This is default featured slide 1 title

Go to Blogger edit html and find these sentences.Now replace these sentences with your own descriptions.This theme is Bloggerized by Lasantha Bandara - Premiumbloggertemplates.com.

This is default featured slide 2 title

Go to Blogger edit html and find these sentences.Now replace these sentences with your own descriptions.This theme is Bloggerized by Lasantha Bandara - Premiumbloggertemplates.com.

This is default featured slide 3 title

Go to Blogger edit html and find these sentences.Now replace these sentences with your own descriptions.This theme is Bloggerized by Lasantha Bandara - Premiumbloggertemplates.com.

This is default featured slide 4 title

Go to Blogger edit html and find these sentences.Now replace these sentences with your own descriptions.This theme is Bloggerized by Lasantha Bandara - Premiumbloggertemplates.com.

This is default featured slide 5 title

Go to Blogger edit html and find these sentences.Now replace these sentences with your own descriptions.This theme is Bloggerized by Lasantha Bandara - Premiumbloggertemplates.com.

Monday, November 30, 2015

Chả lụi Đồng Nai

Chả lụi Đồng Nai
Không biết cái món chả lụi này ra đời chính xác từ khi nào chỉ biết bất cứ ai là sinh viên Lạc Hồng cũng đều biết đến nó bởi đơn giản một điều trải dài theo con đường Bửu Long có tới hơn chục quán chả lụi. Địa chỉ được các bạn sinh viên truyền tai nhau và kéo đến nhiều nhất chính là quán Chả lụi sau lưng chợ Tân Bửu, gần Cơ sở 5 của trường nhưng nghe nói nơi bán chả lụi ngon nhất là quán gần trường lái.

 



Màu trắng của bánh tráng mỏng, gam xanh của rau, quả, màu cam của nước mắm, đỏ vàng của những cuốn chả, hòa trộn vào nhau tạo nên một món bánh tuyệt cú mèo. Đan hai que chả vào nhau,một tay giữ tay kia dùng sức tuốt những miếng chả nhỏ ra dĩa cách cuốn bánh cũng giống như cách người ta ăn chả cuốn vậy. Lấy miếng bánh tráng được cắt làm tư bày trên dĩa cho cuốn chả lụi nhỏ vào, cho chút rau sống, đôi ba miếng dưa leo hoặc xoài sống  tùy vào khẩu vị từng người. Cuốn chặt, vừa miệng chấm với nước mắm đậu phộng thì khỏi chê.

 

Những người đã từng một lần nếm qua đều khẳng định món này quá ngon và là thứ quà vặt không thể bỏ qua của những “tín đồ” quán lề đường như sinh viên chúng mình.

Một số hình ảnh đẹp
Chả lụi Đồng Nai
Những cuốn chả vàng ruộm, hấp dẫn
Chả lụi Đồng Nai
Khi ăn kèm với các loại rau rất ngon miệng












Cơm gà Tam Kỳ Quảng Nam

Cơm gà Tam Kỳ Quảng Nam
Trong hành trình đi dọc miền Trung, du khách có thể thưởng thức rất nhiều món ăn ngon, nhưng có một món ăn mà du khách không thể nào bỏ qua, đó là cơm gà Tam Kỳ. Không dân dã như mỳ Quảng nhưng cũng không quá cao sang, thế nhưng món ăn mang đậm phong vị miền Trung này luôn có sức hấp dẫn đối với du khách khi đặt chân đến nơi này.

 



Nhìn đĩa cơm gà, từng hạt cơm vàng mơ quyến rũ, chưa ăn đã thèm. Thịt gà luộc vàng điểm lá chanh xanh nõn nhai tới đâu khoái khẩu tới đó. Gà sau khi chế biến có da vàng ươm, từng thớ thịt săn lại, thơm nức. Cơm cũng được nấu bằng chính nước luộc gà, vì thế khi chín hạt cơm ngả màu vàng óng, có độ bóng mượt rất hấp dẫn.

 

Đặc trưng của món cơm gà nơi đây là vị mặn mà, đằm đặm, cay cay rất riêng của miền cát nóng. Thưởng thức món cơm gà Tam Kỳ không thể thiếu món dưa bóp chua – cay – giòn ngọt. Nó trung hoà vị béo ngậy của cơm gà, khiến món ăn ngon hơn, hấp dẫn hơn.

 

Ngoài ra gà Tam Kỳ được chế biến thành nhiều món, mỗi món có một hương vị khác nhau, tha hồ cho khách lựa chọn. Gà xé trộn rau thơm nổi bật vị ngọt đậm của thịt gà và vị the cay của rau thơm, ăn mãi mà không chán. Món gà chặt lá chanh đơn giản mà ngon lạ thường. Mùi thơm hơi gắt của lá chanh hoà quyện cùng màu xanh nổi bật trên nền da gà vàng bóng khiến thực khách khó mà cầm lòng được. Hay hương vị đậm đà của món thịt gà kho gừng, gà sào xả ớt, gà chiên…đã tạo nên sự hấp dẫn cho thực khách.

 

- Nguyên liệu chính: gà ta, giống gà thịt chắc, da mỏng.

- Gà được luộc một lần là hoàn tất chứ không dùng cách ba sôi hai lạnh như cơm gà phổ biến khác.

- Gạo: hạt đều, dẻo , thơm. Gạo được nấu bằng chính nước luộc gà.

- Những gia vị làm nên hương vị cho món cơm gà Tam Kỳ là tỏi, ớt, gừng rồi hành tím, rau răm…

 

Dọc thành phố Tam Kỳ có hàng chục quán cơm gà, mà quán nào cũng quán nào cũng tấp nập khách ra vào. Nhưng có lẽ quán cơm gà bà Luận là nổi tiếng nhất.

Một số hình ảnh đẹp
Cơm gà Tam Kỳ Quảng Nam












Sunday, November 29, 2015

Bún cá rô đồng Hải Dương

Bún cá rô đồng Hải Dương
Bún cá rô đồng gần như nơi nào cũng có nhưng có lẽ ở Hải Dương bạn sẽ được trải nghiệm hương vị mới lạ hơn! Cá rô béo mua về sau khi làm sạch sẽ được chia làm hai phần, một phần dành nấu nước dùng, một phần dành để bày ra tô. Nước dùng chỉ thuần túy cá rô, không thêm xương heo, cứ một phần cá tươi thì hai phần rưỡi nước nấu cho đến khi nào thịt và xương cá rã ra, nồi nước trong leo lẻo và đậm đà vị ngọt của cá thì đạt yêu cầu. Người ta cũng bỏ vào nước dùng sau khi nấu một ít gừng tươi đập dập cho mùi thơm thêm phần quyến rũ cũng như là át bớt mùi tanh của cá.

 



 Nếu như cá rô ở các nơi khác được đem chiên giòn thì cá để nấu bún ở Hải Dương lại được chế biến hoàn toàn khác. Những con cá được dành phần lại được luộc chín, bóc thịt ra riêng. Sau đó xào cùng chút hành tím, nước mỡ cho thơm. Có lẽ, sự khác biệt trong chế biến này chính là điểm làm nên đặc sản của bún cá rô đồng nơi đây.
 

Khi cá xào xong, bún được bóc ra tô, sắp lên ít thịt cá đã xào thơm, thêm ít hành tiêu, chan vào nước dùng nóng. Sau đó dọn ra bàn cùng với nước mắm nguyên chất có vài khoanh ớt cùng đĩa rau thơm, bông chuối, rau muống là đã có một bữa ăn ra trò. Được đến vùng đất Hải Dương bạn đừng quên thưởng thức món ăn tuy dân dã nhưng cũng không kém phần công phu này nhé.

