This is default featured slide 1 title

Go to Blogger edit html and find these sentences.Now replace these sentences with your own descriptions.This theme is Bloggerized by Lasantha Bandara - Premiumbloggertemplates.com.

This is default featured slide 2 title

Go to Blogger edit html and find these sentences.Now replace these sentences with your own descriptions.This theme is Bloggerized by Lasantha Bandara - Premiumbloggertemplates.com.

This is default featured slide 3 title

Go to Blogger edit html and find these sentences.Now replace these sentences with your own descriptions.This theme is Bloggerized by Lasantha Bandara - Premiumbloggertemplates.com.

This is default featured slide 4 title

Go to Blogger edit html and find these sentences.Now replace these sentences with your own descriptions.This theme is Bloggerized by Lasantha Bandara - Premiumbloggertemplates.com.

This is default featured slide 5 title

Go to Blogger edit html and find these sentences.Now replace these sentences with your own descriptions.This theme is Bloggerized by Lasantha Bandara - Premiumbloggertemplates.com.

Friday, March 31, 2017

Dren rang Gia Lai

Dren rang Gia Lai
Một mùa Xuân nữa lại về Hà Tây với cờ hoa phấp phới, với những bộ áo quần sặc sỡ của trẻ thơ, những ghè rượu ấm nồng dưới mái nhà rông... Và hơn thế, mùa Xuân cũng là mùa mà núi rừng Trường Sơn ban cho người Bahnar những sản vật đã trở thành một phần của văn hóa ẩm thực tinh tế.



Chúng tôi đến xã Hà Tây (huyện Chư Pah) vào một buổi chiều khi đã hẹn trước với anh Piên (làng Kon Sơ Lăl)-người rất thích thú và đam mê với việc bảo tồn nét văn hóa đặc sắc của ông cha. “Hôm nay, mình sẽ mời các bạn thưởng thức những món đặc sản truyền thống của người Bahnar, món này người thành phố không có đâu nhé. Đó là món dren”-giọng anh Piên đầy tự hào.

 

Theo anh Piên, đây là món ăn được làm từ con sùng tre, loại côn trùng vẫn được người Bahnar gọi là dren. Dren thường xuất hiện vào tháng 10, 11 hàng năm trong những khu rừng lồ ô. Theo những người Bahnar có kinh nghiệm, dren thường lựa thời điểm mùa mưa, khi cây lồ ô vừa nhú măng thì đục thân chui vào hút chất dinh dưỡng từ măng. Chính vì thế những khúc lồ ô có dren thường rất dễ nhận biết bởi có chấm đen bên ngoài, các đốt ngắn, nhỏ và xù xì hơn những đốt khác. Dren nhỏ hơn nhộng tằm, nhưng vì được ăn măng nên con nào con nấy đều mũm mĩm, vừa béo, vừa sạch. Mỗi đốt lồ ô có thể thu được một vốc nho nhỏ dren.     

 

Dren mang về được rửa một lần với nước sạch sau đó bỏ vào nồi rang lên dưới ngọn lửa bập bùng. “Phải cho nhỏ lửa và tuyệt đối không dùng dầu mỡ. Dầu mỡ sẽ khiến dren bị ngấy, ăn nhanh chán và không giữ được chất béo tự nhiên của nó”-anh Piên chia sẻ. Nói rồi anh cho vào nồi một chút muối và bột ngọt sau đó dùng đũa đảo đều. Những con dren béo mộng ngả dần sang màu vàng nhạt. Sau ít phút thì nồi dren bắt đầu tỏa mùi thơm thoang thoảng rất hấp dẫn, ấy cũng là khi dren vừa chín tới. Nhón tay bốc một vài con dren còn đang nóng hổi đưa vào miệng nhai, vị bùi bùi, ngầy ngậy trong con dren bắt đầu lan tỏa. Tôi cảm nhận được cái vị ngậy của dren quyện vào đầu lưỡi. Tôi tin chắc cái vị béo ngậy và mùi thơm nức mũi của dren cũng khiến cho bất kỳ ai sẽ phải tấm tắc khen ngon, ăn một miếng rồi lại muốn ăn miếng thứ hai.

 

Anh Piên cho biết thêm: “Dren là đặc sản của người Bahnar vào mùa khô. Thưởng thức dren giữa tiết trời se lạnh thì không còn gì bằng. Ngoài món dren rang, người Bahnar vẫn thường nướng dren ngay trong ống lồ ô để mùi dren hòa lẫn với mùi lồ ô tạo nên một hương vị đặc trưng mà không món ăn nào có được. Dren không dễ kiếm nên khi nhà nào kiếm được thì thường gọi mọi người đến để cùng thưởng thức. Hoặc khi có khách quý, dren cũng là món khoái khẩu được bà con chọn để mang ra mời khách”.

 

Món dren rang vàng, cùng với đó là món thịt chuột rừng treo gác bếp được nấu với ruột của cây tngin (một loại cây được trồng để làm gia vị họ riềng). Thêm đó là món đọt mây rừng luộc, món cá suối kho. Tất cả đều mang hương vị núi rừng Tây Nguyên, đậm đà phong vị ẩm thực của người Bahnar giữa ngày Xuân.

Một số hình ảnh đẹp
Dren rang Gia Lai
Dren rang Gia Lai












Thursday, March 30, 2017

Cháo cua đồng Bến Tre

Cháo cua đồng Bến Tre
Về xứ ruộng mà không ăn cua đồng thì coi như chưa về ruộng. Vùng đồng bằng sông Cửu Long ruộng lúa bao la, cua đồng là sản vật thiên nhiên ban tặng cho người dân miệt ruộng. Cháo cua đồng phải nấu trong nồi đất mới bài bản, theo như cách của lưu dân phương Nam từ xưa tới đây đã biết cách dùng nồi đất nấu nướng để giữ nguyên hương vị của món ăn.



