This is default featured slide 1 title

Go to Blogger edit html and find these sentences.Now replace these sentences with your own descriptions.This theme is Bloggerized by Lasantha Bandara - Premiumbloggertemplates.com.

This is default featured slide 2 title

Go to Blogger edit html and find these sentences.Now replace these sentences with your own descriptions.This theme is Bloggerized by Lasantha Bandara - Premiumbloggertemplates.com.

This is default featured slide 3 title

Go to Blogger edit html and find these sentences.Now replace these sentences with your own descriptions.This theme is Bloggerized by Lasantha Bandara - Premiumbloggertemplates.com.

This is default featured slide 4 title

Go to Blogger edit html and find these sentences.Now replace these sentences with your own descriptions.This theme is Bloggerized by Lasantha Bandara - Premiumbloggertemplates.com.

This is default featured slide 5 title

Go to Blogger edit html and find these sentences.Now replace these sentences with your own descriptions.This theme is Bloggerized by Lasantha Bandara - Premiumbloggertemplates.com.

Tuesday, February 28, 2017

Dâu tây kem Đà Lạt

Dâu tây kem Đà Lạt
Dâu tây là đặc sản nổi tiếng Đà Lạt vì vậy sẽ là thiếu sót nếu bạn đến đây mà không nếm thử món kem được làm từ dâu tây tươi hái tận vườn, sữa tươi, trứng cùng một số nguyên liệu khác. Thưởng thức dâu tây kem trong tiết trời se lạnh Đà Lạt dường như càng làm món ăn thêm thi vị và hấp dẫn khi vị ngọt tươi của dâu tây quyện với vị mát lành của kem và đất trời. Nếu chưa tin hãy thử một lần ghé phố Phan Đình Phùng để tự mình trải nghiệm cảm giác thú vị ấy.



 
Một số hình ảnh đẹp
Dâu tây kem Đà Lạt












Thịt lợn hun khói Hà Giang

Thịt lợn hun khói Hà Giang
Thịt lợn hun khói một món ăn được coi là đặc sản của nơi núi đá Hà Giang. Món ăn đã có từ rất lâu đời của bà con dân tộc nơi đây, nó mang trong mình một hương vị đặc biệt, một hương vị của núi rừng Hà Giang.

 



Thịt lợn hun khói của đồng bào dân tộc ở Hà Giang đã có rất lâu, và trở thành một đặc sản của địa phương. Thịt lợn hun khói ở đây mang đậm phong vị núi rừng cao nguyên đá, ăn rồi mới thấy khác. Hàng năm cứ đến mùa đông người dân mới chọn những miếng thịt ngon về , thái mỏng rồi treo lên gác bếp. Hơi nóng của lửa sẽ làm cho miếng thịt săn lại, mở chảy ra, thịt hun khói được chế biến thành nhiều món khác nhau như: nướng, xào, luộc hoặc kho cùng củ cải…rất đa dạng.

 

Đúng như tên gọi, chế biến thịt để treo gác bếp rất đơn giản. Khi con lợn được phanh ra, người ta cắt thành từng miếng nhỏ, dọc theo sườn. Bỏ thịt lên nia xát muối, bóp rượu, bóp nước vắt từ một loại lá trong rừng, rồi cho vào chảo ủ ba đến bốn ngày, sau đó rửa nước đun sôi để nguội, phơi ráo nước rồi treo trên gác bếp.

 

Thông thường, người ta chỉ dùng thịt lợn ba chỉ, đôi khi là thịt mông, vai. Các món ăn được chế biến từ thịt lợn hun khói ngọn hơn so với các loại thịt lợn không treo gác bếp, bởi miếng thịt chắc, không bị nát, có mùi thơm rất đặc trưng.

 

Đối với một số đồng bào các dân tộc vùng cao, thịt lợn treo gác bếp là món ăn truyền thống không thể thiếu trong những ngày Tết. Trong không khí vui xuân với tiết trời se lạnh, ngồi nhâm nhi bên chén rượu nồng có đĩa thịt xào rau rừng mọi người như gần nhau hơn, mùa xuân và núi rừng cũng như ấm áp hơn…

Một số hình ảnh đẹp
Thịt lợn hun khói Hà Giang
Thịt lợn hun khói Hà Giang
Thịt lợn hun khói Hà Giang
Thịt lợn hun khói Hà Giang












Monday, February 27, 2017

Bò nướng củ nén Quảng Nam

Bò nướng củ nén Quảng Nam
Củ nén có nhiều ở vùng Quảng Nam, nhất là những vùng như Hội An, Cẩm Sa, Điện Ngọc. Củ nén chỉ thích hợp vùng đất cát. Ở nơi khô cằn, kham khổ, củ nén càng đậm tính tinh túy cay nồng của loại cây nhiều tinh dầu như tỏi.

 



Thoạt nhìn, củ nén hơi giống tỏi, nhưng mùi vị của nó thơm và thanh hơn tỏi. Dân gian thường dùng nó ngâm trong nước sôi để xông mũi, chữa ho. Có thể dùng nó để nấu cháo vừa thơm, ngọt lại là phương thuốc giải cảm tuyệt vời. Mùa xuân là mùa thu hoạch chính của củ nén cũng như các loại cây gia vị khác, nên nó rất ngon, củ thường to, chắc, nhiều tinh dầu.

