This is default featured slide 1 title

Go to Blogger edit html and find these sentences.Now replace these sentences with your own descriptions.This theme is Bloggerized by Lasantha Bandara - Premiumbloggertemplates.com.

This is default featured slide 2 title

Go to Blogger edit html and find these sentences.Now replace these sentences with your own descriptions.This theme is Bloggerized by Lasantha Bandara - Premiumbloggertemplates.com.

This is default featured slide 3 title

Go to Blogger edit html and find these sentences.Now replace these sentences with your own descriptions.This theme is Bloggerized by Lasantha Bandara - Premiumbloggertemplates.com.

This is default featured slide 4 title

Go to Blogger edit html and find these sentences.Now replace these sentences with your own descriptions.This theme is Bloggerized by Lasantha Bandara - Premiumbloggertemplates.com.

This is default featured slide 5 title

Go to Blogger edit html and find these sentences.Now replace these sentences with your own descriptions.This theme is Bloggerized by Lasantha Bandara - Premiumbloggertemplates.com.

Tuesday, May 31, 2016

Bún kèn Kiên Giang

Bún kèn Kiên Giang
Không giống bún kèn ở Châu Đốc (An Giang) đa số dùng cá lóc đồng, bún kèn Hà Tiên được chế biến bằng một số loại cá biển như: cá đưng, cá nhồng, cá rựa và ngon nhất là cá lẹp vàng.

 

Phải qua nhiều công đoạn chế biến rất tỉ mỉ mới có được tô bún kèn ngon đặc sắc. Trước tiên, cá mua về làm sạch, cá lớn cắt nguyên khúc, cá nhỏ để nguyên con, lạng bỏ da, lấy hết xương, thịt cá bóp cho thật nhuyễn. Nạo dừa thắng lấy nước cốt để riêng, nước “dảo” để riêng.

 



Công đoạn kế tiếp là bắc nồi lên xào dầu, sả, ớt, nghệ cho vàng và thật thơm rồi cho cá vào. Nước “dảo” để sẵn cho vào, nêm gia vị đường, bột ngọt, muối, không dùng nước mắm. Khi cá thật sôi, nhắc xuống mới cho nước cốt dừa vào. Nếu để trên lửa sẽ bị hôi dầu.

 

Tiếp theo, dùng một chảo nhỏ cho mỡ hay dầu vào thắng, cho bột điều vào xào, khi bột điều có màu đỏ tươi nhắc xuống, đừng để khét. Xong đổ hết vào nồi nước kèn, tạo nên màu đỏ lóng lánh đẹp mắt.

 

Các loại rau ăn kèm gồm dưa leo, đu đủ bằm nhuyễn, giá sống, húng cây, rau răm…tôm khô giã nhuyễn cho lên mặt.

 

Để có tô bún kèn hấp dẫn dọn ra cho thực khách, trước hết cho bún vào hơn nửa tô, giá sống, chan nước bún kèn ở giữa, chan một muỗng nước mắm ớt cay, một chút nước mắm trong, kế tiếp là muỗng tôm khô. Mùi thơm của cá biển, tôm khô, vị nồng nàn của bột điều, cay thơm của các loại rau đã hình thành nét văn hóa ẩm thực rất riêng của vùng biển bạc Hà Tiên.

Một số hình ảnh đẹp
Bún kèn Kiên Giang












Cá lóc quay chảo Sóc Trăng

Cá lóc quay chảo Sóc Trăng
Cá lóc là loại cá rất quen thuộc với người dân vùng đất Nam bộ, vì cá được dùng để chế biến thành nhiều món ăn như: Cá lóc nướng trui, nấu canh chua, kho tiêu, luộc… Ở Sóc Trăng, món ăn được chế biến từ cá lóc khá đặc biệt chỉ có tại quán Cường Loan – số 101/7 Hùng Vương, thành phố Sóc Trăng, tỉnh Sóc Trăng - đó là món cá lóc quay chảo.

 



Nguyên liệu để chế biến món ăn này gồm: Cá lóc, thịt bằm, nấm mèo, bún tàu, hành lá, đậu phộng rang…. Cá lóc nên chọn cá lóc đồng loại lớn khoảng 1-1,5kg, làm sạch, xẻ lưng bỏ phần xương từ đầu đến đuôi, để ráo; bún tàu và nấm mèo rửa sạch, nấm mèo ngâm với nước cho nở ra và cắt nhỏ trộn với thịt bằm ướp gia vị (đường, muối, bột ngọt, bột nêm tỏi băm nhuyễn), để vài phút cho phần nhân ngấm đều. Sau đó, nhồi phần nhân vào lưng cá lóc, dùng dây lạt quấn chặt lại để nhân không vỡ ra khi chiên. Bắc chảo lên bếp, cho dầu vào và phi tỏi thơm rồi cho cá vào chảo chiên, đến khi vàng đều vớt cá ra, bày trên một cái đĩa có lót cải mầm, cho hành lá và đậu phộng rang lên phía trên cá.

 

Món cá lóc quay chảo thường ăn kèm với bún, bánh tráng phơi sương, các loại rau như tía tô, xá xị, xà lách Đà Lạt, đọt cóc, quế, đinh lăng, dưa leo, chuối chát, khế… và chấm với nước mắm chua ngọt kèm gia vị khóm, ớt rất hấp dẫn.

Một số hình ảnh đẹp
Cá lóc quay chảo Sóc Trăng












Bánh tráng phơi sương Tây Ninh

Bánh tráng phơi sương Tây Ninh
Trảng Bàng, miền đất có dân cư sinh sống lâu đời nhất tỉnh Tây Ninh. Ngày nay, dù làng xưa đã trở nên đô thị đông vui, sầm uất nhưng vẫn còn giữ được những món ăn dân dã xa xưa. Đó là bánh canh Trảng Bàng, bánh ú lá tre... 

 



Đặc biệt nhất vẫn là bánh tráng phơi sương. Ở ấp Lộc Du, thị trấn Trảng Bàng, có rất nhiều nhà làm bánh tráng chuyên nghiệp, còn được gọi là xóm bánh tráng. 

