This is default featured slide 1 title

Go to Blogger edit html and find these sentences.Now replace these sentences with your own descriptions.This theme is Bloggerized by Lasantha Bandara - Premiumbloggertemplates.com.

This is default featured slide 2 title

Go to Blogger edit html and find these sentences.Now replace these sentences with your own descriptions.This theme is Bloggerized by Lasantha Bandara - Premiumbloggertemplates.com.

This is default featured slide 3 title

Go to Blogger edit html and find these sentences.Now replace these sentences with your own descriptions.This theme is Bloggerized by Lasantha Bandara - Premiumbloggertemplates.com.

This is default featured slide 4 title

Go to Blogger edit html and find these sentences.Now replace these sentences with your own descriptions.This theme is Bloggerized by Lasantha Bandara - Premiumbloggertemplates.com.

This is default featured slide 5 title

Go to Blogger edit html and find these sentences.Now replace these sentences with your own descriptions.This theme is Bloggerized by Lasantha Bandara - Premiumbloggertemplates.com.

Tuesday, August 30, 2016

Gạo Điện Biên

Gạo Điện Biên
Cách đây nửa thế kỷ, gạo ở khắp miền Nam Bắc ngày đêm vượt đèo Pha Đin bằng xe thồ, vai gánh để làm nên kỳ tích Điện Biên Phủ và bao câu chuyện phi thường trên con đường tải gạo. Thật ngẫu nhiên, khi lịch sử sang trang thì ở thung lũng lọt thỏm trong bốn bề mây núi này lại như có “phép mầu” mà bất cứ giống lúa nào gieo xuống cũng trở thành hạt gạo trắng tròn, thơm dẻo, đậm đà khác thường. Và hạt gạo ấy cũng ngổn ngang bao tâm sự thời kinh tế mở.

 



Gạo Mường Thanh có thể nấu cơm lam, làm khẩu cắm (đồ như xôi với lá cẩm – một loài cây thơm, sẽ cho vị xôi ngậy, thơm, dẻo rất thú vị), khẩu háng (đồ thóc lên đem phơi khô, khi nào muốn ăn, xát vỏ đồ chín một lần nữa) rồi khẩu papa (giống như làm bánh nếp dưới xuôi)… dùng làm lễ vật đình đám, cưới hỏi.

 

Chưa có nghiên cứu khoa học nào về hạt gạo gieo trồng từ đây nhưng thật kỳ lạ là bất cứ giống lúa nào gieo ở thung lũng này cũng cho hạt gạo dẻo, thơm, trắng bóng đậm đà như vậy. Xét về kinh tế thì rất nhiều ưu việt: tỉ lệ gạo cho rất cao (70%), năng suất hơn nơi khác 70- 150% và tiết kiệm được rất nhiều chi phí gieo trồng. Đến nay trong đời sống, gạo Điện Biên đã có thương hiệu riêng mình bay đi cả nước.

Một số hình ảnh đẹp
Gạo Điện Biên
Gạo Điện Biên












Monday, August 29, 2016

Sò huyết Hà Tiên Kiên Giang

Sò huyết Hà Tiên Kiên Giang
Sò huyết Hà Tiên: Chưa ăn sò huyết, chưa biết Hà Tiên. Hà Tiên là quê hương của đặc sản nổi tiếng: sò huyết. 


Những con sò to, tròn, cỡ ngón chân cái, vỏ có nhiều lằn khía chạy dọc theo thân sò. Cứ dùng tay tách vỏ ra sẽ thấy bên trong thit đỏ hồng có nhiều gạch vàng, trông bắt mắt. 

 



Vào buổi chiều, lúc thuỷ triều xuống, dân nhậu sò huyết thường đến các bãi biển có nhiều sò, thả thuyền lửng lơ trên mặt biển, nhất là những đêm trăng sáng, gió biển thổi lao rao, vừa hưởng vị ngọt mềm của sò, vừa thưởng thức cảnh ánh trăng phản chiếu mặt nước biển rập rờn tựa hồ rải bạc. 


