This is default featured slide 1 title

Go to Blogger edit html and find these sentences.Now replace these sentences with your own descriptions.This theme is Bloggerized by Lasantha Bandara - Premiumbloggertemplates.com.

This is default featured slide 2 title

Go to Blogger edit html and find these sentences.Now replace these sentences with your own descriptions.This theme is Bloggerized by Lasantha Bandara - Premiumbloggertemplates.com.

This is default featured slide 3 title

Go to Blogger edit html and find these sentences.Now replace these sentences with your own descriptions.This theme is Bloggerized by Lasantha Bandara - Premiumbloggertemplates.com.

This is default featured slide 4 title

Go to Blogger edit html and find these sentences.Now replace these sentences with your own descriptions.This theme is Bloggerized by Lasantha Bandara - Premiumbloggertemplates.com.

This is default featured slide 5 title

Go to Blogger edit html and find these sentences.Now replace these sentences with your own descriptions.This theme is Bloggerized by Lasantha Bandara - Premiumbloggertemplates.com.

Tuesday, January 23, 2018

Chè đắng Hà Nội

Chè đắng Hà Nội
Chè đắng được rất nhiều bạn trẻ ưa thích bởi vị đắng mát dịu nhẹ, quyện với cái ngọt thơm, béo ngậy của nước cốt dừa.

 



Đây là món ăn được xuất xứ từ bếp Á của một khách sạn nổi tiếng ở Hà Nội, do một đầu bếp người Singapore mang tới Việt Nam. Do đó, chè đắng mang phong cách đặc trưng của chè Singapore với hỗn hợp chè, trân châu, ăn chung với nước cốt dừa.

 

Món ăn này không chỉ lạ miệng mà còn bổ dưỡng, có tác dụng thanh nhiệt, giải độc và làm mát gan. Vị đắng ban đầu của chè nguyên gốc đã được các đầu bếp Việt Nam làm dịu bớt để “chiều” lòng được nhiều thực khách hơn. Chè đắng được bán đầu tiên ở Hà Nội tại quán trà chanh nổi tiếng số 8 Chợ Gạo vốn đã quen thuộc từ lâu với các bạn trẻ thủ đô.

 

Chè đắng được nhiều bạn trẻ ưa thích bởi vị đắng mát dịu nhẹ, quyện với cái ngọt thơm, béo ngậy của nước cốt dừa.

 

Chè được làm từ lá thạch đen, nấu chung với nhiều vị thuốc bắc như phục linh, hoa bồ công anh; đun sôi rồi để nguội cho đông lại như thạch; xắt thành viên nhỏ vừa miệng; sau đó đổ hỗn hợp kem tươi và cốt dừa ngọt béo lên trên.

 

Chè không hề cứng như thạch rau câu thông thường mà dai dai, man mát, tan trong miệng, mang đến một cảm nhận thú vị. Khi bỏ vào miệng một lúc, thực khách mới cảm giác được vị đắng nhẹ như uống nước trà, từ các vị thuốc bắc; tuy nhiên sẽ được “xoa dịu” ngay bởi nước cốt dừa thơm ngọt.

 

Món ăn này được rất nhiều các bạn trẻ ưa thích và luôn là món ăn hết trước tiên tại quán. “Một khi đã “nghiền” thì khó có thể từ bỏ được cái đăng đắng ngòn ngọt ấy”, một bạn trẻ cho biết.

 

Ngoài ra, ở quán còn có nhiều món chè do chủ quán tự nghĩ ra công thức chế biến rất thu hút được các bạn trẻ, đặc biệt là chè mít và chè bơ. Hương vị của chè mít sẽ khiến bạn ngạc nhiên nếu lần đầu thưởng thức bởi mùi thơm nức mũi của vani, vị bùi bùi ngọt ngọt của cốt dừa, ăn xen kẽ vài miếng mít rất hợp vị.  

 

Mít được chọn lọc kỹ càng, không quá sượng mà cũng quá chín, nếu không sau khi chế biến sẽ không có được mùi vị “chuẩn”. Chị chủ quán cho biết, mít được xay cùng sữa tươi, cốt dừa, vani và kem tươi; sau cùng cho thêm trân châu và dừa khô cho dậy mùi thơm. Đương nhiên không thể thiếu những lát mít được xé nhỏ ăn kèm.

 

Đây cũng là nguyên liệu chính để làm ra món sữa chua mít đặc trưng của quán, khác với sữa chua mít nổi danh ở phố Bà Triệu.

 

Chè bơ cũng có cách chế biến tương tự như chè đắng. Đó là xay chung lá thạch đen cùng những lát bơ tươi ngon và sữa tươi; sau đó để nguội cho đông, ăn cùng cốt dừa và vani. Tuy nhiên, chè bơ lại dễ ăn hơn chè đắng rất nhiều, bởi có mùi thơm tự nhiên của trái bơ miền Nam và vị ngọt đặc trưng của nước cốt dừa.