 

Nguồn nguyên liệu làm bánh tráng phơi sương chỉ là bột gạo nhưng phải là bột gạo tẻ đặc biệt. Để làm ra bánh tráng phơi sương người ta phải qua nhiều công đoạn khá công phu và cầu kỳ. Đầu tiên là đem gạo đi vo sạch. Sau đó, phải xay gạo thành bột nước, hoà muối vừa độ, rồi tráng mỏng trên hơi nước sôi và phải tráng làm hai lớp. Bánh chín trải ra vỉ tre phơi, chỉ một ngày nắng tốt là được. Công đoạn tiếp theo là nướng bánh. Lò nướng giống như chiếc nồi Cà om to chứa vỏ đâu phọng riu riu cháy ở bên trong. Bánh tráng nướng nở xốp đều nhưng vẫn giữ nguyên màu giấy trắng… Nướng xong, người ta đem bánh tráng phơi sương vào khoảng tờ mờ sáng hoặc vào ban đêm, nếu nhiều sương chỉ cần phơi mười lăm phút. Phơi xong, đem bọc kín trong lá chuối tươi để giữ cho bánh được mềm, xốp. 

 

Khách đến Tây Ninh từ xưa đến nay không mấy ai lại chẳng dừng chân ở thị trấn, ghé vào thưởng thức các món ăn đã nổi danh trên đất Trảng Bàng: một tô bánh canh giò heo, một phần bánh tráng phơi sương cuộn rau, dưa, thịt luộc.

 

Đĩa thịt heo ba chỉ ở đây luộc rất khéo, phải chọn lựa thứ thịt tươi ngon, luộc từ nước lạnh đun sôi dần, chín tới vớt ra ngay, lại thả vào thau nước sôi nguội để “trung hoà” rồi xắt lát mỏng bày lên đĩa. Xấp bánh tráng gấp làm đôi, mềm xốp như khăn giấy. Khi ăn mới mở ra gắp, gói, tuỳ theo ý thích mà không cần nhúng nước. Giá sống trắng, dưa leo xanh trong xắt miếng dài, đồ chua củ kiệu, mỗi thứ một dĩa, chén nước mắm chua ngọt vừa độ, óng ánh trắng đỏ sợi củ sắn, cà rốt. Thêm một chén nhỏ tiêu bột xay. Cuối cùng là mâm rau sống tươi tắn nõn nà, cứ như vừa được hái từ trên cây xuống. Chính nhờ từ mâm rau tươi tắn ấy đã làm nên món bánh tráng phơi sương gần như “ độc nhất vô nhị” của Trảng Bàng mà dường như chỉ có ở Trảng Bàng mới có đủ các loại rau đấy. Rau thơm ở trong vườn thì có húng lủi, cần nước, tía tô, diếp cá, hẹ, ngò, rau vị… Các loại rau, lá non mọc hoang dại ở trên rừng hoặc bên những bờ sông, rạch, suối hoang vu: lá cóc, trâm ổi, lá nhái, lá lụa, đọt vừng, đọt kim cang, đọt lá xộp, quế… tính ra phải đến hơn ba chục thứ rau thơm và lá non các loại. 

 

Khi ăn, người ta bóc ra một tấm bánh tráng, đặt lên chiếc đĩa rồi mới lần lượt xếp vào từng loại rau, dưa, giá mình ưa thích. Thêm vào một hai miếng thịt rồi cuộn tròn lại, vừa với miệng ăn. Nước mắm chuyển ra chén nhỏ rồi cầm lên để chấm. 

 

Bánh tráng phơi sương Trảng Bàng có tự khi nào không ai còn nhớ nhưng có lẽ phải có sau món bánh canh. Vì thế, dù bánh tráng phơi sương đã trở thành món chủ lực nhưng người ta vẫn giữ nguyên tên gọi là những tiệm bánh canh. Danh tiếng ấy cũng đã đưa bánh canh, bánh tráng Trảng Bàng đến tận các miền xa xôi và xuất khẩu đi một số quốc gia trên thế giới. Người dân xứ Trảng lấy đó làm tự hào về “bánh tráng phơi sương” của quê mình, đặc sản làm ra từ tài trí sáng tạo và bàn tay lao động cần cù của đất và người Tây Ninh.

Một số hình ảnh đẹp
Bánh tráng phơi sương Tây Ninh
Bánh tráng phơi sương Tây Ninh
Bánh tráng phơi sương Tây Ninh
Bánh tráng phơi sương Tây Ninh












Ốc nóng Hà Nội

Ốc nóng Hà Nội
Nằm khiêm tốn trong con ngõ nhỏ trên đường Quốc Tử Giám, quán ốc nhỏ đã mở được hơn 20 năm nay.

 

Ốc luộc là món ăn chơi, ăn nhậu phổ biến, ở đâu cũng có, nhưng chẳng thể tìm thấy hương vị giống nhau ở bất kỳ hàng ốc nào. Bởi chỉ cần một chút gia giảm khác nhau trong lúc luộc ốc cũng như nước chấm cũng đã đem đến những hương vị rất riêng biệt.

 



Ốc ở đây được ngâm trong nước gạo 2 ngày trước khi luộc. Bởi vậy, khi ăn ốc, bạn sẽ không bao giờ thấy nhớt, ốc béo và rất sạch. Cầm những con ốc nóng bỏng tay đến khi khêu ra không bị đứt ruột mà chín tới chắc hẳn là do việc canh lửa và thời gian, cũng như bí quyết của vợ chồng chú chủ quán.

 

Nước chấm được pha trước phần nước, các thứ gia vị như gừng, ớt tươi, lá chanh thái nhỏ, sả thái nhỏ được đựng sẵn trong các lọ và bát nhỏ để người dùng có thể tự cho tùy theo sở thích của mình. Nước chấm ốc ở đây tuy cần người dùng tự hoàn thiện hương vị, nhưng nước pha sẵn đã được nêm nếm vừa đủ vị mặn, ngọt và chua. Chẳng vậy mà dù có thêm ít hay nhiều gia vị cay, thì bát nước chấm cũng đã đủ hấp dẫn.

 

Bởi quán nằm trong ngõ nhỏ, nên rất yên tĩnh, cộng thêm chủ quán là những người rất vui tính và khéo léo nên chắc chắn bạn sẽ hài lòng khi đến đây. Sẽ chẳng phải kỳ lạ gì nếu bạn đến quán và cũng gặp đi gặp lại những gương mặt khách hàng quen thuộc nơi đây, họ tâm sự đã ăn ốc ở đây rồi thì chẳng muốn ăn ở đâu khác nữa.

