This is default featured slide 1 title

Go to Blogger edit html and find these sentences.Now replace these sentences with your own descriptions.This theme is Bloggerized by Lasantha Bandara - Premiumbloggertemplates.com.

This is default featured slide 2 title

Go to Blogger edit html and find these sentences.Now replace these sentences with your own descriptions.This theme is Bloggerized by Lasantha Bandara - Premiumbloggertemplates.com.

This is default featured slide 3 title

Go to Blogger edit html and find these sentences.Now replace these sentences with your own descriptions.This theme is Bloggerized by Lasantha Bandara - Premiumbloggertemplates.com.

This is default featured slide 4 title

Go to Blogger edit html and find these sentences.Now replace these sentences with your own descriptions.This theme is Bloggerized by Lasantha Bandara - Premiumbloggertemplates.com.

This is default featured slide 5 title

Go to Blogger edit html and find these sentences.Now replace these sentences with your own descriptions.This theme is Bloggerized by Lasantha Bandara - Premiumbloggertemplates.com.

Monday, February 29, 2016

Rượu dừa Bến Tre

Rượu dừa Bến Tre
Nếu nói về cái “thú say” thì ẩm thực Việt có bao điều thú vị. Từ những loại rượu của vùng núi ngàn lừng lẫy như rượu cần, rượu táo mèo, rượu ngô Nà Hang đến các loại rượu bình dân của xứ sở đồng bằng như nếp than, rượu gạo, tất cả đều khiến lắm kẻ ngất ngây. Ấy thế mà có một loại rượu chẳng thể làm người ta say, nếu có chăng thì chất men nồng của nó dễ làm người ta nhớ: nhớ về một vùng đất của ba dải cù lao, nhớ về những con người chất phát và bao đặc sản khó quên.

 

 



 Cây dừa gắn bó máu thịt với người dân Đồng Khởi từ bao đời nhưng hình như rượu dừa mới được biết đến như một đặc sản của vùng chỉ vài năm trở lại đây. Rượu dừa Bến Tre đã trở thành sản phẩm thương mại. Những “bình rượu” được “đúc” hoàn toàn từ trái dừa tươi được cho vào những túi lưới nhỏ, đi khắp mọi miền để quảng bá cho sản phẩm làm nên một nét đặc trưng xứ sở.
 

Rượu dừa góp vào danh sách các loại rượu ba miền như một hương lạ. Không phiêu du như rượu cần, không cay nồng như Bàu Đá, không chan chát mặn ngọt như rượu táo mèo, rượu dừa có hương của đất, của người, của cây dừa quê đến độ đậm đà. Uống rượu dừa không phải để say men mà để say lòng, một cái gì đó phảng phất nhưng đầy dư vị.

 

Một số hình ảnh đẹp
Rượu dừa Bến Tre
Rượu dừa Bến Tre
Rượu dừa Bến Tre












Cơm gà Phú Yên

Cơm gà Phú Yên
Cùng với cơm gà Hội An và Tam Kỳ, cơm gà Phú Yên là một trong ba món cơm gà ngon nổi tiếng của dải đất miền Trung. Vì thế, mỗi khi du lịch đến Phú Yên, hầu như du khách nào cũng muốn được thưởng thức món ăn nổi tiếng này.

Nhìn đĩa cơm gà vàng ươm với màu vàng ươm của thịt gà xé, màu tím của hành ngâm chua, màu xanh của dưa leo, rau răm, màu đỏ của đồ chua… thật khó cưỡng kể cả với những vị thực khách khó tính nhất, bạn sẽ cứ muốn ăn hoài mà không thấy ngán.



 
Một số hình ảnh đẹp
Cơm gà Phú Yên












Thịt heo rừng nướng Gia Lai

Thịt heo rừng nướng Gia Lai
Trong cái lạnh của chiều đông phố núi Pleiku, được quây quần bên bếp than hồng cùng với bạn bè, vừa rôm rả chuyện trò vừa thưởng thức từng miếng thịt heo rừng nướng chín vàng thơm nức thì không còn gì hạnh phúc bằng.

 



Từng lát thịt heo rừng được nướng chín vàng trên bếp than hồng, hương thơm của món ăn lan tỏa trong gió thơm nức thật hấp dẫn.

 

Có rất nhiều món ăn ngon được chế biến từ thịt heo rừng như: heo rừng nướng muối ớt, nướng mọi, xào lăn, giả cầy... Nhưng món được nhiều người thích là thịt heo rừng nướng ăn kèm với muối ớt xanh. Cái hương thơm của món ăn có sức hấp dẫn rất lạ mà bạn không thể cưỡng lại được.

 

Chế biến món ăn này rất đơn giản, quan trọng là bạn phải tẩm ướp gia vị để món ăn vừa thấm vừa đậm đà lại rất ngon miệng. Thịt heo rừng làm sạch lông, thái miếng mỏng vừa ăn. Sả cây, hành tỏi băm nhuyễn. Ướp đều thịt heo với sả băm, tỏi, hành tím, ớt băm, mè, dầu ăn, đường... trong khoảng 5 đến 10 phút cho món ăn được thấm gia vị.

 

Đặt vỉ nướng lên bếp than hồng, gắp từng lát thịt heo đặt lên vỉ nướng chín. Bạn cần lưu ý là thịt heo rừng ít mỡ nhưng lại có lớp da dày. Vì vậy trong quá trình nướng, cần phải trở thịt thường xuyên để phần thịt được chín đều, phần da chín giòn thơm ngon. Thịt heo rừng nướng chín phải ăn liền để không bị cứng và có hương vị thơm ngon.

 

Thịt heo rừng nướng chín ăn kèm với muối ớt xanh. Không phải loại muối bột dùng để nêm, mà loại muối hạt được giã nhỏ với ớt xanh, ăn có vị mặn đậm đà, thơm và cay. Gắp một lát thịt nướng, chấm vào chén muối ớt xanh. Cái vị ngọt tự nhiên của thịt hòa trong cái đậm đà của muối ớt xanh, lớp da heo ăn có vị giòn sần sật rất thú vị và ngon miệng.

 

Nếu có dịp ghé về phố núi Gia Lai, bạn đừng bỏ qua cơ hội được thưởng thức món ăn dân dã nhưng rất thơm ngon này.

Một số hình ảnh đẹp
Thịt heo rừng nướng Gia Lai
Thịt heo rừng nướng Gia Lai
Thịt heo rừng nướng Gia Lai












Sunday, February 28, 2016

Bánh đào tiên xứ Huế

Bánh đào tiên xứ Huế
Nhớ ngày đến Huế dịp gần xuân, trời Huế âm u, buồn, trầm mặc, tĩnh lặng… Tính hay tò mò về ẩm thực các miền, gặp người quen trò chuyện, tôi được các bà các mợ xứ Huế nói về bánh đào tiên. Đào tiên, nghe tên bánh thì vương giả, cao sang nhưng thực tình cũng bình dân, thôn dã.



Đào tiên có rất nhiều ý nghĩa, ngoài ý nghĩa cắm lên cây để chưng ngày tết thì đào tiên còn có ý nghĩa sắp lên đĩa mừng thọ cha mẹ. Ngoài ra, đào tiên cắm lá xếp vào quả để làm sính lễ ngày cưới và dịp sinh nhật là để tặng cho bạn bè mỗi người một quả nhỏ.

 

Đào tiên thật thì khó kiếm nhưng quả đào tiên do chính bàn tay khéo léo, tinh xảo của các bà, các mợ làm thì không hiếm nên bánh đào tiên xứ Huế ngày xuân cũng ngọt thơm và đẹp không khác gì quả đào tiên thật.