Trên thuyền chuẩn bị sẵn bếp lò, vỉ nướng, gia vị, rau tươi và rượu đế gạo chính hiệu của Hà Tiên. Khi tới bãi sò, cho người bắt sò thả từ trên thuyền xuống nước, hai tay cầm thúng đẩy tới, hai chân dậm nhẹ trên mặt bùn sục sạo kiếm sò. Khi đạp trúng sò, lắc nhẹ bàn chân, rồi dùng ngón chân quặt chặt từ từ đưa lên, bàn tay thò xuống bắt sò qua kẽ ngón chân rồi cho vào thúng. Lúc lò than đã đỏ lửa, đặt vỉ nướng lên, đưa tay vào thùng đựng sò đã nhả bùn làm sạch vỏ. Ai ăn chọn con vừa bỏ lên vỉ, gắp rau thơm xà lách cho vào chén. 


Sò huyết trên vỉ vừa chín tới há vỏ tuôn nước, dùng muỗng nạy phần thịt khỏi vỏ sò, trút cái và nước vào chén, thêm ít muối tiêu, chút chanh giấy, là có món đặc sản tuyệt vời. Thật hấp dẫn khi từ đầu lưỡi cảm giác cái dai của thịt sò, vị ngọt, vị mặn của nước từ thân sò tứa ra, cộng với mùi rong biển hoà quyện mùi rau thơm, vị chua của chanh rồi vị cay nồng của rượu đế. Tuyệt diệu! Trời trăng thanh, gió mát, bên bếp lửa hồng, vừa thưởng trăng vừa lai rai vị ngọt mềm của sò với vị cay của rượu, còn gì thi vị hơn.

Một số hình ảnh đẹp
Sò huyết Hà Tiên Kiên Giang












Sunday, August 28, 2016

Cua đồng rang lá lốt Ninh Bình

Cua đồng rang lá lốt Ninh Bình
Cua đồng rang lá lốt, một món ăn dân dã và phổ biến tại Ninh Bình, mang đậm hương vị đồng quê mà du khách nên thử khi ghé qua đất cố đô. Cua đồng bắt về được làm cẩn thận, lá lốt rửa sạch thái sợi sau đó hai nguyên liệu chính này được rang chung với nhau theo một công thức nhất định. Chính vì không sử dụng cua nuôi mà món ăn này mang đến cho thực khách nhiều cảm nhận bất ngờ. Đó là vị  giòn tan của cua đồng kết hợp cùng vị thơm đặc trưng của lá lốt. Món ăn này ngon nhất khi được kết hợp cùng cơm nóng.



 
Một số hình ảnh đẹp
Cua đồng rang lá lốt Ninh Bình












Saturday, August 27, 2016

Các món nghêu, sò, ốc Đồng Nai

Các món nghêu, sò, ốc Đồng Nai
Nghêu, sò, ốc… là món ruột của giới trẻ chúng mình. Các món này có sức hút không cưỡng lại được với những bạn có thói quen hay la cà quán vỉa hè. Có rất nhiều cách chế biến hấp dẫn để các bạn lựa chọn như: ốc luộc, ốc len xào dừa, nghêu hấp gừng xả, nghêu xào sa tế, nghêu cháy tỏi, sò nướng mỡ hành, …. 

 



Có lẽ chính sự phong phú trong cách chế biến và do đặc trưng dễ tiêu hoá của nghêu, sò, ốc mà các món này không bao giờ nằm ngoài danh sách của các bạn trẻ mỗi lần tụ tập. Vị giòn, ngọt của các món ốc, nghêu, sò luộc hoà lẫn vị cay nồng, thơm ngon của nước chấm làm cho món này hấp dẫn không thể cưỡng lại. Các món xào lại hấp dẫn chúng ta bởi vị đậm đà và sắc màu ấm áp của các loại gia vị mang lại. Không chỉ những người thích ăn cay mới thưởng thức được hết cái vị bùi bùi, cay xè, mằn mặn của những con ốc nhỏ xíu mà ngay cả những người bình thường cũng rất thích. Ốc xào thường ko cần pha thêm nước chấm, chỉ cần thưởng thức cùng nước xào đặc sánh là đã rất vừa miệng rồi. Nhiều bạn cho biết do ăn các món nghêu, sò, ốc không ngán nên một lần đi ăn có thể “đánh bay” 4, 5 đĩa như thường, ăn đến khi nào no mới thôi.

