This is default featured slide 1 title

Go to Blogger edit html and find these sentences.Now replace these sentences with your own descriptions.This theme is Bloggerized by Lasantha Bandara - Premiumbloggertemplates.com.

This is default featured slide 2 title

Go to Blogger edit html and find these sentences.Now replace these sentences with your own descriptions.This theme is Bloggerized by Lasantha Bandara - Premiumbloggertemplates.com.

This is default featured slide 3 title

Go to Blogger edit html and find these sentences.Now replace these sentences with your own descriptions.This theme is Bloggerized by Lasantha Bandara - Premiumbloggertemplates.com.

This is default featured slide 4 title

Go to Blogger edit html and find these sentences.Now replace these sentences with your own descriptions.This theme is Bloggerized by Lasantha Bandara - Premiumbloggertemplates.com.

This is default featured slide 5 title

Go to Blogger edit html and find these sentences.Now replace these sentences with your own descriptions.This theme is Bloggerized by Lasantha Bandara - Premiumbloggertemplates.com.

Friday, September 30, 2016

Rau muống giòn Đồ Sơn

Rau muống giòn Đồ Sơn
Đồ Sơn được hình thành từ vùng đất cửa biển, ngập sình lầy. Ở nơi đất trồng chua mặn quanh năm, hầu như không một loại cây hoặc rau nào có thể phát triển tốt. Cây rau muống được trồng ở Đồ Sơn từ xa xưa nhưng cũng không bao giờ xanh tốt. Thân cây còi cọc và không cao.

 

 



Rau muống ở Đồ Sơn có vị ngọt, chát và đặc biệt rất giòn. Điều đặc biệt hơn nữa, tại vùng đất Đồ Sơn chỉ có hai nơi có thể trồng được rau muống giòn: khu Cầu Tre và ruộng chua mặn Đầm Nghè. Cũng vì lý do đó mà rau muống Đồ Sơn không có nhiều để bán. Địa chỉ có thể mua được rau muống Đồ Sơn là chợ Cầu Vồng và tại một số nhà hàng khu vực Đồ Sơn.

Rau muống Đồ Sơn có thể chế biến được rất nhiều món ăn, nhưng ngon nhất là om với ghẹ và xào thịt trâu chọi.

 

Ghẹ om rau muống là một món ăn khá độc đáo tại Đồ Sơn. Tại các nhà hàng, ghẹ om rau muống đã được các đầu bếp chế biến thành một món đặc sản mà ít nơi nào có được.

 

Nét đặc thù tại Đồ Sơn là một vùng đất mạnh về phát triển nghề cá, những chuyến tàu đi biển thường mang theo về những con ghẹ tươi. Ghẹ chọn về để làm món ghẹ om rau muống là những con mập, càng to, dày mình.

Nguồn nước để nấu được canh ghẹ om rau muống được nấu bằng nguồn nước lấy từ Suối Rồng. Con suối này có mạch ngầm trong dãy Cửu Long Sơn chảy ra quanh năm gần phía đình Ngọc Xuyên. Nước ở đây chỉ chảy với mức độ vừa phải chứ không ào ạt như nơi khác. Chính vì thế người dân Đồ Sơn thường hay quan niệm sử dụng nguồn nước từ núi Mẹ sẽ mang lại điều may mắn và tốt cho sức khoẻ.

 

Ghẹ ngon, rau muống đặc trưng có độ giòn cao lại được nấu bằng nước lấy từ Suối Rồng đã làm nên một nồi canh ghẹ om rau muống ngon lành khiến bất cứ ai cũng muốn thưởng thức. Nồi ghẹ om bốc khói thơm lừng, nhìn vào trong nồi những miếng ghẹ trắng tinh béo ngậy quyện vào với những ngọn rau muống xanh mướt thật thích thú.

 

Thịt trâu chọi Đồ Sơn là một trong những món ăn khó kiếm. Một năm du khách chỉ có 3 lần được thưởng thức món ăn tuyệt vời này. Cứ sau mỗi dịp chọi trâu, hầu hết du khách lại về các nhà hàng ở Đồ Sơn để được thưởng thức món thịt trâu luộc chấm tương gừng, thịt trâu xào khế và thịt trâu xào rau muống Đồ Sơn.

 

Thịt trâu chọi xào với rau muống được trồng ở Đồ Sơn thì không có gì sánh bằng. Mang đĩa thịt trâu xào với rau muống Đồ Sơn lên bàn tiệc, bạn sẽ cảm nhận được hương vị độc đáo của đất Đồ Sơn. Gắp một miếng thịt trâu chọi được xào với với rau muống kèm thêm mùi thơm của tỏi, của rau ngổ đưa lên miệng, vị ngọt ngào lan toả trên môi sẽ khiến bạn thích thú. Ăn món này, bạn sẽ thấy vị thơm ngon của thịt trâu và độ dai, giòn đặc trưng của rau muống Đồ Sơn.

Một số hình ảnh đẹp
Rau muống giòn Đồ Sơn












Thursday, September 29, 2016

Cá niên An Lão Bình Định

Cá niên An Lão Bình Định
An Lão là nơi sinh sống, vẫy vùng của loài cá niên phóng khoáng, được ca tụng là "cá vua" hay "cá đại gia". Cá niên chỉ cư ngụ nơi nước chảy xiết, trong veo, tinh khiết, thức ăn duy nhất là rêu đá dưới chân thác.



Nó là loài cá của núi rừng, vừa dũng mãnh vừa thanh tao, mình trắng đẹp, không lớn lắm, to thì nhỉnh hơn 2 ngón tay nhưng rất khoẻ, suốt ngày cứ lao mình vun vút ngược dòng suối như muốn thử sức cùng với tốc độ của dòng chảy. Cá không cần qua chế biến gì, chỉ cần đem nướng một loáng, khi bốc mùi thơm lừng là xong. Khi ăn, chấm với muối giã ớt xanh, thêm vài giọt chanh, vài lát cà chua kẹp rau thơm. 



Cá càng nhỏ, ăn càng tuyệt. Ăn cá niên nướng ngon nhất là cách dùng tay gỡ thịt cá hoặc cầm nguyên con chấm muối mà cắn nhai ngấu nghiến, hít hà bởi vị ớt cay nồng. Hương vị cá thơm ngon đậm đà, thoang thoảng mùi thảo mộc thật là khó tả. Ruột cá niên là bộ phận quý nhất mà kẻ sành ăn nào cũng thích với vị đăng đắng, thanh thanh của mật cá. Ăn rồi vẫn còn thòm thèm, không ngán. 



