This is default featured slide 1 title

Go to Blogger edit html and find these sentences.Now replace these sentences with your own descriptions.This theme is Bloggerized by Lasantha Bandara - Premiumbloggertemplates.com.

This is default featured slide 2 title

Go to Blogger edit html and find these sentences.Now replace these sentences with your own descriptions.This theme is Bloggerized by Lasantha Bandara - Premiumbloggertemplates.com.

This is default featured slide 3 title

Go to Blogger edit html and find these sentences.Now replace these sentences with your own descriptions.This theme is Bloggerized by Lasantha Bandara - Premiumbloggertemplates.com.

This is default featured slide 4 title

Go to Blogger edit html and find these sentences.Now replace these sentences with your own descriptions.This theme is Bloggerized by Lasantha Bandara - Premiumbloggertemplates.com.

This is default featured slide 5 title

Go to Blogger edit html and find these sentences.Now replace these sentences with your own descriptions.This theme is Bloggerized by Lasantha Bandara - Premiumbloggertemplates.com.

Friday, October 30, 2015

Bún Đa Mai Bắc Giang

Bún Đa Mai Bắc Giang
Khi nói về văn hoá làng nghề, cũng như văn hoá ẩm thực của vùng đất Bắc Giang, ta sẽ không thể không nhớ một sản vật khá nổi tiếng - “Bún Đa Mai”. Bún Đa Mai chính là sản phẩm bún được làm ở xã Đa Mai thuộc thành phố Bắc Giang.

 



Sản phẩm bún Đa Mai nổi tiếng từ lâu đời và ngày càng phát triển với chất lượng cao. Bún Đa Mai có sợi dẻo, ăn mát, bổ để cả ngày không chua lại trắng muốt như bột lọc. Bún Đa Mai có 4 sản phẩm chính, đó là: bún rối, bún vẩy ốc, bún con ba, bún vẩy (còn gọi là bún lá). Bún vẩy ốc và bún con ba thường chỉ được chế biến khi dân làng có hội hè, hoặc có người đặt riêng. Bún rối và bún lá thì là những sản phẩm luôn luôn được chế biến và tiêu thụ hàng ngày. Bún là món ăn dân dã thích hợp với khẩu vị của nhiều người. Từ sản phẩm bún, mọi người có thể chế biến ra nhiều món ẩm thực vô cùng hấp dẫn, như: bún riêu cua, bún ốc, bún cá, bún ngan, bún vịt, bún măng, bún chân giò, bún thịt chó, bún chả, bún chấm nước mắm cà cuống, bún chấm mắm tôm, bún đậu, bún nem, nộm bún…

 

Mỗi loại bún kể trên cũng được kết hợp với từng món sao cho phù hợp; ví dụ như: bún rối thì được chế biến trong món bún có chan nước, như: bún cá, bún cua, bún ốc, bún bò, bún măng… Bún chả không chan nước nhưng cũng dùng bún rối. Bún vẩy ốc, bún lá …lại được kết hợp với những món không chan nước như bún chấm mắm tôm, bún chấm cà cuống, bún đậu chấm mắm tôm, bún nem chấm nước mắm. Với loại hình ẩm thực này, từng con bún sẽ được cắt nhỏ đặt lên đĩa, khi ăn thực khách sẽ lấy đũa gắp bún và chấm vào nước chấm, kết hợp với món ăn như đậu rán, nem rán hoặc chỉ ăn bún không khi chấm với nước mắm cà cuống, mắm tôm, tuỳ vào khẩu vị và lựa chọn của mỗi người… Phải nói rằng, bún là một sản phẩm “đa năng”, có thể dùng trong mọi hoàn cảnh (ăn sáng, ăn trưa, ăn tối) dùng trong đám cưới, đám giỗ, đám hiếu…Thậm chí, khi gia đình đã vào bữa mà có khách đến, chỉ cần ra chợ mua thêm chút bún Đa Mai về đãi khách cũng đã tỏ rõ sự hiếu khách rồi.

 

Nghề làm bún ở Đa Mai xuất hiện tương đối sớm (khoảng 400 năm), là một trong bốn làng nghề làm bún cổ xưa của miền Bắc. Làm bún là một nghề lắm công phu và cũng vô cùng nặng nhọc. Để làm ra một sản phẩm bún đã khó, nhưng để có một sản phẩm bún đạt tiêu chuẩn và có chỗ đứng trong thị trường như bún Đa Mai thì người làm bún phải đầu tư nhiều công sức, trí tuệ, sự kiên trì và đôi bàn tay vô cùng khéo léo. Quy trình làm bún trải qua nhiều công đoạn: Gạo đem ngâm với nước ủ chua từ 2-3 ngày sau đó đem xay hoặc nghiền thành bột nhỏ mịn rồi đem lọc tách nước. Bột mịn được vo viên thành từng quả to vừa phải rồi cho vào nồi luộc chín tới 1/4 quả, sau đó cho vào cối giã để tạo độ dẻo. Quả bún lấy ra cho và chậu sành nhào thật kỹ, rồi lại đem lượt và chỉ lấy phần bột nhuyễn cho vào khuôn ép thành sợi bún. Hiện Đa Mai có 220 hộ làm bún, mỗi ngày sản xuất ra khoảng 7 tấn.

 

Nghề làm bún và sản phẩm bún đã trở thành niềm tự hào của người dân Đa Mai. Đời sống kinh tế của người dân nơi đây thay đổi và ngày càng khấm khá hơn cũng là nhờ nghề và sản phẩm bún.

 

Để gìn giữ, phát huy tôn vinh nghề quí báu này, đã từ lâu, cứ vào ngày 9 tháng 9 âm lịch, dân làng lại tổ chức hội thi bún tại đình làng. Bún được giải là bún dẻo, trắng, bóng mượt, không có vị chua. Giải thưởng thì không trọng về vật chất, mà chỉ lấy tiếng. Thi để động viên khuyến khích những gia đình làm bún giỏi, đồng thời cũng nhắc nhở những gia đình nào làm chưa tốt thì phải phấn đấu làm tốt hơn, để giữ tiếng “bún Đa Mai”. Suốt thời kỳ 2 cuộc kháng chiến và những năm sau đó, do nhiều nguyên nhân mà cuộc thi bún không còn được tiếp tục tổ chức nữa, mãi đến năm 1999, nhân dịp xã đón nhận danh hiệu Anh hùng lực lượng Vũ trang nhân dân thì cuộc thi bún mới được tái hiện.

 

Hiện nay, bún Đa Mai vẫn có chỗ đứng khá vững trên thị trường, không chỉ cung cấp sản phẩm cho địa bàn thành phố Bắc Giang, mà còn còn có mặt ở nhiều nơi khác trong và ngoài tỉnh. Với văn hoá ẩm thực xứ Bắc, không thể không kể đến bún Đa Mai./.

