This is default featured slide 1 title

Go to Blogger edit html and find these sentences.Now replace these sentences with your own descriptions.This theme is Bloggerized by Lasantha Bandara - Premiumbloggertemplates.com.

This is default featured slide 2 title

Go to Blogger edit html and find these sentences.Now replace these sentences with your own descriptions.This theme is Bloggerized by Lasantha Bandara - Premiumbloggertemplates.com.

This is default featured slide 3 title

Go to Blogger edit html and find these sentences.Now replace these sentences with your own descriptions.This theme is Bloggerized by Lasantha Bandara - Premiumbloggertemplates.com.

This is default featured slide 4 title

Go to Blogger edit html and find these sentences.Now replace these sentences with your own descriptions.This theme is Bloggerized by Lasantha Bandara - Premiumbloggertemplates.com.

This is default featured slide 5 title

Go to Blogger edit html and find these sentences.Now replace these sentences with your own descriptions.This theme is Bloggerized by Lasantha Bandara - Premiumbloggertemplates.com.

Thursday, March 29, 2018

Bánh tằm Ngan Dừa Bạc Liêu

Bánh tằm Ngan Dừa Bạc Liêu
Nếu có dịp về miền đất Bạc Liêu, nơi sản sinh bài “Dạ cổ hoài lang” của cố nhạc sĩ Cao Văn Lầu, đến thị trấn Ngan Dừa nhỏ bé hãy thưởng thức một lần bánh tằm, vừa dân dã, thôn quê để giữ ấn tượng sâu sắc về miền đất trù phú cò bay thẳng cánh.



Bánh tằm Ngan Dừa, thưởng thức như ý, thơm ngon, dẻo, mềm mại trắng phau bên chiếc đĩa, với hương vị bay phảng phất thật quyến rũ. Bánh tằm Ngan Dừa có hai loại mặn và ngọt, khi ngồi xung quanh bên chiếc gánh tùy theo sở thích khẩu vị của quý khách mà thưởng thức cái hương vị đồng quê miệt biển Bạc Liêu. Chính vì nhiều lẽ đó mà bánh tằm Ngan Dừa trở thành một món ăn độc đáo và rất lạ lẫm hấp dẫn với khách du lịch phương xa.

Một số hình ảnh đẹp
Bánh tằm Ngan Dừa Bạc Liêu












Bánh xèo Phan Thiết

Bánh xèo Phan Thiết
Bánh xèo Phan Thiết khác hơn so với bánh xèo các nơi ở chỗ, bên trong có đủ tôm, mực, mỡ, thịt heo ba chỉ... mà toàn là đồ tươi luôn sẵn có của miền biển. Bạn có thể ăn ở bất kỳ tiệm nào trên con đường Tuyên Quang, Bình Hưng, Phan Thiết.



 
Một số hình ảnh đẹp
Bánh xèo Phan Thiết












Wednesday, March 28, 2018

Rượu dừa Tiên Tửu Ngọc Hoa

Rượu dừa Tiên Tửu Ngọc Hoa
Rượu dừa được chế biến như sau: Sau khi sơ chế phần vỏ, quả dừa được tiêm vào hỗn hợp gồm nếp cái và men theo một tỷ lệ nhất định hàn kín lại đem ủ cho đến khi có đủ hương cay nồng đặc trưng của rượu và vị thơm ngọt từ nước dừa.

 

Đặc trưng của một bầu rượu dừa Tiên tửu Ngọc Hoa ngon là khi ngửi có mùi thơm mát đặc trưng của hương dừa, khi uống có vị ngọt nhẹ, đặc biệt không gây cảm giác háo nước, đau đầu.



 
Một số hình ảnh đẹp
Rượu dừa Tiên Tửu Ngọc Hoa












Đặc sản gà chân voi Đông Cảo

Đặc sản gà chân voi Đông Cảo
Gà Đông Cảo (hay Tảo), một giống quý – tương truyền là thứ gà tiến vua vì hình dáng kỳ lạ và mùi vị thơm ngon. Ít ai ngờ giống gia cầm suýt tuyệt chủng này giờ đã có mặt trong thực đơn nhà hàng ở Sài Gòn dành cho những người có tiền ưa săn lùng món ngon vật lạ.




Một đầu bếp gốc Bắc đã giải nghệ cho biết, cách đây hơn ba mươi năm ông còn nấu được sáu món gà theo đúng thể thức “tiến vua” xưa gồm nem công, chả phượng, hấp, xào hành hoặc su hào và lẩu canh gà truyền thống. Nay, ông chủ nhà hàng ở quận 7 mới mang từ Hưng Yên vào Sài Gòn mấy chục con gà loại này, khoe có thể chế biến được tới 15 món theo khẩu vị cả hai miền Nam – Bắc.

Nhưng có lẽ trong mớ món chế biến mà gia chủ liệt kê ra từ hấp giả cầy, nhựa mận, xáo măng, rôti nước dừa, đến quay chảo, nướng lá chanh… thấy đặc sắc nhất là món da gà, đặc biệt là phần da cổ, đem hấp, thái nhỏ trộn với thính, rắc mè lên; kèm với rau mùi, đọt đinh lăng, lá sung non, tỏi ta, ăn giòn và thơm lạ. Dân nhậu xứ Bắc bảo rằng da gà Đông Cảo phải thái chỉ, bỏ vô chảo xào lăn mới hợp khẩu. Kế đến là món nướng, lóc lấy phần thịt ở cánh và lườn, ướp gia vị cho vừa miệng để thật thấm. Nướng vừa tới sao cho phần bên ngoài giòn mà bên trong vẫn mềm, ngọt đậm đà, rắc một chút sợi lá chanh nữa là bắt vị.


Tuy nhiên, người viết đồ rằng cái hồn của món gà này khiến cho nó trở thành thứ đặc sản tiến vua chắc chắn nằm ở… cặp chân kỳ lạ. Gà Đông Cảo có một điểm dị biệt là chân rất to. Lúc nhỏ, các chú gà người đỏ chót, lơ thơ mấy cái lông, giống như gà cánh tiên. Lớn lên, chân to như chân voi, đi đứng từ tốn, thịt chắc nịch. Chân gà Đông Cảo vô địch về tầm vóc và đường nét so với tất cả các giống gà.

Cắn một miếng chân gà Đông Cảo hầm thuốc bắc nghe mềm nhưng vẫn giòn sừn sựt, nước hầm ngọt mà không béo như chân gà thường. Nghe đâu, riêng dân nuôi gà ngay tại vùng Đông Cảo muốn ăn một cặp chân cũng phải mua với giá 50.000 – 70.000đ/cặp. Còn giá gà thịt tại chỗ khoảng 140.000 – 160.000đ/kg, với con cỡ 3kg. Kể cũng không uổng phí công khôi phục nghề nuôi loài gia cầm quý hiếm này.

 

Thật ra, gà Đông Cảo được đưa vào danh sách các giống gia cầm quý hiếm được bảo tồn nguồn gien bởi viện Chăn nuôi quốc gia từ năm 1993. Đây là loại gà thuần chủng đã có từ xa xưa ở vùng Khoái Châu, Hưng Yên. Tuy có họ hàng gần xa với giống gà Hồ, gốc ở làng Hồ, huyện Thuận Thành, tỉnh Bắc Ninh, nhưng vẫn mang nhiều nét khác biệt. Gà Đông Cảo đầu gộc tre, mình cốc (thân giống con cốc), cánh vỏ trai (cánh giống vỏ trai úp sát vào thân), đuôi nơm (giống nơm úp cá), mào mâm xôi, da đỏ tía hoặc vàng nhạt. Chân gà to có những hàng vảy da đỏ chứ không phải vảy xương và không bao giờ mọc thành hàng, không có cựa, bàn chân dày chia bốn ngón rõ nét trông tựa như chân rồng trong huyền thoại. Gà Đông Cảo đích thực, cân nặng 5 đến 6kg, thậm chí 10kg là thường. Còn gà Hồ nhẹ hơn, đẹp mã, chân vảy xương và có đủ cựa.