Một số hình ảnh đẹp
Bún cá rô đồng Hải Dương












Cá Song Biển Cát Bà

Cá Song Biển Cát Bà
Cá song hay còn gọi cá mú là loại cá mang đậm “hương vị biển” bởi lớp da béo giòn, thới thịt dai trắng thơm ngọt mà ít loài cá biển nào sánh được. Ở Cát Bà có 3 loại là cá song mỡ, song đen và song cáo. Từ cá song người ta chế biến nhiều món ăn hấp dẫn, bổ dưỡng như: gỏi, cháo, lẩu, hấp, sốt, nướng…



Các quán ăn ở Cát Bà cũng rất nhiều, có đủ loại, từ nhà hàng sang trọng tới bình dân. Chủ yếu các quán ăn ở đây phục vụ các món hải sản biển. Nếu bạn muốn thưởng thức ẩm thực giá rẻ thì bạn có thể tới các hàng quán trong các khu chợ trên thị trấn. Tại cát Bà có khá nhiều nơi ăn uống, nếu bạn muốn ẩm thực giá rẻ thì bạn có thể tới các hàng quán trong khu chợ.
Một số hình ảnh đẹp
Cá Song Biển Cát Bà












Bánh mỳ cay Hải Phòng

Bánh mỳ cay Hải Phòng
Về kích thước, ổ bánh mì cay bé chỉ bằng hai đốt ngón tay, dài bằng hay chỉ hơn gang tay người lớn một chút và cũng được làm bằng bột mì thông thường, nhưng khi cắn vào lại giòn rụm và tan nhanh trong miệng. Hẳn nhà sản xuất bánh mì phải có bí quyết riêng nào đó.

 



Để có một ổ bánh mì cay đặc sắc, pa-tê là thành phần không thể thiếu. Pa-tê được chế biến từ gan, mỡ và thịt nạc heo, thêm hạt tiêu, muối…, tất cả nguyên liệu đều phải thật tươi. Sau khi sơ chế, nguyên liệu được xay nhuyễn rồi hấp cách thủy từ sáu đến tám giờ để thịt và gan quyện vào nhau và có mùi thơm “chính hiệu” pa-tê.

 

Thành phẩm được cho vào khay hay thố, chờ nguội rồi cho vào tủ lạnh. Theo kinh nghiệm của những người bán hàng thì một khay pa-tê đạt chuẩn khi khối pa-tê đông lại nhưng không quá cứng, cũng không quá mềm, bên trên là một lớp mỡ trắng đục hay có màu giống như cà phê sữa.

 

Khi có khách mua, người bán hàng xẻ dọc chiếc bánh mì, quết vào ruột bánh một lớp pa-tê, một chút mỡ rồi cho vào lò nướng để bánh đạt độ giòn, đồng thời lớp mỡ tan ra, quyện vào pa-tê tỏa một mùi thơm quyến rũ khiến ai đi ngang qua cũng không thể cầm lòng!

 

Thế nhưng bằng đó vẫn chưa đủ để làm nên một chiếc bánh mì cay hoàn chỉnh. Còn cần thêm một thứ nữa, mà lại là yếu tố quyết định cho tên gọi món ăn này: lạp chí chương.

 

Nhiều người ở miền Nam chắc sẽ thắc mắc với thứ nghe lạ lùng đó. Xin thưa, nó chính là… tương ớt. Tên gọi “lạp chí chương” là từ người gốc Hoa sống ở Hải Phòng, dần dà người đất Cảng bỏ từ “lạp”, chỉ gọi “chí chương”.

 

Nguyên liệu để làm chí chương là ớt và cà chua tươi bỏ hạt, tán nhuyễn, nêm thêm dăm củ tỏi băm nhuyễn, chút muối. Sau khi được lên men, hỗn hợp này sẽ cay và thơm.

 

Bánh mì sau khi nướng trong lò sẽ được bày lên đĩa, khi ăn thực khách tự rưới ít hay nhiều chí chương tùy thích. Vị cay của chí chương kết hợp với vị thơm béo của pa-tê và sự giòn rụm của bánh mì làm nên cái ngon khó tả của món ăn.

 

Thực khách vừa ăn vừa hít hà, xong một cái lại muốn ăn tiếp cái thứ hai, rồi cái thứ ba…, có khi đến no kềnh! Bánh mì cay không ăn kèm bất kỳ loại rau nào. Không phải vì ổ bánh quá nhỏ, không đủ chỗ thêm rau vào mà để không phá vỡ vị ngon của món ăn, cũng như giúp cho bánh giòn lâu hơn.

 

Các quán bánh mì cay chỉ cần một lò nướng bằng than, vài bộ bàn ghế nhựa nhưng đủ sức lôi kéo nhiều thế hệ người dân đất Cảng vào dùng bữa sáng hay lót dạ sau giờ làm việc. Còn đối với các cô cậu học trò, bánh mì cay là “đệ nhất quà vặt” sau buổi tan trường bởi nó quá rẻ, chỉ 2.500 đồng/chiếc.

 

Theo một người bán bánh có “thâm niên” đã hơn nửa thế kỷ, các sinh viên Hải Phòng khi lên Hà Nội học thường mua vài chục chiếc bánh mì cay làm quà, còn mỗi khi có trận bóng đá ở sân Lạch Tray, cổ động viên các nơi đổ về xem cũng tìm mua bánh mì cay, có đoàn mua đến… 500 chiếc!

 

Món ăn này có thể để lâu trong tủ lạnh, khi ăn lấy ra cho vào lò vi ba hay áp chảo (không cần dầu) đến khi vỏ bánh giòn, có mùi thơm là dùng được. Nếu có dịp ghé Hải Phòng và muốn thưởng thức món bánh mì cay, bạn hãy đến những điểm bán ở ngõ Khánh Lạp, phố Hàng Kênh, đường Lê Lợi…

 

Vào những ngày mưa gió hay những ngày mùa đông giá rét, không gì thú vị bằng vào một quán bánh ven đường, ngồi bên cạnh lò nướng nóng sực nhâm nhi chiếc bánh mì cay để thấy đất trời và cả lòng người bỗng… ấm áp đến lạ thường!

Một số hình ảnh đẹp
Bánh mỳ cay Hải Phòng












Saturday, November 28, 2015

Sò huyết Bình Thuận

Sò huyết Bình Thuận
Bình Thuận không chỉ nổi tiếng là thủ đô của các resort mà còn nổi tiếng với rất nhiều loại hải sản. Một trong số đó có loài Sò Huyết. Sò có vỏ cứng ruột màu đỏ hồng như máu nên gọi là Sò Huyết, khác với các loại sò khác sò huyết phủ bên ngoài có một lớp lông tơ nên người dân thường hay gọi là Sò lông. 

 



Sò huyết không chỉ là hải sản ngon, bổ dưỡng mà nó còn là đặc sản dành riêng cho những cặp vợ chồng đang hưởng tuần trăng mật vì tính chất đặc biệt “đại bổ” của nó. Theo y học cổ truyền, sò huyết có vị ngọt, tính mặn, có tác dụng bổ huyết, kiện vị, chữa chứng huyết hư, thiếu máu. Trong con sò huyết có nguồn chất đạm phong phú, chứa nhiều khoáng chất có giá trị dinh dưỡng cao như magne và kẽm, hai chất này giúp tăng cường sức chịu đựng dẻo dai cho cơ thể. Trong 100g sò huyết có các thành phần chính: 81,3g moisture; 11,7g protein; 1,2g lipid; các chất khoáng; các loại vitamin A, B1, B2, C; giá trị năng lượng 71,2 Kcal. 