Một số hình ảnh đẹp
Bún Đa Mai Bắc Giang












Thursday, October 29, 2015

Nước Mắm Cát Hải

Nước Mắm Cát Hải
Trong những mâm cơm tràn đầy sản vật hấp dẫn và đắt tiền của mỗi gia đình, có một loại nước chấm truyền thống không thể vắng mặt đó là bát nước mắm mang hương vị mặn mòi của biển. Một sản phẩm tuy đơn giản, rẻ tiền nhưng lại là thứ không thể thiếu bởi nước mắm làm tăng thêm hương vị của mỗi món ăn. Bước chân lên đảo Cát Hải, thứ mà bạn cảm nhận đầu tiên là mùi hương mằn mặn, thơm thơm nồng ấm. Đó chính là mùi nước mắm từ các xưởng sản xuất lan toả khắp trên đảo. Đó cũng là mùi vị đặc trưng riêng của hòn đảo nhỏ này.

 



Từ xa xưa nước mắm Vạn Vân hay nước mắm Cát Hải đã từng nổi tiếng bởi một chất lượng và hương thơm hiếm có với độ đạm từ 15 đến 40. Mắm Cát Hải khác với các loại mắm khác bởi hương thơm, vị đượm và giàu dinh dưỡng. Người xưa có câu: “Dưa La, húng Láng, nem Báng, tương Bần, nước mắm Vạn Vân, cá rô đầm Sét”.

 

Nước mắm Cát Hải được sản xuất trên công nghệ truyền thống với một bí quyết riêng của người dân quê biển đã trở thành sản phẩm có một không hai trên thị trường địa phương. Đối với người dân huyện đảo Cát Hải thì nước mắm Cát Hải là thứ không thể thiếu trong bữa cơm của mỗi gia đình. Với họ, không có một thứ nước chấm nào có thể thay thế nó trong mỗi bữa cơm. Dù xa quê hương nhưng hương vị của nước mắm Cát Hải không thể quên được.

 

Phương pháp làm mắm Cát Hải, mà quyết định chất lượng là công đoạn chế biến chượp chủ yếu là thủ công. Nguyên liệu là các loài cá biển như cá Nhâm, cá Nục, cá Quẩn, cá Mực, cá Cơm. Trong đó chủ yếu vẫn là cá Nhâm vì đây là loại cá có rất nhiều ở vùng biển Cát Hải – Long Châu, lại là loại cá khi sử dụng làm mắm có mùi thơm đặc biệt. Cá được vệ sinh sạch sẽ, sau đó đem trộn với muối và đưa vào các chum sành hoặc bể để ủ tạo hương (gọi là chượp). Đối với mắm Cát Hải thì điều quan trọng không thể thiếu là đem chượp phơi nắng, thỉnh thoảng phải đánh đảo đều cho ngấu. Chượp ủ và phơi nắng đủ từ 12 tháng đến 24 tháng cho cá tự chín. Khi đó chượp hết mùi tanh của cá, chuyển sang mùi thơm đặc trưng, nước chuyển màu vàng nhạt đến cánh gián là được thì mới đưa vào lọc thành nước mắm. 

 

Và một yếu tố quan trọng nữa làm nên hương vị đặc trưng của nước mắm Cát Hải là điều kiện tự nhiên sẵn có của vùng biển đảo này như nắng, gió, nguồn nước và môi trường phù hợp tác động vào quá trình phát triển của vi sinh phân giải cá thành nước mắm. Đặc biệt là nước mắm Cát Hải là sản phẩm sạch bởi những người làm ra nó luôn tuân thủ đạo đức nghề nghiệp, không sử dụng bất cứ một loại hoá chất nào để tạo hương, tạo mùi hay tạo màu, tất cả những thứ đó đều có được từ cá và muối. Chính điều đó cũng là yếu tố quan trọng để nước mắm Cát Hải bảo quản được dài thời gian mà không giảm chất lượng và mùi vị.

 

Hiện nay nước mắm Cát Hải đã được đông đảo người tiêu dùng trong và ngoài nước biết đến. Tại Việt Nam nước mắm Cát Hải đã có mặt ở 24 tỉnh thành phố phía Bắc và thành phố Hồ Chí Minh với  hơn 700 đại lý và điểm bán hàng lớn nhỏ. Không chỉ ở thị trường trong nước, nước mắm Cát Hải còn có mặt tại nhiều nước như Trung Quốc, Đông Âu, Phi lip pin, Lào...

Một số hình ảnh đẹp
Nước Mắm Cát Hải
Nước Mắm Cát Hải
Nước Mắm Cát Hải












Canh chua Cá Rô Ninh Bình

Canh chua Cá Rô Ninh Bình
Nếu có dịp đến Cố đô Hoa Lư­, thăm đền Vua Đinh, Vua Lê, du khách sẽ thấy ở hiên bái đ­ường (đền Vua Lê) chạm khắc đề tài: “Cá hoá Long” nh­ưng cá Chép lại đư­ợc chạm khắc thành cá rô. Đầu cá biến thành đầu rồng, còn thân cá là thân cá rô. Có lẽ, con cá rô ở Tổng Trư­ờng đã trở thành dấu ấn đậm đà trong nghệ thuật chạm khắc cung đình một thời oanh liệt của đất nư­ớc và đời sống thơ ca của ngư­ời Ninh Bình.

 



Đi thì nhớ cậu cùng cô 

Khi về lại nhớ cá rô Tổng trư­ờng

 

Tổng Tr­ường trư­ớc là tổng Trư­ờng Yên (nay là xã Trư­ờng Yên, huyện Hoa Lư­, tỉnh Ninh Bình), đây là vùng đất có nhiều hang động, có loại cá rô to và béo. Cá rô đư­ợc chế biến để nấu món canh chua, đây là món ăn đặc sản của vùng núi đá vôi ven đồng chiêm trũng. 

 

Rau cải làm dưa chua. N­ước dư­a pha thêm chút n­ước cho đỡ chua. Cà chua rửa sạch thái lát, xào chín, đánh tan cho vào nư­ớc d­ưa, thêm ít lát đậu phụ rán. Cá rô làm sạch, rán thật giòn rồi thả vào nư­ớc canh chua, nêm thêm gia vị, mắm muối cho vừa là được. Điều khá thú vị là cá rô rán thả vào canh chua hàng tiếng đồng hồ sau mà ăn vẫn bùi, ngậy, giòn tan. 

 

Canh chua như­ng không hẳn là chua. Nó có cái chua chua, ngọt ngọt, chua chua của cải chua, của n­ước dư­a, ngọt mát của cà chua, đậu phụ, ngậy, bùi, giòn và thơm của cá rô, tất cả cùng hoà quyện vào nhau làm thành cái hấp dẫn của món đặc sản này./

Một số hình ảnh đẹp
Canh chua Cá Rô Ninh Bình












Măng Le Đắk Lắk

Măng Le Đắk Lắk
Mùa mưa đi dọc các đường quốc lộ Tây Nguyên ta thường bắt gặp không biết bao nhiêu chợ măng. Người Ba Na, Gia Rai, Xê Đăng mình trần da đen cháy ngồi như bất động trên những gùi măng le đợi người đến mua.



Măng le ăn tươi đã ngon, ăn khô càng bỏ xa măng áo tơi, măng lưỡi lợn gốc nứa, vẩu, mai. Vào các buôn được mời bữa cơm gạo nương ăn với măng le nấu với thịt nai khô có kèm muối đâm lá bép ớt hiếm mới là khách quí.