 

Gà Đông Cảo cũng như gà Hồ dường như là những vật nuôi theo chân đoàn tù binh các nước lân bang xưa thất trận bị đưa về làm nô lệ trong thái ấp trù phú của vua quan vùng đồng bằng sông Hồng. Dần dà chúng trở thành phẩm vật của người Việt thường được dùng như vật để cúng tế trong các dịp lễ tiết, hội hè, để dâng vua.


Cả hai giống gà này đều có thịt thơm ngon, rất ít mỡ và kháng bệnh tốt nhưng hiệu quả kinh tế thấp vì hao tốn thực phẩm, sinh sản ít và năng suất không cao. Có lúc tưởng như đã tuyệt chủng, một số người khá giả chỉ nuôi để biếu tặng hoặc làm cảnh. Thời gian gần đây, một vài nơi ở miền Nam đã thử nuôi và nhân giống thành công giống gà này và trên thực đơn một số nhà hàng đã xuất hiện món gà Đông Cảo. Để nhâm nhi được một miếng “vảy rồng” có mùi vị tiến vua ngày xưa phải trả giá 1 – 2 triệu đồng mua cả con gà, có lẽ nhiều thực khách cũng không đáng để chặc lưỡi.


Một số hình ảnh đẹp
Đặc sản gà chân voi Đông Cảo
Đặc sản gà chân voi Đông Cảo
Cặp chân gà vảy rồng Đông Cảo này ăn giòn ngon một cách tự nhiên
Đặc sản gà chân voi Đông Cảo
Gà ướp sả nướng












Monday, March 26, 2018

Bún Thang Nha Trang

Bún Thang Nha Trang
Bún thang vốn là một món ăn quý chỉ được làm vào những dịp lễ, Tết - được chế biến rất công phu và vẫn còn phảng phất trong đó nét vương giả... Tôi là người Nha Trang và chưa bao giờ có dịp được ăn bún thang - một món ăn của Hà Nội mà tôi biết là rất nổi tiếng.



 Lâu nay tôi chỉ hình dung và tưởng tượng ra hương vị tinh tế của bún thang qua những bài viết về các món ăn và văn hóa ẩm thực Hà Nội của Vũ Bằng trong “Miếng ngon Hà Nội” và “Hà Nội 36 phố phường” của Thạch Lam. Chính vì thế, khi bất chợt nhìn thấy trên đường Nguyễn Thị Minh Khai, Nha Trang có quán “Bún thang Hà Nội”, tôi đã không thể không dừng chân…


 Điều khiến tôi ngạc nhiên và thắc mắc nhất là vì sao người Hà Nội vào Nha Trang cũng nhiều và khá lâu, và cũng đã có nhiều món ăn Hà Nội được phổ biến ở Nha Trang như phở, bún ốc, bún chả… nhưng đến giờ, bún thang mới xuất hiện dù bún thang không phải là một món ăn lạ. Và tuy ngon hay không tùy thuộc vào khẩu vị của mỗi người, nhưng nói đến ẩm thực Hà Nội thì không thể không nhắc đến bún thang. Qua tìm hiểu tôi được biết, bún thang vốn là một món ăn quý chỉ được làm vào những dịp lễ, Tết. 

 

 Bún thang được chế biến rất công phu và vẫn còn phảng phất trong đó nét vương giả. Tuy giờ đây nó đã được bình dân hóa hơn và ngày càng có nhiều người được thưởng thức món ăn tinh tế này, nhưng dù cao sang hay dân dã thì cái hương vị độc đáo và tinh tế của bún thang vẫn chẳng đổi thay, vẫn làm hài lòng những thực khách khó tính nhất. Mỗi tô bún thang có đến gần 20 nguyên liệu khác nhau. 

 

 Chữ “thang” ở đây có nghĩa là canh, nghĩa là bún chan từ một thứ nước canh đặc biệt và nồi nước dùng là “linh hồn” của món bún thang. Nó được hầm kỹ từ xương gà, xương heo, tôm he khô và phải được hớt bọt thật kỹ để nước trong veo. Đi cùng với tô bún còn có gà nướng xé phay, chả lụa, trứng tráng xắt thành từng sợi mỏng, rồi nấm hương, tôm khô chà bông, trứng muối, củ cải dầm mắm… Nói chung rất cầu kỳ và công phu bởi thứ gì trong tô bún cũng phải xắt thật mỏng, thật khéo… 


 Bún thang có thể ăn kèm với các gia vị như tỏi, giấm, ớt, thêm một chút mắm tôm và đặc biệt nó sẽ mất hẳn hương vị nếu không thêm vào đó một chút tinh dầu cà cuống. Điều đáng tiếc là bây giờ cà cuống không biết tìm đâu ra, còn tinh dầu hương liệu thì hắc, không thể nào ăn nổi. 

 

 Có người kể với tôi rằng, một tô bún thang ở Hà Hội chỉ khoảng 18.000 đồng, nhưng nếu thêm vào 1 giọt cà cuống thì phải cộng thêm 50.000 đồng nữa. Thật giả không biết ra sao nhưng điều đó cho thấy hương cà cuống thật sự là “linh hồn” của bún thang và “có tô bún thang, cả làng đòi cà cuống” là vậy. Chính vì thế, ngay tại Hà Hội giờ cũng ít bán món bún này, đừng nói gì đến những nơi khác, bởi món bún thang đòi hỏi chế biến công phu mà tiền lời cũng chẳng hơn gì các loại bún khác. 

 

 Chủ nhân quán “Bún thang Hà Nội” ở Nha Trang là hai chị em người Hà Nội, mới vào sống ở Nha Trang được 2 năm. Chỉ vì ăn các món ăn miền Namkhông quen nên hai chị em đã quyết định mở một quán chuyên bán các món ăn nấu theo gu miền Bắc để phục vụ du khách và những người Hà Nội xa quê. Chị Nguyễn Thị Thu Hằng - chủ quán cho biết: “Quán mở được 1 tháng và đã có một lượng khách nhất định, đa phần là người Bắc. Nhiều người đến ăn, nhất là những cụ già, cho biết rất vui vì lâu lắm mới được thưởng thức một tô bún thang. Quán còn bán bún mọc, phở gà, miến gà, xôi gà, gỏi gà… cũng được nấu theo kiểu Bắc”. Tôi không có may mắn được ăn nhiều bún thang để so sánh, nhưng có thể nói đó là một hương vị cũng khá đặc biệt. Nhất là đôi khi ta ăn là để hồi tưởng, để cảm nhận theo cảm xúc của những nhà văn tài hoa như Vũ Bằng chẳng hạn: “thang lại càng ăn cho thật nóng rẫy lên bún chần kỹ đơm ra từng bát rồi trứng tráng, giò thái chỉ, thịt gà băm với nấm hương, ruốc, tôm he, rau răm cũng băm nhỏ; giữa, một hai miếng trứng muối đỏ như hoa lựu: tất cả những thứ đó tạo thành một bức họa lập thể có những màu sắc rất bạo mà lại ưa nhìn, trông vui mà lại quý. Quý, nhưng mà làm cho thang ngon, nhất định là phải nhờ ở nước dùng nấu cách nào cho thật ngọt, mà đừng béo quá, lúc chan vào bát bún nóng cứ bỏng rẫy lên. Lúc đó, một chút mắm tôm, cà cuống đệm vào làm tăng vị của thang lên đến cái mức ăn ngon gần như “không thể nào chịu được”… 

 

 Nha Trang đã có bún thang Hà Nội, sao bạn không thử xem có ngon như nhà văn Vũ Bằng nói không?













