This is default featured slide 1 title

Go to Blogger edit html and find these sentences.Now replace these sentences with your own descriptions.This theme is Bloggerized by Lasantha Bandara - Premiumbloggertemplates.com.

This is default featured slide 2 title

Go to Blogger edit html and find these sentences.Now replace these sentences with your own descriptions.This theme is Bloggerized by Lasantha Bandara - Premiumbloggertemplates.com.

This is default featured slide 3 title

Go to Blogger edit html and find these sentences.Now replace these sentences with your own descriptions.This theme is Bloggerized by Lasantha Bandara - Premiumbloggertemplates.com.

This is default featured slide 4 title

Go to Blogger edit html and find these sentences.Now replace these sentences with your own descriptions.This theme is Bloggerized by Lasantha Bandara - Premiumbloggertemplates.com.

This is default featured slide 5 title

Go to Blogger edit html and find these sentences.Now replace these sentences with your own descriptions.This theme is Bloggerized by Lasantha Bandara - Premiumbloggertemplates.com.

Thursday, May 31, 2018

Cá Trối Hà Nam

Cá Trối Hà Nam
“Muốn ăn cá Trối om bung, trốn cha trốn mẹ về vùng thôn Tiên”, đó là câu dân ca nổi tiếng của người dân Hà Nam nói về loài cá Trối đặc sản đã có từ lâu của địa phương

 



Đây là loài cá mới, đặc hữu ở huyện Kim Bảng và Thanh Liêm, tỉnh Hà Nam, được đặt tên là cá Trối Hà Nam Channa hanamensis n.sp. Qua đánh giá sơ bộ ban đầu, loài cá này đã được mô tả tỉ mỉ về hình thái, màu sắc, nơi phân bố, đặc điểm sinh học khái quát và giá trị sử dụng trên cơ sở so sánh với các loài gần nó và xây dựng khóa phân loại. Hiện nay, chúng là đối tượng kinh tế được nhân dân và du khách ưa thích, nếu được đầu tư thích đáng sẽ trở thành nguồn hàng hoá đem lại thu nhập cho nhân dân tỉnh Hà Nam. Tuy nhiên, loài cá này đang bị săn lùng khai thác, làm cho nguồn lợi tự nhiên suy giảm nhanh chóng và đang ở mức độ báo động nếu như không có các biện pháp kịp thời bảo tồn và phát triển.

 

Đến nay, cá Trối Hà Nam đã được xác định là loài cá quý hiếm, đặc hữu. Do môi trường sống thay đổi và tình trạng khai thác bừa bãi nên sản lượng cá giảm đi rất nhiều. Vì vậy, cần được điều tra, nghiên cứu nhằm xác định hệ thống phân loại, marker di truyền và nghiên cứu một số đặc điểm sinh học, đặc biệt là sinh học sinh sản. Từ đó, đánh giá về giá trị khoa học và kinh tế để tìm ra các giải pháp kỹ thuật gia hoá và tái tạo quần đàn, làm cơ sở cho việc bảo tồn và phát triển, nuôi dưỡng chúng trở thành nguồn sản phẩm hàng hoá có thương hiệu và giá trị kinh tế cao. Với những thành công bước đầu, Sở KH&CN Hà Nam đã đề nghị và ngày 9.6.2010, UBND tỉnh Hà Nam đã ra Quyết định số 574/QĐ-UBND về việc phân bổ kinh phí sự nghiệp khoa học năm 2010, ban hành kèm theo danh mục các nhiệm vụ khoa học được thực hiện, trong đó có đề tài: “Nghiên cứu, bảo tồn và phát triển loài cá Trối tại thị trấn Ba Sao, huyện Kim Bảng, tỉnh Hà Nam”. Mục tiêu của đề tài là: Nghiên cứu phân loại, sinh thái học, sinh sản, bảo tồn và phát triển cá Trối. Đề tài sẽ tập trung xác định nguồn lợi, vùng phân bố và giá trị nguồn lợi cá Trối, nghiên cứu bổ sung nguồn lợi thuỷ sản Việt Nam, bổ sung vào ngân hàng gen một marker di truyền mới được phát hiện, bổ sung một loài cá mới vào thành phần cá nước ngọt Việt Nam và thế giới, đưa cá Trối vào các loài đã được thuần hoá và sinh sản nhân tạo thành công.

 

Về hiệu quả kinh tế – xã hội, đề tài sẽ đánh giá tiềm năng về nguồn lợi của cá, đề ra các giải pháp bảo tồn và phát triển. Nâng cao ý thức cộng đồng về bảo vệ, khai thác nguồn lợi thủy sản. Nghiên cứu quy trình sinh sản nhân tạo, nuôi thương phẩm cá Trối, bổ sung đối tượng nuôi có giá trị kinh tế, góp phần tăng thu nhập và giải quyết công ăn việc làm cho người dân địa phương khi tham gia phát triển loài cá đặc sản.

 

Hy vọng, trong thời gian tới, những kết quả nghiên cứu của đề tài sẽ là những căn cứ để Hà Nam có chính sách bảo tồn và phát triển loài cá này, góp phần nâng cao tính cạnh tranh của thuỷ sản Hà Nam nói riêng và phát triển kinh tế – xã hội của tỉnh nói chung.

Một số hình ảnh đẹp
Cá Trối Hà Nam
Cá Trối Hà Nam












Monday, May 28, 2018

Cơm ghẹ Phú Quốc Kiên Giang

Cơm ghẹ Phú Quốc Kiên Giang
Cơm xào ghẹ Phú Quốc khi chế biến có màu vàng ươm của tơ vàng óng ánh rất đẹp. Cơm khi xào xong được ăn kèm với dưa leo xắt nhuyễn, rau tươi, cà chua xắt lát dùng với nước mắm pha chế sẵn. Đây là món ăn ngon, giàu chất đạm, vị lạ đặc trưng rất ấn tượng và cũng rất khó quên.