 

Tại Biên Hoà, để tha hồ thưởng thức vị ngon của những đặc sản bình dân đó các bạn có thể ghé những địa chỉ này:

- Gần nhất là đối diện cơ sở I trường Đại học Lạc Hồng: Quán vỉa hè chính gốc với những món ốc luộc, ốc xào sa tế, nghêu hấp gừng xả…

- Chợ Phúc Hải (còn gọi là chợ Tân Hiệp): Tại đây có rất nhiều quán ốc sát nhau tha hồ cho bạn lựa chọn.

- Quán Ốc Lùn (đầu đường 4, gần sân banh Đồng Nai): phong phú các món nghêu, sò, ốc đủ loại.

Một số hình ảnh đẹp
Các món nghêu, sò, ốc Đồng Nai
Các món nghêu, sò, ốc Đồng Nai












Friday, August 26, 2016

Bánh pía Sóc Trăng

Bánh pía Sóc Trăng
Bánh pía có ở nhiều tỉnh Tây Nam bộ nhưng nổi tiếng nhất vẫn bánh pía Sóc Trăng bởi bánh ở đây có hương vị thơm ngon khó ở đâu sánh được. Bánh pía Sóc Trăng có 2 loại chính là bánh pía khoai môn và bánh pía đậu xanh, tuy nhiên hiện nay các loại nhân bánh cũng được sáng tạo gia giảm thêm nhiều loại hơn. 



 Các công đoạn làm bánh pía khá cầu lý và đòi hỏi sự khéo léo. Bột làm vỏ bánh phải trải qua nhiều công đoạn như trộn, nhào, cuộn…rồi cán thật mỏng. Nhiều người cho rằng bánh pía ngon nhất khi thưởng thức cùng một tách trà nóng. Cắn một miếng bánh nhỏ rồi nhâm nhi cùng ngụm trà, bạn sẽ cảm nhận được vị ngọt dịu, béo ngậy mà không ngán của bánh pía tan nơi đầu lưỡi.

Một số hình ảnh đẹp
Bánh pía Sóc Trăng
Bánh pía Sóc Trăng












Cá Anh Vũ Phú Thọ

Cá Anh Vũ Phú Thọ
Người dân Bạch Hạc, thành phố Việt Trì (Phú Thọ) thường kể về cá Anh Vũ, đặc sản nổi tiếng nhất của thành phố Ngã ba sông một cách rất tự hào.

 

Cá Anh Vũ chỉ xuất hiện và đánh bắt được từ tháng 10 dương lịch đến tháng 3 năm sau, nhiều nhất là vào những ngày thời tiết se lạnh, nhiều sương mù. Lúc ấy cá Anh Vũ ra kiếm ăn nhiều hơn.

 

 

 



Cá Anh Vũ cũng sống theo bầy đàn nhưng kén nơi nước trong và có nhiều hang đá. Con cá trông dài và na ná như con trôi to nhưng bộ vảy thì óng ánh, sặc sỡ rất đẹp. Và cái đầu cá thì khác thường vô cùng, nó chẳng giống một cái đầu cá nào cả. Cái đầu ấy, cứ nhìn vào là người ta liên tưởng đến một cái đầu lợn con vì nó giống y hệt, nhất là cái môi cá bằng sụn rất to và dày như mõm lợn. Giống cá này ăn uống cũng rất khảnh chứ không ăn tạp như các loài cá sông khác.

 

Đặc biệt, cá Anh Vũ chỉ ăn rêu tảo và sống ở nước trong, trong những hang đá sâu và khi nước lạnh mới mò ra tìm mồi. Vì vậy, việc bắt được một con Anh Vũ là cả một kỳ công. Bởi tất cả những sự ấy, con cá lại càng trở nên quý giá. Ngày xưa, chỉ có vua chúa mới được thưởng thức.