Friday, March 23, 2018

Củ hủ dừa Bến Tre

Củ hủ dừa Bến Tre
Không chỉ sử dụng những nguyên liệu quen thuộc như cốt dừa, nước dừa, người dân Bến Tre còn tận dụng từng bộ phận trên cây dừa vào việc sáng tạo ẩm thực - một trong số đó là củ hủ dừa. Củ hủ dừa là phần lá mầm non của cây dừa, giòn mà không dai, vị béo bùi đặc trưng. 

 



Nhắc đến củ hủ dừa là nhắc đến món gỏi củ hủ dừa tôm thịt, công thức khá giống gỏi ngó sen nhưng hương vị béo ngậy hơn, đi cùng chút chua chua của phụ gia tạo ra một món ăn chơi lai rai vừa bùi bùi đầu lưỡi lại không hề ngán ngấy.

 

Người dân Bến Tre cũng dùng củ hủ dừa để "biến hóa" cho các món ăn quen thuộc, tiêu biểu là bánh xèo củ hủ dừa. Người ta có thể thay hẳn hoặc kết hợp củ hủ dừa với giá trong nhân bánh, thêm vị ngọt thanh ngầy ngậy cho món bánh vốn đã đầy đủ mặn chua cay, tạo ra một nét biến tấu đậm chất Bến Tre.

 

Được xem như xứ dừa của Việt Nam, có người vẫn đùa rằng "Bến Tre" nên đổi thành "Bến Dừa" mới phù hợp. Quả thực, dưới những tán dừa xanh rì mát rượi, một nét văn hóa ẩm thực độc đáo đã được hình thành mà không cần cầu kì phức tạp về nguyên liệu - chính là văn hóa ẩm thực xứ dừa với những món đặc sản tận dụng từ chính loài cây quen thuộc, gắn bó với đời sống của con người.

Một số hình ảnh đẹp
Củ hủ dừa Bến Tre
Củ hủ dừa Bến Tre












Wednesday, March 21, 2018

Phở Bắc Hải Nha Trang

Phở Bắc Hải Nha Trang
Phở có nguồn gốc từ miền Bắc, nhưng người dân Nha Trang cũng “nghiền” phở không kém các món ăn đặc trưng địa phương khác. Khắp Nha Trang có không ít các hàng phở nhưng ngon đến độ…khó thể quên chỉ có thể là cửa hàng Phở Bắc Hải trên đường Quang Trung. Được biết, ông chủ vốn là người Hà Nội gốc, tính tình rất dễ chịu, cởi mở và thân thiện nên khách đến quán đông phần lớn vì phở ngon, nhưng vì quý mến ông chủ cũng không phải là ít.



Tô phở Bắc Hải được chọn lựa chế biến từ những nguyên liệu tươi, đặc biệt là thịt bò. Dù là miếng thịt tái hay thịt chín, chỉ có thịt bò tươi ngon mới đảm bảo vị mềm thơm mà vẫn béo bùi, ngọt miệng đến thế. Nước dùng rất trong và thanh, dậy mùi bò tự nhiên chứ không hề có váng mỡ hay gợn chút hôi tanh nào. Mở quán ở Nha Trang đã lâu, đã rất có tiếng tăm nhưng phở ở đây vẫn giữ đúng quy trình nấu phở miền Bắc truyền thống, mọi phụ liệu gia giảm đều gợi vị “Hà Nội” nên khách du lịch xứ Bắc thì thấy thân quen, người địa phương lại thấy lạ miệng mà hấp dẫn. Thậm chí, nhiều khách hàng còn phải công nhận ăn phở Bắc Hải ở Nha Trang còn ngon hơn nhiều lần các hàng phở gia truyền có tiếng ở Hà Nội.

Một số hình ảnh đẹp
Phở Bắc Hải Nha Trang












Tuesday, March 20, 2018

Lạp xường Hà Giang

Lạp xường Hà Giang
Hà Giang mỗi độ xuân về lại có thêm một món ăn độc đáo mang tên lạp xường. Món ăn với những hương vị thật đặc biệt làm cho con người ta bị cuốn hút…

 



Mỗi dịp tết đến, đã thành lệ, cứ đến khoảng 27, 28 tháng Chạp, người dân khắp các bản làng lại nô nức rủ nhau mổ lợn. Cứ hai, ba nhà chung nhau đụng một con. Thịt để làm nhân bánh chưng, làm các món kho, nướng, quay, luộc… ăn trong mấy ngày tết. Và bao giờ người ta cũng dành ra một ít lòng non, một phần thịt để làm lấy một vài cân lạp xường (có nơi còn gọi là lạp xưởng hay lạp sườn).

 

Để làm nhân lạp xường người ta chọn loại thịt nửa nạc nửa mỡ. Bởi nạc nhiều, lạp xường sẽ khô, sác; mỡ nhiều, lạp xường sẽ nhão, ăn mau ngấy nên loại thịt thích hợp nhất để làm lạp xường là thịt vai. Thịt được lạng bỏ lớp bì, thái miếng vừa phải, ướp muối, đường, bột ngọt. Và không thể thiếu một ít rượu trắng, một ít nước gừng và một ít quả mắc mật khô xay nhỏ ướp cùng. Theo kinh nghiệm của đồng bào nơi đây thì ướp thịt với rượu trắng và nước gừng như vậy khiến cho lạp xường sẽ có mùi thơm rất đặc trưng, để được lâu mà không bị hỏng.

 

Cách thức làm lạp xưởng các vùng miền tương đối giống nhau, thêm chút đậm đà tùy theo khẩu vị từng nơi. Lòng để làm lạp xưởng là lòng non. Lòng được rửa thật sạch bằng rượu trắng. Nhân làm lạp xưởng là thịt thăn, nạc vai hoặc nạc mông, những phần ngon của thịt lợn. Thịt được băm nhỏ, tẩm ướp với gia vị, hành băm phi thơm, đặc biệt không thể thiếu hạt mắc khén cùng chút rượu tạo mùi thơm khác biệt.

 

Mỗi ngôi nhà trên nẻo đường Tây Bắc sẽ cho bạn trải nghiệm một hương vị lạp xưởng riêng biệt. Đó là điều tuyệt vời nhất mà dân phượt – những kẻ thích khám phá cái lạ và sự trải nghiệm mong muốn.

 

Lạp xường có mùi của nắng vùng cao, mùi của khói bếp, thoảng mùi gừng, mùi rượu, mùi mắc mật thơm một cách đặc biệt. Vị dai của lòng, vị ngọt của thịt nạc, vị béo của mỡ hòa quyện với nhau, ăn thật ngon miệng. Nhấp thêm chút rượu nữa thì càng thêm khoái khẩu.

