This is default featured slide 1 title

Go to Blogger edit html and find these sentences.Now replace these sentences with your own descriptions.This theme is Bloggerized by Lasantha Bandara - Premiumbloggertemplates.com.

This is default featured slide 2 title

Go to Blogger edit html and find these sentences.Now replace these sentences with your own descriptions.This theme is Bloggerized by Lasantha Bandara - Premiumbloggertemplates.com.

This is default featured slide 3 title

Go to Blogger edit html and find these sentences.Now replace these sentences with your own descriptions.This theme is Bloggerized by Lasantha Bandara - Premiumbloggertemplates.com.

This is default featured slide 4 title

Go to Blogger edit html and find these sentences.Now replace these sentences with your own descriptions.This theme is Bloggerized by Lasantha Bandara - Premiumbloggertemplates.com.

This is default featured slide 5 title

Go to Blogger edit html and find these sentences.Now replace these sentences with your own descriptions.This theme is Bloggerized by Lasantha Bandara - Premiumbloggertemplates.com.

Thursday, March 31, 2016

Cam sành Hàm Yên Tuyên Quang

Cam sành Hàm Yên Tuyên Quang
Cam sành đã được trồng từ rất lâu đời trên đất Hàm Yên và đã trở thành thương hiệu nổi tiếng của huyện. Cam được trồng trên núi cao, khí hậu mát mẻ, cho vị ngọt mát. Đây là loại cam có giá trị dinh dưỡng cao: hàm lượng đường trên 10%; hàm lượng vitamin C từ 40 – 90 mg/100g cam tươi. Ngoài ra, cam sành Hàm Yên còn có thành phần axit hữu cơ, axit có hoạt tính sinh học cao, các chất khoáng và dầu thơm tốt cho sức khỏe con

 



 
Một số hình ảnh đẹp
Cam sành Hàm Yên Tuyên Quang
Cam sành Hàm Yên Tuyên Quang












Lẩu dê Sai Gòn

Lẩu dê Sai Gòn
Ở Sài Gòn có rất nhiều quán bán món lẩu dê gồm nước lẩu và những miếng thịt dê mềm ngọt. Bạn vừa gắp miếng thịt cho vào miệng nhai, lại nhẹ nhàng cho thêm chút mì và húp miếng nước lẩu. Lẩu dê được đặt trên lò cồn nên lúc nào cũng nóng hổi, nghi ngút khói. Khi vào quán gọi lẩu dê, người bán thường mang ra cho bạn thêm một mâm đồ ăn kèm như đậu hủ, mì căn, hột vịt lộn, cật, rau sống đủ loại. Ăn loại nào bạn mới tính tiền loại đó. Nhiều người có thể không chọn cật hoặc hột vịt lộn, nhưng rau thêm thì không thể thiếu.



 
Một số hình ảnh đẹp
Lẩu dê Sai Gòn












Wednesday, March 30, 2016

Chả Phụng Huế

Chả Phụng Huế
Món ăn thường thấy trong các yến tiệc của cố đô có nguyên liệu và cách làm khá đơn giản. Mình xin chia sẻ cùng mọi người cách làm theo công thức phổ biến của người dân xứ Huế. Hy vọng sẽ giúp các bạn có thêm môt món ăn ngon cho gia đình và bạn bè trong những dịp đặc biệt.

 



Nguyên liệu:- 3 quả trứng vịt 

- 200g giò sống

- Đậu cô-ve (để nguyên trái luộc sơ)

- 1 củ cà rốt (gọt vỏ, cắt thành que dài luộc sơ)

- Mộc nhĩ (ngâm nước ấm, rửa sạch và băm nhuyễn)

- 1 quả cà chua (trang trí) 

- 1 củ hành (trang trí)

- 1 quả ớt tươi chín (trang trí)

- 1 quả dưa chuột (trang trí)

- Rau thơm (trang trí)

- Bột nêm, tiêu, hành, tỏi. 

 

Cách làm:- Tráng trứng mỏng.

- Giò sống trộn đều với hành tỏi (băm nhuyễn), mộc nhĩ, bột nêm, tiêu.

- Dùng trứng tráng mỏng cuốn giò sống, đậu cô-ve, cà rốt. Sau đó, cho vào nồi hấp khoảng 15 phút đến khi chả chín.

-Chả chín cắt khoanh dày khoảng 1 cm rồi để ra đĩa trang trí. 

- Dọn kèm với nước mắm chua ngọt.