Cua đồng tách vỏ lấy gạch để nấu nước dùng, còn phần cua xay nhuyễn làm riêu cua. Cách làm này chắc hẳn không còn xa lạ với nhiều người dù ở Bắc hay Nam. Trong nồi cháo cua đồng ở Bến Tre, người ta thường cho cá, thịt, nấm, trứng vịt lộn, tôm. Quyết định cháo cua đồng ngon hay dở là ở rau ăn kèm. Cháo thường cùng rau đắng, ngắt đọt non bỏ vào nồi để vị đắng của rau át vị tanh của cá, cua. Thi thoảng, những ngày mát trời người ta còn bưng ra cho rổ rau đắng nhưng mát. Để tăng độ ngọt cho nồi cháo, rổ rau ăn kèm còn có mướp hương, mồng tơi, rau ngót, kèo nèo, bông bí, bông thiên lý tùy mùa. 
Một số hình ảnh đẹp
Cháo cua đồng Bến Tre












Xôi nếp nương Điện Biên

Xôi nếp nương Điện Biên
Nếp nương được trồng nhiều ở các tỉnh Tây Bắc nhưng nói đến loại nếp ngon nhất người ta thường nghĩ ngay đến nếp nương Điện Biên. Những hạt nếp nương Điện Biên căng tròn, khi nấu lên có vị ngọt, thơm, mềm dẻo. 

 



Cách đồ xôi nếp nương công phu hơn nếp trồng ruộng nước. Xôi phải được đồ trong một cái chõ gỗ đặc biệt của người dân tộc Thái, xôi chín bằng hơi, mềm, dẻo nhưng không dính tay. Phải ngâm nếp trong nhiều giờ liền thì khi đồ xôi mới không bị sượng. Xôi được đồ rất kỳ công, phải qua hai lần đồ thì xôi mới dẻo thơm. Lần đồ thứ nhất, sau khi xôi tỏa hương thơm, vừa chín tới thì đem đổ ra một rá rồi lấy đũa trải ra cho đều, để một lúc sau thì đổ tiếp vào chõ và tiếp tục đồ cho xôi chín đều.

 

Người dân tộc Thái thường dùng xôi nếp nương chung với cá nướng, thịt lợn nướng… Cá nướng được tẩm ướp cùng với hạt mắc khén (một loại gia vị đặc trưng có vị cay và rất thơm) cùng với ớt, sả, gừng, rồi nướng bằng hơi nóng lửa than hồng cho đến khi chín vàng mới đúng hương vị của núi rừng Tây Bắc.

 

Khách du lịch khi ghé Điện Biên thường mua những cái ếp xôi nóng hổi của người dân tộc Thái để mang đi đường ăn cho ấm bụng. Trong cái se se lạnh của vùng núi Tây Bắc, khách sẽ khó lòng quên được hương vị dẻo thơm, hấp dẫn của xôi nếp nương. Thích thú vô cùng khi bạn vo tròn từng nắm xôi trong tay, nhẩn nha thưởng thức và khi xòe lòng bàn tay ra vẫn cảm thấy bàn tay mình sạch trơn, không có cảm giác bết dính.













Thịt bò cuốn cải Mèo Sapa

Thịt bò cuốn cải Mèo Sapa
Đến với Sapa các bạn hãy cứ dành thời gian thăm thú các địa điểm du lịch ở Sapa, ngắm cảnh núi rừng, khám phá những nét văn hóa độc đáo qua các lễ hội đặc sắc của các dân tộc Sapa cho đến khi chân đã mỏi và bụng đã rỗng, đấy chính là lúc thích hợp để ghé chân thưởng thức các món nướng. Chọn cho mình một quán bất kỳ mà bạn thích, trong nhà, trong chợ hay bất cứ một quán vỉa hè nào bên đường… 

 



Bước chân vào quán, việc đầu tiên là hãy chọn cho mình một thực đơn các món yêu thích rồi đặt riêng lên khay, trong lúc chờ đợi đến lượt đồ của mình được đưa lên bếp thì hãy cứ từ từ ngồi bên cạnh bếp than hồng, làm ấm cơ thể và cảm nhận cái hương vị thơm nống của thức ăn quện lẫn với mùi than hồng. Càng đói thì chút nữa ăn càng ngon, càng cảm nhận được hương vị của món nướng.

 

Nguyên liệu của các món nướng cũng vẫn là những miếng thịt bò, thịt lợn thôi nhưng nhờ cách chế biến, tẩm ướp khéo léo cũng như sự kết hợp riêng với các loại rau thơm đặc trưng mà chỉ Sapa mới có tạo nên hương vị riêng hoàn toàn khác biệt với những món nướng mà bạn đã ăn ở nơi khác, cũng chính nhờ vị chua chua ngọt ngọt của những lá rau rừng đó mà bạn có ăn nhiều một chút cũng chẳng hề cảm thấy ngán. Nhâm nhi vài ngụm rượu San Lùng cay nồng khi thưởng thức món nướng cũng làm cho bạn ấm bụng hơn giữa tiết trời se lạnh Sapa.

Một số hình ảnh đẹp
Thịt bò cuốn cải Mèo Sapa
Thịt bò cuốn cải Mèo Sapa












Wednesday, March 29, 2017

Cua biển Nha Trang

Cua biển Nha Trang
Bên cạnh các món hải sản đặc trưng của vùng biển như tôm,cá, sò huyết, ốc biển… món cua biển ở Nha Trang, Khánh Hoà luôn hấp dẫn du khách cả trong nước và ngoài nước trước hết ở giá trị tươi sống và giá trị dinh dưỡng của chúng.



 Vùng biển Nha Trang – Khánh Hòa được thiên nhiên ban tặng loại cua vừa chắc, vừa ngon, vừa giàu hương vị biển.Người sành điệu thường chọn ăn cua vào những ngày cuối tuần trăng, bởi khi ấy cua chắc thịt, nhiều gạch, ăn ngon hơn. Cua Huỳnh Đế là loại cua có hình thù đặc biệt, nổi tiếng thịt nhiều, vị rất ngon ở vùng Khánh Hoà. Cua biển có thể chế biến làm nhiều món ăn cao cấp như súp cua, cua bỏ lò, cua tẩm bột rán, của “phát xít”…


Khi không bị  ‘quấy rầy’ bởi các thứ gia vị, gia giảm phức tạp, thịt cua mới phát huy hết được sự thơm ngon tinh khiết cua mình. Nhìn con cua luộc đỏ au nằm trên đĩa với đủ cả mai, càng, chân mà bắt thèm. Nhưng đừng tưởng ăn cua bằng dao, dĩa, thìa, đĩa, đũa mới là sang, ăn cua tốt nhất là ăn bằng tay. Tuần tự dùng tay bóc yếm, tách mai, bẻ mình rồi khéo léo gỡ từng miếng thịt trắng phau nhúng vào đĩa muối tiêu chanh.Chưa hết, món càng cua cũng hấp dẫn không kém. Với chiếc kẹp bằng kim loại, bạn sẽ dễ dàng thưởng thức món đùi cua luộc tuyệt vời. 