Một số hình ảnh đẹp
Lạp xường Hà Giang
Lạp xường Hà Giang
Lạp xường Hà Giang
Lạp xường Hà Giang
Lạp xường Hà Giang












Monday, March 19, 2018

Dứa Tam Dương Vĩnh Phúc

Dứa Tam Dương Vĩnh Phúc
Tam Dương là huyện trồng nhiều dứa nhất tỉnh Vĩnh Phúc. Các loại dứa ở đây đều có đặc trưng riêng như dứa mật nhiều nước và rất ngọt. Dứa mỡ gà ruột màu vàng nhạt, vị chua. “Dứa Hướng Đạo” quả nhỏ, ruột dòn, vị ngọt mà dốt dốt chua, ăn ngon nhất.



Đến đây, ngoài việc tha hồ “ăn” dứa đến no bụng với hai cách. Một là gọt hết cả mắt và thịt dứa bên ngoài, chỉ còn ít ruột bên trong (độ nửa quả) mà ăn thì không rát lưỡi; Hoặc đập đập dứa vào gốc cây hay thớt gỗ, vừa đập vừa xoay cho cho ruột dứa nát ra nước mật, sau đó dùng dao nhọn khoét một lỗ và ghé miệng vào uống. Du khách còn có dịp ngắm nhìn rừng dứa bạt ngàn. Đẹp nhất là vào mùa quả chín, mỗi cây dứa cứ như một bông hoa xanh khổng lồ với nhụy là quả dứa vàng ươm có túm tóc xanh xanh dựng đứng trên đầu.
Một số hình ảnh đẹp
Dứa Tam Dương Vĩnh Phúc












Lẫu Thả Bình Thuận

Lẫu Thả Bình Thuận
Là một trong 4 đặc sản của tỉnh Bình Thuận được công nhận vào hành trình quảng bá ẩm thực đặc sản Việt Nam lần thứ nhất trong TOP đặc sản và ẩm thực Việt Nam năm 2012. Lẫu Thả là một món ăn rất độc đáo với hương vị đậm đà, mộc mạc xứ biển Phan Thiết.

 

 



Lẫu Thả được làm bởi các nguyên liệu rất phổ biến như cá đục, cá mai, cá suốt, nhưng ngon nhất vẫn là cá mai, một trong những loài cá đặc sản của vùng biển Phan Thiết, Bình Thuận cùng với tôm biển, thịt heo, rau xanh, xoài sống, trái khế thái ngang, dưa leo xắt mỏng, bắp chuối, bánh tráng nướng, bún và trứng chiên. Làm lẫu thả phải sử dụng cá tươi thì món lẫu thả mới ngon và thịt cá không bị bủn và rời. Bún ở đây phải chọn từ các cơ sở sản xuất bún tại Hàm Tiến, Mũi Né thì mới tạo nét đặc trưng của món lẫu thả nơi đây.

 

Cách làm như sau: Dùng lưỡi dao bén cắt lấy hai bên thân cá hoặc dùng tay bóp ngang thân cá, rút lấy xương, sau đó rồi trụng và rửa bằng nước chanh tươi để khử mùi tanh của cá, có thể dùng khế hoặc me. Thịt cá sau khi tái chanh được ướp ớt xay nhuyễn, thêm tỏi cùng với nước gừng già. Để nấu nước lèo, nguyên liệu bao gồm tôm biển và thịt heo xắt nhỏ. Ngoài ra không thể bỏ qua một yếu tố làm món Lẫu Thả ngon hơn đó là nước chấm, nước chấm phải từ nước mắm cá cơm tại Phan Thiết, thêm ớt xay, đậu phộng giã ...tạo nên món ăn rất đơn giản nhưng hương và vị làm hài lòng mọi đối tượng sành ăn.

Món Lẫu thả được trình bày lên bàn ăn với đĩa cá tái chanh ướp ớt đỏ tươi ở giữa, xung quanh với thứ nước lèo thơm lừng, bắp chuối đỏ đựng rau xanh và xoài sống, khế, dưa leo, trứng chiên, thịt luộc xắt sợi. Cùng bánh tráng đập nhỏ, đĩa bún, tô nước mắm đặc quánh và đĩa ớt chanh tạo thành một món ăn vừa thơm ngon vừa hấp dẫn.

 

Để thưởng thức có thể ăn món này theo 2 cách là khô và nước. Sau khi cho mỗi thứ nguyên liệu một ít vào chén, nếu chỉ ăn với nước mắm sẽ là món Lẫu thả khô, còn cho thêm nước lèo nóng hổi trên bếp vào, vắt thêm tí chanh và vài lát ớt xắt sẽ là món Lẫu thả nước. Vị dai và bùi của cá tái chanh, hương vị thơm béo của mắm đậu phộng hay nước lèo, cảm giác giòn tan của bánh tránh mè, vị ngọt của thịt luộc, trứng chiên và nhất là những hương vị quê hương như rau thơm, ngò gai, quế, bắp chuối, dưa leo, xoài xanh...sẽ đem đến cho tất cả những ai đã từng thưởng thức không những sự ngon miệng, kích thích vị giác, hài lòng về thị giác, thỏa mãn về khứu giác mà còn là sự đong đầy những nét thật dung dị, gần gũi và thân thương của quê hương!

 

Được biết năm 2010 Lẫu thả đã giành giải Bạc tại Liên hoan ẩm thực Hà thành kỷ niệm 1.000 năm Thăng Long – Hà Nội và nhiều giải tại các Hội thi nấu ăn tại các tỉnh trong toàn quốc. Ngoài ra, trong chuyến thăm Bình Thuận năm 2010, Vua đầu bếp Yan Can Cook (Hồng Kông) xắn tay áo vào làm thử món Lẫu Thả và gật đầu khen ngon bởi vị đậm đà của món ăn độc đáo này.

Một số hình ảnh đẹp
Lẫu Thả Bình Thuận
Lẫu Thả Bình Thuận
Lẫu Thả Bình Thuận












Saturday, March 17, 2018

Su su Tam Đảo

Su su Tam Đảo
Su su là loài cây họ bầu, bí; lá to bằng hai bàn tay người lớn ghép lại, trông gần giống lá mướp nhưng mầu xanh nhạt hơn; dây có tua cuốn bám chặt vào giàn; hoa nhỏ đơn tính màu vàng kem; mỗi cuống lá có vài chùm hoa đực và một hoa cái hình quả chùy nhỏ; quả lớn bằng nắm tay hình trái lê, da sần sùi có gai mềm, chứa một hạt lớn bọc trong vỏ mỏng. Quả và ngọn dùng làm thức ăn.

 



Su su gốc Châu Mỹ nhiệt đới, du nhập vào Việt Nam đầu thế kỷ XX, được trồng ở tỉnh Vĩnh Phúc gần trăm năm nay. Tuy là thực vật nhiệt đới nhưng su su rất thích hợp với khí hậu á nhiệt đới và thổ nhưỡng thị trấn Tam Đảo, năng suất, chất lượng cao, không vùng nào trong tỉnh có thể sánh kịp.

 

Nếu như ở nơi khác, như phường Tích Sơn, thị xã Vĩnh Yên chẳng hạn, cây su su mỗi năm chỉ sống chừng mười tháng (từ tháng 8 - 9 năm trước, bắt đầu đặt quả giống xuống đất đến tháng 4 - 5 năm sau, khi cây chết nắng)thì trên Tam Đảo su su sống lâu gấp hai, ba lần. Đầu năm thứ nhất bắt đầu trồng, tháng 3 - 4 đã cắt được ngọn; từ tháng 5 đến tháng 12 thu hái rau, quả liên tục; cuối năm dây mẹ già cỗi, cắt bỏ tận gốc rồi bón tươi vào; đầu năm sau, gốc tự nảy ngọn mới... vòng su su cứ thế tiếp diễn hai, ba năm liền; bao giờ củ già quá, năng suất giảm hẳn mới bỏ để trồng gốc mới.