 

Vì tính năng và công dụng của nó mà Sò huyết được chế biến dưới nhiều món ăn rất bổ ích và có giá trị. Nhưng muốn chế biến các món ăn từ Sò huyết được ngọt và thơm chúng ta nên chọn sò huyết tươi, sống. Sau đó cho Sò vào ngâm với nước ớt để Sò há miệng cho hết đất bám bên trong. Người ta thường dùng thịt sò huyết để chế biến các món ăn như: Sò luộc, Sò xào với xả ớt, Sò nướng hành mở, Sò nấu cháo… nhưng để không mất giá trị dinh dưỡng của Sò thì phổ biến nhất là Sò được nhúng sơ qua nước sôi. 

 

Sò huyết nướng hành mở: Sò huyết rửa sạch, ngâm vào thố nước lạnh có pha chút muối để sò ra hết cát rồi rửa lại lần nữa. Đun nồi nước sôi, thả sò vào luộc sơ đến khi sò há miệng thì bạn tắt bếp, đợi sò nguội bớt thì cạy nửa phần vỏ sò bỏ đi. Đậu phộng nướng sơ ở nhiệt độ 180ºC khoảng 5 phút hoặc rang trên lửa nhỏ,  xát bỏ vỏ lụa bên ngoài. Cho đậu phộng vào cối, giã dập. Cho hành lá vào bát, trộn với hai thìa cafe dầu ăn hoặc mỡ nước, đun trên bếp khoảng 1 phút hoặc để vào lò vi sóng quay khoảng 30 giây để hành chín sơ. Trộn hành với nửa thìa nhỏ muối, nửa thìa nhỏ nước mắm. Xếp sò lên bếp nướng. Sau đó, rắc một ít đậu phộng lên trên bề mặt sò. Dùng thìa múc ít hỗn hợp mỡ hành rưới đều lên trên từng con sò. 

 

Sò huyết sốt me: Sò huyết rửa sạch, để ráo nước. Me chín cho vào đun với nước, bỏ hạt. Phi thơm tỏi rồi cho nước me, gia vị quấy đều, đun khoảng 5 phút. Thịt sò đã hấp, phi hành tỏi, xào to lửa, rồi đổ nước sốt có me vào đun khoảng 5 phút là được.

 

Cháo sò huyết: Sò huyết rửa sạch bùn đất, đun sôi nước rồi thả vào, ngâm 5 phút vớt ra, cạy lấy thịt. Sau đó ướp sò huyết với dầu, hành gia vị. Gạo tẻ thơm nấu nhừ thành cháo. Khi cháo chín đổ sò huyết vào nấu sôi là dùng được.

Một số hình ảnh đẹp
Sò huyết Bình Thuận












Friday, November 27, 2015

Chè Suối Giàng Yên Bái

Chè Suối Giàng Yên Bái
Ai đã từng lên thăm xã Suối Giàng, huyện Văn Chấn, tỉnh Yên Bái, đều không khỏi ngỡ ngàng trước bạt ngàn những cây chè cổ thụ. Ngay từ những năm 60, thống kê có tới gần 40.000 cây chè Shan cổ thụ có từ 200 tuổi, đến 300 tuổi, còn những cây hàng trăm tuổi trở xuống thì nhiều không kể xiết.

 



Giống chè Shan tuyết càng già, thân càng trắng mốc, tạo hình uốn lượn xù xì, lá càng xanh ngắt  một vẻ đẹp tự nhiên là điều thích thú cho những ai ham thích tự nhiên. Nhìn bao quát cả đồi chè mới thấy những thân chè trắng mốc dị bản đã làm nên sự hấp dẫn của vùng chè Suối Giàng. Theo thống kê mới nhất, diện tích chè tuyết có 393 ha, trong đó diện tích cây chè cổ thụ trên 300 năm tuổi là 293ha, còn 100ha do bà con trồng mới.

 

Chè Shan tuyết cổ thụ Suối Giàng xưa nay được xem là một trong những thức uống thơm ngon bậc nhất so với sản phẩm từ tất cả các vùng chè trên cả nước. Các gốc chè ở đây có thâm niên hơn 300 tuổi, thân to, có cây đường kính lên đến hàng mét, lá và búp chè to khác hẳn với các loại chè khác. Búp có màu trắng xám, nhìn giống như có một lớp phấn hoặc lông như bông tuyết nên người dân gọi là chè tuyết – giống chè shan lưu niên hội tụ cả ba yếu tố hương thơm, vị đậm, nước xanh. Điều đặc biệt là, từ khi thu hoạch đến khi chế biến đều dựa vào phần lớn phương pháp thủ công của người Mông nơi đây.

Một số hình ảnh đẹp
Chè Suối Giàng Yên Bái












Thursday, November 26, 2015

Nem Yên Mạc Ninh Bình

Nem Yên Mạc Ninh Bình
Nem Yên Mạc được truyền lại từ đời nào không rõ, nhưng những người sành ăn ở đây đã biết đến từ lâu. Ngày nay, nem Yên Mạc đã vươn xa, có mặt ở nhiều khách sạn, nhà hàng cả trong và ngoài tỉnh. Nem Yên Mạc do được tinh chế khá công phu, sợi nem nhỏ, đỏ hồng, rời, tươi ướp với gia vị và lá ổi tàu để được hàng tuần. Nem Yên Mạc phải ăn kèm với chút lá ổi, lá sung, cùng rau thơm cuộn lại, chấm với nước mắm chanh, cho thêm một ít ớt, tỏi và hạt tiêu. Như vậy người ăn mới cảm nhận đủ vị ngọt, cay của hương vị đặc biệt của món ăn này



 
Một số hình ảnh đẹp
Nem Yên Mạc Ninh Bình












Wednesday, November 25, 2015

Rau dớn Mường Lò Yên Bái

Rau dớn Mường Lò Yên Bái
Rau dớn, (đồng bào dân tộc Thái gọi là phác pút) thuộc họ quyết, lớn hơn cây dương xỉ, có cành dài, lá nhỏ xòe trên đầu cây như tán một chiếc ô rộng lớn.

 



Rau dớn không có ở đồng bằng, chỉ có ở vùng núi – nơi bờ suối, bờ khe, dưới các tán rừng thấp nơi có độ ẩm ướt cao. Đối với nhiều tộc người, rau dớn là “vua” loại rau, nó chẳng những giúp cải thiện chất lượng bữa ăn hằng ngày mà còn là món đặc sản để đãi khách trong các lễ hội. Mỗi lần tổ chức lễ hội của gia đình hay cộng đồng, người ta tranh thủ vào rừng hái rau dớn để chế biến thức ăn. Vì loại rau này nhanh bị dập nát nên người ta hái đến đâu ăn đến đó, bảo đảm rau luôn tươi xanh, chất lượng.

 

Đồng bào miền núi sau khi đi rẫy đi nương về thường tranh thủ hái rau dớn và một số loại rau, củ quả rừng khác cho vào gùi mang về để chế biến món ăn cho gia đình. Người ta không chỉ hái những chiếc cành lá hình vòi voi mà còn hái thêm những cành non đã mọc lá để chế biến thành những món ăn thích hợp.

 

Đây là món rau dễ chế biến nhất, có thể xào, luộc, nấu canh, muối chua, làm nộm … Người ta hái rau dớn tươi về, chọn phần mềm tươi non, rửa sạch bùn đất, bụi bám, sau đó trụng sơ qua nước sôi và vớt ra để ráo. Dầu thực vật là loại thích hợp nhất để xào rau dớn.