Một số hình ảnh đẹp
Măng Le Đắk Lắk












Tuesday, October 27, 2015

Cá Sỉnh Nậm Thia Yên Bái

Cá Sỉnh Nậm Thia Yên Bái
Mường Lò còn có dòng Thia trong lành, mà khơi nguồn của nó từ Nậm Hát trên độ cao gần 700m ở Trạm Tấu chảy về. Đến Mường Lò, Nậm Thia lững thững êm trôi bên những đống lúa lớn thứ hai vùng Tây Bắc. Thế rồi hang Coóng Kéng chặn dòng Thia lại, buộc nó chui qua đó cả cây số để vượt sang Văn Yên về hợp thuỷ cùng sông Hồng. Ngoài việc tưới mát và điều hoà sinh quyển cho vùng lòng chảo Mường Lò, Nậm Thia còn nổi tiếng bởi loài cá quý: cá sỉnh, một loài cá chỉ ăn rêu đá, đã thành món ăn đặc sản hấp dẫn ở nơi này.

 



Cá sỉnh trông gần giống loài cá trôi Ấn Độ nhỏ, điều khác biệt ở chỗ nó có môi đen xanh và dầy. Loài cá này về mùa sinh đẻ thường ngược về nguồn (giống như cá Hồi ở biển) đẻ trứng sinh nở bảo toàn nòi giống. Nhờ dòng nước xiết đã đẩy lũ cá con dạt về nơi dòng chảy yếu hơn để lớn lên, điều này khẳng định cá sỉnh có nhiều ở dòng Thia là thế. Để bắt được cá sỉnh không phải điều dễ dàng, bởi đây là loài cá rất khoẻ, thích sống nơi nước chảy xiết, sợ tiếng động lạ…

 

Những con cá sỉnh thon đỏ, có bộ lườn săn chắc béo ngậy, được chế biến để tiếp khách quý và bè bạn với nhiều món ăn truyền thống. Đơn giản nhất là món “Pa Kính Pỉnh”, là cá sỉnh tươi thoa muối kẹp bằng gắp tre nướng trên than hồng, khi nào mỡ cá xèo xèo bốc mùi ngầy ngậy trên than, cá vàng đều, mang xuống chấm với muối, chanh, hạt sẻn, gừng. Cầu kì hơn người Thái còn làm món “Pa móôc” để đãi khách. Cá được bỏ ruột, cạo vẩy, dùng gia vị như: hạt sẻn, ớt, muối, tỏi, gừng tía… giã nhỏ nhồi vào bụng cá, dùng lạt nhỏ buộc kín lại. Toàn bộ cá được bọc trong lá chuối rừng non bằng nhiều lớp, rồi vùi trong tro nóng bên bếp lửa nhà sàn. Vừa vui câu chuyện đường xa, vừa chờ cá chín dỡ ra mâm để uống rượu, mùi thơm của gia vị quyện vào cá, cộng thêm cái mát mơn man bên mâm rượu nhà sàn, chắc hẳn thưởng thức một lần bạn sẽ không bao giờ quên. Ngoài ra, người Thái còn dùng cá sỉnh để làm các món Pa mẳm (cá mắm), Pa Khính xổm (cá chua), Pa Khính giảng (cá sấy gác bếp)… để ăn dần trong năm, thậm chí trong lễ cưới hỏi của người Thái đen thì cá sỉnh còn được coi là một trong những lễ vật chính của nhà trai đem dẫn cưới.

Một số hình ảnh đẹp
Cá Sỉnh Nậm Thia Yên Bái












Áp chao Cao Bằng

Áp chao Cao Bằng
Mùa đông ở Cao Bằng có một món ăn rất đặc biệt, món ăn làm xua tan đi nhanh chóng cơn giá lạnh miền núi. Đó là món ăn thoạt nhìn thì giống bánh rán, nhưng không phải là bánh rán, người Cao Bằng gọi đó là áp chao.

 



Món ăn được nhiều người Cao Bằng rất mê, và rất nhớ khi đi xa vì cái sự đơn giản nhưng ngon khó diễn tả. Chỉ cần một hũ bột, nêm gia vị đơn giản, với một chảo dầu đầy, nóng, lấy khuôn đong từng đọt bột, nhúng vào chảo dầu sôi lên, ăn nóng kèm với một số phụ gia, rau thơm.

 

Những ngày mùa đông đến với Cao Bằng, ở thị xã, bạn có thể tấp vào một quán lề đường, ngồi sưởi ấm giá rét bằng một chầu áp chao, thật khó quên.

Một số hình ảnh đẹp
Áp chao Cao Bằng
Áp chao Cao Bằng












Bánh ướt - bánh cuốn Sài Gòn

Bánh ướt - bánh cuốn Sài Gòn
Người Sài Gòn không đòi hỏi sự cầu kỳ trong ăn uống, có lẽ chính vì vậy mà những loại "fast food" bình dân mới trở nên phổ biến như vậy. Nói đến bánh ướt, bánh cuốn, nhiều người sẽ cho rằng món này cần phải ngồi xuống, chờ đổ bánh và ăn nóng, sao có thể được liệt vào danh sách? Trên thực tế ở Sài Gòn, món này ăn nóng được thì tốt, không thì cũng không thành vấn đề. 



Nhiều nơi bán bánh ướt, bánh cuốn thường đổ bánh sẵn, khi có khách mua, họ chỉ việc cắt bánh ra, bỏ vào hộp để khách mang đi. Đến chỗ làm, bạn chỉ việc mở hộp bánh, đổ nước mắm vào ăn, thế là xong.

Một số hình ảnh đẹp
Bánh ướt - bánh cuốn Sài Gòn












Monday, October 26, 2015

Bánh giò Hà Nội

Bánh giò Hà Nội
Chẳng đủ để no bụng nhưng chỉ cần nhìn những chiếc bánh giò nóng hổi được bóc khỏi mấy lớp lá, bạn đã có thể quên đi cảm giác đói lạnh của mùa lạnh.

 

Từ những nguyên liệu đơn giản, bột gạo làm vỏ, lá chuối bọc ngoài cùng nhân làm từ thịt lợn, mộc nhĩ, hành... qua tài chế biến của người làm bánh là được chiếc bánh giò xinh xinh. Nghe cách làm thật dễ nhưng để có được chiếc bánh ngon thì chẳng đơn giản chút nào. Vỏ ngoài của bánh sao mịn màng, mềm mà không bở, nhân sao chín, thơm...

 



Tự làm ở nhà thì được bánh chất lượng, chẳng lo mất an toàn vệ sinh nhưng tốn nhiều công sức và đòi hỏi sự khéo tay. Hầu như ở chợ nào, khu phố nào cũng có hàng bán bánh giò, ngon thì có ngon nhưng chất lượng sao thì khó ai đảm bảo. Nhất là phần nhân thịt, do là thịt băm xay nên khả năng lẫn lộn thịt vụn, thịt hỏng rất cao.

