This is default featured slide 1 title

Go to Blogger edit html and find these sentences.Now replace these sentences with your own descriptions.This theme is Bloggerized by Lasantha Bandara - Premiumbloggertemplates.com.

This is default featured slide 2 title

Go to Blogger edit html and find these sentences.Now replace these sentences with your own descriptions.This theme is Bloggerized by Lasantha Bandara - Premiumbloggertemplates.com.

This is default featured slide 3 title

Go to Blogger edit html and find these sentences.Now replace these sentences with your own descriptions.This theme is Bloggerized by Lasantha Bandara - Premiumbloggertemplates.com.

This is default featured slide 4 title

Go to Blogger edit html and find these sentences.Now replace these sentences with your own descriptions.This theme is Bloggerized by Lasantha Bandara - Premiumbloggertemplates.com.

This is default featured slide 5 title

Go to Blogger edit html and find these sentences.Now replace these sentences with your own descriptions.This theme is Bloggerized by Lasantha Bandara - Premiumbloggertemplates.com.

Tuesday, January 31, 2017

Bánh răng bừa Thanh Hóa

Bánh răng bừa Thanh Hóa
Về Thanh Hóa thưởng bánh răng bừa mới thấy hết được sự quý giá của những hạt gạo và sự khéo léo của con người nơi đây…Những chiếc bánh dẻo thơm chấm vào bát mắm ngon thì không còn gì tuyệt bằng. Phải thưởng thức thì mới thấy hết vị ngon của quê hương đọng lại trong từng miếng bánh!

 



Trong mỗi chúng ta ai cũng từng lớn lên bằng hạt gạo từ đồng đất quê hương, chắc không thể nào quên mùi cơm gạo mới thấm đẫm bao mồ hôi, công sức của những con người lam lũ. Những hạt ngọc ấy không chỉ “đồng hành” hàng ngày với ta bằng những bát cơm trắng thơm mà còn là chất liệu để làm nên những loại bánh đặc sản dân gian của mỗi miền quê Việt.

 

Bánh răng bừa (có nơi gọi là bánh tẻ hoặc bánh lá), riêng người Thanh Hóa gọi tên như thế vì hình dạng chiếc bánh trông giống cái răng bừa. Đây là loại bánh truyền thống thường được làm vào ngày rằm, ngày giỗ, ngày Tết Nguyên đán hay những khi nhà có công việc.

 

Làm bánh răng bừa không phức tạp nhưng cũng chẳng đơn giản. Nó đòi hỏi ở người làm một sự kiên trì, khéo léo và cả kinh nghiệm. Nguyên liệu chính là gạo tẻ, phải chọn loại gạo dẻo, thơm ngâm nước khoảng 3 - 4 giờ sau đó đem xay thành bột cùng với nước. Bột được xay xong cho lên bếp khuấy, trong quá trình này phải chú ý tay khuấy đũa liên tục sao cho bột không bị vón cục và cũng không quá chín, đây là công đoạn đòi hỏi người làm bánh phải thật khéo léo. Khi thấy nồi bột gạo có độ đặc sền sệt thì ta bắc xuống bếp, chuẩn bị công đoạn gói bánh. Người ta thường dùng lá dong hoặc lá chuối để gói bánh. Nhân bánh gồm có hành khô, thịt ba chỉ và mộc nhĩ băm nhỏ trộn chung với hạt tiêu rồi đem xào chín trước khi mang ra làm nhân, nêm gia vị sao cho vừa ăn, đừng mặn quá mà cũng đừng nhạt quá.

 

Những chiếc bánh thon dài, nhỏ như những chiếc răng bừa được xếp vào nồi chờ nổi lửa để “hoàn thiện” mình. Bánh có thể được đem hấp hoặc luộc tới khi chín. Khi mùi thơm của thịt ba chỉ, mộc nhĩ, hạt tiêu hòa với mùi bột gạo tỏa ra mùi thơm ngào ngạt căn bếp nhỏ, cũng là lúc báo hiệu bánh chín.

 

Những chiếc bánh dẻo thơm chấm vào bát mắm ngon thì không còn gì tuyệt bằng. Phải thưởng thức thì mới thấy hết vị ngon của hồn quê đọng lại trong từng miếng bánh. Xưa kia, chỉ những ngày giỗ tết, lễ tục thì trên mâm cỗ của người xứ Thanh mới xuất hiện đĩa bánh răng bừa như thể hiện lòng thành của con cháu đối với ông bà tổ tiên. Giờ đây ta có thể thưởng món bánh răng bừa ở bất kỳ những góc chợ quê, những quán ăn, nhà hàng hay trong các tiệc cưới hỏi trên mảnh đất xứ Thanh này.

Một số hình ảnh đẹp
Bánh răng bừa Thanh Hóa












Chè Tà Xùa Sơn La

Chè Tà Xùa Sơn La
Chè Shan tuyết Tà Xùa có búp màu trắng, cánh vàng, lá to được bà con lại chăm bón tự nhiên, không sử dụng hóa chất, việc thu hái, sao chế tuân thủ đúng theo kinh nghiệm cha ông để lại nên chè khi uống có vị thơm, ngọt thanh, mát dịu. Màu nước chè từ khi pha tới vài nước sau vẫn giữ được nguyên màu xanh lơ đỏ. Khi uống chè, cảm giác đầu tiên là vị đắng chát, sau đó dần chuyển sang ngọt, hương vị chè thơm đặc biệt khác lạ so với các dòng chè khác



 
Một số hình ảnh đẹp
Chè Tà Xùa Sơn La












Bún sườn chua Hà Nội

Bún sườn chua Hà Nội
Chỗ ngồi ngoài mặt đường, để xe cũng trên đường luôn nhưng quán bún sườn mọc không vì thế mà vắng khách những ngày đông buốt giá.