Thịt cá Anh Vũ: trắng, quánh và thơm ngon hơn bất cứ loài cá nào của sông nước. Trong con cá Anh Vũ, phần tuyệt nhất là cái khối sụn môi. Cái khối sụn này chẳng những rất giòn mà còn chữa được bệnh.

Đặc sản cá cu hấp – món mới tại Shabu Kichoo, Ẩm thực, 

 

Dù có chế biến theo cách nào, thì cách ngon nhất vẫn là hấp cá. Khi bắt được, người ta thường mổ và rửa sạch cá, sau đó ướp gừng và một vài loại gia vị vào bụng, thêm chút nước mắm ngon. Cuối cùng cuốn cả con cá vào một tấm lá gừng và hấp cách thuỷ. Cá hấp sẽ giữ được nguyên các chất bổ và thơm ngon hơn bất cứ kiểu cách chế biến khác, bởi vậy, cũng là món được ưa thích hơn cả.

 

Thịt cá Anh Vũ thường được dùng kèm với chuối xanh, khế xanh, bánh đa tráng, rau mùi tàu, tía tô, diếp cá, xương xông...Chẳng thích ăn theo lối hấp cách thuỷ thì cũng có thể nướng chả, kho tộ, nấu mẻ giấm với khế xanh... Món nào cũng rất hấp dẫn. Thịt cá Anh Vũ thơm ngon và cực kỳ giàu đạm.

Một số hình ảnh đẹp
Cá Anh Vũ Phú Thọ
Cá Anh Vũ Phú Thọ












Thursday, August 25, 2016

Rượu ba kích Hạ Long

Rượu ba kích Hạ Long
Đây là loại rượu ngâm từ củ ba kích được trồng khá phổ biển ở một số vùng Quảng Ninh. Tùy vào loại củ ngâm là ba kích trắng hay tím mà rượu có màu tương tự. So với các loại rượu đặc trưng ở nhiều nơi khác, rượu ba kích khá dễ uống, có mùi thơm, lại không gây đau đầu. Hơn nữa, uống rượu ba kích ở liều lượng thích hợp cũng có tác dụng tốt cho sức khỏe. Du khách đến Hạ Long có thể gọi loại rượu đặc sản ít nơi có này ở bất cứ nhà hàng nào.



 
Một số hình ảnh đẹp
Rượu ba kích Hạ Long
Rượu ba kích Hạ Long












Wednesday, August 24, 2016

Bánh tằm bì Bạc Liêu

Bánh tằm bì Bạc Liêu

Bánh tằm bì là món ăn dân dã được nhiều người ưa thích tại miền Tây Nam bộ. Nhiều người cho rằng đây là món ăn đặc sản của người dân Bạc Liêu, tuy nhiên đi khắp các tỉnh miền Tây hay ở giữa Sài Gòn bạn cũng có thể thưởng thức món ăn bình dị nhưng ngon miệng này.




Món ăn đơn giản, không có gì là cao lương mỹ vị với sợi bánh mềm, dẻo được làm bằng bột gạo, bì được thái thành từng sợi nhỏ cùng thịt lợn thái mỏng, thêm một ít rau thơm, dưa leo, giá sống và nước cốt dừa lại có sức hấp dẫn rất riêng đối với nhiều người.

 

Điều quyết định của món ăn là sợi bánh, được làm từ gạo xay nhuyễn đem hấp, người bán thái thành từng sợi nhỏ, mảnh, mềm nhưng dai và không đứt khi kéo dài. Sợi bì vừa giòn vừa bùi, thịt lợn được rán chín, thái mỏng, nước cốt dừa béo nhưng không ngấy. Tất cả các yếu tố đó giúp đĩa bánh tằm bì luôn thơm ngon và hấp dẫn.