 

Cách đây vài chục năm, su su đối với nhân dân Tam Đảo cũng bình thường như các loài rau khác. Bà con trồng mỗi nhà một giàn để lấy quả ăn hàng ngày và bán quả giống cho vùng xuôi. Từ ngày "đổi mới", du khách lên nghỉ mát ở Tam Đảo mỗi ngày mỗi đông; lượng quả tiêu thụ tăng mạnh. Khi dân Tam Đảo "sáng tạo" ra món "đặc sản ngọn su su" mê hồn thực khách sành điều từ bao giờ không biết thì cây su su cao giá hẳn lên. Dân Tam Đảo lại sáng tạo luôn một kiểu trồng mới. Ai nhiều đất thì trồng hai loại giàn; một loại vừa lấy quả vừa lấy ngọn, một loại chuyên lấy ngọn. Ai ít đất cũng tranh thủ các miếng đất đầu thừa đuôi thẹo gần nhà trồng lấy ngọn. Giàn ddeer lấy cả quả lẫn ngọn có thể rộng trăm mét vuông và cao hơn đầu người chui dưới gầm hái quả. Giàn lấy ngọn bề ngang dưới 2 mét, thấp độ 1 mét, chạy dài theo thế đất; người thu hoạch đi vòng quanh giàn, đứng hai bên với vào giữa, cắt vừa tiện vừa không bị dập ngọn. Loại giàn rộng có xu thế bị giảm, nhường diện tích đất phát triển loại giàn hẹp để tăng nhanh sản lượng ngọn su su, thỏa mãn kịp thời nhu cầu thị trường "rau sạch" các nơi.

 

Kỹ thuật chăm bón cũng khá khoa học. Trước kia, người ta thường tưới phân tươi; bây giờ, nhà nào cũng dùng phân chuồng, phân vi sinh, NPK, khô dầu ủ mục bón gốc và tưới nước lã. Đặc biệt, không phải phun thuốc trừ sâu. Vừa cải tạo đất, vừa "rau sạch 100%". Lại được một lợi thế là trong những ngày nắng gắt nhất, nhiệt độ môi trường vẫn thấp hơn nhiệt độ đồng bằng mươi độ; đôi khi mây mù còn sà xuống thung lũng đưa hơi ẩm và khí núi làm mát cây cối, hoa màu. Cho nên ngọn su su Tam Đảo dài, mạp, xanh tươi mơn mởn quanh năm. Quả su su Tam Đảo có già đến mức hạt bên trong đã nảy mầm và ra rễ thì thịt quả vẫn mịn, mềm và không có sơ như ở dưới xuôi.

 

Từ những tinh chất của núi rừng, các bàn tay vàng Tam Đảo đã chế biến ra nhiều món ăn hương vị ngon lành, thú vị.

 

Ngọn su su luộc: 

Ngắt từng đoạn rau, từ búp, ngọn ra mỗi đoạn dài độ ba bốn đốt ngón tay; tám đoạn như thế ( chừng 40cm) vẫn chưa phải tước xơ; có thể cấu thêm một số lá non, nhưng nên vò như lá bí ngô; tất cả rửa sạch, vớt ra rá. Nước đun bắt đầu sôi, thả ngọn su su vào luộc như luộc rau muống chín tới hay chín nhừ thì vớt ra (tùy sở thích của khách). Thông thường, ngọn su su luộc chấm nước ma - gi ha với tỏi tươi đập dập là hợp khẩu vị nhất.

 

Ngọn su su sào:

Có thể sào với thịt bò hay lòng gà. Sào thịt bò thì phi tỏi cho thơm, đổ thịt vào sào chín độ 40% hãy đổ rau vào sào tiếp; sào với lòng gà thì chừng lòng chính độ 60% mới tra rau, nêm nước mắm ngon hay muối trắng tinh chế, sàm tiếp đến khi rau chín. Nước ngấm vào rau làm cho món ăn thêm ngon ngọt đậm đà, không cần mì chính gì nữa. Nhưng nếu khách gọi thêm nước chấm thì vẫn nên dùng ma - gi pha tỏi.

 

Quả su su luộc:

Gọt hết vỏ, gọt đến đâu thả vào nước đến đấy cho tan bớt nhựa. Bổ mỗi quả làm tám miếng rồi luộc trong nước có pha chút muối trắng tinh chế. Su su chín tới, ăn còn sồn sột hoặc chín mềm tùy thực khách. Khi ăn, ta nên cầm tay và chấm muối lạc hoặc muối vừng. Xin đừng bỏ hạt su su luộc, ăn nó rất bùi.

 

Quả su su sào:

Su su gọt vỏ, rửa sạch, thái mỏng hoặc thái chỉ. Có thể sào với trứng gà, thịt bò hoặc lòng gà đều ngon, mỗi món một hương vị.

 

Ngoài ra, quả già hầm xương lợn bở và ngọt, các cụ già rất thích ăn.

 

Nói chung, khách lên thăm quan hay nghỉ mát Tam Đảo, ai cũng đòi hỏi thưởng thức bằng được món đặc sản su su. Và "miếng ngon nhớ đời", nhiều bà, nhiều chị khi dời thị trând Tam Đảo thường mua dăm bảy mớ rau, vài chục quả su su về làm quà cho bạn bè, hàng xóm. Mấy năm gần đây, thương nhân đã tìm đến Tam Đảo cất buôn su su về các chợ đầu mối và đưa vào một số siêu thị Thủ đô. Năm 2005,  vừa qua, thống kê chưa đầy đủ, thị trấn Tam Đảo đã thu hoạch được 650 tấn ngọn và quả su su, bán được hàng tỷ đồng. Nhờ có thu nhập thêm về su su, đời sống người dân tị trấn được cải thiện, bà con chăm chú vào việc thâm canh cây trồng, không cần vào rừng chặt củi hay săn bắt chim thú hoang dã trong vườn quốc gia Tam Đảo nữa.

 

Su su thương hiệu Tam Đảo là một giống quý của núi rừng Vĩnh Phúc ban tặng cho con người. Nó là một sản phẩm độc đáo, có giá trị nhiều mặt, xứng đáng sánh vai cùng các sơn hào hải vị trong làng văn hóa ẩm thực của cả nước./.

Một số hình ảnh đẹp
Su su Tam Đảo












Wednesday, March 14, 2018

Bánh đập Quảng Nam

Bánh đập Quảng Nam
Nói đến đăc sản ẩm thực của Quảng Nam, nhiều người chỉ nhớ mì Quảng, cao lầu… nhưng Quảng Nam còn có bánh đập, một món ăn nếu đã dùng một lần, hẳn bạn sẽ không quên được vị ngon của nó.

 



Bánh đập, hiểu đơn giản là bánh phải được đập rồi mới ăn. Bánh làm từ bột gạo như bánh tráng. Gạo làm bánh đập phải trắng trong, thơm, dẻo… Ngâm nửa ngày cho hạt gạo nở phình lên, mềm ra, sau đó mới xay thành bột nước. Bột nghiền xong, chưa mang tráng bánh ngay mà phải ủ từ 3 giờ trở lên. Gọi là ủ bột nhưng thật ra chỉ là để bột lặng yên trong nước, khi nào tráng bánh mới quậy lên, thêm chút muối vào bột cho đậm đà và tăng độ phồng của bánh. 

