This is default featured slide 1 title

Go to Blogger edit html and find these sentences.Now replace these sentences with your own descriptions.This theme is Bloggerized by Lasantha Bandara - Premiumbloggertemplates.com.

This is default featured slide 2 title

Go to Blogger edit html and find these sentences.Now replace these sentences with your own descriptions.This theme is Bloggerized by Lasantha Bandara - Premiumbloggertemplates.com.

This is default featured slide 3 title

Go to Blogger edit html and find these sentences.Now replace these sentences with your own descriptions.This theme is Bloggerized by Lasantha Bandara - Premiumbloggertemplates.com.

This is default featured slide 4 title

Go to Blogger edit html and find these sentences.Now replace these sentences with your own descriptions.This theme is Bloggerized by Lasantha Bandara - Premiumbloggertemplates.com.

This is default featured slide 5 title

Go to Blogger edit html and find these sentences.Now replace these sentences with your own descriptions.This theme is Bloggerized by Lasantha Bandara - Premiumbloggertemplates.com.

Wednesday, November 30, 2016

Cá Tầm Sapa

Cá Tầm Sapa
Cá Tầm là 1 loại cá sống chủ yếu ở Nga hay Siberia nay đã có tại Việt Nam và đến Sapa là nơi bạn có thể thưởng thức món ăn từ những chú cá đặc biệt này.

 

Cá tầm có hương vị rất khác lạ với những loài cá phổ biến tại nước ta, có thể chỉ cần thưởng thức một lần món ăn chế biến từ cá Tầm bạn sẽ nhớ mãi hương vị của nó.

 



Các món ăn chế biến từ cá Tầm cũng rất phong phú như là : cá Tầm om măng theo kiểu miền bắc, cá Tầm nướng muối, cá Tầm rán, hấp, lòng cá Tầm xào dưa chua hay những món ăn khác  chúng ta hoàn toàn có thể chế biến từ cá Tầm. Mỗi món ăn chắc chắn sẽ đem lại cho du khách một hương vị riêng mà cá Tầm đem lại.

 

Giá cho loại cá này cũng không hề quá đắt đỏ chỉ khoảng 90.000 vnđ /kg. Vậy khi du lịch đến Sapa nếu bạn là người thích những món ăn lạ hay là người thích những món ăn chế biến từ cá thì hãy tìm thưởng thức các món ăn chế biến từ cá Tầm để tận hưởng hương vị mới lạ nhé .

Một số hình ảnh đẹp
Cá Tầm Sapa
Cá Tầm Sapa












Cơm lam Tuyên Quang

Cơm lam Tuyên Quang
Được làm từ gạo nếp, nước gừng hoặc nước cốt dừa. Gạo nếp và nước được cho vào ống tre gai bánh tẻ, dùng chuối bịt kín lại rồi đốt. Cơm chín, gọt bỏ lớp tre cháy đen bên ngoài cho đến khi phần bao bọc ruột cơm chỉ còn lại một lớp mỏng.

 

 

 



Khi ăn chỉ cần bóc bỏ lớp vỏ tre bên ngoài, giữ cả lớp màng ruột tre và chấm với vừng đen. Mùi nếp thơm quyện với nước cốt dừa, mùi ống tre bánh tẻ và vừng đen, cho cảm giác bùi, ngậy, thơm… Ở những vùng đồng bào dân tộc, ống tre được thay thế bằng ống giang, nứa; nước cốt dừa thay bằng nước gừng để tạo hương thơm.
Một số hình ảnh đẹp
Cơm lam Tuyên Quang
Cơm lam Tuyên Quang
Cơm lam Tuyên Quang
Cơm lam Tuyên Quang












Tuesday, November 29, 2016

Thịt trâu chọi Đồ Sơn

Thịt trâu chọi Đồ Sơn
Đã từ lâu, mỗi lần đến dịp lễ hội chọi trâu là du khách trong nước và ngoài nước lại nô nức đến Đồ Sơn để sống trong cảnh lễ hội độc đáo của cả nước.

 

 



Họ đến để chứng kiến những màn đấu, màn rượt đuổi ngoạn mục của các ông trâu và sau mỗi lần kết thúc lễ hội, mọi người lại được thưởng thức một món ẩm thực vô cùng ngon và độc đáo đó là món thịt trâu chọi. Để được thưởng thức món thịt trâu chọi, không phải lúc nào cũng muốn là được, bởi món ăn đặc sắc này chỉ có trong 2 ngày mồng 8 tháng 6 và mồng 9 tháng 8 âm lịch. Món ăn được chế biến từ thịt trâu chọi cũng đơn giản như những món ăn được chế biến từ thịt trâu thông thường, song phàm ai đã từng được thưởng thức món ăn từ thịt trâu chọi mới thấy được hết hương vị của thịt trâu chọi: ngọt, không dai, thơm và ngậy.