 

Một số hình ảnh đẹp
Bánh tằm bì Bạc Liêu
Bánh tằm bì Bạc Liêu
Bánh tằm bì Bạc Liêu












Cơm Lam Hòa Bình

Cơm Lam Hòa Bình
Khi về Hòa Bình, về với miền phong thuỷ hữu tình này thực khách có thể được biết tới một lối sống độc đáo của người Mường và cũng được hoà mình vào nền văn hoá ẩm thực vô cùng phong phú của con người nơi đây. Những sản vật của núi rừng luôn làm hài lòng những vị khách khó tính nhất, những món ăn rất dân dã thôn quê nhưng để lại những ấn tượng rất khó quên cho những ai đã từng thưởng thức như món gà đồi nướng, cá sông, măng chua, rượu cần… nhưng thế vẫn chưa đủ, khi về Hoà Bình thì phải được nếm hương vị của cơm lam thì mới có cảm nhận được hương vị của miền sơn cước này.

 



Không biết món cơm độc đáo này ra đời từ bao giờ, nhưng chỉ biết rằng người dân miền núi thường phải đi rừng rất vất vả, nhọc nhằn có khi đi từ lúc sáng sớm tinh mơ cho tới lúc tối mịt hoặc thậm chí phải ngủ lại trong rừng. Nên họ mang theo một chút gạo để khi đói sẽ chặt lấy ống tre, ống nứa bên đường, bỏ chút gạo và chút nước suối để nướng những ống cơm ăn qua bữa, từ những thói quen từ ngàn xưa để lại, một thói quen rất bình dân, dễ làm thế mà không ngờ nay đã được tôn lên thành một món ăn đặc sản của núi rừng – món cơm lam. Món cơm lam có rất ở nhiều nơi từ người Tày, nguời Thái, người Nùng, người Mường… đều có loại cơm này. Tuy nhiên, Hoà Bình là nổi tiếng hơn cả vì nơi đây có loại gạo nương thơm lại dẻo nổi tiếng


Ngày nay, cách làm cơm lam đã có đôi chút khác so với trước, con người không làm cơm lam để “cho qua bữa” nữa mà cơm lam đã trở thành một sản phẩm du lịch để người ta ăn “chơi” . Tuy nhiên, chúng ta vẫn dễ dàng nhận ra giá trị truyền thống của món ăn độc đáo này, nó vẫn mang đầy đủ dáng dấp của một nền văn hoá bản địa. Để thêm phần phong phú thì cơm lam có thể ăn chung cùng với thịt gà, thịt nước, măng chua…nhưng ngon nhất vẫn là cơm lam chấm muối vừng . Ống cơm lam của người Hoà Bình thường nhỏ hơn và có mùi vị khác với Cơm Lam của các dân tộc thiểu số ở các tỉnh miền núi như Cao Bằng, Tuyên Quang, Lạng Sơn…Tuy cơm lam Hoà Bình không có hạt Lạc, hạt đậu trong đó nhưng đựoc thay bằng mùi thơm đặc trưng của dừa và nước cốt dừa, mùi của mía, của lá rừng Hoà Bình.


Đã bao đời nay, cơm lam hiện hữu trong đời sống người Mường và cũng chẳng ai biết rằng từ ngàn đời xưa ai là người đã nghĩ ra việc dùng ống nứa thay cho cái nồi,  cái niêu… chỉ là một món ăn của núi rừng, cũng chỉ là một thứ đặc sản khi về xuôi những người khách hay mua làm quà và cũng chỉ là một phần của văn hoá ẩm thực của người Mường mà sao khiến những con người đã từng đến Hoà Bình và trót yêu mảnh đất này khó quên đến thế.

Một số hình ảnh đẹp
Cơm Lam Hòa Bình












Bún riêu Hà Nội

Bún riêu Hà Nội
Cùng với bún ốc, phở hay các loại xôi thì bún riêu là món ăn sáng phổ biến của người dân Hà Nội.

 

Cách đây cả chục năm, con phố Thi Sách nhỏ nhỏ đã tấp nập cả sáng lẫn trưa bởi có quán bún riêu ngay đầu phố. Nhà khá rộng, khách tới ăn còn ngồi cả vỉa hè mà nhiều khi vẫn không đủ chỗ. Nước dùng vừa miệng, bát bún đầy đặn, hay nhất là có rau sống chần. Dân văn phòng qua đây ăn trưa cũng đông bởi bún có thể gọi kèm giò tai, thịt bò nên cũng đủ no cho buổi chiều làm việc tiếp.