Đường Kim Liên mới, hay còn gọi là đường Xã Đàn (Hà Nội), tuy mới mở được chưa lâu nhưng do không gian rộng rãi, nên là nơi tập trung của nhiều quán ăn, quán nhậu dọc hai bên đường. Trong những ngày cận kề cuối năm, liên hoan tiệc tùng nhiều, hẳn bạn sẽ mong muốn có một món ăn đổi vị, chua chua, thanh mát lạ miệng. Vậy thì hãy ghé thăm quán bún nhỏ nằm cuối phố, đoạn gần giao với phố Phạm Ngọc Thạch để thưởng thức món ăn bình dân mà thu hút được rất nhiều thực khách nhé.

 



Nhắc tới bún sườn chua, nhiều bạn chắc hẳn sẽ nhớ tới nồi nước dùng chế biến từ nước ninh sườn, cà chua, dọc mùng và dứa tươi mà mẹ hay làm ở nhà mỗi dịp cuối tuần. Cũng ngần ấy thứ nguyên liệu, nước dùng của quán đậm đà, dậy lên vị chua ngọt đặc trưng. Tuy bát bún cũng lắp lu những miếng thịt lợn luộc thái lát mỏng, dẻ sườn thơm ngon, thịt mọc chắc ngọt nhưng không hề tạo ra cảm giác ngấy.

 

Chủ quán đã có cách chế biến ra nước dùng rất riêng mà không dễ gì có được. Bởi thế mà dù giá rét, dù quán không hề có bàn ghế sạch sẽ, chỉ ăn ở ngay lòng đường, che tạm bằng vài chiếc ô cỡ lớn nhưng chưa khi nào thưa vắng khách. Xe máy và ôtô nườm nượp xếp hàng dài chỉ chờ để ăn được bát bún nóng hổi, ngon miệng như bát bún ở nhà của mẹ, "ăn tới đâu, trôi tới đó".

 

Bún chua thường đi kèm với nó là sườn, mọc, lưỡi, thịt chân giò, móng giò. Từng viên mọc nhỏ xinh được chế biến theo công thức đặc biệt, gia giảm theo bí quyết "nhà nghề" để cho ra đời những viên mọc ngọt thịt mà thơm hương, dậy thơm mùi tiêu quyện cùng mùi vị của mộc nhĩ. Sườn được ninh đến độ chín vừa phải nên thịt có độ dai và ngọt, lưỡi vẫn còn sần sật, dai dai, rất thú vị.

 

Với cánh đàn ông tới quán, hẳn sẽ "mê mệt" món lưỡi giòn dai này nên thường gọi hẳn một bán bún lưỡi, móng giò vừa để ăn cho "đã", vừa làm "mồi" cho câu chuyện lúc tan sở. Nhiều thịt là vậy, nhưng được trung hòa bởi vị chua thanh của cà chua và dứa nấu cùng dọc mùng nên rất dễ ăn, lạ miệng và không bị ngấy.

 

Khách tới ăn mùa này sẽ phải hứng chịu giá rét do quán ở ngay vỉa hè, không có che chắn. Tuy nhiên, kể cả những ngày mưa rét, quán chưa khi nào ế hàng. Quán bán cả ngày, có chỗ để xe thoải mái, rộng rãi.

Một số hình ảnh đẹp
Bún sườn chua Hà Nội
Bún sườn chua Hà Nội












Monday, January 30, 2017

Ngan luộc Hà Nội

Ngan luộc Hà Nội
Chưa cần đụng đũa, bạn sẽ ngửi ngay được mùi thơm nhẹ của bát măng tiết và cảm nhận được vị giòn béo trong miếng da căng mẩy của ngan.

Cuộc sống nơi đô thành tấp nập đem lại cho con người quá nhiều lựa chọn mỗi khi bước chân ra đường vui chơi, ăn uống. Mỗi lúc như vậy, người ta lại thường tìm đến những vỉ thịt, nầm... nướng thơm phúc trên bếp than đỏ rực hay cùng nhau cạn chén bên nồi lẩu bò, gà dậy mùi đang sôi sùng sục. Sau những "cuộc vui dầu mỡ" lặp đi lặp lại như thế, có không ít người lại thòm thèm vị ngọt mềm của thịt ngan luộc cùng với bát măng tiết nóng hổi giản đơn.

 



Quán bún miến ngan tại số 31 Lý Quốc Sư (Hà Nội) chỉ mở cửa từ khoảng 10h cho tới 14h. Nhưng hễ lúc nào ông bà chủ vừa mở cửa là quán lại tấp nập người tìm đến. Bạn có thể chọn ngồi ăn ở ngoài vỉa hè hoặc vào trong nhà. Một số người lại thích ngồi ở phía đối diện bên đường của quán cho thoáng mát. Thực đơn của quán rất đơn giản, chỉ có thịt ngan, bún, miến, tiết canh và lòng ngan. Điều này giúp cho quán phục vụ được cả cho khách ăn sáng muộn lẫn những người đi ăn trưa.

 

Khay thức ăn được bưng ra bàn chỉ sau ít phút gọi món. Chưa cần đụng đũa, bạn sẽ ngửi ngay được mùi thơm nhẹ của bát măng tiết và cảm nhận được vị giòn béo trong miếng da căng mẩy. Gắp một miếng thịt ngan, chấm vào bát nước mắm hoặc xì dầu rồi đưa lên miệng, bạn sẽ thấy được ngay chất nước ngọt trong miếng thịt khẽ chảy vào đầu lưỡi. Miếng thịt mềm mại, lớp da giòn dai cùng chút nước chấm đậm đà, thơm thơm mùi tỏi, ớt là sự kết hợp hoàn hảo cho vị, khứu giác lúc này.