 

Thịt trâu chọi ở Đồ Sơn khác hẳn so với thịt trâu thông thường, trước hết là về tâm linh, người Đồ Sơn cho rằng trong ngày hội, được thưởng thức món thịt trâu chọi sẽ mang lại may mắn cho cả năm, bởi khi vào dịp lễ hội trâu được tôn thành “ ông ” và được chăm sóc chu đáo. Loại cỏ cho trâu ăn cũng phải là loại cỏ có độ dai, nhiều chất để khi nhai lại vẫn còn dinh dưỡng cho trâu, ngoài cỏ trâu thường được người nuôi cho ăn ngọn mía, thỉnh thoảng cho ăn thêm cháo trộn với thuốc bổ, do đó trâu được nuôi để chọi thường có sức khoẻ tốt, độ lỳ cao. Thịt trâu chọi là một trong những món ăn độc đáo của vùng đất Đồ Sơn quê tôi mà không phải nơi nào cũng có. Một năm du khách chỉ có 3 lần được thưởng thức món ăn tuyệt vời này và khi đã thưởng thức rồi có lẽ sẽ không bao giờ quên.

Một số hình ảnh đẹp
Thịt trâu chọi Đồ Sơn












Nem chua Ninh Bình

Nem chua Ninh Bình
Nhắc đến nem chua, nhiều người thường nghĩ tới Thanh Hóa, nơi nổi tiếng với những chiếc nem thơm ngo. Nhưng nếu có dịp ghé qua Ninh Bình, du khách cũng có thể thưởng thức hương vị có phần khác lạ của món ăn này. Nem chua Ninh Bình được làm từ thịt nạc mông lọc bỏ mỡ, bì lợn luộc, thính và một số gia vị như mì chính, muối,.. sau đó gói lại bằng lá ổi để tạo vị thơm đặc trưng và lá chuối để tạo vỏ ngoài đẹp mắt. Món ăn này được ăn cùng nước mắm pha chanh tỏi.



 
Một số hình ảnh đẹp
Nem chua Ninh Bình












Xôi thịt bún gà Thợ Nhuộm

Xôi thịt bún gà Thợ Nhuộm
Nằm trên vỉa hè phố Thợ Nhuộm, đoạn từ Hai Bà Trưng ra Cửa Nam (Hà Nội), quán phục vụ các món xôi thịt, trứng, bún, miến gà, mì xào.

 

Xôi thịt ở quán được làm từ thịt ba chỉ kho tàu, thịt mềm và không quá ngọt như thịt kho tàu kiểu miền Nam. Bạn có thể gọi thêm trứng ốp la, lòng đỏ vừa chín tới, vẫn còn hơi đặc sệt và không bị khô, lòng trắng được rán chin và cháy cạnh. Cắn cả miếng trứng sẽ có cảm giác vừa dai của lòng trặng vừa ngậy của lòng đào. Ăn kèm với xôi là dưa chuột ngâm vừa mát lại có vị chua cay, vị ngọt đặc trưng của món dầm.

 



Có một điều hơi lạ là dù quán có đang đông khách hay không, thì đồ ăn luôn được chuẩn bị hơi lâu, cũng không hiểu sao một bát bún hay bát xôi phải chờ khoảng tầm 10 phút mới có. Và chị chủ quán cũng hơi lạnh lùng, chẳng cần đon đả với khách, một nét đặc trưng của chủ quán ở các quán xá Hà Nội.

 

Ngoài ra, các món bún gà, mì xào ở đây làm cũng ngon, thịt gà mềm và ngọt, bạn sẽ có thêm lựa chọn khi đi cùng nhiều bạn bè.

Một số hình ảnh đẹp
Xôi thịt bún gà Thợ Nhuộm
Xôi thịt bún gà Thợ Nhuộm












Sunday, November 27, 2016

Khô cá sặc rằn An Giang

Khô cá sặc rằn An Giang
Xã Khánh An (An Phú, An Giang) nằm vắt bên đường biên giới Việt Nam - Campuchia, chỉ cách nước bạn con sông Bình Di, mấy năm nay nổi tiếng với cá khô sặc rằn.

 



Cá sặc rằn có kích thước lớn hơn cá sặc cùng loài, nguồn thức ăn chính là rong tảo và ấu trùng. Với ưu điểm thịt thơm ngon, ít xương và giàu chất dinh dưỡng, cá sặc rằn trở thành loại thực phẩm quen thuộc trong các bữa ăn gia đình. Khô sặc rằn Khánh An nổi tiếng nhờ lớn con, màu đen bóng, thơm ngon, mỡ nhiều, người tiêu dùng rất ưa chuộng. Bà Trịnh Thị Thu, một chủ vựa lớn chuyên cung cấp thị trường ĐBSCL và TPHCM cho biết: Cá nguyên liệu phải chọn lựa kỹ. Muối đen phải mua từ Ba Tri (Bến Tre). Cá sặc rằn sau khi đánh bắt về được mang lên đánh vẩy, làm đầu rồi mang đi muối 2 đêm thật mặn, sau đó rửa thật sạch, nếu rửa không sạch sau này muối mặn nổi trắng lên không bán được, nếu muối không ăn, cá phình lên là hết vốn. Phơi cá 2 nắng là được, khi phơi phải canh chừng trở cá cho khô đều, nắng không tốt thì cá khô sẽ hôi. Mùa mưa phải thức sáng đêm, nếu mưa suốt ngày không nắng phải đem khô vào bọc bỏ thùng đông lạnh, chờ nắng tốt rửa lại đem phơi. Để có một ki-lô-gam cá khô cần 2,2 – 2,5 ki-lô-gam cá tươi.