 

Trà chanh ở quán được pha chế từ trà mạn nên có mùi vị đậm đà hơn hẳn những quán trà chanh vỉa hè khác

Một số hình ảnh đẹp
Chè đắng Hà Nội
Chè đắng
Chè đắng Hà Nội
Chè mít.
Chè đắng Hà Nội
Chè bơ.
Chè đắng Hà Nội
Chè đắng Hà Nội












Monday, January 22, 2018

Mắc mật Lạng Sơn

Mắc mật Lạng Sơn
Mắc mật còn gọi là hồng bì núi hay củ khỉ, dương tùng là một loại quả được phân bố ở một số tỉnh miển nùi phía Bắc Việt Nam. Quả mắc mật có thể ăn tươi hoặc dùng để nấu, kho trong một số món ăn, lá mắc mật có tinh dầu thơm nên đường dùng làm gia vị trong các món vịt quay, lợn quay …Quả và lá mắc mật là loại gia vị quan trọng góp phần làm nên sự thành công của rất nhiều món ẩm thực nổi tiếng Xứ Lạng như Lợn quay, Vịt quay, Măng ớt…



 
Một số hình ảnh đẹp
Mắc mật Lạng Sơn












Thursday, January 18, 2018

Phở Cao Bằng

Phở Cao Bằng
Phở Hà Nội ngon nổi tiếng, chẳng thế mà các cụ Vũ Bằng, Nguyễn Tuân - những bậc thầy về văn chương và nghệ thuật ẩm thực - đã không tiếc lời ca ngợi trong các thiên tùy bút bất hủ của mình. Nhưng ai đã từng “đi trẩy nước non Cao Bằng”, từng ăn phở ở đây cũng phải công nhận phở Cao Bằng rất đặc biệt, ngon theo một cách riêng và ăn một lần nhớ mãi.

 



Cao Bằng quê tôi phổ biến nhất là phở thịt heo và phở thịt vịt (cũng có cả phở gà nhưng ít và phở bò thì hầu như không có). Những năm 1980 trở về trước ở Cao Bằng thịt bò rất rẻ, thường giá một cân thịt bò chỉ bằng nửa giá một cân thịt lợn. Có thể do quan niệm rằng con trâu con bò là bạn của nhà nông, người dân quê tôi rất ít người ăn thịt bò nên thịt bò mới rẻ và người ta không làm phở bò là vì thế.

 

Vào những buổi sáng mùa đông giá lạnh, trước khi bắt đầu một ngày làm việc vất vả được lót dạ bằng một bát phở thì còn gì bằng.

 

Bà hàng bốc một ít bánh phở trong rổ, bỏ vào giỏ tre to hơn cái bát ôtô, trần trong nồi nước sôi cho bánh nóng và mềm ra rồi trút vào bát. Xếp lên đó một lớp thịt, dùng cái gáo nhôm cán dài múc nước dùng đang sôi sùng sục trong nồi, chan lên, rắc ít hành lá. Thế là xong bát phở.

 

Bát phở nóng, bỏng giãy, bốc hơi nghi ngút. Mùi thơm của nước dùng, hành mỡ và các gia vị khác khiến ta ứa nước bọt. Những sợi phở trắng ngần; những miếng thịt thái mỏng, bì vàng rộm, lớp nạc hồng hồng xen lẫn lớp mỡ trắng ngà. Hành lá thái nhỏ, xanh như những hạt ngọc rắc loang thoáng. Nhìn qua đã tỉnh cả người. Đó là bát phở thịt ba chỉ quay.

 

Làm món ba chỉ này cũng không quá khó. Thịt ba chỉ luộc sơ qua cho miếng thịt hơi se lại. Vớt ra, dùng que tre vót nhọn xăm qua lớp bì một lượt, thoa lên đó chút giấm thanh hoặc nước cốt chanh, thả vào chảo mỡ sôi, rán lên. Rán như thế nào để lớp bì phồng rộp như bánh đa, giòn mà không cứng, lớp thịt nạc không khô, lớp thịt mỡ không nát… thì mới ngon.

 

Nếu không thích phở ba chỉ, ta có thể gọi phở xá xíu. Để làm thịt xá xíu, người ta chọn thịt mông ngon, để cả tảng như thế trần qua nước sôi, vớt ra, khía vài khía trên tảng thịt, xoa đều nước mắm, mì chính, để một lúc cho ngấm rồi đem om trong chảo mỡ, đun nhỏ lửa. Thịt chín dần, săn lại, sẫm một màu nâu đỏ như màu mật mía.

 

Dao thái thịt phải thật sắc, loại dao bản to hơn bàn tay chuyên dùng trong nhà bếp của người Tày, Nùng. Dao sắc, mỏng thì thái miếng thịt mới thành lát. Lát nào lát ấy mỏng, mép viền màu đường mật, mặt mịn như lát thạch.