 

Đối với rau dớn xào, người ta giã dập củ tỏi, phi thơm rồi cho rau dớn vào đảo đều năm phút và bắc xuống nêm đường, bột ngọt, tương ớt, hạt tiêu, nước chanh tươi, lạc rang giã nhỏ… Ta sẽ được thưởng thức món ăn giàu chất dinh dưỡng có hương vị thơm ngon với màu xanh mướt, vừa giòn sần sật, vừa có vị ngọt, vị chua chát…

 

Món nộm rau dớn luôn làm hài lòng những thực khách khó tính nhất. Làm món nộm không khó, rau dớn được lấy phần ngọn non, các lá bánh tẻ, rửa sạch. Luộc rau bằng cách đun nước cho thật sôi, to lửa rồi bỏ rau vào, lật lên khi nước vừa sôi thì vớt ra, để vào rổ cho róc nước. Lưu ý khi luộc rau không đậy vung nồi vì nếu đậy vung rau sẽ mất màu xanh. Lúc này ta chuẩn bị các phụ gia, đó là lạc rang trầy bỏ lớp vỏ ngoài giã nhỏ; chanh quả, ớt, gừng, tỏi đập nhỏ, một chút đường, bột canh, mì chính. Rau dớn được trộn đều, nhẹ tay với các loại gia vị và để khoảng 5 phút cho ngấm rồi rắc lạc rang lên trên bày ra đĩa. Để cho thêm ngon mắt có thể trang trí bằng rau thơm, ớt quả. Món nộm khi ăn sẽ cảm nhận được vị bùi của rau dớn, mùi thơm của các loại gia vị.

 

Ngoài ra rau dớn còn chế biến được các món ăn độc đáo khác như: rau xôi, rau dớn xào cùng nước măng chua, lá đu đủ, cà rãnh hay rau dớn luộc… Có thể với những vị khách muốn ăn dớn rừng với hương vị nguyên thuỷ của nó thì chỉ cần nhặt những ngọn non tơ mỡ màng, rửa sạch cho vào nồi nước thật sôi, khi vừa chín tới vớt ra cho rau không bị nhừ. Đĩa rau luộc chấm với chén nước mắm thật ngon, cho thêm vài ánh tỏi giã dập, vài lát ớt là cũng đủ hấp dẫn.

 

Những người kén ăn hơn thì có thể chế biến món rau dớn trộn tôm thịt. Dùng tôm sông hoặc tôm biển tuỳ ý thích của mỗi người và thịt ba chỉ xắt hạt lựu ướp với hành tím băm nhỏ, nước mắm, bột ngọt, tiêu trộn đều lên khoảng vài phút. Sau đó phi hành lên thật thơm rồi cho tôm, thịt vào xào chín. Rau dớn trước khi trộn cũng cần luộc sơ qua. Khi tôm thịt đã chín và thấm đều gia vị, cho rau vào chảo đảo đều. Trước lúc mang lên bàn ăn, để món rau rừng thêm hấp dẫn và thơm ngon hơn, rắc lên trên bề mặt ít lạc rang giã dập.

 

Với món dớn xào tỏi hay xào chung với thịt bò, thịt lợn… thì đừng quên rắc thêm ít hạt mắc khén, thứ hạt thơm lựng mang hương vị đặc trưng của núi rừng. Mùi thơm hăng hắc của loại hạt này bám vào từng ngọn rau xanh biếc, giòn giòn còn vương chút nhớt đọng lại nơi đầu lưỡi như tôn thêm vị thơm ngon nguyên sơ và đậm đà, khác hẳn những loại rau công nghiệp nơi phố thị.

Một số hình ảnh đẹp
Rau dớn Mường Lò Yên Bái












Tuesday, November 24, 2015

Miến lươn Thanh Hóa

Miến lươn Thanh Hóa
Miến lươn lại là một biến tấu mang phong vị riêng, nổi bật với nước dùng ngọt thanh rất đặc trưng. Nguyên liệu chính làm nên món ăn chỉ bao gồm miến và lươn. Miến rong  của người Bắc đem rửa sạch trần sơ qua nước sôi, rồi nhúng lại vào nồi nước dùng lươn cho miến nở, thấm đượm hương thơm vị đậm đà của nước dùng rồi cho vào bát. Thịt lươn sau khi lọc kỹ xương đem ướp tiêu, muối rồi xào nhanh trong lửa to để thịt lươn săn lại mà vẫn phô màu vàng óng của da lươn.

 



Bí quyết làm nên thương hiệu riêng cho miến lươn Thanh Hóa lại nằm ở nước dùng. Nước dùng muốn ngon phải được nấu từ xương lợn, gà và xương lươn, tất cả được ninh thật lâu, vớt bọt liên tục để nước giữ được độ trong cũng như vị béo tự nhiên.

 

Khi thưởng thức, bạn có thể ăn cùng đậu rán hoặc một chút giá sống, rất mát và bổ. Sợi miến dai, thịt lươn giòn bùi, nước dùng đậm đà cùng vị thơm của các loại rau như kinh giới, tía tô, húng thơm... sẽ làm bạn phải nhớ mãi về thức quà quê bình dị mà nghĩa tình này.

Một số hình ảnh đẹp
Miến lươn Thanh Hóa












Monday, November 23, 2015

Cơm Cháy Hải Sản Hải Phòng

Cơm Cháy Hải Sản Hải Phòng
Bạn không nhất thiết phải đến tận Ninh Bình để thưởng thức món cơm cháy đặc biệt đó. Ngay tại đất Cảng cũng có món cơm cháy, nhưng mang đặc trưng của Hải Phòng: cơm cháy hải sản. Vì sẵn có hải sản tươi sống trong bữa ăn hàng ngày của gia đình, người đất cảng đã kết hợp vị hải sản với thứ cơm cháy dân giã để tạo nên hương vị đặc biệt.

 



Người nghĩ ra món ăn này không phải là đầu bếp, cũng chẳng phải người nấu ăn giỏi mà là người… chỉ đạo. Đó là anh Trần Tuấn Thanh GĐ một công ty du lịch cho biết: "mỗi lần tổ chức tour cho du khách tham quan Ninh Bình, anh đều ăn món cơm cháy ở đây.

 

Ăn nhiều lần thành nghiện, nhưng không lẽ cứ phải vào Ninh Bình mới có cơm cháy ăn, thế là anh yêu cầu nhà bếp nơi mình công tác làm món này, nhưng với nước sốt được làm từ hải sản có sẵn tại Hải Phòng như tôm, cua, mực…Sau vài lần thử nghiệm, cuối cùng món nước sốt hải sản cũng hoàn thành. Bát nước sốt có màu đỏ tươi của cà chua và vị thơm của hải sản, chấm với cơm cháy ăn thật ngon"

 

Thực ra cơm cháy không phải là món ăn quá khó làm, bởi chỉ là cơm nấu ép lại, sấy khô rồi rán giòn như cách làm thông thường. Nhưng ngon hay không là ở nước sốt. Nước sốt cơm cháy hải sản làm từ tôm, cua, mực, tu hài, sò... Tất cả thực phẩm chọn làm nước sốt đều rất bổ dưỡng. Chỉ có Hải Phòng và những vùng có hải sản tươi mới có thể làm được bát nước sốt ngọt lịm đặc trưng miền biển. Nếu không phải tu hài Cát Bà sẽ mất vị ngọt đặc trưng ngay. Bát nước sốt có màu đỏ tươi của cà chua và mùi thơm, vị ngọt của hải sản, chấm với cơm cháy ăn thật ngon.