 

Với vị thơm ngọt và độ dai, khô cá sặc rằn được dùng để chế biến nhiều món ăn hấp dẫn. Từ khô cá sặc rằn nướng chấm với mắm me tới gỏi xoài khô cá sặc rằn mang đậm hương vị chua, ngọt, mặn đặc trưng. Khi chế biến món khô cá sặc, chúng ta nên ngâm với nước sạch khoảng 15 đến 20 phút để giảm bớt độ mặn vì đặc điểm của loại khô này là vị mặn để bảo quản khô được lâu hơn. Khi nướng chín khô tất nhiên phải đập sơ để loại bỏ phần bị cháy khét, và nhứt thiết là phải dựng đứng con khô lên, đập nhẹ trên lưng nó vài cái đặng mình con khô hơi bung ra. Khi ăn chỉ cần gỡ bỏ vây lưng, tại nơi ấy, ta xé tách con khô ra làm đôi rất dễ dàng. Gỡ bỏ xương, còn lại toàn nạc.

 

Người răng tốt rất khoái nhai vây bụng và đầu khô vì nó không chỉ ngon, thơm mà còn giòn, béo! Nhậu khô sặc rằn với rượu đế thì không thể chê vào đâu được. Còn xé bốc ăn với cơm nguội thì… ngon chưa từng thấy. Chính vì vậy mà hiện tuy cá sặc rằn được nuôi nhiều nhưng khô sặc rằn vẫn bán rất cao giá. Người có nhiều tiền thường tìm mua để dùng làm quà biếu, cho nên nay nó không còn là món ngon của người bình dân nữa! Khô cá sặc rằn ngoài là món ăn thơm ngon đặc biệt, nó còn là món quà quý của những người con miền Tây xa quê cũng như của khách thập phương khi đến với xứ miền Tây sông nước.

Một số hình ảnh đẹp
Khô cá sặc rằn An Giang
Khô cá sặc rằn An Giang
Khô cá sặc rằn An Giang












Saturday, November 26, 2016

Xôi trắng chả mực Hạ Long

Xôi trắng chả mực Hạ Long
Đĩa xôi trắng bốc khói với những lát chả mực vàng ruộm trông thật bắt mắt. Xôi được đồ từ nếp mới, vừa thơm vừa dẻo; chả mực vừa dai vừa giòn sừn sựt, vị vừa ăn. Những người bán chả mực ở Hạ Long nói rằng mực thì biển nào cũng có nhưng để làm chả mực ngon thì nhất định phải là mực tươi, mới được đánh bắt trong khu vực biển của Hạ Long, thịt mới thơm và dậy mùi. Người ta giã mực bằng tay để chả vừa dai vừa giòn. Chả mực rất kén lửa, vì vậy khi rán phải giữ lửa đều, không quá to cũng không quá nhỏ. Miếng chả ngon là miếng chả tỏa mùi thơm nức mũi ngay từ phút đầu được thả vào chảo dầu. Chả được rán cho đến vàng thì vớt ra để ráo dầu. Chả mực ăn ngon nhất khi chấm với nước mắm nguyên chất có rắc hạt tiêu bởi như thế mới cảm nhận hết hương vị của nó.



 
Một số hình ảnh đẹp
Xôi trắng chả mực Hạ Long












Bánh phồng Kiên Giang

Bánh phồng Kiên Giang
Cho đến bây giờ mấy ai còn nhớ được chính xác là bánh phồng đã ra đời từ lúc nào và tại sao nó chỉ hiện diện vào dịp Tết cổ truyền của dân tộc Việt Nam. Người ta chỉ nhớ lại rằng, cách nay chừng vài thập niên, hằng năm cứ vào khoảng  25 đến 28 Tết, sau khi gặt hái xong vụ mùa là các vùng nông thôn của tỉnh Kiên Giang, kể cả vùng đồng bằng sông Cửu Long nhà nhà đều tranh thủ thời gian lựa chọn giống gạo nếp thật ngon, thật dẻo để làm bánh phồng ăn Tết...

 



Muốn cho bánh phồng được ngon, ngoài việc lựa chọn giống nếp dẻo nó còn đòi hỏi đến kỹ thuật xôi nếp, quết nếp và cho thêm vào các chất phụ gia như đường, men... Nét đặc  biệt của nghề làm bánh phồng là quết nếp. Sau khi nấu (xôi) chính hạt cơm nếp, người ta cho vào cối để quết. Quết nếp càng mịn, nhuyễn thì khi nướng lên bánh càng phồng to. Làm bánh phồng tuy đơn giản hơn so với một số bánh khác, nhưng không phải ai cũng đạt được kết quả như mong muốn. Nếu như xôi nếp chưa tới lửa, quết nếp không nhuyễn và cán bánh không đều tay hoặc dùng không đúng liều lượng các chất phụ gia thì khi nướng lên bánh sẽ  bị chai cứng, không nở phồng ra được. Đây là bí quyết gia truyền của nghề làm bánh phồng ở Kiên Giang mà khó có địa danh nào sánh nổi.

 

Còn hạt cơm nếp sau khi được quết xong thành bột, người thợ chính mới bắt đầu nắn từng viên và lựa chọn các cô thôn nữ khéo tay để mà giao việc. Họ cán mỏng ra từng cái một rồi đem phơi lên những đôi chiếu mới nhất ở ngoài nắng. Đây cũng là dịp để cho các trai làng kén chọn người vợ tương lai của mình qua sự khéo léo của những cái bánh. Còn các cô thôn nữ cũng biết được đức tính và sức mạnh của chàng qua việc quết bánh. Có thể nói rằng, đây là điều kiện có một không hai trong năm để các trai làng và thôn nữ kết chặt duyên tình  với nhau qua việc làm bánh phồng ngày Tết.