Không như cơm Hến của Huế, không màu sắc rực rỡ như cơm chiên Dương Châu của Trung Hoa, cơm xào ghẹ Phú Quốc là cốt cách của đất, là tinh túy của biển, là tinh thần của người phương Nam Việt Nam. Thực chất món cơm ghẹ này chỉ là món cơm trộn và xào đã được cách điệu từ món cơm trắng hàng ngày của người nông dân.

 

Những con ghẹ thơm ngon này là thành phần chính tạo lên hương vị của cơm ghẹ

 

Thành phần chính của cơm xào ghẹ Phú Quốc là cơm trắng, thịt ghẹ bóc sẵn, hành tây xắt lát mỏng, tỏi, ít tương cà vàng, dầu ăn. Thịt ghẹ khoảng 300g bỏ vào chảo xào sau khi phi tỏi vàng cùng với hành tây, cơm trắng khoảng một ký cho năm người dùng. Tương cà giúp cho món ăn có màu sắc đẹp, nêm gia vị vào để có hương vị ngon, khi chế biến cũng thể dùng hạt nêm Knorr thay thế cho gia vị.

 

Cách chế biến cũng vô cùng giản. Cơm nấu vừa chín tới, bới ra, để nguội. Ghẹ luộc vừa chín, bóc vỏ gỡ lấy thịt, xào qua với tỏi, nước mắm, bột nêm, gia vị. Trứng đánh đều, chiên vàng, thái hột lựu. Phi thơm tỏi, cho cơm vào chiên đều. Cho thịt ghẹ, trứng vào đảo đều. Nêm gia vị vừa ăn. Cắt hành ngò rắc lên trên, dùng nóng với dưa chua và nước mắm ớt (hoặc nước tương).

 

Một số hình ảnh đẹp
Cơm ghẹ Phú Quốc Kiên Giang












Sunday, May 27, 2018

Mầm đá Sapa

Mầm đá Sapa
Mầm đá đặc sản của núi rừng Sapa. Nếu bạn đến Sapa thì đừng bỏ qua món ăn ngon và rất tốt cho sức khỏe này nhé . Tuy nhiên mầm đá chỉ phát triển vào mùa lạnh khoảng từ tháng 11 đến tháng 3 dương lịch, chúng chỉ mọc trên các đỉnh núi đá cao.

 



Mầm đá vừa là một đặc sản vừa là một món rau bổ dưỡng như một vị thuốc giúp an thần và chữa đau xương khớp, bởi vậy những người thường xuyên leo núi thường ăn mầm đá để duy trì sức khỏe. Uống rượu với mầm đá không bao giờ bị say. Cái rau kỳ lạ này giải được rượu.

 

Mầm đá có vị ngọt dìu dịu, thơm như cơm tám nhưng đậm hơn. Điều đặc biệt, mầm đá chỉ có thể xào với mỡ lợn trên lửa củi pơmu được dân sành ăn tôn là đệ nhất món. Nếu xào với dầu thực vật hay với những loại mỡ khác thì mầm đá tự nhiên đổi sang màu vàng và không có mùi thơm.

 

Bạn bị bệnh về xương khớp hay đơn giản muốn thưởng thức món ăn chế biến từ mầm đá thì hãy đến Sapa - Lào Cai bạn nhé

Một số hình ảnh đẹp
Mầm đá Sapa
Mầm đá Sapa
Mầm đá Sapa












Bánh lá răng bừa Thanh Hóa

Bánh lá răng bừa Thanh Hóa
Bánh lá răng bừa giống với bánh tẻ, khi ăn chấm với nước mắm.



Bánh răng bừa (bánh tẻ hoặc bánh lá) của người Thanh Hóa có hình dạng trông giống cái răng bừa. Đây là loại bánh truyền thống được làm vào ngày rằm, ngày giỗ, ngày Tết Nguyên đán hay những khi nhà có công việc.

Nguyên liệu làm bánh là gạo tẻ xay nhuyễn cùng nhân bánh gồm hành khô, thịt ba chỉ và mộc nhĩ băm nhỏ trộn chung với hạt tiêu. Khi ăn chấm với nước mắm ngon tạo nên hương vị bánh đặc biệt.













Tuesday, May 22, 2018

Bông súng mắm kho

Bông súng mắm kho
Bông súng là loài rau đồng, mọc những nơi vùng đất trũng, đọng nước bùn. Khi mùa nước lớn đổ về là lúc bông súng trồi lên theo làn nước. Bông súng nhổ về để nguyên cọng rửa sạch, tước vỏ bên ngoài, ngắt mỗi cọng độ dài chừng hai gang tay, để cho ráo nước.

 

Mắm kho ngon thường là mắm cá linh, cá sặc... Mắm phải nấu nước sôi bỏ vào, lọc bỏ xương, bỏ sả bằm, rồi tép, hến hay cá lóc được bỏ vào đúng lúc khi mắm vừa sôi lại. Mắm kho thơm ngon hòa quyện vị cay của ớt, the của sả, ngọt của tép, giòn của bông súng, tạo nên món ăn đơn giản mà gắn bó với nhịp sống miền Tây.



 
Một số hình ảnh đẹp
Bông súng mắm kho












Đường Thốt nốt An Giang

Đường Thốt nốt An Giang
Cây thốt nốt có thân to thẳng đứng, bẹ có gai ngắn hai bên, mọc ra từ thân, lá xòe tròn như lá cọ. Tất cả những bộ phận của cây thốt nốt đều được bà con tận dụng, từ lá, quả… Quả thốt nốt trông cũng tương tự quả dừa nhưng chỉ nhỏ bằng một phần tư hay một phần năm quả dừa. Thốt nốt gắn liền với mỗi gia đình đồng bào dân tộc Khmer, tập trung nhiều ở tỉnh An Giang và Kiên Giang. Thốt nốt được thị trường biết đến với đặc sản đường thốt nốt thơm mát dùng để nấu chè hoặc chế biến các món ăn. Cùi và nước của trái thốt nốt là món giải khát hấp dẫn của vùng đất nhiều nắng gió này. Quả thốt nốt gần giống quả dừa và cùi thốt nốt cũng gần giống với cùi dừa non, mỗi quả thốt nốt thường có ba múi, mỗi múi to gấp hai hay ba lần múi mít, trắng ngần, mềm, ngọt mát và thơm hơn cùi dừa non.