Một số hình ảnh đẹp
Chả Phụng Huế
Chả Phụng Huế












Cầu Gai Cô tô

Cầu Gai Cô tô
Cô Tô không chỉ nổi tiếng bởi cảnh sắc nguyên sơ hữu tình mà còn hấp dẫn du khách bởi nhiều đặc sản quý hiếm, một trong số đó phải kể đến Cầu Gai. Trong nhiều nền ẩm thực, cầu gai là một loại hải sản ngon, có giá trị dinh dưỡng cao, đem lại nhiều tác dụng tốt cho sức khỏe. Thông thường, cầu gai được chế biến thành món ăn chủ yếu theo 3 cách ăn sống, nướng và nấu cháo.

 



Vỏ của cầu gai có hình cầu và có nhiều gai, do đó mà có tên gọi cầu gai. Chúng có đường kính từ 3–10 cm, có thể đạt đường kính từ 8 đến 10 cm, dày khoảng 3 đến 4 phân. Gai nhọn mọc khắp vỏ bên ngoài, nếu bị thì vùng da bị đâm sẽ nhức, tuy nhiên không gây nguy hiểm đến sức khỏe.

 

Khối lượng thịt cầu gai (còn gọi là trứng nhum) rất ít so với tổng thể khối vỏ của chúng. Các thớ thịt được cấu tạo thành hình sao từ 5 đến 8 cánh, màu vàng hoặc cam, bám dọc theo vỏ gần như rỗng.

Một số hình ảnh đẹp
Cầu Gai Cô tô












Tuesday, March 29, 2016

Mứt Dâu Bột Đà Lạt

Mứt Dâu Bột Đà Lạt
Đây là loại Mứt đắt khách nhất Đà Lạt, tuy nó đã có lâu nhưng vẫn đang còn là món mưt được ưa chuộng.


 
Một số hình ảnh đẹp
Mứt Dâu Bột Đà Lạt












Rau Hoa ban Điện Biên

Rau Hoa ban Điện Biên
Giờ thì mùa hoa ban đã nhường chỗ cho những mầm lộc non mơn mởn. Đó cũng là dịp để du khách đến với vùng đất lịch sử Điện Biên Phủ để được thưởng thức món ăn riêng chỉ có ở Tây Bắc – búp ban muối chua.

 



Rau ban là món “đưa cơm” truyền thống bao đời của đồng bào Thái vùng Tây Bắc, đặc biệt là ở Điện Biên. Ấy là những búp ban mới chỉ có đôi lá, người Thái hái từ những cây ban trên đồi cao, mang về rửa sạch rồi cho vào vại muối như muối dưa cải ở miền xuôi. Búp ban muối, ăn với cá sông Nậm Rốm kho thì ngon không gì sánh được. Chỉ qua đèo Pha Đin, mùa này hai bên đường đều có những người phụ nữ tần tảo đứng bên gùi búp ban xanh. Nhưng, muốn gì thì muốn, phải lên đến thành phố Điện Biên Phủ, bước chân vào chợ Mường Thanh, hòa vào những cánh khăn piêu, thấp thoáng trong dáng điệu áo váy của phụ nữ Thái mới cảm nhận được một “mùa xuân của búp ban” ở nơi này.

 

Những quẩy búp ban còn xanh mơn mởn, nguyên mùi ngai ngái đặc trưng. Rau của loài hoa đẹp, lại được người con gái Thái nhẹ nhàng gói lại, rồi đưa cho khách thì cái cảm giác mới nghĩ đến đã thấy là món ngon.

 

Hoa ban là một trong những sản vật của núi rừng Tây Bắc. Cũng giống như búp ban, hoa ban cũng là thức ăn của đồng bào Thái ở Tây Bắc. Hơn thế, hình ảnh cánh ban trắng đã đi vào đời sống văn hóa tâm linh của nhân dân Tây Bắc, nhất là bà con đồng bào Thái. Với đồng bào Thái, có lẽ không ai là không trải qua tuổi thanh xuân, với những trò chơi thú vị hái hoa ban và hát giao duyên. “Trăm năm ngắm ban nở còn ngắm mãi. Mỗi mùa ban lộc nảy thêm trẻ ra”. Câu ca của đồng bào Thái không chỉ lắng đọng về sức sống của loài cây ấy, mà còn như mời gọi bạn ngược đường đến với Tây Bắc, dù chỉ một lần cũng đủ để nhận ra.

Một số hình ảnh đẹp
Rau Hoa ban Điện Biên












Monday, March 28, 2016

Cháo Mắc nhung Sơn La

Cháo Mắc nhung Sơn La
Cháo mắc nhung – một món ăn được chế biến từ một thứ quả màu xanh cùng họ với cà chua nhưng chỉ bé bằng hạt đu đủ chín, có vị cay cay, đắng ngọt.