 

Nhưng cái thú khi ăn ngan chặt không chỉ dừng ở đây, sẽ thật thiếu sót nếu bạn không gọi thêm cho mình một bát măng tiết. Miếng măng cắt nhỏ giúp cân bằng bữa ăn và không bị ngấy. Cắn một miếng tiết, nước dùng nấu từ thịt, xương ngan ngọt thơm như trào ra trong miệng, vừa nóng hổi lại vừa thích thú đến kỳ lạ. Cuối cùng, bạn chỉ cần ăn thêm một bán bún chan nước măng cùng với chiếc quẩy vàng ruộm giòn tan. Vậy là quá đủ để tiếp tục "chiến đấu" trong cả buổi chiều còn lại.

Một số hình ảnh đẹp
Ngan luộc Hà Nội
Ngan luộc Hà Nội
Ngan luộc Hà Nội
Ngan luộc Hà Nội












Sunday, January 29, 2017

Bồn bồn Bạc Liêu

Bồn bồn Bạc Liêu
Bạc Liêu được xem là “quê hương” của loại cây có gốc trắng nõn loài cỏ hoang mang đến vị ngọt từ đồng chua tên gọi dân dã là bồn bồn. Bồn Bồn rất dễ chế biến và nhờ có hương vị thơm ngon, lại giàu dinh dưỡng, ngoài việc làm dưa chua, phần tươi non của cây bồn bồn được làm nhiều món ăn dân dã rất ngon như: xào tôm thịt, nấu canh chua, nấu lẩu chua, làm gỏi…



Dưa bồn bồn hiện nay đã trở thành một món đặc sản nổi tiếng ở Bạc Liêu. Dưa bồn bồn có thể biến tấu thành những món  ăn với cơm nóng như cá kho dưa  bồn bồn có vị bùi, ngọt, nấu càng kỹ vị chua của dưa sẽ mất dần, thịt cá không tanh, mềm mà không nát. Đặc biệt kho cùng tép tạo nên một hương thơm riêng biệt.
Một số hình ảnh đẹp
Bồn bồn Bạc Liêu












Saturday, January 28, 2017

Ốc Hương Sông Cầu

Ốc Hương Sông Cầu
Du khách sẽ được thưởng thức món Ốc Hương là những loại ốc lạ mà du khách sẽ được thưởng thức khi đến Sông Cầu.




Nằm dọc theo danh thắng cấp quốc gia vịnh Xuân Đài, thị xã Sông Cầu là điểm hẹn của rất nhiều loài hải sản tươi ngon nổi tiếng cả nước như: ghẹ, tôm, sò, cá và đặc biệt hơn là đủ các loại ốc, từ loại quen thuộc như ốc giấm, ốc nón, ốc gai , ốc mỡ, ốc giác, ốc bàn tay, ốc móng tay, ốc đỏ… đến các loại ốc lạ như ốc lông, ốc bướm, ốc đực...


Cuối cùng là ốc hương, đây là loại ốc có giá trị kinh tế cao, thịt ngọt cùng hương thơm thoang thoảng rất đặc trưng. Ốc hương là một đặc sản có nhiều ở vùng biển miền Trung. Ốc hương làm được nhiều món ngon như rang muối, nướng, luộc, hấp.... với những vị ngon riêng biệt rất khó quên.

Chế biến: Ốc hương được chế biến thành nhiều món ngon như hấp, nướng, rang
 


Một số hình ảnh đẹp
Ốc Hương Sông Cầu












Cá bống vùi gio Lai Châu

Cá bống vùi gio Lai Châu
Nếu bạn có dịp đến với bản Vàng Pheo - Phong Thổ - Lai Châu, bạn sẽ được thưởng thức những hương vị ẩm thực rất riêng biệt của đồng bào dân tộc Thái trắng. Người dân nơi đây ưa cái hương vị đậm đà của các món nướng như: Pa pỉnh tộp, rêu nướng … và không thể không kể đến món cá bống vùi gio. 

 



Cá bống nơi đây thường được bắt ở các con sông, con suối, con cá bống nào to lắm mới bằng ngón tay trỏ của người lớn. Để có được món cá bống vùi gio ngon và đẹp mắt phải trải qua khá nhiều bước tiến hành kì công, đòi hỏi sự khéo léo và kinh nghiệm của người chế biến. Điều đó được thể hiện khi chọn nguyên liệu để chế biến như: Cá bống phải chọn con đều nhau, các loại gia vị sả, ớt, gừng, hạt tiêu, mắc khén … lá húng, và lá hom húng phải được băm nhỏ, lá dong phải là lá bánh tẻ, khổ to vừa không bị rách và rưả sạch để khô. Cá bống được sơ chế sạch sẽ và tẩm ướp với các gia vị đã được chuẩn bị sẵn. Sau khi ướp được chừng 15- 30 phút, chúng ta sẽ khéo léo gói gọn trong lá dong và được vùi vào trong gio nóng, khoảng 30 phút lại lật lại 1 lần, cứ như thế vài lần cá sẽ chín. Khi thưởng thức món ăn ta sẽ  nhận thấy mùi thơm đặc biệt của các gia vị núi rừng được pha chộn 1 cách hoàn hảo, vị ngậy mà không béo cuả cá, và mùi thơm nhè nhẹ của lá dong nướng. Món này vừa có thể là món nhắm rượu, vừa có thể là món ăn cùng cơm nóng hoặc xôi.