Một số hình ảnh đẹp
Ốc nóng Hà Nội
Ốc nóng Hà Nội












Monday, May 30, 2016

Bánh khọt Sóc Trăng

Bánh khọt Sóc Trăng
Đối với người dân Nam bộ, bánh khọt là món ăn khá quen thuộc và được nhiều người ưa dùng - mỗi chiếc bánh nhỏ có hình tròn vừa đủ cắn làm đôi hoặc một miếng lớn.

 



 Loại bánh dân gian này không quá khó để thực hiện và nguyên liệu cũng dễ tìm. Các nguyên liệu dùng làm bánh gồm: Bột gạo, bột nghệ, bột mì, nước cốt dừa, hột gà, đậu xanh hấp bỏ vỏ, tép lột vỏ cắt hạt lựu hoặc bầm nhuyễn, hành lá, tỏi, ớt, dầu ăn và một số gia vị khác. Trước tiên cần chuẩn bị trước cho phần nhân bánh, gồm đậu đã hấp chính và tép xào chung nêm ít gia vị; kế tiếp làm nước cốt dừa và làm nước mắm chua ngọt, chuẩn bị thêm rau sống, chủ yếu là cải sà lách, dưa leo, giá đổ và rau thơm… Riêng phần nước bột, đổ chung bột gạo, bột nghệ, một ít bột mì (giúp bánh giòn hơn), hột gà, hành lá sắt mỏng khuấy đều với nước dừa hoặc nước lọc và nêm ít gia vị.
 

Điểm thú vị nhất là đổ bánh vào khuôn, cũng cần phải thật khéo tay, nếu sơ ý sẽ dễ đổ bột ra ngoài khuôn hoặc đổ bột quá dầy, bánh sẽ không giòn và lâu chính. Trước tiên để đổ bánh, cần đặt khuôn bánh trên lò thật nóng, dùng dầu ăn thoa khắp các khuôn, khi thấy dầu đã nóng, múc bột đổ vào khoảng 2/3 các khuôn, đổ xong đậy nắp lại đợi vài phút, kế tiếp cho nhân bánh vào giữa chiếc bánh, rồi đậy nắp lại đợi khoảng 2 – 3 phút, sau đó mở nắp ra dùng đũa đỡ bánh sao cho bánh tróc đều, thấy vành bánh khô giòn là có thể vớt xếp ra dĩa.

 

Bánh chính có màu vàng nghệ trông rất bắt mắt, có độ giòn và vị ngọt của gạo, vị béo của nước dừa, có hương thơm hòa quyện của nghệ và hành lá. Nhìn và cảm nhận hương vị của bánh khiến quý khách có cảm giác muốn được thưởng thức ngay. Bánh được dùng kèm với các loại rau trên, nước cốt dừa, nước mắm chua ngọt và thêm ít ớt cay cay sẽ làm ấm lòng quý khách.

 

Hiện bánh khọt có bán nhiều nơi ở các chợ trong khu vực. Nếu quý khách có dịp đến Sóc Trăng, hãy ghé vào chợ trung tâm thành phố hoặc đường Trương Công Định, P4, thành phố Sóc Trăng để được thưởng thức loại bánh này.

Một số hình ảnh đẹp
Bánh khọt Sóc Trăng












Thịt trâu khô Sơn La

Thịt trâu khô Sơn La
Làm khô là cách dự trữ thức ăn rất phổ biến của đồng bào Thái. Thịt trâu khô là một trong những cách dự trữ ấy nhưng hương vị đặc biệt lại khiến nó trở nên hấp dẫn có tiếng. Không phải lúc nào đồng bào Thái ở Sơn La cũng có thể chế biến thịt trâu khô, mà trong dịp tết hay lễ cúng lớn, gia đình có mổ trâu thì người ta mới để lại một ít để làm món này.
 



Để làm thịt trâu khô, người Thái thường lựa thịt ở bắp, ít gân, thớ thịt đều, đẹp. Thịt trâu lọc bỏ gân, thái miếng dài khoảng 15cm, rộng 7 – 8cm, dày khoảng 2 – 3 cm, rồi đem ướp gia vị. Gia vị để ướp khá phức tạp, gồm nhiều thứ: ngoài muối, đường, mỳ chính, còn có ớt, sả, tỏi, gừng, mắc khén (loại gia vị chỉ có ở vùng núi), tất cả được đem giã nhỏ, trộn đều rồi ướp với thịt trong khoảng 2 – 3 tiếng cho ngấm. Sau đó, dùng que xiên thịt rồi đem phơi nắng hoặc để trên gác bếp. Khi thịt đã khô thì đồ lại trong khoảng hơn một tiếng để thịt chín đều. Có thể ăn ngay hoặc treo trên gác bếp để dùng dần.

 

Khi ăn, thịt trâu khô có thể đem nướng trên than hồng hoặc đồ lại cho thịt mềm, dễ ăn. Món này hấp dẫn bởi hương vị đặc biệt, có vị cay của ớt, vị nồng của tỏi, vị ngọt của thịt và nhất là mùi ngai ngái của khói bếp, mùi thơm không trộn lẫn cùng vị tê tê nơi đầu lưỡi khi ăn của hạt mắc khén.

Một số hình ảnh đẹp
Thịt trâu khô Sơn La
Thịt trâu khô Sơn La












Saturday, May 28, 2016

Bánh mì Sài Gòn

Bánh mì Sài Gòn
Ở Sài Gòn, bánh mì xuất hiện khắp mọi nơi, từ đầu hẻm cho đến đường lớn. Cứ cách vài mét, bạn sẽ lại bắt gặp một chiếc xe bán bánh mì nằm bên vệ đường. Những ổ bánh màu vàng được xếp thẳng thớm trên tủ hoặc được ủ nóng dưới lớp vải đặt trong chiếc giỏ đặc trưng. Hàng bánh mì buổi sớm thường đắt khách, cứ đi ngang qua lại nghe tiếng í ới gọi mua. Nào là "cho một ổ bánh mì thịt không ớt", "bánh mì ốp-la 2 trứng chị ơi" hay "ổ xíu mại bỏ nhiều dưa leo nha cô"... Tất cả những câu nói đó thân quen một cách kỳ lạ. 



