This is default featured slide 1 title

Go to Blogger edit html and find these sentences.Now replace these sentences with your own descriptions.This theme is Bloggerized by Lasantha Bandara - Premiumbloggertemplates.com.

This is default featured slide 2 title

Go to Blogger edit html and find these sentences.Now replace these sentences with your own descriptions.This theme is Bloggerized by Lasantha Bandara - Premiumbloggertemplates.com.

This is default featured slide 3 title

Go to Blogger edit html and find these sentences.Now replace these sentences with your own descriptions.This theme is Bloggerized by Lasantha Bandara - Premiumbloggertemplates.com.

This is default featured slide 4 title

Go to Blogger edit html and find these sentences.Now replace these sentences with your own descriptions.This theme is Bloggerized by Lasantha Bandara - Premiumbloggertemplates.com.

This is default featured slide 5 title

Go to Blogger edit html and find these sentences.Now replace these sentences with your own descriptions.This theme is Bloggerized by Lasantha Bandara - Premiumbloggertemplates.com.

Friday, February 23, 2018

Bánh vá (bánh giá) Tiền Giang

Bánh vá (bánh giá) Tiền Giang
Về Tiền Giang thì nhất định các bạn phải ghé qua Chợ Giồng thuộc Huyện Gò Công Tây để thưởng thức món bánh vá ( bánh giá) nổi tiếng ở đây…

 

Bánh được làm từ những nguyên liệu rất quen thuộc như là bột gạo, bột năng, gan heo, giá sống, dầu ăn… Cầu kỳ hơn thì thêm óc heo quậy tan vào trong bột.

 



Bước chiên bánh là thú vị nhất, Bạn sẽ cho thật nhiều dầu vào chảo, ngập bánh và bắt lửa cho dầu sôi lên. Sau đó để giá sống, gan heo, tôm vào trong vá với số lượng tùy thích vào 1 chiếc vá, rồi múc bột cho ngập các loại nguyên liệu này và nhúng vá vào trong chảo dầu một lát để cho bánh dính kết lại rồi từ từ rút vá không ra. Ăn kèm với bánh vá không thể thiếu bún, rau sống, nước mắm tỏi ớt quen thuộc của vùng quê Miền Tây sông nước được. Ngoài ra, bánh vá còn có cả bánh chay được làm bằng đậu hũ, nấm rơm, nắm mèo… ăn kèo với nước tương tỏi ớt nữa. Các bạn muốn gọi là bánh giá hay bánh và đều được cả, gọi là bánh giá vì trong bánh có nguyên liệu là giá còn gọi là bánh vá vì dùng vá để chiên bánh và độ to – nhỏ của chiếc bánh đều phụ thuộc vào chiếc vá cả.
Một số hình ảnh đẹp
Bánh vá (bánh giá) Tiền Giang












Wednesday, February 21, 2018

Cá rô chiên xù Cà Mau

Cá rô chiên xù Cà Mau
Còn nhớ, hễ vào đầu mùa mưa là cá rô ở trong ao, đìa, kênh rạch kéo nhau đi (hay còn gọi là cá lên), có con lóc lên bờ, lóc qua đập để sang ao, đìa khác, con nào cũng mang một bụng trứng. Nhưng cá rô vào đầu mùa mưa ăn sẽ không ngon vì cá ốm. Nếu muốn ăn cá rô ngon là phải chọn mùa lúa chín, hoặc mùa là thu hoạch cá đồng (mùa khô), lúc này cá mập ú.

 



Cá rô đồng có thể chế biến nhiều món ăn dân dã mang đậm hương vị quê hương như: cá rô kho tộ, nướng, nấu canh chua…nhưng ngon nhất và hấp dẫn nhất vẫn là món cá rô chiên xù.

 

Cá rô đồng có nhiều kích cỡ, nhưng khi chiên xù phải lựa những con to cỡ 3 ngón tay trở lên, cỡ đó cá mới nhiều thịt. Có nhiều cách để bắt cá như: câu, giăng lưới, đặt lờ, đặt lọp, chụp đìa, tát đìa…

 

Cá rô chiên xù phải để nguyên vẩy, rửa sạch (có thể mổ hoặc không mổ bụng), nhúng sơ qua nước muối để khi chiên cá được giòn hơn. Dầu cho vào chảo để lên bếp, khi dầu sôi thì cho cá vào, đảo cá qua lại cho đến khi chín vàng, vớt ra để cho ráo rồi bày ra dĩa cùng với rau the, hẹ sống, rau thơm, dưa leo, cà chua…Cá rô chiên xù phải chấm với nước mắm me hoặc nước mắm ngon làm với tỏi, ớt…thì mới tuyệt. Vị mặn, ngọt, chua, cay của nước mắm hòa quyện cùng với mùi thơm, vị ngọt và giòn của thịt cá sẽ làm cho người thưởng thức khó có thể quên được

 

Một số hình ảnh đẹp
Cá rô chiên xù Cà Mau
Cá rô chiên xù Cà Mau












Lẩu cua đồng Bình Thuận

Lẩu cua đồng Bình Thuận
Ai đã từng sinh ra và lớn lên ở những vùng quê nghèo chắc chẳng bao giờ quên những món ăn được chế biến từ cua đồng - giản dị, dân dã nhưng đậm đà hương vị quê nhà.

 



Vùng quê huyện Hàm Thuận Bắc của tôi vốn đất cằn sỏi đá, không gần biển như Phan Thiết hay Tuy Phong, Lagi có nhiều loài hải đặc sản, quê tôi sinh sống chủ yếu bằng nghề nông, nỗi lo “miếng cơm manh áo” trĩu nặng trên đôi vai những người dân lam lũ. Dù mưu sinh vất vả trên cánh đồng nhưng những cánh đồng đó cũng là nguồn thực phẩm vô giá mà thiên nhiên đã ban tặng cho chúng tôi, nuôi lớn những đứa trẻ sinh ra ở vùng quê nghèo. Quê tôi ngoài trái thanh long đỏ rực mỗi cánh đồng còn có cua, ếch òn, dông, cá lốc, cá lòng tong… Ngày ấy, mỗi khi khan hiếm thức ăn, người dân quê tôi chỉ ra đồng một lúc đã bắt được đầy giỏ cua, một ít cá rô đồng… vậy là đã có một bữa cơm ngon. 