 

Ăn phở xá xíu cũng thật khoái khẩu. Miếng thịt ngọt, chắc mà không dai, mềm mà không bở. Gắp một gắp phở nhai kèm một miếng xá xíu, húp một thìa nước dùng thấy trong người thật khoan khoái. Dùng thêm một hai đũa, hơi nóng ấm, vị ngọt ngon của bát phở rần rật lan tỏa khắp từng đường gân thớ thịt trong người, hai má nóng bừng, hồng ửng như trái chín. Bao nhiêu mệt mỏi, ưu phiền tan biến. Người cứ lâng lâng, nhẹ hẫng như được tiếp thêm sức sống mới. Lúc này, cái rét buốt của mùa đông chẳng còn có nghĩa lý gì với ta nữa.

 

Bên cạnh phở thịt heo còn có phở thịt vịt. Người ta thích ăn phở thịt vịt vào mùa hè và mùa thu. Có lẽ bởi thời tiết mùa này nóng ẩm không còn rét mướt như những mùa kia và cũng có thể vì mùa này vịt có nhiều.

 

Phở vịt cũng có hai loại: vịt luộc và vịt quay. Vịt luộc thì rất đơn giản: vịt mổ moi, luộc cả con, khi ăn mới xắt miếng vuông quân cờ. Nhưng cái sự ăn cũng thật không đơn giản. Cũng là thịt vịt nhưng khách ăn có người thì gọi phao câu, cổ cánh, có người thì gọi thăn lưng. Đặc biệt, có những người ngoài bát phở vịt thông thường bao giờ cũng gọi thêm cặp chân vịt, bảo rằng không được ăn cặp chân vịt thì coi như chưa được ăn thịt vịt. Thật đúng “bách nhân bách tính”.

 

Phở vịt quay thì cầu kỳ hơn. Trước tiên là khâu tẩm ướp: vịt mổ moi, nhồi lá mác mật và gừng tỏi băm nhỏ, cho thêm vài thìa nước mắm rồi dùng lạt tươi khâu kín vết mổ lại. Khi quay gia vị sẽ ngấm vào làm thịt vịt đậm đà hơn và nước thịt ngọt tiết ra, hòa với các loại gia vị thành một thứ nước nâu sẫm, thơm ngậy. Nước này dùng để chấm thịt vịt, một thứ nước chấm ngon ngọt, tuyệt hảo, với mùi thơm quyến rũ rất đặc trưng của lá mác mật.

 

Vịt quay phải qua nhiều công đoạn: trần qua nước sôi, hơ trên than hồng, phết mật ong, quay trên chảo mỡ… Sơ bộ là thế còn cụ thể hơn như thế nào thì không phải đầu bếp nào cũng tiết lộ. Chỉ biết vịt quay xong có màu đỏ như cua luộc nhưng có phần sẫm hơn. Thịt mềm ngọt, săn chắc, mỡ mà không béo. Miếng thịt xắt vuông quân cờ, chấm đẫm nước chấm lấy từ bụng vịt, ăn cùng với phở, tưởng cao lương mỹ vị của vua chúa xưa kia cũng chỉ ngon đến thế là cùng.

 

Phở Cao Bằng sợi dẻo, mềm mà không nhũn, dai mà không cứng, ăn có vị thơm bùi của bột gạo. Gạo để làm bánh phở chỉ là loại gạo thông thường nhưng phải là loại gạo cũ. Gạo ngâm cho mọng nước, khi xay cho thêm ít cơm nguội để bánh phở thêm dai, cho bao nhiêu thì chỉ các nhà hàng mới biết. Bánh tráng xong phơi trên sào nứa, để chỗ thoáng gió cho se mặt, sờ không dính tay là được. Cứ vài lá bánh gấp lại làm một, đem thái. Sợi nào sợi nấy đều tăm tắp.

 

Nhưng quan trọng hơn cả là nồi nước dùng. Phở ngon hay không đều do nồi nước dùng quyết định. Nước dùng chỉ dùng xương heo chứ không dùng xương bò hay bất cứ loại xương nào khác. Xương heo có thể là xương thủ, xương đuôi… đều được, nhưng phải có vài đôi xương ống. Như vậy nồi nước dùng mới ngọt, vị ngọt chân chất của xương chứ không phải vị ngọt nhân tạo của mì chính. Xương ninh kỹ và vớt bọt cũng thật kỹ để nồi nước dùng thật trong, không cặn, nếu không bát phở ăn mất ngon.

 

Tôi vẫn còn nhớ những ngày áp phiên, những hàng phở ở phố huyện nơi tôi sống hồi đó thật bận rộn. Xay bột, tráng bánh, mổ vịt, rán thịt… tíu tít cả lên. Đêm đến, các hàng quán đèn đuốc sáng choang. Người từ các bản xa, các lũng núi đến chợ từ lúc chiều để mai ra chợ sớm, cả người trong phố nữa, cũng đến quán ăn phở, uống rượu. Họ vừa ăn uống vừa hàn huyên, ồn ào đến tận nửa đêm.

