This is default featured slide 1 title

Go to Blogger edit html and find these sentences.Now replace these sentences with your own descriptions.This theme is Bloggerized by Lasantha Bandara - Premiumbloggertemplates.com.

This is default featured slide 2 title

Go to Blogger edit html and find these sentences.Now replace these sentences with your own descriptions.This theme is Bloggerized by Lasantha Bandara - Premiumbloggertemplates.com.

This is default featured slide 3 title

Go to Blogger edit html and find these sentences.Now replace these sentences with your own descriptions.This theme is Bloggerized by Lasantha Bandara - Premiumbloggertemplates.com.

This is default featured slide 4 title

Go to Blogger edit html and find these sentences.Now replace these sentences with your own descriptions.This theme is Bloggerized by Lasantha Bandara - Premiumbloggertemplates.com.

This is default featured slide 5 title

Go to Blogger edit html and find these sentences.Now replace these sentences with your own descriptions.This theme is Bloggerized by Lasantha Bandara - Premiumbloggertemplates.com.

Friday, June 30, 2017

Bún mọc Tố Như

Bún mọc Tố Như
Cũng như tên gọi, bún mọc Tố Như gồm có bún, mọc, nước dùng và thứ ăn kèm (rau sống) của nhà hàng Tố Như. Để có được bát bún ngon, người làm bún phải rất kỳ công từ khâu chọn gạo xay, sàng, lọc sao cho khi chế biến sợi bún trắng, dẻo, săn tròn.

 

 



Nếu có dịp ghé thăm Phát Diệm (Kim Sơn) - Nơi phát sinh cái đẹp. Du khách đừng quên: có một nơi không thể không đến và hai thứ không nên bỏ qua. Nơi không thể không đến là Nhà thờ đá Phát Diệm. Hai thứ không nên bỏ qua: thứ nhất là Rượu Lai Thành, thứ hai là Bún mọc Tố Như.

 

Cũng như tên gọi, bún mọc Tố Như gồm có bún, mọc, nước dùng và thứ ăn kèm (rau sống) của nhà hàng Tố Như. Để có được bát bún ngon, người làm bún phải rất kỳ công từ khâu chọn gạo xay, sàng, lọc sao cho khi chế biến sợi bún trắng, dẻo, săn tròn. Việc làm mọc còn cầu kỳ hơn. Thịt phải là thịt bắp, lọc hết gân mỡ ra mới cho xay giã, ướp gia vị, viên thành từng viên nhỏ, thả vào nồi nước sôi, sau 7 đến 10 phút, viên mọc đã nổi lên trên mặt nước trắng hồng, trong suốt, một mùi thơm ngọt lan nhẹ xung quanh.

 

Bún mọc Tố Như không dùng bát to, cho bún, bỏ mọc, chan nước để ăn như các nhà hàng khác mà các thứ để riêng. Mỗi suất ăn là một đĩa bún, một tô nước dùng có 5 chiếc mọc, một đĩa rau sống. Ăn nhiều ít, thứ gì, đến đâu lấy đến đó. Đủ ăn, đủ dùng theo ý muốn, không gò ép. Đây cũng là cái khác của bún mọc Tố Như./.

Một số hình ảnh đẹp
Bún mọc Tố Như












Wednesday, June 28, 2017

Cá nục nướng lá chuối

Cá nục nướng lá chuối
Thay vì hấp, kho hay nấu canh như bình thường, bạn có thể chế biến món ăn này bằng cách nướng lá chuối, hương vị sẽ thơm ngon và lạ miệng hơn. Cá làm sạch, bỏ ruột. khứa vài đường nhỏ trên thân cá. Ướp cá với bột nghệ, hành khô băm nhuyễn, muối, hạt nêm, hạt tiêu, dầu mè, dầu ăn... ướp trong khoảng 2 tiếng. Bọc kín cá vào lá chuối, rồi đem nướng chín. Đặt chảo lên bếp, làm nóng dầu ăn, cho hành lá thái nhỏ vào để làm mỡ hành. Cá sau khi nướng chín, gỡ lá chuối ra, thoa mỡ hành và lạc rang lên rồi cuốn bánh tráng với các loại rau sống.



 












Monday, June 26, 2017

Bắp Chuối - Món Ngon Xứ Huế

Bắp Chuối - Món Ngon Xứ Huế
Với người Huế, cây chuối trong vườn thật quý. Những gì thuộc về cây chuối đều hữu ích: lá chuối gói được nhiều thứ bánh, ngày tết không thể thiếu lá chuối để gói bánh tét, bánh chưng, nải chuối chín dùng để thờ cúng ông bà, tổ tiên vì là thức ăn ngon, bổ dưỡng cho người, thân chuối non thái ra làm rau sống, muối chua...

 



Riêng bắp chuối góp mặt trong rất nhiều món ăn nổi tiếng của Huế. Bắp chuối là phần hoa chuối chưa trổ buồng, hoặc đã trổ buồng nhưngchưa trổ hết.

 

Trong các nhà hàng bán bánh khoái ở Huế, đĩa rau sống phải có vả,chuối xanh, khế, xà lách, bắp chuối và rau mùi. Thiếu bắp chuối, sẽ thiếu đi vị ngọt, chát đặc trưng. Đĩa rau sống ăn với bún bò - giò heo,bún chả cá, cơm hến, thịt bê thui (người Huế gọi là bò tái) chấm mắm nêm, hay cá hấp... đều có sự góp mặt của bắp chuối. Bắp chuối đã trở thành một trong những món rau sống đặc trưng của Huế (cùng với vả). Người Huế vào quán ăn, liếc nhìn đĩa rau sống mới bưng ra, thấy thiếu"vị" bắp chuối là hỏi liền.  

 

Ngoài làm rau sống, người Huế còn chế biến hàng chục món mặn, món chay từ bắp chuối, như nộm bắp chuối, bắp chuối kho, bắp chuối ram,cháo bắp chuối, bắp chuối muối chua, canh bắp chuối sứ... Bà Hoàng Thị Kim Cúc, giáo viên dạy nữ công gia chánh của Trường Đồng Khánh xưa,cách đây 60 năm (năm 1943), đã soạn cuốn sách "Nghệ thuật nấu món ăn Huế". Trong đó, bà dạy cách chế biến rất nhiều món ăn từ bắp chuối. Nấu"canh bắp chuối sứ" phải bóc bớt bẹ già bên ngoài chẻ đôi bắp chuối ra, xắt mỏng, rửa lại vài lần cho sạch mủ, vớt ra để ráo nước. Tôm lột vỏ rồi chao với mỡ, tiêu, hành, ớt, nước mắm, muối và một ít nước. Khi tôm sôi thấm, đổ thêm nước lạnh vừa dùng và thêm ít nước ruốc, để sôi lại rồi đổ bắp chuối vào. Canh sôi là được.  

 

Bắp chuối góp mặt trong nhiều món ăn nổi tiếng của Huế Nấu món chay "bắp chuối ram" phải chọn bắp chuối sứ lột bẹ già, chẻ đôi theo chiều dọc, luộc mềm, ép ráo nước. Tách từng lá, rút tim trong mấy trái chuối non, làm nhẹ tay để giữ các lá bắp chuối không rời xa.Trộn đều tương, xì dầu, muối, tiêu, đường, bột ngọt, ngũ vị hương, rồiđem xoa vào từng lá bắp chuối ướp cho thấm. Khi rán, lấy bột mì sú với nước lạnh hơi sền sệt, trộn thêm vào các thứ gia vị trên. Phết hồ bột mì lên lá bắp chuối rồi cho vào chảo dầu đang nóng ram vàng. Khi bắp chuối vàng đều, gắp ra đĩa, cắt từng miếng vuông nhỏ, rưới nước xì dầu,tương, đường, gừng lên trên, trộn đều là đã có món ăn thật tuyệt.  