 



 Thời gian gần đây, quán ở Thi Sách sửa chữa nên khách chuyển qua nhiều điểm khác trong đó có cửa hàng ở Hòa Mã, cách đó chỉ một quãng đường. Hương vị với các món ăn kèm của nhà hàng này cũng tương tự, chỗ ngồi cũng nhiều, để xe thoải mái nên khách tới ăn khá đông. Chỉ có điều, bát bún riêu của quán nếu gọi thêm cả đậu cả giò thì đầy ụ cả bát.
 

Nếu đi chơi phố cổ vào buổi tối, bạn có thể ghé vào phố Hàng Buồm, ngồi vỉa hè ăn bát bún riêu, vị chua chua thanh thanh. Đi cùng nhiều người, bạn cũng có thêm nhiều lựa chọn từ các hàng quán quanh đó.

 

Ở đầu chợ Ngọc Hà (đoạn từ phố Sơn Tây rẽ vào) có một hàng bún riêu thú vị. Bát bún ăn vừa miệng nhưng ấn tượng hơn là biển cửa hàng quảng cáo có "tương ớt tự làm siêu cay".

 

Đôi khi muốn thay đổi khẩu vị, bạn cũng có thể dừng chân ở ngã tư Hàng Bông - Phũ Doãn. Ở đây bán bún riêu cua Nam Bộ nhưng thành phần thì phức tạp hơn nhiều. Nào là giò, tiết luộc, móng giò, chả cua, đậu nên thấy cũng là lạ so với kiểu bún riêu quen thuộc của người Hà Nội.

Một số hình ảnh đẹp
Bún riêu Hà Nội












Tuesday, August 23, 2016

Bánh đa cua Hải Phòng

Bánh đa cua Hải Phòng
Hằng ngày, trên khắp đường phố Hải Phòng, trong các quán ăn hoặc vỉa hè, người người đi ăn sáng bằng món bánh đa cua quen thuộc mà luôn hấp dẫn. Buổi sáng khoảng hơn 9 giờ, các quán đã hết sạch bánh đa cua. Buổi chiều thì từ 3 – 4 giờ cho đến chập tối.

 

 



Nhiều nơi ở Hải Phòng làm bánh đa sợi, nhưng có tiếng nhất phải là bánh đa khu Dư Hàng Kênh, quận Lê Chân và bánh đa chợ Hỗ, huyện An Dương. Bánh đa phải làm bằng thứ gạo ngon, xay thành bột mịn và tráng cho mỏng đều, phơi vừa khô thì cắt ra thành sợi.

 

Bánh đa có loại sợi nhỏ và loại sợi to, màu trắng hoặc màu vàng da bò. Nhiều người thích ăn bánh màu vàng da bò, vì trông bát canh đẹp mắt, gợi thú thèm ăn.

 

Còn cua thì phải là cua đồng (rốc), không phải cua biển. Cua đồng ngon nhất là loại sống ở các hang hốc bờ ruộng, hoặc ao, đầm. Cua đồng giầu đạm, béo ngậy, ăn mát và bổ.

 

Làm cua, nấu canh cua cũng khá kỳ công. Nồi nước cua trước khi nấu, phải cho ít mắm tôm mới ngon.

 

Nhiều chủ quán còn ninh riêng xương lợn, lấy nước dùng, rồi đổ hoà vào nồi nước riêu cua khi sắp sôi. Lúc này, mới đổ gạch cua vào nồi. Canh cua khi đã sôi thì phải để sôi nhỏ lửa, nước canh mới đậm đà, không bị “xác”.

 

Bánh đa cua thập cẩm là ngon nhất: có tôm (loại tôm sông, tôm bể nhỏ) vàng rượm, có thịt lợn xào mộc nhĩ, hai cái chả thịt lợn bọc lá lốt nức mùi thơm ngậy, hoặc mấy cái chả cá nhỏ như đồng xu và mấy miếng chả thịt lợn to hơn hòn bi trẻ con vẫn chơi.

 

Tuỳ sở thích và túi tiền của người ăn mà thêm hoặc bớt thứ nọ, thứ kia. Nhưng bánh đa cua nào cũng phải có thêm món rau: ưa nhất là rau muống lá liễu, mỏng cuộng; hoặc rau cải xanh chần tái, hành tươi và rau rút (rau nhút).