Thật đúng với những ca từ trong ca khúc “ Cá Bồng vùi gio” của nhạc sĩ Vương Khon đã sáng tác “…Ước được ăn cá bống vùi gio, ước được về Mường then thăm làng…” . Một lần du khách ghé chân qua mảnh đất này sẽ không khỏi lưu luyến bởi tấm lòng mến khách cùng những món ăn đậm đà bản sắc dân tộc.

Một số hình ảnh đẹp
Cá bống vùi gio Lai Châu
Cá bống vùi gio Lai Châu












Đồ nướng ở Sapa

Đồ nướng ở Sapa
Đã đến Sapa thì không thể không thưởng thức đồ nướng bởi cái cảm giác vừa ăn vừa xuýt xoa cái sự nóng xen lẫn với cái sự cay trong tiết trời se lạnh rất đặc trưng của Sapa





Có vô vàn các món nướng mà với cái dạ dày của bạn thì trong một bữa không thể thưởng thức hết được các món. Từ những đồ ăn rất dân dã như củ khoai, củ sắn, trứng gà, cánh gà, … cho đến những món mang đậm đà hương vị Tây Bắc như thịt bò cuốn cải Mèo, cá suối nướng, cơm lam …. tất cả như hòa quyện lại tạo nên một hương vị riêng cho ẩm thực ở Sapa

 

Đồ nướng ở Sapa được bày bán gần như ở khắp mọi nơi, từ những khu chợ ẩm thực cho đến trước cổng nhà thờ, những con ngõ nhỏ cho đến những điểm du lịch nổi tiếng như Thác Bạc. Chỉ với một bếp than hồng cùng dăm ba bộ bàn ghế nhựa cho khách cũng đã đủ để gọi là quán nướng.

 

Một số món nướng ở Sapa cho bạn lựa chọn


  • Thịt lợn cuốn rau cải Mèo

  • Thịt bò buốn rau cải Mèo

  • Cơm lam nướng

  • Ngô nướng

  • Bò tẩm gia vị nướng

  • Thịt lợn tẩm gia vị nướng

  • Chân gà, cánh gà nướng

  • Trứng nướng

  • Đậu phụ xiên nướng

  • Cá suối nướng

  • Cà tím nướng

  • Dạ dày nướng

  • Các loại nấm nướng

  • Bánh bao nướng

  • Xúc xích nướng


Một số hình ảnh đẹp
Đồ nướng ở Sapa
Đồ nướng ở Sapa
Đồ nướng ở Sapa
Đồ nướng ở Sapa
Đồ nướng ở Sapa












Canh bầu nấu ruốc Huế

Canh bầu nấu ruốc Huế
Canh bầu kiểu Huế là phải nấu với con ruốc nhỏ xíu xiu, ăn chung với ớt xanh và chén nước mắm trong. Cái món bình dân này vì thế mà cứ ngon thấu đến tận đáy lòng.

 



Tôi không phải là người sành ăn nhưng lại rất thích ăn. Cứ cuối tuần, tôi lại chạy qua nhà mấy ông anh quen biết để… ăn ké. Có người quê ngoài Bắc, người thì Trung Nam, đủ cả. Vì thế tôi được ăn nhiều món lạ khắp các vùng miền, có khi đó là đặc sản. Tuần rồi tôi sang nhà người anh quê ở Huế, lần này đích thân anh xuống bếp và làm tôi ngạc nhiên. Ngạc nhiên không phải vì anh biết nấu ăn, mà vì cái món canh bầu kiểu Huế làm tôi nhớ mãi.

 

Ngẫm ra ở Sài Gòn này mua được trái bầu vừa non lại tươi thật khó. Thế mà anh vẫn kiếm được một trái bầu non tơ, xanh mướt. Ở nhà mẹ tôi thường nấu canh bầu với cá trê nên tôi loay hoay tìm cá để làm giúp anh. Thấy vậy anh cười bảo: “Canh bầu kiểu Huế chỉ nấu với nước ruốc thôi chú ơi!”. Thì mỗi nơi nấu mỗi khác, cái thứ bầu bí bình dân này nấu với thứ gì chả được. Chắc gì đã ngon hơn tô canh tôi vẫn ăn ở nhà. Nhưng rồi cái suy nghĩ hời hợt của tôi đã không giữ được lâu.

 

Anh đem bầu ra xắt sội nhỏ, con ruốc thì rửa sơ để ráo nước. Bắc nồi nước lên anh cho ruốc vào luôn, nước vừa sôi anh cho bầu vào. Kế đến nêm muối, bột ngọt rồi thêm hành lá và bắc xuống. Anh bảo không nêm đường vì nước canh bầu đã ngọt sẵn rồi và người Huế không ăn món ăn nêm đường.

 

Khi lên mâm cơm, tôi háo hức nếm thử xem hương vị món này thế nào, và so sanhs với món canh bầu tôi vẫn ăn. Chà! Nấu đơn giản thế mà vẫn ngon thật. Vẫn ngọt mát và mát đến ….đổ mồ hôi. Chẳng những không nhạt mà còn ngọt không thua kém gì nấu với cá trê, tép bạc. Cái mùi con ruốc lạ lạ mang nét đặc trưng riêng của xứ Huế thật đặc biệt. “Đúng là chú thích ăn chứ không sành ăn thật”, ông anh tính quái khi thấy tôi bới cơm liền tay.