 Chỉ cần khoảng 5 phút, người bán đã xong ổ bánh mì cho bạn. Có nhiều loại bánh mì cho bạn chọn lựa, không thích ăn thịt, bạn có thể đổi sang cá hộp, chả lụa, pho-mai đường hoặc trứng ốp-la. Đối tượng tiêu thụ bánh mì nhiều nhất ở Sài Gòn có lẽ là sinh viên, học sinh.
Một số hình ảnh đẹp
Bánh mì Sài Gòn












Thursday, May 26, 2016

Măng chua nấu cá ngạnh nguồn

Măng chua nấu cá ngạnh nguồn
Ở nước ta, món canh chua gần như không thể thiếu trong mâm cơm mùa hè. Canh chua ở từng địa phương có mùi vị khác nhau chính là ở hương của món tạo chua. Các bà nội trợ miền Bắc thường hay dùng trái sấu, miền Nam dùng trái và lá me non, người Tây nguyên và Nam Trung bộ dùng lá giang, các bà nội trợ Huế dùng đọt măng giang muối chua.

 



Canh chua cá ngạnh là món đặc biệt trong mâm cơm của người Huế khi trời bắt đầu những cơn mưa dông mùa hè. Hai thành phần của canh là cá ngạnh và món gây chua chính là măng chua. Cá ngạnh hình dáng như cá trê nhưng trắng và nhỏ hơn. Đây cũng là một loại cá da trơn sống ở nước ngọt mà người Nam bộ có cá tương tự gọi là cá chốt.

 

Ba loại cá ngạnh thường gặp là cá ngạnh sọc vì da có sọc xanh đen chạy dọc trên thân, cá ngạnh giấy vì thân dẹp và vây mỏng như giấy và cá ngạnh chuột vì trên mình có đốm đen vàng như màu lông chuột. Loài cá ngạnh của Huế thường thích sống ở các khe suối nước chảy nên dân địa phương gọi là cá ngạnh nguồn. Khi cơn mưa đầu mùa hè đổ về cũng là lúc xuất hiện đàn cá ngạnh bụng mang đầy trứng đi tìm chỗ đẻ.

 

Cá ngạnh sống trên các dòng sông, khe suối. Con to nhất bằng ngón tay. Đây là loài cá da trơn, có màu nâu, hai bên mang có hai cái ngạnh, nếu ai vô tình bị ngạnh cá đâm trúng thì rất đau nhức.

 

Măng chua chủ yếu là măng giang - một loại tre rừng còn gọi là lồ ô, cũng có khi các bà nội trợ cố đô dùng các thứ tạo chua khác như dưa hường, dứa, cà chua và mùa hè ở Huế có loại me đất cây  hình dạng như rau má nhưng có vị chua thanh tao đặc biệt. Phần lớn người Huế ghiền món canh chua cá ngạnh nên ở địa phương có câu ca dao: Măng giang nấu cá ngạnh nguồn. Anh ăn cho mát anh thương vợ nhà.

 

Việc chế biến canh chua cá ngạnh lại tương đối đơn giản vì ngoài hai thành phần cơ bản là măng giang và cá ngạnh, các bà nội trợ chỉ gia thêm một ít dầu mỡ, nước mắm, bột ngọt, tiêu, ớt... là đủ. Cá làm sạch ruột cẩn thận không được để mất buồng trứng vàng ươm vì đây là phần ngon và "độc" của cá ngạnh nguồn; chỉ cần cắt bỏ hai ngạnh nhọn bên mang, để lại vây và đuôi để thấy nguyên dạng con cá; sau đó ướp nước mắm, hành, tiêu... 15 phút rồi đem nấu. Cũng như tất cả món cá khác, canh chua cá ngạnh dùng khi nóng mới ngon.

 

" Măng chua nấu cá ngạnh nguồn ..." câu ca nhắc nhở người Huế về miếng ngon không thể nào quên , vào mùa tháng 9 cá ngạnh đầy bụng trứng vàng ươm  , mọi người rủ nhau ăn lấy ăn để  kẻo ngày tháng qua mau , hết mùa rồi tiếc ngẩn ngơ.

 

Thành phần dinh dưỡng của các loại cá da trơn (trong đó có cá ngạnh): trong 100gam sản phẩm ăn được có 3,5-7gam chất béo, trong đó axit béo bão hòa từ 1,6-2gam và từ 22-25gam cholesterol; có 23-28gam chất đạm và sản sinh 125-170 calo năng lượng.

Một số hình ảnh đẹp
Măng chua nấu cá ngạnh nguồn












Rượu ngô Sùng Phài Lai Châu

Rượu ngô Sùng Phài Lai Châu
Đến với Lai Châu, bất kỳ vị chủ nhà hiếu khách nào cũng tự hào mang thứ rượu đặc sản nơi đây để mời khách. Đó là rượu ngô Sùng Phài.

 



Trong các bữa tiệc vui, rượu ngô Sùng Phài đã chinh phục được cả những người “sành” rượu nhất. Có lẽ do loại rượu nơi đây được ủ bằng loại men lá gia truyền khiến cho người uống thấy êm và ngọt. Hay còn bởi nguồn nước Sùng Phài là một món quà quý giá của tự nhiên. Nhưng cũng có thể phương thức bí truyền ngàn năm của đồng bào dân tộc Mông đã tạo lên hương vị thơm ngon, êm dịu đặc trưng vô cùng khó quên của thứ rượu quý này.


Để làm nên những giọt rượu thơm ngon, các khâu trong quy trình sản xuất được người làm tuân thủ một cách nghiêm ngặt: Từ khâu chọn giống ngô, đều phải là loại ngô nếp được tuyển chọn, các hạt ngô cùng lứa, hạt mảy và đều. Rồi lên rừng lấy thứ men lá tự nhiên. Mang ngô đi ủ khoảng một tuần sẽ cất được rượu. Thông thường 40kg ngô sẽ nấu được 18 - 20 lít rượu. Hiện nay, hầu hết các hộ gia đình ở xã Sùng Phài (Tam Đường – Lai Châu) đều nấu rượu. Rượu được để trong nu cở, gùi trên vai mang đi bán rong khắp mọi nẻo đường. Không rao bán, không quảng cáo nhưng ai cũng nhận ra loại đặc sản này.

 

Với thương hiệu rượu Mông Kê, rượu Sùng Phài đang ngày càng được nhiều người biết đến và được xếp vào danh sách những “mỹ tửu” của Việt Nam. Mọi thực khách khi thưởng thức “men tình yêu hương vị Sùng Phài” đều không thể quên. Rượu Sùng Phài đã được du khách chọn để làm quà cho người thân mỗi lần ghé chân “nơi ven trời Tây Bắc”./.