 

Ở các chợ Huế, mùa bão lũ này cây vườn gãy đổ nhiều. Vì thế, mỗingày đều có bắp chuối ngon lành được đem bán. Sau những món ăn "trênđời dưới biển", được thưởng thức một vài món làm từ bắp chuối vốn rất riêng, rất lạ nhưng rất quen của Huế, tức là bạn đã có thể hoàn tất trọn vẹn thú tìm hiểu về ẩm thực trên mảnh đất thơ mộng này...

Một số hình ảnh đẹp
Bắp Chuối - Món Ngon Xứ Huế
Bắp Chuối - Món Ngon Xứ Huế
Bắp Chuối - Món Ngon Xứ Huế












Friday, June 23, 2017

Hoành Thánh Hội An

Hoành Thánh Hội An
Nhiều năm đi qua, hoành thánh Hội An vẫn không thôi hấp dẫn thực khách. Không chỉ khám phá hương vị lạ, với nhiều du khách hoành thánh đã trở thành một đặc sản không thể thiếu trong nền văn hóa ẩm thực phố cổ.

 



Không chỉ thỏa mong ước ngắm phố rêu phong trong ánh đèn lồng lung linh, huyền ảo… nhiều du khách phương xa muốn về Hội An chỉ để được thưởng thức những món đặc sản nổi tiếng do chính bàn tay người phố Hội chế biến. Đó có thể là món ăn truyền thống của người Việt như mì Quảng, cơm gà… hay những món được tạo nên từ sự giao thoa nền văn hóa giữa các dân tộc đã để lại như cao lầu, xí mà, hoành thánh…

 

Nguyên liệu chính làm nên hoành thánh là bột mì, trứng gà và tôm. Từng công đoạn làm hoành thánh khá tỉ mỉ. Trước tiên, chọn loại bột mì thơm dẻo, trộn bột mì với trứng gà sau đó đánh đều hỗn hợp này nhiều lần cho thật nhuyễn, cán bột càng mỏng càng tốt. Cắt bột thành từng miếng nhỏ chừng 1 tấc vuông để làm vỏ bánh hoành thánh.

 

Phần nhân bánh được chế biến từ những con tôm đất còn tươi nguyên đã làm sạch sẽ. Nêm nếm gia vị vừa ăn, cho vào cối giã nhỏ rồi quết lại cho thật nhuyễn. Nhẹ nhàng đặt phần vỏ bánh lên lòng bàn tay, cho nhân vào giữa, túm đều các mí bánh thật khít. Điểm đặc biệt là hoành thánh Hội An có nhiều loại: hoành thánh nước, hoành thánh chiên nhưng có thể nói mỗi loại có một vị riêng, đều được điều chế cầu kỳ.

 

Muốn ăn hoành thánh nước thì đem hoành thánh mới làm hấp cách thủy chừng dăm phút. Hoành thánh nước ngon hay không phần nhiều phụ thuộc vào nước nhưn. Đầu bếp có kinh nghiệm thường chọn xương heo ít mỡ nhiều nạc. Chặt xương thành từng miếng nhỏ, nấu rục. Khi xương đã chín mềm, vớt ra khỏi nồi. Khử cà chua, hành tây xay nhỏ với dầu, đổ hỗn hợp này vào nồi nhưn. Cho vào nồi một ít nấm rơm, bắp su, dứa nấu chín, nêm gia vị vừa ăn và hạ lửa.

 

Hoành thánh hấp được trụng lại vào nồi nước nhưn cho thật chín, sau đó đặt vào bát. Mỗi tô hoành thánh thường có 5-7 bánh. Ngoài ra có thể cho thêm một ít mì sợi được trụng với nước sôi vào bát hoành thánh. Thưởng thức hoành thánh nước trước hết phải bằng mắt. Ai lần đầu thưởng thức cũng không khỏi ngạc nhiên trước một bát hoành thánh khá đẹp mắt với màu xanh non của bắp su, màu vàng tươi của tôm và điểm xuyết là màu đo đỏ của cà chua. Cầm đũa gắp từng bánh hoành thánh, hương vị ngọt ngào, thanh nhẹ cứ đọng mãi trong miệng.

 

Khác với hoành thánh nước, hoành thánh chiên lại hấp dẫn với đĩa bánh chín vàng ươm, vuông vức. Thay vì hấp, người ta đem từng chiếc bánh mới làm cho vào chảo ngập dầu rồi chiên chín. Trong khi đợi bánh ráo dầu, xếp một lớp xà lách, cà chua xắt mỏng, rau thơm vào đĩa rồi đặt hoành thánh lên trên. Cuối cùng, chan nước xốt cà chua và khoai tây lên mặt bánh.

Một số hình ảnh đẹp
Hoành Thánh Hội An












Monday, June 19, 2017

Miến lươn trộn Hà Nội

Miến lươn trộn Hà Nội
Chỉ cần bước chân đến gần quán, bạn sẽ ngửi ngay thấy mùi thơm của lươn đến từ nồi nước dùng và cảm thấy vô cùng thích thú với khay đựng đầy thịt lươn khô. Món miến lươn trộn ở đây luôn thu hút thực khách.



Với thời tiết ngày hè Hà Nội tương đối oi ả, đa phần mọi người đều cảm thấy “ngán ngẩm” với những bát bún, phở… được chan ngập nước, tạo cảm giác “nóng càng thêm nóng”. Vì vậy, các loại miến trộn có lẽ là sự lựa chọn không tồi cho những bữa ăn mùa nóng. Và chắc chắn miến lươn trộn cũng không ngoại lệ.

 

Do “trú ngụ” ở vỉa hè nên quán miến lươn trộn phố Phủ Doãn trông khá đơn giản, hàng ngày dọn ra chỉ có một gánh hàng đựng nồi nước dùng, bày đồ ăn và vài chiếc ghế nhựa vừa để ngồi vừa làm bàn ăn.Tuy vậy, đó lại là điểm khá thân thiện, gần gũi, mang những nét đặc trưng của ẩm thực Hà thành. Giữa một “rừng” các cửa hàng sửa chữa xe máy, quán có vị trí hơi khuất, song vẫn khá đông khách; bởi theo như ý kiến của những người đến quán thì: “Mặc dù chỗ ngồi hơi nhỏ, có chút bất tiện nhưng giá thành và chất lượng của miến lươn trộn tại đây rất “được”.

 

Chỉ cần bước chân đến gần quán, bạn sẽ ngửi ngay thấy mùi thơm của lươn đến từ nồi nước dùng và cảm thấy vô cùng thích thú với khay đựng đầy thịt lươn khô. Cô chủ quán miến lươn cho biết, lươn tại quán được lựa chọn khá kĩ, luôn là loại lươn to, dài và chắc thịt; ngoài ra quá trình chế biến thành những miếng lươn khô đến cho khách hàng cũng khá kì công.