Trong vùng trồng cây đặc sản thốt nốt huyện Tịnh Biên, tỉnh An Giang, dọc bên đường thường có những hàng thốt nốt đầy sức sống với những tàu lá màu xanh thẫm, vươn cao nổi bật trên nền trời xanh và nắng vàng, cạnh những hàng thốt nốt là những quán giải khát thốt nốt ướp lạnh, thoáng đãng, mát rượi dẫu đang trưa hè, quán nào cũng giăng võng để khách có thể nghỉ ngơi thưởng thức nước và cùi thốt nốt ướp lạnh. Chỉ cần ghé vào quán, nhìn dãy võng mắc san sát, giăng thành hàng thẳng tắp trong khoảng sân rộng rãi sạch sẽ du khách đã cảm nhận được sự thảnh thơi, dễ chịu. Rồi sau đó, thưởng thức một cốc thốt nốt ướp lạnh thì những mệt mỏi, nóng bức sau mỗi chặng đường rong ruổi trưa hè sẽ nhanh chóng tan biến. Cây thốt nốt là cây mang tính truyền thống, gắn bó với mỗi gia đình đồng bào Khmer. Trong đó, đường Thốt nốt là một nguồn thu nhập của đồng bào Khmer và cũng là đặc sản của toàn vùng.

 

Đường Thốt nốt - loại đường đặc sản được nấu từ mật hoa và quả của cây thốt nốt nổi tiếng của vùng đồng bào Khmer ở huyện Tịnh Biên tỉnh An Giang đang vào vụ. Vụ thốt nốt ở đây được tính từ tháng 10 âm lịch năm này đến Hội Vía Bà của An Giang – tức là đến tháng Tư âm lịch năm sau. Cây thốt nốt gắn liền với cuộc sống của bà con Khmer như cây dừa với người Kinh vậy. Hầu như gia đình người Khmer nào cũng có từ vài cây đến vài chục cây thốt nốt. Khách du lịch qua đây đều mua ít đường thốt nốt về làm quà. Công đoạn làm đường khá công phu và nhiều vất vả, đặc biệt là công đoạn hứng nước. Để có được thứ nước trong, ngọt, không bị chua để làm ra loại đường hảo hạng thì người ta phải cẩn thận trong từng khâu.

 

Khi hứng được nước rồi thì phải bắt tay vào thắng đường ngay, nếu để lâu quá một ngày sẽ có mùi chua làm giảm chất lượng đường. Nước được lọc trong hết tạp chất rồi nấu cho đến khi sệt lại, để nguội rồi đổ vào khuôn là được. 

 

Đường thốt nốt thơm dịu, ngọt thanh được gói trong những chiếc lá thốt nốt trông như những đòn bánh tét đẹp mắt. Đặc biệt, ngoài vị ngọt thanh nhẹ, đường thốt nốt còn mang đến cho người thưởng thức vị béo, khi ăn rất dễ gây “nghiền”. Vị ngọt thanh, thơm ngon của đường thốt nốt rất phù hợp để nấu chè. Món chè đậu xanh sẽ có vị thanh mát, ngọt dịu hơn, vị bùi bùi của đậu xanh vì thế cũng hấp dẫn hơn khi được nấu cùng đường thốt nốt. Chính vị thanh mát làm cho món ăn ngon miệng và còn có tác dụng làm mát, chữa viêm họng. Không chỉ là nguyên liệu để sử dụng trong nấu các món chè hay là phụ gia đem lại cho những ly nước có vị ngọt tự nhiên, đường thốt nốt còn được dùng như một gia vị nêm nếm cho bát nước mắm nhà bạn có thêm màu sắc mới. Một bát nước mắm sóng sánh có hoà lẫn đường thốt nốt, cho thêm vài miếng ớt tươi màu, chấm với xoài xanh thì ngon phải biết. Góp phần làm phong phú thêm cẩm nang gia vị chế biến các món ăn của người Việt, đường thốt nốt của người Khmer đang ngày càng quen thuộc hơn với người tiêu dùng. Vị ngọt dịu, thanh mát của đường thốt nốt còn như một “gia vị tâm hồn”, đem lại cho người ta cảm giác ngọt ngào, sảng khoái trong cuộc sống mỗi khi thưởng thức những món ăn có hương vị đặc biệt.

 

Một số hình ảnh đẹp
Đường Thốt nốt An Giang
Đường Thốt nốt An Giang
Đường Thốt nốt An Giang
Đường Thốt nốt An Giang












Sunday, May 13, 2018

Mứt gừng cay và thơm dẻo Bình Thuận

Mứt gừng cay và thơm dẻo Bình Thuận
Từ xa xưa, gừng được sử dụng trong y học để điều trị nhiều chứng bệnh. Một nghiên cứu gần đây ở Thái Lan trên phụ nữ trong độ tuổi từ 50-60 cho thấy sau 6 tháng dùng gừng, trí nhớ và chức năng nhận thức của họ được cải thiện rõ rệt. Điều đó có nghĩa là gừng có thể hỗ trợ cho liệu pháp điều trị căn bệnh Alzheimer.

 

 



Gừng là chất giảm đau tự nhiên: Dựa trên một số tài liệu dẫn chứng về đặc tính kháng viêm thì gừng có lợi ích như một loại thuốc giảm đau trong trường hợp sưng đau các khớp và cơ bắp. Đối với những trường hợp đau nhẹ hơn, chẳng hạn như đau bụng hành kinh, thì một tách trà gừng có thể giúp bạn giảm bớt triệu chứng khó chịu này.

 

Gừng còn chống dị ứng như ngứa mắt, chảy nước mũi và cổ họng đau rát. Nếu không muốn dùng thuốc thì có thể dùng gừng. Chỉ cần nghiền một ít gừng rồi cho thêm nước nóng, chanh và mật vào trộn lên. Gừng kích thích niêm mạc vì thế sẽ giúp giảm đau họng.