 

Người Quảng Nam dùng gáo dừa để múc bột, tráng bánh, khi bột chín bánh sẽ phồng nổi lên, rắc chút vừng (mè) lên trên, đậy vung lại để bánh phồng lần nữa là chín. Xếp bánh trên những chiếc trành (dụng cụ làm bằng tre)  phơi ngoài nắng, khoảng nửa ngày là khô, những hôm trời ít nắng phải phơi cả ngày bánh mới có thể khô.  

 

Bánh khô đem nướng trên bếp than hồng cho phồng chín vàng. Một chiếc bánh nướng phồng sẽ được úp vào một chiếc bánh ướt vừa tráng xong cho hai chiếc bánh dính vào nhau. Khi đó người ta mới dùng dụng cụ để đập, chiếc bánh nướng phồng sẽ vỡ vụn ra dính chặt vào trong chiếc bánh ướt. 

 

Một thứ rất quan trọng khi thưởng thức bánh đập là nước chấm. Những người lớn tuổi, sành ăn sẽ chọn chén mắm cái nhiều ớt còn nguyên con cá cơm, vừa ăn bánh đập, vừa thưởng thức hương vị biển nồng trong mắm cái, miệng suýt soa vì vị cay của ớt.... 

 

Người dân Quảng Nam ngày nay thường ăn bánh đập với mắm nêm có thêm hành phi và đậu phộng béo ngậy. Vị giòn giòn của bánh nướng quyện với cái dẻo của bánh ướt, vị bùi của đậu phộng, thơm của hành phi, mặn của mắm nêm… khiến ai ăn một lần là nhớ mãi, mỗi khi có dịp về Quảng Nam, lại phải đi tìm thứ bánh đập vừa khô vừa ướt này. 

Một số hình ảnh đẹp
Bánh đập Quảng Nam












Chè khúc bạch Hà Nội

Chè khúc bạch Hà Nội
Món chè lạ thơm mát với những viên thạch tàu hũ phomai sữa trắng muốt và mát dịu đang chinh phục những tín đồ ăn vặt ở thủ đô.



Gần đây, giới trẻ Hà thành truyền tai nhau khám phá một quán chè nhỏ xinh nằm trên phố Hàng Tre. Quán mới mở chừng hơn 1 tháng, thu hút sự chú ý với tông màu vàng trẻ trung và bắt mắt. Nếu không tìm hiểu trước, những người tình cờ đi ngang sẽ lầm tưởng đây là một quán café bình thường. Nhưng để ý kỹ một chút và đọc menu viết bằng chữ màu ngay bên ngoài cửa, bạn sẽ bất ngờ bởi thực đơn khá đa dạng và… không liên quan đến nhau. Từ panna cotta theo phong cách Italy, thạch café nhân bánh flan lạ tai, bánh cá chiên xù ăn nhẹ cho đến những món ăn quen thuộc mà không bao giờ hết “hot” như sữa chua mít, nem chua rán, phomai que… tất cả đều hội tụ trong quán nhỏ có tên Lyncapuccino.

 

Tuy nhiên, tiếng lành đồn xa và lý do chính để mọi người kháo nhau tới đây là để thưởng thức chè khúc bạch – món ăn đầu bảng trong menu và không thể không thử với những người lần đầu đến quán. Chè khúc bạch thực chất đã quá quen thuộc ở TP HCM, song ở Hà Nội đây lại là món ăn khá mới mẻ và chưa nhiều nơi bán.

 

Khác với nhiều loại chè thông thường màu sắc xanh đỏ và có vị ngọt sắc, chè khúc bạch cũng giống như tên gọi, mang một chút gì đó thuần khiết và thanh tao. Chè được ủ lạnh trong một bát sứ trắng chứ không dùng với đá và nhìn trông khá đơn giản, không màu mè.

 

Nước chè trong được nấu từ nước đường ngọt mát, hòa trong đó là vị thơm bùi của những hạt hạnh nhân giòn tan, vị ngọt dịu của những trái nhãn lồng, một chút thanh thanh của những hạt é và tất nhiên không thể thiếu là những khối thạch tàu hũ trắng muốt thơm lừng và thanh mát, đậm mùi phomai.

 

Thoạt nhìn những miếng thạch này, nhiều người sẽ liên tưởng đến những khối đậu phụ Nhật vuông vức, trắng mịn và cho rằng nó cũng được làm từ rau câu giống như bao loại thạch phổ biến khác. Nhưng chỉ cần cắn thử một miếng, bạn sẽ nhận thấy ngay sự khác biệt bởi vị ngậy thơm từ kem whipping và sữa tươi. Giữa mùa hè nóng nực, háo nước mà được thưởng thức một bát chè khúc bạch với vị thanh thanh, thơm nhẹ dịu mát thì đã không gì bằng.

 

Bên cạnh chè khúc bạch thì panna cotta – món tráng miệng nổi tiếng của Italy và thạch café nhân bánh flan là hai “món tủ” luôn được chủ quán ưu tiên giới thiệu. Đặc biệt panna cotta được đựng trong một hũ thủy tinh nhỏ xíu thắt nơ rất đáng yêu. Khi ăn vị ngậy thơm của lớp kem tươi phía dưới kết hợp hài hòa với vị chua chua ngọt ngọt của lớp sốt trái cây được làm đông bằng gelatin ở phía trên.

 

Quán ghi điểm nhờ không gian thoáng mát, bài trí đẹp mắt, thực đơn nhiều lựa chọn từ các món ăn vặt cho tới giải khát mà giá cả cũng rất hợp lý. 

Một số hình ảnh đẹp
Chè khúc bạch Hà Nội
Chè khúc bạch Hà Nội












Tuesday, March 13, 2018

Thắng Cố Sapa

Thắng Cố  Sapa
Sapa không chỉ tuyệt vời với không khí trong veo, rượu Bắc Hà nồng ấm, phở chua bản Phố, mà còn có thắng cố của người Mông…

 

Thắng cố là một món ăn của dân tộc Mông. Thắng cố biến âm của tiếng Thoảng cố theo tiếng Mông có nghĩa là "nồi nước". Ngày xưa, người Mông nấu thắng cố bằng thịt ngựa, cách nấu cũng rất đơn giãn. Thịt được ướp với muối, mỳ chính, thảo quả, địa điềm nướng thơm tán nhỏ. Sau đó đổ thịt vào trong một cái chảo lớn, đảo đều cho miếng thịt săn lại thì đổ nước vào.

 



Thắng cố ngay nay, nhất là thắng cố ở trong các nhà hàng mang thương hiệu “dân tộc”, hương vị đã bay đi ít nhiều. Bởi nồi thắng cố ấy đã bị các gia vị tẩm ướp “tung hỏa mù” khiến thực khách bị mụ mị bởi mùi thơm, bởi vị ngọt của bột nêm, mỳ chính. Vì thế, rất nhiều du khách khi đi tour du lịch Sapa vào mùa đông đã cất công lên chơi miền sơn cước vào những dịp chợ phiên Sapa để thưởng thức thắng cố “thật”.

 

Các quán thắng cố vùng cao bây giờ nhiều nơi chế biến rất cẩn thận, sạch sẽ vì đồng bào đã hiểu ý nghĩa của khẩu hiệu “giữ vệ sinh an toàn thực phẩm” và cũng là một bí quyết để thu hút khách. Nồi nước dùng được đầu bếp người Mông “chăm sóc” rất chu đáo. Xương nhừ thì cho thịt vào nồi, thịt vừa chín tới thì cho lòng, dạ dày, tim gan vào tiếp…

 

Từng bát thắng cố nhỏ điểm những lát hành hoa được múc ra, nhà bếp không quên bên cạnh những đĩa gia vị xinh xắn chế biến cầu kỳ theo đúng hương vị vùng cao. Vị ngon của thắng cố hòa với hương vị đặc biệt của đồ chấm làm cho thực khách cứ hít hà, tấm tắc khen ngon. Với người Mông, Thắng cố không chỉ là món ăn ngon, thể hiện sự khéo léo và sành ăn mà còn là nét đẹp văn hóa của đồng bào.