 

Thịt bò chọn phi lê thái mỏng từng miếng cỡ ba ngón tay, ướp với sả băm, ớt bột, dầu mè và các gia vị cho vừa ăn. Củ nén đập giập cho vào khá nhiều, khoảng một phần ba lượng thịt bò, như vậy khi nướng mùi củ nén mới dậy mùi cho thịt, nhớ thêm một số sả cây vào cùng. Dùng hai lớp lá chuối hột bọc lại toàn bộ và nướng trên lửa than hồng. Nhờ lá chuối, mùi thơm của gia vị và thịt được giữ bên trong hoà quyện, thấm lẫn nhau càng làm cho thịt tăng độ ngon, ngọt.

 

Đây là một món ăn đơn giản nhưng thể hiện tính phối hợp gia vị khéo léo của sả, mè, ớt và củ nén, với tỷ lệ củ nén nhiều sẽ làm nổi bật hương vị đặc thù riêng cho món ăn. Bò nướng vừa chín tới, kèm miếng thịt bò với rau sống, chuối chát và lát khế chua, tạo nên một sự hòa nhịp thú vị trong cái hăng nồng của củ nén có thêm hương sả, một chút vị cay của ớt bột. Những gia vị mạnh này như được làm dịu đi bởi các loại rau giúp cho món bò nướng thanh cảnh hơn.

 

Bò nướng củ nén là một món ăn dân dã, được chế biến bằng nguyên liệu đặc thù của địa phương mang một sắc thái riêng độc đáo, góp phần làm phong phú cho kho tàng văn hóa ẩm thực của chúng ta.

Một số hình ảnh đẹp
Bò nướng củ nén Quảng Nam












Bánh gối Hà thành

Bánh gối Hà thành
 Chiếc bánh được chiên vàng giòn rụm, phần nhân bên trong hấp dẫn nhờ cái béo của thịt, giòn sần sật của miến, mộc nhĩ hay cái bùi bùi đậm đà của trứng.



Có hình dáng tương tự chiếc bánh xếp của người miền Nam, bánh gối là món ăn vặt rất nổi tiếng của người dân Hà Nội. Trong giai đoạn mà các món ăn miền Bắc đang trở nên phổ biến ở Sài Gòn, bánh gối cũng không là ngoại lệ khi nhanh chóng chiếm được cảm tình của rất nhiều thực khách ở thành phố mang tên Bác.

 

Tuy chỉ là một món ăn vặt, nhưng để làm ra một chiếc bánh gối thơm ngon, với phần vỏ chín vàng, khi ăn giòn rụm, phần nhân đậm đà không béo... đòi hỏi không ít công sức của người thợ làm bánh. Vỏ bánh là phần đơn giản nhất nhưng cũng là phần tốn nhiều công sức nhất. Được làm từ bột mì, vỏ bánh ngon đòi hỏi phải vừa mềm, vừa dẻo, khi cuốn nhân lại không bị bể, nhưng lại không được quá dầy để khi rán nhanh chín vàng giòn thơm ngon.

 

Nhân bánh gối cũng khá kỳ công với một hỗn hợp gần 10 nguyên liệu khác nhau như: trứng cút luộc; lòng đỏ trứng muối, miến, mộc nhĩ, lạp xưởng, thịt băm nhỏ, các loại gia vị... Tất cả các hỗn hợp trên được thái nhỏ, trộn với gia vị vừa ăn và không cho cảm giác ngấy. Vỏ bánh được trải ra bề mặt, phần nhân cho vào ở giữa, gấp đôi lại rồi bóp chặt mép bánh. Từng chiếc bánh xếp chồng lên nhau như những chiếc gối (có lẽ vì vậy mà bánh có tên là bánh gối).

 

Bánh sau khi làm xong được cho vào chảo chiên vàng giòn, khi chiên nhớ đảo để chiếc bánh được chín vàng đều, không bị cháy. Bánh gối phải ăn khi còn nóng mới thưởng thức được hương vị thơm ngon của nó. Vào giờ tan tầm hay những buổi tối mát trời, chiếc bánh gối nóng hổi, đậm đà là món ăn vặt vừa thơm ngon vừa lạ miệng đầy hấp dẫn mà bạn khó có thể bỏ qua. Giống như phần lớn các món ăn vặt miền Bắc như: nem tai, nem cuốn, phở cuốn... bánh gối cũng được ăn kèm với chén nước chấm chua ngọt hơi cay được điểm xuyết thêm ít cà rốt, đu đủ thái lát cùng đĩa rau sống xanh tươi đầy hấp dẫn.

Một số hình ảnh đẹp
Bánh gối Hà thành
Bánh gối Hà thành












Sunday, February 26, 2017

Tép rang nước cốt dừa Bến Tre

Tép rang nước cốt dừa Bến Tre
Cách chế biến của tép rang cốt dừa cũng không khó, chỉ cận chọn tép bạc đất đun kỹ với nước dừa và muối đường là bạn đã có một món mặn cực "hao" cơm. Khi chế biến món này người Bến Tre không dùng nước mắm để giữ được hương vị đặc trưng của tép và nước cốt dừa. Tép rang thì vùng nào cũng có nhưng độ ngọt nhẹ từ nước dừa lại khiến món tép của Bến Tre có hương vị đặc biệt hơn hẳn. Nó chắc chắn sẽ hấp dẫn được cả những người khảnh ăn nhất.