 

Một bát miến lươn trộn tại đây tương đối “màu sắc” với sự hòa quyện từ màu trăng trắng của miến và giá, màu nâu đặc trưng của lươn khô, màu xanh của rau sống, dưa chuột, màu cam của cà rốt, điểm xuyết với những vệt màu vàng nhạt của lạc rang và hành phi. Khi trộn đều chúng với nhau và thưởng thức từng gắp miến lươn trộn, bạn sẽ cảm thấy bên cạnh sự thanh mát của miến là vị ngòn ngọt, mặn mặn, vừa cưng cứng lại mềm mềm nhưng cũng rất đỗi thơm ngon của lươn khô được tẩm ướp. Bát miến luôn dậy mùi thơm của hành phi, lạc rang cùng rau sống. Không chỉ có thế, mỗi phần miến trộn tại đây đều có thêm một ít dưa góp (bao gồm dưa chuột và cà rốt) được sắt thành từng sợi dài, trông rất đẹp mắt, tạo nên vị hơi chua chua và cảm giác nhẹ nhàng, mát mát của rau. Nhiều “màu sắc” ẩn chứa bên trong như vậy, tuy nhiên khi ăn bạn vẫn cảm thấy dễ chịu, ngon miệng và tương đối hài hòa về hương vị.

 

Nhưng có lẽ điểm làm quán miến lươn trộn này có mùi vị thơm ngon, không giống với các quán khác chính là do nước cốt dùng để trộn miến - mà theo như cô chủ quán là “bí quyết gia truyền không thể tiết lộ”. Nước dùng đi kèm với miến trộn cũng rất tuyệt, dậy mùi thơm của lươn, rau sống cắt nhỏ; khi bạn nhìn và nếm thử sẽ thấy có cả vị của tiết lươn bên trong đó. Do vậy, nếu không thích miến lươn trộn, bạn có thể thưởng thức miến lươn nước tại đây, rồi cảm nhận mùi vị của lươn đến từ cả thịt lẫn nước dùng.

 

Mỗi một bát miến (với khá nhiều lươn) có giá là 25k, tương đối rẻ so với mặt bằng các hàng miến lươn khác ở Hà Nội. Quẩy tại đây cũng khá ngon, mà chỉ có 1k/cái. Quán nằm ở vỉa hè phố Phủ Doãn, ngay đoạn đầu (chưa đến phố Chân Cầm) nếu như rẽ vào từ phố Hàng Bông, đối diện quán là rất nhiều hàng sửa chữa xe máy.

 

Quán mở hàng từ 4h30 chiều cho đến 10h tối, vì vậy nếu bạn muốn thử thưởng thức món ăn này thì hãy đến vào khoảng thời gian này nhé!

Một số hình ảnh đẹp
Miến lươn trộn Hà Nội
Miến lươn trộn Hà Nội












Sunday, June 18, 2017

Cháo sườn sụn Hà Nội

Cháo sườn sụn Hà Nội
Khác với cháo sườn truyền thống, cháo sườn sụn để nguyên miếng nhằm giữ vị ngọt của thịt, Thêm cái sần sật của sụn, ai cũng phải mê.

Thời gian gần đây, các bạn trẻ và dân văn phòng ở Hà Nội đã khá quen thuộc với quán cháo sườn sụn ở phố Tô Hiến Thành với phong cách trẻ trung "xì tin". Gần đây, bác chủ quán đã cho mở thêm cửa hàng với diện tích rộng hơn ở ngay cạnh để chiều lòng được nhiều đối tượng khách tới ăn hơn. Trước đây, quán khá nhỏ hẹp, chủ yếu khách phải ngồi ngoài vỉa hè nên nhiều người e ngại khi muốn rủ thêm đồng nghiệp đi ăn trưa hay tụ tập bạn bè sau giờ tan sở.



Thực đơn vẫn giữ nguyên với nhiều món cháo Hong Kong ngon miệng là cháo sụn gà nấm, cháo sụn heo nấm, cháo sườn sụn nấm thịt... với giá từ 30.000 đồng nhưng bổ sung nhiều món ăn người lớn hơn như cơm văn phòng kiểu Hong Kong hay các món lẩu cho những ngày mùa đông.

 

Tuy nhiên, khách vào quán ở bất cứ độ tuổi nào cũng phải gọi bằng được một bát cháo sườn sụn lạ miệng, thơm nức và ấm lòng trong thời tiết giá lạnh. Từng miếng sườn sụn được ninh đủ độ, giòn sần sật mà không bị cứng, khi ăn tạo cảm giác rất lạ lẫm và thích thú.

 

Khác với cháo sườn truyền thống là phần thịt ở dẻ sườn được băm nhỏ rồi nấu chung, cháo sườn sụn để nguyên cả miếng thái mỏng, vừa đẹp mắt lại vừa cảm nhận được rõ rệt vị ngọt của thịt. Nếu gọi một bán sườn sụn nấm thịt thì ngoài sụn, bạn sẽ được thưởng thức thêm thịt băm nhỏ với mộc nhĩ và nấm giống như ăn nhân bánh giò khiến cho bát cháo thêm vị đậm đà, dễ ăn.

 

Ngoài ra, bát cháo còn có thêm trứng cút được bày biện đẹp mắt. Cháo cũng được xay mịn màng nên gia đình có trẻ nhỏ cũng có thể mang các bé theo mà không phải đắn đo về món ăn có hợp khẩu vị các bé hay không.

 

Đi kèm cùng bát cháo sườn bao giờ là những chiếc quẩy dẻo mềm mà không bị ỉu. Quẩy của quán được chọn lọc rất kỹ bởi lẽ, quẩy ngon cũng sẽ là điểm níu được chân khách tới quán thường xuyên.

Một số hình ảnh đẹp
Cháo sườn sụn Hà Nội
Cháo sườn sụn Hà Nội












Friday, June 16, 2017

Sữa chua mít Hà Nội

Sữa chua mít Hà Nội
Từ thành phần cơ bản là sữa chua, các quán đã nghĩ ra đủ loại với hương vị, đồ kèm theo khác nhau.

 

Ngoài sữa chua trắng, dân teen Hà Nội còn biết tới sữa chua dẻo, sữa chua xay ở Hàng Than hay Lò Đúc với các hương vị như cốm, cam, dưa hấu, ca cao, thậm chí cả sầu riêng. Còn sữa chua nếp cẩm thì cũng đã quá phổ biến, hầu như hàng giải khát nào cũng có chế thêm món này.

 



Nằm ở số nhà 22 phố Bà Triệu, đoạn gần ngã tư Hàng Khay - Tràng Thi rẽ xuống, quán sữa chua mít nhỏ xíu Hoàng Anh nằm ngay trên vỉa hè. Chỉ với một tủ kính đơn giản, quán lúc nào cũng đông kín khách ngồi khoảng 20 chiếc ghế. Ở đây có đa dạng các món chủ yếu chế biến từ sữa chua như chè sữa chua, sữa chua hoa quả, sữa chua trân châu thạch, sữa chua nếp cẩm, đặc biệt là sữa chua mít.

 

Một đặc điểm của sữa chua khiến nhiều người bị đau dạ dày e ngại là độ chua tương đối cao. Tuy nhiên, ở quán này, sữa chua mít có vị chua dịu và ăn thật là mát. Trong bát có trân châu loại nhỏ (giống trong chè Thái), thạch rau câu nhiều loại và tất nhiên không thể thiếu những miếng mít xinh xinh. Chủ hàng cho biết, quán mở cách đây 5 năm, món sữa chua mít do quán tự mày mò, sáng tạo nên.

 

Vì món ăn không ngọt, lại mát nên nếu nhìn thấy trước mặt một đôi bạn trẻ là chồng 4 chiếc bát, bạn cũng đừng thấy lạ nhé. Dù quán rất đông nhưng chị chủ hàng xinh xắn phục vụ khá nhanh, vui vẻ, xởi lởi. Ngồi ăn trên con phố trung tâm của thủ đô, bạn cũng có thể vừa ăn chè, vừa ngắm cảnh phố xá đông vui.