Một số hình ảnh đẹp
Thắng Cố  Sapa
Thắng Cố  Sapa
Thắng Cố  Sapa












Sunday, March 11, 2018

Bún làng Tái Kênh Hà Nam

Bún làng Tái Kênh Hà Nam
Cách thị xã Phủ Lý 6km đi theo quốc lộ 21 về phía Đông là thôn Tái Kênh thuộc xã Đinh Xá, huyện Bình Lục, tỉnh Hà Nam nổi tiếng với nghề làm bún có từ lâu đời.

 

 



Dẻo mềm sợi bún

Làng Tái Kênh là một làng thuần nông, hơn 80% số hộ gia đình làm nông nghiệp kết hợp với thủ công nghiệp. Hỏi về nghề bún làng Tái Kênh, các hộ dân trong vùng không nhớ rõ nghề có từ bao giờ, chỉ biết rằng từ khi còn trẻ đã được tham gia làm bún cùng gia đình. Đến khi trưởng thành thì các công đoạn làm bún dường như đã thành thục. Việc truyền nghề không phân biệt con trai, con gái, chỉ cần ai có lòng theo nghề sẽ được các cụ trong làng truyền dạy.

 

Để làm nên những mẻ bún thơm ngon, việc quan trọng đầu tiên là bí quyết từ khâu chọn gạo. Gạo làm bún phải là gạo Khang dân, gạo Ải - loại gạo khi nấu phải khô. Các loại gạo như gạo Tạp giao, gạo Tám không dùng làm bún được vì loại gạo dẻo này khi làm các sợi bún sẽ bị nát và dính bết vào nhau.

 

Gạo khi vo kỹ được ngâm cho nở, tuỳ vào thời tiết mà có thời gian ngâm khác nhau, nếu vào mùa hè thì ngâm già nửa buổi, mùa đông thì ngâm non một ngày. Gạo khi ngâm xong được vớt ra vo sạch, để ráo nước. Sau đó đem gạo xay nhuyễn với nước tạo ra một hỗn hợp bột, dẻo, mịn. Bột xay xong thường được ngâm trong khoảng 2 ngày tạo ra độ chua. Sau khi gạn nước chua, đổ hỗn hợp bột trắng lên mảnh vải để cho ráo nước rồi đưa lên bàn ép sắt cho bột khô cứng.

 

Tiếp theo là nặn bột thành quả tròn, đem luộc trong nước sôi sùng sục, thời gian luộc bột khoảng 5 phút cho chín lớp vỏ bột bên ngoài rồi cho vào cối giã nhuyễn, để phần sống và phần chín quyện kỹ với nhau, sau khi bột đã dẻo cho thêm nước vào nhào bột. Bột được nhào thành dung dịch lỏng rồi đưa qua màn lọc sạn để lọc bụi và các cặn lẫn vào bột, để khi làm sợi bún không bị sạn.

 

Khi nước sôi, bột được đưa vào khuôn vắt thành sợi luộc trong nồi vài ba phút. Khi bún nổi lên trên mặt nước thì dùng rổ vớt bún ra, rửa sạch qua nước lọc cho khỏi bết dính. Nếu là bún rối thì sau khi rửa sạch cần vẩy khô nước, đổ lên tấm lưới và bật quạt điện cho khô. Đối với bún lá hoặc bún bát, sau khi vớt bún từ trong nồi ra, rửa sạch bún rồi dùng tay vắt hoặc xoay tròn trong bát để tạo nên những lá bún nhỏ tròn trịa. Bún thành phẩm khi đem ra chợ bán được đặt trong các thúng tre có lót sẵn lá chuối hong khô trước. Trong quá trình làm bún điều quan trọng là việc giữ lửa trong lò. Nếu lửa quá to bún sẽ dễ bị gãy và nước bún dễ bị trào ra lò lửa, nếu lửa nhỏ sẽ không đủ để làm bún chín, bún sẽ bị trương, khi ăn bún sẽ không được dai.

 

Bún Tái Kênh nổi tiếng khắp vùng

Ngày nay, các hộ dân của làng nghề Tái Kênh đã đầu tư máy móc hiện đại để làm bún, thay cho phương thức thủ công trước đây. Nhờ vậy, năng suất và sản lượng bún làm ra cung cấp cho thị trường tăng lên nhanh chóng. Mỗi máy trung bình một ngày sản xuất ra khoảng 5 - 7 tạ bún cung cấp cho các tỉnh lân cận.

 

Ông Nguyễn Văn Phấn, Bí thư Đảng ủy, xã Đinh Xá cho biết: “Bún làng Tái nổi tiếng ở chợ Bầu, Phủ Lý và các tỉnh lân cận. Vào các ngày hè, ngày nghỉ, ngày lễ, nhiều địa phương xa gần đến đặt mua bún rất nhiều, đời sống của nhân dân nhờ thế mà được nâng cao”. Những người bán bún tại chợ Bầu - Phủ Lý hồ hởi, tươi cười khi chúng tôi hỏi mua bún: “Các cháu cứ yên tâm, bún làng Tái không có chất bảo quản, không có thuốc tẩy trắng”.

 

Bún quen thuộc với người dân Việt Nam thường được sử dụng một cách rộng rãi và đa dạng kết hợp với nhiều thực phẩm khác trong các bữa ăn hàng ngày. Từ những sợi bún trắng ngần bao món ăn ngon đã ra đời. Theo chiều dài đất nước từ Bắc đến Nam, mỗi vùng miền đều có đặc sản bún riêng.

Một số hình ảnh đẹp
Bún làng Tái Kênh Hà Nam












Canh cá Quỳnh Côi Thái Bình

Canh cá Quỳnh Côi Thái Bình
Đến Thái Bình mà chưa ăn canh cá Quỳnh Côi xem như chưa biết đến tinh túy trong ẩm thực nơi đây. Canh cá rất phổ biến trong những bữa ăn hằng ngày của người dân địa phương. Để tận hưởng trọn vẹn hương vị thơm ngon đặc biệt của nó, bạn nên ghé đến ăn vào mùa nước nổi tháng 3 và tháng 10 hằng năm, lúc này cá rô đồng được nước nên to béo đẫy đà.



Cá rô đồng tươi sau khi bắt về, cho vào bếp nướng, rán hoặc hấp theo công thức riêng. Nước dùng canh cá không thể thiếu gừng già để khử mùi tanh cùng các gia vị chanh, ớt, mùi tàu, thì là, rau răm… Món canh cá dùng với sợi bánh đa là ngon nhất. Ngoài ra, có những biến tấu hấp dẫn khác cùng rau rút vào mùa hè hoặc rau cải cúc vào mùa đông cũng bổ dưỡng và ngon không kém phần.

Một số hình ảnh đẹp
Canh cá Quỳnh Côi Thái Bình












Saturday, March 10, 2018

Tôm khô bóc nõn Hạ Long

Tôm khô bóc nõn Hạ Long
Khi đi du lịch biển Vịnh Hạ Long ngoài việc nghĩ dưỡng ngắm phong cảnh đẹp và ăn hải sản tươi sống chắc hẳn bạn sẽ không quên việc mua quà về biếu người thân hay mua về để dùng dần. Vì vậy Tôm khô bóc nõn là một món bạn không thể bỏ qua vì đó là một món giàu dinh dưỡng và dễ chế biến.