 

Ngày nay quê tôi đã khác, những con cua con cá mộc mạc giản dị nhưng lại trở thành món đặc sản và mỗi khi ai đi ngang qua vùng quê Hàm Thuận Bắc, ghé vào các quán ăn, thưởng thức lẩu cua đồng chắc hẳn sẽ không bao giờ quên cái mùi vị đồng quê và lúc đó trong mỗi chúng ta lại trở về với thời thơ ấu.

 

Nấu lẩu cua không phải khó, nhưng đòi hỏi phải có tính khéo léo và tỉ mỉ. Những chú cua bắt về được rửa sạch, bóc bỏ mai, khều gạch riêng ra một bát, thân cua được cho vào cối đá cùng một ít muối, giã nhuyễn rồi lọc lấy nước. Lẩu cua thường được nấu với rau mùng tơi hoặc với thân cây chuối non thái mỏng, rau muống bào. 

 

Ngoài cua, lẩu còn có thêm cả thịt ếch, vì vậy mà nồi lẩu cua của quê tôi rất ngọt và quyến rũ khách gần xa, ngày nghỉ hàng tuần tôi thường thấy từng đoàn xe mang biển số 49, 50 lần lượt vào để thưởng thức.

 

Nấu lẩu cua phải đun nhỏ lửa cho thịt kết lại thành từng miếng, nước sôi mới cho gạch vào, chú ý đừng đảo làm vỡ thịt cua, nhất là tránh để nước canh trào ra ngoài. Ếch làm sạch, xào sơ qua cho thịt săn chắc rồi đổ vào nấu chung với cua. Cà chua cắt múi cau cũng xào sơ qua với dầu để cho nồi lẩu có thêm màu đỏ.

 

Một món ăn dân giã, mang đậm hương vị đồng quê với những nguyên liệu quen thuộc nhưng lại rất lạ miệng. Lẩu cua đồng có vị ngọt đậm đà của cua đồng, béo bùi của riêu cua và mùi “thơm nức”của gạch cua kết hợp với vị ngọt của ếch, chua thanh thanh và màu đỏ tươi của cà chua, vị cay cay của những trái ớt hiểm, chỉ nếm thử một lần cũng nhớ mãi món ăn mộc mạc nhưng chứa đầy hương vị.

 

Những buổi trưa chỉ cần có một nồi lẩu cua đồng sẽ xua tan hết bao nỗi mệt nhọc. Món lẩu cua đồng đậm chất đồng quê không chỉ ngon ngọt hấp dẫn mà còn giàu giá trị dinh dưỡng

Một số hình ảnh đẹp
Lẩu cua đồng Bình Thuận












Monday, February 19, 2018

Chè xanh Phú Thọ

Chè xanh Phú Thọ
Đất của nước chè mà khi viết về ẩm thực lại không nhắc đến chè thì quả là thiếu sót với đất và người nơi này.

Ấy vậy mà trong hàng chục sản phẩm từ chè, người Phú Thọ lại chọn cho mình một thứ dân dã lắm nhưng cũng đậm đà lắm để thết đãi bạn bè gần xa: Nước chè xanh.

 



Nghe qua về món nước tươi, mát, bổ này chắc ai cũng nghĩ chế biến nó thật đơn giản. Chọn hái khoảng chục lá chè, rửa sạch, cho vào hãm với nước rồi chắt ra uống. Nói thế cũng đúng nhưng chưa đủ để nước chè xanh (chè tươi) trở thành thú thưởng ngoạn bình dân mà tao nhã.

 

Nhìn cách uống chè xanh của người dân nơi thôn dã mới thấy hết được nét truyền thống của thú ẩm thực này. Từ cây chè để hái lá uống tươi cũng phải chọn lựa. Để có nước chè xanh màu đẹp, mùi thơm, vị ngọt chát, phải chọn những cây chè mọc tự nhiên trong rừng già, chen chúc giữa muôn loài cây cối khác. Trông cây chè tựa như một cây cổ thụ, gốc xù xì to ngang với các cột nhà, cành lá vươn cao, muốn hái phải leo lên mới với tới. Ưa chát thì chọn cây giãi nắng, ưa ngọt thì chọn cây ớm bóng. Lá chè tốt nhất là những lá chớm vàng, còn trụ bám vững trên cây.

 

Nước để hãm chè tươi cũng phải chọn nguồn thích hợp. Hầu như mỗi làng chỉ có một nơi có nguồn nước thích hợp với việc này thôi, chỗ này được gọi là “giếng quê”. Người biết nấu chè xanh phải dùng ấm đất nung. Khi nấu người ta sẽ nút cả vòi ấm lại để giữ hương thơm và đề phòng quá lửa sôi trào mất nước cốt.

 

Nhâm nhi một bát nước chè xanh để bàn chuyện nhân tình thế thái, để đỡ khát giữa buổi lao động mệt nhọc, để ấm lòng mỗi khi nhớ về quê hương bản quán, để cái dư vị ngọt ngào ấy theo ta mãi về sau... Đến bất cứ nơi nào trên đất Phú Thọ, nếu được mời một bát nước chè xanh, bạn đừng nỡ từ chối. Đó là tấm lòng hiếu khách họ dành cho bạn đấy!













Sunday, February 18, 2018

Tôm biển Đà Nẵng

Tôm biển Đà Nẵng
Đà Nẵng có thể coi là điểm hội tụ của các món ngon ba miền Bắc - Trung - Nam. Với các món ăn đặc sản phong phú về chủng loại và đa dạng về mùi vị, thật sự hấp dẫn du khách khắp nơi.

 



Các món ăn dân dã luôn phù hợp khẩu vị của người Quảng. Những món ăn Đà Nẵng bao giờ cũng đủ vị chua, cay, mặn, ngọt như đầy đủ sắc thái của cuộc sống.

 

Ngoài mì Quảng, thịt heo cuốn bánh tráng và bò tái Cầu Mống là những đặc sản dân dã mà ai đã đến Đà Nẵng không thể không thử qua, Đà Nẵng còn được thiên nhiên ưu đãi với một bờ biển dài tuyệt đẹp và những sản vật mà biển mang lại cho cho vùng đất này đã làm nên những món ngon Đà Nẵng. Đến Đà Nẵng không thể bỏ qua những món như gỏi cá, mít non kho cá chuồn, nộm sứa, nước mắm Nam Ô... đã được những bàn tay khéo léo của người dân miệt biển chế biến thành những đặc sản. Món ăn biển nơi đây có rất nhiều, hầu như không thiếu món gì từ lẩu sống, tôm nướng, tôm xóc tỏi, cua hấp, cua rang me, bào ngư nướng, ghẹ hấp đến những món quý hiếm như tôm hùm sống, hải sâm... Giá cả thì nhà hàng quy mô càng lớn, phục vụ càng chu đáo thì giá càng cao.