 

Khách du lịch đến với Hải Phòng thường cứ loanh quanh với bánh đa cua. Có người nhăn mặt: "Bánh đa cua thua phở". Nhưng với cơm cháy hải sản, mọi người có thể thưởng thức đến no. Giờ đây, ẩm thực Hải Phòng lại có thêm một món ăn mới, lạ, nhưng hấp dẫn mà theo như lời Tổng thư ký Hiệp hội Du lịch Hải Phòng Bùi Quốc Việt, cơm cháy hải sản Hải Phòng sẽ nở rộ giống như lẩu cua đồng trong 3 năm qua và nhà hàng Xuyên Á tự hào là nơi sáng tạo ra món ăn này.

Một số hình ảnh đẹp
Cơm Cháy Hải Sản Hải Phòng
Cơm Cháy Hải Sản Hải Phòng












Chả cá tươi Nha Trang

Chả cá tươi Nha Trang

Chả cá Nha Trang nổi tiếng ngon vì làm từ cá tươi. Miếng chả cá chiên vàng, thơm phức khiến khách ăn rồi vẫn thèm. Khi làm chả, người ta thường dùng cá mối, cá thu, cá thởn, cá rựa, cá nhồng, cá chuồn, cá cờ... nhưng ngon nhất là chả cá nhồng hương, giờ rất hiếm. 


 



Chả cá thường hấp hay chiên (chiên thơm hơn nhưng hấp lại ngọt). Dù chiên hay hấp, chả luôn có đặc trưng là dai, mềm và ngọt vị cá, càng đậm đà hơn nếu chấm một chút nước mắm ớt tỏi đặc.

 

Làm chả cá đơn giản, chỉ nhọc công ở khâu giã cá. Cá tươi nạo lấy thịt cùng hành, tỏi, tiêu, gia vị bỏ vào cối quết thật nhuyễn, càng nhuyễn càng dai. Nếu là chả cá hấp thì có thể cho thêm mỡ khổ xắt hột lựu, ít nấm mèo thái nhuyễn, hấp đến khi gần chín, đập thêm một quả trứng cho bề mặt có màu vàng. Chả cá có khi không bắt thành dề mà vo viên tròn hay dài rồi chiên.Chả cá Nha Trang là nguyên liệu chính của món bánh canh, bún cá hay mì Quảng.

Cá sau khi đã lóc thịt, lấy đầu, xương nấu nước lèo cho ngọt.Tiệm bánh canh Loan ở đường Ngô Gia Tự lúc nào cũng đông khách, một phần do chả cá ngon, phần khác vì các gia vị kèm theo như mắm ớt, mắm tôm tùy theo khách ăn bánh canh hay bún cá mà nhà hàng nêm nếm. Một loạt hàng bánh canh cá thu ở đường Nguyễn Thị Minh Khai cũng luôn tấp nập làm thành thương hiệu cho con đường này. Hàng bánh canh khác ở đường Trần Thị Tính, tuy xa khu trung tâm, nhưng thực khách cũng đợi lớp trong lớp ngoài. Nha Trang còn thêm một món bán kèm chả cá nữa là bánh mì. Bánh mì Nha Trang đặc và giòn chứ không xốp xộp như ở Sài Gòn. Ổ bánh nóng mới ra lò giòn rụm, cùng với vị thơm, ngọt và cay của chả cá ăn thật đã.

Một số hình ảnh đẹp
Chả cá tươi Nha Trang












Độc đáo bún cá Hải Phòng

Độc đáo bún cá Hải Phòng
Nếu như nói đến bún chả, bún đậu mắm tôm người ta nghĩ ngay đến Hà Nội, nói đến bún bò người ta nghĩ đến Huế còn khi nhắc đến bún cá thì không thể không nói đến Hải Phòng. Tuy rằng bún cá không phải chỉ ở Hải Phòng mới có nhưng ở nơi đây bún cá lại có những nét độc đáo, đặc trưng riêng. 

 



Sự đặc trưng ấy thể hiện ở cách làm cầu kỳ, cách lựa chọn nguyên liệu (gồm cả cá biển và cá đồng), cách làm nước dùng... Chúng ta có thể có được một bát bún cá từ những gánh hàng rong vỉa hè của các bà các chị hay những quán ăn nhỏ và những nhà hàng lớn. Bún cá Hải Phòng có hương vị đặc trưng của vùng biển lại có nét thanh dị của đồng quê bởi nó được chế biến từ cả hai loại cá đó là cá biển (cá Thu) và cá đồng(cá Trôi, cá Trắm) hài hòa với nhau.

 

Để có được một nồi bún cá ngon, người làm bếp phải trải qua công đoạn chọn cá vô cùng kỹ lưỡng, loại cá thường được chọn để nấu bún cá là cá thu hoặc cá trắm đồng, thịt cá phải săn chắc và ít tanh. Đối với cá biển thì được lọc lấy phần xương và phần thịt riêng, phần thịt đem giã hoặc xay nhuyễn, ướp với nước mắm, bột nêm và tiêu khoảng nửa tiếng rồi viên cùng với thì là và nghệ để miếng cá thơm và vàng. Sau khi rán cá sẽ có vị rất đặc trưng của thì là, màu vàng óng của nghệ cực kỳ bắt mắt và hấp dẫn. Còn cá đồng thì rửa sạch, cắt thành miếng nhỏ, ướp gia vị như mắm tiêu, bột nêm cho vừa đủ rồi đem rán giòn, để ráo. Nước lèo phải dùng xương ống lợn ninh nhừ cùng với xương và đầu cá biển mới có vị ngọt riêng và đặc trưng của bún cá Hải Phòng.

 

Hoa chuối thái nhỏ, một vị rau sống không thể thiếu khi ăn kèm với bún cá Hải Phòng. Bún cá Hải Phòng cũng như các món bún cá nơi khác không thể thiếu rau sống ăn kèm, có các loại như hoa chuối thái nhỏ, rau muống, rau thơm... Bát bún cá Hải Phòng có màu vàng óng của chả cá, màu xanh dọc mùng, màu đỏ của tương ớt trên màu trắng tinh của bún ngập trong nước dùng cực kỳ hấp dẫn. Khi ăn bún cá có vị ngọt đậm đà của xương, của chả cá, vị cay nồng của ớt lại có vị thanh mát của rau sống. Bún cá Hải Phòng không chỉ là thưởng thức mà nó còn là sự độc đáo của quê hương, khác với bún cá ở nơi khác.

Một số hình ảnh đẹp
Độc đáo bún cá Hải Phòng
Độc đáo bún cá Hải Phòng












Sunday, November 22, 2015

Cá chìa vôi nướng sa tế

Cá chìa vôi nướng sa tế
Cá chìa vôi dài như con lươn nhưng da cá không trơn bóng và có màu hồng đỏ. Đây là loại cá chỉ có một trục xương sống ở giữa, còn lại toàn thân là thịt. Để làm món nướng, trước tiên cá được cắt miệng, móc mang, bỏ ruột, rửa sạch, để ráo sau đó ướp với nghệ, ớt tươi, hành tỏi, mắm muối cho thấm đều rồi nướng chín trên bếp than hồng. Ăn kèm món này phải có một đĩa muối ớt xanh giã nhuyễn, đĩa rau thơm, một ít bánh tráng và một chén mắm nêm.