 

Tôi lại học thêm được một điều nữa là canh bầu kiểu Huế phải ăn chung với ớt xanh và chén nước mắm. Có lẽ cái món bình dân này dễ ăn dễ nấu nên cũng dễ biến hóa thành nhiều kiểu khác nhau nhưng vẫn ngon như nhau. Ăn xong, anh bầy nước mát ra rồi kể tôi nghe một câu chuyện thú vị về canh bầu. Có một anh nhà nghèo ăn uống không lấy gì làm sang nhưng hễ gặp người là khoe rằng mình chỉ ăn toàn cao lưỡng mỹ vị. Một hôm có cô gái đi ngang nhà, thấy anh này chỉ ăn mỗi món canh bầu thì hỏi: “Tưởng anh chỉ ăn toàn cao lương mỹ vị thôi chứ, hóa ra anh cũng ăn món bình dân này à?”. Anh nọ bình tĩnh rung đùi mà đáp rằng:

 

“Tôi ăn thịt gà, thịt vịt, thịt bồ câu

Trưa hè nóng nực, ăn bát canh bầu cho mát chân răng”. 

 

Không ngờ món canh bầu bình dân này lại ẩn chứa bao điều thú vị. Chắc tuần sau tôi lại ghé nhà anh lần nữa thôi.

Một số hình ảnh đẹp
Canh bầu nấu ruốc Huế












Friday, January 27, 2017

Bánh mì nướng Lạng Sơn

Bánh mì nướng Lạng Sơn
Không giống với bánh mì nướng thông thường, bánh mì nướng Lạng Sơn có vị đặc trưng riêng biệt, từ bánh cho tới nước chấm. Bánh mì được nướng trên than hoa với hai công đoạn, đầu tiên là phết dầu nướng cho nóng, sau đó sẽ được phết hỗn hợp dầu hào, mật ong để nướng lại lần hai. Bạn muốn ăn bánh giòn hay không đều có thể nói chủ quán điều chỉnh cho hợp với khẩu vị của mình. 



Nước chấm bánh được pha chế khá cầu kỳ với tương ớt, quả mắc mật, tương, dầu hào, đường… Bạn cũng có thể gọi thêm cả xúc xích hoặc thịt nướng ăn kèm với bánh mỳ. Đây là món ăn tủ của giới trẻ xứ Lạng, ai đi học xa nhà về cũng chỉ muốn nhanh nhanh ra quán chén ngay bánh mỳ nướng.
Một số hình ảnh đẹp
Bánh mì nướng Lạng Sơn












Thursday, January 26, 2017

Nem rán Tạm Thương

Nem rán Tạm Thương
Món nem rán giờ đã lan tỏa khắp các ngõ ngách, cổng trường học với đủ kiểu chế biến khác nhau. Tuy nhiên, đã miệng nhất thì dân sành ăn Hà Nội vẫn khoái tới ngõ nhỏ Tạm Thương trên đường Hàng Bông.

 



Cách đây khoảng chục năm, con ngõ nhỏ có cái tên dễ thương chỉ có hàng Bà Già chuyên bán nem. Khi đó, quán lúc nào cũng chật ních khách, mấy nhóm bạn phải ngồi chung một chiếc bàn dài. Một thập kỷ trôi qua, bà cụ già vẫn móm mém ngồi đó như một thương hiệu lâu đời của ngõ.

 

Hiện tại, phải có tới gần chục hàng bán nem nướng ở con ngõ dài 140m. Ngay khi rẽ vào ngõ, đã có vô số các anh thanh niên lao ra chào mời. Do con phố khá nhỏ nên ngay cả việc để xe máy cũng tương đối khó khăn. Mỗi nhà hàng lại có một chỗ giữ xe khác nhau nên bạn cần để ý ăn hàng nào, để xe khu vực nhà đó.

 

Món ăn cũng đơn giản khi nem sống được lựa chọn đã có chất lượng ngon sẵn được giao cho các nhà hàng. Chủ hàng chỉ việc rán nem, cắt củ đậu, dưa chuột mỗi khi khách yêu cầu. Nếu bạn chỉ thưởng thức nem cùng vài đồ ăn kèm thì khoảng 80.000 đồng là đủ cho hai người.

 

Nhiều nhà đã mở rộng bán thêm cả cá bò rán, đồ nướng Hàn Quốc, đậu phụ tẩm hành, khoai tây rán cùng nhiều loại hoa quả. Trước các quán chỉ bán buổi chiều thì giờ, bạn có thể tới đây từ buổi trưa.

 

Nếu bạn ngại ăn dầu mỡ thì có thể chuyển sang con ngõ nhỏ ngay sát Nhà thờ lớn vào tầm chiều tối. Ở đây cũng có rất nhiều hàng bán nem nướng, ăn lạ miệng mà không bị mỡ.

Một số hình ảnh đẹp
Nem rán Tạm Thương












Quế Văn Yên Yên Bái

Quế Văn Yên Yên Bái
Đến Văn Yên (Yên Bái) đi đâu cũng gặp quế - một loài cây đã gắn bó với đời sống thường ngày của người dân. Không chỉ đem lại nguồn lợi kinh tế cho mỗi gia đình mà cây quế không thể thiếu trong đời sống văn hoá của cộng đồng người Dao Văn Yên. 

 



Ở xã Đại Sơn, ông Hoàng Văn An là một trong những đại biểu người dân tộc thiểu số tiêu biểu có công trong kháng chiến được gặp Bác Hồ ở Phủ Chủ tịch năm 1962. Năm 1970 khi xã phát động trồng "Đồi quế nhớ ơn Bác Hồ" ông cũng trồng được 8 cây trong vườn nhà và đến năm 2000 ông đã bóc bán được 70 triệu đồng để mua công trái xây dựng Tổ quốc.