 

Sáng mai ra, người đi chợ trước khi mua bán gì cũng phải ghé vào quán phở làm một bát lót dạ cái đã. Tan chợ phải ăn bát phở rồi mới ra về. Nhiều người đi chợ chẳng mua chẳng bán gì, chỉ đi chơi ngắm chợ, ăn một bát phở rồi về. Thế là vui rồi. Người Tày, Nùng ở Cao Bằng thường rủ nhau “đi chợ ăn phở ”, coi đó như một niềm vui, giống như người Mông đi chợ ăn thắng cố vậy.Thật đời thường, giản dị.

Một số hình ảnh đẹp
Phở Cao Bằng












Monday, January 15, 2018

Bò nướng Mã Mây

Bò nướng Mã Mây
Khi tiết trời Hà Nội mới chuyển sang se lạnh, các quán bò nướng trên con phố nhỏ đã chật cứng cả khách Tây lẫn khách Việt Nam.

 

Khi bò nướng bắt đầu phổ biến ở Hà Nội vào năm 2007, Mã Mây là điểm hẹn của các bạn trẻ yêu thích món nướng vỉa hè. Hiện tại, các quán bán cả buổi trưa nhưng chỉ tới buổi chiều tối, khách mới tới đông.

 



Không chỉ còn thưa thớt một, hai hàng như trước đây, khi bước vào đoạn phố Hàng Buồm, Mã Mây, bạn đã thấy sực nức mùi bò, nầm nướng. Dù bạn chỉ đi ngang qua, mùi đồ ăn cũng bám luôn vào quần áo.

 

Ngoài bò là thực phẩm hút khách nhất, các hàng còn bán thêm nầm, bánh mì ăn kèm với các loại khoai tây chiên. Trước đây, khách có thể mua bao nhiêu tùy thích với mức giá khoảng 100.000 đồng trở lên. Tuy nhiên, hiện giờ, chủ hàng thường gợi ý mức thấp nhất là 200.000 đồng một bếp đủ cho 3-4 người ăn.

 

Do các quán nằm trong phố cổ nên việc đi lại thường xuyên bị ùn ứ, việc gửi xe dù có hỗ trợ của nhà hàng nhưng cũng có đôi phần khó khăn. Nếu bạn đi ôtô, xem chừng việc muốn thưởng thức món ăn vặt này thật khó khăn.

 

Thời xưa, phố Mã Mây gồm hai phố Hàng Mây và Hàng Mã (khác với phố Hàng Mã hiện nay). Hàng Mây bán song mây còn Hàng Mã bán tiền vàng mã, đồ ông Táo... Khoảng 60-70 năm trước đây, phố đổi tên thành Mã Mây.

Một số hình ảnh đẹp
Bò nướng Mã Mây
Bò nướng Mã Mây












Sunday, January 7, 2018

Bánh căn Bình Thuận

Bánh căn Bình Thuận
Nhắc đến Bình Thuận, ngoài những bãi biển đẹp và thắng cảnh nổi tiếng, khách du lịch còn nhớ đến hương vị đậm đà của món ăn rất đặc trưng của người dân nơi đây: bánh căn. Lúc đầu, bánh có tên là “bánh căng”, do khi chín bánh căng phồng, giòn đều ở mặt dưới, xốp mịn ở mặt trên. Về sau, do ngữ điệu của địa phương khiến tên bánh có chút thay đổi và được dùng “chết” với cái tên “bánh căn”.

 



Bánh căn có thể được xem là một trong những món bánh đặc trưng của cư dân vùng biển Bình Thuận. Những nguyên liệu chính tạo nên món bánh đều rất đơn giản, có sẵn trong gian bếp của gia đình như: gạo, đường, nước mắm, trứng, cá kho, …

 

Nhiều người lầm tưởng bánh căn là bánh khọt - món đặc sản ở các tỉnh miền Nam vì trông bề ngoài chúng khá giống nhau. Tuy nhiên, mỗi loại đều có cách chế biến riêng và cách thưởng thức khác nhau, tạo nên những hương vị đặc trưng không lẫn vào đâu được.

 

Giống bánh khọt, bánh căn cũng được chế biến từ bột gạo. Tuy nhiên, khi chế biến món bánh khọt, người ta thường thêm bột nghệ để bánh có màu vàng đẹp mắt và khi đổ vào khuôn thì tráng một lớp dầu, bởi vậy nhiều khi bụng chưa no nhưng người ăn đã thấy ngán. Còn với bánh căn, bột được đổ trong khuôn như bánh khọt nhưng không tráng mỡ vào khuôn. Do đó bạn sẽ có cảm giác ăn hoài không bị ngán. Khi bánh chín được cạy ra, úp hai mặt vào nhau, ở giữa có 01 lớp mỏng hành lá thái nhỏ để bánh dậy mùi thơm. Bánh căn không tính bằng “cái” mà tính bằng “cặp”, một người có thể ăn từ 6 - 10 cặp mà vẫn thèm.