Dọn cơm trái dừa để lên bàn cùng dĩa tép rang nước cốt dừa là bạn đã được thưởng thức một bữa ăn Bến Tre đúng chuẩn. Dùng muỗng múc từng muỗng cơm dừa cùng vài con tép rang cho vào miệng nhai chậm rãi, bạn sẽ “ngậm mà nghe” vị ngọt của gạo, mùi thơm đặc trưng của nước dừa hòa lẫn vị mặn, béo, thơm, và giòn tan của tép lan tỏa vào mọi giác quan, khiến bạn ăn mãi không thấy no.

Một số hình ảnh đẹp
Tép rang nước cốt dừa Bến Tre












12 Món ăn việt được công nhận giá trị ẩm thực châu á

12 Món ăn việt được công nhận giá trị ẩm thực châu á
Phở Hà Nội, bún chả Hà Nội, cơm tấm Sài Gòn, bánh đa cua Hải Phòng, bún bò Huế, bánh khọt Vũng Tàu, phở khô Gia Lai... sáng nay được Tổ chức kỷ lục châu Á công nhận là những món ăn mang giá trị ẩm thực châu Á.


Danh sách 12 món được công nhận là những món ăn mang giá trị ẩm thực châu Á gồm:

1. Phở Hà Nội:

Phở hấp dẫn người ăn vì nước dùng (nước lèo) có hương vị rất ngon và bổ dưỡng, được phối hợp từ nhiều loại gia vị và nguyên liệu khác nhau, kết hợp với bánh phở vừa mềm vừa dai. 

12 Món ăn việt được công nhận giá trị ẩm thực châu á


                                                                                                  Phở Hà Nội.


Món phở Hà Nội trước đó cũng được hãng thông tấn CNN xếp thứ 28 trong 50 món ngon thế giới.Thành phần chính của phở là bánh phở, nước dùng cùng với thịt bò hay gà cắt lát mỏng. Ngoài ra còn kèm theo các gia vị như: tương, tiêu, chanh, nước mắm, ớt... Những gia vị này được thêm vào tùy theo khẩu vị của từng người dùng.

 

2. Bún chả Hà Nội:

Bún chả được mệnh danh như một thứ “quà” đặc sản mà người Hà Nội gửi đến các vùng miền khác của Việt Nam. 

12 Món ăn việt được công nhận giá trị ẩm thực châu á

 

  Bún chả Hà Nội. 

 

Chả được tạo thành từ thịt ba chỉ hoặc nạc vai mềm ướp cùng với nước mắm, tiêu, hành khô đem nướng thành miếng chả viên và chả dẹt cho vào chén nước chấm. Nước chấm được pha chế từ nước mắm, đường, giấm, ớt, cho thêm vào đu đủ và cà rốt ngâm chua ngọt.

Khi ăn sắp bún tươi bên dưới, bên trên là đu đủ, cà rốt, chả miếng, chả băm vào tô, kèm theo các loại rau thơm của miền Bắc như: xà lách, kinh giới, tía tô, húng lủi, húng láng, húng quế. Sau đó chan nước chấm lên, có thể thêm ớt, tiêu tùy thích.

3. Bún thang Hà Nội:

 

12 Món ăn việt được công nhận giá trị ẩm thực châu á

 

Bún thang Hà Nội.


Đây là món ăn được chế biến khá cầu kỳ, công phu. Nước dùng nấu từ nước luộc gà, xương lợn, cùng với tôm khô. Trứng tráng thật mỏng thái nhỏ. Giò lụa thái chỉ. Thịt gà nạc luộc chín xé nhỏ. Bên cạnh còn có ruốc tôm tơi như bông nên còn gọi là ruốc bông, củ cải khô, nấm hương…

Cho bún tươi vào tô, đặt thịt gà, trứng tráng, giò lụa… vào một góc trên mặt tô. Thêm ít rau mùi, hành hoa, rau răm thái lẫn với hành lá, điểm thêm chút hương cà cuống để tăng thêm hương vị cho món bún thang.

4. Bánh đa cua Hải Phòng:

Tô bánh đa cua ngon phải hội tụ đủ 5 màu: màu gạch cua nâu hồng, màu bánh đa nâu sậm, màu xanh mướt của lá lốt, rau muống, hành lá, chanh; màu đỏ tươi nơi trái ớt và vàng rộm của hành khô.

 

12 Món ăn việt được công nhận giá trị ẩm thực châu á

 

Bánh đa cua Hải Phòng.

 

Nước dùng từ xương hầm và nước cua đồng đã gạt hết bọt. Nổi phía trên nước dùng trong suốt là gạch cua nâu hồng, xôm xốp, miếng chả lá lốt xanh đậm, những mảy hành khô vàng rộm, giòn tan, những cọng rau, hành tươi xanh nõn. Tất cả hòa quyện nên hương vị riêng, khó quên cùa vùng đất cảng.

5. Cơm cháy Ninh Bình:

Để có món cơm cháy thơm ngon, gạo được nấu lên sao cho thật vừa nước, đủ dộ dẻo thành cơm. Khi cơm chín tới phải nhanh tay lấy hết ra chỉ để lại phần xém dưới đáy nồi, rồi tiếp tục đun, lúc này phải canh cho thật đều, tạo cháy ở khắp đáy nồi. Những miếng cháy được lấy ra khỏi nồi bẻ vừa vặn và đem phơi 2-3 nắng (hoặc sấy) cho thật khô, tránh ẩm mốc.