 

Có mặt cách đây khá lâu, hàng bánh giò ở chợ Kim Liên bán từ sáng tới tối, lúc nào cũng nườm nượp khách. Những ngày mới ra Tết, nhà nào cũng thịt mỡ ê hề, tưởng hàng cũng chỉ mở hàng bán cho vui, ai dè, khách đông kín chỗ. Bánh của nhà hàng ăn vừa miệng, nhân ngon, vỏ ngon, lúc nào cũng có bánh nóng phục vụ khách suốt ngày, giá 15.000 đồng. Ngoài ra, nhà hàng còn có cả dưa chuột góp ăn kèm cho đỡ ngán. Buổi trưa, tối, chị em lười ăn cơm cũng có thể no bụng hơn khi ăn bánh kèm với giò.

 

Để phục vụ được đa dạng các nhu cầu hơn, quán còn bán thêm đủ các món khác. Thế nên ai lần đầu mới tới ăn cũng có đôi phần hoang mang sợ vào nhầm hàng.

 

Khác với vẻ tấp nập ở Kim Liên, hàng bánh giò ở số 8 Nguyễn Khắc Cần ít khách hơn nhưng về chất lượng bánh thì chẳng thua kém gì. Ở đây thực ra bán nhiều thứ như giò chả, bánh giò chỉ là một phần hàng thôi. Ngồi quán vắng được ưu điểm thoải mái, phục vụ nhanh, giò bò, giò lụa đều ngon. Quán nằm trong khu chợ nhưng đường xá đi lại rộng rãi nên cũng không thấy bí bức, chật chội.

 

Nhược điểm của cả hai hàng bánh giò này là chỗ để xe máy hơi chật chội, chứ đừng nói tới chuyện dừng ôtô để ăn bánh.

Một số hình ảnh đẹp
Bánh giò Hà Nội
Bánh giò Hà Nội
Bánh giò Hà Nội












Bò nướng Lạc Cảnh Nha Trang

Bò nướng Lạc Cảnh Nha Trang
Thịt bò nướng cũng là một trong những đặc sản của Nha Trang. Dân sành ăn vẫn kháo nhau rằng: "Đến Nha Trang mà chưa ăn bò nướng Lạc Cảnh thì mới biết Nha Trang có một nửa". Tuy đó chỉ là câu đùa nhưng thực ra cũng không phải quá lời. Trong cẩm nang ẩm thực của du khách nước ngoài luôn có địa chỉ của quán bò Lạc Cảnh.



Bí quyết làm nên vị ngon của món thịt bò này nằm ở các công thức trộn thịt bò với mật ong cùng hơn 10 gia vị của quán. Thịt bò nướng Lạc Cảnh được thái quân cờ và nướng trên than hoa. Tại quán có khá nhiều loại bò nướng để bạn lựa chọn nhưng nhìn chung, bò đều có vị ngọt và mềm chứ không hề dai, ăn lâu cũng không ngấy. Món này thường được ăn kèm với rau sống, tuy nhiên bạn cũng có thể gọi thêm bánh mỳ hoặc bánh tráng để ăn kèm.
Một số hình ảnh đẹp
Bò nướng Lạc Cảnh Nha Trang












Sunday, October 25, 2015

Cá hói nướng giềng mẻ Hải Phòng

Cá hói nướng giềng mẻ Hải Phòng
Hải Phòng là đất của cá hói - một loại cá đặc biệt có thể sống trong môi trường nước mặn, nước lợ và nước ngọt và người Hải Phòng cũng đã quen với loại cá này. Thông thường cá hói được dùng để nấu canh, lẩu hay xào với rau răm, nhưng không mấy ai biết, cá hói nướng giềng mẻ sẽ đạt đủ vị thơm ngon, đặc biệt thích hợp trong những bữa tiệc bù khú bạn bè. Món ăn lạ miệng này đã góp phần đưa nhà hàng Lẩu Hồng Kông tại 372 Lạch Tray trở nên nổi tiếng.

 



 Theo sách y học cổ truyền, cá hói (miền Nam gọi là cá nâu) được coi như một vị thuốc quý có thể chữa được suy nhược cơ thể, suy nhược thần kinh, tốt cho phụ nữ trước và sau khi sinh nở. Mật cá hói có tác dụng làm giảm căng thẳng, mệt mỏi, đau lưng, mỏi cổ. Vì thế, khi chế biến cá hói, công việc tách mật cá rất quan trọng.
 

Vì là loại cá khỏe nên không phải ai cũng có thể sơ chế được mà phải là những người có kinh nghiệm. Có con cá thậm chí bị bóc mang, tách ruột và lấy mật ra vẫn giẫy mạnh như thường, khi đó vây của cá sẽ giương lên, nếu không chú ý sẽ bị đứt tay do vây cá.

 

Chủ nhà hàng Lẩu Hồng Kông cho biết, vì cá hói có nhiều tại Hải Phòng nên chế biến món ăn này cũng là để khẳng định món ăn độc đáo từ đất Cảng. Anh cho biết, chế biến cá hói phần sơ chế phải coi trọng vì nếu không tách được mật cá riêng ra sẽ hỏng cả con cá vì sẽ đắng. Mật cá tách ra cho vào rượu ngâm củ sả để uống riêng, thịt cá hói khía cạnh đưa vào nướng với giềng mẻ. Với cách nướng này, thịt cá sẽ dậy mùi riêng biệt, ngoài giòn, trong mềm và có thể ăn được cả xương dăm.

 

Thịt cá hói nướng thường ăn với sung muối hoặc xoài muối để vừa có vị mặn, ngọt của cá nướng, vừa có vị chát, vị chua và vị ngọt đậm đà của những loại quả muối chua. Những thức ăn này quyện vào nhau khi ăn không có cảm giác ngán.

 

Nếu như ngồi cùng bạn bè, một đĩa cá nướng kèm theo vài ly đế sẽ mang lại sự thú vị đến không ngờ. Nhìn đĩa cá nướng màu vàng ươm, dậy mùi thơm riêng biệt, những người khó tính nhất cũng phải hài lòng. Cá hói nướng có thể bóc tách chấm với xì dầu đặc, còn nếu cầu kỳ, thịt cá hói quấn trong lá cải, kèm thêm ít dưa chuột, dứa, khế sẽ càng ngon hơn.

 

Nếu muốn thưởng thức món nướng độc đáo này, bạn có thể đến với nhà hàng Lẩu Hồng Kông tại 372 Lạch Tray, quận Ngô Quyền. Giữa đất Cảng, thưởng thức món ăn đất Cảng với khung cảnh đẹp hòa lẫn những bức tranh thủy mặc của Trung Quốc, âu cũng là điều thú vị./.

Một số hình ảnh đẹp
Cá hói nướng giềng mẻ Hải Phòng
Cá hói nướng giềng mẻ Hải Phòng












Chè hạt sen đặc sản Huế

Chè hạt sen đặc sản Huế
Món chè sen bọc nhãn lồng xứ Huế đã nổi danh khắp chốn xưa nay. Chè có vị thơm dịu mát của sen, vị ngọt thanh của cùi nhãn, ăn một lần không thể nào quên. Hột sen nấu chè theo kiểu Huế thường là hột sen tươi, vẫn còn nhựa và thơm mùi lá mới.