 

Đặc biệt là các món chế biến từ “tôm biển” được ưa chuộng hơn cả bởi sự hấp dẫn của hương vị thịt tôm tự nhiên và sự bổ dưỡng mà món ăn mang đến cho người thưởng thức. Tôm ở đây có đủ các thể loại: nhỏ có, to có, tôm bạc, tôm rằn, tôm hùm…xứng tầm là món ngon Đà Nẵng.

 

Các món tôm ở đây với từng thớ thịt săn chắc, giòn ngọt, đều giữ được hương vị đặc trưng của biển một cách nguyên vẹn nhất. Bên cạnh đó rất đa dạng và phong phú về cách chế biến.

 

Du khách sẽ được thưởng thức vị ngọt đầm đà của tôm và hương thơm lừng của tỏi trong món “tôm hấp tỏi” hay vị thơm nồng giòn, mặn của món “tôm đất rang muối”, hoặc thưởng thức vị chua cay, nóng hổi của món “lẫu tôm”. Giờ đây món đặc sản tôm bình dân đã trở thành đặc sản Đà Nẵng mang phong vị riêng không thể thiếu trong danh mục ẩm thực đất Việt.

Một số hình ảnh đẹp
Tôm biển Đà Nẵng












Saturday, February 17, 2018

Bún đậu mắm tôm Hà Nội

Bún đậu mắm tôm Hà Nội
Chỉ dăm con bún lá xinh xinh, đĩa đậu kèm theo bát mắm tôm, rau sống, thế là bạn đã có một bữa trưa ngon lành.

 

Với du khách từ xa tới Hà Nội, hầu hết đều nghe ngõ Phất Lộc nổi danh với những hàng bún đậu mắm tôm. Nổi tiếng nhiều thì cũng kèm theo lắm thị phi, nhiều người sành ăn vẫn chưa ưng ý hoàn toàn với nơi này nhưng trăm người trăm ý, con ngõ này vẫn được nhiều người lựa chọn là đích đến.

 



Cũng giống như các món ăn dân dã khác của Hà thành, bún đậu được bán cả trên phố lớn lẫn các con ngõ nhỏ. Hàng to hoành tráng cũng có mà chỉ là gánh hàng rong của mấy bà mấy chị cũng nhiều. Dù thành phần của món ăn cũng đơn giản thôi nhưng nguyên liệu phải được lựa chọn thật kỹ càng, nhất quyết là phải chọn bún lá chứ không chơi bún rối, bún sợi to, được bún Phú Đô là tuyệt nhất. Mắm tôm thì chọn hàng quen của mấy bà mấy chị Thanh Hóa hay mua trên chợ Hàng Bè, gia giảm khéo léo, cho thêm chút nước mỡ rán đậu. Đậu phụ Mơ là ngon nhất, khách tới, mới bỏ vào rán chứ rán lại thì đậu dễ bị rỗng, ăn không ngon.

 

Nằm sâu trong ngõ chợ Đồng Xuân, hàng bún đậu mắm tôm nhỏ chẳng có nhiều chỗ ngồi mà chỉ có hai chiếc ghế băng ngồi quây quần bên bàn nhỏ. Đi vào đây cũng lắm gian nan khi phải gửi xe ngoài ngõ, đi bộ vào trong và đôi khi phải chờ dài cổ vì hàng thì đông khách mà chỗ ngồi chắc đủ cho khoảng 6 khách. Đôi khi mượn được chỗ ở hàng bên cạnh thì thêm được dăm chỗ ngồi.

 

Nhưng đã ngồi đây ăn rồi thì bạn sẽ không có gì phải nuối tiếc vì ăn bao nhiêu cũng hết. Mắm tôm ngon, đậu vừa ăn, nếu thích ăn đậu mềm "lướt ván" bạn cũng được chiều ngay vì khách tới ăn, chủ hàng mới rán. Đặc biệt nhất là quán có chả cốm và chả thì là có thể khẳng định, ngon nhất nhì Hà Nội. Nhiều khách tới đây ăn còn mua chả về nhà ăn cơm buổi tối. Trong con ngõ này cũng có nhiều hàng ngon như phở tíu hay bánh rán.

 

Quán bún đậu của chị Huệ trên đường Lý Thường Kiệt ăn cũng vừa miệng nhưng gây ấn tượng hơn cả chính là chủ hàng. Dù lúc nào cũng đông khách nhưng chủ hàng lúc nào cũng kêu ca ế khách, khi mưa cũng kêu, khi nắng cũng kêu. Khách ăn lâu thành quen, hôm nào chị bán hàng không kêu lại thấy thiêu thiếu. Chỗ ngồi của quán nằm trên con phố đẹp của Hà thành, dưới tán những vòm cây xanh nên ăn uống ngoài trời, chẳng có quạt hay điều hòa mà cũng thích thú lắm.

Một số hình ảnh đẹp
Bún đậu mắm tôm Hà Nội
Bún đậu mắm tôm Hà Nội












Canh thụt rau nhiếp

Canh thụt rau nhiếp
Canh thụt là món ăn hàng ngày thường thấy của đồng bào M’nông, S’tieng hay Ê Đê. Sống hòa mình và gần gũi với thiên nhiên nên đồng bào Tây Nguyên thường dùng những nguyên liệu sẵn có của núi rừng để chế biến món ăn, canh thụt cũng là món ăn được nấu từ rau rừng, cá suối.



Đọt mây và rau nhiếp non được hái từ rừng về bỏ vào ống lồ ô sau đó đem nướng trên bếp lửa hồng. Khi ống canh vừa chuyển vàng cho thêm cá suối, muối và một ít bột ngọt. Xoay đều ống để món canh chín, sau đó dùng một cây tre dài thụt liên tục để các thành phần trong ống canh nhuyễn đều với nhau. Chính sự tác động này mà món canh có tên gọi đặc biệt như vậy. Vị dẻo bùi của rau nhiếp hòa với vị ngọt của nước suối rừng trong vắt, vị tươi ngon của cá làm cho món ăn đậm đà hương sắc núi rừng.
Một số hình ảnh đẹp
Canh thụt rau nhiếp












Gỏi cá Tân Mai Đồng Nai

Gỏi cá Tân Mai Đồng Nai
Món gỏi cá có lẽ không phải xuất xứ từ Biên Hòa, mà là từ miền Tây sông nước, nơi có nhiều cá tôm. Thế nhưng khi du nhập vào Biên Hòa, nó được chế biến theo một kiểu cách riêng, thành một đặc sản của Biên Hòa.