Ngoài nướng là ngon nhất, cá niên còn được làm gỏi. Cá sống được vệ sinh sạch sẽ, xắt lát, vắt chanh, gia vị, mắm muối rồi trộn lẫn với lá dớn non (loại cây mọc ven sông, đặc trưng của An Lão), đọt non của cây lộc vừng, thêm chút ớt xanh. Món gỏi cá niên càng hấp dẫn hơn khi có vị chát của lộc vừng, vị nhớt của lá dớn cùng với mùi thơm đặc trưng riêng của cá, phảng phất hương vị rong rêu, sông nước chốn sơn hà.

Một số hình ảnh đẹp
Cá niên An Lão Bình Định












Bánh rán lúc lắc Hà Nội

Bánh rán lúc lắc Hà Nội
Cầm chiếc bánh rán tròn xoe trên tay, bạn sẽ thấy nhân bánh lúc lắc bên trong. Khi tới cửa hàng bánh trên phố Lý Nam Đế (Hà Nội), bạn còn có thể thưởng thức những loại bánh rất xưa khác.

 

 

 



Ở Hà Nội có nhiều hàng bánh rán ngon như bánh rán bi ở Ô Quan Chưởng hay bánh rán mặn, ngọt trên các con phố. Tuy nhiên, bánh rán lúc lắc lại đem tới cảm giác thú vị riêng. Bánh không chỉ ngon mà còn lạ bởi nhân đậu tròn tròn bên trong tách rời riêng với vỏ bánh.

 

Nguyên liệu làm bánh rán lúc lắc cũng không quá cầu kỳ, chỉ là khoai tây, bột nếp, đường và vừng trắng. Nhân bánh có đậu xanh, đường, bột mì... Khi rán, để bánh được tròn đều, bạn phải canh độ to nhỏ của lửa và thời gian rán cẩn thận.

 

Trong cửa hàng Gia Trịnh trong ngõ 16A Lý Nam Đế, ngoài bánh rán lúc lắc, bánh ngọt còn có nhiều loại bánh xưa rất khó tìm ở Hà Nội. Đó là bánh gấc đỏ au, bánh gai nhân mặn, bánh ngải cứu nhân mặn hoặc ngọt... Về thành phần của các loại bánh này tương tự nhau, một vài loại còn có hình dáng và màu sắc gần như y hệt nhưng mỗi kiểu bánh lại có hương vị đặc trưng riêng. Nếu có dịp, bạn nên thử qua mỗi loại một chiếc nhé

Một số hình ảnh đẹp
Bánh rán lúc lắc Hà Nội












Wednesday, September 28, 2016

Bánh tro Bắc Ninh

Bánh tro Bắc Ninh
Trong không gian tĩnh lặng của Chùa Bút Tháp, du khách sẽ càng cảm nhận rõ hơn vị dẻo thơm của hạt gạo mới xen chút hương nồng nồng của nước tro rơm nếp quyện lẫn vị ngọt dịu, thanh mát của đường, mật mía và cả nét tài hoa ẩn chứa trong cách thức làm nên món bánh Tro độc đáo của người dân Đình Tổ.

 



Nguyên liệu để làm bánh tro rất đơn giản, gồm: gạo nếp, nước tro của những sợi rơm nếp sạch, chút vôi, lá chuối hoặc lá dong và mật mía. Nguyên liệu quen thuộc,đơn giản, chiếc bánh nuột nà, ngọt thơm hoàn toàn phụ thuộc vào tài nghệ chế biến của người làm bánh. Tỉ mỉ, kỹ càng từ chọn loại nếp đều hạt, thơm và cách gạn nước tro đuợc đốt từ những cây rơm nếp vàng óng, đã được rửa sạch rồi gói, luộc bánh …chiếc bánh tro Đình Tổ đã thực sự chứng tỏ sự , khéo léo, kiên trì, chịu thương chịu khó của người dân ở đây. Để có thứ nước tro trong, thơm thoang thoảng, người làm bánh phải lấy rơm nếp sạch đốt lấy tro, rồi đổ tro vào chậu, hòa thêm chút vôi để nước tro lắng lại, chắt lấy phần nước trong, bỏ cặn. Gạo nếp sau khi được vo, đãi sạch sẽ được ngâm trong nước tro khoảng 3-4 tiếng đồng hồ và vớt ra, để ráo nước, đợi được gói. Lá chuối hoặc lá dong cũng được rửa sạch, hấp cách thủy cho mềm và đảm bảo vệ sinh rồi mới đem lau khô, gói bánh.

 

Theo người làm bánh tro ở Đình Tổ, chiếc bánh đạt yêu cầu phải tạo được cảm giác ngon ngay từ khi mới được bóc ra chứ chưa cần thưởng thức. Bởi vậy, dáng hình và màu sắc của bánh là rất quan trọng. Người gói bánh phải cẩn thận, khéo léo cho gạo vào lòng chiếc lá sao cho gọn, đều rồi quấn lá và bẻ mép lá ở hai đầu bánh cho thật khít, thật đều và cân đối. Dây chuối buộc bánh cũng không được quá chặt để khi đem luộc, hạt gạo nếp có thể nở và chín đều.

 

Đến với Đình Tổ và thưởng thức bánh tro, du khách luôn tự hỏi rằng, phải chăng, chính bởi vị thanh mát, ngọt ngào và cả dáng hình nhỏ xinh, mềm mại của chiếc bánh Tro cổ truyền như luôn khiến người thưởng thức nhớ về vùng làng quê nơi thôn dã đầm ấm, thân thương này

 

Một số hình ảnh đẹp
Bánh tro Bắc Ninh












Bánh hòn tai Vĩnh Phúc

Bánh hòn tai Vĩnh Phúc
Bọn trẻ con chúng tôi sinh ra ở một vùng quê nghèo, cuộc sống tuy vất vả nhưng tôi thấy hạnh phúc với những năm tháng tuổi thơ ấy. Đó là những buổi chiều theo tụi bạn thả diều trên bờ kênh, những lần trốn học bị đòn roi, những tiếng cười gọi nhau í ới… nhưng hạnh phúc nhất vẫn là được ăn chiếc bánh hòn tai – món quà quê mỗi lần đi chợ về của bà của mẹ.