 



Nếu là hột sen khô thì thường được rửa và ngâm với nước lạnh, rất ít người đem ngâm nước tro hay một chất khác pha vào. Có lẽ vì người Huế sợ sen bị mất đi vị thơm nguyên chất vì "Sen không hương như cá ươn ngoài chợ, như trai ế vợ, như gái góa lỡ thời..."

 

Hột sen nấu chè theo kiểu Huế được đem hấp chín, sau đó nấu chung với nước đường cát trắng hay đường phèn trong vắt cho đến khi sôi nhẹ. Vị ngọt của đường đủ thấm vào hột sen là bắc ra ngoài bếp. Để được nồi chè ngon, người nấu phải túc trực canh chừng để lửa cháy vừa phải, tay khuấy, trộn thật nhẹ nhàng, thời gian cũng chỉ vừa đủ để hạt sen "không già, không non". Nấu già, hột sen sẽ mất hương thơm tự nhiên. Nấu non, hương sen sẽ không tỏa ngát. Hương sen dịu mát tự nhiên là thứ "bùa mê" của chè sen xứ Huế mà không hương liệu nhân tạo nào thay thế được.

 

Hình thức thăng hoa nhất của chè sen là chè hột sen bọc nhãn lồng. Hột sen màu trắng ngà, kết hợp với màu trắng trong của thịt nhãn (còn gọi là nhãn nhục) tạo ra một màu sắc rất dịu, hài hòa và thanh khiết. Hột sen chín bở được gói trong nhãn nhục mềm mại, giòn tan, hợp với sở thích và khẩu vị của nhiều lứa tuổi. Chè sen bọc nhãn lồng xứ Huế ngon nhất là chè sen hồ Tịnh Tâm bọc nhãn lồng Thành Nội. Hồ Tịnh Tâm nằm phía Đông Bắc Hoàng Thành. Cách đây hàng trăm năm đã nổi tiếng là nơi trồng sen nhiều nhất, hoa sen đẹp nhất và hạt sen thơm ngon đậm đà nhất của kinh thành Huế. Hạt sen hồ Tịnh, cùng với nhiều món ăn nổi tiếng khác của xứ Huế, đã trở thành những món quà quê hương, đại diện cho vùng đất luôn bàng bạc thơ văn và nhạc họa này, giống như chè Thái Nguyên, trà Đà Lạt, cà-phê Buôn Ma Thuột, mè sửng Song Hỷ, mực thước Tư Hiền, tôm khô Rạch Giá... Nhãn lồng được trồng bên những con đường chung quanh Đại Nội, đến mùa kết trái được lồng trong mo cau và gói lài cẩn thận. Có hai loại là nhãn ướt và nhãn ráo. Nhãn ướt mọng nước và thịt mềm. Nhãn ráo giòn nhưng thịt dày và hột nhỏ. Nhãn dùng bọc hạt sen ngon nhất là nhãn ráo. Hột nhãn lồng Thành Nội nhỏ nhắn và vừa vặn với hột sen hồ Tịnh. Do vậy, một người khéo tay với mỗi trái nhãn lồng Đại Nội vừa lột vỏ, có thể lấy hạt ra và thay bằng một hột sen hồ Tịnh, lành lặn và tự nhiên như thuở chưa "thay chàng đổi thiếp”.

 

Nhãn lồng bọc trong hột sen hấp chín sẽ được đổ vào chung với nước đường cát trắng hay đường phèn để nguội. Quả nhãn đã ra đời, lớn lên rồi già và chín từ trong trái nên chẳng cần gia cố gì thêm. Và thế là, mùi thơm ngọt dịu mát của sen, của nhãn lồng, của đường phèn hòa chung nước mát đã hòa lẫn, thăng hoa để làm nên một cốc chè đầy sức hấp dẫn. Ai một lần đến Huế cũng nên một lần thưởng thức, và chắc chắn sẽ không thể lãng quên.

 

Sau đây là cách làm

 

Nguyên liệu:

200g hạt sen

100g nhãn nhục

200g đường trắng

1/2lít nước

 

Thực hiện:

- Hạt sen tách vỏ, bỏ nhụy, rửa sạch. Luộc chín hạt sen, vớt ra để ráo nước

- Nhãn nhục rửa sạch bằng nước ấm, để ráo

- Bắc nồi lên bếp, nước sôi cho đường vào khuấy đều đến khi đường tan hết, nhắc xuống. Cho hạt sen và nhãn nhục vào khuấy đều

- Dùng lạnh rất ngon..

Một số hình ảnh đẹp
Chè hạt sen đặc sản Huế












Bún cá Kiên Giang

Bún cá Kiên Giang
Bún cá ở Sài Gòn không thiếu chỗ bán, nhưng muốn thưởng thức trọn vẹn đúng vị món này thì phải về đúng quê hương làm nên tên tuổi của nó – thành phố Rạch Giá, Kiên Giang. Địa chỉ thường được người truyền tai nhau nhiều nhất khi đến đây du lịch thường là quán trên đường Mạc Cửu đối diện trường Cao đẳng Kinh tế – Kỹ thuật, có lẽ vì nơi đây nấu vừa miệng mọi người nên được biết đến nhiều hơn. Quán này cũng là địa điểm ưa thích của teen nơi đây.

 



Thành phần không thể thiếu trong món này đó là cá (tất nhiên), nhưng phải là cá lóc đồng. Bộ lòng cá được làm sạch để mang đi nấu nước lèo, còn thịt cá sau khi chín, rỉa hết xương thì được tách ra từng miếng và được xào sơ qua để khi ăn không bị tanh.

 

Ngoài cá ra thì thêm ít tôm nữa mới đủ làm nên món bún cá. Do đặc thù vùng sông nước nên tôm ở đây là tôm thẻ, to và thịt ngon hơn chứ không dùng tôm khô như thường thấy ở các quán trên Sài Gòn. Để có được màu đỏ gạch đặc trưng và hấp dẫn vậy là do tôm được rim với gạch tôm rồi nêm nếm cho ngon, chứ không phải là do phẩm màu đâu nhé. Quan trọng nhất đối với các món dùng nước phải nói tới nước lèo, ngoài dùng cá nấu được nói ở trên thì nước dùng có thêm xương ống heo và một tí gia vị nêm nếm cho đậm đà. Giá, rau răm, rau diếp cá, rau thơm, nước mắm ớt cũng là những thứ ăn kèm không thể thiếu.

 

Quán chỉ bán từ chiều tối thôi nhé và hay hết sớm lắm, chắc chắn ăn xong bạn sẽ muốn gọi thêm một tô nữa đấy! Nếu ăn thêm đầu cá thì tính thêm một chút. Bạn muốn ăn bún cá buổi sáng thì có thể đến chùa Quan Đế hoặc những hàng quán khác bán rất nhiều và không cần lăn tăn về độ ngon đâu. Thời tiết se se lạnh ở Kiên Giang mà ngồi thưởng thức một tô bún cá nóng hổi, thơm lừng thì còn gì tuyệt hơn

Một số hình ảnh đẹp
Bún cá Kiên Giang
Bún cá Kiên Giang












Đọt mây nướng Bình Phước

Đọt mây nướng Bình Phước
Từ những lõi Đọt Mây trắng ngần có vị ngọt và đăng đắng, người S’tiêng (Bình Phước) đã chế biến thành nhiều món ăn đơn giản nhưng không kém phần hấp dẫn.