 

Điểm trừ của quán chính là chỗ ngồi vỉa hè nên khá chật chội khi tìm chỗ để xe. Ngoài ra, quán rất đông khách nên ngồi không được thoải mái và đôi khi bạn còn phải đứng đợi.

Một số hình ảnh đẹp
Sữa chua mít Hà Nội
Sữa chua mít Hà Nội
Sữa chua mít Hà Nội












Tuesday, June 13, 2017

Bánh canh khô Tây Ninh

Bánh canh khô Tây Ninh
Khác với món bánh canh nước, tô bánh canh khô có cả mùi thơm của dầu tỏi phi, vị béo của nước dùng, đậu phộng; vừa có cả vị thanh thanh của đồ chua vừa dùng kèm cùng các loại rau đặc sản đầy hương sắc xứ nắng chát Tây Ninh.

 



Bánh canh Trảng Bàng, bánh tráng phơi sương... là những món mà khá nhiều người Sài Gòn đã một lần thử qua và quen với tên gọi của nó. Bánh canh khô thì sao? Nghe lạ vì trước giờ người ta vẫn quen ăn tô bánh canh đầy đủ hương vị của bánh, rau giá, thịt heo cùng nước dùng nóng hổi.

 

Chị Nga, tổng quản lí nhà hàng bánh canh Trảng Bàng Ba Xi ở đường Võ Văn Tần, quận 3, một trong những hậu duệ của gia tộc họ Bùi – người khai sinh ra món bánh canh Trảng Bàng truyền thống đặc sản Tây Ninh – cho biết sự ra đời của món bánh canh khô này tại nhà hàng cũng thú vị. Trong một lần sum họp gia tộc tại quê nhà ở Trảng Bàng, vì thấy cả đời gia tộc mình và người dân Trảng Bàng mình chuyên “ăn bánh canh, ngủ bánh canh”, một người cô trong họ tộc nghĩ ra cách chế biến món khô này để thay đổi khẩu vị cho chồng. Có cơ hội dùng thử, chị Nga suy nghĩ sẽ đưa món lạ này bổ sung vào thực đơn của nhà hàng. Hỏi ý kiến và bàn bạc với mẹ và chồng (chồng chị là con trai bà Ba Xi) thì được ủng hộ nên ý tưởng thành hiện thực.

 

Để làm món bánh canh này, bếp trưởng nhà hàng cho biết: đầu tiên, trụng sơ sợi bánh canh với nước lèo cho thấm. Lưu ý là trụng trong nước lèo, chứ không trụng với nước sôi bình thường. Trụng sao cho vừa thấm, cho cọng bánh vừa mềm tới, xốc cho thật khô rồi cho thịt bằm nhuyễn vào. Sau đó, cho vào lần lượt tỏi phi, đậu phộng rang, đồ chua, rau, dưa, giá xắt nhuyễn. Dùng kèm theo là một chén nước súp.

 

Bánh canh khô ăn kèm những loại rau đặc sản Tây Ninh tươi xanh, chén nước chấm pha riêng thơm phức cùng tô nước dùng bốc khói với miếng giò hay thịt bắp. Món này thích hợp với những thực khách thích ăn cái khô riêng, cái nước riêng tựa như hủ tíu – mì khô vậy./.

Một số hình ảnh đẹp
Bánh canh khô Tây Ninh












Kẹo lạc vừng Hà Nội

Kẹo lạc vừng Hà Nội
Thanh kẹo giòn tan, không dính răng, có vị bùi béo và thơm của lạc, vừng với độ ngọt thanh vừa phải là thứ đồ ăn vặt tuyệt vời; nhất là khi dùng kèm với tách trà nóng trong tiết trời mùa đông giá lạnh.



Kẹo lạc rất nhanh cứng, sau khi cán khoảng 5 phút lúc này kẹo vẫn còn độ dẻo bạn dùng dao sắc và nặng nhanh tay cắt kẹo thành hình mong muốn. Cách cắt đơn giản nhất là bạn đặt dao vuông góc với mặt kẹo, 1 tay giữ cán dao, tay kia ấn mạnh và dứt khoát vào đầu dao là được.

 

Kẹo lạc vừng là món kẹo dân dã, bình dị thường được thưởng thức cùng với trà nóng. Ai đã từng sống qua mùa đông ở Hà Nội hẳn không thể quên được cảm giác ngồi nhâm nhi chén trà nóng với vài thanh kẹo lạc bên những quán cóc vỉa hè. Thời bây giờ để mua được kẹo lạc không khó nhưng cảm giác cả nhà quây quần cùng làm kẹo lạc thật vui và thú vị.

 

Thanh kẹo giòn tan, không dính răng, có vị bùi béo và thơm của lạc, vừng với độ ngọt thanh vừa phải là thứ đồ ăn vặt tuyệt vời. Kẹo lạc vừng ngon nhất khi được nhâm nhi kèm với trà nóng bên bạn bè và người thân. Bạn hãy cùng thử nhé!

Một số hình ảnh đẹp
Kẹo lạc vừng Hà Nội












Monday, June 12, 2017

Tương Bần Hưng Yên

Tương Bần Hưng Yên
Những người bà, người mẹ sau buổi ra đồng, vẫn cần mẫn bên những chum tương thơm nồng. Phải chăng đó là cái duyên trời se cho mảnh đất này để họ lưu giữ một thứ di sản ẩm thực của dân tộc!

 



Gặp người lạ, hỏi mình quê đâu? Nói Hưng Yên, thể nào cũng nhắn mua hộ một vài chai tương Bần.

 

Hưng Yên có hai sản vật nổi tiếng, một là nhãn lồng, hai là tương Bần. Cả hai đều đã trở thành niềm kiêu hãnh không chỉ của riêng mảnh đất này, mà thấm vào ca dao cùng với "dưa La, húng Láng, nem Báng, tương Bần.."

 

Đông đến, Hà Nội ồn ào trong cái lạnh muộn, bất chợt một chiều đông mưa rét, thoảng trong không gian dậy mùi thơm của nồi cá kho tương, vô tình đánh thức lòng người lữ khách nỗi nhớ nhà da diết.

 

Tương không chỉ là thức chấm quen thuộc trong mâm cơm Việt, mà còn là gia vị hấp dẫn của nhiều món ăn quen thuộc.

 

Cá kho mà thiếu tương sẽ mất ngon đi nhiều; thịt chó thêm chút tương khi nấu không chỉ dậy mùi thơm mà còn giúp thịt thêm mềm; xào nấu đậu thịt, khéo cho chút tương món ăn thêm vị, thêm sắc...

 

Nhắc đến tương, nhiều người cho rằng, đó là thức gia bản trong văn hóa ẩm thực Việt. Bởi thế nên, hình ảnh chĩnh tương bên hiên nhà đầy nắng, dưới bóng cau già đã trở thành hình ảnh thân thương của mỗi làng quê Bắc Bộ.

 

Cạnh tương Bần, còn có tương Nam Đàn, tương Cự Đà, nhưng có lẽ tương Bần vẫn được nhắc đến nhiều hơn, bởi hương vị khó diễn giải của nó. Cái vị ấy ẩn dưới độ sánh rất đậm đà, chìm trong vị ngọt ngon đặc trưng.

 

Có rất nhiều bài báo, cuốn sách viết về nghề cổ đất Việt cho rằng, cái ngon của tương Bần nằm ở khâu chọn nguyên liệu, rang đỗ và ủ mốc.

 

Thiết nghĩ, mỗi gia đình làm tương đều giữ cho mình một bí quyết riêng tạo nên cái "tạng" của mỗi chai tương khi đến tay thực khách. Gia đình nghệ nhân Minh Quất cho rằng cái ngon của tương nằm ở khâu chọn đỗ.