 

Gừng còn giúp giảm đầy hơi: Gừng có tác dụng làm ấm lên và làm dịu nhẹ cảm giác đến các tạng, đặc biệt là đường tiêu hóa. Những người mắc hội chứng ruột kích thích thường có các triệu chứng như đầy hơi, xì hơi và khó chịu. Có thể làm giảm nhẹ các triệu chứng này dễ dàng bằng cách thêm gừng vào chế độ ăn uống. Uống gừng ngâm trong nước nóng mỗi buổi sáng cũng có thể thúc đẩy chức năng của ruột tốt hơn và chấm dứt được triệu chứng bồn chồn của dạ dày, liên quan đến hội chứng ruột kích thích.

 

Gừng giúp duy trì vóc dáng: Kết quả nghiên cứu cho thấy gừng có thể giúp ngăn ngừa chứng béo bụng, một triệu chứng gây áp lực lên tim và tăng nguy cơ bị tiểu đường. Ngoài ra, gừng còn giúp cải thiện lượng đường trong máu và có thể giúp chống lại bệnh tiểu đường.

 

Nói về gừng thì rất rất nhiều công dụng, không thể kể hết được, ngoài công dụng trong y học, gừng còn giúp cho các bà nội trợ có những bữa cơm ngon trong nồi canh, nồi cá, đặc biệt là lá gừng kho với cá đồng thì rất ngon, không chê vào đâu được.

 

Và vào những ngày xuân về, tết đến ta lại thấy một công dụng nữa của gừng, đó là mứt. Mứt gừng dẻo dẻo, bên ngoài khô với lớp đường mỏng phủ bên ngoài. Vị cay nhè nhè, thơm và ấm.

 

Có 2 loại mứt gừng, mứt gừng khô và mứt gừng ướt, loại nào cũng ngon và quý cả

 

Đối với mứt gừng dẻo:

Gừng tươi mua về rửa sạch, gọt vỏ. Nếu chọn gừng non thì mứt sẽ mềm, ít xơ và đỡ cay.

 

Gừng thái lát và độ dày đồng đều nhau, như vậy khi nấu các miếng gừng sẽ chín cùng lúc, ngon hơn. Ngâm gừng trong nước có pha chút muối trong khoảng 1 giờ. Cho gừng vào nồi, thêm nước ngập. Đậy vung đun sôi. Nếu muốn mứt gừng trắng thì cho thêm nước cốt 1 quả chanh trong quá trình đun. Đun sôi rồi nhỏ lửa âm ỉ chừng 5 – 7 phút thì đổ nước đi, xả lại nước lạnh. Rồi lại tiếp tục cho gừng lên bếp luộc với nước , làm 2 lần như vậy cho gừng bớt cay. Có thể luộc thêm đến khi nào đạt độ cay mong muốn thì thôi. Vớt gừng ra để ráo rồi đem trộn với đường tỉ lệ 1:1. Để gừng trộn đường khoảng 4 giờ cho ngấm hoặc có thể để qua đêm. Đặt nồi gừng lên bếp đun, để nhỏ lửa, thỉnh thoảng đảo nhẹ, đường sẽ chảy ra, tiếp tục đun đến khi đường sánh đặc bám quanh miếng mứt. Đảo đều thêm 3 phút nữa cho đường khô hơn rồi tắt bếp. Để mứt nguội, có thể gắp ra rải lên giá cho nhanh khô, để các miếng mứt đẹp bạn dùng tay gỡ các miếng quăn queo ra. Mứt khô cho vào lọ ăn dần.

 

Cách làm Mứt khô:

Gừng cạo sạch vỏ, bào mỏng (lát càng lớn, càng ngoằn nghèo, cong queo càng đẹp). Ngâm gừng trong nước lạnh vắt vào 1/2 trái chanh, sau đó vớt ra. Nước sôi, vắt vào nồi 1/2 trái chanh, bỏ gừng vào luộc cho tới khi nước sôi lại nhắc xuống, xả nước lạnh. Làm hai lần cho gừng bớt cay và trắng đều sau khi rim. Bỏ gừng vào một cái thau lớn, đổ đường lên trên và xóc đều (để qua đêm hoặc vài tiếng cho đường tan)

 

Bắt lên bếp để lửa nhỏ, rim từ từ cho nước đường khô lại. Thông thường, lúc gừng đang sôi, lấy đũa đẩy hết gừng ra xung quanh nồi, ở giữa tạo thành một cái lỗ có nước đường, cứ như vậy múc nước đường trong đó rưới đều xung quanh gừng để cho đường bám đều lên gừng. Khi gần khô (còn hơi dẻo dẻo) bớt lửa thật nhỏ nhanh tay xóc đều, không nên dùng đũa nhiều quá, gừng sẽ bị nát, mất đẹp.

 

Nhâm nhi vị cay cay, nóng nóng của miếng mứt gừng, thưởng thức thêm ngụm trà nóng trong những ngày xuân thì thật tuyệt vời. Mứt gừng giúp làm ấm bụng, dịu cơn ho. Người lớn tuổi trước khi ngủ, dùng một ít mứt gừng cho dễ tiêu hóa. Mứt gừng còn được dùng như một liệu pháp để chống say tàu xe.

Một số hình ảnh đẹp
Mứt gừng cay và thơm dẻo Bình Thuận












Bánh đa Phúc Hạ

Bánh đa Phúc Hạ
Thị trấn Vĩnh Trụ - Lý Nhân - Hà Nam nổi tiếng là nơi cung cấp bánh đa, bánh phở, miến ngon đi khắp các vùng trong cả nước. Nhưng cội nguồn của những sản phẩm ấy - có thể ít ai biết được - là làng nghề bánh đa truyền thống Phúc Hạ - xã Hợp Lý - huyện Lý Nhân - Hà Nam.