 

12 Món ăn việt được công nhận giá trị ẩm thực châu á

 

Cơm cháy, đặc sản Ninh Bình.

 

Khi thưởng thức cơm sẽ được chiên giòn. Nước sốt ăn kèm cơm cháy thường được làm từ thịt dê hay bò, tim, cật lợn xào với rau như hành tây, nấm rơm, cà rốt, cà chua… tạo nên sự kết hợp độc đáo cho món đặc sản cơm cháy Ninh Bình.

6. Miến lươn Nghệ An:

Miến - một loại sợi được chiết xuất từ tinh bột dong nguyên chất - sau khi rửa sạch, trần nước sôi, được trần lại vào nồi nước dùng lươn màu nâu cho miến nở, thấm độ đậm, ngọt của nước dùng rồi cho vào tô.

12 Món ăn việt được công nhận giá trị ẩm thực châu á

 

Miến lươn Nghệ An.

 

Có hai loại: Miến khô là thịt lươn được chiên giòn rồi xào kỹ với miến; còn miến mềm là miến nước (ninh từ xương ống lợn, xương lươn giã nát) trộn với thịt lươn hấp. Sợi miến trong, dai và giòn, không nát, thịt lươn tươi và ướp kỹ nên không thấy mùi tanh, rắc thêm ít rau răm và tương ớt lên trên.

7. Bún bò Huế:

Bún bò Huế là một trong những món ăn mang hương vị đặc trưng của xứ Huế. “Linh hồn” của món ăn này là nước lèo, được hầm từ xương lợn, xương bò với một vài loại củ. Nước lèo ngon phải trong, ngọt thanh, không mỡ màng. Gia vị chủ lực của bún bò Huế gồm mắm ruốc, sả, ớt cùng nước mắm được nêm đúng liều lượng để tạo mùi thơm phảng phất và vị ngọt đậm đà cho món ăn.

12 Món ăn việt được công nhận giá trị ẩm thực châu á

 

Bún bò Huế.


Thịt bò cho món bún bò Huế là thịt nạm, đem luộc trong nồi nước lèo đến khi chín vớt ra để nguội rồi đem xắt lát, không dày cũng không mỏng quá.

Bún bò Huế được ăn với nhiều loại rau sống: rau muống, bắp chuối bào mỏng, giá, tía tô, húng quế…

8. Mì Quảng:

Sợi mì được làm từ bột gạo xay mịn và tráng thành từng lớp bánh mỏng, thái theo chiều ngang.

12 Món ăn việt được công nhận giá trị ẩm thực châu á

 

Mì Quảng.


Khi ăn, bên dưới lớp mì là các loại rau sống, trên mì là thịt lợn nạc, tôm, thịt gà cùng với nước dùng được hầm từ xương lợn. Ngoài ra, còn bỏ thêm đậu phộng rang khô và giã dập, hành lá thái nhỏ, rau thơm, ớt đỏ... Nước nhưng (nước chan ăn với mì) không cần nhiều gia vị mà phải trong và có vị ngọt của bún xương lợn.

Rau sống để ăn với mì Quảng thông thường là loại rau đắng, diếp cá, rau húng, rau quế, rau cải, hành, ngò… của vùng rau Trà Quế nổi tiếng nằm ở phía Đông bắc phố cổ Hội An, làm tăng thêm hương vị của tô mì Quảng.

9. Phở khô Gia Lai:

Sợi phở khô được làm từ bột gạo, không mềm và dẹp như sợi phở mà mảnh và dai. Khi ăn trộn bánh phở đã trụng sơ với giá, thịt bằm, bên trên với rắc lớp hành phi vàng thơm vào tô. Đặc biệt, gia vị không thể thiếu là tương nâu, được làm từ tương hột giã nhuyễn, pha với chút ớt bằm tạo nên vị mằn mặn, béo béo, cay cay cho món ăn.

12 Món ăn việt được công nhận giá trị ẩm thực châu á

 

Phở khô Gia Lai.

 
Tô nước lèo ăn kèm có thịt bò, hoặc bò viên, cũng có thể là thịt gà, rắc thêm chút hành ngò xắt nhỏ, tiêu đen. Rau ăn kèm với phở khô chỉ cần xà lách, húng quế.

10. Bánh khọt Vũng Tàu:

Bột bánh khọt được làm từ gạo được pha chế khéo léo, sao cho chiếc bánh khi chiên lên không khô, không nhão mà phải vừa giòn, vừa dai. Mỗi chiếc bánh khọt chỉ vừa bằng miệng tách uống trà, bên trên được trang trí bằng màu đỏ của mấy con tôm lột sạch vỏ, màu xanh của hành lá xắt nhuyễn, đôi khi lại có bột tôm xay rải lên mặt bánh.

12 Món ăn việt được công nhận giá trị ẩm thực châu á

 

Bánh khọt.

 

Ăn kèm với bánh khọt là đu đủ, cà rốt xắt sợi ngâm giấm đường, cùng với xà lách và các loại rau thơm như húng quế, ngò gai, tía tô... Nước chấm dùng cho món ăn này là nước mắm pha chua ngọt.