 

Người dân xã Viễn sơn thường nói đến ông Bàn Văn Quan như người sinh ra cây quế bởi ông là người đầu tiên trong xã đem quế về trồng trong vườn nhà. 75 tuổi - cái tuổi "xưa nay hiếm" nhưng ông Quan vẫn lên rừng quế mỗi ngày. Cây quế đã gắn bó với ông gần cả đời người. Năm lên 9 tuổi, ông đã mang cây quế từ bản Đá Trắng về trồng chỉ vì ông thấy người dân bản Đá Trắng trồng quế bán được nhiều tiền, gia đình họ không nghèo đói. Từ trong vườn nhà, quế của ông vượt lên đồi, quế phủ xanh những mảnh nương bạc mầu. Quế giúp gia đình ông, họ hàng ông rồi cả người dân trong xã ông được no ấm. Và một tập quán mới của người Dao đã hình thành, cứ đến mùa xuân cả bản lại cùng nhau tạo ra những nương quế mới.

 

Quả thực, cây quế ở Văn Yên đã đóng góp đáng kể giúp người dân vượt qua đói nghèo với rất nhiều hộ gia đình có thu nhập từ vài chục đến hàng trăm triệu đồng /năm. Đặc biệt hơn cây quế đã trở thành món quà quý của cha mẹ dành giụm cho con khi dựng vợ, gả chồng. Quế được xem như của hồi môn, như là vốn liếng của cha mẹ giúp con tạo lập cuộc sống gia đình. Cây quế giúp người dân có nhà xây, giúp con em họ được học hành.

 

Hiện nay cây quế không chỉ có ở Viễn Sơn, Đại Sơn mà quế đã được phát triển ở 27 xã, thị trấn của huyện Văn Yên với 14.800ha. Cùng với một số loại cây kinh tế khác, quế đã và đang khẳng định vị trí của mình trong đời sống xã hội của người dân nơi đây. Đó niềm tự hào của người Dao Văn Yên.

 

Huyện Văn Yên đã khảo sát được 90 cây quế đủ tiêu chuẩn giữ lại làm giống ở 3 xã Đại Sơn, Viễn Sơn, Xuân Tầm.

 

Huyện còn chủ trương đưa 12,5ha quế cây có đường kính 30cm trở lên và có chiều cao 15m trở lên tại 4 xã Đại Sơn, Viễn Sơn, Mỏ Vàng, Nà Hẩu, để bảo tồn nguồn giống và làm tiền đề phục vụ du lịch.

 

Đến nay cả 27 xã, thị trấn trong huyện đã có trên 15.000ha quế. Quế trở thành cây cho thu nhập cao, tăng độ che phủ rừng, nhiều hộ đã làm giàu từ cây quế. Ngoài thu hoạch quế vỏ, thân quế đã bóc vỏ có "vanh" từ 35cm trở lên dùng chế biến gỗ nhân tạo, còn loại nhỏ bán làm cây chống dùng trong xây dựng. Là cây công nghiệp chủ lực nhưng vụ quế này người dân không mặn mà với việc thu hoạch. Nguyên nhân do giá quế thấp, trong khi công làm sạch thực bì, công làm cỏ, công bóc vỏ tăng cao, một số cây trồng trên đất dốc khác đang có giá trị trước mắt, nên cây quế bị "xuống hạng" ít nhà chú ý.

 

Để mở rộng diện tích trồng quế và bảo đảm nguồn giống tốt, huyện Văn Yên đang xây dựng thương hiệu quế Văn Yên, quy hoạch lại vùng trồng quế tập trung vào các xã vùng cao; thống nhất quản lý các hợp tác xã, doanh nghiệp sản xuất kinh doanh quế trên địa bàn. Trước mắt, các xã đã kiên trì thuyết phục đồng bào không phá quế trồng sắn (giá bán củ sắn tươi 120.000 đồng/tạ), ưu tiên phát triển giao thông nông thôn vùng cao để đồng bào thuận lợi trong vận chuyển sản phẩm quế đi tiêu thụ

Một số hình ảnh đẹp
Quế Văn Yên Yên Bái
Quế Văn Yên Yên Bái












Wednesday, January 25, 2017

Bánh trứng kiến Thanh Hóa

Bánh trứng kiến Thanh Hóa
Để làm loại bánh này người Mường thường vào rừng tìm cây xoan, tre hay cây luồng nào có những tổ kiến to. Kiếm được trứng kiến tùy vào số lượng ít hay nhiều mà lựa chọn gạo cho phù hợp. Gạo sau khi ngâm, xay thành bột thì đem trộn đều với trứng kiến. Kế đó rưới nước vào bột cho thật dẻo và nặn thành từng viên, lấy lá vả non gói lại rồi cho vào nồi chưng lên. Khoảng nửa tiếng là bánh đã chín, mang ra xếp vào rổ để nguội là có thể thưởng thức. Mùi thơm của bột nếp và mùi béo ngậy của trứng kiến tạo nên hương vị đặc biệt của núi rừng mà khi về miền xuôi khó tìm lại được.

 

Loại bánh này dùng để cúng ma vào rằm tháng ba hàng năm, làm quà biếu hoặc mời người thân và xóm giềng tới ăn. Ngoài ra, từ trứng kiến người Mường còn có thể nấu cùng cơm nếp, xào với rau, nhưng ngon và được nhiều người ưa làm nhất vẫn là món bánh trứng kiến. 



 
Một số hình ảnh đẹp
Bánh trứng kiến Thanh Hóa












Bò nhúng dấm Hà Nội

Bò nhúng dấm Hà Nội
Vào những ngày lạnh giá, bạn thường thích thưởng thức lẩu hay những món ăn vừa đun trên bếp vừa ăn luôn. Món bò nhúng dấm cũng là một lựa chọn thú vị cho bạn đấy.