 

Bánh phồng cuốn dừa là món ăn hấp dẫn nhất so với các loại bánh làm làm bằng gạo nếp. Sau khi phơi bánh ở ngoài nắng hơi ráo ráo là đem vào cuốn với cơm dừa đã nạo; mà dừa thì phải chọn loại dừa  rám vỏ, rồi cho thêm ít đường, muối, đậu phộng rang. Đây là món ăn độc đáo nhất, mang đậm nét đặc thù, hương vị của các miền quê đồng bằng sông Cửu Long.

 

Trước đây, ở các vùng nông thôn Nam bộ trong những ngày giáp Tết khí trời hay lạnh, do vậy, bọn trẻ rất thích thú được ngồi quanh đống lửa để chờ xem các mẹ, các chị nướng bánh phồng. Nướng bánh phồng cũng là một nghệ thuật. Muốn cho bánh nướng lên được ngon, thì phải đốt lửa bằng rơm và trong quá trình nướng phải xoay trở bánh cho thật lẹ tay, còn lửa thì tùy theo mức độ nở phồng lên của bánh mà gia giảm. Dù cho bánh làm ra khéo cách mấy chăng nữa, nhưng nếu không biết cách nướng thì coi như vô dụng. Sự điêu luyện này đòi hỏi cả một quá trình thực tiễn và sự sáng tạo của bản thân.

 

Dọc theo các vùng nông thôn Nam bộ, trước đây vào những ngày Tết, bên những cái bánh phồng, ly trà, các lão nông thường hay ngồi lại với nhau bàn tính chuyện đồng án, mùa nàng. Hương vị của bánh phồng thơm ngon cùng với tách trà đậm đà quyện chặt lại với nhau và cứ thế tình làng, nghĩa xóm ngày càng thêm gắn bó.

 

Bây giờ nhìn lại, hiếm có địa danh nào giữ được nét đẹp truyền thống của nghề quết bánh phồng. Đây là sự luyến tiếc cho một vùng đất đã sản sinh ra những cái bánh phồng ngày Tết mà khó có nơi nào sánh được. Đó là nét độc đáo trong làng văn hoá ẩm thực ở các vùng nông thôn tỉnh Kiên Giang và kể cả vùng đồng bằng sông Cửu Long.

Một số hình ảnh đẹp
Bánh phồng Kiên Giang
Bánh phồng Kiên Giang












Thịt ngâm Vĩnh Phúc

Thịt ngâm Vĩnh Phúc
Năm nào cũng vậy, cứ mỗi độ cuối đông đầu xuân là mẹ lại lui cui lau rửa mấy cái thẩu thủy tinh. Mấy chị em tôi thấy vậy thì mừng, hiểu rằng mẹ chuẩn bị làm món thịt heo ngâm nước mắm đấy.

 



Cái tên thịt heo ngâm nước mắm nghe khá đơn giản, ấy vậy mà với ai không biết chứ đối với gia đình tôi, nó gắn bó như một truyền thống trong những ngày tết từ mấy chục năm nay. Những ngày đó, đời sống còn khó khăn, để có một hũ thịt ngon cho cả nhà trong mỗi bữa cơm tết, mẹ phải dành dụm tiền cả mấy tháng rồi những chiều 29, 30 tháng chạp phải đi hỏi tìm mua từng cân thịt heo về sửa soạn nấu cả đêm. Và dù có thèm đứt ruột đi nữa, chúng tôi cũng chỉ được ăn món này vào những ngày đầu năm mới. Cứ thế, vị giác hòa cùng thói quen thấm dần, lớn dần theo lứa tuổi.

 

Những năm gần đây, cuộc sống đã khấm khá hơn. Nhiều gia đình ở các làng quê thường làm món thịt heo ngâm từ những ngày đầu tháng chạp và trồng từng khoảnh rau xanh trong sân nhà để ăn dần. Mẹ tôi cũng vậy. Mẹ bảo, mùa này thời tiết thuận lợi cho trồng rau sống, chỉ cần gieo hạt tưới nước là 20 ngày sau đã có rau ngon sạch. Còn thịt ngâm là một món dễ làm, giữ được lâu, khi ăn chỉ mất vài phút để cắt dọn ra nên độ này mẹ chuẩn bị khá chu đáo.

 

Mẹ chọn những miếng thịt có da mỏng, mỡ không dày, ngon nhất là thịt ba chỉ, mỡ và thịt dính liền với nhau rồi cắt thành từng miếng luộc chín, sau đó nấu nước mắm đường theo phân lượng đúng như kinh nghiệm rồi ngâm. Thịt và rau đâu vào đó, thế là những bữa ăn mang hương vị tết đã đến với gia đình.

 

Thường lệ mỗi khi nhà có khách, mẹ lại vui vẻ gắp thịt từng miếng rồi khéo tay thái mỏng, sắp đều xoay tròn lên đĩa. Mấy chị em tôi ra vườn hái rau sống. Nào là cải non, xà lách, tần ô, ngò thơm, diếp cá, rau thơm... Mỗi thứ một ít nhặt ra rửa sạch rồi trộn cùng dưa leo xắt nhỏ, chuối, khế. Để cho bữa ăn ngon miệng hơn, cần có một chén nước mắm cá cơm nguyên chất giã với ớt tỏi, vắt ít chanh. Bên cạnh đó phải kèm theo bánh tráng nướng, bánh tráng nhúng nước. Có thể ăn kèm củ kiệu ngâm chua, chốc chốc lại nếm vài trái ớt xiêm thì càng ngon hơn...