Một số hình ảnh đẹp
Rượu ngô Sùng Phài Lai Châu












Lẩu gà Hà Nội

Lẩu gà Hà Nội
Lẩu gà là một trong những món lẩu khá phổ biến tại Hà Nội. Thông thường thịt gà sau khi chặt miếng sẽ không thả vào nồi nước dùng luôn mà được xếp gọn gàng vào đĩa và bày ra bàn để thực khách tự gia giảm thêm. Một phần lẩu gà sẽ bao gồm thịt gà, rau muống, rau ngải cứu, miến, nấm...



Nước dùng của lẩu gà có vị ngọt từ xương và đặc biệt là vị chua của giấm bỗng ăn kèm rau muống hay ngải cứu khiến nhiều người mê mẩn. Chính vì vậy món ngon này được tìm thấy rất nhiều trên các con phố Hà Nội, nhưng nổi tiếng nhất phải kể tới phố Cửa Bắc, Trần Nhân Tông, Tô Hiệu, Quang Trung, Âu Cơ,....

Một số hình ảnh đẹp
Lẩu gà Hà Nội












Mít trộn Quảng Nam

Mít trộn Quảng Nam
Không dưng mà xứ Quảng có câu hát ru: Ai về nhắn với bạn nguồn. Mít non gởi xuống, cá chuồn gởi lên. Câu hát ru ấy nhắc đến món mít trộn, một thứ "đặc sản" của xứ Quảng!

 



Cũng là mít nhưng mít trên núi ngon hơn mít dưới đồng bằng. Người dân xứ Quảng ăn mít không bỏ một thứ gì, từ mít non đến mít già; từ xơ mít làm dưa chua, đến hột mít đem lùi tro luộc ngon khỏi chê!

 

Mít non đất Quảng nấu canh với cá chuồn Hội An là ngon số một. Mít non còn chế biến món mít trộn ngon có tiếng.

 

Mít trộn ngon nhất là làm đúng vào mùa mít non, cũng là mùa đánh bắt cá chuồn (tháng 2 đến tháng 4 Âm lịch). Các tháng còn lại đều có mít non (mít tứ quý) nhưng trái mùa nên không ngon bằng.

 

Món mít trộn rất dễ làm. Chọn những trái mít non gai mịn đều và nhẵn da. Đem mít mới hái chặt ra thành miếng nhỏ ngâm vào nước lạnh cho sạch bớt mủ và khỏi bị hóp gió (gió vào). Mít hóp gió sẽ có màu xanh và bị đắng. 

 

Luộc mít cho chín vừa (nhừ quá sẽ không ngon), lấy chiếc đũa con đụng vô thấy mềm là mít đã luộc chín. Vớt mít luộc ra để nguội, sau đó mới vạt gai mít, cắt bỏ phần cùi rồi xắt mỏng.

 

Ngày trước người ta thường trộn mít với cá chuồn hấp. Giờ cá tươi hấp khó tìm, người ta trộn với thịt ba chỉ hay tôm lột cũng ngon. 

 

Xắt mỏng thịt heo cùng với đậu phộng rang giã dập. Một ít rau quế, rau húng và bắp chuối sứ xắt mỏng. Xào mít sơ qua cho thơm, nêm thêm gia vị... Trộn chung mít với thịt heo, đậu phộng và rau rồi xúc ra dĩa.

 

Ăn mít trộn ngon nhất là xúc bánh tráng nướng, chấm nước mắm cay.

Một số hình ảnh đẹp
Mít trộn Quảng Nam












Vó Cần Hương Canh Vĩnh Phúc

Vó Cần Hương Canh Vĩnh Phúc
Rau cần rửa sạch chỉ lấy phần trắng, dùng dao sắc duôi vát hai đầu, dài khoảng 5cm. Bánh đa mật cắt sợi dài rang mỡ cho phồng lên. Vó trâu, bò bóc bỏ xương thái chỉ. Lạc, vừng rang thơm, giã nhỏ, tất cả trộn lẫn với nhau, nêm mắm, đường, dấm ớt cho vừa, thành một món nộm.

 

Khi ăn có vị chua, cay, măn, ngọt, màu sắc dân dã. Món ăn này không hoàn toàn là rau cũng không hoàn toàn là thịt nên gọi là vó cần.



 
Một số hình ảnh đẹp
Vó Cần Hương Canh Vĩnh Phúc












Wednesday, May 25, 2016

Nem chả nướng Phan Thiết

Nem chả nướng Phan Thiết
Những người con của Phan Thiết hay những du khách từ phương xa đến đều không thể không ấn tượng với sự phong phú về ẩm thực của vùng đất này. Đặc biệt, các món nướng được đánh giá là một trong những món ăn hấp dẫn nhất đối với thực khách. Trong số các món ăn hấp dẫn đó, có món Nem chả nướng được nhiều thực khách và cả những người dân Phan Thiết yêu thích.



Nem chả nướng là từ được người Phan Thiết dùng để chỉ một món ăn gồm khá nhiều các món nhỏ khác trong đó. Chưa kể còn có một số người còn gộp chung cả nem nướng hay chả lụi nướng thành nem chả nướng.

 

Chẳng ai biết nguồn gốc và thời gian xuất hiện của món ăn này nhưng chỉ biết rằng Nem chả nướng này là một món ăn chơi quen thuộc của du khách cũng như người dân địa phương vào mỗi buổi tối tại thành phố Phan Thiết. Đơn giản từ cách làm, cho tới cách ăn nhưng Nem chả nướng lại có mùi vị thơm ngon, quyến rũ. Nếu đã từng một lần được nếm thử chắc chắn bạn sẽ còn nhớ mãi hương vị của nó.

 

Nem chả nướng thường được dùng kèm với chả giò hay bún. Tuy nhiên, người dân Phan Thiết lại thích dùng nem chả nướng cuốn bánh tráng với các loại rau như xà lách, rau thơm, hẹ… bên cạnh đó là một chén nước mắm chua, cay sẽ làm tăng vị đậm đà của món ăn.

 

Nem chả nướng thường thích hợp cho những dịp tụ tập bạn bè hay những người đi du lịch muốn thưởng thức ẩm thực Phan Thiết, Không còn gì thú vị bằng việc được ngồi ven đường cùng dĩa nem chả nướng thơm phức và trò chuyện trong không khí ấm cúng. Tuy là món ăn khá phổ biến hiện nay và xuất hiện ở nhiều nơi nhưng có thể hương vị món nướng Phan Thiết sẽ đem lại cho bạn cảm giác bồi hồi mỗi khi nhớ lại.