 

Chiếc bánh nặn theo hình quả đào (miền Nam gọi là trái mận, miền Bắc gọi là quả roi) biểu trưng cho tuổi thọ vĩnh cửu, tình yêu thủy chung và cả tấm lòng của người nặn bánh. Sau này tìm hiểu thêm thì biết rằng chiếc bánh là sản phẩm chân truyền, mang thương hiệu riêng của tộc họ Hoàng ở Huế. Người sáng tạo ra thứ bánh độc đáo này là bà Bích Hồ Hoàng Phủ Dực tức Diệu Ngọc Nguyễn Thị Thanh (1908-1989), cô giáo của Nữ công Học hội, một tổ chức phụ nữ Việt Nam đầu tiên được thành lập năm 1927 tại Huế do bà Đạm Phương làm Hội trưởng.

 

Để làm nên chiếc bánh độc nhất vô nhị này, bà Thanh lấy nguồn cảm hứng từ những quả đào đỏ (trong số các loại đào thì đào quả đỏ là quý và hiếm nhất) giành để tiến cung trong các lễ tiệc, hội hè… và cũng là những ban thưởng vô giá mà các quan trong triều đem về cho gia tộc thưởng thức.

 

Còn theo Ý Nhạc thì sau này, món bánh này được con gái bà Thanh là nghệ nhân Hoàng Ngọc Thương (em gái nhà văn Hoàng Phủ Ngọc Tường và chị gái Hoàng Phủ Ngọc Phan) tiếp thu. Bà Thương cho biết, để làm nên chiếc bánh đào tiên bằng đậu xanh nguyên chất cần phải biết lựa loại đậu xanh mới, ruột vàng để bột đậu dẻo dễ nặng bánh. Đậu xanh nấu chín được cà nhuyễn và xên đường (½ kg bột đậu xanh ngào với ½ kg đường) thành một thứ bột hồ, dùng tay bắt thành hình quả đào với nhân là nho khô, sau đó đem phơi bánh cho khô, nhúng vào rau câu pha màu đỏ sẫm. Khi lớp đông sương nguội bám vào bên quả đào láng bóng, không tài nào phân biệt được với quả đào thật.

 

Ngoài nghệ nhân Hoàng Ngọc Thương, nghệ nhân Hoàng Thị Như Huy - cháu gọi bà Thanh bằng bà cô, cũng được dạy làm món bánh này. Mỗi người khéo tay mỗi vẻ và có những sáng tạo riêng, nhưng tựu trung nhờ vậy mà cách làm bánh chưa bị thất truyền.

 

Nghệ nhân dân gian Hoàng Thị Như Huy là một đầu bếp trứ danh vùng đất Huế, với nhiều giải thưởng ẩm thực của Việt Nam và thế giới. Trên cơ sở chiếc bánh được bà cô mình dạy làm, bà đã thay phẩm hường bằng nước cốt quả dâu tây trồng trên đất Đà Lạt, màu đỏ này làm cho vỏ quả bánh mỏng hơn và có màu hồng nhạt, mang hương thơm dịu nhẹ.

 

Ngoài các loại bánh trái cây đặc sản như khế, mãng cầu, phật thủ làm bằng bột đậu xanh thì bánh đào tiên biểu trưng cho tuổi thọ vĩnh cửu và tình yêu thủy chung được các bà, các mợ ở Huế làm được truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác. Là một nét văn hóa truyền thống trong văn hóa ẩm thực xứ Huế trong mùa xuân.

Một số hình ảnh đẹp
Bánh đào tiên xứ Huế
Bánh đào tiên xứ Huế












Bánh Cao Sằng Lạng Sơn

Bánh Cao Sằng Lạng Sơn
Nguyên liệu chính để làm món bánh cao sằng là gạo tẻ. Gạo phải là loại tẻ ngon, trắng và có mùi thơm, nấu cơm thơm dẻo và làm bánh thì ngon, mượt.

 



Bột bánh: Gạo được ngâm qua đêm cho mọng nước, đem vo đãi sạch rồi đem xay trong cối đá thành thứ bột nước sền sệt. Bớt ra một phần bột rồi pha thêm nước lã cho bột loãng ra rồi đem đun sôi, quấy cho tới khi bột gần chín. Bột này lại được hòa với phần bột sống kia thành thứ bột dở sống, dở chín, đặc sánh. Phải pha chế cho bột dở sống, dở chín như vậy để khi hấp bánh không bị bở nát. Nêm thêm một chút muối, mì chính cho có vị, thế là đã chuẩn bị xong bột bánh.

 

Nhân bánh: Nhân bánh cao sằng được làm bằng thịt lợn băm nhỏ và hành khô. Thịt lợn vai băm nhỏ, ướp gia vị vừa ăn. Hành củ xắt nhuyễn, cho vào chảo phi thơm rồi cho thịt vào xào cho săn là được.

 

Sau khi bột và nhân được làm xong bánh sẽ được mang đi hấp. Bánh cao sằng hấp khá cầu kỳ và phải chia làm ba lần. Khuôn bánh là chiếc khay nhôm sâu lòng, to chừng cái mâm nhỏ. Đổ một lớp bột dày bằng một đốt ngón tay vào khuôn rồi đem hấp cách thủy. Sau khi bột chín lại đổ thêm một lớp bột nữa rồi tiếp tục hấp đến chín. Sau đó đổ thêm lớp bột thứ ba, lớp bột này mỏng hơn hai lớp trước và được trộn cùng với nhân bánh và xì dầu và một ít hành lá thái nhỏ rồi tiếp tục hấp bánh đến chín đều là được. Bánh phải hấp nhiều lần vì nếu để một lớp dày bánh sẽ chín không đều và không được dai ngon. Khi bánh chín, tỏa ra mùi thơm của bột gạo quện với mùi hành phi vô cùng hấp dẫn. Dùng dao sắc, cắt bánh thành hình chữ nhật khoảng cỡ bao diêm rồi rắc thêm chút lạc rang giã giập.

 

Nhiều loại bánh hấp khác thường được ăn kèm cùng nước chấm hay nước sốt thì bánh cao sằng lại thường được ăn kèm cùng… nước canh. Nước canh được chế biến bằng cách hầm xương heo, đặc biệt là xương ống thật kỹ, vớt hết bọt, rồi thêm hành hoa và mùi tàu thái nhỏ.

Một số hình ảnh đẹp
Bánh Cao Sằng Lạng Sơn












Bánh Áp chao Lạng Sơn

Bánh Áp chao Lạng Sơn
Cái món ăn xuất xứ từ Trung Quốc khi du nhập vào Việt Nam, kết hợp với khẩu vị của người Việt đã thành một thứ quà đặc sắc của xứ Lạng.  Áp chao làm từ thịt vịt thôi nhưng được chế biến khá độc đáo. Cùng là thịt vịt nhưng chia làm hai loại bày trên hai đĩa, một đĩa là thịt vịt chao dầu đã được tẩm ướp húng lìu, một là thịt vịt bọc bột nếp chiên vàng. Nhìn đĩa thịt vịt nâu vàng suộm bên cạnh đĩa rau sống xanh mơn mởn, chưa ăn mà đã thấy ngon miệng rồi.



Thịt vịt chao dầu thì dùng với bát nước chấm gồm gia vị, ớt, giấm ngâm măng đắng và mắc mật. Ăn thấy có vị đậm đà của thịt vịt được tẩm ướp kĩ càng mà lại có vị chua chua của thứ nước chấm rất riêng. Còn thịt vịt bọc bột nếp – thứ bột nếp mà các bà hàng bánh rán mặn vẫn dùng để làm bánh – thì chấm với nước mắm đu đủ pha giấm ớt. 