 

Đỗ phải là loại đỗ mận, hạt nhỏ, được trồng ngay trên mảnh đất Hưng Yên. Còn theo ông chủ của hãng tương Liên Vinh, tương ngon quyết định ở khâu chọn chum đựng. Gia đình ông có khoảng trên dưới 100 chiếc chum đựng tương, đều là loại chum được ông chủ đích thân đi tận Ninh Bình chọn mua về.

 

Đó là loại chum thật già, lấy tay gõ nhẹ nghe tiếng kêu vang mới đạt tiêu chuẩn. Tuy thế, tiêu chuẩn chung của một chum tương ngon là phải dậy được mùi hương ngậy và thoảng vị chua thanh mà ai phải thật tinh ý mới nhận ra được điều này.

 

Tuy không sinh ra trong một gia đình làm tương truyền thống ở Hưng Yên, nhưng từ nhỏ tôi đã lớn lên bên những chum, những chĩnh, những giọt tương sóng sánh vàng nâu lạc vào cả những giấc mơ tuổi thơ, lỡ ngủ vùi trong ký ức.

 

Dù trong thời buổi kinh tế thị trường nhiều sức ép, thị trấn Bần có nhiều cơ hội để phát triển kinh tế theo hướng công nghiệp hiện đại nhờ vị trí địa lý thuận lợi.

 

Song ở Bần, hầu hết những gia đình làm tương truyền thống vẫn giữ nghiệp cha ông để lại, vẫn cần mẫn bên những chum tương thơm nồng. Những chum tương mang cái duyên trời se...

Một số hình ảnh đẹp
Tương Bần Hưng Yên
Tương Bần Hưng Yên
Tương Bần Hưng Yên
Tương Bần Hưng Yên
Tương Bần Hưng Yên












Saturday, June 10, 2017

Cá suối nướng - Pa pỉnh tộp - Ẩm thực Mù Cang Chải

Cá suối nướng - Pa pỉnh tộp - Ẩm thực Mù Cang Chải
Cá nướng (Pa pỉnh tộp) là món ăn mà nhiều du khách muốn thử nhất trong các phiên chợ vùng cao.



Nhắc tới ẩm thực người Thái không thể thiếu cá nướng pa pỉnh tộp. Tên gọi độc đáo này nghĩa là “Cá gập nướng” trong tiếng Thái. Pa pỉnh tộp họ thường chỉ sử dụng cá chép suối để nướng hoặc có thể làm từ bất cứ loại cá nào. Cá suối thường chỉ ăn rong rêu, lá cây và động vật giáp xác nên rất sạch, khi mổ ra không thấy mùi tanh. Khác với cách chế biến ở dưới xuôi, người ta không mổ bụng mà dọc sống lưng, móc hết phần ruột cá.  Sau khi mổ lưng, người ta tẩm ướp gia vị, cho rau thơm thái nhỏ, mắc khén... vào rồi gập con cá cho lên bếp nướng.

Người nấu dùng các nguyên liệu đặc trưng trong ẩm thực Thái như quả mắc khen, gừng, tỏi, rau thơm để ướp vào thịt cá. Cá được đặt lên than hoa nướng trực tiếp kẹp gập trong que tre hoặc kẹp vỉ. Thịt cá suối mềm, ngọt thơm, không bị bở và khô. Hương vị của cá hòa quyện với các loại gia vị khiến cho món ăn trở nên đặc biệt, đọng lại trong tâm trí thực khách.

Khách du lịch lên Mù Cang Chải thích thú khi nhìn thấy những con cá tươi rói được nướng trên bếp than hồng. Mùi cá quyện cùng hương mắc khén thơm nức, kích thích vị giác, khi ăn thịt béo ngậy, thơm ngon













Đặc sản Cua Da Bắc Giang

Đặc sản Cua Da Bắc Giang
Nếu có dịp về với đất Yên Dũng (Bắc Giang) vào cữ gió heo may về, thế nào bạn cũng sẽ được chiêu đãi một trong những món ngon và hiếm bởi lòng hiếu khách của người dân nơi đây được chế biến từ Cua Da.

 



Có một loài cua sống trong các ghềnh đá ở đoạn sông Cầu chảy qua địa phận một số xã ven sông huyện Yên Dũng (Bắc Giang) như: Đồng Việt, Đồng Phúc, Thắng Cương mà dân trong vùng quen gọi là “Cua Da”. Loài cua này rất đặc biệt ở chỗ chỉ xuất hiện và khoảng đầu Đông trong thời gian khoảng 2 tháng (tháng 9 và tháng 10 âm lịch) hàng năm.

 

Đây là một loài cua sông to gần bằng con ghẹ, về hình thức cơ bản trông giống loài cua đồng, nhưng chân dài, mình to gấp ba, bốn lần cua đồng và mang một số đặc điểm khác biệt với họ nhà cua. Đó là hai càng của giống cua này có hai lớp lông như rêu bám vào, yếm cua cũng có lớp diềm rêu điệu đà. Chính cái lớp lông rêu này đã khiến nhiều người băn khoăn về tên gọi của loài cua này là: “Cua Da, Cua Da hay là Cua Gia?”. Có người nói rằng phải gọi là “cua ra” vì gắn với câu tục ngữ “Tháng chín cua ra, tháng ba cua vào”. Có người lại nói phải gọi là “cua da” vì loài cua này có một lớp da trên càng. Có người lại bảo phải gọi là “cua gia”, vì đơn giản tên gọi ấy nghe có vẻ hay hơn, hợp lý hơn.

 

Theo kinh nghiệm của người dân làng chài nơi đây, cua Da có thể được chế biến thành nhiều món như: Cua hấp bia, cua rang muối, cua chiên, cua giã nấu canh… Nhưng ăn cua da ngon nhất và đơn giản nhất là đem hấp bia. Bỏ cua vào thùng, xả nước và xóc mạnh cho sạch. Mỗi con cua to nặng từ 100g-200g, xếp vào nồi, rắc thêm chút bột canh, bỏ thêm xả, gừng, rót bia xâm xấp mình cua, đặt lên bếp. Để lửa thật nhỏ, đun li ti cho đến khi bia sôi lăn tăn thì bật lửa to cho sôi bồng lên là bắc ra. Lửa nhỏ để giữ cho càng và chân không bị rụng, đồng thời để gia vị ngấm, khử mùi tanh.

 

Khi cua chín có màu vàng cam rất hấp dẫn. Thịt cua ngọt, lớp vỏ ở chân và càng cua khá mềm, khi ăn không cần dùng đến kẹp như cua hay ghẹ biển. Ăn cua da chấm bột canh pha mù tạt kèm nửa quả chanh vắt vào thì không gì thú vị bằng. Thật cảm ơn cho người đưa món cua này vào thành món đặc sản. Nó không chỉ giúp người dân nơi đây tăng thêm thu nhập, mà còn góp phần đưa vùng đất này có thêm một món đặc sản “của hiếm Cua Da”.

Một số hình ảnh đẹp
Đặc sản Cua Da Bắc Giang












Thursday, June 8, 2017

Rau ngải cứu và rau âu Cao Bằng

Rau ngải cứu và rau âu Cao Bằng
Rau ngải mùa xuân mọc ở ven chân núi đá. Rau âu, thân mềm, lá nhỏ mọc bờ suối có 2 loại, màu xanh và màu tím.