 

 



Có lẽ bánh hòn tai làm tôi hãnh diện với tuổi thơ của mình. Ngày ấy ở quê bánh hòn tai lúc nào cũng được xếp số 1 trong các món quà của bọn trẻ. Là con gái út nên tôi được chiều và dành phần hơn. 

 

Ở nhiều nơi người ta gọi tắt bánh hòn tai là bánh tai, nhưng tôi vẫn thích cái tên bánh hòn tai như mẹ thường gọi. Bánh hòn tai có hình thù giống cái tai, là thứ gạo tẻ, nhân thịt lợn… 

 

Giờ đây đã lớn cuộc sống mưu sinh khiến tôi phải bon chen nơi phố phường chật hẹp, công việc áp lực, những lúc mệt mỏi tôi muốn trở về quê để được thưởng thức thứ bánh của tuổi thơ diệu kì. 

 

Hạnh phúc lắm khi được ngồi bên nồi bánh, được cảm nhận mùi vị bùi bùi, béo ngậy và thơm của bánh. Và, sống mũi lại cay sè khi kí ức tuổi thơ chợt ùa về, cùng lũ bạn xúm lại, đứa nào cũng mong giây phút bánh chín được mở vung ra và thốt lên” “Hà! Thơm quá! Thơm quá! Ngon thế!!!”. 

 

Mẹ bảo muốn làm bánh hòn tai thành công thì phải biết chọn thứ gạo ngon và có độ dẻo. Gạo làm bánh đãi sạch ngâm nước lã đến nửa ngày rồi mới được đem giã cối đá và lọc thành quả bột. Bây giờ cuộc sống khá giả hơn người ta mang gạo đi nghiền và lọc thành quả bột. 

 

Bột nhào tới độ dẻo thì mới nặn được thành bánh. Bánh hòn tai có khuôn bánh rất đặc biệt, khác với những khuôn bánh khác. Bởi chiếc khuôn để làm nên bánh hòn tai chính là những ngón tay tinh tế, khéo léo của người nặn bánh. 

 

Dưới bàn tay mềm mại, tỉ mỉ của người nội trợ, những chiếc bánh được mẹ nặn đều nhau như đúc khuôn. Bánh được nặn dài như hình cái tai, bên trong có nhân thịt lợn, mọc nhĩ, hành tươi được nấu chín từ trước. 

 

Bánh hòn tai được đun cách thủy khoảng 30 phút ăn sẽ rất ngon. Bánh ăn lúc nóng là tuyệt nhất, ăn theo kiểu dân dã, lót tay bằng mảnh lá chuối hoặc cầm tay không ăn từ từ sẽ cảm nhận được mùi vị của bánh, đó là sự hòa quyện giữa giữa các vị bùi, ngọt, béo ngậy và dẻo thơm. 

Một số hình ảnh đẹp
Bánh hòn tai Vĩnh Phúc












Món rạ của người Cơ Tu

Món rạ của người Cơ Tu
Rạ (z'ră) là món ăn đặc biệt thơm ngon, hấp dẫn của người Cơ Tu sinh sống ở vùng cao các huyện Nam Giang, Tây Giang của tỉnh Quảng Nam. Người Cơ Tu nói rằng: Chàng rể biếu cha mẹ vợ một ống rạ là chàng rể quý

 



Rạ, dịch ra tiếng kinh có nghĩa là: "đâm, chọc". Bởi nguyên liệu trước khi được nấu trong ống nứa đã được người ta lấy đoạn dây mây (adương) có gai mà đâm trong ống cho các "nguyên liệu" nhừ nát, hòa quyện vào nhau. Hầu hết các loại thịt, cá cùng một số rau quả được trồng ngay tại địa phương là những nguyên liệu thích hợp để làm món rạ này. Ngon nhất, là món rạ được làm bằng cá niên khô với rau, cà tím, cà chua, lá kiệu, ớt, nõn cây apuung (gần giống như cây thảo quả), măng tươi, hạt tiêu rừng (amất), muối, mì chính... Thịt cá niên khô vừa béo, ngọt, thơm, cùng với vị đắng rất ấn tượng của phần ruột trong quả cà sẽ tạo nên một loại súp đặc chứa đầy các loại hương vị nói trên. Tiếp đến là rạ được làm bằng các loại thịt rừng khô như: sóc, chồn, heo rừng, mang, nai... với lá môn dắc. Tuy, không nhuyễn sệt như cà tím, nhưng qua công đoạn đâm giã, lá của loại môn dại này vẫn khá nhuyễn. Ngoài ra, còn có loại được làm bằng thịt ếch khô hay tươi (nếu để nguyên con phải băm nhuyễn) với ruột cây apuung, lá kiệu, ớt. Mùi thơm của loại cây dược liệu này cùng với vị cay của ớt, tiêu sẽ khử được mùi tanh của thịt ếch.

 

Già làng Alăng Avel (81 tuổi) sống ở xã Bhalêê của huyện Tây Giang cho biết, rạ được làm bằng thịt các loại cá, chim (tươi hoặc khô đều nấu được) với bắp chuối rừng. Tuy không giống súp, loại này giống gỏi nhưng là một loại gỏi ướt với mùi thơm, vị béo của thịt cá quyện trong vị chát của búp chuối rừng, cùng với mùi thơm nồng của hạt tiêu rừng, rất kích thích vị giác người ăn. Ngoài ra, da trâu phơi khô, được nướng cho thơm, rồi luộc để bỏ vào ống đâm, giã với cà tím, cũng tạo thành một loại súp vừa thơm vừa giòn, tạo cho người ăn cảm giác thích thú, khó quên.

 

Theo kinh nghiệm những người sành ăn, khi nấu họ thường bỏ vào ống lồ ô vài đọt non của cây thiên niên kiện (p'vân) thì ngoài hương vị thơm ngon tăng lên bội phần ra, còn làm cơ thể khỏe mạnh. Bởi vậy, rạ chính là món quý và công phu được đồng bào làm để đãi bạn bè, khách quý.