Cắn một miếng thấy cái deo dẻo của bột nếp, đến miếng thứ hai cảm nhận ngay được cái ngọt của thịt vịt chín vàng. Ăn mãi mà không thấy chán. Cả hai thứ này ăn kèm với rau sống. Trong cái gió mát của vùng cao, quây quần bên bè bạn, nhấp môi chút rượu Mẫu Sơn, nhấm nháp cái vị đậm đà của món áp chao, xuýt xoa trước cái cay cay của gừng, của ớt mới cảm nhận được hết cái thú ẩm thực xứ Lạng.

Một số hình ảnh đẹp
Bánh Áp chao Lạng Sơn












Bánh canh Quảng Bình

Bánh canh Quảng Bình
Quảng Bình không chỉ được biết đến với nhiều bờ biển đẹp, nhiều danh thắng làm say lòng du khách mà nơi đây còn có nhiều món ăn khiến ai đã từng thưởng thức đều nhớ mãi không quên.

 



Món Bánh canh bột lọc là một món ăn bình dân, có hương vị thơm ngon đặc trưng của mảnh đất miền Trung và được chế biến rất đơn giản.

 

Bánh canh bột lọc được làm từ bột gạo thơm, dẻo hạt và trắng tinh, đem xay nhào thành bột, cho cán mỏng rồi xắt thành từng lát, từng sóng như mì sợi. Dù đơn giản, nhưng để nấu được một nồi bánh canh Quảng Bình cũng khá công phu. Nguyên liệu chính của món này là sườn heo và tôm tươi, loại tôm sống ở đầm, cho thịt đậm đà, đặc biệt là không tanh.

 

Sau khi ướp gia vị, bạn xào sườn, xào tôm với hành phi, cho chín tới, đảm bảo miếng sườn béo ngậy, không bị khô, tôm thì giữ được màu đỏ hồng và độ giòn. Một bí quyết nữa làm nên sức hấp dẫn của tô bánh canh Quảng Bình chính là chén nước mắm ớt được pha chế đơn giản. Chỉ cần một chén nhỏ nước mắm cốt, thêm một vài lát ớt xanh thơm hăng hăng là có thứ gia vị ngon lành.

 

Điều quan trọng làm nên hương vị của món bánh canh bột lọc chính là nước dùng. Nêm các thứ gia vị xong phủ thêm một lớp nước mầu, ớt bột, dầu thực phẩm... khi thấy nước sôi đủ độ thì cắt những con bột thả vào. Lửa để cháy liu riu cho nồi bánh canh lúc nào cũng nóng, không để lửa cao sẽ mềm sợi bột.

 

Sau khi trần bột lọc khoảng 2 phút, ta vớt ra tô. Cùng với tôm, sườn, bạn chan nước dùng rồi rắc thêm ít hành thơm, ngò, tiêu ớt... Khi bạn mở nắp nồi bánh canh lên, mùi nước dùng tỏa ra thơm ngào ngạt, sự hòa quyện giữa mùi bột, chả tôm, cua, thịt, hành và bát bánh canh thật quyến rũ với sắc hồng, xanh, vàng, trắng, nâu... lấp lánh trông sẽ rất bắt mắt.

 

Du khách đến với Quảng Bình, ngoài những bãi biển đẹp, cùng không gian của làng quê thì chắc chắn sẽ nhớ mãi không quên khi thưởng thức Bánh canh bột lọc.

Một số hình ảnh đẹp
Bánh canh Quảng Bình












Gỏi cá đầm Vạc Vĩnh Phúc

Gỏi cá đầm Vạc Vĩnh Phúc
Gỏi là món ăn dân dã, phổ biến ở xã Thanh Trù, miền quê ven Đầm Vạc. Người nghèo kẻ giàu đều có thể làm được bữa gỏi ngon ngay tại nhà mình mà không phải mua sắm cầu kỳ.

Muốn ăn bữa gỏi ngon cần chuẩn bị gia vị: thính đậu tương (hoặc thính gạo tẻ cũng được), các thứ lá cây: mơ, sung, ổi, đinh lăng (đều là lá bánh tẻ), quả chuối tiêu xanh, gừng, ới, mắm tôm, mẻ, riềng củ, lượn...Cá rửa sạch và bóc mang, vớt lên sàng để ráo nước.

 



Dùng dao sắc đánh hết vẩy cá rồi lọc lấy thịt ở lườn cá. Dùng giấy bản gói bao quanh thịt cho thấm hết máu. Khi chuẩn bị ăn mới đem ra thái miếng; mỗi miếng dài độ 4-5cm, dày độ 0,5cm, bày vào đĩa. Đầu và xương của con cá thái gỏi đem băm nhỏ nấu nước chấm (ở làng Vị Thanh gọi là nấu riêu); xem chừng nếu thấy thiếu riêu thì băm thêm khoảng 1kg cá nhỏ nữa, nấu cho đủ ăn. Cá băm nhỏ, mẻ lọc sạch và riềng củ giã nhỏ bỏ xơ, nấu sền sệt đến chín kỹ. Người nấu cho mắm muối vừa phải; người ăn nếu thấy nhạt thì chấm thêm vào bát nước chấm đã để sẵn, cho vừa miệng.


Người Vị Thanh thường ăn vào buổi chiều, buổi tối mát mẻ, có thời gian và đông đủ gia đình, bạn bè, người thân. Cách chung nhất là ăn với lá sung, lá mơ, lá đinh lăng, quả chuối tiêu xanh tước vỏ thái mỏng, gừng thái mỏng...


Xếp mọi thứ lá vế gia vị vào trong bát, dùng muôi múc riêu đổ lên lá, đặt miếng cá gỏi lên chốc rồi cuốn tròn thành miếng, chấm với mắm tôm chanh ớt là ngon nhất; ai không ăn mắm tôm thì chấm nước mắm chanh ớt cũng được.


Gỏi cá ăn vừa bùi, vừa thơm, vừa béo, càng nhai kỹ càng thấy ngọt miệng; ăn xong cảm thấy trong người khoan khoái, bớt mệt nhọc.

Một số hình ảnh đẹp
Gỏi cá đầm Vạc Vĩnh Phúc












Saturday, February 27, 2016

Thịt lợn treo gác bếp Lai Châu

Thịt lợn treo gác bếp Lai Châu
Có một cách chế biến thức ăn độc đáo của đồng bào Mông ở Lai Châu mà phải có dịp thưởng thức bạn mới thấy được sự đặc biệt của món ăn này, đó là: “Thịt lợn treo gác bếp”.Sau khi sơ chế, người ta thường chọn thịt ba chỉ, thịt mông đôi khi là thịt thủ và thịt vai để chế biến.  

 



Tùy thuộc từng địa phương khác nhau mà người ta có cách chế biến thịt khác nhau. Có nơi đồng bào ngả thịt ra cho nguội. Tiếp đó đưa thịt vào cối giã cùng với lượng muối vừa đủ để muối ngấm vào thịt chứ không giã nát. Sau đó đem thịt trộn với một loại men làm từ các cây rừng và cho thịt vào gùi ủ kín 2 - 3 ngày và treo lên gác bếp. Một số nơi khác để giữ nguyên được hương vị của thịt người ta chỉ ướp với muối chừng gần chục tiếng rồi treo lên gác bếp. Do bếp nấu ăn hàng ngày đun bằng củi luôn đỏ lửa nên hơi nóng của lửa sẽ làm cho miếng thịt săn lại, mỡ chảy ra một phần, phần còn lại nhìn rất trong, thịt nạc và da có màu vàng - đỏ thẫm. Để thịt thơm hơn đồng bào nơi đây còn lấy cây ngải cứu rừng và bã mía để về hun thịt.