Sau mùa gặt, quả mắc nhung gieo vãi trên nương bắt đầu chín mọng, bà con hái đem về rửa sạch, thêm gừng xả, trộn với gạo tấm, tưới ít nước đủ chín, túm vào lá chuối buộc chặt vùi trong tro bếp nóng, hoặc đồ xôi, chỉ 30 phút sau sẽ có ngay một món ăn sền sệt, ngăm ngăm đắng, thơm cay là lạ đầy hấp dẫn và chấm với xôi rất hợp khẩu vị.
Một số hình ảnh đẹp
Cháo Mắc nhung Sơn La












Canh lá đắng Thanh Hóa

Canh lá đắng Thanh Hóa
Canh đắng là đặc sản của đồng bào dân tộc Mường ở Ngọc Lặc, Thanh Hóa. Gọi tên là canh đắng bởi canh nấu từ lá đắng hay còn gọi là lá mật vịt. Lá đắng vốn là loại cây rừng, sau người dân biết là giống rau ngon nên mang về trồng tại vườn nhà. Chỉ những chiếc lá bánh tẻ mới đủ tiêu chuẩn nấu bát canh ngon.

 



Canh lá đắng không kén nguyên liệu nấu cùng, từ thịt gà, lòng gà tới thịt nạc vai, thịt ba chỉ chỉ lợn hay cá rô đồng, cá mương đều có thể nấu cùng lá đắng, cùng cho bát canh mang hương vị khó quên.

 

Những người lần đầu thưởng thức đều dễ dàng rùng mình chao đảo bởi chưa từng thử thứ canh đắng đậm đến như vậy, nhưng vị đắng tan biến rất nhanh, thay vào đó là thứ vị thanh mát của các nguyên liệu. Đủ vị cay đắng ngọt bùi đều có cả trong bát canh, mới thấy đời sống ẩm thực của người Mường xứ Thanh thi vị tới nhường nào.

Một số hình ảnh đẹp
Canh lá đắng Thanh Hóa












Saturday, March 26, 2016

Dâu Cái Tàu Cà Mau

Dâu Cái Tàu Cà Mau
 Huyện U Minh nằm cách thành phố Cà Mau hơn 50 km, ở đây không những nổi tiếng về vùng đất có khu rừng Tràm lớn nhất nước, với nhiều hệ sinh thái động thực vật quý hiếm mà còn có nhiều địa danh khác rất hấp dẫn du khách đến tham quan, đó là vườn dâu Cái Tàu ở xã Nguyễn Phích nổi tiếng gần một thế kỷ qua.

 



Không chỉ nổi tiếng bởi cột mốc cuối cùng của tổ quốc, Cà Mau còn được biết đến là thiên đường cây trái. Có lẽ trong đời ai cũng ao ước được một lần được chiêm ngưỡng và khám phá vẻ đẹp đậm chất miệt vườn sông nước, đế thăm “vương quốc dâu” Cái Tàu.

 

Nếu du khách chọn phương tiện bằng xe gắn máy theo hướng tỉnh lộ Cà Mau – U Minh đến xã Khánh An, chạy theo con đường nhựa dọc theo sông Cái Tàu, chỉ cần một giờ, du khách đến với Nguyễn Phích – xứ sở của những vườn dâu bạt ngàn. Đến đây, điều mà các bạn không thể không ngỡ ngàng trước vẻ đẹp hết sức mộc mạc của những xóm làng rợp bóng mát của những tán lá dâu và rất nhiều loại cây ăn quả khác, tha hồ cho các bạn thưởng thức những loại cây trái của miền quê. Hầu hết những vườn cây trái ở đây, vườn nhà nào cũng trồng vài chục gốc dâu là loại trái cây đặc sản dùng để đãi khách.

 

Hầu hết những vườn cây trái ở đây, vườn nhà nào cũng trồng vài chục gốc dâu là loại trái cây đặc sản dùng để đãi khách.Bạn có thê tham quan, tự tay hái và thưởng thức những quả dâu chín mọng. Cây dâu đã gắn bó gần cả trăm năm với Cái Tàu và nó trở thành một thứ trái cây không thể thiếu trong sinh hoạt của mỗi gia đình. Dâu Cái Tàu đã có hàng trăm năm nay và đã trở thành thương hiệu trái cây đặc sản nổi tiếng của địa phương.

 

Ngoài việc khám phá miệt vườn bạn còn có thể thưởng thức các món ăn đồng quê xứ U Minh ngay tại vườn dâu: Canh cá rô nấu trái dâu vàng với rau đồng, nhấm nháp men cay nồng của rượu đế được làm từ hạt gạo U Minh và được ngắm nhìn những ánh mắt lúng liếng của con gái miệt vườn thì còn gì bằng… Trên đường đi bạn cũng có thể tham quan hệ sinh thái rừng tràm U Minh Hạ hay cụm khí điện đạm Cà Mau.