Phúc Hạ nằm bên một nhánh của con sông Hồng, có những bãi bồi xanh ngút ngát ngô và dâu tằm. Sinh hoạt của người dân nơi đây gắn chặt với sự hình thành và phát triển của nền văn minh lúa nước vùng đồng bằng Bắc bộ. Từ xa xưa, người dân Phúc Hạ đã biết sản xuất và chế biến nhiều nông phẩm từ lúa, gạo, hoa màu. Những sản phẩm từ nông nghiệp của Phúc Hạ đã xuất hiện từ thuở đất nước còn sơ khai, rồi qua thời chống quân Nguyên xâm lược. Phía trên Phúc Hạ là Phúc Thượng - đất võ. Phúc Thượng như người anh trai cả, có thân hình săn chắc, khỏe mạnh, thường ra trận đánh giặc bảo vệ đất nước. Người em gái là Phúc Hạ khéo léo, ở nhà lo ruộng vườn, cấy hái, đợi người anh của mình thắng trận trở về, mở hội khao quân. Nhờ có những ngày hội như thế, mà người em gái Phúc Hạ sáng tạo ra được rất nhiều sản vật từ hạt gạo, hạt ngô, củ rong riềng.,... để rồi dần dà hình thành làng nghề tráng bánh đa, thái miến Phúc Hạ, phát triển đã hơn 100 năm nay.

Một số hình ảnh đẹp
Bánh đa Phúc Hạ












Saturday, May 12, 2018

Cá Hồi Sapa

Cá Hồi Sapa
Dù được nuôi ở nhiều nơi nhưng đến nay trại nuôi cá hồi Sapa vẫn là đơn vị thành công nhất. Nhiều du khách trong và ngoài nước đã có dịp khám phá, tìm hiểu về quy trình nuôi cá hồi, được tận mắt ngắm nhìn đàn cá tung tăng bơi lội ngay dưới chân Thác Bạc. Sự có mặt của những chú cá hồi vân giữa núi rừng Tây Bắc khiến cho sản phẩm du lịch Sapa trở nên hấp dẫn hơn, đa dạng hơn. Trại nuôi cá ngay dưới chân Thác Bạc là địa điểm được nhiều du khách ghé thăm nhất, bởi nơi đây gần điểm du lịch và nằm ngay dưới chân Phan Xi Păng nên rất tiện dừng chân.

 



Ở độ cao 1.800m so với mực nước biển, những chú cá hồi vân có xuất xứ từ Châu Âu, Châu Mỹ được chăm sóc rất “chu đáo” trong những cái ao nhân tạo. Đặc điểm sinh tồn của cá hồi vân là sống trong môi trường “nước động”, nhiệt độ thấp dưới 15 độ nên toàn bộ nước trong các ao đều được dẫn bởi 1.000m đường ống từ Thác Bạc về trại cá.

 

Với vị ngon đậm đà, thịt có màu hồng đẹp, giá trị dinh dưỡng cao, cá hồi đang là món ăn sang trọng của du khách khi đến với Sapa. Với khí hậu quanh năm mát mẻ và một mùa đông lạnh thậm chí có cả tuyết bao phủ, cá hồi Sapa có thớ săn, không có mỡ, chất lượng không thua kém cá hồi nhập khẩu, rất thích hợp để chế biến thành nhiều món khác nhau như: gỏi, lẩu, cháo, cá hồi nướng, trứng cá hấp, cá hun khói, salad rau xanh ăn kèm cá hồi tẩm sốt cam và tiêu xanh, cá hồi nhồi dưa chuột…

Một số hình ảnh đẹp
Cá Hồi Sapa
Cá Hồi Sapa












Friday, May 11, 2018

Chuối Ngự đồng chiêm Hà Nam

Chuối Ngự đồng chiêm Hà Nam
Dọc bờ sông Châu Hà Nam, nhiều nơi nổi tiếng về trồng chuối ngự. Nhưng ngon nhất, vẫn là chuối ngự làng chiêm trũng Ðại Hoàng (Lý Nhân, Hà Nam).

 



Cây chuối ngự, theo các cụ kể ít ra đã có từ thời nhà Trần. Từ phủ Thiên Trường đến ngoại thành Nam Ðịnh, các làng xóm ở Hà Nam, nhiều vùng đất là quê hương, là thái ấp các vua quan nhà Trần. Những ông vua thương dân, đánh giặc giỏi, lại được dân quý trọng, trồng lên loại sản vật quý giá dâng vua: chuối ngự.

 

Cây chuối ngự vườn quê ta xanh mát, bẹ cây bóng trong. Trồng chuối cũng kỳ công, từ mùa xuân năm nay đến mùa xuân năm sau mới ra hoa kết trái. Khác với cây chuối ngự trâu, quả to, ăn nhạt, chuối ngự thóc (hay còn gọi là chuối ngự mít) là loại được chọn tiến vua. Qua mùa bão táp mưa sa, cây càng phải gìn giữ kỹ. Mỗi cây có một cột tre làm nơi nương tựa. Ngay đến chăm sóc, chuối ngự cũng cầu kỳ, "ăn" sạch các loại bùn ao, nước gạo, dầu lạc, chớ không ưa các loại phân uế tạp.

 

Chuối ngự đậu quả, không để chín cây mà phải giấm rất kỳ công. Lò giấm vách đất, chứa đựng mươi buồng, đủ nhiệt độ cho chuối chín mà không nẫu. Mùa chuối ngự chín, hương thơm tỏa đầy ắp nhà. Quả chuối ngự xinh xinh, bụ bẫm, cuống thanh thanh. Các cụ ngày xưa ví quả chuối như "búp tay cô gái" kéo sợi dệt vải quê đồng chiêm. Vỏ chuối vàng óng như lụa, bóc vỏ, ruột lộ ra liền. Quả chuối mềm nuột, mầu vàng nhạt, cắn một miếng, lộ ra ruột vàng sậm, thơm nức. Cái ngọt đậm đà đầu lưỡi.