 

Ðể đổ bánh căn, người ta dùng một lò đất nung tròn to. Bên trên là khuôn bánh được khoét lỗ tròn đều, trên đó đặt 8 - 16 chén đất (dùng làm khuôn đổ bột) tùy vào lượng người ăn; phần thân lò để chứa than hồng. Phần thân và khuôn được ngăn cách bằng những mẩu gạch nhỏ để thông gió. Sau khi than đã hừng, đợi lò thật nóng mới cho khuôn lên lò. Thoa vào mỗi khuôn một lớp mỡ rồi đậy khuôn, chờ thật nóng mới đổ bột vào. Mẻ đầu được dùng để thử lò và tráng khuôn. Người ta dùng chiếc cạy bằng kim loại để đưa bánh ra khỏi khuôn. Khi mặt trên của bánh căn xốp và khô lại, viền bánh co lại, tróc ra thì bánh đã chín và có thể ăn được. Muốn ngon hơn, bạn có thể yêu cầu chủ quán đập thêm quả trứng đổ chung với bột, bánh sẽ có màu vàng rất đẹp. Ăn ngay khi bánh còn nóng hổi, như thế mới ngon.

 

Nguyên liệu để làm bánh căn là gạo tẻ ngâm nước khoảng từ 6 - 8 tiếng rồi đem xay thành bột loãng. Để bánh có độ xốp và tơi, trước khi đem xay cho vào chút ít cơm nguội. Khi pha bột cũng cần chú ý lượng nước vừa đủ để bánh đạt được độ giòn như ý, tránh bột quá đặc hoặc quá loãng. Người đổ bánh cũng cần có kinh nghiệm làm sao bánh khi ra khỏi khuôn phải vừa giòn, vừa xốp lại vừa dẻo, vỏ bánh phải có màu trắng vàng nhưng không bị cháy khét, có như thế món bánh mới đạt yêu cầu.

 

Tuy nhiên, món bánh này ngon nhiều hay ít còn phụ thuộc rất nhiều vào nước chấm. Nước chấm dùng cho bánh căn rất đa dạng, phục vụ được mọi đối tượng. Tùy vào sở thích và khẩu vị cá nhân mà bạn có thể chọn cho mình loại nước chấm thích hợp. Có 3 loại nước chấm thường dùng, đó là: nước cá kho, mắm nêm và nước mắm chanh tỏi ớt. Cá kho được dùng thường là cá nục hoặc cá ngừ, kho thật nhiều nước, nêm vừa ăn đủ làm nước dùng. Mắm nêm là món mắm khoái khẩu rất đặc trưng của người miền Trung. Mắm chanh tỏi ớt được chế biến từ nước mắm pha loãng, có tỏi, ớt, chanh... thêm cà chua để màu trông đẹp tự nhiên, nấu với đường để có một món nước chấm đậm đà.

 

Món ăn lôi cuốn người ăn không chỉ bởi nước chấm mà còn phụ thuộc vào các món ăn đi kèm theo nó, tuy là món phụ nhưng lại góp phần làm phong phú thêm hương vị của món ăn và cho bạn thêm nhiều sự lựa chọn. Những món ăn đi kèm thường là: trứng vịt, trứng gà, trứng cút luộc, da heo trần qua nước sôi ăn sần sật, xíu mại, cá kho…

 

Nếu như bánh khọt ăn đúng điệu phải cuốn với xà lách hoặc rau cải, ăn kèm với các loại rau sống như húng, quế, tía tô thì bánh căn lại lấy cái vị chua chua của xoài băm nhỏ, của khế cắt lát, của me dầm làm điểm nhấn. Đừng xem thường chúng nhé, thiếu chúng thì hương vị của món ăn sẽ trở nên nhạt đi rất nhiều đấy. Một điểm khác nữa là chế biến bánh căn không dùng nhiều đến dầu mỡ. Tóp mỡ được làm từ bánh mì thái hạt lựu chiên giòn, vừa cắn đã tan ngay trong miệng, tránh được cái béo ngậy của mỡ động vật.

 

Vài chiếc bàn nhỏ cùng đôi mươi chiếc ghế con đặt bên hè cũng đủ làm nên Ẩm quán. Cái thú của người ăn hàng rong là ở chỗ này, đến quán là giành ngay lấy 1 chiếc ghế và … ngồi đợi. Cái hấp dẫn của món bánh này nằm ngay trong sự chờ đợi và giá trị sẽ được nâng lên chính từ sự nhẫn nại. Đặc biệt vào lúc trời mưa mà được nhâm nhi vài cặp bánh căn nóng hổi cùng với nước mắm, với chút xoài xắt sợi thì quả là ngon tuyệt.

 

Nếu có dịp đến Bình Thuận hãy tìm và trải nghiệm thử với món này xem, bảo đảm bạn sẽ khó mà quên được cảm giác nóng giòn trong miệng, vị thơm nồng của nước mắm, chua chua của khế bằm hoặc xoài sống, là lạ với món nước chấm.