 

Trong ẩm thực của các dân tộc thiểu số ở Bình Phước, vị đắng khó quên từ những đặc sản của rừng mang lại không chỉ có cà đắng, măng le… vốn đã quen thuộc lâu nay mà người S’tiêng còn có những Đọt Mây mọc hoang chằng chịt trong rừng.

 



Đọt Mây vốn là nguyên liệu sẵn có và tất yếu để chế biến các món ăn trong bữa cơm hàng ngày của đồng bào S’tiêng. Có thể nói, vị đắng trong các món ăn luôn mang đến sự mới mẻ, kì diệu cho những người thưởng thức nó.

 

Mây song thường mọc ở các khu rừng hỗn giao, nhiều nhất ở vùng Đông Nam bộ. Cây mây mọc dài có khi lên đến hàng chục mét, trên đọt có chùm lá gai. Muốn lấy đọt phải rút sợi mây xuống, có khi phải huy động mấy chục người lực lưỡng mới kéo nổi và cũng cần thận trọng khi tách đọt mây để tránh bị gai nhọn đâm.

 

Khi chế biến món ăn, người S’tiêng chọn những Đọt Mây non tơ, bụ bẫm dài khoảng ba bốn gang tay, mang về tước bỏ phần vỏ lá bên ngoài. Từ những lõi Đọt Mây trắng ngần có vị ngọt và đăng đắng, người S’tiêng chế biến thành nhiều món ăn đơn giản nhưng không kém phần hấp dẫn.

 

Đặc biệt, món Đọt Mây bỏ ống tre sau đó nướng vào lửa là món ăn khoái khẩu của nhiều du khách khi đến thăm vùng đất này. Món Đọt Mây nướng được vùi dưới than hồng giống như nướng củ sắn tươi, có hương vị rất thơm, bùi và không dai vì còn giữ được nước. Món nướng ăn có vị đắng hơn xào, nhưng chính vì đắng mới cảm nhận được độ ngọt của nó.

 

Sau khi chín, người ta xé Đọt Mây ra từng sợi chấm với muối giã nhuyễn cùng ớt xiêm trái bé xíu. Vị đắng, ngọt, thơm của Đọt Mây hòa quyện cùng vị mằn mặn của muối, vị cay nồng của ớt mang đến cho người ăn một cảm giác thú vị và lạ miệng. Cảm giác đầu tiên khi ăn là… đắng khủng khiếp, nuốt rồi mà đầu lưỡi vẫn còn đắng. Nhưng, từ trong chân răng cảm nhận nhè nhẹ một vị ngọt như vị đọt cau, nhưng không nồng, gắt và không có cảm giác say. Nếu ăn xong một Đọt Mây, húp thêm một muỗng canh thụt thì mới hiểu hết về món ăn của người S’tiêng.

 

Hương vị của Đọt Mây mang lại cho du khách những cảm nhận thật nhất về cuộc sống, về phong tục tập quán, về truyền thống văn hóa của đồng bào S’tiêng để một lần được thưởng thức quây quần bên mâm cơm của đồng bào, để một lần nhớ, nhớ mãi… không quên.

 

Đọt Mây không chỉ làm phong phú ẩm thực của người S’tiêng mà nó còn là một vị thuốc hiệu nghiệm khi chữa sốt rét, dùng để giải độc rượu, trị đầy hơi, trướng bụng.

 

Với vị ngọt, đắng, bùi, béo lại giàu chất dinh dưỡng, món ăn đặc sản này của núi rừng đã trở thành một trong những nét văn hóa đặc trưng về ẩm thực thu hút sự chú ý của du khách mỗi khi đặt chân lên vùng đất Bình Phước.

Một số hình ảnh đẹp
Đọt mây nướng Bình Phước
Đọt mây nướng Bình Phước












Bánh tráng chấm mắm ruốc Phan Thiết

Bánh tráng chấm mắm ruốc Phan Thiết
Có thể nói, bánh tráng chấm mắm ruốc là món ăn đặc sản và truyền thống của Phan Thiết, gắn liền với tuổi thơ của hầu hết người dân nơi đây. Bánh tráng chấm nắm ruốc kết thân với người dân từ bữa sáng đến những chiều cần có gì lót dạ.



Mắm múc ra, vắt thêm chanh, ớt xay rồi đánh đều là bí quyết làm cho món ăn trở nên hấp dẫn. Nếu từng một lần ăn thử món này, có thể bạn sẽ bị phải lòng vị thơm lừng đặc trưng của mắm ruốc, giòn giòn, bùi bùi của bánh tráng nướng với cái dai của bánh tráng cuốn, hòa chung vị mát lành của rau và chua nhẹ của xoài. Nhiều khách du lịch lưu luyến món ăn này thường ra chợ Phan Thiết tìm mua mắm ruốc để mang chút vị Phan Thiết về nhà.
Một số hình ảnh đẹp
Bánh tráng chấm mắm ruốc Phan Thiết












Cháo Ấu tẩu Hà Giang

Cháo Ấu tẩu Hà Giang
Hà Giang - vùng biên giới cực bắc của Tổ Quốc được biết đến với nhiều loại dược liệu quý. Trong đó củ ấu tẩu không chỉ dùng làm vị thuốc mà còn được người dân nơi đây chế biến thành một món ăn độc đáo: cháo ấu tẩu.

 

 



Còn có tên gọi là ô đầu và phụ tử, củ ấu tẩu thường mọc ở vùng núi cao, khí hậu lạnh. Theo y học ấu tẩu có vị cay tê, tính nóng, có tác dụng chữa bệnh rất tốt. Từ lâu người Mông đã dùng củ ấu tẩu ngâm xoa bóp chân khi đau nhức hoặc chữa cảm gió rất hiệu quả. Bát cháo ấu tẩu ban đầu chỉ được biết đến như món cháo giải cảm của đồng bào dân tộc Mông. Sau này, người dân Hà Giang thêm một số gia vị, phụ gia khác, nấu thành món cháo "đặc sản" của xứ sở mờ sương, ăn ngon miệng lạ lùng.

 

Bản chất ẩu tấu rất độc, muốn giảm bớt độc tính phải có bí quyết. Chọn gạo tẻ, nếp cái trồng trên nương của đồng bào dân tộc, chân giò của lợn cắp nách, ninh trong 4 tiếng… qua một số công đoạn công phu mới có được bát cháo ấu tẩu hoàn hảo. Ngâm kỹ ấu tẩu trong nước vo gạo một đêm, rửa sạch đem ninh cho tới khi mềm, bở tơi thành thứ bột đặc sền sệt. Bột củ ấu tẩu được nấu lẫn gạo và nước dùng ninh từ chân giò lợn. Cuối cùng khi bắc ra đập trứng gà, cho thêm ớt, tiêu, hành, rau mùi và tía tô tăng thêm tác dụng giải cảm của bát cháo.