Một số hình ảnh đẹp
Món rạ của người Cơ Tu












Tuesday, September 27, 2016

Canh Chua Cá Chốt Long An

Canh Chua Cá Chốt Long An
Trong bữa cơm gia đình hàng ngày, một tô cánh chua nóng hổi sẽ kích thích vị giác của bạn rất nhiều. Nhất là trẻ con, vị chua thanh của canh cùng miếng cá lóc trắng, thịt ngọt sẽ khiến con bạn muốn ăn nhiều hơn



Khi những cơn mưa đầu mùa trở về với vùng đất cực nam này, cũng là lúc vạn vật như được hồi sinh sau những tháng nắng như thiêu cháy làm nứt nẻ đồng đất và cạn nguồn những con nước. Giờ đây, những cánh đồng xanh hơn, những con sông đầy hơn… và tươi tắn nhất là bọn trẻ đồng quê chúng tôi hồi đó : nhớ những buổi tắm sông, những lúc đùa nước. Vốn là con nhà nghèo, nên trong những lúc đùa chơi với sóng, với nước lại càng không quên kiếm cái gì đó cho bữa ăn ban trưa, mâm cơm buổi chiều.

 

Nhớ lại, khi những cơn mưa đầu mùa trở lại, từng đàn cá chốt kéo nhau về những láng và kênh rạch để đẻ… Tụi nhỏ chúng tôi thì nhảy tùm xuống kênh rạch để vừa đùa chơi vừa giăng lưới bắt cá chốt cho buổi ăn gia đình. Một tay lưới dài lưng chục mét được giăng vào luồng đi của cá – luồng đi này chỉ có chúng tôi, những đứa sinh ra từ đồng ruộng, từ nhà quê mới rành – cứ thế bỏ mặc, đi đùa giỡn cùng sóng nước thỏa thích. Khi bụng cảm thấy cồn cào thì tìm về lần tay lưới đã giăng và ê hề là cá, những con cá chốt bụng óng ánh những trứng và trứng mắc vào lưới, cẩn thận gỡ từng con, tránh để gai cá chốt đâm vào tay kẻo nhức thấu xương đó ! Cá đem về được mẹ chế biến thành nhiều món ăn, nhưng món ăn cứ mỗi lần nhắc đến lại khiến dịch vị tôi tiết ra liên hồi và thèm thuồng nhất vẫn là món canh chua cá chốt nấu với lá me non. Trong khi mẹ đang làm sạch những con cá chốt còn tươi xanh, thì tôi nhảy vội lên cây me hái những lá me non xanh mướt. À ! Mẹ nói nấu canh chua cá chốt chỉ đặc trị là lá me non thì nồi canh mới chua mà thanh và có tác dụng giải cảm tốt cho khí hậu oi bức của những cơn mưa đầu mùa. Thế đấy, những chùm lá me non được cho vào nồi nấu, lọc lấy xác bỏ ra để giữ lại chất chua và không quên đập dập vài cọng sả, băm vài trái ớt cho vào nồi nước… đun sôi. Một nồi nước với hương của sả, chua thanh của lá me non, và vị cay của ớt sẽ là chất đệm cho nồi canh chua cá chốt. Nước đã sôi, chính là lúc cho những con cá chốt bụng đầy trứng vào và nêm nếm cho vừa miệng ăn. Khi múc canh ra tô thì nhớ đừng quên điểm vào trên mặt một vài lá rau tần dày lá và vài lát ớt sừng trâu xắt nhỏ… Nhớ nhé ! Cá chốt nấu canh chua me chỉ ngon và mặn mà khi những con cá béo ngậy bụng đầy trứng chấm với đĩa muối cục đâm với ớt sừng trâu…

 

Khi những cơn mưa đầu mùa trở về với vùng đất cực nam này, cũng là lúc vạn vật như được hồi sinh sau những tháng nắng như thiêu cháy làm nứt nẻ đồng đất và cạn nguồn những con nước. Giờ đây, những cánh đồng xanh hơn, những con sông đầy hơn… và tươi tắn nhất là bọn trẻ đồng quê chúng tôi hồi đó : nhớ những buổi tắm sông, những lúc đùa nước. Vốn là con nhà nghèo, nên trong những lúc đùa chơi với sóng, với nước lại càng không quên kiếm cái gì đó cho bữa ăn ban trưa, mâm cơm buổi chiều.

 

Nhớ lại, khi những cơn mưa đầu mùa trở lại, từng đàn cá chốt kéo nhau về những láng và kênh rạch để đẻ... Tụi nhỏ chúng tôi thì nhảy tùm xuống kênh rạch để vừa đùa chơi vừa giăng lưới bắt cá chốt cho buổi ăn gia đình. Một tay lưới dài lưng chục mét được giăng vào luồng đi của cá - luồng đi này chỉ có chúng tôi, những đứa sinh ra từ đồng ruộng, từ nhà quê mới rành - cứ thế bỏ mặc, đi đùa giỡn cùng sóng nước thỏa thích. Khi bụng cảm thấy cồn cào thì tìm về lần tay lưới đã giăng và ê hề là cá, những con cá chốt bụng óng ánh những trứng và trứng mắc vào lưới, cẩn thận gỡ từng con, tránh để gai cá chốt đâm vào tay kẻo nhức thấu xương đó ! Cá đem về được mẹ chế biến thành nhiều món ăn, nhưng món ăn cứ mỗi lần nhắc đến lại khiến dịch vị tôi tiết ra liên hồi và thèm thuồng nhất vẫn là món canh chua cá chốt nấu với lá me non. Trong khi mẹ đang làm sạch những con cá chốt còn tươi xanh, thì tôi nhảy vội lên cây me hái những lá me non xanh mướt. À ! Mẹ nói nấu canh chua cá chốt chỉ đặc trị là lá me non thì nồi canh mới chua mà thanh và có tác dụng giải cảm tốt cho khí hậu oi bức của những cơn mưa đầu mùa. Thế đấy, những chùm lá me non được cho vào nồi nấu, lọc lấy xác bỏ ra để giữ lại chất chua và không quên đập dập vài cọng sả, băm vài trái ớt cho vào nồi nước… đun sôi. Một nồi nước với hương của sả, chua thanh của lá me non, và vị cay của ớt sẽ là chất đệm cho nồi canh chua cá chốt. Nước đã sôi, chính là lúc cho những con cá chốt bụng đầy trứng vào và nêm nếm cho vừa miệng ăn. Khi múc canh ra tô thì nhớ đừng quên điểm vào trên mặt một vài lá rau tần dày lá và vài lát ớt sừng trâu xắt nhỏ… Nhớ nhé ! Cá chốt nấu canh chua me chỉ ngon và mặn mà khi những con cá béo ngậy bụng đầy trứng chấm với đĩa muối cục đâm với ớt sừng trâu… 