Một số hình ảnh đẹp
Bánh căn Bình Thuận












Rượu Bàu Đá Bình Định

Rượu Bàu Đá Bình Định
Rượu Bàu Đá là sự cộng hưởng của nhiều nhân tố. Đầu tiên đó là sự thừa hưởng dòng nước ngọt ngào của ngọn nguồn sông Kôn được ủ lạnh, lọc trong từ những hộc đá ngầm ở Vực Bà, Nước Miên, Nước Trinh, sông Kxôm, Hầm hô... Tiếp đến là sự khéo léo, cần mẫn của con người vùng “đất võ trời văn”. Sự cộng hưởng giữa thiên nhiên và tài hoa con người đã tạo nên thứ rượu đậm đà.

 



Rượu Bàu Đá (còn gọi Bầu Đá) có nồng độ rất cao, hơn 50 độ, uống nhanh say nhưng say rồi không thấy mệt. Muốn có rượu ngon, người nấu phải tuân thủ các yêu cầu nghiêm ngặt về nguồn nước, gạo, men, dụng cụ nấu, cộng với kinh nghiệm gia truyền. Chỉ nguồn nước sông Kôn ngọt ngào mới cho ra loại rượu ngon, thơm và uống có hậu ấy (giới uống rượu dùng từ này chỉ cho loại rượu uống xong còn ngòn ngọt ở cổ). Khi nấu rượu, không dùng nồi nhôm mà dùng nồi đồng, nắp đậy nồi bằng đất nung; cất rượu bằng ống tre. Khi chưng cất không được vội vàng, phải dùng lửa liu riu mới vắt cạn được tinh chất gạo.

 

Thưởng lãm rượu Bàu Đá cũng cầu kỳ lắm lắm; Rượu trong bầu, chai, nậm phải rót ra bình gọi là ve vòi, cái ve vòi đựng rượu có câu đố dân gian rằng:

Thượng tiểu, hạ đa (Trên nhỏ, dưới to)

Tích thủy, phi thủy (Đựng nước nhưng không phải nước)

Thọ thai, bất thọ thai (Chửa nhưng không phải chửa)

 

Rót rượu ra chén cũng có kiểu, có cách: Ve vòi giơ cao, rót dòng rượu nhỏ ra chén hạt mít sao cho có tiếng kêu róc rách, vun bọt nhưng rượu không được tràn ra miệng chén. Rượu nước đầu trong vắt, rót sủi tăm, ực một cái thấy thót cả người, vừa cay, vừa ấm, vừa nồng, chạy đến đâu biết đến đó, như một luồng điện từ cổ xuống bụng và lan nhanh ra các mạch máu toàn thân. Rượu mới nấu nóng hôi hổi uống vào càng tuyệt. Có một điều lạ, dù có say ngất ngư, bạn có thể ngủ một giấc đến sáng mà không nhức đầu. Ca dao Bình Định có câu: "Rượu ngon Bầu Đá mê li/ Gặp nem chợ Huyện bỏ đi sao đành?".

 

Rượu Bầu Đá không chỉ là rượu để nhậu mà còn là rượu lễ, rượu mừng không thể thiếu được trong các đám cưới, đám tang, đám giỗ. 

Một số hình ảnh đẹp
Rượu Bàu Đá Bình Định
Rượu Bàu Đá Bình Định
Rượu Bàu Đá Bình Định












Saturday, January 6, 2018

Chè thảo dược giảo cổ lam

Chè thảo dược giảo cổ lam
Giảo cổ lam là loài thực vật thân bò, mọc hoang dã rải rác trên các triền núi của tỉnh Bắc Kạn.

 

Trong thành phần của giảo cổ lam có hơn 100 loại saponin có cấu trúc giống như saponin có trong nhân sâm và tam thất. Giảo cổ lam chứa nhiều Flavonoid có tác dụng chống lão hoá mạnh, ngoài ra còn có các axít amin, vitmin, các nguyên tố vi lượng Zn, Fe, Se có công dụng giảm mỡ máu, ổn định huyết áp, phòng và chống một số biến chứng bệnh tim mạch, tiểu đường ...



Ngoài việc dùng làm trà thảo dược, lá non và ngọn giảo cổ lam còn được người dân nơi đây dùng làm rau. Khi đến Bắc Kạn du khách sẽ được thưởng thức hương vị đặc trưng từ ngăm đắng cho đến mát ngọt của món canh giảo cổ lam hay rau giảo cổ lam xào trứng./.
Một số hình ảnh đẹp
Chè thảo dược giảo cổ lam
Chè thảo dược giảo cổ lam












Friday, January 5, 2018

Ốc hương Bình Thuận

Ốc hương Bình Thuận
Từ lâu ốc hương đã được coi là món ngon hạng nhất trong những đặc sản vùng biển. Ốc hương thuộc loại ốc xoắn, vỏ màu trắng vàng điểm các chấm nâu, phân bố khắp các miền cận biển với đáy cát pha bùn. Với đặc điểm sinh học chỉ sống được những vùng nước sạch, ít sóng gió và yên tĩnh nên nghề nuôi ốc hương không hề đơn giản, mặc khác tỉ lệ sinh sản của ốc thấp, thời gian tăng trưởng lâu nên ốc hương có giá thành khá cao so với các loại ốc biển khác.