 

Nếu cua luộc giữ được vị thanh khiết tự nhiên thì cua rang muối lại mang đậm hương vị mặn mòi của biển cả. Cua rang muối được chế biến khá công phu. Cua chặt miếng, càng đập dập, ướp mắm muối, gia vị trước khi đưa vào chảo chiên đều với vài loại gia giảm khác. Món này đậm đà hơn hẳn cua luộc xong vẫn giữ được thơm ngon khá đặc trưng của cua.













Rau Bò khai và Rau Sau sau Láng Sơn

Rau Bò khai và Rau Sau sau Láng Sơn
Cây Bò khai còn có tên khác như rau Hiến, Dạ Yến, Khau hương, Phắc hiến (Tày), Lò Châu Sói (Dao). Rau bò khai thân leo, ngọn nhỏ mềm như sợi bún thường dùng xào chung với thịt bò hoặc bánh đa ăn giòn bùi rất thú vị. Cũng là sản phẩm của tự nhiên, rau ngót rừng bùi, giòn, ngọt nước với hương vị rất riêng.



Cây sau sau là loài cây thân gỗ, tán che phủ một vùng rừng rộng lớn, thường trổ búp non vào đầu xuân. Búp sau sau dùng như một loại rau sống, khi ăn thường được chấm với mẻ chua, vị bùi – chát – ngọt, hương thơm nồng nàn rất đặc biệt. Ở vùng Sì Nghều (huyện Lộc Bình), bà con có một thứ nước chấm “đặc chủng” tên là Xà đúc, ăn với rau sau sau rất tuyệt vời, một lần ăn, nhớ mãi không quên. Xà đúc được lấy nguyên liệu từ tuỷ của xương lợn, kết hợp với một số gia vị cả địa phương, ủ men lâu ngày mà thành.Hiện nay, ở các chợ đầu mối ở thành phố Lạng Sơn như: Chợ Kỳ Lừa, Đông Kinh, chợ Chi Lăng, có hàng trăm người dân tộc thiểu số ở Gia Cát, Hoà Cư, Cao Lâu (huyện Cao Lộc), Vân Thủy, Bản Thí (huyện Chi Lăng), thồ xe đạp, bán rong lá sau sau. Bạn có thể mua về xuôi làm quà biếu người thân.

Một số hình ảnh đẹp
Rau Bò khai và Rau Sau sau Láng Sơn
Rau Bò khai và Rau Sau sau Láng Sơn












Monday, March 27, 2017

Bánh tét mật cật Kiên Giang

Bánh tét mật cật Kiên Giang
Đến Phú Quốc, tham quan chợ Dương Đông ai cũng thích thú được nhìn ngắm và mua những con cá biển ngon lành vì tươi xanh. Nhưng nếu không thưởng thức và mua bánh tét mật cật sẽ là thiếu sót lớn, bởi đây là loại bánh độc quyền của địa phương này.

 



Mật cật là loại cây lá xòe như lá cọ, mọc đầy trên dãy núi Hàm Ninh - ngọn núi cao và dài nhất huyện đảo Phú Quốc. Thông thường, người ta dùng lá mật cật để chằm nón lá. Nhưng từ xưa đến nay, lá mật cật được dùng để gói bánh Tét thay cho lá chuối truyền thống.

 

Trước tiên, lá mật cật được phơi cho hơi héo, cọng và lá mềm để không rách khi gói. Sau đó, lá được rửa, lau sạch, bôi lớp dầu. Gói đòn bánh tét bằng lá mật cật là một việc làm công phu vì mặt lá hẹp, không to bản như lá chuối. Càng phải khéo tay hơn vì bánh được cột bằng gân lá mật cật, không mềm như dây lạt. Bánh ngon còn nhờ kỹ thuật buộc dây. Buộc chặt, bánh không chín đều, buộc lỏng thì bánh ăn mất ngon. Khó hơn là đòn bánh dài khoảng 30 cm này được gói theo dạng hình tam giác. Nhờ vậy, bánh Tét mật cật Phú Quốc vừa không giống bánh đất liền mà còn có một hình dạng rất đẹp mắt.

 

Bánh Tét mật cật làm từ nếp được lựa kỹ không lẫn gạo. Đậu xanh cà nấu nhừ cùng dây thịt mỡ làm nhân. Bánh Tét nấu chín vừa dẻo chất nếp, vừa ngọt bùi hương đậu xanh, vừa thơm béo thịt mỡ.

Một số hình ảnh đẹp
Bánh tét mật cật Kiên Giang
Bánh tét mật cật Kiên Giang
Bánh tét mật cật Kiên Giang
Bánh tét mật cật Kiên Giang












Tả pí lù

Tả pí lù
Tên gọi “tả pí lù” có nguồn gốc từ người Hoa. Đây là món gần giống như lẩu thập cẩm. Thành phần chính là các loại cá thái mỏng nhưng ngon nhất là nấu cùng cá sặc bướm. Cá chỉ lấy phần thịt ở hai bền sườn, đem tẩm ướp gia vị. Nguyên liệu này sau đó nhúng tái vào nồi nước lẩu nấu bằng xương cá và nước dừa tươi. Dùng bánh tráng để cuốn cá cùng nhiều loại rau sống, đậu phộng rang, cơm dừa nạo, bún chấm với nước mắm trong. Đây là món ăn ưa thích của người dân vùng U Minh vào mùa nước lớn, cá nhiều, mọi người có thời gian nghỉ ngơi, bày biện ăn uống, nhậu nhẹt.