 

Còn gì ngon bằng phải không ? Vâng ! Hãy về quê tôi mùa này, mùa của những cơn mưa đầu để thưởng thức tô canh cá chốt nấu lá me non…

 

Một số hình ảnh đẹp
Canh Chua Cá Chốt Long An












Bánh Tét cốm dẹp Trà Vinh

Bánh Tét cốm dẹp Trà Vinh
Trà Vinh là vùng đất của những ngôi chùa Khmer độc đáo, lễ hội truyền thống và ẩm thực đa sắc màu. Chính sự cộng cư của ba dân tộc Kinh – Hoa – Khmer đã tạo nên văn hóa ẩm thực Trà Vinh rất phong phú và đặc trưng. Bánh tét cốm dẹp, món bánh dân dã này là sự kết tinh giữa quá trình tư duy sáng tạo và sự giao thoa văn hóa ẩm thực của người dân nơi đây.

 



Loại bánh này có nguyên liệu đặc biệt từ cốm dẹp, một sản phẩm đặc trưng với nguyên liệu truyền thống của người Khmer, rất dân dã và mộc mạc được nhiều người ưa chuộng, đặc biệt vào mùa lễ hội ở Trà Vinh.

 

Thưởng thức món bánh thật đơn giản nhưng quá trình làm bánh không dễ chút nào. Nguyên liệu và kỹ thuật là hai khâu quan trọng trong quá trình làm bánh. Nguyên liệu tốt phải đi kèm với kỹ thuật gói và nấu bánh khéo léo cộng với những bí quyết riêng sẽ tạo ra một "mẻ" bánh tét cốm dẹp dẻo thơm, béo ngọt rất dễ ăn và bắt khách.

 

Cốm dẹp là nếp ngon gặt sớm hơn một, hai tuần. Sau khi đem về nhà, người Khmer cho lúa nếp non vào chảo rang trên lửa nhỏ, dùng một đôi đũa tre to bản đảo các hạt nếp cho đều. Khi lúa nếp đã được rang chín, người ta sẽ bỏ vào cối đồng hay cối đá giã đều tay cho đến khi vỏ hạt nếp bong ra, rồi cho vào nia sàng, sảy sạch vỏ trấu, thành cốm dẹp – nguyên liệu chủ yếu của bánh tét cốm dẹp.

 

Giống như các loại bánh tét truyền thống của người Việt, bánh tét cốm dẹp có thêm nhân giúp bánh ngon hơn. Sau khi đã sàng sảy hết trấu càng, tiếp theo là nạo dừa, thắng nước cốt, bỏ cốm dẹp vào trộn đều, để cốm vài ba phút cho nếp mềm. Đặc biệt muốn cốm dẹp thêm dẻo và ngọt thanh nên cho vào một ít nước dừa tươi.

 

Nhân bánh tét cốm dẹp thường là đậu xanh, đãi vỏ, nấu nhừ để nguội, thêm đường và một ít va ni tạo mùi thơm rồi đem lên bếp xào, trộn đều cho thật ráo. Sau đó đổ vào mâm, người thợ dùng tay vò nhân vừa bằng nửa cổ tay theo thói quen và tránh gói bánh bằng tay trần, nếu có mùi, bánh sẽ không bảo quản được lâu.

 

Khi gói bánh tét cốm dẹp, người thợ có thể dùng lá chuối xiêm hoặc lá lùng để gói. Trải lá chuối rồi cho cốm dẹp kèm với nhân vào, gói lại như đòn bánh tét nhưng nhỏ hơn. Để bánh tét không dính vào lá khi nấu, người thợ phải nhúng sơ bánh qua nước cốt dừa một lần nữa rồi gói lại. Bánh vừa không dính lá vừa tăng độ béo thơm khi nấu chín. Đó là bí quyết trong nghề để tạo ra một "mẻ" bánh tét cốm dẹp thơm ngon đặc trưng của người dân Trà Vinh. Họ dùng dây lát hay dây lùng cột bánh lại, buột vừa tay, không quá chặt cũng không quá lỏng, đòn bánh tét cốm dẹp thường không quá to cũng không quá nhỏ. Khi gói xong, người ta cột bánh lại thành từng cặp, thường là tròn chục để tiện buôn bán và làm quà.

 

Sau khi gói xong, bánh được cho vào nồi hấp cách thủy khoảng nửa giờ. Bánh được nấu chín hoàn toàn từ hơi nước nóng, nếp sẽ nở tự nhiên và khó làm thay đổi hình dạng nhân bánh so với cách nấu ngập nước. Sau khi chín, mở đòn bánh thơm ngào ngạt của nếp, vị béo của nước cốt dừa cộng hưởng với vị bùi của đậu xanh và một ít vani kết hợp nên ăn hoài không ngán, bà con Khmer rất thích ăn món này và có thể dùng thay cơm, dùng trong buổi điểm tâm, hoặc tráng miệng sau các buổi ăn chính. Ngoài việc, bánh rất nhỏ gọn, tiện làm quà cho khách phương xa, bánh còn là thực phẩm rất tốt đối với những người bệnh bao tử vì nguyên liệu chủ yếu của bánh là nếp ngon đầu mùa. Bảo quản vài ngày sau khi bánh chín ở nhiệt độ bình thường, có thể vài tuần nếu bảo quản trong tủ lạnh.

 

Hãy thưởng thức hương vị dẻo thơm và cùng cảm nhận, trãi nghiệm 'bánh tét cốm dẹp" khi du khách có dịp về thăm quê hương Trà Vinh./.

Một số hình ảnh đẹp
Bánh Tét cốm dẹp Trà Vinh
Bánh Tét cốm dẹp Trà Vinh
Bánh Tét cốm dẹp Trà Vinh












Nem lụi xứ Huế

Nem lụi xứ Huế
Nếu bạn từng một lần đến Huế, từng say mê với các món dân dã như bánh bèo, bánh bột lọc thì nhất định bạn không thể bỏ qua món nem lụi – một trong những đặc sản lâu đời của xứ thần kinh.