 



Con sông Đồng Nai đoạn chảy qua thành phố Biên Hòa tạo nên một làng nghề ở phường Tân Mai: làng cá bè, chuyên nuôi cá bè trên sông. Từ chỗ nuôi cá, ngư dân Tân Mai chế ra món gỏi cá để... lai rai, rồi trở thành món ăn khoái khẩu của cả thành phố Biên Hòa và khách phương xa.

 

Đoạn sông Đồng Nai nói trên, bên này là Tân Mai, bên kia là Cù lao Phố, nên món gỏi cá có cả ở Tân Mai lẫn Cù lao Phố. Thế nhưng bên phía Tân Mai vẫn nhiều hơn, nên gắn liền với tên gọi: Gỏi cá Tân Mai.

 

Trên đường đến Biên Hòa, từ vòng xoay Tam Hiệp vào khoảng 2 km là đến Tân Mai. Khi đến cổng chợ Tân Mai (bên tay trái), bạn rẽ vào và cứ thế mà đi. một lúc sau bạn sẽ thấy dọc theo đường rất nhiều quán gỏi cá. Vào quán nào cũng được, bạn ạ, chất lượng xê xích nhau chút ít thôi! 

 

Gỏi cá được làm từ cá điêu hồng, cá chép hay cá tai tượng, nhưng "được thịt" hơn vẫn là cá điêu hồng. 

 

Cái ngon thứ nhất:

Gỏi cá Tân Mai ngon ở chỗ nguyên liệu tươi sống: Con cá còn bơi quẫy tung tăng trong hồ được vớt ra, đầu bếp cầm con dao bén ngót lát một đường dọc theo xương sống từ đuôi đến mang, lộn ngược má thịt ra ngoài, dùng một dụng cụ nạo từng thớ thịt cá mỏng dài chừng hai đốt ngón tay. Miếng thịt cá trắng tươi, nổi rõ từng lằn gân máu đỏ, ngay lập tức được trộn với hỗn hợp những gia vị quen thuộc như riềng, hành, tỏi, sả, thính, bao phủ một lớp mỏng bọc ngoài miếng thịt cá. Vừa giữ cho miếng cá không có  mùi tanh, và có độ khô cần thiết, vừa tạo cảm giác an tâm khi có một lớp đủ thứ gia vị màu vàng ươm bao bọc, chỉ nhìn thôi đã đủ thèm ứa nước miếng.

 

Cái ngon thứ hai

Thứ tuyệt chiêu của món gỏi cá Tân Mai là nồi nước xốt. Một bếp ga, một cái xoong nhỏ, trong đó là lưng lửng nước sốt sền sệt, nổi váng mỡ vàng ươm điểm rải rác hạt mè, được chế biến từ thịt cá, gan cá, mỡ cá, riềng, sả, hành tím để trên bếp sôi sủi bọt sùng sục, tỏa khói thơm nức mũi. Với tay bẻ miếng bánh đa, quẹt một đường vào nồi nước xốt để nhấm nháp vị mặn mà, béo ngậy của gia vị, của thịt cá.

 

Cái ngon thứ ba

Nhưng vị ngon của món gỏi vẫn chưa kết thúc ở đây, bởi còn đi kèm với đĩa rau kiểu nhà quê mộc mạc gồm những vị chát, hăng, ngọt, bùi từ đinh lăng, lá lốt, lá mơ, lá sung đến húng quế, ngò gai, đài bì, tía tô, dấp cá.

 

Để thưởng thức một miếng gỏi cá trọn vẹn, tất cả các loại rau xếp gọn gàng vào lòng chén, nhón đũa gắp miếng cá, chần sơ vào nồi nước sốt nóng hổi, bỏ vào mớ rau cuộn chắc lại, kèm thêm củ hành tím, miếng ớt hiểm. Đem chấm cuốn cá vào nước sốt, chầm chậm nhai để cảm nhận vị ngọt của cá, mùi thơm phảng phất của thính và gia vị, đến các vị cay của hành, ớt, sả, chát, đắng, nồng của rau. 

 

Cái ngon thứ tư

Cái ngon này không nằm ở nồi lẩu, trên bàn ăn, mà là ở trước mặt bạn. Dòng sông Đồng Nai lững lờ trôi, bên kia sông là Cù lao Phố, phong cảnh hữu tình. Những ngọn gió sông đưa vào hiu hiu mát, làm cho bạn có cảm giác bồng bềnh, phiêu diêu...

 

Nếu bạn có người quen để lên - hoặc thuê - một chiếc ghe lênh đênh trên sông, thưởng thức món gỏi cá Tân Mai thì quả thật không có gì sướng bằng!

Một số hình ảnh đẹp
Gỏi cá Tân Mai Đồng Nai
Gỏi cá Tân Mai Đồng Nai












Tuesday, February 13, 2018

Tré bà Đệ

Tré bà Đệ
Dân xứ Huế và Quảng Nam, Đà Nẵng có một món ăn rất riêng, được coi là món ăn nhà nghèo nhưng rất được mọi người ưa thích, đó là tré. Ở Đà Nẵng, tré là một thứ dùng để “lai rai”, là món chua, cay đặc sắc mà nếu ai đó đã từng được thưởng thức cùng những người bạn trên xứ Quảng, hẳn sẽ khó lòng nào quên được.

 



Tré Bà Đệ có các sản phẩm như tré gói cổ truyền, tré gói lá chuối, tré gói lá ổi. Bí quyết làm tré là sau khi mua thịt heo nạc và ba chỉ về cắt mỏng cùng với các loại gia vị như đường, muối, tỏi trộn đều và gói lại. Sau đó ủ từ 2 đến 3 ngày mới đem ra dùng. Để tăng thêm độ hấp dẫn của tré, khi ăn cần cho thêm một ít đu đủ, cà rốt, củ kiệu, đậu phộng, tỏi…và đặc biệt phải ăn kèm tương ớt mới ngon. Tré được dùng như món khai vị trong các dịp lễ tiệc.

 

Tré là một món ngon, đặc sắc của biết bao thế hệ người dân xứ Quảng, Đà Nẵng. Mà không chỉ có thế, tré đã theo chân những người con quê hương đi qua khắp mọi miền để trở thành món ăn nổi tiếng khắp nơi trên cả nước.