 
Một số hình ảnh đẹp
Cá chìa vôi nướng sa tế












Saturday, November 21, 2015

Cơm lam Tây nguyên

Cơm lam Tây nguyên
Ống lồ ô dùng để nấu cơm lam là các loại ống nhỏ, không quá non cũng không quá già, đa phần đồng bào Tây Nguyên đều nấu bằng nếp để dùng trong các lễ hội của buôn làng. Nếp được ngâm mềm sau đó đổ vào ống lồ ô và dùng lá chuối bịt lại, nướng trên lửa cho chín đều. Khi cơm chín vỏ ngoài được gọt bỏ và cắt miếng nhỏ vừa ăn.

 



Cơm lam được ăn với muối vừng hay thịt. Cơm lam là món ngon dân dã của đồng bào Tây Nguyên, chứa đựng tình cảm, mùi thơm của lúa gạo, mùi thơm của tre nứa từ rừng núi Tây Nguyên bạt ngàn. Nếu có dịp đến Tây Nguyên du khách đừng quên cơm lam, muối vừng, món ăn dân dã nhưng đầy ấp nghĩa tình của đồng bào nơi đây.

Một số hình ảnh đẹp
Cơm lam Tây nguyên












Chân gà muối chua Hà Nội

Chân gà muối chua Hà Nội
Chân gà muối chua là một món ăn rất ngon, dễ ăn, phù hợp làm đồ nhắm với rượu. Sau các bước sơ chế và làm sạch, chân gà đã luộc chín được cho vào lọ thủy tinh với nước đun sôi để nguội pha với đường, giấm, muối, tỏi, ớt, tiêu... theo tỉ lệ nhất định. Nước ngâm phải ngập mặt chân gà, đậy kín nắp lọ lại sau khoảng hai ngày là dùng được.



Những chiếc gà được bày ra đĩa, căng bóng, vàng óng, điểm xuyết màu đỏ tươi của những lát ớt trông vô cùng hấp dẫn. Khi thưởng thức, bạn sẽ cảm nhận được vị chua, cay, mặn, ngọt và hương thơm nồng của tỏi, của tiêu thấm đẫm lên miếng chân gà giòn giòn, dai dai.Ở Hà Nội, có một cửa hàng chế biến món này khá ngon nằm trên phố Ngũ Xã. Một buổi tối mát trời,  bạn hãy dạo bước trên con đường ven hồ Trúc Bạch, rồi ghé vào hàng, gọi một đĩa chân gà muối chua, nhâm nhi chén rượu ấm để thấy cuộc sống này thật thi vị biết bao.
Một số hình ảnh đẹp
Chân gà muối chua Hà Nội












Mắm Cáy Kim Sơn

Mắm Cáy Kim Sơn
Nước mắm cáy, thứ mắm nửa như xanh, nửa như nâu màu đất đồng chiêm trũng được làm từ chính những con cáy.

 

Cáy sau khi đã được làm sạch, để một lúc cho ráo nước thì tới công đoạn bóc hết phần yếm. Và bóc lớp trứng ở những con cáy cái. Trứng cáy mà đem chưng với hành khô và mỡ thì thơm ngon, béo ngậy. Trứng cáy rất bổ và thơm.

 

 



Mắm cáy chỉ thật ngon khi ăn với ngọn rau lang luộc. Ngọn rau lang luộc mà lại đem chấm với nước mắm cáy mới là đúng kiểu. Nhưng nếu bát mắm cáy mà thiếu vài nhánh tỏi đập dập thì coi như chưa biết ăn. Ngắt những ngọn rau khoai lang về, rửa sạch, chờ nồi nước sôi thả vào vừa lúc chín tới gắp ra đĩa. Bữa cơm có đĩa rau lang luộc chấm với nước mắm cáy pha một chút tỏi, chút ớt tươi thì thật tuyệt.

Một số hình ảnh đẹp
Mắm Cáy Kim Sơn












Bánh Su sê Huế

Bánh Su sê Huế
Không chỉ là bánh cho ngày cưới hỏi, bánh su sê còn có mặt trong ngày lễ tết. Đặc sản Huế


Với người Huế, bánh Su sê (hay Phu thê) không chỉ dùng trong lễ cưới hỏi mà còn có mặt trong ngày lễ Tết. Bánh được làm từ bột sắn có nhân đậu xanh với dừa hay tôm chấy (tôm tươi được rang xát cho nhỏ tơi ra), gói lá dừa đem hấp cách thủy.

Bánh Phu thê Huế khi ăn có vị dai dai của bột, sần sật của dừa, ngon ngọt của nhân đậu, thơm của nước hoa bưởi và lá dừa. Ngày nay, có nhiều loại bánh thay thế nhưng bánh phu thê Huế vẫn được nhiều người ưa chuộng.













Friday, November 20, 2015

Sò Huyết Lăng Cô Đà Nắng

Sò Huyết Lăng Cô Đà Nắng
Đến Lăng Cô, du khách không chỉ đắm mình trong phong cảnh nên thơ và thích thú với bãi tắm lý tưởng mà ở đây du khách còn được thưởng thức nhiều loại hải sản phong phú, quý hiếm như vẹm xanh, sò huyết, cá chình… Sò huyết Lăng Cô ngon nổi tiếng cả nước, những con sò tươi rói được mang lên, nướng trên những lò than hồng ngay tại bãi biển để du khách thưởng thức với nhiều loại gia vị, nước chấm hảo hạng. 

 



Sò huyết không chỉ là hải sản ngon mà theo y học cổ truyền, sò huyết có vị ngọt, tính mặn, có tác dụng bổ huyết, kiện vị chữa chứng huyết hư, thiếu máu. Trong sò huyết có nguồn chất đạm phong phú, chứa nhiều khoáng chất có giá trị dinh dưỡng cao như magiê và kẽm. Hai chất này giúp tăng cường sức chịu đựng dẻo dai cho cơ thể.Được các nhà hàng chế biền thành nhiều món ăn hấp dẫn đặc sắc như : tiết canh sò huyết và gỏi sò huyết.

 

Tiết canh sò huyết được chế biến dưới bàn tay khéo léo của người đầu bếp cùng những món gia vị cay nồng, ngọt béo không chỉ nổi tiếng ngon miệng mà còn bổ dưỡng. Sò huyết Lăng Cô  nổi tiếng ngon nhất là vào tầm tháng 4 đến tháng 7, mùa biển lặng. Những con sò tươi bóng từ ghe chài được đưa vào nhà hàng, được ngâm trong nước trong để nhả hết chất bẩn.

 

Cách lấy huyết và chế biến kỳ công được xem là khâu quan trọng nhất quyết định sức hấp dẫn của món ngon này. Sò huyết tươi sống được chẻ ruột lấy tiết từng con trước khi chế biến. Quyết định hơn cho món ăn ngon là cách gia giảm, kết hợp nguyên liệu khi chế biến để tạo nên sự hấp dẫn riêng cho món. Ngoài rau nêm ngò gai, ngò om thường thấy, tiết canh sò huyết còn ăn kèm với nước xốt mù tạt. Tươi nhưng không tanh, nồng nhưng không gắt, món mang đến cho người thưởng thức một hương vị thật lạ lẫm.