Rất đơn giản trong cách chế biến, thế nhưng nem lụi đã khiến biết bao nhiêu thực khách phải “ngẩn ngơ lòng” khi thưởng thức. Nguyên liệu để làm nên món nem lụi rất đơn giản: thịt heo đã quết nhuyễn trộn với bì, mỡ heo thái hạt lựu ướp cùng muối, tiêu đường, thính. Sau đó người ta lụi hỗn hợp này vào từng chiếc đũa tre nhỏ và nướng trên bếp than. Mùi vị thơm nức của thịt bốc lên trên từng chiếc đũa tre khiến thực khách “không cầm lòng” nổi. Đó là sự hấp dẫn đầu tiên mà món ăn mang tới cho bạn. 

 

Nhưng món nem lụi không chỉ kéo chân thực khách bởi mùi vị tỏa ra từ miếng thịt ngon lành, mà còn bằng chén nước chấm được pha chế rất độc đáo. Đó không phải là chén nước chấm chua ngọt mà chúng ta vẫn thường ăn với bún thịt nướng hay bún chả, mà là chén nước chấm được pha bằng kiểu rất riêng của người Huế. Đầu tiên, để làm nước chấm, người ta xay nhuyễn đậu phộng, cho thêm một chút nước mắm rồi đun trên bếp thành một hỗn hợp sền sệt giống như tương. Người ta còn cho thêm vào đó gan heo, thịt heo băm nhuyễn để món nước chấm được đậm đà và nhiều hương vị hơn. 

 

Thông thường, người ta ăn kèm nem lụi với bánh tráng, rau thơm, khế chua, chuối xanh, sung… tùy theo khẩu vị mỗi người. Bày nem lụi ra đĩa, bạn sẽ thấy một món ăn đủ màu sắc: màu vàng ươm của miếng thịt đã được nướng, màu xanh của rau, màu nâu của nước chấm, và thêm chút đỏ tươi của vài miếng ớt thái nhuyễn. Cầm miếng bánh tráng trên tay, lần lượt xếp rau thơm, khế chua, chuối xanh rồi tới nem lụi, cuốn vào và bắt đầu thưởng thức. Món ăn là sự kết hợp hài hòa của các hương vị: mùi thơm của miếng thịt đã nướng vàng, chút cay cay của tiêu và ớt, độ ngọt và bùi bùi của nước chấm sền sệt, vị tươi mát từ rau xanh... Thật ngọt ngào biết bao món nem lụi xứ Huế.

 

Một số hình ảnh đẹp
Nem lụi xứ Huế












Cốm dẹp An Giang

Cốm dẹp An Giang
Mỗi độ thu về, khi những hạt lúa nếp đầu mùa vừa ngậm sữa căng hạt, người ta gặt về để làm cốm. Thóc nếp được sàng sảy cẩn thận rồi mang đi ngâm nước một đêm, sau đó phơi khô dưới nắng. Sau khi phơi khô, nếp được rang chín và đem ra giã.



Theo kinh nghiệm được người xưa truyền lại, mẻ cốm muốn cho dẻo và ngon thì bắt buộc phải rang trong những chiếc om, hay nồi đất làm thủ công. Rang lâu quá hạt nếp sẽ cứng, nhưng nếu nhanh quá thì hạt nếp còn sống khi giã cốm bị nhão. 



Lúc giã cốm, hai người đứng đối diện bên cối, mỗi người một tay cầm chày một tay cầm cây gạt vừa giã vừa gạt cho đến khi hạt nếp dính chày rớt xuống cối. Nếp sau khi giã cho dẹp được đổ ra nia sàng sảy cho hết trấu rồi cho vào bao kín. Nghề giã cốm dẹp từ xưa đã là một nghề truyền thống của nhiều làng làm nghề nông của người Khmer Tây Nam bộ. Cốm dẹp thường gắn liền với lễ hội Ooc-om-boc, tức là lễ cúng trăng vào rằm tháng 10 âm lịch hàng năm. 



Trong đêm hội, các bậc bô lão Khmer bốc cốm dẹp thành từng nắm lớn cho vào miệng trẻ con như một lời chúc phúc, cầu cho sự no đủ lâu bền. Đối với người Khmer, cốm dẹp đã trở thành vật linh, vừa là món ăn hấp dẫn đầu mùa, vừa là phẩm vật để dâng lên thần linh và trời đất Cốm dẹp cùng với cơm dừa rám nạo nhuyễn, cho vào một ít đường cát hoặc đường thốt nốt, tưới một chút nước dừa tươi lên trộn đều để chừng một giờ cho cốm dẻo là ăn được. Khi ăn, bốc từng nhúm nhỏ cốm dẹp cho vào miệng để mùi thơm của nếp sữa, vị ngọt béo dần dần thấm sâu vào lưỡi mà trân trọng mùa màng.

Một số hình ảnh đẹp
Cốm dẹp An Giang
Cốm dẹp An Giang
Cốm dẹp An Giang












Mực cơm chiên giòn Đà Nẵng

Mực cơm chiên giòn Đà Nẵng
Du Lịch Đà Nẵng thưởng thức món Mực cơm ở Đà Nẵng có màu tím hồng, mình tròn lẳn bằng khoảng ngón tay cái, tách ra trong ruột có phần cơm màu trắng, chính thành phần này làm tăng thêm hương vị riêng độc đáo của mực cơm. Bạn sẽ tò mò không hiểu tại sao trong ruột mực lại có phần cơm màu trắng như vậy?

 



Đó chình là trứng mực vào mùa sinh sản, có giá trị dinh dưỡng rất cao. Mùa mực cơm ở Đà Nẵng thường vào tháng 6 đến tháng 9..

 

Hải sản Đà Nẵng cực kì đa dạng và phong phú… Bất kể đâu du khách cũng có thể được thưởng thức những món ngon chế biến từ hải sản. Đặc biệt phải kể đến món mực cơm chiên giòn, món ăn Đà Nẵng rất đặc sắc.

 

Vào nhà hàng, gọi ngay một đĩa cơm chiên giòn, một lát sau bạn sẽ được thưởng thức món ngon Đà Nẵng hảo hạng này. Mùi hương thơm lừng lan tỏa, vị tươi ngọt của thịt mực kết hợp với bột chiên, bạn sẽ có cảm giác hòa quyện giữa sự mềm mại và giòn tan vô cùng thú vị. Đặc biệt món này dùng nóng kèm với tương ớt và và một ít rau quả như cà chua, dưa leo tạo thêm vị tươi mát của món ăn.