 

Một số hình ảnh đẹp
Dâu Cái Tàu Cà Mau
Dâu Cái Tàu Cà Mau












Bánh quai vạc Bình Thuận

Bánh quai vạc Bình Thuận

Món bánh này đã có từ rất lâu tại Phan Thiết - Bình Thuận, một món ăn bình dân mà người dân Phan Thiết dù ở nơi đâu cũng không quên được hương vị hấp dẫn của nó. Bạn cũng có thể tự làm cho gia đình thưởng thức vào ngày cuối tuần.




Để làm bánh quai vạc có ngon hay không là tùy vào việc chế biến của người làm, từ cách chọn bột, chọn tôm, thịt (tươi) và cả cách pha chế nước mắm vừa ăn, không được nêm quá ngọt và quan trọng hơn cả là phải sạch sẽ, đảm bảo an toàn vệ sinh trong quá trình làm bánh (nhồi, cán bột, cho nhân vào bột…).

 

Nhìn cái bánh nhỏ nhắn, xinh xắn như vậy nhưng cách làm thì rất công phu. Bánh phải được làm từ bột mì tinh (lọc), trước tiên là chế nước sôi lấy trùng, sao cho bột vừa chín tới. Nhồi bột đến khi mềm dẻo, cắt từng phân nhỏ cỡ viên bi. Dùng chai thủy tinh cán mỏng viên bột thành hình tròn giống như chiếc bánh quy. Tôm biển rửa sạch cắt bỏ đầu, bỏ đuôi. Loại lớn con, cắt làm ba, làm tư; còn tôm nhỏ thì để nguyên. Thịt ba rọi cũng cắt bằng cỡ miếng tôm ấy. Tất cả trộn chung, cho ít nước mắm, muối tiêu, đường, đem xào chín, vị vừa miệng. Khi làm bánh ta gắp nhân bỏ vào giữa miếng bột đã cán mỏng, xếp đôi lại từng chiếc bánh và dùng tay ấn nhẹ vào hai mí của miếng bột để chúng khít lại với nhau và đặc biệt là phải làm cho thật khéo để bánh không bị rách, để nhân bánh không bị bể ra ngoài. Sau khi làm bánh xong ta cho vào nồi nước sôi đun sẳn, khi thấy bột trong là bánh đã chín, vớt ra bỏ vào một thau nước lạnh rồi sau đó cho vào rổ để ráo nước. Láng qua một ít dầu ăn, bánh sẽ không bị dính vào nhau, rồi rải hành lá cắt nhỏ lên bánh, tăng thêm màu vị.


Pha nước chấm hơi đặc với nguyên liệu chủ yếu là nước mắm, đường cát, ớt xiêm cắt lát mỏng, nêm nếm cho hợp khẩu vị. Gắp bánh bày lên đĩa, kèm vài lát chanh bên cạnh chén hành củ, tóp mỡ phi vàng. Khi ăn cho bánh vào chén, rắc hành phi mỡ với nước chấm, tí chanh. Nhai từ từ sẽ tận hưởng cái vị ngòn ngọt, dai dai, béo béo, cay cay, mà ngon đáo để.


Có dịp đến thành phố Phan Thiết, du khách hãy thưởng thức món bánh quai vạc, chắc sẽ không bao giờ quên được hương vị riêng biệt của món ăn dân dã xứ biển này.

Một số hình ảnh đẹp
Bánh quai vạc Bình Thuận












Friday, March 25, 2016

Phở rán chấm nước sốt thịt bò phố Khâm Thiên

Phở rán chấm nước sốt thịt bò phố Khâm Thiên
Từ bánh phở, các đầu bếp còn chế biến thêm các món phở xào, phở chiên phồng, phở cuốn và cả phở rán.

 

Từ miếng bánh phở lớn và trắng mềm ban đầu, đầu bếp sẽ cắt thành những miếng vuông chừng khoảng nửa bàn tay. Sau đó, bánh được rán sơ qua cho vàng đều, và khi có khách gọi, bánh sẽ được rán giòn và hơi cháy cạnh thơm phức.

 



Khi cho ra đĩa, phở rán sẽ như những chiếc bánh pizza nhỏ, có vị thơm của bánh, ăn vào cảm thấy giòn tan ở lớp ngoài, và mềm dai ở lớp bánh bên trong. Phở sẽ ăn kèm với nước sốt thịt bò nóng hổi. Nước sốt đặc sánh, gồm thịt bò, hành tây, cà rốt và tim cật, bầu dục (nếu bạn gọi suất đầy đủ). Bạn có thể thêm một chút dấm, dưa góp, su hào ngâm và rau sống vào bát nước sốt để thêm khẩu vị ưa thích. 

 

Các nhân viên dắt xe và phục vụ đều rất tận tình, bàn ăn luôn được chuẩn bị sạch sẽ để đón khách mới. Cô chủ quán rất nhẹ nhàng, điều hành cũng như tính tiền đều nhanh chóng và dễ chịu.