Một số hình ảnh đẹp
Thịt ngâm Vĩnh Phúc












Friday, November 25, 2016

Bắp cải cuốn nhót xanh Điện Biên

Bắp cải cuốn nhót xanh Điện Biên
Có lẽ người miền xuôi lên Điện Biên nào đó quá ấn tượng với món nhót xanh cuốn bắp cải, rau mùi, chấm với chẳm chéo nơi đây. Cho nên cứ truyền tai nhau rằng lên Điện Biên phải tìm bằng được ăn món “chẳm chéo” (nhót xanh). Kỳ thực, chẳm chéo là tên của nước chấm, còn ăn nhót, ăn mận, ăn sim cùng chẳm chéo người Điện Biên gọi chung là ăn chua.(Kin Xổm).

 



Món đặc trưng nhất là bắp cải cuốn nhót. Món ăn đã làm nên đặc trưng của người Điện Biên. Đầu tiên là phải chọn những chùm nhót xanh vừa thành quả chưa lâu. Có người thích ăn quả thật non, nhưng có lẽ nhót đạt tiêu chuẩn nhất là khi vừa đủ tầm, không non quá mà cũng già quá, lớp phấn mới chỉ mới trăng trắng.

 

Quả nhót phải xanh mướt, hơi mềm mềm, chưa mọng nước và chua rôn rốt, lại cũng thoảng qua vị chát nữa! Thú nhất là tự tay vin những cành nhót mềm mềm xuống, ngắm nghía và tỉa những quả nhót ưng ý nhất. Vừa chảy vừa nghĩ đến lúc chấm xuống bát chẳm chéo, hình dung ra cái vị chua chua, cay cay mà ứa nước bọt.

 

Thứ đến, cuốn cùng với nhót cần có bắp cải, cũng phải chọn những lá vừa tầm, không già, không non quá, trắng nõn là. Thêm vài lá tỏi, lá rau mùi, ít gừng thái lát nữa là được.

 

Quan trọng nhất là bát nước chấm, chắc ngoài Điện Biên không đâu có: Bát chẳm chéo là sự hòa quyện của những: tỏi khô, (nhưng phải đúng là tỏi tây bắc mới có mùi, vị cay đặc trưng, tỏi tàu – củ to, mọng nước không ra vị của nó), gừng, ớt, rau mùi, mắc khén, xả… tất cả đều giã nhuyễn, trộn vào chút nước mắm hoặc muối cũng được.

Thế rồi khi đã tề tựu đông đủ, tất cả nguyên liệu được bày ra, mọi người quây quanh, người cắt nhót, cắt bắp cải, người đặt những miếng nhót, gừng, mùi, lá tỏi, từ từ cuốn vào lá bắp cải và khé chấm vào bát chéo, vừa ăn vừa râm ran những chuyện trên trời dưới biển…

 

Đưa miếng lên miệng, cắn nhẹ một cái ta cảm nhận được đầu tiên là vị mặn, cay, nóng của chéo, vị ngọt mát của bắp cải, và khi ngập chân răng vào miếng nhót là tổng hòa của chua, cay, mặn, ngọt.

Một số hình ảnh đẹp
Bắp cải cuốn nhót xanh Điện Biên












Phở rán lòng xào Hà Nội

Phở rán lòng xào Hà Nội
Nằm trên con phố Nguyễn Siêu (Hà Nội), quán nhỏ nơi vỉa hè nhộn nhịp tầm 8-9h tối bởi món lòng xào thơm nức.

 

Thời tiết Hà Nội vào thu đang ngày càng dịu dần, nhất là buổi tối trời lại còn hơi se lạnh, rất thích hợp cho bạn đi ăn những món nong nóng cho ấm lòng. Và phở xào, phở rán ăn cùng lòng xào là gợi ý không hề tồi đâu. Bắt đầu từ khi trời dịu mát, cứ từ 7h tối trở đi là quán lòng xào ở số 10-16 Nguyễn Siêu đông đúc hẳn. Chỉ cần ngửi mùi thơm thôi cũng đủ để bạn không thể cưỡng lại được.

 



Nếu đi hai người, bạn chỉ nên gọi một đĩa phở rán hoặc xào, với một bát lòng xào thập cẩm kèm lòng non, tim, bầu dục, dạ dày xào lẫn để thưởng thức trọn vẹn tất cả những cái ngon nhất của quán nhé. Lòng được chế biến khá sạch, khi xào giòn giòn mà không hề bị dai. Tuy cũng chỉ xào với hành tây và rau cải nhưng lòng rất dậy mùi, đậm đà vừa phải, chỉ ăn đến no chứ không hề chán.

 

Phở rán ở đây được tán thật mỏng, chiên vàng ươm, giòn rụm, không bị ngấy vì nhiều mỡ. Đĩa phở xào mềm chỉ thêm một chút gia vị vừa miệng chứ không xào lẫn với rau củ hay thịt bò như các quán phở xào bình thường.