 

Gỏi sò huyết : được chế biến khá đơn giản. Quan trọng là phải giữ được vị ngọt đậm đà vốn có của sò huyết. Sò huyết được rửa sạch, để ráo rồi cho vào lò vi-ba chừng khoảng 3 phút. Sò vừa chín tới, vẫn còn giữ được độ tươi ngon. Người sành ăn lấy sò huyết ướp đá để sò “há miệng” thì tách thịt khỏi vỏ. Củ hành tím được xắt khoanh mỏng ướp đá cho bớt vị nồng hoặc có người thích giữ nguyên vị nồng để tăng thêm vị ngon cho món ăn. Người huế rất ưa sử dụng gừng, xả trong thức ăn nên món gỏi sò huyết cũng được bổ sung hai thứ gia vị này. Nước giấm đường pha chế sao cho có vị chua và ngọt vừa miệng. Gừng và xả xắt khoanh mỏng được trộn chung với nước giấm đường, để chừng nửa tiếng đồng hồ để tạo vị đậm đà. Thịt sò huyết được trộn với hỗn hợp nước giấm cho đều. Sau đó, người ta lót rau húng ra dĩa và để sò huyết trộn lên trên. Cho thêm vài lát ớt cắt sợi trang trí làm món ăn thêm bắt mắt. Món gỏi này được chấm với nước mắm chua ngọt. Nhưng phần lớn thực khách dùng chung với bánh tráng mè nướng như ăn kèm với hến xào ở Huế. Ăn thế này “bắt ngây” không thể dừng… Có người đến Lăng Cô chỉ để ăn món này…

Một số hình ảnh đẹp
Sò Huyết Lăng Cô Đà Nắng
Sò Huyết Lăng Cô Đà Nắng












Thursday, November 19, 2015

Lụi nướng Gia Lai

Lụi nướng Gia Lai
Đây là món ngon dễ làm, đơn giản nhưng rất nổi tiếng với giới trẻ ở phố núi Pleiku. Lụi là từ địa phương (một động từ, tương tự như từ xiên), người dân ở đây dùng hình thức chế biến để đặt tên cho món ăn. Món ăn với bánh tráng mỏng, bên trong cuộn một ít hỗn hợp thịt xay, nấm mèo, cuộn nhỏ lại, dùng một cây tre nhỏ lụi qua, nướng trên bếp than hồng.

 



Lụi được chế biến với hai thành phần chính là bánh tráng và thịt heo. Thịt heo mua về được rửa sạch, bằm nhỏ trộn chung với nấm mèo thái nhỏ. Dùng một miếng bánh tráng mỏng, cho vào một ít hỗn hợp đã chế biến, gói lại hình chữ nhật, gần bằng ngón tay út người lớn.

 

Sau khi chuẩn bị xong, dùng que tre nhỏ lụi qua từng miếng và nướng trên bếp than hồng. Khi nướng, nhớ trở đều tay để những cây lụi không bị cháy xém. Khi lớp bánh tráng bên ngoài được nướng giòn vàng, tỏa hương ngào ngạt thì lấy xuống, cho vào đĩa và thưởng thức với mắm me.

 

Nước chấm là một điểm cộng của món ăn, vị chua chua, ngọt ngọt nhưng hơi cay cay làm thực khách vừa ăn vừa xuýt xoa. Trong cái khi trời se se lạnh của phố núi, vừa ngồi co ro bên bếp than hồng vừa thưởng thức những que lụi nướng nòng hổi, giòn rụm thì không còn gì thú vị bằng.

Một số hình ảnh đẹp
Lụi nướng Gia Lai












Wednesday, November 18, 2015

Mắm thái Châu Đốc An Giang

Mắm thái Châu Đốc An Giang
Thị xã Châu Đốc, tỉnh An Giang được hàng triệu du khách trong và ngoài nước biết đến là một vùng du lịch nổi tiếng, với Lễ hội cấp quốc gia Chùa Bà Chúa Xứ Núi Sam. Ở đây có một sản phẩm nổi tiếng là mắm Châu Đốc. Đây không chỉ là món ăn ngon, dân dã phổ biến ở các làng quê Nam bộ, mà sau khi được ứng dụng các tiến bộ kỹ thuật để sản phẩm vừa ngon hơn, lưu giữ lâu hơn và đảm bảo các yêu cầu về an toàn vệ sinh thực phẩm thì mắm Châu Đốc đã làm phong phú thêm vùng du lịch và có khả năng mở rộng thị trường tiêu thụ.

 



Mắm Châu Đốc là sản phẩm của người dân Nam bộ trong những tháng năm đầu khẩn hoang lập ấp. Thuở ấy, vùng đồng bằng sông Cửu Long đất rộng người thưa, mùa nước nổi tôm cá đầy đàn, ăn không hết nên ông bà ta tìm cách chế biến để sử dụng dần. Hai cách làm thông dụng nhất để có thể giữ lâu là phơi khô và ủ mắm, tạo ra món ăn phòng khi mưa gió hoặc những tháng mùa khô cá ít; cũng từ đó món mắm ra đời và được truyền từ đời này sang đời khác. Mắm Châu Đốc có rất nhiều loại như mắm cá lóc, mắm cá sặc, mắm cá trèn, mắm cá linh..., nhưng nổi tiếng nhất vẫn là mắm thái. Mắm thái có cách làm khá đơn giản, con cá được làm sạch vẩy, cho vào khạp, rồi trộn đều muối, đậy kín..., vài tháng sau lấy ra trộn với thính - một loại nguyên liệu được chế biến từ gạo rang thật vàng, xay nhuyễn rồi chao đường, ủ lại từ 3 đến 6 tháng..., lúc đó con cá muối sẽ trở thành con mắm. Những người có kinh nghiệm lâu năm trong nghề chế biến mắm cho biết, cá trước khi chế biến phải được rửa sạch bằng nước sông, tuyệt đối không được rửa nước mưa hay thứ nước nào khác, còn khi chao mắm chỉ nên chao bằng đường thốt nốt, loại đường mà chỉ riêng ở vùng đất Bảy Núi An Giang mới có... và có lẽ đó cũng chính là những yếu tố góp phần làm nên hương vị thơm ngon đặc trưng của mắm Châu Đốc. 

 

Nghề làm mắm đã trở thành nghề gia truyền, với bí quyết làm thế nào để chuyển hóa từ con cá tươi thành mắm mà không qua nấu nướng ..., phụ thuộc hoàn toàn vào sự hiểu biết và kinh nghiệm của từng người. Chính những bí quyết riêng đó đã tạo ra những thương hiệu nổi tiếng, với những hương vị và chất lượng riêng biệt của từng hiệu mắm. Mắm Châu Đốc là đặc sản nổi tiếng, rất được khách hàng tín nhiệm. Vì vậy để khẳng định chất lượng và uy tín của một loại sản phẩm với những hương vị và tính chất đặc trưng riêng của vùng du lịch Châu Đốc – An Giang, góp phần đưa sản phẩm đặc sản nổi tiếng này ngày càng mở rộng thị trường ở trong và ngoài nước, đã có nhiều ứng dụng kỹ thuật mới được áp dụng vào sản xuất, chế biến, nâng tầm cho đặc sản mắm Châu Đốc ngày càng vươn xa. Sở Khoa học và Công nghệ tỉnh An Giang đã phối hợp triển khai xây dựng thương hiệu tập thể cho sản phẩm này với tên chính thức là “Đặc sản mắm Châu Đốc” và được Cục Sở hữu trí tuệ, Bộ Khoa học và Công nghệ cấp giấy chứng nhận vào đầu năm 2008. Sở Khoa học và Công nghệ tỉnh An Giang vừa phối hợp với Trung tâm Khuyến công và Tư vấn phát triển công nghiệp An Giang, trường Đại học Cần Thơ tổ chức chuyển giao công nghệ sản xuất ENZYME từ vỏ khóm (dứa) và ứng dụng ENZYME vào quy trình sản xuất mắm, giảm thời gian chế biến xuống còn 2 tháng so với phương pháp truyền thống của gia đình thường kéo dài thời gian ủ mắm từ 3 đến 6 tháng, nhưng vẫn giữ được hương vị đặc trưng thơm ngon của các loại mắm, đảm bảo các quy định về an toàn vệ sinh thực phẩm của Bộ Y tế, đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của khách hàng và nâng cao uy tín thương hiệu Đặc sản mắm Châu Đốc. Những ứng dụng tiến bộ kỹ thuật khác cũng đã được áp dụng, giúp cho việc bảo quản sản phẩm kéo dài lâu hơn, đây cũng là điều kiện để giúp du khách mang mắm đi xa, góp phần mở rộng thị trường tiêu thụ nội địa và xuất khẩu.