 

Mùa chuối ngự, ở chợ Rồng, chợ Viềng, mầu vàng sáng rực chợ. Cái mầu vàng làm say lòng Nguyễn Tuân khi thăm chợ Rồng: "Tơ chín vàng, chuối chín vàng. Mầu hoa hòe nở rộ vào mỗi mùa nhập trường thi chữ Hán ngày xưa, cũng khó mà đọ được với vàng chuối, vàng tơ của chợ Rồng chói lọi. Cái mầu vàng giãy nãy lên ấy, tưởng chỉ có được trong nghệ thuật và tranh mầu".

 

Tơ, lụa, chuối, theo Nguyễn Tuân, làm cả chợ rực sáng lên như nhuộm tắm trong một cái ráng trời óng lộng cuối mùa thu.

 

Làng Ðại Hoàng, đất của chuối ngự, cũng chính là làng quê của nhà văn Nam Cao. Nghe kể, thời đi dạy học đi viết văn ở Hà thành, Nam Cao rất nhớ món chuối ngự làng mình. Ông đi chợ, gặp chuối ngự là mua về, để thơm nức mới thưởng thức, như nhớ về rặng tre, vườn chuối thân thương.

Một số hình ảnh đẹp
Chuối Ngự đồng chiêm Hà Nam
Chuối Ngự đồng chiêm Hà Nam












Thursday, May 10, 2018

Rượu Mẫu Sơn Lạng Sơn

Rượu Mẫu Sơn Lạng Sơn
Là rượu trắng đặc sản của Xứ Lạng, rượu nổi tiếng thơm ngon, không quá cay nồng và không quá nhạt. Rượu Mẫu Sơn mang cái ấm nóng xua tan bầu không khí lạnh giá. Được chưng cất từ gạo, men lá và nước suối do đồng bào ở vùng núi cao Mẫu Sơn tự chế biến. Đặc sản loại rượu này có mùi thơm dịu của lá, rễ cây thuốc miền núi Lạng Sơn



 
Một số hình ảnh đẹp
Rượu Mẫu Sơn Lạng Sơn












Wednesday, May 9, 2018

Cốm Thanh Hương Thái Bình

Cốm Thanh Hương Thái Bình
Dù ai đó không thích đồ ngọt đi chăng nữa, nhưng đã nếm bánh cốm Thanh Hương một lần hẳn nhớ mãi hương vị. Những hạt nếp xanh màu lá lúa, thơm nức, ngọt ngào, từ bao đời làm nên thứ bánh ''quốc tuý, quốc hồn'' dân tộc là bánh chưng, bánh dầy. Cái tinh tuý của hạt gạo mới ấy thời kinh tế thị trường vẫn có cơ hội nổi trội giữa trăm ngàn loại bánh ngon, của lạ trong ngoài nước. Bánh cốm Thanh Hương, thành lễ vật ngày ăn hỏi, chạm ngõ nối duyên chồng vợ. Thưởng thức món quà từ hạt gạo quê, nào mấy ai biết rằng, những hạt cốm đó lại có xuất xứ từ làng Thanh Hương, xã Đồng Thanh (Vũ Thư), một xã nằm ven sông Hồng êm ả, vốn thanh bình như tên gọi. 



Ai mang nghề làm cốm về Thanh Hương, tôi mang câu hỏi đó theo suốt chiều dài mùi hương nếp man mác đầu làng, cuối thôn nhưng đều nhận đựơc câu trả lời: Từ thời các cụ xưa đã có nghề làm cốm ở nơi đây. Các cụ giã bán tuần rằm, mùng một để thắp hương, trước là cúng tiên tổ, sau là con cháu thụ lộc. Không thể thiếu mỗi rằm tháng 8 đón tết Trung thu, đĩa cốm xanh gói lá sen ăn với chuối tiêu trứng cuốc, hay chục hồng Thanh Hương khi ngắm trăng rằm lồng lộng. Tháng 10 mùa gặt nếp cái hoa vàng, tiếng chày giã cốm rải hương lúa mới khắp làng. Quanh năm, chồng cày, vợ cấy, mồ hôi thánh thót như mưa ruộng cày, đón tay hạt cốm thơm lành cũng là đón mùa vàng no ấm. 


Vào cuối chiều, mấy bố con anh Nguyễn Viết Toại chưa ngừng tay đóng cốm vào bao. Gia đình anh gắn bó với nghề làm cốm từ năm 1992, nhưng anh bảo thủa bé, anh từng chạy thau, tức là phục vụ bưng bê ở chỗ giã cốm. Mỗi cối làm cốm, ngoài hai thợ giã loại cối giã chân, một người đảo, một người ngồi bếp rụt củi lửa và đổ thóc vào rang, vẫn phải có một người đứng chạy thúng, bê ra, bê vào phục vụ người giã. 

 

Những năm đó, cốm làm thủ công 100% nên năng suất không thể như bây giờ từng khâu đã bán cơ giới máy móc thay người. Muốn có cốm dẻo ngon, không thể không kén thóc. Nhà nào cấy nếp, thợ làm cốm đến xem tận ruộng, trả giá rồi định ngày gặt. Vì quen nghề, nên phải gặt lúc thóc vừa đỏ đuôi. Non quá khó giã bết dính, già quá, khi rang thóc nở thành nẻ. Gặt về, tuốt thóc đem đãi sạch sẽ, hạt lép, đem rang bằng chảo gang vũm lòng, đun bằng củi. Rang xong cho ngay vào cối giã, rồi sàng sảy sạch. Để tạo màu xanh của hạt cốm có nhiều cách, nhưng chủ yếu vẫn là dùng lá cơm nếp, lá lúa, lá gừng hoặc lá cau, giã lấy nước cốt rồi hoà vào cốm, đảo đều tay. 