 

Ngoài ra còn món dưa góp với vị giòn của dưa chuột, chua chua cay cay vừa phải để ăn kèm. Nước chấm được làm từ xì dầu và tỏi ớt. Khi ăn, bạn nên cho một ít phở chiên giòn hoặc xào mềm vào bát, thêm lòng xào kèm theo lát dưa chuột, rồi rưới một ít xì dầu tỏi ớt hoặc nước xào lòng lên trên. Tất cả hòa quyện thành một mùi vị rất riêng mà đã ăn một lần bạn sẽ còn muốn đến ăn lần tiếp theo.

Một số hình ảnh đẹp
Phở rán lòng xào Hà Nội
Phở rán lòng xào Hà Nội
Phở rán lòng xào Hà Nội












Thursday, November 24, 2016

Kem xôi Nam Định

Kem xôi Nam Định
Không biến tấu cầu kỳ như xôi lá nếp, lá dứa, cốt dừa… xôi Nam Định được làm theo kiểu xôi vò truyền thống , tơi nhưng rất mềm dẻo, thơm bùi và có vị mằn mặn. Món xôi này ăn kèm với muỗng kem ngọt lịm tươi mát và dừa non sấy khó thực sự là một sự kết hợp hoàn hảo. Phủ lên trên là những miếng dừa non sấy khô ăn lạ miệng, thú vị. Kem xôi - chè bưởi luôn là cặp đôi quà vặt “hot” luôn cháy hàng mỗi ngày



 
Một số hình ảnh đẹp
Kem xôi Nam Định












Tương đậu xị Hà Giang

Tương đậu xị Hà Giang
Tương đậu xị từ lâu đã trở thành món ăn truyền thống của người dân tộc ở vùng núi cao Đồng Văn, Hà Giang. Nhất là vào mùa lạnh, món ăn này càng được ưa chuộng hơn bởi tính chất thơm, ngon và ăn vào rất ấm của chúng.

 



Tương đậu xị là món ăn truyền thống của người Hoa nhưng đã được du nhập vào nước ta, vùng núi cao mà có sự giao thoa văn hoá Hoa nhiều nhất. Từ đó, món ăn này trở thành đặc sản không thể thiếu và là món ăn được người dân ở đây rất ưa chuộng.

 

Tương đậu xị còn có tên gọi là tương ninh, thổ nâu rất lạ và độc đáo. Người dân tộc Tày và Mông trên cao nguyên đá đã lựa chọn chúng trở thành món ăn chủ yếu trong bữa ăn hằng ngày. Và chúng cũng là món ăn được chế biến đơn giản và bảo quản dễ dàng.

 

Người dân tộc ở Hà Giang sử dụng đậu tương để làm món tương đậu xị. Những hạt đậu tương được lựa chọn phải to đều, khô và màu vàng óng, củ không bị sâu hay mốc thì mới cho được món tương đậu xị ngon nhất. Đậu tương được người dân tộc trồng nhiều trên các nương rẫy, và cũng được thu hoạch trong những mùa khô này. Cùng với đậu tương, để có món tương đậu xị hoàn chỉnh cần sử dụng các loại gia vị khác như gừng củ, ớt, hạt tiêu, lá hức, vỏ cam khô và muối, rượu….

 

Trước khi làm món tương đậu xị, họ thường mang đậu tương rang qua tới khi có mùi thơm phảng phất là được. Rang xong cho đậu vào ninh rồi để ráo nước, cho muối vào và để kín trong một chiếc chum.

 

Để chế biến bằng tương đậu xị, đầu tiên họ đổ hạt đậu lên lá Hức và lại tiếp tục đặt lá Hức lên trên đậy lại trong 3-4 ngày thì đậu sẽ lên men, đậu đã lên men thì có thể nhặt lá Hức ra, tãi nguội ra. Gừng, vỏ cam, muối, ớt làm sạch cùng với rượu đem hòa trộn tất cả rồi đổ vào nước ninh, sau lại đổ thêm lớp đậu đã lên men rồi buộc thật kín chum lại để trong hai tuần là có thể đem ra thưởng thức, còn nếu muốn ngon hơn nữa thì người ta thường để một tháng.

 

Tương đậu xị làm phải mất khoảng thời gian mới có thể ăn được nên người dân tộc ở đây thường làm món này trước mấy tháng trước khi mùa lạnh tới có thể ăn. Người dân cũng làm rất nhiều để ăn trong nhà, và mang bày bán ở ngoài chợ. Người miền xuôi đến Hà Giang tham quan du lịch cũng hay mua cho gia đình mình một chum nhỏ tương đậu xị về nhà ăn và làm quà.

 

Món tương đậu xị là món không thể thiếu trong bữa ăn hằng ngày của người dân tộc trên cao nguyên đá Đồng Văn Hà Giang, chúng được dùng làm nước chấm thức ăn hoặc người dân cũng dùng để nấu. Với hương vị thơm ngon, chúng giúp cho bữa ăn với nhiều món ăn trở lên ngon và hấp dẫn hơn nhiều.

 

Du khách đến Hà Giang thì có thể tới vùng cao nguyên đá để thưởng thức tương đậu xị hay mua về làm quà nhé.