 

Một số hình ảnh đẹp
Nem chả nướng Phan Thiết
Nem chả nướng Phan Thiết
Nem chả nướng Phan Thiết
Nem chả nướng Phan Thiết
Nem chả nướng Phan Thiết












Phở Sắn Quảng Nam

Phở Sắn Quảng Nam
Bên cạnh mì Quảng, phở sắn cũng là một món quen thuộc và đặc trưng của vùng đất "chưa mưa đã thấm"

 



Ở những vùng quê nghèo của Quảng Nam, đất khô cằn chỉ có cây sắn kiên cường bám trụ. Và ở đó, người dân nghèo chịu thương chịu khó đã biến tấu sắn thành một món phở. Phở sắn dân dã nhưng cũng chất chứa cả nghệ thuật ẩm thực quê độc đáo. Những năm đói kém đã lùi xa. Nhưng hình ảnh đứa trẻ chăn trâu lem luốc với củ sắn vùi trong đống lửa trên cánh đồng quê giữa trời đông rét mướt vẫn còn in sâu trong ký ức tuổi thơ bao người. 

 

Dù không sinh ra ở Quảng Nam, nhưng tôi lại may mắn được tới thăm mảnh đất này nhiều lần bởi vậy phở sắn với tôi cũng không xa lạ. Dù đã ăn nhiều lần nhưng lần nào cũng vậy, hương vị của nó luôn có sức hút.

 

Hiểu về các công đoạn làm phở sắn càng làm tôi thêm yêu món ăn bình dị này hơn. Để có được tấm phở sắn khô, có vị dai và thơm ngon đặc trưng đòi hỏi phải trải qua nhiều công đoạn nhọc nhằn.

 

Phở sắn được chế biến thành rất nhiều món nhưng với tôi ngon nhất vẫn là món phở sắn trộn tôm thịt. Bẻ tấm phở làm nhiều phần, ngâm vào nước sôi để nguội hoặc nước hơi ấm khoảng năm phút cho phở vừa mềm, vớt ra rổ để cho ráo nước.

 

Có tôm, có thịt nhưng phở sắn trộn mà thiếu “bạn đồng hành” chuối cây sẽ mất vị ngon đặc trưng 

 

Người dân Quế Sơn nói phở sắn mà thiếu chuối cây thì món ăn đã mất ngon một nửa. Chuối chọn thân cây còn non, xắt thành từng lát thật mỏng rồi ngâm vào thau nước cho trắng, sau đó vớt ra để ráo. Đậu phộng rang chín, chà vỏ, giã sơ cho nát.

 

Cho phở sắn vào thau, thêm chuối cây, đậu phộng vào. Tôm, thịt sau khi xào chín cũng cho vào cùng thau trộn. Tiếp tục nêm thêm nước mắm ớt tỏi, một ít bột ngọt và vắt vài lát chanh, trộn đều, cho ra đĩa rồi rắc một ít rau thơm, hành ngò lên trên.

 

Cái vị dai dai, bùi bùi của sợi phở sắn; vị ngọt của tôm thịt; giòn giòn của cây chuối non hòa vào mùi thơm của rau húng, quế, ngò; vị cay cay của ớt xanh và béo béo của đậu phộng... Tất cả tạo nên hương vị đặc trưng, mặn mà của món phở sắn.

 

Người Quảng Nam bảo rằng, chính cái tình quê chân chất, mặn mà đã làm nên những hương vị rất riêng của món ngon này.

Một số hình ảnh đẹp
Phở Sắn Quảng Nam
Phở Sắn Quảng Nam
Phở Sắn Quảng Nam












Xôi Đăm Đeng Bắc Kạn

Xôi Đăm Đeng Bắc Kạn
Xôi Đăm Đeng là món ăn đặc sắc của người dân miền núi phía Bắc từ bao đời nay. Xôi Đăm Đeng thường có trong những phiên chợ, ngày cưới hay dịp lễ, tết của người dân tộc miền núi phía Bắc, đặc biệt là vào dịp tết thanh minh (3/3 âm lịch).

 



Món xôi này rất độc đáo vì được nấu từ gạo nếp nương và tất cả màu sắc của xôi không tạo ra bằng phẩm màu mà bằng hương sắc của cây cỏ. Người ta lấy lá của cây cẩm và vài loại lá khác đun lên, chắt nước ra, ngâm gạo nếp vào khoảng vài giờ rồi mang đồ trên chõ gỗ. Nước ngâm gạo phải nóng già thì khi chín xôi mới có độ dẻo.

 

Xôi Đăm Đeng có một mùi thơm đặc trưng của cây cỏ, không thể lẫn với bất cứ loại xôi nào khác. Hạt xôi bóng đẹp nhưng không ướt, khi nguội hạt xôi se lại nhưng vẫn mềm, dẻo và thơm.

 

Xôi Đăm Đeng thường được ăn với muối vừng hoặc ruốc tùy theo khẩu vị từng người. Người dân miền núi quan niệm rằng ăn xôi này sẽ mang lại nhiều may mắn và tốt lành.

 

Nếu có dịp lên Bắc Kạn vào những ngày lễ, tết hãy thưởng thức món xôi “Đăm Đeng” để tận hưởng hương sắc của núi rừng nơi đây./.

Một số hình ảnh đẹp
Xôi Đăm Đeng Bắc Kạn












Tuesday, May 24, 2016

Món Sam biển Hải Phòng

Món Sam biển Hải Phòng
Trước kia, khi rời thành phố Cảng về du khách không quên mang theo chút quà của biển như tôm, cua, cá... chứ mấy ai biết đến sam bởi chúng là loại hải sản ít giá trị dinh dưỡng. Thảng hoặc có người hỏi mua sam nhưng chỉ để… chơi. Cũng chưa thấy có cuốn sách nào hướng dẫn cách chế biến sam thành món ăn.

 



Vậy mà gần đây, sam trở thành món đặc sản hấp dẫn đối với nhiều người, nhất là những người thích nhậu lai rai. Ấy là nhờ những người đất Cảng năng động, tài hoa, khéo chế biến sam thành các món ăn mang hương vị đặc trưng của miền biển.