 



Tại Bình Thuận, ốc hương rải đều khắp từ vùng biển Tuy Phong đến biển Hàm Tân. Cũng giống như ở các vùng khác, ốc hương Bình Thuận vỏ màu vàng điểm các chấm nâu. Ốc hương thuộc loài thụ tinh bên trong, ốc hương mẹ mang trong mình các ấu trùng ốc hương con. Thịt ốc hương mẹ trong thời kỳ này rất nhão, ăn không ngon và nhai nghe rào rào như nhai phải cát. Mùa ốc hương giao phối và đến khi đẻ con là từ tháng 4 đến tháng 8 dương lịch và trong thời gian này ngư dân có tập quán là không đi rập ốc hương và nếu trong tháng ấy có ốc hương bán thì không mấy ai mua ăn, nhờ vậy mà ốc hương không bị tận bắt. Tập tính ốc hương là sống từng cặp, nhưng khi gặp mồi ngon thì kéo từng đàn.

 

Đúng như tên gọi, loài ốc này đặc biệt trước hết là bởi ngay cả khi tươi sống đã tỏa ra hương thơm tự nhiên và khi được nấu chín thì tỏa ra hương vị hấp dẫn. Ốc hương chỉ cần luộc không cần thêm gia vị nhưng mùi ốc hương lại bốc thơm như lá dứa, ngát như hoa ngâu, gay gay như riềng. Thịt ốc hương giòn ngọt, lúc nào cũng tươi, dai, không bở, Đặc biệt ốc rất bổ dưỡng cho sức khỏe con người, thịt ốc có hàm lượng dinh dưỡng cao.  Ốc hương là thực phẩm lành tính, cung cấp nhiều chất đạm, vitamin nhóm B không thể thiếu cho hoạt động của não và hệ thần kinh và đặc biệt không có Cholesterol lại dễ dàng hấp thu, do vậy dù ăn đến mấy cũng không sợ béo và ảnh hưởng đến hệ tiêu hóa nên ốc hương đang là sự lựa chọn của nhiều người sành ăn ốc.

 

Có nhiều cách chế biến ốc hương như: nướng, hấp, luộc, chiên tẩm bột, làm gỏi, sốt me...nhưng dù được chế biến theo cách nào thì hương vị của ốc hương cũng rất đặc biệt là ốc vẫn giữ được hương thơm ngát đặc trưng. Chọn ốc hương cũng ngược với những loài khác ở chỗ phải chọn con nhỏ không nên chọn con to. Con ốc nhỏ mới mềm, giữ vị ngọt bùi mà không dai như những con to.

 

Người Bình Thuận luộc ốc theo cách riêng của mình. Ốc được luộc bằng nước lạnh, khi sôi bùng lên thì giữ như thế trong vòng 1 phút rồi vớt ra và nhúng ngay vào nước lạnh để thịt ốc đủ mềm và săn lại. Ốc hương luộc được đem ra khi vẫn còn nóng hổi, từ những con ốc vàng ruộm, béo ngậy tỏa hương thơm nức. Ốc vừa chín có vị của dứa lại như thoảng hương hoa ngâu nhẹ nhàng… vô cùng cuốn hút. Thêm chút nước chấm từ những gia vị tưởng như đơn giản là chanh, muối, tiêu, ớt, mắm gừng… quý khách sẽ thấy khó có thể cưỡng lại sức hấp dẫn và mùi vị của ốc. Vị ốc lạ, đậm đà, ăn không biết ngán. Cắn từng miếng ốc hương nhỏ, mềm, giòn, thanh ngát, nhai thật chậm, thật kỹ... người ta sẽ thấy hương vị biển như đang lan tỏa trong từng ngõ ngách, tâm tư. Khi thưởng thức ốc hương, chúng ta sẽ có cảm giác thư giãn, sảng khoái. 

 

Người dân ở Bình Thuận luôn tự hào về đặc sản ốc hương của vùng biển mình rất ngon và thường dùng đãi khách quý, những người bạn phương xa để giới thiệu về hải sản ngon của quê hương mình.

Một số hình ảnh đẹp
Ốc hương Bình Thuận












Bánh tằm Cà Mau

Bánh tằm Cà Mau
Đi du lịch ở Cà Mau – vùng đất với rất nhiều điều kỳ thú và hấp dẫn. Ở nơi đây bạn sẽ bị thu hút bởi món bánh tằm xíu mại hay cà ri vừa lạ mà vừa ngon miệng.

 

Nếu có dịp ghé vào Cà Mau, bạn đừng quên thưởng thức các món ăn đặc sản của vùng đất cực Nam của Tổ quốc. Chỉ cần một lần thử món bánh tầm xíu mại thơm cay hay đĩa bánh hấp điểm tâm buổi sáng cũng để bạn nhung nhớ khôn nguôi về mảnh đất này.