Một số hình ảnh đẹp
Tương đậu xị Hà Giang
Tương đậu xị Hà Giang
Tương đậu xị Hà Giang
Tương đậu xị Hà Giang












Xôi trứng kiến Nho Quan Ninh Bình

Xôi trứng kiến Nho Quan Ninh Bình
Trứng kiến mang về bỏ hết kiến mẹ. Sau đó, dùng một chậu nước hơi ấm, đãi nhẹ cho trứng kiến thật sạch. Xong để ráo nước rồi ướp với bột canh, hành khô thái lát phi với mỡ gà vàng ươm, đổ trứng kiến vào đảo nhẹ tay cho chín tới. Lá chuối ngự hơ chín, gói trứng kiến vào trong. Gạo nếp hương vo đãi sạch, ngâm trước, đổ ra chờ ráo nước, cho gạo vào chõ xôi, đặt gói trứng kiến ở giữa (nếu không gói, mỡ sẽ chảy hết xuống nồi đáy).

 



Đặt chõ lên bếp, nấu cho xôi chín, bắc ra, mở gói trứng kiến rắc đều lên trên, dùng đũa xới nhẹ cho thật đều, đơm lên đĩa ăn nóng.

 

Xôi nếp dẻo thơm phức; trứng kiến béo ngầy ngậy, nhai chậm lắng nghe tiếng trứng kiến vỡ lép bép trong miệng, thoáng hơi mỡ gà, hành phi và hương thơm lá chuối ngự.

 

Xôi trứng kiến Nho Quan là món ăn quý của thiên nhiên ban tặng cho con người, ai một lần được thưởng thức hẳn sẽ nhớ mãi.

Một số hình ảnh đẹp
Xôi trứng kiến Nho Quan Ninh Bình












Wednesday, November 23, 2016

Bánh bèo xứ Huế

Bánh bèo xứ Huế
Bánh bèo là một món ăn bình dị, dân dã của người dân xứ Huế. Chiếc bánh bé xíu dẻo thơm hương bột gạo, vị ngọt của tôm cháy hòa trong chén nước mắm cay làm người ăn phải xuýt xoa khi thưởng thức.



Theo chân những người con đất cố đô vào Sài Gòn lập nghiệp, bánh bèo nhanh chóng trở thành món ăn được ưa thích, góp phần làm phong phú thêm bức tranh ẩm thực vốn đa sắc của thành phố mang tên Bác.

Không biết bánh bèo có từ bao giờ, cũng không ai giải thích được vì sao gọi là bánh bèo. Chỉ biết rằng chiếc bánh mỏng manh, bình dị đó là đặc sản nổi tiếng của đất kinh kỳ. Được làm từ bột gạo, khuôn bánh là những chiếc chén con nhỏ xíu, ăn kèm với nước mắm ngọt, đơn giản là vậy nhưng ẩn chứa bên trong là một quá trình chế biến đầy công phu của người dân ở đây.

Nguyên liệu chính để làm bánh là bột gạo. Muốn chiếc bánh bèo dẻo, mềm và thơm ngon, người làm bánh phải chọn loại gạo còn thơm hương lúa mới. Gạo được vo sạch, ngâm nước trong nhiều giờ trước khi đem xay. Gạo sau khi xay thành bột mịn, người thợ pha vào một ít nước lọc để bột lỏng nhưng vẫn giữ được độ dẻo nhất định.

 

Sau khi đã chuẩn bị xong phần bột, người thợ đổ bánh sắp những chiếc chén con bằng nắm tay vào một chiếc vỉ hấp, chế bột vào từng chiếc chén và đem hấp. Để chiếc bánh không dính vào thành chén khi chín, người thợ thường thoa một lớp dầu lên thành chén trước khi đổ bột vào. Muốn bánh chín đều và có màu trắng sữa, trong quá trình hấp phải canh lửa thật lớn, nếu lửa nhỏ, nước không đủ độ sôi, chiếc bánh sẽ bị sượng, không chín hết bột.

 

Một thành phần quan trọng tăng thêm sự đẹp mắt, thơm ngon cho bánh bèo là phần nhị màu gạch được làm từ tôm cháy. Làm tôm cháy khá đơn giản nhưng tốn không ít thời gian. Tôm mua về được làm sạch, luộc chín, bóc bỏ vỏ, cho phần thịt vào giã thật nhuyễn. Làm nóng chảo trên bếp, cho tôm đã giã nhuyễn vào và cháy đều đến khi tôm mịn và khô rang là được.

 

Chiếc bánh bèo hấp dẫn với màu trắng của bột gạo, màu vàng rộm của tôm cháy sẽ tròn vị hơn với chén nước mắm ngọt cay xé lưỡi, là chất xúc tác làm cho món ăn dân dã này trở nên tròn vị. Nước mắm ngọt được nấu từ hỗn hợp nước mắm, nước lọc và đường, nấu sôi để các hỗn hợp đó hòa quyện vào nhau, không mặn có vị hơi ngọt cùng một vài lát ớt sừng cay đúng chất Huế.

 

Ngồi vào bàn, gọi một mâm bénh bèo và thưởng thức. Từng chén bánh bèo nhỏ xíu còn nóng hổi được sắp đầy ra mặt bàn cùng chén nước mắm ngọt thơm ngon. Chan một tí nước mắm vào từng chén bánh và thưởng thức. Ăn bánh bèo Huế phải ăn từ từ mới cảm nhận hết được cái thơm ngon của nó. Vị ngọt của tôm cháy, cái đậm đà cay nồng của nước mắm hòa quyện với những chiếc bánh bèo thơm ngon tạo nên một cảm giác không thể nào quên khi thưởng thức.