 

Khi sam trở thành món đặc sản biển, nhiều nhà hàng, quán ăn chuyên dịch vụ về sam xuất hiện ở nhiều nơi trong thành phố. Nếu là người đất Cảng, hẳn không xa lạ địa chỉ "phố sam" Chu Văn An chuyên phục vụ các món ăn chế biến từ sam.

 

Chiều cuối tuần, các nhà hàng ở "phố sam" nhộn nhịp hơn những ngày thường. Khách hàng đến đây có dân chuyên nhậu mà các chủ nhà hàng đã quen mặt, một số gia đình có nhu cầu thưởng thức các món ăn mới lạ nhân ngày nghỉ cuối tuần, và cả những cựu học sinh của các trường THPT trong thành phố hẹn nhau họp lớp…

 

"So với tôm, cua...thì sam không phải mặt hàng đắt tiền, nhưng khâu chế biến quả là kỳ công".- Anh Văn Trang, chủ nhà hàng Quốc Vinh ở "phố sam" khẳng định. Sự kỳ công thể hiện ở việc săn lùng nguồn hàng và cách chế biến các món ăn.

 

Theo anh Trang, sam là loài hải sản tự nhiên, được đánh bắt từ ngoài khơi nên không phải lúc nào cũng sẵn. Vào mùa sam, các chủ nhà hàng chỉ cần đến Cát Bà là có thể thu gom được nguyên liệu từ các tàu đánh bắt hải sản. Nhưng từ tháng 7 trở đi, các chủ nhà hàng phải vào tận Thanh Hóa, Nghệ An mới mua được hàng.

 

Sam là loài giáp xác, tính lạnh nên các nhà hàng khi chế biế phải cẩn thận. Sam thường được giết mổ theo đôi, khi cắt tiết sam phải làm sao cắt thành tia mới không làm mất độ chát của thịt. Toàn bộ chân, vây, mai được vứt bỏ.

 

Riêng phần gan, ruột sam được lọc bỏ, không để dính vào phần thịt. Người làm thịt sam chỉ sơ ý một chút là có thể gây hậu quả cho người sử dụng các món ăn từ sam như dị ứng hoặc đau bụng. Sau khi sam được giết mổ lấy thịt, các nhà hàng có thể chế biến được 14 món .

 

Phổ biến như các món súp, gỏi, trứng, nướng, xào sả ớt, chua ngọt, miến, cháo sam...Khách hàng có thể chọn món mình ưa thích hoặc đặt trọn tiệc sam, bắt đầu từ món khai vị là súp sam cho đến khi kết thúc tiệc bằng miến xào hoặc cháo sam.

 

Chế biến các món sam luôn đi kèm với các gia vị cay, chua, nóng như riềng, sả, ớt, dấm; rau gia vị đặc trưng như lá lốt, hành, răm, thì là. Trong số các món chế biến từ sam, hấp dẫn và được nhiều khách ưa chuộng nhất là món sam nướng, sam xào chua ngọt. Để chế biến món nướng, cả con sam chỉ lấy được 4 miếng thịt phần cơ vì thớ thịt dai và nở xòe như hoa. Thịt sam được nướng trên than hoa đến khi vàng óng, dậy mùi thơm nhưng không cháy. Món xào chua ngọt lại có đặc trưng bởi vị chua, cay, mặn ngọt đậm đà...

 

"Chuyện về một cặp vợ chồng yêu thương nhau hết mực. Một hôm, người vợ bị bắt, người chồng được ông tiên tặng cho viên ngọc quý đi tìm vợ, nhưng dặn không được tiết lộ bí mật về việc ông tiên giúp. Chàng trai ngậm viên ngọc đi ra biển và tìm thấy vợ nhưng người vợ nằng nặc đòi nghe câu chuyện bí mật.

 

Người chồng không thể từ chối vợ nên quên lời dặn của ông tiên, viên ngọc rơi xuống biển, hai vợ chồng cùng bị chết và biến thành đôi sam luôn quấn quýt bên nhau." Từ đó những cặp trai gái, vợ chồng gắn bó keo sơn được dân gian ví như đôi sam trong câu chuyện nọ... Nhâm nhi thưởng thức món sam trong men cay nồng của rượu lại được nghe câu chuyện truyền thuyết về sam như vậy còn gì thú vị bằng!

 

Tuy cầu kỳ trong chế biến, nhưng giá các món ăn từ sam không cao. Giá trọn gói là 70 nghìn đồng/ suất hoặc quý khách có thể gọi đơn lẻ từng món mình ưa thích với giá dao động từ 20 đến 50 nghìn đồng/đĩa. Các nhà hàng đặc sản sam luôn phục vụ quý khách hàng chu đáo và nhiệt tình mọi nơi, mọi lúc. Thậm chí có thể phục vụ khách tại nhà miễn phí dịch vụ vận chuyển.

Một số hình ảnh đẹp
Món Sam biển Hải Phòng












Cá Hồi Mộc Châu

Cá Hồi Mộc Châu
Tham gia chương trình Du lịch Mộc Châu - Các bạn sẽ được thưởng thức rất nhiều món ăn ngon bổ dưỡng được chế biến từ cá hồi. Bên cạnh đó bạn còn có thể mua cá hồi tươi về làm quà và tham quan quá trình nuôi cá hồi tại nơi đây.

 

 

 



Cách trung tâm Hà Nội chưa đầy 200km theo quốc lộ 6, cao nguyên Mộc Châu, tỉnh Sơn La là điểm đến hấp dẫn với du khách. Mỗi mùa trong năm, Mộc Châu lại có những nét đẹp riêng.

 

Vào dịp cuối tuần, các bạn trẻ Hà thành thường rủ nhau đi Mộc Châu ngoạn cảnh. Chỉ sau vài tiếng rong ruổi trên xe máy, hoặc xe khách, Mộc Châu đã hiển hiện trước mắt với cánh đồng cỏ, nương chè xanh mướt, xen lẫn với những vệt hoa rừng… tạo nên bức tranh thiên nhiên sống động.

 

Sau khi đã tham quan khám phá, du khách nên đến với tiểu khu Vườn Đào, thị trấn Nông Trường, huyện Mộc Châu, Sơn La từ quốc lộ 6 rẽ vào khoảng 800m để thưởng thức món cá hồi. Cá hồi ở đây vừa tươi, ngon và rẻ nhất Việt Nam, anh Đoàn Văn Tú chủ quán cá hồi Mộc Châu chia sẻ.