11. Gỏi cuốn Sài Gòn:

Gỏi cuốn là một trong 50 món ăn ngon nhất thế giới do CNN bình chọn trước đó.



12 Món ăn việt được công nhận giá trị ẩm thực châu á

Gỏi cuốn là món ăn phổ biến ở Sài Gòn.

 

Bánh tráng mỏng, mềm, dai bên ngoài, bên trong cho vài ba con tôm, mấy lát thịt ba rọi luộc, chút bún tươi, vài cọng hẹ sống xanh ló ra ngoài, thêm ít giá, rau thơm, xà lách… cuốn lại. Gỏi cuốn ngon phải có nguyên liệu tươi và cuốn chắc tay, gọn ghẽ.

Nước chấm dùng cho gỏi cuốn có thể là mắm nêm, nước mắm, hoặc tương được làm từ tương hột đem xay hoặc giã nhuyễn, pha chế khéo léo vừa ăn. Mỗi thứ nước chấm lại mang đến cho món gỏi một hương vị ngon, lạ khác nhau.

12. Cơm tấm Sài Gòn:

Cơm tấm được làm từ hạt gạo xay bị gãy nấu thành cơm. Cơm tấm thường được ăn với 4 món chính: sườn nướng, bì, chả, trứng ốp la. Đĩa cơm tấm bốc khói cùng với miếng sườn nướng vàng rượm, thơm tho, bên cạnh những sợi bì dai mềm được làm công phu từ da lợn, song song đó là miếng chả hay trứng ốp la vành tròn trắng bên ngoài, bên trong lòng đỏ vừa chín tới.

12 Món ăn việt được công nhận giá trị ẩm thực châu á

 

Cơm tấm Sài Gòn.

 

Nước dùng để chan cơm tấm là nước mắm pha có vị ngọt vừa phải và hơi sánh, không loãng như nước mắm dùng cho các món ăn khác. Ăn kèm với cơm tấm có cà chua, dưa leo xắt lát mỏng, cà rốt hoặc củ cải trắng ngâm giấm













Mỳ Quảng

Mỳ Quảng
Mỳ Quảng, từ lâu đã được biết đến như cái “hồn” nghệ thuật ẩm thực của vùng đất Quảng Nam. Bây giờ, ngoài Quảng Nam ra, nhiều nơi cũng có quán ăn mỳ Quảng. Mỳ Quảng theo chân những người Quảng Nam tha hương và cùng họ có mặt khắp nơi như người bạn đồng hành tri kỷ. Mỳ Quảng thường có mặt trong những bữa tiệc "vọng cố hương" của người Quảng Nam xa xứ.

 



Cũng như phở, bún hay hủ tiếu, mỳ Quảng cũng được chế biến từ gạo nhưng có sắc thái và hương vị riêng đặc biệt. Mì được làm từ lá bánh tráng thái thành sợi, nhân mỳ thường được chế biến từ nhiều loại nguyên liệu khác nhau: tôm, gà, thịt heo, thịt bò, cá lóc, cua... và có cả mì chay dành cho người hành đạo. Nhưng là nhân gì đi nữa thì mỳ Quảng cũng không thể thiếu cái bánh tráng nướng, trái ớt xanh, lát chanh, vài hạt đậu phộng và đĩa rau sống đi kèm. Rau để ăn mỳ Quảng thường là rau muống chẻ nhỏ hoặc cây cải con trộn với búp chuối non thái mỏng, rau thơm, rau quế...

    

Đến Quảng Nam, du khách dễ dàng bắt gặp nhiều quán ăn mỳ Quảng nằm dọc trên tuyến đường quốc lộ 1A luôn đông đúc khách sành ăn: quán mỳ gà Bình Nguyên (huyện Thăng Bình), quán mỳ gà Kỳ Lý (thành phố Tam Kỳ), quán mỳ tôm cua Cây Trâm (huyện Núi Thành), quán mỳ bò Cẩm Hà (thành phố Hội An)...

     

Một số hình ảnh đẹp
Mỳ Quảng












Hạt dẻ Trùng Khánh Cao Bằng

Hạt dẻ Trùng Khánh Cao Bằng
Đi khắp trên đất nước ta, có lẽ không đâu có giống mác lịch (hạt dẻ) ngon ngọt và thơm như ở Trùng Khánh. Thông thường thì hạt dẻ mang hình tròn đều. Nhưng thỉnh thoảng cũng có hạt méo mó, dị dạng. Hạt nhỏ nhất cũng bằng ngón chân cái.

 



Khi nói về các sản vật quý của Cao Bằng ai cũng nhớ đến hạt dẻ, đó là thứ quả ở Việt Nam duy nhất chỉ có ở Cao Bằng. Hương vị thơm ngon vô cùng, dù cho có chế biến luộc, rang, sấy hoặc ninh với chân giò , thịt gà thì hạt dẻ vẫn giữ nguyên hương vị. Từ lâu, hạt dẻ Trùng Khánh đã trở thành một trong những sản vật đặc trưng của miền đất biên cương Cao Bằng. Tuy không to như hạt dẻ có xuất xứ từ Trung Quốc nhưng hạt dẻ Trùng Khánh bùi, ngậy, có hương thơm đặc biệt.

