao nguyên Sơn Hoà tỉnh Phú Yên. Và cao nguyên Sơn Hoà lại là đồng cỏ chuyên chăn nuôi bò nên món bò một nắng gặp đúng “địa lợi, nhân hoà” để phát triển và quảng bá xuống Tuy Hoà. Ban đầu hương vị bò một nắng còn đơn sơ, nhưng khi giao thoa với văn hoá ẩm thực miền xuôi nó trở nên đa vị hơn. Miếng bò mang hương vị của núi rừng trầm mặc đã trở nên đậm đà, phong phú bởi hơi hướm mặn mà khẩu vị xứ biển. Sự giao hoà miền núi và miền xuôi đó mà thành cái tên “bò một nắng hai sương”.

 

Để làm món bò một nắng, người ta chọn thịt đùi hoặc thịt thăn. Thịt bò được lạng theo chiều dọc sớ, lớn cỡ bàn tay dày non một phân, ướp mắm muối, tiêu, sả, bột ngọt, ớt hiểm rồi mang phơi nắng. Hôm nào trời quang, chỉ cần phơi một nắng là được; nếu nắng yếu hoặc trời mưa thì sấy bằng lò than. Sau khi phơi nắng hoặc sấy cứ một ký thịt còn khoảng 700 – 800g.

 

Đúng gu nhất là đợi than cháy đượm hồng cho bò lên nướng vừa cháy rám đều hai mặt là được vì sau khi phơi thịt bò đã chín dốt, nếu quá lửa thịt sẽ cứng xảm, mất vị ngọt. Bò một nắng nướng phải xé mới đúng điệu, dùng dao kéo cắt là coi như hỏng, mất cái ngon. Thịt bò xé tơi ra từng sớ đỏ hồng, chấm với muối kiến vàng kèm lá é, càng nhai càng bắt bởi cái vị là lạ mà hoang sơ.

Một số hình ảnh đẹp
Bò một nắng hai sương Gia Lai












Wednesday, April 20, 2016

Bánh nẳng và bánh gạo Lập Thạch

Bánh nẳng và bánh gạo Lập Thạch
Bánh nẳng và bánh gạo rang cũng được làm bằng gạo nếp hoa vàng nhưng cách làm khác nhau.

 

Gạo nếp làm bánh nẳng được ngâm qua đêm trong nước Nẳng, vốn là tro của các cành xoan tươi, cành bưởi tươi (cả lá), trã vừng, lá dáng, lá si, tầm gửi cây dọc... Sau đó, vớt gạo ra để ráo nước, rồi gói bằng lá chít đã luộc và rửa sạch. Luộc bánh khoảng từ 5- 6h.



Bánh gạo rang được ngâm trong nước quả vàng dành cùng ruột cỏ bấc đèn, cây dáy và tro cây vừng đốt ra trong ba ngày đêm. Sau đó, vớt nếp ra để ráo rồi cho chõ xôi. Xôi chín đem trộn đều với mỡ heo, rải ra nia rồi dùng vồ đập đi đập lại trong vài giờ cho hạt xôi bẹt ra. Sau đó lại phơi khô, rồi để nguội, trộn mỡ heo mới cho vào chảo rang cho nổ bung ra. Đun sôi mật, rồi đổ gạo rang vào đun, quấy đều rồi đổ ra, dàn mỏng trong mâm. Dùng đoạn cây tròn lăn đi lăn lại cho bánh lèn chặt. Dùng thước và dao sắc cắt thành từng cái rồi đem gói trong giấy bóng kính.

Một số hình ảnh đẹp
Bánh nẳng và bánh gạo Lập Thạch
Bánh nẳng và bánh gạo Lập Thạch












Lẩu ốc há cảo Hà Nội

Lẩu ốc há cảo Hà Nội
Nước lẩu có vị chua thanh, ngọt đậm như bát bún ốc truyền thống nhưng lại điểm xuyết vài viên há cảo xinh xinh, ăn tới đâu, trôi tới đó.