 

Cửa hàng thường mở rất muộn, tầm khoảng 22h30, quán vẫn mở cửa phục vụ. Đây là một nơi dừng chân thích hợp cho những ngày bạn muốn ăn bữa tối muộn, hoặc ăn chơi trước khi trở về nhà.

 

Ở đây cũng có những món khác như phở nước, mỳ xào, cháo tim gan bầu dục. Bạn sẽ có thêm lựa chọn cho bữa ăn của mình. Chất lượng món ăn: 8/10, chất lượng phục vụ: 8/10.

Một số hình ảnh đẹp
Phở rán chấm nước sốt thịt bò phố Khâm Thiên
Phở rán chấm nước sốt thịt bò phố Khâm Thiên
Phở rán chấm nước sốt thịt bò phố Khâm Thiên












Bánh măng đặc sản Huế

Bánh măng đặc sản Huế
Bánh dẻo mềm, thơm và những sợi măng non thêm cảm giác thú vị của hương vị quê nhà. Bánh măng đặc sản của người Huế



Trên bàn thờ cúng gia tiên của người Huế còn có món bánh măng, một loại bán hình vuông cạnh gói bằng giấy bóng kính màu vàng trong, vị ngọt mát, làm bằng bột nếp trộn với măng tươi và đường kính, dùng làm món ăn chơi bời như một thứ quà dành cho cả người lớn lẫn trẻ con và có thể ăn bất cứ lúc nào cũng được. Bánh dẻo mềm, thơm và những sợi măng non thêm cảm giác thú vị của hương vị quê nhà.













Thursday, March 24, 2016

Thịt mắm cơm đỏ của người Tày ở Lục Yên

Thịt mắm cơm đỏ của người Tày ở Lục Yên
Không cầu kỳ như nhiều món ăn khác, được chế biến đơn giản từ các nguyên liệu mang đậm chất quê của người miền núi, thịt mắm cơm đỏ của người Tày ở Lục Yên cho người thưởng thức biết tới một hương vị riêng biệt của món ăn dân tộc.

 



Nguyên liệu để làm thịt mắm cơm đỏ gồm có rượu nếp cái, củ giềng thái chỉ và một ít rau răm. Nhưng quan trọng nhất là cây cơm đỏ, thịt ba chỉ. Ngày tết, khi mổ một con lợn, dù to hay bé, người Tày ở Lục Yên thường dành riêng phần thịt ba chỉ (thịt bụng) để làm thịt mắm cơm đỏ.

 

Để làm thịt mắm cơm đỏ, người ta lấy cây cơm đỏ rửa sạch phơi qua nắng cho ráo nước rồi thái nhỏ. Khi lợn đã mổ ra, tất cả thịt ba chỉ của con lợn được làm sạch, thái nhỏ bằng 2 ngón tay ướp muối. Thịt được đổ vào chum trộn đều với củ giềng thái chỉ, một ít rau răm, cây cơm đỏ và rượu nếp cái thơm rồi buộc thật kín bằng ni lông.

 

Chừng 5 đến 6 ngày sau, mở chum mùi thơm đã sực nức, là lúc thịt mắm đã ăn được. Lúc này những miếng thịt mắm đã săn lại có màu đỏ tươi, lớt phớt những sợi giềng thái nhỏ. Gắp miếng thịt mắm lên thưởng thức, ta vừa thấy được vị ngọt, vị chua, vị cay của giềng và hương nồng của nếp cái thơm, ăn không ngấy và ngon đến khó tả. Nếu đậy kín, thị mắm cơm đỏ có thể để được 5 đến 6 tháng. Nhưng theo kinh nghiệm của người làm lâu năm, nên làm chum vừa phải, một chum chỉ mở một lần rồi đậy kín, lấy ra đến đâu ăn dần hết đến đấy rồi buộc chặt mới bảo quản được, nếu mở ra nhiều sẽ cay và không còn vị ngọt.

Một số hình ảnh đẹp
Thịt mắm cơm đỏ của người Tày ở Lục Yên












Wednesday, March 23, 2016

Khô bò An Giang

Khô bò An Giang
Ngoài mắm, khô cá các lọai khách du lịch đến với Châu Đốc không thể bỏ qua thức quà cầm tay trên đường về - Khô bò Phú Vinh Châu Đốc. Viếng vía Bà Chúa Xứ xong, ai ai cũng tranh thủ mua về dăm ba ký khô bò biếu gia đình, bè như một lời tri ân của miệt Châu Đốc, An Giang. Không chỉ khách trong nước thích thú, cả dân ngoại quốc cũng rất chuộng đặc sản trứ danh này.