 

Vào tháng 9, tháng 10 hàng năm là mùa thu hoạch hạt dẻ, đây cũng là mùa vui nhất của bà con người Tày, Nùng ở Trùng Khánh. Khi mua bạn nên chọn  quả màu nâu đều, hạt to tròn, đó là quả được thu hái đúng độ chín.  Lên Cao Bằng vào Trùng Khánh, nơi có khí hậu mát mẻ quanh năm, ăn hạt dẻ thơm ngon trong tiết trời se lạnh  bạn sẽ cảm nhận được hương của núi rừng và tấm lòng của người trồng và chăm sóc cây dẻ, đến nơi đây bạn còn được đắm mình trong bầu không khí trong lành, tươi đẹp của thiên nhiên.

Một số hình ảnh đẹp
Hạt dẻ Trùng Khánh Cao Bằng
Hạt dẻ Trùng Khánh Cao Bằng












Mít trộn Đà Nắng

Mít trộn Đà Nắng

Mít trộn, chỉ đơn giản là mít non luộc chín vừa tới, xé tơi để trộn gỏi thịt ba rọi hoặc tôm thẻ hay da heo xắt sợi, thêm đậu phộng giã dập, hành phi, nước mắm chua ngọt với ít rau răm và húng lủi. Nhưng lại khiến người ta ngây ngất trong mùi thơm quyến rũ và màu sắc bắt mắt.


 



Ăn mít trộn cùng bánh tráng mè là “đúng sách”. Bẻ một miếng bánh tráng, xúc một miếng mít trộn, cái giòn rụm của bánh tráng, vị bùi và ngọt của mít non, chút giòn sựt sựt của da heo, thêm vị thơm của đậu phộng, hành phi và chút cay cay của ớt, rau thơm... tất cả tạo nên vị ngon khó cưỡng.

 

Các quán thường bán chung 2 loại đồ ăn này vào buổi chiều đến tối, ngon nhất là trên đường Ông Ích Đường (đối diện dệt may Hòa Thọ), Phạm Văn Nghị… 

 

Đà Nẵng ngoài là chốn ẩm thực ngon – bổ - rẻ còn có nhiều chỗ chơi: sông Hàn thơ mộng, Bà Nà Hill, Bán Đảo Sơn Trà, ngũ hành sơn, đèo Hải Vân, bãi biển Mỹ Khê, Bải Bụt, Gềnh Bàng… Đà Thành vừa thích hợp cho du khách thích nghỉ biển, tắm nắng, lại vừa thỏa mãn những người đam mê núi cao. Đó là một điểm đến nhiều lợi ích và khá thú vị cho hè này.

Một số hình ảnh đẹp
Mít trộn Đà Nắng












Saturday, February 25, 2017

Lợn cắp nách, pa pỉnh tộp vùng núi Tây Bắc mùa lúa chín

Lợn cắp nách, pa pỉnh tộp vùng núi Tây Bắc mùa lúa chín
Những con lợn chỉ to chừng 10 kg, thịt thơm, chắc, nướng lên cùng lá mắc mật hay cá suối tươi ngon nướng trên bếp than hồng là món ăn bạn phải thử khi khám phá Tây Bắc mùa lúa chín.



Tháng 9, tháng 10, khắp Tây Bắc rực một màu vàng óng của lúa chín trên những thửa ruộng bậc thang. Đến đây, bạn cũng được thưởng thức những món ăn ngon.

 

Lợn cắp nách

Lợn cắp nách, pa pỉnh tộp vùng núi Tây Bắc mùa lúa chín

Lên Tây Bắc, bạn dễ dàng nhìn thấy những hình ảnh này trong các phiên chợ.
 

Là giống lợn nhỏ, chỉ chừng chục kg, con vật này được người dân miền núi nuôi theo kiểu thả rông. Chúng ăn ngô, khoai, sắn hay rễ cây, rau cỏ trong rừng. Lớn lên bằng thức ăn tự nhiên nên thịt rất sạch.

 

Thịt lợn cắp nách có thể chế biến thành nhiều món ăn ngon. Trong quán ăn ở vùng cao, bạn dễ dàng thưởng thức những món thịt nướng được tẩm ướp kỳ công cùng gia vị đặc trưng của núi rừng như lá mắc mật, mắc khén... Đĩa thịt nướng được dọn ra có màu vàng ươm như mật ong, dậy mùi thơm, khi ăn cảm nhận vị ngọt, đậm đà. 

 

Tại những phiên chợ trên vùng cao Tây Bắc, bạn có thể thấy người dân tộc gùi trên lưng những tảng thịt xuống chợ, mua bán, trao đổi hàng hóa. Thịt lợn cắp nách được bán khoảng 130.000 đồng một kg.

 

Thịt trâu gác bếp

Lợn cắp nách, pa pỉnh tộp vùng núi Tây Bắc mùa lúa chín

Thịt trâu gác bếp có vị nồng nồng của khói, vị bùi của trâu, vị cay của mắc khén.
 

Trong những bữa cơm đãi khách của người dân tộc thường có thịt trâu gác bếp. Bạn cũng dễ dàng tìm thấy món này trong các quán ăn ở miền núi.

 

Trâu gác bếp Tây Bắc được tẩm ướp kỳ công với muối, ớt, gừng, mắc khén và hạt dổi giã nhuyễn nên có mùi bị riêng biệt. Để chế biến món này, thường vào khoảng tháng 8, người dân mổ thịt trâu, chọn thăn, bắp ở vai, lưng... rồi thái thành từng miếng, ướp gia vị, treo lên gác bếp. Khói bếp, hơi nóng khiến thịt trâu khô dần và có mùi đặc trưng.