 

Với người mới ăn lần đầu, nghe tên món ăn chắc có đôi phần e ngại vì độ chua của món ăn. Tuy nhiên, bạn yên tâm nhé vì nước dùng có độ chua vừa phải và thịt bò nhanh chính nên chỉ cần nhúng qua là ăn được.

 



Món bò nhúng dấm là sự kết hợp giữa món lẩu và cuốn. Bạn sẽ có một nồi nước dùng có vị chua, thơm mùi hành tây, sả, một đĩa thịt bò kèm theo bánh tráng hay bánh đa nem cùng các loại rau để cuốn. Khi nước dùng sôi, bạn nhúng thịt vào cho chín rồi dùng bánh tráng cuốn thịt, rau để chấm với mắm nêm.

 

Cũng như các món cuốn, mắm nêm là yếu tố quan trọng tạo nên độ ngon của món ăn. Trong mắm nêm có dứa băm nhỏ trộn cùng tỏi, ớt, đường. Các đồ cuốn kèm có rau húng, chuối xanh, dưa chuột. Bạn cũng có thể ăn kèm cả dưa góp làm từ xu hào, cà rốt và cả bún nữa.

 

Món ăn không đòi hỏi quá nhiều công sức chuẩn bị, ăn nhiều không bị ngán nên nếu không đi ăn hàng, bạn cũng có thể tự làm ở nhà được. Nếu gọi món ăn này ở ngoài hàng, bạn cũng sẽ không phải chờ đợi lâu bởi cách thức làm không quá phức tạp

Một số hình ảnh đẹp
Bò nhúng dấm Hà Nội
Bò nhúng dấm Hà Nội












Cốm Dẹp Trà Vinh

Cốm Dẹp Trà Vinh
Làng cốm dẹp ấp Ba So, xã Nhị Trường, huyện Cầu Ngang. Cốm dẹp làm bằng nguyên liệu nếp đầu mùa vừa chín tới nhưng vẫn còn hơi "non hái", để giữ lại chút sữa ở đầu hạt nếp.



Nếp sau khi thu hoạch được phơi dưới nắng nhẹ buổi sáng cho vừa se se khô, sau đó được các cô gái Khmer cho vào nồi đất rang trên ánh lửa rơm cho đến khi cháy xém vỏ trấu, bốc lên mùi thơm nhè nhẹ.Chiếc cối cốm dẹp nho nhỏ, xinh xắn chứa chừng hơn lít nếp rang được trai thanh, gái lịch trong phum sóc mang giã thành cốm, nhờ ánh lửa ngọn đèn gió dâng lên vị thần Mặt trăng, thần Đất, thần Nước như thể hiện lòng biết ơn của người nông dân về một mùa vụ bội thu.


Ngày nay, cốm dẹp không chỉ là phẩm vật dâng cúng thần linh của người Khmer, cốm dẹp dần dần được nhiều người ưa chuộng và sử dụng một cách phổ biến. Cốm dẹp mua về, được các bà nội trợ sàng sẩy lại cho thật sạch, rồi rưới thật nhẹ một lớp nước dừa cho cốm mềm lại, sau đó trộn đường và dừa nạo (ngon nhất là dừa rám). Cốm dẹp trộn dừa tuy là một món ăn đơn giản, dễ chế biến nhưng ngon và hấp dẫn.


Cốm dẹp được xếp vào hàng đặc sản của vùng đất Trà Vinh, có mặt quanh năm ngoài chợ, đáp ứng nhu cầu của người tiêu dùng cũng như nhu cầu làm quà biếu tặng lẫn nhau.

Một số hình ảnh đẹp
Cốm Dẹp Trà Vinh












Monday, January 23, 2017

Cá Hồng và cá Giò Cát Bà

Cá Hồng và cá Giò Cát Bà
Biển cả đã hào phóng ban tặng cho biển đảo Cát Hải hai loại cá giàu giá trị dinh dưỡng và kinh tế này. Từ hai loại cá này người ta đã chế biến ra rất nhiều món ăn như; gỏi, lẩu, hấp, sốt, nướng. Đến với Cát Hải, du khách sẽ được thưởng thức các món ăn từ cá Hồng và cá Giò mang đặc trưng hương vị của biển. Ngoài ra còn có gà Liên Minh và dê núi đá Trân Châu. Gà và dê ở đây đều được nuôi theo cách rất gần gùi với thiên nhiên. Bên cạnh đó Cát Bà còn rất nổi tiếng với đặc sản mật ong rừng với thương hiệu mật ong hoa rừng. Mật ong được khai thác theo phương pháp vắt lấy mật chứ không theo phương pháp quay lấy mật để đảm bảo chất lượng của mật.



 
Một số hình ảnh đẹp
Cá Hồng và cá Giò Cát Bà
Cá Hồng và cá Giò Cát Bà












Sunday, January 22, 2017

Mứt Kiwi Đà Lạt

Mứt Kiwi Đà Lạt
Mứt kiwi với màu xanh ngọt ngào và những hạt đen li ti điểm trong từng khoanh tròn, tạo sự hấp dẫn và ngon mắt cho mọi người.

 

Đối với những người có bệnh về đường ruột, đại tràng, bao tử thì kiwi là một liều thuốc thiên nhiên kỳ diệu góp sức vào chức năng tiêu hoá của cơ thể, tăng cường chức năng của dạ dày và giúp làm giảm táo bón.