 



Khô bò có một số loại phổ biến, dạo vòng chợ, du khách có thể bắt gặp rất nhiều quầy thực phẩm, các quán ăn hay thậm chí nhà hàng coa cấp đều có sự xuất hiện của khô bò. Đặc Sản Miền Tây xin giới thiệu sản phẩm Khô bò Phú Vinh Châu Đốc, thương hiệu nổi tiếng khắp nước được ưa chuộng tin dùng. Khô bò có màu nâu sẫm, cứng không giòn phù hợp với mọi lứa tuổi. Muốn có miếng kho ngon, trước hết cần nguyên liệu tốt. Bò được chọn làm khô phải là bò chắc thịt, không ngộp hơi, lóc khoảng 200 -250 kg mang ướp, tẩm, sấy theo bí quyết riêng của mỗi nơi, không nơi nào trùng lặp.

 

Đây là loại lương khô rất hấp dẫn trong các bữa tiệc, liên hoan, mùi vị phong phú, đầy đủ đạm tố với các chất mặn, ngọt, béo, cay, thơm… dùng làm món khai vị trước khi nhập tiệc. Đặc sản khô bò Châu Đốc được tặng Huy chương tại Hội chợ Giảng Võ Hà Nội và nhiều năm liền được Ủy ban Khoa học Kỹ thuật An Giang công nhận đạt tiêu chuẩn chất lượng cao, với quy trình sản xuất hiện đại, hợp vệ sinh. Gọi ngay hotline 0909 846 201 để được giao hàng tận nhà nào.

Một số hình ảnh đẹp
Khô bò An Giang
Khô bò An Giang












Tuesday, March 22, 2016

Thịt chuột La Chí Hà Giang

Thịt chuột La Chí Hà Giang
Hà Giang mảnh đất sinh sống của đông đảo bà con dân tộc, điều đó không những làm cho Hà Giang phong phú về những nét văn hóa mà nó còn làm cho nơi đây thêm phong về về những món ăn. Thịt chuột, một món ăn vô cùng độc đáo của người dân La Chí nơi đây.

 



Con chuột gắn bó với người La Chí từ hàng ngàn năm nay, nên không biết từ khi nào, chuột đã trở thành đặc sản. Nếu bạn lên Hoàng Su Phì, hỏi về các món đặc sản, ngoài thắng cố, rượu ngô của người Mông, lợn cắp nách của người Mán, thịt chua của người Nùng, thì chuột khô chính là đặc sản của người La Chí.

 

Con chuột ngoài vai trò là vật hiến tế trong lễ cúng Thần Rắn trong rừng cấm Me Meo, thì nó còn giữ vai trò cực kỳ quan trong trong đời sống thực tại cũng như đời sống tâm linh của người La Chí. Trong bất cứ lễ cúng gì, từ cúng tổ tiên, cúng lúa mới, cúng xuống đồng, cúng hồn cây lúa, cúng rừng, cúng núi, cúng sông suối, hoặc lễ cúng bắt ma, lập bàn thờ, thậm chí cả lễ cưới, món thịt chuột đều là thứ không thể thiếu được. Con chuột không chỉ mang ý nghĩa tâm linh, mà nó còn gắn chặt với đời sống thường ngày của người La Chí. Món thịt chuột được người La Chí coi là món ăn hàng ngày, như người Kinh ăn thịt lợn, nên họ có thể ăn quanh năm suốt tháng.

 

Đến mùa lúa chín, đàn ông kéo nhau đi săn chuột ở khắp huyện. Mùa gặt kết thúc, chuột đồng hết chỗ ẩn nấp, trốn vào rừng, họ lại tiếp tục vào rừng đặt bẫy, rồi đào hang bắt chuột ở rừng vầu, rừng tre, rừng chít. Món chuột được đồng bào La Chí chế biến thành hàng chục món khác nhau, nhưng phổ biến nhất vẫn là 2 món, gồm nướng và treo gác bếp.

 

Chuột được nhúng nước sôi, vặt lông, dùng que xiên từ đít lên đầu đem thui với rơm nếp cho vàng ruộm, rồi mổ bụng, lột bỏ nội tạng, rửa sạch, sau đó xát mắm, muối, mì chính, thảo quả, tiêu rừng cùng một số gia vị khác. Nếu ăn nướng thì kẹp que nướng trên than củi ở bếp giữa nhà cho chín rồi ăn luôn.

Một số hình ảnh đẹp
Thịt chuột La Chí Hà Giang
Thịt chuột La Chí Hà Giang
Thịt chuột La Chí Hà Giang












Monday, March 21, 2016

Măng đắng Điện Biên

Măng đắng Điện Biên
Măng đắng là sản vật và là món ăn rất phổ biến của người Điện Biên. Với măng đắng, người ta có thể chế biến thành nhiều món ăn hấp dẫn như xào, luộc, nướng, hầm xương. Đơn giản nhất là món măng đắng chấm với chẩm chéo (thứ nước chấm độc đáo đặc trưng của người Thái) khiến nhiều người mê mẩn.