 

Xé miếng thịt trâu, bên ngoài trông khô, quắt nhưng bên trong vẫn có màu hồng tươi. Đưa miếng thịt trâu lên miệng, chậm rãi nhai, cảm nhận vị ngọt cứ lan dần. Thịt trâu được bán với giá khoảng 700.000 đồng một kg.

 

Pa pỉnh tộp

Lợn cắp nách, pa pỉnh tộp vùng núi Tây Bắc mùa lúa chín

Cá nướng là món ăn được nhiều thực khách lên Tây Bắc thích thú.
 

Pa pỉnh tộp (cá nướng) là món ăn đặc sắc của người dân Tây Bắc. Cá suối thường chỉ ăn rong rêu, lá cây và động vật giáp xác nên rất sạch, khi mổ ra không thấy mùi tanh. Khác với cách chế biến ở dưới xuôi, người ta không mổ bụng mà dọc sống lưng, móc hết phần ruột cá.

 

Pa pỉnh tộp có thể làm từ bất cứ loại cá nào. Sau khi mổ lưng, người ta tẩm ướp gia vị, cho rau thơm thái nhỏ, mắc khén... vào rồi gập con cá cho lên bếp nướng. Khách lên đây thích thú khi nhìn thấy những con cá tươi rói được nướng trên bếp than hồng. Mùi cá quyện cùng hương mắc khén thơm nức, kích thích vị giác, khi ăn thịt béo ngậy, thơm ngon. Giá khoảng 70.000 đồng một kg.

 













Cơm lam người Thái Sơn La

Cơm lam người Thái Sơn La
Cơm lam là một món ăn đặc trưng của vùng Tây Bắc đặc biệt là dân tộc Thái, Cơm lam được chế biến rất đơn giản từ gạo nếp, theo phong tục của người Thái ngày xưa thì Cơm lam chỉ được làm sau khi thu hoạch xong vụ lúa mới đặc biệt là người ta thích nấu bằng gạo nếp nương, gạo nếp được ngâm ủ qua đêm cho vào từng ống tre mà bà con gọi là may khâu (Lam Pa Ngà), thêm nước vừa đủ và nút lại bằng lá chuối hoặc lá dong rồi đưa lên bếp củi đốt cho đến khi vỏ ống nứa cháy sém lan tỏa mùi thơm từ gạo, ống nứa không còn nước là chín.



Sau đó chẻ tách từng phần cật chỉ còn lại lớp lụa mỏng bó chặt từng cây cơm trắng nõn bạn phải thật khéo khi chẻ ống cơm lam nếu không chẻ khéo không giữ được lớp lụa mỏng thì coi như cơm lam đã mất đi một nửa giá trị, Trên lớp vỏ lụa trắng mỏng ấy có thoáng chút mặn, chút hương của rừng và của khói làm cho miếng cơm dẻo thật sự thăng hoa, cơm lam thường được chấm muối hoặc vừng tùy theo từng sở thích của mỗi người, cũng có những vùng người dân ăn cơm lam với chẳm chéo món chấm đặc trưng của dân tộc Thái, Chẩm Chéo được chế biến từ muối, ớt tươi nướng, rau mùi…, đặc biệt không thể thiếu loại trái rừng có tên là mắc khén, tất cả được giã nhuyễn. Không có mắc khén không làm ra chẩm chéo, không có chẩm chéo không thành bữa cơm lam. Cơm lam Sơn La thường được bán vào mùa đông. Vì loại ống nứa để nướng cơm lam mùa này mới có.

Một số hình ảnh đẹp
Cơm lam người Thái Sơn La
Cơm lam người Thái Sơn La












Friday, February 24, 2017

Cá lóc nướng trui

Cá lóc nướng trui
Những con cá lóc còn sống được xiên vào một cành tre nhọn từ đầu đến đuôi. Người ta thường dùng tre tươi để khi nướng cây tre không bị cháy thành than. Cắm ngược đầu cá xuống đất, chất rơm xung quanh và bắt đầu nướng. 



Sau khi rơm cháy tàn, không nên lấy cá ra liền mà phải để một lúc lâu để phần ruột cá bên trong được chín hết. Cá lóc nướng chín được bày ra lá chuối, các loại rau vườn như diếp cá, rau đắng, tía tô, húng thơm, húng lủi, giá, hẹ, khế chua, chuối chát.... bánh tráng mỏng và chén nước mắm me thơm ngon.












Heo thả rong Bình Phước

Heo thả rong Bình Phước
Heo thả rong là đặc sản của sóc Bom Bo được nhiều du khách biết đến. Đây là loại heo được nuôi bán hoang dã, hoàn toàn không dùng thức ăn chế biến nên chất lượng thịt ngon, ít mỡ. Thịt heo làm sạch, để nguyên da ướp với gia vị rồi nướng trên than hồng là món ngon nhất trong các cách chế biến thịt heo thả rong. Thịt heo nướng ăn kèm với chuối chát, rau sống, nhất là rau rừng được hái ở chân núi Bà Ra hay rừng Bù Gia Mập càng ngon. Trong đêm, dưới ánh lửa lồ ô bập bùng, ngồi với con gái, con trai S’tiêng ăn thịt heo nướng uống rượu cần và nhảy múa tạo những cảm giác lạ đầy ấn tượng của chuyến đi.