Cách nấu hai loại rau này như nhau. Ngắt rau lấy  ngọn non và rửa sạch. Nước canh đun sôi cho thêm thịt băm, thả rau vào, gia vị vừa đủ, nếm chín bắc ra. Rau nấu chín màu xanh ăn có vị ngọt, thoang thoảng vị đắng.





Rau ngải còn giã nhỏ trộn với trứng và rán thành món trứng rau ngải; rau ngải nấu với gà tần, óc lợn hấp…

 

Theo các thầy thuốc đông y, lương y miền núi, mỗi loại rau trên vừa là món ăn ngon, lạ miệng bổ dưỡng, bổ sung nhiều vitamin và khoáng chất cần thiết cho cơ thể. Rau rừng cũng được xem như một vị thuốc. Cây rau dạ hiến có tác dụng tốt cho thận, lọc các chất cặn bã trong thận. Rau âu tốt cho dây thần kinh, bổ máu, thải độc, là món rau tốt cho phụ nữ ăn sau khi sinh. Rau ngải cứu chữa các bệnh đau đầu, xương khớp… Các rau trên có tính hàn, mát có thể dùng cho những người ăn kiêng mà vẫn bổ sung đủ khoáng chất cần thiết.


 

Một số hình ảnh đẹp
Rau ngải cứu và rau âu Cao Bằng












Tuesday, June 6, 2017

Cua rang muối Hải Phòng

Cua rang muối Hải Phòng
Cua bể (hay cua biển) không xa lạ gì với người Việt, vì những tỉnh thành phố nào có biển thì đều có cua, thậm chí, nhiều nơi cua còn rất to, nhưng để chế biến được món ăn ngon từ cua, không phải nơi nào cũng nổi tiếng. Cua Phú Yên to thật đấy, nhưng ngoài luộc ra không có gì đặc sắc, cua Quảng Ninh đậm thật đấy, nhưng cũng vẫn chỉ là luộc. Cũng có vài nơi làm cua rang muối, rang me, nhưng cua rang muối Hải Phòng lại được yêu mến nhất. Chất thịt ngon đã đành nhưng đó là thành công của người chế biến.

 



Những người sành ăn cua thường bảo, cua ngon nhất là cua bắt ở vùng nước lợ mà chỉ có phía Bắc mới có cua ngon, vì thế, nơi có được cua ngon không nhiều. Điều may mắn của Hải Phòng là những vùng nuôi nước lợ rộng lớn và hầu như nơi nào cũng nuôi cua. Từ Cát Hải - Đình Vũ đến Tiêng Lãng, Kiến Thụy, Thủy Nguyên, cứ ra đầm nước lợ là có cua. Cua ở Hải Phòng nhiều đến nỗi các đầu bếp tha hồ sáng tạo món ăn từ cua như: nem cua, chả cua, cua rang me, rang muối…Món ăn chế biến từ cua trở thành một nét văn hóa ẩm thực của người Hải Phòng và món ăn đậm đà chất biển chính là cua rang muối.

 

Văn hóa ẩm thực gắn liền với phong cách chế biến cua biển của người Hải Phòng đã tìm được điều chung nhất của những người thích ăn cua biển trong nước cũng như nước ngoài. Anh Ngô Tuấn Đạt, chủ Phúc Đình quán cho biết, cua rang muối Hải Phòng đã chinh phục được những người sành ăn nhất bởi cách chế biến tuy được xem là đơn giản nhưng không phải nơi nào cũng làm được và không phải nhà hàng nào cũng có.

 

Cua ngon thì phải là cua sống, không qua tủ lạnh vì các cụ thường bảo “bống chết thì mua, cua chết thì bỏ”. Cua bắt lên rửa sạch rồi dùng dao nhọn đâm thẳng vào ức khiến cua đột tử ngay, sau đó dùng bàn chải chà sạch rêu, đất cát rồi mang đi chế biến. Thời gian từ lúc đâm đến lúc cho cua… vào nồi càng ngắn thì độ thơm ngon càng cao. Muối để rang cua cũng là muối đặc biệt vì không hẳn là muối mà là một loại bột mặn trộn từ nhiều loại gia vị khác nhau.

 

Không như những nơi khác, cua chế biến xong muối phủ đầy mà cua rang muối ở Hải Phòng chỉ được phủ lớp muối nhẹ. Cua phải có màu đỏ tươi, điểm xuyết những hạt muối trắng xem lẫn với rau gia vị như: mùi ta, húng, xà lách. Vị của cua rang muối không ngọt như đường mà ngọt dịu tự nhiên, thơm dịu và có vị mằn mặn, ăn món này phải dùng tay để rồi còn… mút ngón tay xuýt xoa mới đúng là cách ăn của người sành sỏi. Nếu như cua luộc buộc phải ăn nóng cho đỡ tanh thì cua rang muối có thể ăn nguội được (tất nhiên ăn nóng thì ngon hơn).

 

Anh Đạt tâm sự, đúng là cua rang muối khi ăn thích hơn nhiều so với cua luộc, nhưng không hiểu sao thời gian qua, người đến quan ăn lại chủ yếu gọi món cua luộc, hỏi ra mới hay, thực khách chưa biết nhiều đến món cua rang muối, sau khi được giới thiệu, khá nhiều thực khách khoái ăn cua đã bỏ luôn món cua luộc. Thế mới biết, món cua rang muối hấp dẫn đến nhường nào./.

Một số hình ảnh đẹp
Cua rang muối Hải Phòng
Cua rang muối Hải Phòng












Xôi chiên phồng Đồng Nai

Xôi chiên phồng Đồng Nai
Tuy không phải là món cổ truyền nhưng xôi chiên phồng đã trở nên phổ biến khắp Nam ngoài Bắc. Có lẽ chính xuất xứ món ăn tại Đồng Nai, cùng với bàn tay chế biến đầy tinh hoa của đầu bếp nơi đây đã khiến cho người ta mỗi khi nhớ đến món xôi chiên phồng, lại tấm khắc khen xôi chiên phồng ở Đồng Nai là ngon nhất!



Nguyên liệu chính làm xôi chiên phồng là nếp, nhưng khác với các loại xôi khác, sau khi đồ chín nếp xôi chiên phồng còn được giã và nhồi nhuyễn chung với đường và đậu xanh sau đó mới đem chiên cho phồng lên.

 

Món xôi chiên ngon thì bánh phải phồng tròn và vàng đều, nếp không được cứng mà phải dẻo, có độ dai vừa phải. Xôi khi cắt ra chiều dài phải mỏng vàng đều hai mặt và không nhão. Muốn được như vậy khi nhồi phải nhồi thật tốt và khi chiên người đầu bếp phải biết cách ép và xoay miếng xôi thật khéo cho xôi nở đều, không bị méo mó hay chín không đều. Nhồi và chiên là hai khâu quan trọng nhất trong quá trình làm xôi.

 

Theo nhiều tài liệu thì xôi chiên phồng bắt nguồn từ Đồng Nai, từ năm 1952. Khi đó, có một người đầu bếp tình cờ trong một lần chiên xôi đã phát hiện thấy một góc của miếng xôi phồng to lên. Cả nhà ngạc nhiên xúm lại xem. Sau đó là những lần làm kế tiếp, người đầu bếp ấy đều chú ý để rút kinh nghiệm. Thế rồi món xôi chiên phồng đã được đúc kết ra từ khâu nấu xôi phải chín đều, không được nhão cũng không được khô; kế đến là khâu nhồi xôi, trộn đường, ép xôi, cách lật xôi khi chiên…

 

Người chiên phải kiên nhẫn, khéo léo và đều tay xoay trở xôi thì mới tạo được độ phồng tròn đều, xôi chín vàng cả phần ngoài lẫn bên trong, khi cắt ra không có phần xôi dư, cắn vào miếng xôi thấy giòn nhưng vẫn giữ được sự mềm mại của nếp, vị ngọt nhẹ của đường và mùi thơm của các thứ quyện lại.