 

Khi ăn, người ta lấy thịt xuống hơ qua lửa để thịt mềm ra rồi rửa sạch, thái thành từng miếng nhỏ sau đó chế biến thành nhiều món ăn khác nhau như: xào với cà chua, kho với lá tỏi hay đơn giản là xào lẫn với rau cải mèo đắng... Các món ăn được chế biến từ thịt lợn treo gác bếp ngon hơn so với các loại thịt lợn khác, miếng thịt chắc không bị nát, có mùi thơm rất đặc trưng, ta cảm nhận được trong đó có hương thơm thơm của mùi khói và vị ngọt ngọt của thịt đọng lại.

 

Đến với đồng bào Mông ở Lai Châu trong những ngày xuân về không gì thú vị hơn được thưởng thức những món ăn lạ và ngon được chế biến từ thịt treo gác bếp./.

Một số hình ảnh đẹp
Thịt lợn treo gác bếp Lai Châu












Chuột đồng xào củ kiệu Phú Yên

Chuột đồng xào củ kiệu Phú Yên
Thịt chuột nướng lá lốt không chỉ món ăn nổi tiếng ở miền sông nước Tây Nam bộ, mà còn là một “đặc sản” ở Phú Yên. Có dịp đến Phú Yên, không ai lại không tranh thủ thưởng thức món ăn béo ngậy, thơm ngon và độc đáo này...

 



Ngoài những cách bẫy chuột sơ khởi, có từ rất lâu như dùng rọ, hun khói hoặc bẫy bằng keo, ở Phú Yên, người ta còn bẫy chuột bằng cách: Trước ngày sạ lúa, bà con nông dân chọn vài khoảnh đất trống chừng 5mx5m, làm đất kỹ, cấy loại lúa nếp thơm xuống; chung quanh, rào lại bằng mành, trổ 4 cửa ở 4 góc và đặt 4 cái lồng làm hom ngược phía trong, chuột vào không thể chạy ra được. Đến khi lúa trổ thì nếp thơm đã chín trước, chuột nghe mùi thơm quyến rũ tìm vào cửa rọ và mắc bẫy. Đây là cách bẫy khá công phu để bảo vệ lúa và bắt được chuột với số lượng đáng kể. Cách bắt chuột đơn giản nhất là tìm hang, để rọ ở đầu hang, đổ nước nóng vào, chuột sẽ sập bẫy. Chiều tối đi bẫy, mờ sáng có thể thu hoạch được.

 

Thịt chuột ngày càng được chế biến thành nhiều món phong phú, hấp dẫn như chuột xào lá lốt, chuột xé phay, chuột khìa nước dừa, chuột kho sả ớt, chuột xào lăn, kể cả mắm kho thịt chuột. Ở Phú Yên, thịt chuột còn được chế biến theo phong cách Ấn Độ bằng cách thêm cà ri cho đậm đà hương vị. Các món ăn chế biến từ thịt chuột có thể ăn với xà lách xoong, cà chua hay hành tây, hành lá đều rất ngon hay chuột con hấp cơm, nhúng giấm hay lấy thịt chuột băm lẫn thịt heo, nấm mèo, bún tàu, đậu phộng rồi dồn vô trong bụng của lớp da chuột đã được làm sạch, đem nướng trên bếp than hồng. Hương vị của sả ớt, thịt nướng thơm lừng tỏa ra không khỏi ngây ngất thực khách thập phương. Nhiều người cho rằng chuột nhỏ ngon hơn chuột lớn vì mềm và không dai.

Một số hình ảnh đẹp
Chuột đồng xào củ kiệu Phú Yên












Friday, February 26, 2016

Bánh Mì Hội An

Bánh Mì Hội An
Bánh Mì, món ăn dẫn dã có thể tìm thấy ở khắp mọi nơi trên đất nước Việt Nam này. Tuy nhiên có bao giờ bạn tự hỏi, bánh mì ở đâu ngon nhất Việt Nam chưa ? Gõ từ khóa “best banh mi in Vietnam” (dùng từ khóa Tiếng Anh để nhận được những đánh giá khách quan từ các bạn Tây, những người không ăn bánh mì từ bé như chúng ta. Kết quả bạn nhận được là “Bánh mì Phượng ở Hội An”

 



Có điều cô Phượng chủ tiệm đã phục vụ món bánh mì “xuất sắc nhất” theo lời Caroline Mills, phóng viên của tạp chí du lịch online Travelfish, cho người Hội An, và có lẽ cho toàn thế giới, suốt hơn 20 năm qua.


Đều đặn mỗi ngày cô dậy sớm, chuẩn bị làm các thứ để nhồi vào bánh mì: đó là thịt heo xá xíu khi nhai như tan ra trong khẩu cái, patê và jambon ngon ở mức độ tuyệt hảo. Rồi một thứ nước xốt nhà làm bí ẩn khiến vị giác của bạn như reo lên trong niềm hân hoan!


Thật khó để diễn tả đến tận cùng sự khoái khẩu khi nhai từng miếng bánh mì của tiệm Phượng, điều mà Anthony Bourdain mô tả như là “bản hòa âm trong miếng bánh sandwich” (a symphony in a sandwich) nhưng đây không phải là sandwich mà là “loại bánh mì đã phổ thông khắp thế giới như tất cả chúng ta đã được biết” (Caroline Mills).


Tiệm bánh nhỏ của cô đã ra đời từ trước đổi mới ở Việt Nam, khi đất nước này lần đầu mở cửa đón du khách nước ngoài. Hội An khi đó vẫn chưa phục hồi do hậu quả chiến tranh để lại, đa số người dân phố cổ còn nghèo khổ và chẳng có mấy hàng quán, chỉ có những người bán rong các món ăn trên phố.

 

Khi đó Phượng tìm được một địa điểm trong khu chợ cổ để mở tiệm bán bánh mì. Mỗi ngày cô dậy lúc 3g sáng để chuẩn bị món thịt heo xá xíu và các phụ gia khác, sẵn sàng phục vụ cho những người khách đầu tiên đến mua; trong khi cô em gái của Phượng nướng bánh mì lại cho giòn và những mẻ bánh được nướng nóng, kẹp nhân thịt, patê, đồ chua… như vậy được bán suốt ngày. Chẳng mấy chốc, tiệm bánh mì Phượng trở thành một trong những điểm bán hàng ăn đông khách nhất của Hội An.


Các loại bánh mì được bán và thời điểm mở cửa tiệm vẫn là 3g sáng vẫn như thế sau bao năm tháng. Có chăng một chút thay đổi là bánh mì cung cấp cho tiệm của cô đến từ một lò bánh ở góc phố, và ngoài cô em gái còn có bốn thành viên khác trong gia đình phụ giúp Phượng theo ca, bởi tiệm Phượng bây giờ đã quá nổi tiếng, khách mua đông thế mà không ai phải chờ đợi lâu bởi có một dây chuyền cung cấp bánh mì hợp lý, chỉ sau vài giây là khách đã nhận được món ăn còn nóng hổi!

Một số hình ảnh đẹp
Bánh Mì Hội An












Nem chua rán nướng

Nem chua rán nướng
Dạo bước ở bất cứ khu vực nào gần các trường học hoặc phố cổ Hà Nội, bạn cũng dễ dàng bắt gặp những quán vỉa hè bán nem chua rán hoặc nướng. Một trong những địa chỉ nổi tiếng nhất về nem chua rán hiện ở ngõ Tạm Thương (phố Hàng Bông). Khác với nem chua Thanh Hóa, nem ở đây được xay từ thịt và bì lợn, trộn cùng ít bột và nặn thành hình. Khi nào khách yêu cầu, chủ hàng mới rán. Nem không ủ nên cũng không có vị chua đậm đà nhưng lại béo ngậy và thơm ngon.