Một số hình ảnh đẹp
Mắm thái Châu Đốc An Giang
Mắm thái Châu Đốc An Giang












Lẩu mắm U Minh Cà Mau

Lẩu mắm U Minh Cà Mau
Nguyên liệu chính của món lẩu mắm U Minh là mắm sặc (nhưng phải là mắm ngon). Mắm được lược kỹ xương, nêm nếm bột ngọt, đường cho vừa ăn rồi cho vào lẩu. Để cho dậy mùi người ta còn bổ sung thêm một ít lá sả băm mịn, phần gốc sả đập dập cho vào lẩu. Để cho nước lẩu có vị béo, thơm và sánh người ta cho vào một ít sữa bò thay đường. Lẩu mắm hợp với nhiều loại thịt hay cá tùy thích. Nhưng lẩu mắm U Minh nhất định phải được nấu với cá đồng. Ngon nhất là lươn, cá rô mề, cá lóc bự hoặc cá trê trắng.

 

 



Ngoài cá ra, lẩu mắm có thể được bổ sung thêm thịt cua đồng, ốc lác, thịt ba rọi. Nhưng điều thú vị nhất khi ăn món lẩu mắm là được thưởng thức rất nhiều loại rau đồng. Lẩu mắm là món quy tụ nhiều loại rau hoang dã nhất. Có thể đúng khi nói rằng, không có món ăn nào trên thế giới lại được ăn kèm với nhiều lọai rau như lẩu mắm.

 

Đặc biệt, lẩu mắm của xứ U Minh không thể nào thiếu đọt choại, rau the, nhãn lòng, bông súng, rau trai, tàu bay, rau mác... Người ăn sẽ được thưởng thức hương vị: ngọt, bùi, chua, chát, đắng, cay, của nhiều, rất nhiều lọai rau đồng sẵn có ở vùng đất U Minh.

 

Lẩu mắm đã trở thành món không thể thiếu ở nhiều nhà hàng sang trọng trong cả nước. Về nguyên tắc chế biến đều giống nhau. Tuy nhiên, mỗi nơi lại có sự khác biệt bởi việc sử dụng lọai thịt cá nào và dùng rau nào ăn kèm cho hợp với phong thổ của quê hương. Song, dù bạn là người xứ nào, nhưng với bữa tiệc lẩu mắm ở rừng U Minh chắc chắn sẽ là dư vị đậm đà, dung dị và da diết không thể nào quên.

Một số hình ảnh đẹp
Lẩu mắm U Minh Cà Mau












Bê thui Cầu Mống Đà Nắng

Bê thui Cầu Mống Đà Nắng
Một trong những đặc sản ẩm thực Đà Nẵng, được xếp ngang hàng với mì Quảng đã thành danh thì “bê thui Cầu Mống” là món ăn không thể không kể đến trên chặng đường ẩm thực của du khách.

 



“ Bê thui Cầu Mống” còn được người dân Đà Nẵng gọi với cái tên quen thuộc “bò tái Cầu Mống”. Vùng đất này là một ngôi làng nhỏ nằm trên tuyến quốc lộ 1A thuộc địa bàn xã Điện Phương, huyện Điện Bàn, tỉnh Quảng Nam (Quảng Nam-Đà Nẵng ngày xưa). Tại đây có rất nhiều hàng quán phục vụ món bê thui chất lượng, hương vị đậm đà bản sắc xứ Quảng mà không nơi nào sánh được. Và tôi xin cam đoan rằng, bê thui Cầu Mống thì chỉ có ăn ở Cầu Mống là mới là thứ thiệt, số dách.

 

Theo một lão làng trong nghề thui bê cầu Mống, thì con bê để thui được chọn vừa đủ lớn để thịt không nhão, tầm khoảng 30-35 kg. Sau khi cắt tiết bê, lấy lòng ra khỏi bê thì dùng dây thép khâu lại, lấy thanh sắt dài xỏ dọc thân nó. Cuối cùng gác bê ngang qua ngọn lửa than đang đỏ để thui bê. Nghệ thuật thui bê gần như là một bí truyền và hiện không còn nhiều người làm được, vì yêu cầu đặc biệt của nó. Chính điều đó tạo nên hương vi ẩm thực bản sắc địa phương. Trước hết, dù được thui bằng rơm rạ hay than củi đi nữa, nhưng miếng thịt bê khi đưa ra khỏi lò phải đạt đủ hai tầng thịt tái, chín rõ rệt, còn bì (da) thì phải chín đến độ trong suốt, đồng thời lại giòn mềm vừa phải. Không đạt được một trong các yếu tố trên thì không phải là loại bê thui ngon.

 

Nếu có dịp ngang qua Cầu Mống du khách sẽ không khỏi ngạc nhiên khi trên con đường quốc lộ, hàng quán bê thui với nhiều đùi bê treo lúc lắc trước hiên rắt bắt mắt, không cầm lòng phải tò mò ghé lại. Mỗi khi có khách, chủ quán cắt một vạc thịt xắt từng lát mỏng, thấy rõ hai tầng thịt chín, tái trông rất hấp dẫn.

 

Đặc biệt, bê thui ngon hay không phụ thuộc vào mắm và rau sống ăn kèm. Mắm phải là loại mắm cá cơm nguyên con, được chế biến từ những làng chài nổi tiếng ven biển. Mắm đem về được gạn lấy nước, thêm đường, ớt tỏi giã nhuyễn, cùng ít gừng và mè rang thơm vàng rất hấp dẫn.

 

Rau ăn kèm với bê thui rất phong phú, bao gồm loại rau Trà Quế đặc trưng của vùng đất Hội An, rau tía tô thơm ngát, xà lách, cải non kết hợp với khế chua, chuối chát xắt lát mỏng, ngò thơm , húng, quế và giá đỗ…tất cả hòa quyện tạo nên một hương vị đậm đà mà da diết.

 

Hơn thế nữa, tại đây còn phục vụ các món ăn đặc trung khác nữa như thịt ba chỉ, thịt mông, thịt bắp, da… tùy theo nhu cầu và khẩu vị. Bên cạnh đó, người ta còn bán thêm nhiều những món khác từ thịt bê như xáo là lọa cháo được nấu từ xương bê thui ăn kèm với thịt bê rất ngon, hay như gân, xương, bún tái…

 

Trải miếng bánh tráng ra, đặt lên vài lát thịt bê thui, cuốn chung với rau sống, chấm nước mắm nêm pha ớt tỏi, cắn một ngoạm, nhai thật kĩ mới cảm nhận hết vị ngon ngọt của thịt bê cộng với vị mặn đậm đà thơm ngon của mắm thì mới hiểu hết được tại sao du khách đến đây, ít nhất phải thưởng thức món bê thui Cầu Mống một lần.

Một số hình ảnh đẹp
Bê thui Cầu Mống Đà Nắng