 

Sau này, món xôi chiên phồng bắt đầu nổi tiếng ra nhiều tỉnh khác. Hiện nay xôi chiên phồng đã trở thành một món ăn nổi tiếng ở Việt Nam và còn được giới thiệu ra nước ngoài trong các buổi giao lưu ẩm thực đấy, tuy nhiên Đồng Nai vẫn là một địa điểm bán món xôi chiên phồng ăn với gà nướng nổi tiếng nhất.

 

Một số hình ảnh đẹp
Xôi chiên phồng Đồng Nai
Xôi chiên phồng Đồng Nai












Monday, June 5, 2017

Mực Ống Cô Tô

Mực Ống Cô Tô
Vùng biển Cô Tô phân bố tới 5 loài mực ống, mực lá và 3 loài mực nang. Sản lượng mực khai thác tại Cô Tô hằng năm đạt trên dưới 300 tấn.

 



Một trong những loài mực ống ngon có tiếng trong nước có phân bố ở Cô Tô là mực ống Trung Hoa (Logigo chinensis). Đây là loài mực ống cơ thể lớn, thân hình hỏa tiễn dài khoảng 35-40 cm. Mặc dù là loài mực có phân bố rộng khắp dọc bờ biển Việt Nam từ bắc đến nam, nhưng có thể do môi trường nước trong vịnh Bắc Bộ nói chung, vùng đảo Cô Tô nói riêng, có những thành phần vi lượng phù hợp với các loài thủy sản, nên mực ống khai thác ở vùng biển này có hương vị đậm đà đặc trưng, khác biệt với sản phẩm cùng loại khai thác ở các vùng biển khác.

 

Mực ống sau khai thác được đưa về đảo chế biến thành mực khô và mực một nắng ngay khi còn tươi ngon. Số còn lại được ướp đá chuyển về đất liền chế biến thành các dạng sản phẩm đông lạnh phục vụ XK và tiêu thụ nội địa. Sản phẩm mực Cô Tô từ lâu đã nổi tiếng nhờ nguồn gốc từ vùng biển Cô Tô với điều kiện tự nhiên thuận lợi, nguyên liệu tươi tốt, lại được chế biến tại chỗ theo phương pháp riêng với bàn tay khéo léo, lành nghề của người dân địa phương; tất cả tạo nên một hương vị đặc trưng cho sản phẩm mực khô và mực một nắng Cô Tô.

 

Mực Cô Tô có thân thẳng, mình dày. Sau khi nướng lên, từng thớ thịt xé ra dẻo, dai, khi ăn có thể cảm nhận được vị ngọt thuần khiết của đạm, không mang vị chát như mực ở một số vùng khác. Vì thế, ai đến Cô Tô cũng đều mong muốn mang ít mực nơi đây về làm quà cho gia đình hoặc mời bè bạn. 

Một số hình ảnh đẹp
Mực Ống Cô Tô












Sunday, June 4, 2017

Yến Sào Hòn Nội Khánh Hòa

Yến Sào Hòn Nội Khánh Hòa
“Yến sào Hòn Nội, vịt lội Ninh Hòa, tôm hùm Bình Ba, nai khô Diên Khánh” Câu dân gian đã có từ lâu và cho đến bây giờ vẩn lưu truyền trong mọi người. Yến sào có tác dụng bổ dưỡng cao, làm cường tráng, dai sức, kích thích tiêu hóa, giúp an thần, gây ngủ, cầm máu, chữa được bệnh ho, thổ huyết, kiết lỵ.

 



Đây là vị thuốc bổ rất tốt cho người ốm yếu, cao tuổi, sản phụ băng huyết, trẻ em suy dinh dưỡng. Ngày qua ngày, chim yến hàng (loài chim sống ở biển miền Trung và các đảo) miệt mài nhả dãi (nước bọt) thành những vòng tròn xoáy trôn ốc để xây nên những chiếc tổ xinh xắn mà nếu bị lấy đi, chim lại tiếp tục không nản làm lại tổ khác để duy trì nòi giống.

 

Tổ chim yến còn có tên dân dã là tai yến (vì tổ nom giống như tai người), còn trong y học cổ truyền và giao dịch kinh tế, nó được gọi là yến sào (yến: chim én, sào: tổ). Tổ yến được khai thác làm hai đợt. Đợt thứ nhất vào tháng 3 trước khi chim đẻ trứng. Đợt thứ hai vào tháng 7-8 sau khi chim non rời tổ, tự bay và kiếm mồi. Chính việc khai thác hợp lý này đã tạo điều kiện thuận lợi cho đàn chim phát triển (dưỡng chim). 

 

Tổ yến hình nôi tròn hoặc bầu dục, cong bán nguyệt, màu trắng xám, có khi màu hồng hoặc đỏ, to bằng nửa quả trứng vịt, dài khoảng 7 cm, rộng 5 cm, nặng độ 10 g. Đôi khi có những tổ to, dày, nặng khoảng 18-20 g mà người ta cho rằng đó là tổ do chim xây lần đầu, những lần sau làm lại tổ nhỏ dần và mỏng. Lại có nhận định là tổ to do chim trẻ làm và tổ nhỏ do chim già làm. Tổ yến khai thác về được chải sạch chất bẩn, nhặt hết lông tơ, rồi phân thành nhiều loại như sau: Yến huyết có màu đỏ tươi, mép có viền trắng, được xếp vào loại thượng hạng. Loại yến này rất hiếm gặp, thường mỗi vụ thu hoạch chỉ được vài trăm tổ. 

 

Theo các nhà khoa học, tổ yến có màu đỏ là do vách đá nơi chim yến làm tổ có nhiều oxyde sắt, còn theo truyền thuyết dân gian thì do chim cố gắng hết sức để làm tổ nên bị ra máu. Yến quang hay yến bạch là tổ làm lại lần thứ hai, to dày, màu trắng trong, nặng 10-12 g, là loại một. Yến thiên màu trắng đục, xanh hoặc vàng, nặng 9-10 g, loại hai. Yến địa màu xám, tím hoặc đen nhạt, nặng 6-7 g, loại ba (tổ của chim già). 

 

Ngoài ra, còn có yến bã trầu màu hồng, yến bài là tổ chưa làm xong hoặc bị vỡ, yến mao là tổ mới làm lần đầu, yến xiêm là tổ rất bẩn, dính đầy lông (ít được dùng). Cách chế biến tổ yến: Ngâm tổ trong nước lã 3-4 giờ hoặc nước nóng 1/2-1 giờ, khi thấy các sợi dãi đã tã ra thì vớt lên (có thể xoa ít dầu lạc), nhặt hết lông chim, rác rưởi, rêu núi và các chất bẩn khác còn bám vào. Thay bằng nước lã, khỏa đều. Cứ thế rửa sạch nhiều lần, để ráo nước. Lúc này, sợi yến có màu trắng lục nhạt, nhỏ và dai giống như sợi miến. 

 

Tổ yến có hàm lượng protein khá cao (43-55%, nhiều hơn thịt, cá) và các acid amin rất cần thiết cho cơ thể con người, không thay thế được và như cystein, phenylalamin, tyrosin.... Nó cũng chứa đường glucose với hàm lượng cao; lượng mỡ thấp, và các vitamin B, C, E, PP; các muối natri, sắt, phosphor; các nguyên tố vi lượng. Về mặt thực phẩm, yến sào được liệt vào hàng “cao lương mỹ vị”, là một trong 8 món ăn nổi tiếng (bát trân) cùng với bào ngư, hải sâm, vây cá mập, đế chân voi, bàn tay gấu... 