Với nhiều người lên Điện Biên lại thích món măng đắng nướng vì nó vẫn còn giữ được nguyên vị đắng, chát. Khác với các loại măng tươi khác khi chế biến cần phải ngâm muối để khử hết vị đắng, cái ngon ở măng đắng Điện Biên chính là vị đắng khó quên.

 

Một số hình ảnh đẹp
Măng đắng Điện Biên
Măng đắng Điện Biên
Măng đắng Điện Biên












Mực hấp ổi Hạ Long

Mực hấp ổi Hạ Long
Mực vốn đã là một món ăn quen thuộc với những du khách đi biển như mực hấp,mực xào,….Tuy nhiên có một món mực được chế biến rất độc đáo mà chỉ riêng có của vùng đất Hạ Long Quảng Ninh,đó chính là món Mực hấp lá ổi.



Mực để hấp là loại mực dày mình,thịt hồng, da không xước xát nhiều, không có mùi lạ ngoài mùi tanh đặc trưng của hải sản.Túi mực chưa bị vỡ, râu mực còn bắt nhẹ vào tay là mực tươi. Mực ươn hoặc để lâu thịt nhũn, mùi hôi.Mực đem làm sạch,bỏ túi mực đen, bỏ gan rồi  hấp cùng những lá ổi tươi.Vị chát của lá ổi hòa với  vị ngọt của mực , cùng chút chua chua của sấu, cay cay của ớt đã làm nên vị ngon của món ăn này.Mực hấp lá ổi là món ăn hoàn hảo trong những bựa nhậu của đấng mày râu hay là một món đổi vị vào những ngày cuối tuần của gia đình.












Cá lóc nướng trộn Tam Kỳ

Cá lóc nướng trộn Tam Kỳ
Với đặc điểm thịt lành, bổ dưỡng và khá phổ biến, cá lóc được chế biến thành nhiều món khác nhau ở mỗi địa phương. Ít người biết, dân xã Tam Thăng (TP. Tam Kỳ, Quảng Nam) có món ngon cá lóc nướng trộn.

 



Chế biến món này không quá cầu kỳ, nhưng để đạt độ ngon cũng không hề đơn giản. Ngay từ đầu, người làm bếp phải có kinh nghiệm chọn cá còn tươi sống, về cạo sạch vảy, mổ lấy hết nội tạng rồi nướng chín bằng rơm khô. 

 

Tiếp đó, đầu bếp gỡ hết xương, xé nhỏ theo chiều ngang thân cá từ bụng ra lưng song phải chú ý giữ nguyên hình thù con cá. Sau đó cho ớt, tỏi, hành, hạt tiêu, rau mùi băm nhỏ, trộn đều vào trong bụng cá. Chờ khoảng 10 phút cho gia vị ngấm vào thịt là có món cá lóc nướng trộn như ý, chấm với nước mắm tỏi thật không chê vào đâu được. 

 

Món này khi chế biến xong đòi hỏi da cá phải có màu vàng rộm, dậy mùi thơm đặc trưng của cá nướng, của các loại gia vị mới được xem là đạt. Cá lóc nướng trộn có thể chế biến quanh năm, dùng ăn với cơm bình thường như bao món ăn khác. Tuy nhiên, món ăn này đặc biệt hấp dẫn và hợp cho cánh mày râu nhậu nhẹt.

 

Món cá lóc nướng trộn đã có mặt trong bữa ăn của người dân Tam Thăng nhiều năm nay, đã mở rộng ra nhiều vùng lân cận.

Một số hình ảnh đẹp
Cá lóc nướng trộn Tam Kỳ












Sunday, March 20, 2016

Bánh tầm bì/tằm bì Cần Thơ

Bánh tầm bì/tằm bì Cần Thơ
Món bánh này là sự kết hợp giữa hai nguyên liệu chính là bánh tầm và bì. Trong đó, bánh tầm là từ bột được pha chế có liều lượng, ép bằng khuôn rồi đem hấp. Bì là thịt, da heo thì luộc mềm, lạng mỏng; sau đó, xắt sợi, trộn vào nhau cùng với thính gạo, tỏi tươi băm nhuyễn, tỏi phi vàng, đường muối... Bì gần giống với món nem thính ở ngoài Bắc.