 

Cháo nấu xong mang sắc nâu đậm, nhìn giống bát cháo lòng của người miền xuôi, vị bùi, béo và thơm đặc biệt. Vì là vị thuốc nên đặc trưng của cháo ấu tẩu là vị đắng như tam thất. Tuy nhiên cái đắng hòa cùng miếng ấu tẩu bùi, dẻo, quyện với cái ngọt của nước xương ninh và thơm ngậy của trứng đọng lại thành hương thơm, vị ngọt ngào trong cổ, tạo cảm giác lạ miệng và hấp dẫn.

 

Cháo ấu tẩu có cả bốn mùa nhưng đặc biệt chỉ bán vào buổi tối. Bởi lẽ theo kinh nghiệm lâu năm của những người dân ở đây cháo có tác dụng tốt nhất qua giấc ngủ đêm. Với nhiều người dân ở thị xã vùng cao này cháo ấu tẩu là món ăn đêm thường nhật. Tối tối khi nhà nhà lên đèn cũng là lúc hàng cháo ấu tẩu tấp nập khách ra vào. Đó có thể các bác luống tuổi ăn cháo để bồi bổ xương cốt, là khách đi chơi khuya, là dân buôn bán tứ xứ…nhưng dù là đối tượng nào bát cháo ấu tẩu cũng như vị thuốc thần giúp xoa tan mệt nhọc của một ngày để có một giấc ngủ sâu và khoan khoái hơn.

Một số hình ảnh đẹp
Cháo Ấu tẩu Hà Giang
Cháo Ấu tẩu Hà Giang












Saturday, October 24, 2015

Cá sông Đà nướng đồ Hòa Binh

Cá sông Đà nướng đồ Hòa Binh
Vùng lòng hồ sông Đà chứa trong nó rất nhiều loại cá nước ngọt ngon lành. Nào là trắm, chép, lăng, nheo… có thể làm ra hàng chục món khác nhau. Trong đó, không thể không kể đến món cá nướng đồ 

 



Từng con cá tươi roi rói từ sông lên được thọc các que nhỏ, dài từ miệng xuống đuôi. Sau đó, cá còn được kẹp bằng tre ở ngoài để không bị gãy, rơi khi chín. Tiếp đó, từng xiên cá ấy được đưa lên bếp nướng thơm

 

Cá nướng dù đã ngon nhưng không ăn ngay mà được cho thêm muối, gói vào lá chuối rồi đồ lên. Khi cá được mang ra, mùi thơm rất đặc biệt, không chỉ là mùi của than ấm, mùi của thịt cá ngọt tươi mà còn thoang thoảng hương chuối, hương tre của rừng và đậm đà vị mặn mà đơn sơ của muối

Một số hình ảnh đẹp
Cá sông Đà nướng đồ Hòa Binh












Nước mắm Cửa Lò

Nước mắm Cửa Lò
Khi thưởng thức các loại hải sản, các món ăn của xứ Nghệ mà không có chút nước mắm tươi ngon được chế biến từ cá nục, các thu thì thật là thiếu thi vị. Thường nước mắm được làm từ loại cá nục hoặc cá thu tươi, có nhiều đạm được ủ từ 9 đến tháng 12, bao giờ ngấu mới đem ra dùng.



Để nước mắm thêm thơm ngon, ngư dân thường pha chế nước mắm với thính làm bằng gạo hoặc đậu rang và mật mía, thắng đặc rồi đổ nước cho thêm muối vào quấy đều, lọc lấy nước đem nấu nước mắm. Loại nước mắm Cửa Lò có bề dày truyền thống hàng trăm năm, có độ đạm cao, làm mỗi bữa ăn của du khách thêm đậm đà, khó quên.

Một số hình ảnh đẹp
Nước mắm Cửa Lò












Friday, October 23, 2015

Trứng vịt lộn rang me Hà Nội

Trứng vịt lộn rang me Hà Nội
Bước vào quán ăn trong chiều lạnh, mùi hành tỏi, nước me dậy lên thơm phức làm thực khách không khỏi nao lòng, gọi ngay một đĩa trứng vịt lộn rang me nóng hổi.

 

Trứng vịt lộn luộc, trứng vịt lộn lá ngải là những món hết sức quen thuộc nhưng trứng vịt lộn rang me thì không phải ai cũng đã được thưởng thức đâu nhé. Một món ăn khá quen thuộc và vô cùng được ưa chuộng ở Sài Gòn, gần đây đã du nhập đến Hà Nội.

 



Đĩa trứng được bưng ra rất bắt mắt. Một lớp nước sốt vàng nâu óng ả bọc trọn quả trứng, rắc thêm một chút lạc rang cùng lá rau răm, vừa giản dị nhưng cũng không kém phần hấp dẫn. Một điều đặc biệt là khi nào khách gọi thì trứng mới được đem đi sốt với me nên đảm bảo vị nóng hôi hổi, vừa thổi vừa ăn nhé. Tuy nhiên, bạn phải kiên nhẫn chờ lâu một chút, nhưng để được thưởng thức một món ngon trọn vẹn thì mất một ít thời gian có lẽ cũng đáng nhỉ.

 

Món ăn được chế biến khá đơn giản. Trứng vịt lộn được luộc lên rồi bóc vỏ cho nước cốt me (hòa đường và nước mắm) đảo nhẹ tay trong tầm 3-5 phút cho ngấm rồi bạn có thể đánh chén một món vừa quen vừa lạ ngon lành rồi.

 

Đưa một miếng lên miệng, vị ngọt của trứng quyện cùng vị chua thanh thanh của nước sốt me, vị thơm của rau răm và vị bùi của lạc. Tất cả cộng hưởng với nhau một cách hài hòa thành một món ăn tuyệt cú mèo. Những bạn nào sợ vị tanh của trứng vịt lộn cũng không phải lo lắng nữa nhé vì sốt me đậm đà thơm lừng đã át đi hẳn mùi tanh. Bạn có thể ăn 3-4 quả mà không hề thấy ngán tẹo nào.

 

Ở một số quán có thêm bánh mì để ăn cùng nước sốt, các bạn cũng nên thử. Bánh mì thơm giòn kết hợp với vị sốt me cũng là trải nghiệm thú vị mà bất kỳ tín đồ ăn uống nào cũng không nên bỏ qua.

Một số hình ảnh đẹp
Trứng vịt lộn rang me Hà Nội












Thursday, October 22, 2015

Bánh cuốn chả mực Hà Nội

Bánh cuốn chả mực Hà Nội
Miếng bánh dày dặn, hào sảng như người dân đất Mỏ, ăn kèm với chả mực dai dai, ngọt đậm hương vị miền biển.



Bánh cuốn là món ăn dân dã quen thuộc với người dân Việt Nam từ bao đời. Miếng bánh mỏng tang được làm từ hạt gạo ngày mùa, trắng muốt, mềm mại ăn cùng thứ nước chấm đậm đà. Một món ăn không màu mè, cầu kỳ trong cách chế biến nhưng lại có thể khiến người ăn thích mê.