 

Còn nem chua nướng bán phổ biến ở ngõ Ấu Triệu (phố Nhà Thờ) hay quanh khu Đinh Liệt – Tạ Hiện – Lương Ngọc Quyến. Ăn kèm với những món này là các loại hoa quả và trà đá, trà chanh



 
Một số hình ảnh đẹp
Nem chua rán nướng












Nộm thịt bò Hà Nội

Nộm thịt bò Hà Nội
Để món nộm đậm đà, ngấm các gia vị tẩm ướp, 'Giáo sư Nộm' Lưu Văn Hào 70 tuổi ở Lò Sũ, Hà Nội nạo đu đủ thật nhỏ và để lạnh trước khi mang đi bán.

 



Đã gần ba thập kỷ qua, nộm của ông Hào trở thành món ăn vặt không thể thiếu của người dân phố cổ. Mỗi buổi chiều hằng ngày, nghe tiếng kéo lách tách rao của ông Hào ngoài ngõ, nhiều người chạy ra đợi tới lượt mua nộm mang về. Cứ thế, xe nộm rong của ông Hào đi khắp các con phố nhỏ đến 1-2h sáng mới nghỉ. Đeo kính trí thức, quần áo chỉnh tề và mái tóc dài bạc buộc gọn phía sau, ông Hào được các vị khách yêu quý gọi là "ông Nộm" hay "Giáo sư Nộm".

 

Để chuẩn bị cho buổi bán hàng, vợ chồng ông Nộm phải tất bật từ sáng sớm. Bà Dung, vợ ông Hào, dậy từ 4h sáng đi chợ tự tay chọn nguyên liệu để 7h sáng bắt tay vào chế biến. Bà chia sẻ, nhiều người thấy bà mua thịt bò thì thắc mắc "làm hàng mà mua thịt ngon thế". Để chứng tỏ các nguyên liệu và gia vị đều "chất", bà Dung không ngần ngại "trưng bầy" các loại nước mắm, gia vị tẩm ướp và cách bảo quản để thực phẩm tươi ngon.

 

Trong khoảng sân chật hẹp của căn nhà trọ trên phố Lò Sũ, Hà Nội, Vợ chồng ông Hào chia nhau mỗi người một công đoạn. Trong khi bà Dung rán thịt bò, ông Hào chịu trách nhiệm nạo đu đủ. 20 kg đu đủ xanh chẳng mấy chốc được nạo vào chậu có nước. Trước kia khi chưa có máy vắt, ông phải tự vắt đu đủ cho khô bằng tay. Giờ, ông vớt đu đủ để trong bao rồi đưa vào máy giặt hỏng chỉ còn chế độ vắt. Chiếc máy này chỉ được dùng cho công đoạn vắt đu đủ. Vừa vắt, ông vừa cho thêm nước để rửa cho hết nhựa.  

 

Trong đĩa nộm, ngoài thịt bò còn có lá lách, gân bò, lạc rang, rau thơm và cả nước dùng có hương vị đặc trưng. Ông Hào cho hay, món ăn này vừa có thịt chín lại ăn với rau sống nên rất dễ đau bụng.

 

"Nếu thợ nộm làm không cẩn thận và vệ sinh để khách ăn đau bụng, khách sẽ không bao giờ ăn lần thứ hai. Bởi vậy, theo tôi, quan trọng nhất là khâu vệ sinh rồi mới tới tẩm ướp gia vị", "Giáo sư Nộm" chia sẻ.

 

Ngày còn nhỏ, anh em ông Hào từng nhiều lần phải ăn nộm khi bố ế hàng. Không sống được với nghề này, bố ông Hào chuyển sang làm nghề bánh kẹo ở phố Hàng Đường. Sau khi "về một cục" ở Viện Lao Trung ương, ông Hào ở nhà chơi dài vài năm trước khi chính thức "bén duyên" với nghề nộm. Ban đầu vợ chồng "Giáo sư Nộm" chỉ mong thu đủ vốn để có tiền mua nguyên liệu cho buổi bán sau. Nhiều hôm ế, ông phải đổ rau và đu đủ đi. Mất 4-5 năm sau, ông Hào mới có thể sống được với nghề nộm.

 

"Lúc mới đi bán, tôi xấu hổ lắm, chẳng dám đi qua khu phố cũ vì sợ hàng xóm nhận ra sẽ chê cười. Để đỡ ngại, tôi dùng cây kéo gõ hai lưỡi vào nhau kêu tách, tách thay cho tiếng rao", ông Hào nhớ lại.

 

Những ngày mới vào nghề, bàn tay ông chi chít những vết đứt khi nạo đu đủ. Mỗi khi làm công đoạn này, ông phải đặt sẵn bông băng bên cạnh. Lâu dần, ông băng tay trước những chỗ hay đứt. Sau này, ông tự sáng chế ra đồ bảo hộ cho 10 ngón tay. Lúc nạo nộm, hai bàn tay của ông được đeo ngón cao su, nhôm.

 

Có thời gian ông nghỉ ở nhà không đi bán tới hai năm do di chuyển chỗ ở. Lúc đi bán lại, nhiều khách hàng quen thuộc hỏi han và tưởng rằng sẽ chẳng còn được ăn món nộm ông Hào làm nữa.

 

"Tôi nhớ mãi một vị khách lớn tuổi là Việt kiều Pháp. Ăn xong, ông trịnh trọng đưa tiền cho tôi bằng hai tay và nói 'lâu lắm mới được ăn món ngon như này'. Ông ấy xa quê đã lâu và tìm thấy hương vị quê hương sau khi thưởng thức nộm", "Giáo sư Nộm" tự hào kể.

 

Trước khi về nước, ông khách trên còn đặt hàng để mang về Pháp mời bạn bè. Sau này trong những lá thư gửi về cho ông Hào, ông này kể, có người bạn đã khóc khi ăn nộm.

 

Trong gia đình, các con và người thân ông cũng là fan của món nộm. Mỗi khi nhà có việc, nộm luôn là món hết trước tiên. Cô con gái của ông Hào cũng "say như điếu" món ăn của bố. Đến giờ, các con đã trưởng thành và có cuộc sống ổn định, vợ chồng ông Hào không còn nỗi lo về kinh tế nhưng ông bà vẫn tất bật làm nộm bán. Giờ đây, với ông lão 70 tuổi này, hàng ngày đạpxe nộm đi phục vụ các khách hàng quen thuộc là thú vui hơn là vì tiền bạc.

Một số hình ảnh đẹp
Nộm thịt bò Hà Nội












Phở bò tái Hà Nội

Phở bò tái Hà Nội
Ở Hà Nội, bạn có thể nghe đến những hàng phở đã nổi danh từ lâu nay, như phở Thìn Lò Đúc, phở Bát Đàn, phở Sướng Đinh Liệt, phở Lý Quốc Sư…

 

Mỗi hàng sẽ có một cách nấu nước dùng đặc trưng riêng biệt, cũng như cách chế biến nguyên liệu thịt bò, thịt gà khác nhau. Nói về phở bò, bạn có thể thưởng thức bò chín, bò tái, tái lăn, nạm, gầu, sốt vang…

 



Với bò tái, nếu bạn từng ăn phở Tự Do ở Cầu Gỗ, hoặc phở Ấu Triệu, bạn sẽ biết cách làm món bò tái cho phở. Tuy nhiên, ở hàng phở Triệu Việt Vương, cách chế biến có đôi phần khác. Thịt bò được thái nhỏ sẵn, khi có khách yêu cầu, đầu bếp sẽ băm nhỏ tất cả các miếng thịt, sau đó nghiêng mặt dao và dùng sức để đập mạnh cho bẹp phần thịt bò đó ra. Làm như vậy khi đưa vào bát và chan nước dùng nóng sôi, thịt sẽ vừa mềm lại vừa dai mà vẫn có vị ngọt từ thịt bò tái.