 

Vào những ngày giao mùa thời tiết mát mẻ, lựa chọn điểm đến cho những buổi hẹn hò và tụ tập trở nên rất khó khăn. Ưu tiên số một sẽ là các món lẩu bốc khói nghi ngút. Tuy nhiên, nếu đã quá quen thuộc với các món lẩu kinh điển như riêu cua, gà, cá, ếch thì bạn hãy thử đổi món với nồi lẩu ốc há cảo lạ miệng với vị chua thanh đặc trưng.

 



Nước dùng của loại lẩu này có vị từa tựa như nước dùng bún ốc nên nhiều người sẽ có cảm giác như đang ăn một bát bún ốc Hà Nội đậm đà, tròn vị. Tuy nhiên, do nước dùng có thêm sườn sụn lợn, chả cá và một vài gia vị đặc biệt nên có vị ngọt thanh, điểm xuyết vị chua dìu dịu của dấm bỗng.

 

Cách ăn thả - vớt của các món lẩu sẽ khiến nhóm bạn tụ tập thêm vui và xôm xụ; hơn là việc mỗi người gọi một bát bún ăn riêng lẻ. Đây cũng chính là điểm cộng lớn nhất của món ăn này, khi một nhóm 4-5 người cùng "lên cơn" thèm bún ốc.

 

Ngoài nước dùng, lẩu ốc còn trở nên khó quên hơn với từng viên há cảo nhỏ xinh, thả lẫn trong nồi nước. Khác với há cảo thông thường có lớp vỏ mỏng, ăn hơi bở, há cảo loại đặc biệt dùng để chế biến lẩu ốc có lớp vỏ trắng dày, dai mướt như bánh bột lọc; bên trong là nhân thịt băm đậm đà. Khi đưa lên miệng, miếng há cảo như trôi tuột vào bụng, khiến ít thực khách có thể từ chối.

 

Lẩu ốc thì đương nhiên không thể thiếu những con ốc đồng béo ngậy, giòn ngon. Mỗi nhà hàng lại có bí quyết riêng để chọn ốc, tuy nhiên, điều quan trọng nhất là chúng phải tươi thì mới đảm bảo hương vị chuẩn nhất cho nồi lẩu. Ngoài ra, đậu và chuối cũng được chế biến rất cầu kỳ, tỉ mỉ, sao cho miếng chuối bở bùi mà không còn vị chát còn đậu thì vàng ươm, rán sơ qua để còn nguyên vị beo béo. Sườn sụn, ngoài việc đóng vai trò làm cho nồi nước thêm vị ngọt mà còn là món ăn yêu thích của nhiều bạn trẻ.

 

Ngoài lẩu ốc, thực khách còn có thể gọi thêm một số món ăn khác cũng làm từ đặc sản đồng quê dân dã này, như nem hay chả ốc. Nem ốc có lớp vỏ ngoài là bánh đa nem thông thường, bên trong là ốc băm nhỏ cùng thịt và một số gia vị đặc trưng. Chả ốc lại được bọc bên ngoài bởi lớp lá lốt rất khéo, thơm và không ngấy.

 

Nổi tiếng từ nhiều năm nay, khởi điểm chỉ từ món bún, quán ốc bà Lương phố Khương Thượng đã là tụ điểm hẹn hò của nhiều thực khách sành ăn Hà Nội không chỉ bởi món ăn mà còn phong cách phục vụ. Anh chủ quán rất mến khách, thường xuyên hỏi thăm ý kiến thực khách sau bữa ăn và thi thoảng, nếu gặp những vị khách lớn tuổi, anh cũng không ngần ngại khuyến mại thêm đồ ăn.

 

Trước đây người đến ăn khá e ngại bởi chỗ ngồi chật hẹp, thường xuyên phải đặt chỗ trước thì nay diện tích quán đã được cải thiện nhiều, chủ quán đã mở thêm một số chi nhánh ở cách địa chỉ cũ vài số nhà.

Một số hình ảnh đẹp
Lẩu ốc há cảo Hà Nội
Lẩu ốc há cảo Hà Nội
Lẩu ốc há cảo Hà Nội