 

Giá một chục tré loại 350gram gói giấy hay hộp nhựa khoảng 30 nghìn đồng. Tré thẩu lớn khoảng 85 nghìn đồng/thẩu, còn loại nhỏ khoảng 50 nghìn đồng. Ngoài tré ra, tại đây còn có bán nem và chả cũng rất ngon.

 

Chiều tan sở, rủ một vài người bạn nhậu, dăm ba cái tré cộng chút tương ớt thế là đủ cho một buổi tiệc rượu nhâm nhi đến tối. Và dường như đó đã trở thành thói quen, nét đặc trưng văn hóa của người dân xứ Quảng.

Một số hình ảnh đẹp
Tré bà Đệ












Monday, February 12, 2018

Bánh coóng phù Lạng Sơn

Bánh coóng phù Lạng Sơn
Cách chế biến của bánh rất giống với bánh trôi nước của người miền xuôi nhưng nước dùng lại khác. Nếu nước dùng của bánh trôi làm từ bột sắn dây và ăn nguội thì bánh coóng phù lại có nước dùng là nước đường đun sôi, đập tơi gừng đun cho thơm, bánh được thả vào nồi nước dùng để luộc.

 

Khi bánh chín múc cả bánh và nước dùng vào bát, cho thêm chút lạc rang và dừa nạo ăn nóng. Những tối đông lạnh có một bát coóng phù nóng hổi, thơm mùi gừng tạo cảm giác ấm cúng chẳng còn gì tuyệt vời bằng



 
Một số hình ảnh đẹp
Bánh coóng phù Lạng Sơn












Friday, February 9, 2018

Rượu thóc La Pán Tẩn

Rượu thóc La Pán Tẩn
Xã La Pán Tẩn nằm cách thị trấn Mù Cang Chải tầm 26km, muốn đến phải đi xe dọc quốc lộ 32 nằm cheo leo ngang sườn núi đến ngã ba Kim, rồi từ đó lại ngoặt vào thêm tầm 7km đường núi nữa thì mới vào được trung tâm xã. Đây là một trong những địa danh đã được xếp hạng danh thắng quốc gia về ruộng bậc thang. Đến đây, vừa để chiêm ngưỡng cảnh đẹp thiên nhiên, vừa để thưởng thức một loại rượu thơm ngon có tiếng của đồng bào dân tộc Mông nơi đây – đặc sản rượu thóc.

 



Theo các già làng người Mông xã La Pán Tẩn kể lại, thì từ lâu lắm rồi đã thấy người Mông làm thứ rượu thóc quý này. Rượu thì nhà ai cũng nhiều, nhưng khách phải quý lắm thì người Mông mới mời uống. Mà đã uống thì phải uống bằng bát, uống cho bằng hết rượu trong nhà thì thôi. Chủ nhà “chào cỗ” với khách bằng hai bát rượu, khách cũng phải đáp lễ bằng hai bát. Uống xong mặt cười phơ lớ, rồi bắt tay nhau, rồi lại uống tiếp. Uống cho say đến độ không biết gì nữa, rồi cả chủ lẫn khách ôm nhau nằm ngủ dưới sàn đất trải rơm. Khách quý của người Mông thì phải như thế.

 

Được cái rượu người Mông uống say không bao giờ bị đau đầu như thứ rượu Vodka hay cuốc lủi pha thuốc sâu ở dưới xuôi. Đêm uống say sáng ra người tỉnh táo như vừa trải qua một giấc ngủ. Rượu thóc La Pán Tẩn ngon nổi tiếng đến nỗi hàng năm Tết đến, nhiều người ở dưới Hà Nội kì công phóng cả ô tô lên mua vài chục lít về vừa uống vừa đi tặng. Giá một lít chỉ vào khoảng 30 nghìn đồng, không nhiều, nhưng cũng là một nguồn tăng thu nhập cho người La Pán Tẩn.

 

Muốn có được loại rượu thành phẩm ngon thì ngoài việc lựa chọn được loại thóc nương ngon (nguyên liệu chính để nấu rượu) còn phải có thêm một số các nguyên liệu không thể thiếu khác là men lá gia truyền và nước nguồn tinh khiết lấy từ trong các khe núi đá mang về. Hiện tại, quá trình sản xuất rượu thóc của người Mông xã La Pán Tẩn vẫn hoàn toàn tuân thủ theo phương pháp cổ truyền. Tức là, thóc nương sau khi được làm sạch sẽ không xát mà để nguyên vỏ trấu cho vào chảo gang luộc trên bếp lửa từ 2 đến 3 giờ đồng hồ. Khi thóc đã chín sẽ được múc ra cho nguội hẳn rồi rắc men lá trộn đều bỏ vào các thùng. Khoảng hai ba ngày sau, khi các thứ trong thùng chứa bắt đầu lên men thì lại tiếp tục công đoạn ủ từ 7 đến 8 ngày rồi mới cho vào chưng cất thành rượu.

 

Cách chưng cất rượu thóc của người Mông nơi đây gần giống với cách chưng cất rượu gạo của người miền xuôi nhưng điểm khác biệt là ở các dụng cụ để chưng cất. Thông thường, người Mông La Pán Tẩn sẽ đặt một chiếc chảo gang có nước lên trên bếp, rồi để một cái chu chớ (giống như cái chõ đồ được đục từ gốc cây gỗ lớn) có đường kính từ 70 – 80cm và chiều cao gần 1 mét lên bên trên chiếc chảo, xung quanh viền bịt kín bằng cám để kín hơi.

 

Bên trong cái chu chớ tiếp tục đặt một cái chá chớ (bằng gỗ) đẽo theo hình cái máng dài thuôn nhỏ một đầu dùng để dẫn rượu ra ngoài. Sau khi mọi thứ đã được chuẩn bị xong và lửa trong bếp cũng đã được nổi lên, chủ nhà sẽ làm nốt công việc cuối cùng là đặt một cái chảo gang có chứa nước lạnh lên trên cái chu chớ (mục đích để ngưng rượu) rồi cầu khấn trước nồi rượu mong cho được mẻ rượu ngon.