 

Bây giờ, nhiều hàng phở chỉ thái thịt thành miếng và cho vào bát, nhưng nếu thực sự cầu kỳ trong ẩm thực, bạn nên thưởng thức hoặc tự mình nấu món phở đúng cách như vậy.

 

Phở đã trở thành món quà căn bản của người Hà Nội mỗi khi tiếp đón vị khách phương xa, hay món quà gợi nhớ của mỗi người con xa Hà Nội khi ngày trở về. Bạn có thể thử các món bò tái, bò sốt vang ở quán phở gia truyền Triệu Việt Vương, hàng mở từ sáng sớm đến tối.

Một số hình ảnh đẹp
Phở bò tái Hà Nội












Thursday, February 25, 2016

Rau Dạ hiến Cao Bằng

Rau Dạ hiến Cao Bằng
Ai đã từng qua vùng núi phía Bắc, được ngủ nhà sàn, xem chợ phiên và thưởng thức các đặc sản núi rừng hẳn khó quên được món rau bò khai. Đó là món ăn, nếu thưởng thức lần đầu tiên, có thể bạn chưa thích ngay nhưng chắc chắn là bạn sẽ nhớ mãi. Nhớ bởi hương vị của món rau rừng này rất lạ lùng, không giống bất kỳ một món rau nào khác. Nói là thơm thì không hẳn nhưng với nhiều người thì nó là một thứ hương vị đặc biệt quyến rũ, nó nằm trong nỗi nhớ quê hương của người xứ này khi đi xa và nằm trong nhiều kỷ niệm của những ai đã từng qua đây.

 



Rau bò khai có ở hầu hết các tỉnh vùng núi phía Bắc nhưng nhiều nhất là Bắc Cạn, Cao Bằng, Lạng Sơn. Gọi là bò khai vì rau có mùi giống như mùi bia, nhưng có lẽ vào cái thời chưa có bia bọt như bây giờ, nhiều người cảm nhận mùi rau ra mùi... nước đái bò nên mới có tên là bò khai. Người dân Cao Bằng gọi rau này là rau dạ hiến (phjắc diển – tiếng Tày). Đó là một loại rau thoạt nhìn giống ngọn su su nhưng mảnh mai, yếu ớt hơn và màu xanh non tơ hơn. Thân dây rất giòn, bẻ dễ gãy. Thân được chia làm nhiều nhánh to bằng đầu đũa và những nhánh này được bò, bám theo các cây thân gỗ (cây hiến) gần đấy để vươn lên cao nhận ánh nắng mặt trời giống như những cây tầm gửi. Dù là thứ rau dại, mọc hoang nhưng không phải chỗ nào cũng có. Vào khoảng mùa xuân, rau bồ khai bắt đầu trổ ngọn xanh tốt và những người đi rừng may mắn gặp cây bồ khai thì sẽ không bao giờ bỏ qua cơ hội này. Khoảng thời gian từ tháng 2 đến tháng 7 âm lịch, ai vào rừng hái được một, hai nắm rau Dạ hiến là cảm thấy rất quý. 

 

Thứ rau này chỉ cần rửa sạch, ngắt như ngắt rau muống là đem xào. Cách xào cũng gần như xào rau muống, nghĩa là mỡ càng già càng tốt và chỉ cần đảo qua vài lượt cho rau vừa chín tới (xào tái là ngon nhất). Rau dạ hiến xào với thịt bò hoặc xào mì, phở là những món ăn ngon được nhiều người ưa thích. Chỉ nhai vài miếng ta đã thấy ngay cái vị hấp dẫn của thứ rau này, vì nó vừa có vị béo ngậy vừa thơm. Khi ăn, ta cảm thấy như bao nhiêu tinh tuý của rau rừng mùa xuân đều tập trung ở thứ rau này. Nếu như ai đã ăn quen, lâu ngày xa quê, rồi bỗng trở về và được ăn rau Dạ hiến thì sẽ có cảm giác như mình vừa được thưởng thức "sơn hào hải vị". Nhiều cụ lang cho rằng, Dạ hiến không chỉ đơn thuần là một thứ rau rừng có vị ngon hấp dẫn một cách kỳ lạ mà còn là một vị thuốc bổ thận, mạnh gân cốt. Ðặc biệt, rễ cây rau Dạ hiến đỏ còn là một trong nhiều vị thuốc chữa chứng vô sinh.

 

Do ngon và có nhiều công dụng nên từ nhiều năm nay, Dạ hiến trở thành một thứ rau đặc sản ở Cao Bằng. Vào dịp xuân hè, ở vùng thị xã cũng như ở các thị trấn, thị tứ, hầu như không có bữa tiệc, bữa cỗ nào là không có đĩa rau Dạ hiến xào lẫn thịt bò tươi hoặc lòng lợn, lòng gà... Trong vài ba năm lại đây, nhiều vị khách quen từ miền xuôi lên Cao Bằng vào dịp từ tháng 2 đến tháng 6, tháng 7 âm lịch đều không quên tìm ăn món phở xào rau Dạ hiến. Quả thực đây là một món ăn lạ và ngon, hình như chỉ ở Cao Bằng mới có. Nhiều người cho rằng đến bữa nếu có món phở xào Dạ hiến thì không cần thêm một thứ thức ăn nào khác vẫn ăn đến no được, mà no rồi vẫn còn thèm. 

 

Dạ hiến vừa là thứ rau đặc sản, vừa là loại rau đặc biệt sạch nên các mẹ, các chị từ các làng bản xa gánh ra chợ thị xã bao nhiêu cũng không đủ bán. Cũng do nhu cầu tiêu thụ lớn như vậy nên nhiều gia đình ở các xóm làng vùng sâu đã biết bảo vệ, gìn giữ cây Dạ hiến. Một số chủ vườn rừng đã bắt đầu để tâm nghiên cứu, trồng thử để dần dần đưa Dạ hiến vào vườn cây của mình. Hiện nay thứ rau này không chỉ tiêu thụ ở Cao Bằng mà nhiều người đã biết cách bảo quản để chuyển về dưới xuôi để làm quà cho người thân. Dạ hiến đã có mặt trong các nhà hàng ở các thành phố và được coi là một đặc sản của núi rừng.

Một số hình ảnh đẹp
Rau Dạ hiến Cao Bằng












Rùa rang muối Cà Mau

Rùa rang muối Cà Mau
Rùa là một loại động vật hoang dã có rất nhiều ở vùng rừng ngập mặn mũi Cà Mau. Có nhiều loại rùa, nào là rùa vàng, rùa nắp, rùa quạ, rùa hôi, rùa dém nhưng ngon nhất là rùa vàng, kế đến là rùa nắp, không có thì “xài đỡ” rùa quạ, đừng ăn rùa hôi hay rùa dém thì đúng như cái tên của nó, ngửi mùi là thấy không ngon rồi.



Trước đây rùa sống trong tự nhiên rất nhiều, người dân Cà Mau tha hồ săn bắt đem ra chợ bán. Thời gian gần đây, để bảo vệ động vật hoang dã khỏi bị tuyệt chủng nên chính quyền tỉnh Cà Mau đã cấm săn bắt, buôn bán rùa tự nhiên mà chỉ cho phép buôn bán rùa nuôi (giống như người ta nuôi tôm, cua, sò huyết hay nghêu vậy). Rùa có thể làm được rất nhiều món ăn ngon và bổ, nhưng ngon nhất vẫn là món rùa rang muối, vừa dễ làm, dễ tìm gia vị, vừa được thưởng thức cách ăn dân dã đặc biệt của người xứ Cà Mau.