Một số hình ảnh đẹp
Mực cơm chiên giòn Đà Nẵng












Monday, September 26, 2016

Bánh canh chả cá nhồng Nha Trang

Bánh canh chả cá nhồng Nha Trang
Từng lát chả cá dai, mềm, khi ăn có vị ngọt tự nhiên chính là điểm hấp dẫn tạo nên sự khác biệt cho món ăn bình dị này ở thành phố biển Nha Trang. Bánh canh chả cá là món ăn nổi tiếng của các tỉnh miền Trung nói chung và Nha Trang nói riêng. Với hai thành phần chính là sợi bánh canh và chả cá, tùy vào từng địa phương mà món ăn có cách biến tấu khác nhau tạo sự hấp dẫn riêng.

 



Riêng với thành phố biển Nha Trang, bánh canh chả cá là món ăn quá đỗi quen thuộc, gắn chặt với đời sống của người dân nơi đây. Nói về thành phần, món ăn này không có gì khác biệt so với các địa phương khác. Tuy nhiên, với người Nha Trang, sự khác biệt của món ăn đến từ những lát chả cá chiên vàng ăn kèm.

 

Nhờ sự phong phú của biển cả nên chả cá được làm từ rất nhiều loại cá. Từ cá thu, cá cờ, cho đến cá chỉ vàng, cá mối... đều được dùng để tạo ra những lát chả cá vàng ươm, thơm ngon, có thể thuyết phục bất cứ thực khách khó tính nào. Ngoài ra, còn một loại chả cá nữa mà những người sành ăn khó có thể bỏ qua là chả cá nhồng.

 

Cá nhồng là một trong những loại cá hung dữ của biển cả, gồm nhiều loại, loài lớn nhất có thể dài đến gần 2m. Ở vùng biển Nha Trang, cá nhồng có kích thước nhỏ, con trưởng thành chỉ bằng cổ tay người lớn.

 

Cá nhồng làm chả phải chọn con lớn, mới được đánh bắt lên. Cá sau khi làm sạch được lấy thịt bằng hai cách. Bạn có thể dùng dao lóc thịt phi lê cá hoặc mổ đôi cá, dùng chầy chần cho thịt cá mềm rồi dùng thìa nạo sạch thịt. Cách thứ hai mất nhiều thời gian nhưng khi chế biến sẽ cho thành phẩm ngon hơn.

 

Cá sau khi nạo được cho vào cối quết nhuyễn với tiêu, dầu, hành, muối, đường. Khi thịt cá thật nhuyễn thì cho ít bột mì vào rồi tiếp tục quết đến khi thịt cá mềm, mịn, dẻo và dai là được. Thịt cá sau đó được chia thành từng miếng tròn khoảng bằng bàn tay rồi đem chiên vàng hoặc hấp chín tùy ý thích.

 

Một điểm cộng cho món ăn này là sợi bánh canh được làm từ bột gạo mới xay nên sợi bánh mềm, mịn và không có mùi chua như sợi bánh làm từ bột gạo xay sẵn. Thường thì các quán ăn sẽ tự làm sợi bánh nên bạn đừng bất ngờ khi thấy sợi bánh được tạo hình khác nhau tùy theo ý thích của từng quán.

 

Khi có thực khách ăn, sợi bánh canh sẽ được chần qua nước sôi rồi cho vào bát. Tiếp đến là những lát chả cá chiên vàng, ít hành ngò, dăm lát ớt rồi chan ngập nước dùng. Tô bánh canh bốc khói, hương thơm của hành ngò quyện trong hương vị đậm đà của món ăn khiến bạn khó có thể cầm lòng được. Húp một thìa nước dùng để cảm nhận cái vị ngọt thanh của nước lèo, gắp một lát chả cá chấm vào chén tương ớt rồi cho vào miệng, thịt cá mềm dai, tương ớt cay nồng vừa thích thú vừa phải xuýt xoa. Nếu có dịp đến du lịch ở thành phố biển Nha Trang (Khánh Hòa), bạn đừng quên thưởng thức món ăn bình dị nhưng rất ngon miệng này.

Một số hình ảnh đẹp
Bánh canh chả cá nhồng Nha Trang
Bánh canh chả cá nhồng Nha Trang












Sunday, September 25, 2016

Bún riêu cua Nha Trang

Bún riêu cua Nha Trang
Bún riêu cua Nha Trang được kết hợp khéo léo giữa hương vị truyền thống Hà nội và hương vị của biển Nha Trang. Nước dùng cho bún riêu cua Nha Trang được nấu từ xương heo & xương gà, riêu cua được làm từ thịt ghẹ, tôm khô, nạc heo, trứng gà và tất nhiên không thể không có riêu cua đồng.

 



Đây là cách kết hợp khéo léo, tài tình giữa hương vị truyền thống của món bún riêu cua Hà Nội và hương vị của biển Nha Trang đã tạo nên một hương vị độc đáo, khó quên.

 

Với hương vị ngọt từ cua và thịt, cay nồng mùi tiêu, thơm phức mùi hành và thêm vài miếng chả... sẽ mang đến hương vị đặc sắc rất riêng của Nha Trang cho bạn khi thưởng thức.

 

Dù chế biến dưới bất cứ hình thức nào thì bún riêu vẫn là món quà quê nhà được nhiều người ưa thích. Sáng ngủ dậy, điểm tâm bằng một tô bún riêu vừa nhẹ nhàng mà cũng không nặng tiền lắm, trưa chán cơm, ăn một tô bún riêu cũng được mà chiều tối ghé hàng bún riêu cũng không sao.

Một số hình ảnh đẹp
Bún riêu cua Nha Trang
Bún riêu cua Nha Trang
Bún riêu cua Nha Trang












Trái quách Trà Vinh

Trái quách Trà Vinh
Trái quách tròn như quả bóng nhựa trẻ con chơi, màu xám, với nhiều hạt li ti trên thân. Vừa chín tới, quách tỏa hương thơm, dù không giống mùi thơm trái thị nhưng nó cũng quyến rũ khứu giác nhiều người. Để thêm chừng vài ba ngày hoặc tuần lễ thì quách chín rục. Vỏ trái có màu bạc trắng, mềm, chỉ cần cầm dao xẻ nhẹ đã thấy những hột nhỏ li ti sậm một màu tím. 