 
Một số hình ảnh đẹp
Tả pí lù












Sunday, March 26, 2017

Nộm da trâu Mộc Châu

Nộm da trâu Mộc Châu
Những ai chưa từng ăn món này đều nhăn mặt, vì nghĩ mình đang gặm cái mặt trống. Da trâu rất khó lấy vì trâu bị lọc toàn bộ da, sau đó được chuyển ngay cho các mối làm trống. Ấy thế nhưng người Thái ở Sơn La đã biến da trâu trở thành đặc sản không thể thiếu trên mâm cơm những dịp đặc biệt. Những người phụ nữ Thái đảm đang đã không ngại khó khăn để làm mềm hóa sự dai và cứng của da trâu bằng cách hơ qua lửa rồi ngâm với nước lã. Sau khi đủ độ, với con dao thật sắc, họ dùng hết sức để thái mỏng miếng da dầy đó.

 



Thật lạ, miếng da trâu đen xì, dầy bịch ban đầu, qua vài công đoạn tưởng như giản đơn đó lại biến thành món cực hấp dẫn từ ánh nhìn. Khi thái mỏng tang, miếng da trâu giờ có màu vàng của quả chanh Tây, bên trong là màu vàng nhạt, trong trong, cắn thử lại sần sật, giòn giòn, là lạ.

 

Cũng như nhiều món nộm khác của người Thái, nộm da trâu cần gia giảm thêm nhiều gia vị và rau thơm như lạc, mùi ta, mùi tàu, chút hạt mắc khén đặc trưng.

 

Đặc biệt, cái làm nên thứ quyến rũ của nộm da trâu chính là vị chua của nước măng chua, chứ không phải của chanh hay giấm. Đó là vị chua thơm, thanh thanh. Nước măng chua muốn ngon phải ngâm bằng thứ măng củ tươi, nước suối và thêm những gia vị cần thiết. Măng cũng phải có thời gian để "ngấu" tiết ra thứ nước chua thanh mát mới đúng điệu để trộn món nộm này.

 

Nộm da trâu được xếp gọn trên mẹt hình thuyền, cong cong, sơn màu cánh gián nhạt, lại có hai tay cầm. Gắp một miếng, nhớ dùng đũa khéo léo gắp cả da trâu, thịt trâu, lạc, mùi ta, mùi tàu, nhúng sâu hơn nước nộm, hít hà… Chà, da trâu giòn giòn đanh đanh, hơi giống vó bò nhưng giòn hơn, thớ thịt lại khác. Tợp một chén rượu, nhắp thêm miếng nữa, lần này ta ăn tinh tế hơn, nên vị chua của măng mới hé mặt.

 

Rồi cảm giác ngòn ngọt của thịt trâu (đã được nện kỹ cho thật mềm), vị bùi của lạc rang, thơm của mùi ta… tất cả cùng hòa quyện tạo thành thứ men ngây ngất trong khoang miệng.

Một số hình ảnh đẹp
Nộm da trâu Mộc Châu
Nộm da trâu Mộc Châu












Nem bưởi Tây Ninh

Nem bưởi Tây Ninh
Món nem dùng được cho cả người ăn chay lẫn ăn mặn này cũng là một trong những đặc sản của Tây Ninh. Nem bưởi dễ ăn và tiện lợi. Chua chua, mặn mặn, ngọt ngọt, cay cả ớt và tiêu và mùi đặc trưng khó lẫn làm nên đặc trưng của nem bưởi.



Những người dân Tây Ninh tài tình lắm khi loại bỏ được vị đắng của vỏ bưởi và biến nó thành thứ đồ ăn phổ biến. Nhìn những chiếc nem màu tươi rói, được gói như nem thịt hẳn nhiều người sẽ ngạc nhiên lắm khi biết thành phần của nó.

 

Nguyên liệu chính làm nên món này là vỏ bưởi và đu đủ xanh bào nhuyễn phơi khô kết hợp với nhiều phụ liệu như khế chua, ớt hiểm, tiêu, lá vông nem, chùm ruột, lá chuối... Dạo qua Tây Ninh, thưởng thức và mua về mấy chục nem làm quà cũng là một ý hay.

 

Một số hình ảnh đẹp
Nem bưởi Tây Ninh












Saturday, March 25, 2017

Bánh đa cua đất Cảng

Bánh đa cua đất Cảng
Đã đến Hải Phòng, khách du lịch, nhất là bạn bè gần xa đều muốn được thưởng thức bánh đa cua, để rồi nhớ mãi và mong có dịp thưởng thức thêm. Sao bánh đa cua lại hấp dẫn nhiều người đến vậy?

 



Nhớ Hải Phòng là nhớ bánh đa cua

Bạn hãy thử lên mạng Internet, vào trang Google, gõ thử chữ “bánh đa cua” xem. Sẽ thấy hiện lên hàng trăm, hàng ngàn diễn đàn trong đó có những câu cảm nghĩ thể hiện nỗi nhớ với bánh đa cua của Hải Phòng. Người Hải Phòng đi khắp nơi, nghe nói tới bánh đa cua là có thể tưởng tượng ra địa chỉ nào bán bánh đa cua nổi tiếng, rồi từ đó, trong trí nhớ lại hiện lên màu sắc, mùi vị, những tiếng hít hà, xuýt xoa khi thưởng thức món ăn dân dã này.

 

Cậu bạn tôi định cư ở thành phố Hồ Chí Minh. Lần nào cùng người vợ miền Nam về thăm nhà vài ngày, cậu cũng chén tì tì 3 bát đánh đa cua liền cho… đỡ nhớ. “Tớ là người ăn khỏe, nhưng ăn liền 3 bát phở hay hủ tiếu hoặc bánh canh thì chịu. Về Hải Phòng quê mình, bát bánh đa cua to thế mà cứ phải làm 3 bát mới đỡ thèm. Ngày trước ở nhà cũng vậy đấy!” - cậu bạn hì hì cười trước khi trả bát thứ hai vừa xong để đón bát thứ ba từ người bán bánh đa trên phố Trần Phú. Theo tâm sự của bạn tôi, nhiều khách đến Hải Phòng khi đã thưởng thức bánh đa cua, nhớ đến đất Cảng là nhớ tới món ăn này. Và họ cho biết chính hương vị đậm đà của món bánh đa cua này cuốn hút và trở thành ấn tượng không quên.