 

Cứ 50 kg thóc thì chưng cất được khoảng 20 lít rượu. Rượu nấu ra có nồng độ từ 47 đến 50 độ. Tuy có nồng độ cao, nhưng điều đặc biệt là rượu thóc La Pán Tẩn có vị êm say, thơm, ngọt, dễ uống chứ không có vị nồng, đắng như rượu ở một số nơi khác. Rượu không gây đau đầu, say cũng chỉ có cảm giác lâng lâng, đặc biệt càng ủ lâu ngày lại càng thơm ngon hơn…

Một số hình ảnh đẹp
Rượu thóc La Pán Tẩn












Thursday, February 8, 2018

Hủ tiếu hấp Hà Tiên Kiên Giang

Hủ tiếu hấp Hà Tiên Kiên Giang
Hủ tiếu hấp là món ăn dân dã của người Hà Tiên. Bán rong ở lề đường nhưng hủ tiếu hấp vẫn hấp dẫn thực khách…

 

 



Nguyên liệu làm hủ tiếu hấp được sử dụng từ sợi hủ tiếu tươi. Sợi hủ tiếu dai và mềm được hấp cách thủy thay vì trụng nước sôi. Hủ tiếu để lượng vừa phải, thích hợp cho ăn nhẹ trong bữa điểm tâm. Nét khác của hủ tiếu hấp Hà Tiên so với các nơi chính là nước cốt dừa thắng sền sệt béo ngậy. Hủ tiếu hấp ăn với bì trộn thính và thịt heo nạc xắt sợi, chả giò chiên. Riêng chả giò được làm từ khoai cao xắt sợi nhỏ, ướp gia vị và hành tiêu kết hợp với thịt xắt nhỏ. Nhờ đó, chả giò có vị bùi của khoai, ngọt của thịt và thơm của gia vị.

 

Một số hình ảnh đẹp
Hủ tiếu hấp Hà Tiên Kiên Giang












Wednesday, February 7, 2018

Bánh canh ghẹ chả Kiên Giang

Bánh canh ghẹ chả Kiên Giang
Bánh canh chả ghẹ mang hương vị đặc trưng của xứ biển Kiên Giang. Nhìn tô bánh canh chả ghẹ, dĩa rau tươi xanh nào bắp chuối, rau quế, xà lách, rau muống… đã hấp dẫn thực khách ngay từ ban đầu khi mới dọn ra.

 



Tô bánh gần như lấp đầy mặt là thịt ghẹ, chả cá thu và vài cọng ngò như thêm hoa, thêm nhụy. Tô bánh ngon nhờ miếng ghẹ nào cũng béo ngọt, miếng chả cá thu mằn mặn, vừa dẻo vừa dai, cọng bánh canh trắng trong dai giòn hấp dẫn. Trong lúc thả hồn theo hương vị, bắt gặp vị cay của tiêu hòa cùng làn gió biển làm tăng thêm vị ngon của phong cảnh hữu tình.

 

Nồi nước lèo của bánh canh được nấu với tôm khô và thịt, xương, đặc biệt là nấu đầu cá thu vừa mặn mà không làm mất đi độ ngọt của cá tươi, tôm khô.

 

Chả được làm bằng thịt cá thu tươi mua về rửa sạch nạo ra, cùng hỗn hợp gia vị tiêu, tỏi, hành, bột ngọt, một chút nước mắm trộn đều cho vào cối quết, quết càng nhuyễn thì thịt cá càng dai, để tạo thêm vị béo cho thêm ít mở xắt hạt lựu trộn chung, trôn gia vị vừa ăn, nhất là có ít tiêu tạo thêm đậm đà cho miếng chả. Chả ép thành miếng dẹp hấp chín, đem cắt thành từng miếng nhỏ vừa ăn. Ghẹ rửa sạch luộc chín được lấy thịt ra.

 

Bánh canh rất ngon, húp miếng nước súp ngọt đậm đà. Bánh canh ghẹ chả đã trở thành đặc sản của Hà Tiên. Vị ngọt của cá của chả cá mãi vấn vương đầu lưỡi.

Một số hình ảnh đẹp
Bánh canh ghẹ chả Kiên Giang
Bánh canh ghẹ chả Kiên Giang












Cua Biển Hải Phòng

Cua Biển Hải Phòng
Cua biển hay Cua bể là tên gọi chỉ chung cho tất cả các loài cua sống ở môi trường biển hoặc các vùng, vịnh ven biển. Tên tiếng Việt gọi là còn gọi là cua sú, cua xanh, cua bùn... Cua biển có nhiều loại: cua gạch, cua thịt, cua nước để bạn lựa chọn theo sở thích hay theo yêu cầu chế biến của món ăn. Cua gạch và cua thịt đều ngon và rất bổ dưỡng. Tham gia chuyến du lịch Cát Bà, bạn sẽ được thưởng thức nhiều món ăn hấp dẫn được chế biến từ cua biển.

 



Cua biển là một trong những hải sản có giá trị cao trong thực phẩm và y học. Với hàm lượng và thành phần dinh dưỡng rất phong phú, lượng protein của cua biển cao hơn nhiều so với thịt heo hay cá. Ngoài ra, canxi, phospho, sắt và các vitamin A, B1, B2, C… cũng ở mức cao. Cua biển còn chứa một lượng lớn calcium, magnesium và axit béo omega-3 rất tốt cho tim mạch. Ít người biết rằng, các món ăn từ cua bể là liều tăng lực rất tốt, giúp quý ông duy trì phong độ và không gây tác dụng phụ.

 

Cách chọn cua biển ngon

- Khi chọn cua, nhìn bên ngoài thấy lớp vỏ màu xám đục, dùng tay ấn vào yếm cua thấy rắn chắc, yếm to là cua có nhiều thịt.

 

- Không nên chọn cua nhìn que càng và mai trông hơi xanh, ấn tay vào yếm thấy mềm là loại cua mọng nước, xốp, ít thịt, không ngon.

 

- Bạn nên chọn con thật tươi, nhìn yến vẫn còn bám chắc vào thân, chân và càng chuyển động khỏe mạnh, linh hoạt, gai trên càng và mai cua vẫn còn sắc nguyên. Nếu cua còn tươi bạn có thể bảo quản được vài ngày và có thể mang đi được xa.

 

- Khi làm cua, để tránh cua tanh bạn nên xào trước gạch.

 

Một số món ăn từ cua biển

 

Cua rang me: me chín 100g, cua 10 con, bột năng (bột đao) 20g, gia vị, tiêu hạt, tỏi, rau thơm đủ dùng. Cua làm sạch, để ráo nước ướp gia vị, hạt tiêu, tỏi băm nhỏ khoảng 30 phút rồi rán chín. Me cho nước vào bỏ hột gạn lấy khoảng nửa bát nước (bát ăn cơm), pha cùng với bột năng đã hòa với nước lạnh, nêm chua ngọt, sau đó đổ hỗn hợp nước trên vào cua đã rang chín, đun nóng lên là dùng được.