Một số hình ảnh đẹp
Rùa rang muối Cà Mau












Tuesday, February 23, 2016

Cá lác ngoách Kim Sơn

Cá lác ngoách Kim Sơn
Có một giống cá rất phổ biến ở vùng quê xứ biển Kim Sơn Ninh Bình với tên gọi địa phương là các lác ngoách nay đã trở thành đặc sản quý hiếm bởi nó chỉ có ở những bữa cơm của người dân vùng biển mà chưa từng được bước chân lên thành phố. Cá lác ngoách ở Kim Sơn có 2 giống: Cá lác hoa sống ở bờ sông khắp huyện còn cá lác đen chỉ có ở vùng bãi ngang khu kinh tế mới Kim Sơn.

 

 

 



Nhiều nơi gọi giống cá lác hoa là cá Thòi Lòi. Cá lớn bằng ngón tay, xù sì như một khúc rễ cây và có hai mắt lồi lên trên đầu, cá lác là một loài cá đặc biệt có khả năng vừa sống trên cạn vừa ở dưới nước. Chúng đào hang trong bùn của các bãi bồi, ven các cửa sông, trong khoảng nước có độ sâu từ 0 tới 2 m. Nó sống trong hang đào trong bùn và hiện ra từ các hang hốc này này khi triều xuống, nhất là trong những ngày nắng đẹp trời. Nó có thể di chuyển nhanh qua bề mặt bùn lầy và có thể hít thở cả trong lẫn ngoài bề mặt nước. Cá thòi lòi có thể dài tới 27 cm. So với những loại cá sống trong nước thì loại cá này có điểm khác biệt là thường sống, chạy, nhảy kiếm mồi trên mặt nước, nhảy lên đất cạn thậm chí chúng được mệnh danh là loại cá có khả năng trèo lên cây. Khi sống trong vương quốc của mình, thòi lòi thể hiện bản năng hiếu chiến đến dễ sợ. Chúng có thể giao chiến với nhau vì mọi lý do, chủ yếu là tranh giành lãnh địa và muốn thể hiện trước nàng thòi lòi nào đấy".

 

Cá lác đen trông tựa con cá nhàn, nó hiền hòa hơn và cho thịt ngon hơn cá lác hoa

 

Trông lạ lẫm, nhưng cá lác ăn rất ngon. Thịt trắng như trứng gà bóc, chắc nịch, không có xương, ruột, gan, trứng đều béo ngậy. Cá lác kho hay nấu riêu đều rất tuyệt vời. Từ chỗ chỉ là loài cá bình dân, cá lác dần tiến vào các nhà hàng đặc sản và nay đã trở thành quý hiếm khi được các lái buôn Trung Quốc tận thu với giá vài trăm nghìn đồng một ký.

 

Để bắt được cá lác cũng là một kỳ công, người ta không dùng lưới mà đánh… bẫy. Cạm làm bằng tre, gần giống như chiếc bẫy chuột. Cạm cắm ngang miệng hang, cá chui ra, cạm sập xuống kẹp ngang cổ.

 

Nói đến Kim Sơn, đặc biệt là vùng đất Cồn Thoi - Thị trấn Bình Minh không thể không nhắc tới giống cá lác ngoách, nó đã trở thành một thương hiệu nổi tiếng đến nỗi người ta gọi nơi đây là thủ đô cá lác ngoách hay thành phố cá lác ngoách.

Một số hình ảnh đẹp
Cá lác ngoách Kim Sơn












Monday, February 22, 2016

Cua Huỳnh đế Phú Yên

Cua Huỳnh đế Phú Yên
Cua Huỳnh đế khi hấp chín có màu đỏ hồng trông rất hấp dẫn. Mai cua có hình trái táo, càng và que ngắn hơn cua biển thông thường. Đặc biệt, đầu cua hơi dài và có nhiều râu ... Cua huỳnh đế có quanh năm nhưng rộ nhất là tháng chạp âm lịch. Đây cũng là thời gian mà cua huỳnh đế ngon nhất. Cua to hơn bình thường, chắc thịt và gạch cua nở đầy mai, ăn rất ngon và nhiều chất dinh dưỡng.

 



Cua huỳnh đế bắt từ biển lên còn sống, đem hấp cách thủy hoặc luộc, rang muối…, nhưng ngon nhất phải kể đến món cháo cua huỳnh đế. Cua huỳnh đế rửa sạch, sau đó cho cả con vào tô lớn rồi đem hấp để giữ nguyên chất ngọt của thịt. Khi thịt cua đã chín, tách mai cua ra, dùng muỗng nạo hết gạch trong đó để riêng. Gỡ thịt ở càng và thân cua, ướp với gia vị gồm nước mắm ngon, tiêu hành, bột ngọt..., bắc chảo dầu ăn lên, phi hành củ cho thơm, để nhỏ lửa, cho thịt cua vào và đảo đều cho thịt thấm. Khi cháo đã chín nhừ, cho tất cả thịt cua vào và để sôi vài phút; cho gạch cua vào sau cùng rồi nêm mắm muối lại cho vừa ăn, thêm củ hành tây xắt mỏng cùng lá hành, ngò xắt nhỏ rồi nhắc nồi cháo xuống, cho thêm tiêu vào tô cháo, ăn khi còn nóng.

 

Cháo cua huỳnh đế ngon phải có lớp mỡ hành vàng sánh ở trên, lẫn với nước gạch màu đỏ cùng những thớ thịt màu trắng của cua. Cháo cua huỳnh đế có mùi thơm đặc trưng. Ăn vào có thể tăng cường sinh lực cho đàn ông, bồi bổ cơ thể cho phụ nữ. nhất là chị em đang nuôi con nhỏ…

Một số hình ảnh đẹp
Cua Huỳnh đế Phú Yên












Xoài trứng Yên Châu

Xoài trứng Yên Châu
Lần đầu tiên nhìn thấy, có thể bạn sẽ lặc đầu chê, xoài gì mà vừa bé vừa xấu. Ấy thế mà ai đã ăn một lần là sẽ nhớ vị thơm vị ngọt của nó. Xoài Yên Châu ngọt, thơm khác hẳn loại xoài ở các vùng khác. Khi chín xoài có mầu vàng, tỏa mùi thơm hấp dẫn, đến mức rửa tay rồi, hương thơm của xoài vẫn vấn vít, thoang thoảng. Cái ngọt của xoài Yên Châu cũng hơi khác, ngọt đậm nhưng lại thanh mát cho nên không có cảm giác khé cổ bởi ngọt quá.



Đặc biệt ngon là những quả xoài bản địa được trồng tại Sặp Vạt, Chiềng Pằn, Viêng Lán,……của vùng đất Yên Châu. Trọng lượng từ 200 – 250g, nhựa quả trắng, trong, nhựa cây dạng sữa đục ngà, vỏ quả xanh nhạt, có các đốm lấm tấm, hạt dẹt nhiều xơ.
Một số hình ảnh đẹp
Xoài trứng Yên Châu












Sunday, February 21, 2016

Mắm nhum Mỹ An

Mắm nhum Mỹ An
Từ vĩ tuyến 13 đến 17 của vùng biển Việt Nam, nơi nào cũng có nhum. Nhưng món mắm nhum đặc sắc, ngày xưa dùng để tiến vua, thì hình như chỉ có ở Phù Mỹ - Bình Định. Nhum là một động vật thuộc loại nhuyễn thể, có họ hàng với trai, sò; sống ở những gành đá ven bờ biển nước ấm, lẫn trong rong rêu.