 

Món ăn ngon mắt, ngon miệng

Một bát bánh đa cua Hải Phòng bưng tới phục vụ thực khách có đủ các sắc màu bắt mắt xanh, đỏ, vàng, trắng… Những sợi bánh đa to bản màu đỏ đất ngập trong nước cua sánh vàng. Gạch cua được phu với hành củ thơm lừng, béo ngậy lóng lánh bên trên. Cùng với đó là màu đen sậm của miếng chả lá lốt, màu vàng nhạt của viên chả thịt, màu xanh mượt mà của rau muống chần giòn và dăm dọc hành lá vừa trắng vừa xanh tỉa khéo khiến thực khách chỉ nhìn đã thấy bụng sôi ầm ầm. Thêm chút đỏ của ớt tươi cắt lát hay chút tương ớt nấu khéo theo kiểu Hải Phòng (người đất Cảng gọi là chí chương) là trọn vẹn bát bánh đa như bức tranh ẩm thực đa sắc. Người ta thường nói, một món ăn thành công phải hội tụ được cả 2 yếu tố “ngon mắt” và “ngon miệng”. Bánh đa cua Hải Phòng kết hợp được cả 2 yếu tố đó. Khi nhìn thấy bát bánh đa cua lần đầu, thực khách dù chưa thưởng thức bao giờ cũng khó có thể bỏ qua.

 

Và ai đó từng thưởng thức, mỗi lần đến với Hải Phòng đều rủ bạn bè đến những địa chỉ bán bánh đa quen thuộc để thỏa nỗi nhớ. Có người thích ăn bánh đa cua thập cẩm, nghĩa là trong bát có chả, có tôm, thịt chân giò thái mỏng. Song cũng có người chỉ thích thưởng thức bánh đa cua với rau muống chần hoặc rau giút để được cảm nhận hương vị nguyên chất của thịt cua, gạch cua và nước cua quyện với bánh đa đỏ đậm đà rất riêng của người đất Cảng. Như lời ai đó từng nhận xét về món ăn này, bánh đa cua không chỉ là món ăn mà còn là một bức tranh đa sắc, ẩn chứa trong ấy là sự mộc mạc, chân thành khó quên của tình người Hải Phòng.

 

Danh sách đề cử 15 món ăn Việt gồm có: Phở - bún chả - chả cá Lã Vọng – bún thang của Hà Nội, bánh đa cua Hải Phòng, cơm cháy Ninh Bình, miến lươn Nghệ An, bún bò Huế, mì Quảng, phở khô Gia Lai, bánh canh Trảng Bàng, bánh khọt Vũng Tàu, gỏi cuốn và cơm tấm Sài Gòn, bánh cóng Sóc Trăng. Đây được xem là những món ăn chỉ ở Việt Nam mới có khi so sánh với ẩm thực các nước khu vực châu Á.

 

Nét riêng văn hóa ẩm thực

Khi một món ăn trở thành nỗi nhớ, thể hiện tình cảm, tinh thần của một vùng đất, món ăn đó tạo nét riêng văn hóa ẩm thực địa phương. Bánh đa cua Hải Phòng đã trở thành một phần của văn hóa đất Cảng. Nhắc đến ẩm thực Hải Phòng, người ta sẽ nhắc ngay tới món ăn này. Ẩn trong hương vị của món ăn chính là tấm chân tình của người Hải Phòng. Từ sự kết tinh văn hóa của người dân miền biển và truyền thống ẩm thực vùng đất đầu sóng ngọn gió, bánh đa cua được thực khách ấn tượng và bình chọn vào danh sách đề cử 15 món ngon Việt nhận kỷ lục châu Á vào tháng 9 tới.

 

Đại diện Tổ chức kỷ lục Việt Nam Vietkings cho biết, 15 món ăn trong đó có bánh đa cua Hải Phòng được chọn ra sau khi tổ chức này khảo sát hàng trăm món ăn đặc sản trên toàn quốc và khảo sát bước đầu về các món ăn từ 57 quốc gia và vùng lãnh thổ của châu Á. Vượt qua hang trăm món ăn khác của Việt Nam để được chọn vào danh sách này, bánh đa cua Hải Phòng cùng 14 món ăn trong cả nước chính là những đại diện ẩm thực quốc gia, kết tinh từ văn hóa ẩm thực của các vùng miền trong cả nước. Kết quả này chính là sự khẳng định nét riêng của văn hóa ẩm thực đất Cảng ẩn trong mỗi bát bánh đa cua, như tình cảm đậm đa của người đất Cảng luôn mở rộng vòng tay đón du khách khắp nơi về với thành phố.

Một số hình ảnh đẹp
Bánh đa cua đất Cảng












Wednesday, March 22, 2017

Mực nhồi thịt Bình Thuận

Mực nhồi thịt Bình Thuận
Mực là món ăn hàng ngày của người dân vùng biển, có giá trị dinh dưỡng cao, chứa nhiều vitamin, protein, theo đông y cũng như tây y mực có tác dụng chữa các chứng bệnh như tim mạch, gan, thận, đau dạ dày…giúp bồi bổ sức khỏe và trí lực, chính vì công dụng đa dạng của mực nên mực được chế biến thành nhiều món ăn khác nhau như mực xào chua ngọt, mực làm chả, mực chiên nước mắm, mực riêm với mắm tỏi ớt…nhưng những món đó nếu bạn cảm thấy nhàm chán thì có thể thay đổi khẩu vị bằng món mực nhồi thịt.

 



Làm món này rất công phu và đòi hỏi phải khéo léo. Mực nhồi thịt phải là loại mực ống, mỗi thân mực nên dài cỡ ngoài 10cm để chế biến dễ dàng. Mực nang thịt dày, nhưng chỉ thích hợp cho xào, hay làm chả bởi thân dẹt, to bản. Người vùng biển tinh tế, biết chọn những con mực còn nguyên cả râu, mình dày, vỏ ngoài đỏ hồng, sáng lấp lánh, không bị vỡ túi mực. Đó chính là những con mực tươi, cho thịt giòn, thơm ngon nhất.

 

Nguyên liệu để làm mực nhồi gồm có mực tươi, thịt băm, mộc nhĩ, nấm hương vài cái ngâm nở, thái chỉ, hành tím băm nhỏ, gia vị hạt nêm.