 



Bánh tằm hay còn gọi bánh tầm, cầu kỳ từ khâu làm bột đến chế biến nước sốt và xíu mại. Sợi bánh tằm nhìn giống sợi bún bò hay bánh canh nhưng lớn hơn một chút và khác về chất liệu. Để làm nên sợi bánh thơm ngon người Cà Mau lấy gạo xay thành bột, rồi hòa với nước mà đem hồ trên lửa liu riu. Khi hồ đã nguội thì rắc bột khô trên cái mâm lớn và se thành từng sợi. Những sợi bánh trắng mập mạp trên mâm như những chú tằm nằm ngủ sẽ được đem vào xửng hấp chín.

 

Nước sốt bánh tằm cũng rất đặc biệt, cay và thơm mùi cà ri, và luôn được đun riu riu trên bếp cho nóng. Món bánh tằm được chuộng nhất xứ phải kể đến là xíu mại, thường dùng cá hoặc thịt bằm nhuyễn, ướp gia vị thật vừa miệng rồi hấp qua. Khi ăn cho bánh tằm ra đĩa, đặc biệt sợi bánh gỡ riêng, không dính bết vào nhau, sau đó cho rau sống và xíu mại lên trên, người bán lấy muỗng chan nước sốt cà ri nóng lên làm bánh thấm vị cay thơm. Bánh tằm ngon nhất khi ăn kèm rau giá đậu xanh, ngò, xà lách, vắt thêm chút tắc thơm giúp đĩa bánh có vị thơm bùi.

 

Dạo một vòng Cà Mau sẽ thấy bánh tằm xuất hiện khiêm tốn ở các quán nhỏ hè phố thay vì trong các thực đơn nhà hàng. Món ăn này dân dã chân chất nhưng lại có sức thu hút đặc biệt ngang tầm một thứ đặc sản độc đáo.

 

Nơi có hàng ăn đông khách nhất có thể kể đến là quán bánh tằm trên đường Lê Lợi, đường Nguyễn Hữu Lễ phường 2 hay quán ăn sáng ở đường Quang Trung, đường Lưu Tấn Tài ở phường 5, thành phố Cà Mau… Nếu may mắn bạn sẽ được “thổ địa” chỉ đến một quán ăn rất có cá tính chỉ chuyên bán bánh tằm cà ri cay gà nằm trong con hẻm khuất nhưng rất chiều ý thực khách.

 

Quán nhỏ nhưng món bánh tằm ngon và vị nước sốt cay xè thiệt đúng điệu. Bạn có thể đến gõ cửa bất cứ lúc nào chủ quán cũng niềm nở phục vụ bánh tằm cho bạn. Miếng ăn ngon thì được nhớ rất lâu, nên dù có đi xa thì thực khách vẫn cất công tìm tới.

 

Bánh tằm bình dị như tình người vùng miền sông nước, chẳng cần quán lớn, biển hiệu phô trương mà cứ níu bước chân người.

Một số hình ảnh đẹp
Bánh tằm Cà Mau
Bánh tằm Cà Mau
Bánh tằm Cà Mau












Wednesday, January 3, 2018

Đặc sản đuông dừa Bạc Liêu

Đặc sản đuông dừa Bạc Liêu
Đây là món đặc sản hầu như có khắp các tỉnh miền Tây, những con đuông béo tròn múp míp luôn là nguyên liệu làm nên những món ăn dân dã đầy hấp dẫn. Đuông thường được chế biến thành nhiều món hấp dẫn như đuông lăn bột chiên bơ, đuông ăn sống với nước mắm…



Trước hết, bắt con đuông thả vào bát rượu trắng để đuông bị ngộp mà thải ra các chất bẩn hoặc cũng có thể cho đuông vào bát nước mắm để món ăn đậm đà hơn. Gắp từng con đuông lăn qua lớp bột rồi cho vào chảo dầu chiên đến khi con đuông vàng ruộm cùng hương thơm béo ngậy của bơ thì gắp ra đĩa. Vị béo ngọt của đuông, sự giòn thơm của lớp bột bên ngoài hòa quyện với vị mặn của nước chấm tạo nên cảm giác ngon tuyệt cho người ăn.

 

Không mất nhiều thời gian, món đuông dừa ăn sống với nước mắm rất được cánh đàn ông ưa thích. Đuông sau khi rửa sạch, được thả vào chén nước mắm ớt cay, những con đuông béo tròn cứ ngọ nguậy thật hấp dẫn. Gắp một con cho vào miệng, nhai cái bụp, vỏ đuông vỡ ra, chất protein loại albuminoid hoà tan chứa trong mình đuông lan toả ra miệng tạo nên hương vị ngọt ngọt, bùi bùi không khác gì lòng đỏ trứng gà.

 

Một số hình ảnh đẹp
Đặc sản đuông dừa Bạc Liêu
Đặc sản đuông dừa Bạc Liêu