Bánh tầm bì - đặc sản Cần Thơ được bày ra đĩa với chút dưa leo, rau thơm, nước cốt dừa và dảo dừa béo ngậy, bên trên thêm muỗng mỡ hành. Ăn với nước mắm ớt cay cay ngọt ngọt. Vị mềm của bánh hòa chung nước dừa, bì giòn giòn, thịt ngọt ngọt và vị thính thơm nhẹ cùng các loại rau tạo thành món ăn tuyệt vời. Bánh tầm bì ít ngán bởi các nguyên liệu đều không quá gắt, không quá nhiều chất.

Một số hình ảnh đẹp
Bánh tầm bì/tằm bì Cần Thơ












Saturday, March 19, 2016

Cá lóc nướng trui Cần Thơ

Cá lóc nướng trui  Cần Thơ
Đây là món ăn có từ khi đất Phương Nam được khai phá. Cá lóc nướng với rơm mang vị ngon đậm đà, chiếm trọn cảm tình của du khách bốn phương.


 
Một số hình ảnh đẹp
Cá lóc nướng trui  Cần Thơ












Gà vướn um dâu Cân Thơ

Gà vướn um dâu Cân Thơ
Vị dai, ngọt của thịt gà hòa lẫn vị chua chua, ngọt ngọt lẫn “mùi thơm đặc trưng” của dâu lan tỏa vào vị giác, len xuống thực quản. Bạn có thể dùng thêm miếng bánh mì nóng, giòn cho vui miệng…Nếu thích, thêm một cốc bia lạnh vào nữa để trung hòa hương vị, thật ngon không thể tả được.

 



Người Cần Thơ ai cũng biết cây dâu Hạ Châu, đặc sản của huyện Phong Điền. Dâu chín trông như trái bòn bon, có vị ngọt thanh thơm ngon, là món ăn chơi của khách nhàn du. Nhưng ở miền Tây, những nghệ nhân ẩm thực đã khéo léo kết hợp để ra nhiều món ăn độc đáo, trong đó Gà vườn um dâu.

 

Chế biến món này phải dụng công một chút và tinh tế trong khâu chuẩn bị các nguyên liệu, cũng như nêm nếm thật vừa khẩu vị.

 

Trước hết, gà phải chọn gà ta thả vườn (thịt săn chắc, thơm ngon) khoảng 1.2kg một con. Dâu Hạ Châu chọn trái vừa chín tới (có vị chua chua, ngọt ngọt) không dập, lột vỏ lấy ruột (khoảng 500 gram) và các nguyên liệu khác (tỏi 5 - 6 tép lớn, lột vỏ, xắt miếng dầy. Đường cát ngà: khoảng 150 gram. Gia vị: muối, tỏi, tiêu, bột ngọt)… vừa đủ.

 

Kế đến, gà làm sạch, chặt lấy phần thân. Đổ nhiều dầu vào chảo đun sôi với ngọn lửa lớn. Cho thân gà ngập vào trong mỡ chiên cùng với tỏi xắt lát (đặt vào vợt lược) nhúng vào trong mỡ cho có mùi thơm. Khi thấy tỏi và thịt gà ngả màu hơi vàng, vớt ra để ráo.

 

Bắc nồi lên bếp, cho ruột dâu (300 gram) + đường cát (150 gram) vào nồi sên (như sên mứt). Khi nước đường và dâu sền sệt ngả màu vàng sẫm thì nhắc xuống. Riêng, phần ruột dâu chưa dùng để sẵn ra chén.

 

Sau đó, xé gà thành từng miếng nhỏ (như xé phay) để ra thau. Cho tỏi đã chiên, mứt dâu và ruột dâu còn lại vào trộn đều cùng với gia vị (tỏi phi, muối, bột ngọt...) nêm nếm cho vừa khẩu vị.

 

Đổ tất cả nguyên liệu trên vào nồi, bắc lên bếp um với ngọn lửa liu riu. Khoảng 10 phút sau khi thấy mùi thơm trong nồi bốc lên, giở nắp ra là chín. Sau cùng, chỉ cần múc thịt gà lẫn dâu ra đĩa, phía dưới có chuẩn bị sẵn rau răm là xong!...

 

Thật tuyệt vời khi ngồi dưới bóng cây râm mát nơi miệt vườn, thưởng thức món gà vườn um dâu Hạ Châu thật độc đáo. Dùng đũa gắp một miếng thịt gà cùng vài múi dâu đưa lên miệng nhai chầm chậm. Vị dai, ngọt của thịt gà hòa lẫn vị chua chua, ngọt ngọt lẫn “mùi thơm đặc trưng” của dâu lan tỏa vào vị giác, len xuống thực quản. Bạn có thể dùng thêm miếng bánh mì nóng, giòn cho vui miệng…Nếu thích, thêm một cốc bia lạnh vào nữa để trung hòa hương vị, thật ngon không thể tả được.

Một số hình ảnh đẹp
Gà vướn um dâu Cân Thơ
Gà vướn um dâu Cân Thơ