 












Thursday, February 23, 2017

Cua đá rang me Cần Thơ

Cua đá rang me Cần Thơ
Từ trung tâm Thành Phố Cần Thơ, chưa đầy mười phút đi xe máy hoặc khoảng 20.000Đ đi bằng taxi, bạn đã có thể đến đường Đinh Tiên Hoàng gần bến xe Hùng Vương để thưởng thức được món Cúa Đá rang muối vốn chỉ có ở Cần Thơ.

 

 



Có rất nhiêu quán bán món cua đá cực ngon này. Tại con đường này chúng ta thấy rất nhiều quán, thực khách ở đây đủ mọi tầng lớp trong xã hội từ những người có tiền đi bằng xe du lịch cho đến những sinh viên đi xe đạp. Quán xá ở đây có rất nhiều món ăn ngon giá cả lại hợp lý, thường rất đông khách và đặc biệt chỉ bán vào buổi tối bắt đầu từ 4h chiều. Ở đây còn có nhiều món làm từ hải sản như Ba Khía. Sò, Ốc, Cua, Ghẹ…nhưng có lẽ món mà nhiều người ưa thích vẫn là Cua Đá. Cua đá chế biến được nhiều món hấp dẫn và ngon tuyệt như cua đá hấp bia, cua đá luộc hèm, riêu cháo cua đá, bún riêu cua đá... Trong các món làm từ cua đá thì có lẽ cua đá rang muối có phần hấp dẫn thực khách hơn cả.

 

Cua đá thường to bằng cùm tay, mai, càng có màu tím sẫm, hình dáng trông giống như cua đồng. Cua đá thường sinh sống ở những vùng núi đá, bãi đá thuộc các hải đảo hoặc những bờ biển đá ở phía Nam. Càng cua đá chắc, cứng như đá, muốn ăn phải dùng chày để đập hoặc dùng kềm kẹp vỡ mới có thể lấy được phần thịt bên trong.

 

Người ta bắt cua đá vào ban đêm, đó là thời gian cua ra khỏi hang để kiếm ăn, đẻ, hoặc tìm bạn tình giao phối. Mắt cua đá rất nhạy cảm với ánh sáng mạnh của đèn pin, người ta gọi là cua “ăn đèn”. Lúc ấy cua đứng một chỗ, khẽ quơ nhẹ càng, hai mắt sáng trong màu hột lựu. Người bắt chỉ việc chộp cua bằng tay có bao vải! Cua đá hiện được thương lái thu mua khoảng 8.000 đồng/con. Vào nhà hàng, mỗi con cua đá qua chế biến có giá khoảng 15.000 đồng/con.

 

Chọn những con cua đá to, chắc, rửa sạch, để ráo nước. Kế tiếp cho cua vào chảo rang, trộn đều với muối hột. Đậy hé nắp chảo, để lửa liu riu, khi nào nghe muối hết nổ thì bắt chảo xuống, trộn đều cho muối bám, thấm vào cua. Sau cùng cho một nạm rau răm vào trộn sơ với cua đã rang muối. Trước khi ăn, dùng kềm bóp bể thân cua và càng cua để gỡ bỏ lớp vỏ. Thịt cua đá rang muối có màu trắng, mềm, hơi dai, thơm lừng, ăn có vị ngọt, chấm với muối tiêu chanh rất ngon! Món cua đá rang muối rất hấp dẫn, có mùi vị đặc trưng, ăn một lần chắc chắn bạn sẽ muốn ăn thêm nhiều lần nữa!

 

Có dịp đi du lịch Cần Thơ, bạn không nên bỏ lỡ cơ hội thưởng thức món ăn đặc sắc này.

Một số hình ảnh đẹp
Cua đá rang me Cần Thơ












Tu hài Hạ Long

Tu hài Hạ Long
Tu hài hay còn gọi là trai vòi là loài nhuyễn thế hai mảnh vỏ sống trong môi trường nước mặn- một loài hải sản quý hiếm, có giá trị dinh dưỡng cao, đã được nghiên cứu sản xuất giống và nuôi thương phẩm thành công từ năm 2005 ở khu vực bờ vịnh Bái Tử Long, huyện đảo Vân Đồn, tỉnh Quảng Ninh. Sản phẩm tu hài nuôi hiện đã có mặt ở các nhà hàng hải sản tươi sống tại Quảng Ninh và một số thành phố lớn.



 
Một số hình ảnh đẹp
Tu hài Hạ Long
Tu hài Hạ Long












Chuột đồng nướng lu

Chuột đồng nướng lu
Đây là món đặc sản miền Tây không phải du khách nào cũng dám thử. Chuột để nướng lu phải là những chú chuột đã ăn no lúa chín, béo múp míp, được làm sạch ruột, cắt móng, rồi tẩm ướp gia vị trong khoảng 15 phút, sau đó móc từng con vào lu. Vừa quay vừa trở tay, thêm mỡ, thêm nước gia vị, khoảng một tiếng sau thì chuột chín vàng. Mở nắp lu, bày chuột ra cùng dưa leo, rau răm, muối ớt. Thịt thơm, mềm và da rất giòn, hương vị đặc trưng miền Tây.



 
Một số hình ảnh đẹp
Chuột đồng nướng lu