 

Ở mỗi vùng miền, người dân lại có cách chế biến bánh cuốn khác nhau cho phù hợp với khẩu vị của địa phương. Nếu như vùng Lạng Sơn, Hà Giang ăn bánh cuốn trứng cùng thứ nước chấm ngòn ngọt của nước hầm xương thì bánh cuốn Phủ Lý lại ăn kèm với thịt nướng tẩm ướp gia vị từa tựa như bún chả Hà Nội.

 

Nức tiếng nhất phải kể đến bánh cuốn Thanh Trì đã trở thành thương hiệu. Ban đầu, bánh cuốn Thanh Trì thứ thiệt chỉ là lớp bánh cuốn chay được các cô thôn nữ đem từ vùng ngoại thành vào bán, tùy khẩu vị, có người ăn cùng chả quế. Sau này, bánh cuốn Thanh Trì có thêm lớp nhân từ mộc nhĩ và thịt lợn băm. Ngày nay, người đầu bếp còn sáng tạo ra nhiều kiểu ăn khác như ăn cùng với nấm, tôm hay thịt gà.

 

Thế nhưng, ai từng tới vùng đất Hạ Long Quảng Ninh, sẽ thấy bất ngờ trước sự kết hợp độc đáo giữa bánh cuốn là sản vật của vùng đồng bằng với chả mực, một đặc sản đậm đà hương vị miền biển. Chẳng cần quảng cáo, chả mực Hả Long đã nổi danh xa gần bởi mùi vị hấp dẫn, khó quên. Mực thì vùng biển nào cũng có nhưng người dân nơi đây tin rằng chỉ có mực Hạ Long thứ thiệt mới có thể cho ra được loại chả mực hảo hạng, dai ngon, thơm nức.

 

Chả mực ngon là loại được giã tay, không giã nhuyễn như giã giò để đảm bảo vẫn còn độ giòn vừa phải. Trong quá trình giã, người Hạ Long cho thêm các loại gia vị như tiêu, tỏi để khi rán dậy lên hương vị. Chả mực cũng rất kén lửa vì thế phải giữ lửa, không quá to cũng không được quá nhỏ.

 

Bánh cuốn Hạ Long thường ăn với ruốc tôm. Theo những người sành ăn, tôm được chọn làm ruốc phải là những chú tôm rảo biển tươi xanh, khi trần lên thì tôm có màu đỏ au, có vị ngọt đậm, kích thích vị giác của người ăn. Nếu là loại tôm loại 1 thì sẽ có màu đỏ tự nhiên, không cần can thiệp của các loại phẩm màu độc hại.

 

Khác với bánh cuốn những miền khác là ăn kèm với lát ớt chỉ thiên đỏ rực, cay xé, bánh cuốn Hạ Long ăn cùng với ớt bột nhưng phải là loại ớt bột từ vùng Đông Triều thơm và cay đặc trưng. Chỉ cần một thìa nhỏ cũng đủ khiến thực khách xuýt xoa. Người Quảng Ninh thường ăn bánh cuốn cùng rau muống chẻ, húng và mùi ta; khi ăn, đưa cả bát lên miệng để và, đồng thời hít hà vị cay xè của ớt bột.

 

Loại gạo dùng làm bánh được lấy từ khu vực huyện Quảng Yên, khi tráng lên có màu trắng tinh khiết, mềm mại. Miếng bánh dày dặn, hào sảng như người dân đất Mỏ hồn hậu, khi đưa lên miệng có cảm giác đầy miệng hơn bánh cuốn Thanh Trì mỏng manh. Tuy nhiên, theo nhiều thực khách thì vị bánh có vị hơi chua hơn bánh các vùng miền khác.

 

Ở Hà Nội, tìm ăn bánh cuốn Hạ Long quả thực rất khó vì ít hàng làm được hương vị chuẩn. Quán nhỏ cuối phố Hàng Bông do một chủ quán người gốc Quảng Ninh mở được gần 2 tháng đang thu hút được nhiều thực khách, không chỉ người Hạ Long xa quê mà còn những người dân Hà thành, tò mò vì một loại đặc sản miền biển.

Một số hình ảnh đẹp
Bánh cuốn chả mực Hà Nội
Bánh cuốn chả mực Hà Nội












Ốc lể Đà Nẵng

Ốc lể Đà Nẵng
Món Những ngày này, tại các khu chợ lớn như chợ Hàn, chợ Cồn, chợ Mới, chợ Đống Đa... hay những khu chợ phường, xã nhỏ của Đà Nẵng, đâu đâu cũng có bóng dáng của một ốc lể.

 



Ốc lể là món quà quý mà biển ban tặng cho người dân miền Trung vào những ngày cuối tháng 2, đầu tháng 3 Âm lịch. Ốc lể vào mùa to... bằng đầu móng tay, với nhiều màu sắc vô cùng sặc sỡ. Những chú ốc được những người dân sống ven biển cào lên từ lớp cát biển, mang về ngâm trong nước biển sạch 1 ngày đêm cho nhả sạch cát, rồi mang ra bán cho những người bán hàng ốc lể ở các nơi.

 

Ốc lể dễ chín, và muốn ốc chín mà vẫn giữ được độ ngon ngọt, người ta hong ốc trên bếp, rải sả, ít muối ớt, tiêu vào cho ốc được thấm tháp. Sau đó, từ những thau ốc to này, khi khách đến mua, các chị chủ hàng bắt đầu trộn các loại gia vị như dầu phi hành khô, muối, ớt, bột ngọt và đặc biệt là nước mắm gừng vào, đảo nhanh tay. Rồi gói ghém lại kèm với một ít gai bưởi để chuẩn bị sẵn để cho khách lể.

 

Nhiều người không thích ốc lể vì nó nhỏ xíu, và ăn hơi cực, phải dùng gai lể từng con ốc để lấy ra phần thịt. Nhưng một khi đã thích thì... chết mê chết mệt với món ăn này. Vừa lể ốc, vừa trò chuyện vào những ngày rảnh rỗi, thật không gì bằng...Vì vậy mà mỗi ngày, vào mùa ốc lể, những hàng ốc ở Đà Nẵng bán ra vài trăm lon ốc/ngày là chuyện bình thường.

 

Chị Cúc, bán ốc lể nổi tiếng ở chợ An Hải Bắc chia sẻ, ngày chị bán đến 500-600 lon ốc, với giá 10.000 đồng/lon. “Người ta xếp hàng không kịp đong. Thứ ni ăn không ghiền mới là lạ!” chị Cúc vui vẻ nói.

 

Chắc hẳn ốc lể gắn với tuổi thơ của rất nhiều người trong chúng ta. Món này không chỉ dành cho các bà, các chị, mà không ít quý ông cũng nghiện. Ốc lể thường chỉ có ở những vùng ven biển, nên những tỉnh thành có biển mới quen thuộc với món ốc này. Cứ đến độ tháng Giêng trở đi, là ốc lể xuất hiện, và kéo dài trong độ chừng 3 tháng. Cứ vào thời điểm này, đi đến đâu, nhất là ở những khu chợ lớn, từng thau ốc lể lớn được nấu sả thơm phưng phức, bày bán khắp mọi nơi...

Một số hình ảnh đẹp
Ốc lể Đà Nẵng