 

Từ nhiều năm qua, cá hồi đã được nuôi tại nhiều địa điểm có nguồn nước lạnh, sạch như Sapa, Lai Châu, Lâm Đồng… để phục vụ nhu cầu thực khách trong cả nước, đặc biệt tại các thành phố lớn. Tuy nhiên, cá hồi được nuôi và chế biến phục vụ thực khách ở Mộc Châu (cách Hà Nội chưa đầy 200km) thì không nhiều người biết tới.

 

Theo anh Đoàn Văn Tú, từ 2008, anh đã mua 3000 con cá hồi giống từ Sapa với giá khoảng 1 USD/con về nuôi thử tại Mộc Châu. Khó khăn ban đầu là làm chủ kỹ thuật nuôi cá, từ điều tiết nước trong hồ nuôi, chăm sóc cá… Sau những mẻ cá thành công, giá bán ban đầu khoảng 250.000 đồng/kg. Trong quá trình đó, anh và các thành viên trong gia đình vừa tự học vừa tham gia các khoá đào tạo về chế biến các món ăn từ cá hồi. Năm 2010, anh Tú tiếp tục mở rộng trại nuôi cá và mở quán chế biến cá hồi phục vụ khách địa phương, chủ yếu khách trong vùng và khách đến công tác. Hiện nay, sản lượng cá hàng năm ở trang trại cá của anh Tú đạt khoảng 4 tấn, chỉ đủ phục vụ nhu cầu của người dân địa phương và thực khách đến Mộc Châu. 


Nằm trong tiểu khu Vườn Đào, quán cá hồi này được bày trí khá đơn giản, chưa được đặt tên, khác hẳn với việc ăn cá hồi ở thành phố thường gắn với những nhà hàng sang trọng. Du khách muốn thưởng thức các món chế biến từ cá hồi Mộc Châu, cứ hỏi người Mộc Châu quán Tú cá hồi ở khu Vườn Đào. Vì đây là quán cá hồi duy nhất không riêng gì ở Mộc Châu mà cả tỉnh Sơn La, anh Tú hồ hởi nói.

 

Với 200.000 đồng/suất ăn, du khách sẽ được thưởng thức 6 món được chế biến từ cá hồi: gỏi cá hồi ăn kèm với rau cải, gừng, tỏi, xoài, dứa, tía tô, lá chua, lá ổi; da cá hồi chiên; thịt cá hồi chiên (tẩm bột), cá hồi xông khói rất đặc trưng được kết hợp từ công nghệ cá hồi xông khói của Phần Lan; lẩu cá hồi và cháo cá hồi. Nếu du khách mua cá tươi mang về, giá khoảng 350.000 đồng/kg.

 

Anh Trí du khách đến từ Hà Nội sau khi thưởng thức cá hồi Mộc Châu chia sẻ: Cá hồi ở đây tươi, thịt dai và ngon, khác hẳn với cá hồi ướp lạnh mua ở các siêu thị Hà Nội. Ăn món gỏi cá hồi tươi rất ngon. Điều đặc biệt nữa là ăn cá hồi trong không khí mát mẻ của cao nguyên Mộc Châu, trên độ cao khoảng 1000m so với mặt biển thật ngon và khác biệt.

Một số hình ảnh đẹp
Cá Hồi Mộc Châu
Cá hồi đang hun khói
Cá Hồi Mộc Châu
Món gỏi cá hồi sẵn sàng phục vụ thực khách
Cá Hồi Mộc Châu
Anh Đoàn Văn Tú bên hồ nuôi cá hồi
Cá Hồi Mộc Châu
Món cá hồi hun khói
Cá Hồi Mộc Châu
Chế biến cá hồi để du khách mang về












Monday, May 23, 2016

Đậm đà như hến miền Trung

Đậm đà như hến miền Trung
Con hến nhỏ xíu, ăn ngọt lừ chỉ có những đất miền trung như Quảng Bình, Huế, Quảng Nam mới có.

 

Nước ở các sông, các cồn ở miền Trung thường chảy êm đềm. Nơi đây nổi tiếng với những con hến nhỏ, có hẳn những cồn hến ở Huế. Sông Thu Bồn ở Quảng Nam cũng rất nhiều hến. Người dân thường đi cào hến về để bán ở chợ.

 



Thịt hến mềm mại nằm trong hai lớp vỏ mỏng, nhưng khi luộc chín, chỉ cần lắc nhẹ trên rổ là thịt tách khỏi vỏ, lọt xuống mắt rổ dễ dàng. Có hai món nổi tiếng từ hến miền trung: hến xào xúc bánh tráng và cơm hến.

 

Ai đã thử qua các món hến ở Huế sẽ mãi không quên: vị ngọt đặc biệt của con hến, mùi thơm cay nồng của hỗn hợp gia vị tiêu, ớt, chanh và rau răm. Món hến xào ăn kèm bánh tráng (bánh đa) lại càng thêm hấp dẫn.

 

Cơm hến Hội An có hơi khác một chút: Ruột hến cho vào cơm, thêm tí mắm dưa, nước mắm tỏi ớt gừng, sau đó mới đến nước hến nóng chan vào. Có người còn ăn kèm cơm hến với khoai lang, bánh tráng nữa. Tuy nhiên, cũng có thể ăn đơn giản hơn: nước hến sau khi hâm nóng và nêm nếm, bỏ hành tỏi thật thơm, người ta bóp bánh tráng bỏ vào, thành một món ăn nhanh mà lại ngon.

 

Hến miền trung “dễ tính” khi chế biến: chỉ cần luộc lên, đãi với nước là phần vỏ và phần thịt tách ra.Phần thịt sẽ được xào với mỡ nước (dầu), hành tím, tỏi, mắm, gia vị, đường và cuối cùng là cho hành lá, rau răm, ớt vào. Phần ăn sẽ có một chút lạc rang rắc lên trên; bánh đa bẻ ra, xúc cơm hoặc xúc hến ăn kèm.

 

Món hến ngon, bình dân, bình dân đến mức làm cho khách đến nơi đây bất ngờ: chỉ 15 nghìn một suất hến xào hoặc cơm hến. Đó là giá cho một suất ăn của người lao động. Nhưng cơm hến, hến xào ăn với bánh đa lại là đặc sản của miền Trung. Không ai phủ nhận được điều đó.

Một số hình ảnh đẹp
Đậm đà như hến miền Trung
Đậm đà như hến miền Trung