 

Mực mua về rửa sạch và tách ống mực ra khỏi đầu mực, lấy túi mực cẩn thận, mực nhồi thịt phải để nguyên da, vì da mực rất ngọt, sau đó băm nhuyễn râu mực với thịt. Trộn đều thịt heo, mộc nhĩ, nấm hương, hành tím với nhau. Nêm thêm hạt nêm và dầu ăn trong khi trộn và đặc biệt làm mực nhồi thịt phải để tiêu nguyên hạt thì món mực mới có mùi vị cay thơm, át vị tanh của hải sản. Dồn thịt vào từng ống mực sau khi đã trộn đều hỗn hợp thịt. Dùng tăm xiên miệng ống mực sau khi đã dồn thịt để tránh thịt trồi ra trong khi chiên. Nhồi thật khéo nhân vào thân mực sao cho vừa vặn, nhân không nên nhồi quá chặt vì dễ vỡ và cũng không nên nhồi quá lỏng. 

 

Thường thì sau khi nhồi xong đem mực hấp chín trên xửng để mực rút nước, co lại. Gần lúc ăn người ta mới đem chiên vàng mực trên chảo ngập dầu. Làm cách này thì mực khi chiên sẽ không bắn nước ra ngoài gây nguy hiểm cho người chiên nhưng ngược lại sẽ làm bớt đi vị ngọt của mực. 

 

Muốn mực được chiên vừa ngọt và vừa đẹp ta không hấp mực mà sau khi nhồi mực xong bỏ mực vào một cái chảo sâu, đổ ít dầu, vì mực sẽ còn ra nước, để trên bếp liu riu lửa khoảng 45 phút, sau khi đun nước mực chảy ra sẽ thấm vào lại mực cộng với dầu ăn làm cho mực có một màu vàng thật bắt mắt.

 

Mực nhồi thịt chiên là một đặc sản của Bình Thuận. Một dấu ấn để người ta thêm nhớ về biển. Tôm, cá, mực, sò… là hải sản muôn đời vẫn luôn đa dạng và phong phú, quan trọng là sự khéo léo, sáng tạo, bỏ thêm chút thời gian, những biến tấu mới lạ khiến thực phẩm ngày thường cũng trở nên hấp dẫn.

 

Và mực nhồi thịt thơm từ gia vị, ngọt từ nước, săn chắc, dai dai của mực khi ăn ta cắn phải một hạt tiêu cay cay khiến ta có một cảm giác ngon tuyệt rất đặc biệt. Còn gì hơn khi không gian thưởng thức ngay cạnh biển.

Một số hình ảnh đẹp
Mực nhồi thịt Bình Thuận
Mực nhồi thịt Bình Thuận












Bún riêu cua Đà Nẵng

Bún riêu cua Đà Nẵng
Ghé Đà Nẵng chơi, du khách không chỉ được thưởng thức mỳ Quảng, cà phê vỉa hè mà còn để có dịp ăn thử món bún riêu cua bể tuyệt ngon nơi đây. Món ăn này là sự hòa trộn giữa những nét tinh tế của món riêu cua miền Bắc và hương vị biển Đà Nẵng.

 



Nhưng hóa ra, riêu cua được làm từ thịt ghẹ hoặc thịt cua biển, tôm khô, thịt nạc heo, trứng gà và đương nhiên cũng không thể thiếu gạch cua đồng. Đó phải chăng là lý do vì sao riêu cua lại rắn, khi ăn có vẻ hơi xạp xạp nhưng lại bùi và thơm.

 

Khi khách gọi “ cho một tô bún riêu”, cô bán hàng sẽ nhanh chóng phục vụ. Trước hết là công đoạn chần bún trong nồi nước nóng rồi cho vào bát. Cần phải chần bún qua nước sôi để bún bớt chua và bớt dính. Cho bún vào bát xong, cô cho vào đó ít mỳ chính, ít giá chần chín, thêm ba đến bốn miếng gạch cua, một ít đậu phụ rán vàng. Nếu khách gọi bát bún riêu giò thì cô sẽ cho thêm vào bát những miếng giò thái mỏng.

 

Xong đâu đó cô bỏ thêm một nhúm hành hoa thái nhỏ vào trước khi chan nước dùng vào bát. Bát bún nào của cô cũng có thêm lát dứa và cà chua cho nhiều màu sắc.

 

Ngoài ra, trên bàn cũng không thể thiếu đi rổ rau sống. Chỉ một ít rau xà lách, ít hoa chuối hay thân chuối thái nhỏ công thêm ít rau húng, rau tía tô nhưng cũng món ăn hấp dẫn hơn.

 

Bún riêu ở Đà Nẵng được bán ở trong những quán sang trọng và cả trên vỉa hè. Nhưng dù là ở đâu thì hương vị của bát bún riêu vẫn ít có sự thay đổi. Bước vào quán là thấy nồi nước dùng nóng hổi, là thấy bát riêu cua đặc biệt, và thấy cả những gương mặt đổ mồ hôi khi vừa thưởng thức xong một bát bún.

Một số hình ảnh đẹp
Bún riêu cua Đà Nẵng
Bún riêu cua Đà Nẵng
Bún riêu cua Đà Nẵng












Tuesday, March 21, 2017

Bánh trôi nóng Hà thành

Bánh trôi nóng Hà thành
Cả tuần nay, trời đất Hà Nội ủ dột bởi mưa rả rích khiến các hàng quán vỉa hè dường như vắng vẻ hơn thường lệ. Những dịp thế này, bạn thử ghé qua một vài hàng chè nóng để thưởng thức món ăn ấm áp này xem sao.

 



Mấy năm gần đây, chè sắn ngày càng được yêu thích, có thêm trong thực đơn của nhiều hàng chè. Nhưng chỉ khi gió lạnh thổi về, bạn mới có dịp thưởng thức món chè dân dã này. Chắc hẳn nhiều bạn biết tới quán cháo trên vỉa hè phố Lý Quốc Sư (ngay đầu ngõ Huyện) của chị bán hàng có khuôn mặt hiền lành, chịu thương chịu khó.

 

Vào dịp cuối thu, đầu đông, trong các thúng ủ chăn ấm nực của chị còn có thêm một nồi chè sắn. Những miếng sắn dẻo quyện với nước dùng chế từ bột đao đặc sánh màu nâu nhạt, ăn dễ vào. Cảnh phố cổ đất chật người đông nên tới đây ăn, khách có dịp ngồi quây quần bên những nồi cháo, nồi chè của cô chủ quán, ngỡ như đang ngồi ở một chợ quê nào đó.