Anh Toại kể: Hơn mười năm trước, có một người thợ cơ khí đến làng, xem làm cốm rồi nói với mọi người sẽ chế ra máy giã, máy rang, nếu anh đồng ý mua giá tiền như thế, ông sẽ mang máy đến. Tưởng nói đùa cho vui, ai ngờ người đó mang máy đến thật. Sau này, cứ học kiểu cách, khuôn mẫu chiếc máy đầu tiên, rồi thợ khác cứ như thế mà làm, mà cải tiến. Thời điểm đó, anh Toại mua 1,8 triệu đồng/1 máy giã, hơn 1 triệu đồng/máy rang thóc, giờ nguyên vật liệu đắt lên mua trọn bộ khoảng trên 6 triệu đồng. Ba thôn Thanh Hương I, 2,3 có trên chục hộ chuyên đi mua thóc nếp khắp các xã trong tỉnh, hàng ngày cung ứng cho bảy, tám chục máy rang, máy giã. Được ưa chuộng nhất là dòng nếp N87, N97, thóc mẩy, sáng hạt. Thóc già đã phơi nỏ, đem về ngâm nước lã hoặc nước ấm tay trong một đêm. Vớt ra thúng hoặc rá cho ráo nước. Mỗi mẻ rang không nhiều, chỉ miệng bơ đong gạo 8 lạng là vừa. Chảo rang đặt trên bếp than, phía trên chảo có dụng cụ cải tiến, đảo liên tục cho thóc chín đều. Khi nào nghe thấy tiếng nổ tách tách của hạt thóc là xúc ra cho vào máy giã. Cần cối làm bằng gỗ nhóm 4, nhóm 5, có bộ phận cắm điện, để cối giã tự động. Một người ngồi đầu cối dùng 1 đĩa sắt tây đảo liên tục. Sau khi giã cho vào máy gần giống máy sát, thổi hết vỏ trấu và loại các phôi thóc. Để tạo ra thành phẩm sạch hơn, còn phải sàng sảy hoàn toàn thủ công. Từng đó công đoạn mới cho ra hạt cốm mộc, không nhuộm màu. Nếu chủ hàng cần cốm màu vàng thì nhuộm nước dành dành, nghệ, cốm màu xanh dùng màu thực phẩm. Tốt nhất vẫn là dùng nước cốt của lá nếp để nhuộm, vừa thơm vừa dẻo và an toàn. Anh Toại là một trong số 10 đại lý lớn của thôn Thanh Hương I chuyên nhận cốm của các hộ, làm công đoạn cuối sàng sẩy sạch sẽ đóng bao thuê xe đem lên Hà Nội. Mỗi hộ có trên dưới chục mối hàng ở Hà Nội. Họ mua cốm Thanh Hương về chế biến bánh cốm, chè cốm... Cả thôn có 10 đại lý thu mua cốm của 35 máy giã. Anh cho biết, vào mùa cưới hỏi, cứ 4 ngày anh giao 1 tấn hàng, lúc ế cũng phải 3-5 tạ. Nhẩm tính: nếu mỗi hộ cung cấp cho Hà nội 7,5 tấn/tháng, chỉ 10 đại lý ở thôn Thanh Hương I xuất 75 tấn/tháng. Hai thôn Thanh Hương 2 và Thanh Hương 3, làm ít hơn, cộng lại cũng lượng bằng đó, mỗi năm, làng nghề chế biến tiêu thụ chừng trên 2000 tấn thóc, chưa tính những hộ làm bánh cuốn... 


Với gần 100 hộ gắn bó với nghề làm cốm quanh năm và chuyên tráng bánh cuốn, làm đậu, làng Thanh Hương nay đã và đang vươn lên thoát khỏi đói nghèo từ chuyển đổi cây trồng vật nuôi, khôi phục nghề truyền thống. Thanh Hương được công nhận là làng nghề chế biến lương thực năm 2004. Trên trục đường về UBND xã, xuất hiện ngày càng nhiều những ngôi nhà cao tầng kiểu dáng Thành phố của những đại lý nghề cốm... Cấp uỷ, chính quyền và nhân dân ở đây rất mong huyện và ngành chức năng của tỉnh giúp bà con xây dựng thương hiệu cho hạt cốm Thanh Hương, để hạt gạo nếp thơm của quê nhà được khách xa gần biết đến.

Một số hình ảnh đẹp
Cốm Thanh Hương Thái Bình












Bò nướng ngói Mỹ Xuyên Sóc Trăng

Bò nướng ngói Mỹ Xuyên Sóc Trăng
Trên đường tới vùng biển Mỹ Xuyên, người phương xa nghe đâu đó vẳng lên câu hò ngọt lịm:

Mời anh về xứ Mỹ Xuyên

Ăn bò nướng ngói thắm duyên Bãi Xàu.


 



Từ lâu rồi, bà con ở đây nuôi bò để lấy sức kéo và thịt bò cũng đã trở thành nguyên liệu chính để chế biến của nhiều món ăn như bò kho, bò xào khổ qua, bò nhúng giấm…; nhưng nổi tiếng nhất là bò nướng ngói. Nguyên thủy người ta dùng miếng ngói cong bằng đất nung để nướng thịt bò, về sau miếng ngói được thay bằng miếng thiếc tráng inox dày như cái xẻng đào đất, vì thế có người còn gọi món ăn này là bò nướng xẻng.

 

Nguyên liệu chính của món ăn là thịt bò nạc loại ngon xắt mỏng, ướp bột ngọt, đường, muối, sả băm nhuyễn, thêm ít đậu phộng rang sạch vỏ… Ăn tới đâu nướng thịt tới đó.

 

Bánh tráng, bún, không thể thiếu khế chua, thơm, chuối chát, rau thơm, rau diếp cá, xà lách… Nước chấm cũng được chế biến công phu với mắm nêm trộn thơm, sả bằm nhuyễn, ớt…

 

Bánh tráng gói rau, bún cùng miếng thịt bò đang nóng chấm mắm nêm sao mà hấp dẫn: vị ngọt của thịt, vị béo của mỡ, đậu phộng, vị chát của chuối sống, vị chua của khế, thơm, vị mặn cay của mắm nêm… hòa quyện vào nhau, dấy lên hương vị quê hương mặn nồng.