Ăn kiwi mỗi ngày, bạn sẽ có một sức khoẻ cường tráng, sự trẻ trung và sắc đẹp trường tồn. Ngoài ra, kiwi làm giảm đáng kể sự tích tụ các tiểu huyết cầu - phản ứng lại việc phóng thích ra collagen trong máu, giúp giảm tỉ lệ máu bị đóng cục, làm cho khí huyết lưu thông, tránh được bệnh tai biến mạch máu não và các bệnh về tim mạch. Đồng thời, kiwi mang lại hợp chất tự nhiên để bảo vệ sức khoẻ .

 

Một số hình ảnh đẹp
Mứt Kiwi Đà Lạt
Mứt Kiwi Đà Lạt












Lợn cắp nách Lai Châu

Lợn cắp nách Lai Châu
Cái tên lợn “cắp nách” (một số nơi gọi là lợn lửng) là loại lợn đặc sản chỉ có ở vùng cao và nhiều nhất ở Lai Châu. Mỗi con chừng 10-15kg, con nào to cũng chỉ khoảng 20kg. Ăn thịt lợn “cắp nách” chẳng khác nào ăn thịt thú rừng mà không phạm pháp, bởi vì loài lợn này được thả vào trong rừng từ khi mới đẻ, tự kiếm ăn để sống. 

 



 Lợn “cắp nách” được ra đời từ thói quen chăn nuôi lạc hậu của bà con các dân tộc vùng cao như: Dao, Thái, Mông… Đây thực chất là giống lợn đặc trưng truyền thống chuyên thả rông chẳng phải nuôi dưỡng của đồng bào. Muốn có một đàn lợn “cắp nách” thì chỉ cần mua một đôi, gồm một con đực và một con cái, sau đó thả chúng vào khu rừng gần nhà mình. Đôi lợn đó sẽ luôn đi bên nhau, làm ổ trong rừng, tự kiếm ăn. Đến mùa sinh sản thì chúng giao phối và đẻ ra cả đàn lợn hàng chục con chỉ to hơn ngón chân cái.

 

Loài lợn này có sức chịu đựng rất giỏi, chúng tìm củ, rễ cây rừng nhai lá cây là có thể sống được. Lợn mới đẻ có thể chạy nhảy và kiếm ăn ngay được, chúng chỉ theo bố mẹ vài ngày rồi tự tách ra. Cả lũ lợn con đi kiếm ăn thành đàn đến khi nào trưởng thành, có thể sinh sản mới tự tách ra. Điều đặc biệt là loài lợn này tuy tự kiếm sống ở trong rừng, song chúng không bao giờ đi xa, chỉ quanh quẩn ở một khoảng cách nhất định.

 

Có hộ thì tạo thói quen cho chúng tự về ổ do ông bà chủ làm sẵn ngay đằng sau nhà hay dưới gầm sàn. Còn những đàn lợn “ở ẩn” trong rừng thì chúng đã đánh dấu lãnh địa của mình. Muốn xem đàn lợn đã lớn chưa, người ta chỉ việc vào rừng tìm chúng hoặc ban đêm lần vào ổ của chúng để xem. Ổ được làm bằng những cành cây, lá cây khô. Muốn bắt chúng cũng rất dễ, người ta có những tiếng kêu đặc trưng để dụ chúng đến rồi bắt.

 

Anh Giàng A Páo, người Mông ở xã Lản Nhì Thàng (Tam Đường-Lai Châu) tâm sự: “Tao lấy gai bồ kết rạch cho xước da chúng ra rồi sát muối vào người chúng từ lúc bé, thỉnh thoảng lại bắt chúng ăn muối, chúng sẽ không bao giờ đi xa đâu”.

 

Chính vì không được nuôi dưỡng nên lợn lửng thuộc loại siêu chậm lớn, mỗi năm chúng chỉ tăng tối đa là 10kg, sau đó hầu như không tăng nữa. Chính vì ăn cỏ cây, lại chậm lớn nên thịt chúng rất thơm ngon, hầu như không có mỡ, miếng nào có một tý mỡ thì cũng không ngấy.

 

Có nhiều cách chế biến lợn cắp nách thành đặc sản như tiết canh, luộc, hấp, nướng, hun khói, xào… Hiện nay ở Lai Châu và đặc biệt ở thị xã Lai Châu xuất hiện rất nhiều quán đặc sản lợn cắp nách. Khách từ miền xuôi cũng đã lặn lội về đây để mong được thưởng thức loại “thịt rừng nhân tạo” tấm tắc khen ngon. Chủ một quán thịt lợn cắp nách ở thị xã Lai Châu đã khá thành công nhờ kinh doanh món đặc sản lợn cắp nách. Anh cho hay, quán của anh mỗi ngày phục vụ vài trăm “thượng đế” từ khắp nơi đổ đến. Trong nhà anh lúc nào cũng phải có cả trăm con sẵn sàng đưa lên đĩa. Để đáp ứng được khách hàng anh phải có một đội quân chuyên về các vùng heo hút để tìm mua lợn cắp nách. Ngoài việc thu mua để cung cấp cho nhà hàng, anh còn thu mua để đổ cho các đầu nậu ở các nơi khác. Mấy năm trước, khi chưa thành lập thị xã Lai Châu thì quán ăn đặc sản còn lẻ tẻ, nay thì mọc tràn lan như nấm. Các quán đặc sản lợn cắp nách tràn cả về miền xuôi, nhất là ở Hà Nội cũng đã có vài nơi kinh doanh. Giờ đây ở Lai Châu, lợn cắp nách đã trở thành món ăn trong các đám cưới, tiệc liên hoan… Thịt lợn cắp nách quả là món ăn hấp dẫn du khách.

Một số hình ảnh đẹp
Lợn cắp nách Lai Châu
Lợn cắp nách Lai Châu
Lợn cắp nách Lai Châu
Lợn cắp nách Lai Châu