Một số hình ảnh đẹp
Bánh bèo xứ Huế












Xôi và cốm tan Tú Lệ

Xôi và cốm tan Tú Lệ
Thung lũng Tú Lệ thuộc phía Tây của tỉnh Yên Bái, Tú Lệ cái tên đã nói phần nào vẻ đẹp nơi đây. Quả thật, khó có từ ngữ nào diễn tả được vẻ đẹp của thung lũng này. Tú Lệ mùa nào cũng đẹp, khi lúa non, từ trên đèo cao nhìn xuống, thung lũng Tú Lệ như thảm cỏ xanh mướp, mùa lúa chín đây đúng là một thung lũng vàng và hơn thế hương thêm từ thứ nếp nổi tiếng có thể làm bạn "say" nơi đây chẳng muốn về.

 



Nếp tan là thứ gạo nếp rất nổi tiếng, người ta ví, khi đồ thứ gạo này có thể hương thơm bay xa vài trăm mét, bản trên, xóm dưới đều có thể hưởng hương thơm. Vào đầu mùa thu hoạch (khoảng tháng 4 và tháng 10 hàng năm), may mắn, bạn sẽ được thưởng thức cốm Tú Lệ ngon chẳng kém gì cốm Làng Vòng nức tiếng ở Thủ Đô.

 

Nói tới xôi, không thể quên món thịt gà ăn kèm, đúng là hai món "cần có nhau". Thịt gà vùng cao quả chẳng còn mỹ từ nào để tả. Nếu ghé qua đây, bạn nhớ thưởng thức nhé.

 

Người Thái có câu “mổ gà mái ghẹ đãi khách ăn”. Đây là cách thể hiện lòng kính trọng, quý mến mỗi khi có khách tới chơi nhà. Gà chặt thành từng miếng nhỏ, thìa là, rau húng rừng, ớt bột, muối… Sau đó dùng lá ngõa, lá dong gói lại cho vào chõ tre đặt trên ninh đồng xôi. Đây là món ăn thường để đãi khách quý. 

Một số hình ảnh đẹp
Xôi và cốm tan Tú Lệ
Xôi và cốm tan Tú Lệ












Cút chiên bơ Sài Gòn

Cút chiên bơ Sài Gòn
Với chén nước sốt đặc biệt thêm vào vài lát ớt, ăn kèm với dưa leo đồ chua, rau răm và bánh mì, những địa điểm bán chim cút chiên bơ đặc biệt thu hút các bạn trẻ. Nếu bạn đi ăn cùng với bạn bè, bạn sẽ được mời ăn trước món xoài ngâm để khai vị rồi mới thưởng thức món chim cút. Thịt chim cút mềm, được ướp gia vị đậm đà hòa quyện với mùi bơ thơm lừng sẽ kích thích vị giác. 



Cũng tại những quán bán chim cút chiên bơ, bên cạnh việc thưởng thức chim cút, bạn còn có thể ăn thêm mề nướng, trứng cút lộn và uống thêm một ly nước mía. Bạn có thể ăn món này trên đường Đồng Nai, quận 10. 
Một số hình ảnh đẹp
Cút chiên bơ Sài Gòn












Tuesday, November 22, 2016

Chù Ụ rang me Trà Vinh

Chù Ụ rang me Trà Vinh
Biển Ba động Duyên Hải, Trà Vinh thu hút lượng du khách bởi vẻ đẹp còn hoang sơ của nó. Bờ biển dài với nhiều động cát đẹp, hàng Dương gió vi vu mát rượi hấp dẫn với du khách bốn phương. Vì vậy có dịp về với vùng biển này, trước tắm biển và tận hưởng nguồn nước biển mát lạnh của biển Ba động, Du khách thưởng thức nguồn hải sản tươi sống nơi đây. Đặc biệt là món Chù ụ rang me.

 



Chù ụ được bắt về làm sạch, bỏ lên chảo dầu, hành, tỏi đập dập. Sau đó, người ta cho nước cốt me vào và nêm nếm cho vừa miệng sao cho có vị chua ngọt. Món này là rất nhanh chỉ trong vòng từ 10 – 15 phút, nhà bếp đã bưng ra bốc mùi thơm ngọt ngào. Sắc xanh của rau cải, sắc đỏ của chù ụ và sắc nâu của nước me rất bắt mắt, nhìn vào là thực khách đã có cảm giác thèm và không chần chừ. Thịt Chù ụ rất chắc, nước me thấm vào từng xớ thịt, làm khách ăn là ghiền. Đặc biệt vỏ Chù ụ rất giòn, người ăn không sợ mẻ răng, "hóc xương", cũng như các loài tám cẳng hai càng khác, Chù ụ chứa nhiều canxi, nhất là phần vỏ nhiều người có thể nhai luôn vỏ để nạp canxi. Bên cạnh đó, Chù ụ rang me để ăn cơm, nếu bạn mê mùi vị của biển thì đây là món ăn lý tưởng cho những gia đình đi du lịch, có thể mùi vị lạ và ngon sẽ giúp cho gia đình của bạn ấm cúng và đầy thú vị ./.
Một số hình ảnh đẹp
Chù Ụ rang me Trà Vinh
Chù Ụ rang me Trà Vinh