 

Khác với phong cách giản dị ở Lý Quốc Sư, quán chè đầu phố Hoa Lư lại cầu kỳ hơn khi cho thêm nước cốt dừa phủ trên bát chè sắn. Nước dùng cũng đặc hơn, màu nâu đậm chỉ tiếc sắn chưa được dẻo lắm. Quán chè ngô, sắn nóng này còn có rất nhiều loại chè, đồ uống khác, chỗ ngồi cũng rộng hơn nên nếu đi cùng cả nhóm, bạn cũng sẽ có nhiều lựa chọn hơn.

 

Sang mùa đông, các hàng chè đá thông thường cũng chuyển qua bán chè nóng. Một số hàng ăn ngon nổi tiếng như chè 16 (ngay ngã tư Ngô Thì Nhậm - Lê Văn Hưu) hay chè Bốn Mùa trên đường Lương Văn Can có cả chè xanh, chè đen nóng. Hàng chè ở 31 Đào Duy Từ cũng có dăm ba loại chè nóng là lạ.

 

Nằm trên phố Hàng Giầy, hàng bánh trôi tàu nóng của bác Bằng "Hói" lúc nào cũng nườm nượp khách nhất là ngày đông giá rét. Nhiều người khởi đầu tới ăn vì nghe tiếng bác diễn viên hài lừng danh nhưng chả biết thế nào, dần dần đâm nghiện món bánh trôi ở đây. Bao nhiêu năm trôi qua, quán vẫn chỉ đơn sơ mấy chiếc bàn, ghế, cách nấu như xưa và chất lượng thì vẫn ngon

Một số hình ảnh đẹp
Bánh trôi nóng Hà thành












Monday, March 20, 2017

Bánh Chưng Nhật Lệ

Bánh Chưng Nhật Lệ
Con phố nhỏ Nhật Lệ nằm trong thành Nội những ngày giáp Tết bỗng trở nên nhộn nhịp hơn hẳn. Không nhộn nhịp sao được bởi hầu hết người dân Huế lựa chọn về đây đặt “thương hiệu” bánh chưng đã có tới 3 thế hệ làm nghề.

 



Vào hiệu bánh chưng mệ Tư thấy không khí Tết đã rất gần. Khắp nhà đều thấy lá chuối, gạo, đậu xanh… mỗi người mỗi việc nhưng ai cũng khẩn trương cho ra lò những cặp bánh thơm ngon, kịp đáp ứng nhu cầu của người dân dịp Tết.

 

Mệ Tư tâm sự: “Trước kia, phố Nhật Lệ hầu như nhà nào cũng gói bánh chưng, bây giờ chỉ còn vài gia đình giữ được nghề. Gói bánh chưng là nghề truyền thống đã 3 đời của gia đình nên dù thế nào tui cũng quyết giữ, truyền lại cho con cháu”.

 

Ở khu phố Nhật Lệ, hỏi hiệu bánh chưng mệ Thêm không ai không biết. Bánh chưng được bày bán ngay trước nhà còn bên trong mọi người vẫn tất bật với các công đoạn làm bánh - người lau lá, người gói, người thì nấu bánh.

 

Mệ Thêm dẫn chúng tôi ra phía sau, qua gian nhà nhỏ mùi gạo nếp, đậu xanh thơm nồng. Trong bếp, con gái mệ đang thái thịt heo ướp làm nhân bánh. Bên cạnh những nồi bánh chưng bốc khói nghi ngút…

 

“Năm nào cũng vậy, cứ cách tết khoảng một tuần là người dân Huế đến Nhật Lệ đặt bánh. Mệ phải chuẩn bị gạo nếp, đậu xanh, lá chuối từ trước. Những ngày giáp Tết, người trong nhà gói bánh không xuể, phải thuê thêm người mới kịp” - Mệ Thêm vui vẻ tâm sự.

 

Những người làm bánh chưng lâu năm ở Nhật Lệ cho biết, bí quyết để bánh thơm ngon thì quan trọng nhất là nguyên liệu. Gạo nếp được mua chọn lọc ở Hương Trà; thịt lợn làm nhân bánh; lá gói được chọn kỹ… ngày cả khi luộc bánh, vớt bánh cũng phải những người lâu năm trong nghề làm.

 

Những ngày này, tới phố bánh chưng Nhật Lệ ai cũng có cảm giác như tìm về cội nguồn dân tộc. Cuộc sống hiện đại khiến nhiều gia đình không thể tự tay làm bánh chưng để thờ cúng ông bà, tổ tiên dịp Tết thì bánh chưng Nhật Lệ đã góp phần lưu giữ nét văn hóa truyền thống giàu ý nghĩa đó.

Một số hình ảnh đẹp
Bánh Chưng Nhật Lệ
Bánh Chưng Nhật Lệ
Bánh Chưng Nhật Lệ
Bánh Chưng Nhật Lệ
Bánh Chưng Nhật Lệ
Bánh Chưng Nhật Lệ
Bánh Chưng Nhật Lệ












Thursday, March 16, 2017

Bánh mì xíu mại Đà Lạt

Bánh mì xíu mại Đà Lạt
Ăn kèm với bánh mì là bát xíu mại làm nước ninh xương trong váng mỡ béo ngậy cùng viên thịt bé xíu, cộng thêm chút hành lá thái nhuyễn, tuy nhiên khi ăn lại rất thanh mà không hề ngấy. Có 3 cách phổ biến để thưởng thức là xé nhỏ bánh mì cho vào bát xíu mại, để nguyên miếng bánh mì lớn chấm nước dùng hoặc bỏ xíu mại vào giữa chiếc bánh mì. Ngoài các quán ngoài cổng trường học, cổng chợ, bạn có thể đến ngã ba Trần Nhật Duật - Hoàng Diệu để cảm nhận được hương vị đúng điệu của món ăn.



 
Một số hình ảnh đẹp
Bánh mì xíu mại Đà Lạt












Tuesday, March 14, 2017

Hồng không hạt Nhân Hậu Hà Nam

Hồng không hạt Nhân Hậu Hà Nam
Nhân hậu - Lý nhân không chỉ có giống chuối ngự nổi tiếng thơm ngon mà còn có loại hồng không hạt mà ta thường gọi là hồng không hạt Nhân Hậu.