 



Nhum có nhiều loại, để muối mắm phải là nhum ta màu đen. Cắt sơ những chiếc gai nhọn tua tủa xung quanh con nhum rồi khoét một lỗ ngay miệng nhum, thế là những múi thịt nhum đã lộ ra trước mắt. Nhum mập, thịt nhum nhìn đầy đặn như những múi sầu riêng. Nhum gầy, thịt chỉ như gạch cau bám dọc theo vỏ thành từng sọc dài, nhưng vẫn béo ngậy. Để làm mắm, người ta cho thịt nhum vào chum sành, rắc một ít muối hạt lên trên, rồi đem vùi vào bếp tro hoặc "giang" ngoài nắng từ 10 đến 15 ngày. Mắm nhum chín, nhuyễn tan, sền sệt, mầu đỏ đục, thơm rưng rức. Gia vị chỉ có tỏi và tiêu để nguyên hạt. Mặn, chua, ngọt lẫn vào trong hương vị riêng của thịt nhum, tạo thành một thứ mắm đầy quyến rũ.


Đã là mắm nhum thì ăn cách gì cũng ngon. Nhưng người dân vùng biển thích nhất dùng nó với bún tươi hoặc để chấm rau sống với thịt heo ba chỉ cuốn bánh tráng. Ngon đến nhức chân răng! Món mắm hảo hạng này có thể làm vừa lòng cả những thực khách khó tính nhất trong giới sành ăn.


Người ta làm mắm nhum chỉ để dùng trong gia đình và làm quà cho người thân, bạn bè. Mắm nhum không phổ biến như các loại mắm khác nên nhiều lúc, có tiền cũng không thể mua được vì không biết nơi bán, và người có cũng chỉ khăng khăng dùng đãi khách quý hoặc để dành tặng người thân.

Một số hình ảnh đẹp
Mắm nhum Mỹ An












Mắm Lẹp Quảng Bình

Mắm Lẹp Quảng Bình
Cá Lẹp là một loại cá con nhỏ, mình lép kẹp đúng tên gọi của nó; thân mềm nhũn do bộ xương hom không cứng, thịt lại nhão do quá nhiều mỡ. Vì thế, cá Lẹp tuy rất béo, nhưng không thể cho phép người nội trợ Đồng Hới đưa nó lên vị trí xứng đáng trong mâm cơm, bởi khi kho khi nấu, thịt cá Lẹp rời ra cùng mỡ tan trong nước làm cho nước kho đùng đục khó chịu, mà ăn thì không còn mùi vị gì về chất béo, chất ngon của nó.

 



 Tuy vậy, người nghèo sành ăn đã dùng cá Lẹp muối làm mắm và nướng tươi trên than lò, thì cá Lẹp trở thành một món ăn ngon tuyệt vời, đi vào ca dao ngạn ngữ:
 

Muối mắm Lẹp, không phải nhiều công đoạn như mọi thứ mắm khác. Ví dụ như muốn làm mắm cá ngừ hay cá thu v.v... người ta phải làm cá ra từng khúc, đem muối một thời gian, vớt ra rồi trộn với một lớp bột ngô rang hoặc bột gạo rang xếp vào vại, vào chum, gài lá hoặc mo cau, bảo quản đến vài ba tháng mới thành mắm, người ta gọi đó là loại mắm thính.

 

Còn như mắm cá Lẹp, thường được gọi là mắm xổi, nghĩa là một thứ cá trộn muối, chỉ ép lại vài ba hôm đã ra thành phẩm. Mắm Lẹp um mỡ, hành, kẹp với rau mưng là một loại rau rừng, thân cây to, mọc thẳng bờ sông, bờ suối, bờ khe núi, mùa đông rụng lá, mùa xuân đâm chối, lá non của cây mưng có vị

Một số hình ảnh đẹp
Mắm Lẹp Quảng Bình












Nem lụi ngon trên đất Hà thành

Nem lụi ngon trên đất Hà thành
Các món ăn tinh tế của đất Huế ngày càng được yêu thích ở nhiều vùng miền. Một trong những món được ưa chuộng nhất phải kể tới nem lụi cuốn bánh đa nem chấm tương.

 

Ở Hà Nội có một quy tắc mà dân hay ăn hàng rút ra, hàng quán dù ngon mấy khi phát triển mở rộng thì chất lượng cũng có đôi bề tụt giảm bởi cũng khó mà chu toàn được mọi mặt.

 



Hàng Huế trên phố Thái Thịnh đông khách nhất nhì trong các quán bán món ăn có xuất xứ từ đất cố đô. Khách tới nhà hàng chẳng ngại gần xa kéo tới nghìn nghịt cũng được thỏa lòng phần nào khi được thưởng thức từ bún bò giò heo tới đủ loại bánh Huế. Tuy nhiên, trong thời gian gần đây, nhà hàng ngày càng phát triển đa dạng các món ăn để phục vụ dân văn phòng ăn trưa như cơm suất, cơm rang, lẩu cá chép om dưa...

 

Nhưng có lẽ, các món ăn Huế, nhất là nem lụi vẫn là món ăn được nhiều người gọi nhiều nhất khi tới nhà hàng này. Tương chấm pha vừa miệng, nem ăn cũng ngon nhưng tiếc là nguội quá nên ăn vào ngày lạnh xem chừng không được ngon bằng ngày hè. Các loại rau cuốn kèm cũng không được đầy ăm ắp và tươi ngon như trước.

 

Nằm trong một con ngõ nhỏ ở chợ Kim Liên (gần khu vực bán ốc), có một cửa hàng bán món Huế nhỏ xíu chưa được nhiều người biết. Nhà hàng này chỉ bán dăm món nhưng có ưu điểm là nem lúc nào cũng nóng hôi hổi bởi chỉ khi khách gọi thì bếp mới đem nem ra nướng ngay tại chỗ. Thế nên nếu có phải đợi dăm ba phút thì bạn cũng đừng nên sốt ruột vì sắp được thưởng thức món ăn tươi mới nóng. Giá cả ở quán cũng phải chăng, ăn xong, nếu thích bạn có thể gọi thêm nước quất, uống cũng là lạ. Chỉ tiếc một điều, nem lụi hàng ngõ chợ có vẻ nhỏ hơn nhiều ở Thái Thịnh và nước chấm pha thì chưa được lòng nhiều thực khách.

 

Khác hẳn với tính chất bình dân của hai quán trên, nhà hàng trên phố Phan Huy Ích sang hơn hẳn. Không gian sạch đẹp, trang trí đầy chất thơ lại thêm bát đĩa được chọn lọc tinh tế, nem lụi cũng được bày biện đẹp mắt nên chẳng có gì khó hiểu khi giá cả ở đây đắt hơn hẳn. Việc đỗ xe ôtô cũng dễ dàng thuận tiện, có việc cần mời khách, bạn tới đây cũng hợp lý.

 

Trước đây, cuối phố Lý Thường Kiệt cũng có một quán Huế nổi tiếng rất đông khách dù phục vụ có chút chậm trễ. Địa chỉ của quán còn được in vào sách hướng dẫn du lịch tiếng Anh nên chẳng lạ khi thỉnh thoảng bạn nhìn thấy dăm ba vị khách nước ngoài đang thưởng thức đồ ăn ở đây. Đang ăn nên làm ra, bỗng quán ngừng bán mà không thấy thông báo chuyển chỗ đi đâu, để lại bao nuối tiếc cho người nghiện ăn đồ Huế.

Một số hình ảnh đẹp
Nem lụi ngon trên đất Hà thành
Nem lụi ngon trên đất Hà thành