 

Cua nướng: thịt cua 200g, thịt lợn nạc 100g, trứng gà (vịt) 2 quả, mỡ lợn, hành, gia vị đủ dùng. Xay nhuyễn thịt cua cùng với thịt nạc sau đó trộn với trứng, hành, gia vị rồi đem nướng khoảng 20 phút là chín. Món này ăn cùng rau sống sẽ ngon hơn.

 

Súp cua ngô non: thịt cua 200g, ngô non tươi 100g, xương lợn 500g, hành tây, gia vị nước đủ dùng.  Hầm xương lợn khoảng 1 giờ trên bếp, vặn nhỏ lửa, hớt bọt. Sau đó hòa bột năng vào thành nước sền sệt rồi cho thịt cua, ngô non đã bào nhỏ vào đun đến khi ngô  chín, nêm gia vị vào là dùng được.

 

Cua xào miến: miến 300g, thịt cua 300g, tôm tươi 300g, hạt tiêu, gia vị, hành, tỏi đủ dùng. Miến ngâm trong nước ấm khoảng 10 phút. Vớt ra để ráo nước. Tôm hấp hoặc rang chín, bóc vỏ. Cách làm: cho chảo nóng, đổ dầu phi thơm tỏi rồi cho cả tôm, cua vào xào chín tới, nhắc xuống. Miến xào chín, đổ các thứ trên vào trộn đều, ăn khi còn nóng.

Một số hình ảnh đẹp
Cua Biển Hải Phòng












Tuesday, February 6, 2018

Bún sứa Nha Trang

Bún sứa Nha Trang
Háo hức, tò mò và cả nhớ nhung, luyến tiếc là cảm giác của những ai đã từng đến Nha Trang và thưởng thức món đặc sản bún sứa nồng nàn hương vị biển.Một tô bún nóng hổi với sứa, tôm, cua, thịt ba chỉ, chả cá hấp hoặc chả cá viên có điểm thêm mùi thơm của đậu phụng rang, rau ghém, vài lát ớt cay hòa trong chất ngọt đậm đà của mắm ruốc, chỉ thế thôi mà theo thời gian, bún sứa đã trở thành món ăn không thể thiếu, là đặc sản nổi tiếng của Nha Trang và cả dải đất miền Trung.



Những nàng “sứa tai” màu xanh trong, trĩu nước và mềm mại, mập căng như cây nấm trong khi những chàng “sứa chân” khô ráo có màu trắng đục, sở hữu phần tua bên dưới dạng sợi, dai và giòn như “sụn”. Hai loại sứa ăn được này đều có tính mát và giải nhiệt, chữa được bệnh ho, viêm phổi và giúp khỏe người, rất phù hợp với người ăn kiêng hoặc bệnh tim mạch với các thành phần dinh dưỡng có lợi cho sức khỏe như: protein, canxi, chất sắt, i-ốt…


Người Nha Trang thường dùng sứa chân để chế biến món bún sứa. Con sứa vừa bắt lên sau khi được ngư dân chà rửa thật sạch, thường ngả sang màu xanh pha tím rất đẹp. Các hàng bán bún sứa mang về giã lá ổi (có chất chát) hoặc ngâm vào phèn chua vài giờ để con sứa se lại, sau đó xả nước lạnh thật kỹ, xắt thành từng lát nhỏ, chần sơ để ráo dùng làm nguyên liệu chính. Cá thu quết dẻo với dầu hành, tẩm gia vị được người đầu bếp chia làm 2, 1 phần viên thành viên tròn nhỏ đem rán vàng, 1 phần ém vào khuôn, thoa lòng đỏ trứng lên trên, hấp chín để nguội mới thái thành từng miếng vừa ăn. Kế đến là công đoạn chế biến nước dùng từ mắm ruốc ngon và nạc cá thu.

 

Cách nấu bún sứa Nha Trang mang đậm văn hóa ẩm thực của miền Trung quanh năm rì rầm sóng biển. Người ta chỉ nấu nước dùng bằng các loại cá mà không dùng thịt, các nguyên phụ liệu khác cũng từ biển và hạn chế dùng quá nhiều gia vị. Tất cả tạo nên hương vị biển ngọt thanh, tạo cảm giác không ngán cho người thưởng thức.

 

Nếu muốn thưởng thức món bún sứa ngon nhất ở Nha Trang, bạn nên đến Nha Trang vào mùa sứa - độ cuối xuân và đầu hạ. Tuy nhiên, các hàng bán sứa chuyên nghiệp ở Nha Trang đều có mối để có sứa bán quanh năm. Nha Trang có nhiều nơi bán bún sứa ngon như quán 170 Bạch Đằng, số 6 Hàn Thuyên, quán bún lá cá Ninh Hòa ở đường Yết Kiêu. Tô bún sứa ở 50 Phan Bội Châu trông có vẻ “màu mỡ” với đủ tôm thịt, cua… Còn bún sứa ở ngã tư Yersin - Bà Triệu thì đơn giản, nước trong veo nhưng ngọt thanh và không kém phần hấp dẫn. Bún sứa phải ăn nóng mới ngon. Bún chần nước sôi bỏ vào bát, bên trên xếp một lớp sứa, cá dầm hay chả cá tùy vào ý thích của khách. Nước dùng chan lên nóng hổi. Bỏ rau sống và giá vào, thêm một ít ớt cho thật cay. Nguyên liệu chính của tô bún là món sứa sẽ là một thử nghiệm lạ lẫm cho vị giác của bạn. Miếng sứa thanh thanh, giòn giòn, hòa cùng vị ngọt của nước lèo sẽ mang lại cho bạn một cảm giác thật thú vị. Nếu thích, bạn còn có thể gọi thêm chén sứa riêng để ăn cho thật thỏa thích. Bảo đảm bạn sẽ ăn đến no căng mà miệng vẫn còn thòm thèm cảm giác man mát, giòn sần sật ấy.

Một số hình ảnh đẹp
Bún sứa Nha Trang












Xôi trám Cao Bằng

Xôi trám Cao Bằng
Chọn trám chín mọng, tươi, ngâm nước ấm rồi lấy thịt trám trộn với xôi đã đồ. Xôi trám dậy mầu hồng tím, ăn thơm và béo ngậy.

 

Khi tiết trời sang thu, bà con các dân tộc Tày, Nùng ở vùng đông bắc lên rừng hái trám. Lên Xứ Lạng mùa thu, vào các bản làng của đồng bào sẽ có dịp được thưởng thức món xôi trám (khẩu nua mác bây).