 

Nhân Hậu là tên một xã cũ của huyện Lý Nhân, nay là xã Hoà Hậu. Đồng thời, đây cũng chính là làng Đại Hoàng xưa - quê hương của cố nhà văn Nam Cao. Nơi đây thiên nhiên đã phú cho không chỉ có giống chuối ngự nổi tiếng thơm ngon mà còn có loại hồng không hạt mà ta thường gọi là hồng không hạt Nhân Hậu.

 



Loại hồng không hạt này có quả to, hình dáng cân đối, khi chín chuyển dần từ màu đỏ tươi sang màu đỏ thẫm, da mỏng mịn căng tròn, không có một vệt nhăn hay rám đen trên mặt quả, hình dáng quả rất hấp dẫn.

 

Khác với tất cả các loại hồng của địa phương khác, không chỉ ở hình dáng quả to, cân đối, đẹp mã mà đặc biệt loại hồng này bên trong không hề có hạt. Ngoài lớp “thịt” quả mềm còn có những nhân của hạt đã thoái hoá, trong như thạch phân bổ đều trong phần ruột quả. Khi ăn ta chỉ cần bóc nhẹ lớp vỏ mỏng như nylon bên ngoài mà vẫn giữ nguyên được hình khối của quả. Vừa đưa vào miệng, lớp thịt quả mềm đã tan ra ngọt lịm để lại những “nhân” giòn như thạch làm cho người thưởng thức có được cảm giác khác lạ mà không có một loại hồng nào có được.

Một số hình ảnh đẹp
Hồng không hạt Nhân Hậu Hà Nam












Friday, March 10, 2017

Thịt chó Ngũ Kiên

Thịt chó Ngũ Kiên
Thịt chó là món ăn khoái khẩu của dân ta. Cách thức chế biến thịt chó  của các nơi thường giống nhau; nhưng cũng có nơi gia giảm đôi chút và nơi nào cũng cho rằng thịt chó quê mình “ngon nhất đời!”. Khách về thăm Vĩnh Tường hay được mời đi thưởng thức thịt chó ở xã Ngũ Kiên với lời giới thiệu khiêm tốn là “cách làm đơn giản thôi nhưng ngon nhất huyện đấy!”.

 



Cách làm “đơn giản” ở đây như sau: 

Người ta thường chọn một trong bốn loại “nhất vện, nhị vàng, tam khoang, tứ đốm”. Theo kinh nghiệm các cụ, bốn loại chó này ít có mùi hôi, thịt ngon hơn cả. 

Khi thịt chó phải chú ý khâu thui: thui bằng rơm, quạt cho lưỡi lửa bám khắp người con chó, sao cho da vàng xộm, không bị cháy xốp. Thui xong, dùng rơm sạch lau chùi thật kỹ, dùng dao cạo sạch, lấy giẻ sạch lau kỹ lần cuối rồi mổ dọc con chó, moi hết nội tâm, lấy giẻ lau lần nữa (không rửa nước để thịt khỏi tanh). 

 

Thịt chó được lọc và phân loại để làm: 

1/ Xương băm từng miếng, pha giềng, mẻ, tương và mắm tôm, liều lượng theo khẩu vị. Trộn kỹ, cho nước ngập trên xương, đem đun kỹ. Khi thử, thấy thịt róc trơ xương, nếm có vị đậm, thơm là được món xáo chó ngon. 

2/ Nhựa mận: Thái thịt bạc nhạc lọc từ chân, bụng và lóc từ xương thành miếng nhỏ, trộn lẫn tiết chó, pha tương, mắm, gia vị vừa đủ, đánh kỹ và để ướp một lát. Cho thêm ít nước, đun nhỏ lửa và đảo kỹ cho ra chất sền sệt, màu mận chín, gọi là nhựa mận. ăn nhựa mận với bún hoặc bánh đa nướng là hợp nhất. 

3/ Chả chó: Thịt đùi và bụng được thái vuông vức thành miếng, trộn đều giềng mẻ, mắm tôm, ướp chừng nửa tiếng, xiên từng xâu, nướng bằng than cùi ngô. Chả chó ăn bao giờ cũng ngon, ngọt, khỏi phải bàn. 

4/ Chả bọc: Gỡ mỡ chài trong bụng chó, thái từng mảng mỏng dùng làm áo. Thịt bạc nhạc băm kỹ cùng với sụn sườn. Lấy lá lốt gói thịt băm bên trong, bên ngoài gói mỡ chài thành chả bọc. Kẹp chả bọc trên phên sắt, đem nướng như chả miếng. Ăn mềm lại sần sật, cũng lạ miệng. 

5/ Thịt luộc: Dùng những xúc thịt đùi đem luộc kỹ, vớt ra, thái từng miếng mỏng, chấm mắm tôm chanh pha óc chó thì tuyệt vời. 

6/ Dồi chó: Đây là món đặc biệt của chó. Thực ra, dồi chó có ngon hay không phụ thuộc vào tái chế biến và chất độn. Thông thường, chất độn gồm đỗ xanh, lạc nhân, rau mơ, lá lốt, đinh lăng và thịt thập cẩm băm kỹ sao cho nhuần nhuyễn với nhau; có thể cho thêm chút mắm tôm và ớt bột. Nhồi chất độn vào lòng và ken cho đầy, buộc kỹ hai đầu rồi đem  luộc. Luộc và nướng sau đó cũng làm như mọi nơi. Miếng dồi chó mang đủ các hương vị béo, bùi, ngọt ngào, cay thơm, người ăn cứ tưởng như trên đời chẳng còn món gì ngon hơn thế. 


Thông thường, thịt chó chỉ có 6 món như vậy. Sau này, các quán thịt chó ở Ngũ Kiên sáng tạo thêm món chân chó. Bốn chân chó làm thật sạch, chặt dài 4-5 cm đem luộc kỹ. Mỗi vị thực khách dùng một chân, nhâm nhi với rượu, vừa ngon miệng vừa cho rằng sẽ mạnh chân khoẻ tay!.

Một số hình ảnh đẹp
Thịt chó Ngũ Kiên