 



Ở biển có nhiều loại Tôm. Có một loại người ven Vịnh Hạ Long khi sử dụng thường phải bỏ vỏ, vì vỏ của nó cứng, đó là tôm sắt. Không ít gia đình người Hạ Long xa quê vẫn luôn nhớ hương vị quê nhà mà tôm khô bóc nõn là một nét gợi dễ kiếm tìm.

 

Một cân tôm khô bóc nõn có giá từ 150 đến 170 ngàn đồng tuỳ loại nõn tôm to hay nhỏ hơn. Bạn có thể đem về rửa sạch rồi rang, rim hay sốt cà chua hoặc xào với một loại rau nào đó, bên cạnh đó nó là thứ gia vị” để nấu ví dụ như: nấu canh với bầu. Nếu như bạn ngại đi chợ hay không có thời gian đi chợ, thì tôm khô bóc nõn quả là lựa chọn thật hợp lý và tuyệt vời.

 

Nấu canh với nõn tôm khô cũng không có gì là khó. Lấy một nhúm nõn tôm khô cho vào nước lạnh rửa qua rồi dùng dao đập dập thả vào nồi nước dùng để nấu canh, sau đó thì bỏ dưa vào, đun sôi lên, tra mắm muối cho vừa ăn, đun tiếp cho dưa mềm, rắc hành hoa, thì là, bắc xuống. Thế là ta đã có món canh dưa nấu tôm thơm tho, ngon ngọt. Cách nấu nướng ấy còn là canh bí đao nõn tôm khô, canh bầu, canh rau cải, canh rau mùng tơi, rau muống ….. Mùa thu se se lạnh, mùa đông giá rét, cơm vừa chín tới nóng hôi hổi ăn với canh nấu tôm nõn khô vừa bắc ở bếp xuống còn gì thú bằng!

 

Khi đi tham quan Hạ Long, các bạn hãy bớt chút thời gian mua về chút tôm khô để thử nấu những món canh ngon ngọt như trên xem sao, hoặc cũng có thể mua làm quà biếu, hẳn sẽ mang đến những hương vị rất đặc trưng của Hạ Long.

 

Chúc các bạn có những chuyến đi vui vẻ và có nhiều trải nghiệm về văn hóa ẩm thực tại Hạ Long.

Một số hình ảnh đẹp
Tôm khô bóc nõn Hạ Long












Monday, March 5, 2018

Canh chua rau sắn Phú Thọ

Canh chua rau sắn Phú Thọ
Nếu ai đã từng về mảnh đất trung du Phú Thọ hẳn sẽ có cơ hội được thưởng thức một đôi lần bát canh chua rau sắn. Màu rau nồng ấm như màu đất trung du, vị rau ngọt bùi tựa tình người đất Tổ sẽ khiến ai đó ăn một lần để rồi nhớ mãi không quên.

 



Rau sắn phải là món ăn cao lương mỹ vị, càng không màu mè coi trọng hình thức nhưng đòi hỏi người chế biến phải rất cầu kì. Những búp sắn non mập mạp còn nguyên lớp phấn mịn phía đầu chồi sau khi hái về sẽ được vò nát. Người vò phải khéo léo làm sao cho lá sắn mềm, sóng đều nguyên búp chứ không vụn thành từng đoạn. Sau khi vò xong, trộn lá sắn với chút muối cho thêm vị đậm đà. Cách này cũng giúp cho rau sắn nhanh chua hơn và để lâu ngày không bị hỏng, bị váng. Bởi vậy, khi tra muối cũng phải lựa sao cho rau không quá mặn mà khó nấu, cũng không quá nhạt dễ nổi váng làm rau hỏng. Rau sắn sau khi đã trộn muối đem cho vào vại hoặc bình, để 4 đến 5 ngày ủ chua.

 

Lựa rau sắn cũng không hề đơn giản bởi không phải sắn nào cũng có thể hái lá ăn được, chỉ có rau sắn trắng lá xanh mới ăn được. Loai sắn lá tre, màu lá hơi tía là loại sắn độc hơn, ăn vào dễ bị say. Thêm nữa, nếu cây sắn mà bị hái lá nhiều thì củ sắn cũng sẽ không được bở và ngon. Bởi vậy, có vườn sắn chuyên trồng lấy búp, hái lần đầu, lần sau cây sắn cho ra nhiều búp non hơn mọc từ vết hái lần trước.

 

Rau sắn ủ chua có màu vàng đều, dậy mùi thơm hấp dẫn. Rau sắn được vớt ra hay để nguyên cả nước đem nấu tùy theo cách chế biến của từng món. Cách đơn giản nhất là vớt rau ra, vắt sạch nước rồi đem vào xào mỡ là cũng đã rất ngon rồi.

 

Tuy nhiên, cầu kì hơn là canh rau sắn nấu. Người nấu có thể hầm rau sắn với xương lợn, cá tép hoặc hạt lạc giã nhỏ. Đặc biệt là phải nấu bằng chính nước chua ủ rau sắn. Có như vậy, canh mới có vị chua của rau sắn, vị béo của nước xương, vị ngọt của cá tép… tất cả hòa quyên thành hương vị rất đặc trưng của canh rau sắn.

 

Người nấu cũng phải chú ý, rau sắn ngâm quá ngày sẽ rất chua, khi nấu cũng phải đun thật kĩ để rau sắn thật mềm và nhừ mới ngon. Khi ăn, có người thích lựa những búp non mập mạp nhưng cũng có người lại chọn các lá nhỏ, dẻo và đậm đà.

 

Ngoài ra, rau sắn còn có rất nhiều cách chế biến khác như làm salad trộn gà xé, rau săn luộc và nộm rau sắn, hay như món sắn muối kho cá tùy vào sáng tạo của người nấu đều rất dậy mùi thơm ngon.

 

Chính vì vậy, rau sắn đã trở thành món ăn quen thuộc trên mâm cơm gia đình nơi đây, không ít người có điều kiện thưởng thức, tâm đắc mà khen canh rau sắn chính là đặc sản số 1 của Phú Thọ. Bởi vậy, nếu có dịp về thăm đất Tổ Hùng Vương, mời bạn hãy một lần thưởng thức món ăn thú vị này nhé!

Một số hình ảnh đẹp
Canh chua rau sắn Phú Thọ
Canh chua rau sắn Phú Thọ
Canh chua rau sắn Phú Thọ












Sunday, March 4, 2018

Miến dong Bắc Kạn

Miến dong Bắc Kạn
Miến dong Bắc Kạn được làm bằng tinh bột nguyên chất từ củ dong riềng, sợi miến dong thành phẩm có màu hơi xám (màu nhựa của củ dong)

   

Trong quá trình chế biến không dùng hóa chất tẩy trắng, nhuộm màu nên sợi miến giữ được màu sắc của miến dong riềng. Miến được sản xuất bằng kinh nghiệm truyền thống của đồng bào dân tộc nên sợi dai, có hương thơm đặc trưng. Sợi miến sau khi nấu để nguội không bị bở, nát.

 

Miến dong Bắc Kạn đã trở thành thương hiệu sản phẩm hàng hóa có giá trị cao, được người tiêu dùng ưa chuộng.

 

Cục sở hữu trí tuệ - Bộ Khoa học Công nghệ đã cấp chứng nhận đăng ký Nhãn hiệu tập thể "Miến dong Bắc Kạn"./.



 
Một số hình ảnh đẹp
Miến dong Bắc Kạn