 



Cách làm món này đơn giản lại thơm ngon, bổ. Khách có thể mua tại các phiên chợ vùng cao mua vài cân làm quà, để nhớ mãi hương vị đậm đà của trám, một trong những đặc sản Lạng Sơn.

Trám có hai loại: trám trắng và trám đen. Trám trắng thường dùng làm mứt, kẹo, đậu sị, ô mai, dùng chữa ho, viêm họng giải khát chữa say rượu; còn trám đen dùng làm món ăn kho, sốt với cá, đậu phụ, có vị đậm đặc riêng. Nhưng chỉ có trám đen mới dùng làm xôi trám.

 

Vào tháng tám, tháng chín âm lịch, người dân lên rừng hái quả. Trám nấu xôi chọn quả chín mọng, không bị sâu, hái về ngâm vào nước ấm khoảng 25 đến 30oC một lúc cho mềm (nước nóng hơn trám sẽ không mềm). Trám om rồi đem bóc vỏ đen, lấy phần thịt bỏ hột, rồi trộn với xôi đã đồ chín đảo thật đều, nhuyễn, xôi có mầu hồng tím là được.

 

Xôi trám làm đơn giản nhưng ăn rất bổ, thơm, bùi và béo ngậy. Nếu chưa có điều kiện làm xôi, khi thu hái về xử lý quả trám bằng nước ấm, bóc lấy phần thịt đem sấy khô đựng vào lọ ăn dần.

 

Xôi nhân trám

Cũng từ quả trám bạn có thể chế biến món Xôi nhân trám. Cách làm: một chõ xôi vài cân gạo nếp cần có 1/3 là nhân trám. Như vậy, phải có vài rổ hạt trám mới lấy được 1 kg nhân. Để chuẩn bị có một chõ xôi nhân trám phải vo gạo nếp, ngâm gạo từ tối hôm trước, sáng hôm sau mới rửa hạt trám đổ ra nong. Mọi người trong gia đình xúm quanh nong hạt trám, kẻ chặt hạt, người lấy nhân. Sau khi có đủ nhân trám mới xóc cùng gạo có thêm ít muối và cho vào chõ đun nhỏ lửa.

 

Khoảng nửa giờ sau, mùi xôi thơm bay đầy bếp, đầy sân. Trong hơi gió thơm phảng phất mùi hương nhựa trám. Xôi được đơm vào đĩa, nhìn vào bạn sẽ ngỡ là chỉ có gạo nếp không vì nhân trám cũng trắng tinh. Tuy nhiên, khi ăn, ta có cảm giác sần sật, béo lại bùi lẫn trong hạt nếp dẻo quánh. Hương thơm của nếp cái hoa vàng quyện lẫn với hương thơm của nhân trám thành một hương vị khó tả.

Một số hình ảnh đẹp
Xôi trám Cao Bằng
Xôi trám Cao Bằng












Monday, February 5, 2018

Khâu nhục Bắc Kạn

Khâu nhục Bắc Kạn
Là món ăn đặc biệt mang đậm tính dân tộc của nhân dân Bắc Kạn. Ai đã một lần được thưởng thức thì khó có thể quên bởi mùi vị của món ăn rất hấp dẫn, không chỉ thơm ngon, béo ngậy mà còn rất bùi.

 



Món khâu nhục làm cũng lắm công phu, khoai được chọn phải là khoai môn Bắc Kạn, bên trong lòng khoai có vân màu tím.

 

Thịt lợn phải là thịt ba chỉ ngon, luộc sơ qua, dùng tăm tre chọc bì thật kĩ, tẩm ướp gia vị rồi đem quay, vưa quay vừa quết mật ong cho vàng bì. khoai cũng phải rán vàng,mọi thứ được xếp vào bát, cứ một miếng khoai, một miếng thịt cho nhân được làm bằng thịt, nấm hương, mộc nhĩ…đã xào lên trên hấp cách thuỷ khoảng 5 tiếng đồng hồ.

 

Thành phẩm khi xong được cho ra đĩa rất đẹp. Món khâu nhục làm cầu kì nhưng ăn lại rất ngon nên nhân dân Bắc Kạn thường dành vào những dịp đặc biệt như lễ tết, cưới hỏi và vào nhà mới. Chỉ cần thử một chút bạn cũng đủ cảm nhận được hết hương vị của món đặc sản này, vị béo ngậy của thịt, vị thơm của khoai đã hầm bở… tất cả đều kết tinh trong món ăn.

 

Ngưòi Bắc Kạn rất tự hào vì ngoài đặc sản cơm lam, bánh gio, tôm chua… còn có thêm món khâu nhục và họ không bỏ qua cơ hội để giới thiệu đặc sản của quê hương mình với thực khách gần xa./.

Một số hình ảnh đẹp
Khâu nhục Bắc Kạn












Lá dít nấu chua Phú Yên

Lá dít nấu chua Phú Yên
Lên các xã miền núi của huyện Tuy An, Sơn Hòa, ta lại được thưởng thức món canh chua lá dít độc đáo, chỉ có ở Phú Yên. Lá dít nấu canh chua hợp với nhiều loại hải sản hoặc các loại chim rừng nhưng nấu với thịt gà tươi sống thì mới thiệt xứng danh là đặc sản. 

 



Sướng nhất là khi ăn món này kèm một chén muối ớt rừng giã nhỏ và nhấp chút rượu nồng. Khi đó mùi thơm, vị chua của lá dít hòa cùng vị ngọt thơm của thịt gà cộng với vị cay của ớt trên đầu lưỡi, vừa ăn vừa hít hà… ngon tuyệt!

 

Thời chiến tranh, những người hoạt động cách mạng sống trên vùng núi phía tây Phú Yên ăn món canh chua lá dít gần như quanh năm nhưng vẫn thấy hợp khẩu vị, chẳng ai kêu chán. Ngày nay, canh chua lá dít thịt gà là món đãi khách đặc biệt chỉ có ở Phú Yên. Nhiều người về thăm quê, công tác hoặc đi du lịch đến các xã miền núi Phú Yên đều coi đây là món khoái khẩu không thể thiếu trong bữa ăn. Lúc ra về, mỗi người mang về một ít lá dít để khoe với vợ con, nhưng chắc chắn là không ngon bằng nấu ăn tại chỗ. Có lẽ nguồn nước, mảnh đất và khí hậu nơi đây là nhiều yếu tố tạo nên vị ngon của nồi canh chua xứ nẫu.

Một số hình ảnh đẹp
Lá dít nấu chua Phú Yên