Dùng muỗng múc ruột quách cho vào ly, thêm đường, sữa cùng đá bào vào, ta sẽ có một thứ nước giải khát lạ miệng. Múc một muỗng quách cho vào miệng, mùi thơm của quách phảng phất lên cánh mũi, vị chua thanh làm mặt lưỡi tê mê. Rồi, vị ngọt của đường, vị béo của sữa lan thấm khắp vòm họng, thật là dễ chịu. Nhưng sảng khoái nhất là khi thưởng thức trái quách vào những trưa hè oi bức. Vị chua của quách khiến cái nóng của mặt trời nhanh chóng biến đi. 
Một số hình ảnh đẹp
Trái quách Trà Vinh
Trái quách Trà Vinh












Thịt trâu khô Tuyên Quang

Thịt trâu khô Tuyên Quang
Thịt trâu ở vùng núi Tuyên Quang nổi tiếng là sạch và ngọt thịt. Khi trâu được mổ, lấy nguyên thịt nạc, dần cho mềm và ướp với tỏi, ớt, gừng, sả và những gia vị khác, sấy trên than củi hoặc hun khói trên gác bếp. Khi ăn, có thể cuốn thịt trâu khô với lá rau cải, chấm thêm với nước tương, mù tạt, uống với bia.

 



 
Một số hình ảnh đẹp
Thịt trâu khô Tuyên Quang
Thịt trâu khô Tuyên Quang












Saturday, September 24, 2016

Trứng cút lộn xào me Đà Nẵng

Trứng cút lộn xào me Đà Nẵng
Trứng cút lộn được rim với me, thấm vào trứng, chấm bánh mì và ăn kèm với rau răm, có vị hơi chua của me, béo của trứng cút. Tại quán này, cút lộn xào me được làm vừa ăn, nhưng nước me không sệt lại nên chỉ ăn được chứ không ngon xuất sắc. 

 



Trước khi bạn gọi trứng vịt lộn hay trứng cút lộn xào me thì người ta sẽ đem cho bạn bánh mì cùng một đĩa rau răm, rồi đợi khoảng 10 phút là có món chính. Trứng vịt lộn hay cút lộn ở đây được luộc chín, sau đó bóc vỏ và chỉ cần bạn "order" thì người ta sẽ xào tại chỗ. Nước me và gia vị đã được tẩm ướp hết rồi, trứng chỉ cần xào sơ qua cho nóng là được.

 

Một đĩa trứng vịt lộn/trứng cút lộn xào me như vậy sẽ có thêm ít mỡ heo chiên giòn, cộng với chút sa tế hành. Nước me, phụ gia và trứng ăn cùng rất hợp. Vị chua của me, vị bùi của mỡ heo và sa tế hành quyện cùng trứng sẽ khiến bạn muốn ăn mãi thôi.

Một số hình ảnh đẹp
Trứng cút lộn xào me Đà Nẵng
Trứng cút lộn xào me Đà Nẵng
Trứng cút lộn xào me Đà Nẵng












Lẩu cháo cua đồng Miền Tây

Lẩu cháo cua đồng Miền Tây
Để có một lẩu cháo cua đồng thơm ngon, loại cua được chọn để chế biến là yếu tố quan trọng nhất. Cua đồng phải tươi, được rửa sạch, bỏ yếm, gỡ mai, sau đó giã nát thịt cua, nêm nếm vừa ăn và cho vào nồi nước sôi. Thịt cua sau khi cho vào nồi sẽ tạo thành từng mảng lớn, cắn một miếng vị thơm của cua làm ngây ngất vị giác.

 

Nồi lẩu còn được cho thêm nấm rơm, hành tím, hẹ để tăng thêm hương vị. Lưu ý món cháo nấu cua đồng không được nấu đặc mà phải loãng để người dùng nhúng rau. Rau ăn kèm với lẩu cháo cua đồng rất đa dạng như rau ngót, mồng tơi, rau má... Bạn cũng có thể xắt sợi củ gừng để ăn kèm nhằm làm dậy vị của nồi lẩu. Lẩu cháo cua đồng không cần dùng kèm với bún hoặc mì. 



 
Một số hình ảnh đẹp
Lẩu cháo cua đồng Miền Tây












Friday, September 23, 2016

Sái Sùng rang Hạ Long

Sái Sùng rang Hạ Long
Ở vùng biển Quảng Ninh có một loại hải sản đặc biệt, được gọi là sái sùng (hay sá sùng), tiếng Hán Việt gọi là sá trùng (con sâu cát), dân địa phương gọi là con mồi.

 



Xứ sở của sái sùng là vùng bờ biển huyện đảo Vân Hải, nhất là các xã Minh Châu, Quan Lạn. Sái sùng sống trong các bãi cát có nước triều lên xuống. Khi nước triều xuống, người dân địa phương ra đào. Người đào sái sùng đòi hỏi có kinh nghiệm, có kỹ thuật, động tác điệu nghệ như người nghệ sỹ múa trên cát. Sái sùng đào được đem xào với tỏi tươi ăn rất ngon, một món ăn dân dã đặc sắc mà người dân vùng biển Hạ Long gọi là mồi xào.


Sái sùng khô đem rang, khi chín có màu vàng, mùi rất thơm, một hương thơm nồng ngậy đậm đà của biển. Sái sùng rang chấm với tương ớt, điểm thêm rau dấp cá, rau thơm và uống với bia thì thật là tuyệt.

Một số hình ảnh đẹp
Sái Sùng rang Hạ Long












Bánh Coóc Mò Bắc Kạn

Bánh Coóc Mò Bắc Kạn
Coóc mò cũng là một loại bánh được bà con các dân tộc Bắc Kạn hay làm hơn cả. Mới nhìn qua nhiều người nhầm là bánh gio vì hình thức bánh coóc mò cũng giống như vậy . Bánh cũng được gói theo hình chóp nhưng lá gói bánh lại là lá chuối .



Bánh coóc mò ăn có vị đậm và thơm bởi được làm từ gạo nếp nương và lạc nhân đỏ . Ăn không ngán vì dễ ăn và mùi vị hợp với nhiều người, bánh coóc mò rất hợp với những bữa điểm tâm buổi sáng. Bóc chiếc bánh xanh rền, ăn dẻo, thơm bạn mới thấy hết ý nghĩa của món bánh này. Nếu ghé Bắc Kạn bạn đừng quên thưởng thức món ăn giản dị mà hấp dẫn này nhé./.
Một số hình ảnh đẹp
Bánh Coóc Mò Bắc Kạn
Bánh Coóc Mò Bắc Kạn
Bánh Coóc Mò Bắc Kạn