 

Dùng riêng, yến sào sấy khô, tán bột mịn, uống mỗi ngày 6-12 g. Dùng liền 7-10 ngày. 

 

Dùng phối hợp, yến sào (được yến huyết càng tốt), tắc kè, tử hà sa (rau thai nhi), ngưu hoàng lượng bằng nhau, sấy khô, tán nhỏ, rây bột mịn, luyện với mật làm viên bằng hạt ngô. Ngày uống 20 viên chia làm 2 lần. 

 

Có thể dùng yến sào dưới dạng món ăn - vị thuốc theo các phương cách sau: Yến thả: Sợi yến hấp cách thủy cho chín (không nấu trực tiếp với nước vì dễ bị nát và mất chất bổ) được xếp vào bát con, rải thịt gà xé lên trên, rồi chan nước luộc gà thật nóng. Thêm gia vị cho đủ ngọt, ăn làm một lần. 

 

Yến tần: Sợi yến nhồi vào bụng chim bồ câu đã làm thịt sạch cùng với ít gạo nếp, đậu xanh, mộc nhĩ hoặc nấm hương, gia vị. Hầm cách thủy cho chín nhừ. Ăn trong ngày. 

 

Chè yến: Sợi yến đã hấp cách thủy cho vào bát con. Đường kính nấu với nước đến sôi, bắc ra, cho lòng trắng trứng và vỏ trứng tán vụn để quyện lấy tạp chất. Lọc thật trong, rồi dội vào bát yến. Ăn khi chè còn ấm. Có người còn hấp sợi yến với đường phèn và ít sâm hoặc nước dừa. 

 

Trong dân gian, người ta dùng cả máu yến (yến huyết), phân yến (yến thỉ), thịt chim yến (yến nhục) và tổ yến trong đó có xác của chim yến non mới nở (sào nội yến tử). Phân chim yến 30 g (phơi khô, sao vàng, tán bột) trộn với tỏi (3 củ) giã nát, thêm hồ làm viên bằng hạt ngô. Mỗi lần uống 3 viên với nước ấm, chữa ngộ độc. 

Một số hình ảnh đẹp
Yến Sào Hòn Nội Khánh Hòa
Yến Sào Hòn Nội Khánh Hòa
Yến Sào Hòn Nội Khánh Hòa












Saturday, June 3, 2017

Bún cua Gia Lai

Bún cua Gia Lai
Bún cua là món đặc trưng của người dân phố núi Pleiku, hương vị ban đầu rất khó ngửi cho người chưa biết ăn, nhưng nếu quen rồi thì tô bún cua này không thể thiếu khi bạn đặt chân về TP.Pleiku (Gia Lai) này.

 



Ai ở Gia Lai đều sẽ nói với bạn bè đã đến quê mình thì phải ăn phở khô Gia Lai, đặc biệt là phải ăn món bún cua thối tại TP.Pleiku tỉnh Gia Lai. Vậy bún cua Gia lai thối thật không? mùi vị nó ra sao? cách chế biến như thế nào? Những câu hỏi đó sẽ trả lời khi bạn đặc chân lên TP.Pleiku.

 

Ban đầu quả thật là khó ăn, có nhiều người không quen cũng "cao chạy xa bay". Nhưng ai đã đến ăn lần 2, 3 hay quen rồi thì sẽ kết món ăn ngon này ngay vì nó đậm đà thơm ngon. Nhiều người lớn tuổi tại Pleiku cũng cho biết món ăn ngày được du nhập từ người Bình Đinh di cư lên đây. Các cụ bảo vị đặc trưng của nó một phần do dân biển vốn ăn cay, mặn, một phần để chống lại cái lạnh khi lên phố núi. Còn cua phải ủ cho đến khi lên mùi hơi khó ngửi, nên nhiều người gọi vui là thối để phân biệt với bún riêu cua hay các món cua khác chứ thật ra đó là mùi lên men chua.

 

Để có một tô bún cua ngon, người làm cũng hết sức kỳ công mới chế biến ra được món ăn này. Nguyên liệu để tạo ra món bún cua rất đa dạng: cua đồng, bún, thịt ba chỉ, măng, da heo chiên giòn (hoặc dùng bánh phồng tôm) ngoài những nguyên liệu trên thì bún mắm cua không thể thiếu các gia vị như ớt, mắm nêm, chả hoặc nem và các loại rau ăn kèm như: giá, bắp chuối, xà lách, ngổ, kinh giới và các loại rau thơm… Cua đồng là một thành phần quan trọng, chủ đạo của món ăn này; thường thì vào mùa mưa cua đồng sẽ nhiều và thịt chắc hơn mùa khô.

 

Cua đồng mua về được rửa sạch để loại bỏ chất bẩn. Sau đó, cua đồng được nhúng sơ qua nước sôi (không để chín, chỉ để cho cua “ngất’ đi không kẹp vào người làm) và được bóc bỏ mai đi, chỉ lấy phần thịt còn lại đem giã nhuyễn (hoặc xay nhuyễn bằng máy) rồi lọc lấy nước, tùy theo lượng cua mà nước lấy được nhiều hay ít. Đem ủ nước cua vừa lọc khoảng 1 ngày cho lên men chua (đây chính là nước dùng). Khi nước cua đã đủ độ chua thì được đem chế biến thành món bún cua Gia Lai.

 

Tiếp đến phi hành tỏi rồi cho thịt ba chỉ vào xào cho tới thịt săn lại, cho hạt nêm và các gia vị khác vào, sau đó đổ nước cua đã được làm chua vào khi nước bắt đầu sôi lên thì măng đã xắt mỏng được bỏ vào; thời gian đun càng lâu thì mắm càng thắm, sẽ càng ngon.

 

Sau khi đã hoàn tất các công đoạn chế biến, bún được xếp vào tô lượng vừa phải sau đó chan nước mắm cua vào kèm theo măng và ba chỉ bỏ một ít da heo chiên dòn lên trên (bánh phồng tôm), ớt và mắm nêm là gia vị không thể thiếu tùy theo khẩu vị của mỗi người mà người ăn cho nhiều hay ít. Khi thưởng thức bạn nên cho thêm chả lụa và nem, ăn kèm với rau sống để... hít hà ớt cay thì bạn mới có thể thưởng thức hết được hương vị của món bún cua này.

 

Khi đưa vào miệng, bạn sẽ cảm nhận được ở đầu lưỡi vị mặn của mắm, vị thơm của các loại rau, vị nồng đặc trưng của bún mắm, vị cay của ớt, âm thanh giòn rụm của da heo… tất cả hòa quyện với nhau tạo nên món ăn rất hấp dẫn. Ăn món này bạn phải ăn ít nhất hai tô mà miệng vẫn còn thòm thèm muốn ăn nữa (nhưng không nên ăn thêm vì bạn sẽ bị no đấy).

 

Sau khi thưởng thức xong bún cua Gia lai các bạn có thể đi ăn nhiều món ngon khác , ăn bánh canh Nguyễn Đinh Chiểu, đi ăn lụi, ăn chè, bún thịt nướng. Buổi tối mát mẻ có thể đi ăn bánh bột lọc ở Cao Đẳng, uống sữa đậu nành ở Hai bà Trưng hoặc đi thưởng thức cà phê tại thành phố núi.

Một số hình ảnh đẹp
Bún cua Gia Lai
Bún cua Gia Lai