Một số hình ảnh đẹp
Bò nướng ngói Mỹ Xuyên Sóc Trăng












Tuesday, May 8, 2018

Đặc Sản Bê Chao Mộc Châu

Đặc Sản Bê Chao Mộc Châu
Những chú bò non ở Mộc Châu khi mới sinh ra (gọi là bê) được xác định giới tính, nếu là bê cái sẽ giữ lại nuôi để lấy sữa, còn bê đực không cho sinh sản sẽ bị loại. Khi bê con bị loại, người dân ở cao nguyên Mộc Châu đã biến nó thành một món ăn giàu chất dinh dưỡng, ngon và hấp dẫn - món bê chao.



Cách chế biến món bê chao không cầu kỳ, từ nguyên liệu là thịt bê ( Tuy nhiên thịt bê chao ngon nhất phải làm từ thịt của những chú bê con chỉ vừa sinh ra được 7 ngày tuổi, chỉ bú sữa bò mẹ mà chưa ăn bất cứ loại cỏ nào trên thảo nguyên. Có như vậy, món bê chao mới thơm ngon tuyệt hảo với từng miếng thịt bê giòn bì, chắc thịt, nhưng không hề khô cứng mà trái lại, rất mềm và ngọt). Thịt bê được xắt thành từng miếng nhỏ, đem ướp sả, gừng, gia vị rồi chao qua dầu sôi. Vì thịt bê còn non nên món ăn mềm, mang vị ngọt, không ngấy, không béo. 

 

Bê phải chao trên lửa to để thịt không ngấm mỡ. Lửa to thì dầu phải ngập miếng thịt để tránh “sống trong, chín ngoài”. Độ chín của gừng, sả ướp cùng thịt bê cũng là một yếu tố để đánh giá tay nghề đầu bếp. Bê chín, gừng, sả cũng vừa vàng ươm, thơm nức mà không khét, cháy. Một đĩa bê chao “đặc sản” như thế cũng chỉ có giá 150.000 đồng.

 

Bê chao phải ăn nóng mới thấy hết vị ngon của nó. Trút ra đĩa, mỡ vẫn còn riu riu sôi trên những miếng thịt. Chấm thịt ấy vào bát tương sánh vàng, điểm thêm chút gừng bằm nhỏ. Thịt vàng hườm, mềm và ngọt khó tả. Phần bì phồng lên lấm tấm trắng, khẽ cắn vào thì thấy giòn, nhưng nhai kỹ vẫn có một chút dai vương vấn. Tôi lại có cái thú vét gừng, sả vụn ở đáy đĩa để nhâm nhi. Thi thoảng lại có thêm những lát gừng mỏng, vàng ruộm, không cay xè mà thơm đến ứa nước miếng.

 

Nếu có dịp đi du lịch Mộc Châu, dừng chân thưởng thức món bê chao chắc chắn bạn sẽ khó có thể quên hương vị đậm đà của một món ăn mang đậm chất Tây Bắc này

Một số hình ảnh đẹp
Đặc Sản Bê Chao Mộc Châu
Đặc Sản Bê Chao Mộc Châu












Wednesday, May 2, 2018

Chè Tuyết Tủa Chùa Điện Biên

Chè Tuyết Tủa Chùa Điện Biên
Tại 4 xã vùng cao của huyện Tủa Chùa, Điện Biên hiện đang lưu giữ một nguồn tài nguyên quý giá mà thiên nhiên ưu đãi ban tăng, đó là gần 10000 cây chè Tuyết cổ thụ.

 



Cách trung tâm huyện Tủa Chùa trên 50km là xã Sín Chải, nơi sở hữu gần 2.300 cây chè “Tuyết” cổ thụ, tập trung ở các bản Cáng Tỷ, Sín Chải, Hấu Chua, Mạng Chiền, Sáng Tớ… Cái tên “chè Tuyết” mà người dân trong xã Sín Chải quen gọi cho cây chè có lẽ bởi cái khí hậu đặc thù vùng núi đá nơi đây đã tạo nên cho nó. Vào mùa đông giá lạnh, trên các ngọn núi cao, tuyết rơi phủ khắp cành cây, ngọn cỏ. Những cây chè tưởng chừng không sống nổi trước cái lạnh thấu xương, trơ cành khẳng khiu bám đầy sương, tuyết. Rồi mùa xuân đến, cây chè lại nảy mầm, đâm chồi, đem đến một mùa “vàng xanh” bội thu, mang ấm no về cho dân bản.

 

Ngoài Sín Chải, các xã Tả Sìn Thàng, Tả Phìn, Sính Phình cũng sở hữu trên 6.000 cây chè cổ thụ có hàng trăm năm tuổi. So sánh với các loại chè ở các vùng chè nổi tiếng khác thuộc khu vực miền núi phía Bắc như Tả Sùa ở tỉnh Sơn La, Suối Giàng ở Yên Bái, chè Tủa Chùa có chất lượng không thua kém. Chè Tủa Chùa sống tự nhiên trên các núi đá, được tích tụ sương núi nên hương chè thơm, màu nước chè vàng óng ánh, rất được nước và có vị đắng, ngọt hòa quyện thuần nhất.

Một số hình ảnh đẹp
Chè Tuyết Tủa Chùa Điện Biên












Tuesday, May 1, 2018

Phở bò Nam Định

Phở bò Nam Định
Phở bò gia truyền có lẽ là món ăn nổi tiếng của đất Thành Nam. Ngày nay món ăn này đã được “phủ sóng” toàn quốc nhưng có lẽ chỉ thưởng thức phở bò Nam Định ở Nam Định mới cảm nhận được nét đặc trưng riêng không thể lẫn. 



Bánh phở ở Nam Định sợi nhỏ mềm, nước dùng có hương vị đặc trưng từ công thức bí truyền của mỗi gia đình. Phở Đán ở phố Hai Bà Trưng, phở Tạo ở đường Điện Biên, phở bò sốt vang ở quán phở Xuyến ngõ Văn Nhân, phở bò áp chảo cụ Tặng phố Hàng Tiện đều là các quán phở gia truyền ngon nổi tiếng đất Nam Định.
Một số hình ảnh đẹp
Phở bò Nam Định