 

Trên bàn ăn, còn nhiều thứ gia giảm rất bắt miệng: đĩa ớt tươi cắt miếng, lọ hạt tiêu bắc, lọ dấm tỏi, tương ớt, đĩa đựng những miếng chanh quả hoặc quất, đĩa rau sống đủ gia vị, v. v…

 

Bát canh bánh đa cua nóng sốt, màu sắc đẹp mắt, bốc hương vị thơm ngậy tuyệt vời. Ăn bánh đa cua ngon, chắc dạ.

 

Bạn ăn một bát bún riêu hoặc bát phở khoảng hai tiếng đồng hồ sau bụng đã đói meo! Đằng này, ăn bát bánh đa cua từ sáng đến 11 giờ vẫn no, đủ sức làm việc tốt. Bởi thế, đông đảo người Hải Phòng rất thích bánh đa cua.

Một số hình ảnh đẹp
Bánh đa cua Hải Phòng












Bào ngư Bạch Long Vỹ

Bào ngư Bạch Long Vỹ
Bào ngư có gần 100 loại, có con nặng tới 2 kg, là loại ốc có vỏ cứng như vỏ sò, nhưng dẹt hơn ở mép vỏ có 7-13 lỗ nhỏ để không khí ra vào. Thông thường có 9 lỗ nên thường còn được gọi là “cửu khổng”. Vỏ bào ngư phía ngoài có nhiều vân tím, nâu, xanh xen kẽ nhau, phụ thuộc vào từng loài thích nghi với môi trường sống riêng có; mặt trong có lớp xà cừ óng ánh. Vỏ rất cứng làm chủ yếu từ can xi cacbonnat gồm nhiều lớp xếp chồng lên nhau..

 



Trong 100 g bào ngư chứa: chất đạm 17,05 g; đường (carbonhydrat) 5,89 g; chất béo 0,75 g; cholesterol 84,7 mg; các loại vitamin B1, B2, khoáng chất và các nguyên tố vi lượng. Trong chất đạm cũng có đủ 19 loại axit amin thiết yếu cho cơ thể ở lượng mức tương đối cao như Threonin 0,73 mg; Isoleucin 0,75 mg; Valin 0,7 mg; và axit glutamic 2,31 mg.

 

Theo y lý Trung hoa, bào ngư thuộc hàng “bát trân”, thuộc hàng “sơn hào hải vị”, giàu dược tính, có khả năng bổ âm, tăng khí, hạ nhiệt, tăng cường sinh lực cho nam giới, giúp sáng mắt, trị ho, khó tiêu. Cả vỏ và ruột bào ngư đều được dùng làm thuốc để chữa bệnh và bồi bổ.

 

Đảo Bạch Long vĩ Hải Phòng không chỉ là vị trí tiền tiêu trên biển của tổ quốc mà còn nổi tiếng vì có nhiều loại hải sản, trong đó có bào ngư. Hiện ở đây có hai loại là bào ngư đá và bào ngư lỗ. Bào ngư đá chuyên sinh sống, bám vào các vỉa đá ngầm, còn bào ngư lỗ chuyên sống trong các lỗ dưới đáy biển. Người ta lặn xuống biển, lần theo các vỉa đá ngầm. Khi thấy bào ngư, người đi săn chỉ cần cầm móc sắt nhẹ nhàng móc vào miệng bào ngư, gẩy nhẹ ra, nhưng phải hết sức nhanh nhẹn và dứt khoát trong động tác, bào ngư sẽ co miệng, lăn ra.

 

Hiện nay, tại thị trường Hải Phòng có nhiều Nhà hàng phục vụ món ăn này. Với kinh nghiệm qua nhiều năm tuyển lựa và chế biến bào ngư, nhà hàng Bách khoa Hải sản đã cho ra đời những món ăn bào ngư chất lượng tuyệt vời nhất vốn có của nó như: bào ngư sống được bóp qua nước gừng, thái lát thật mỏng, vắt chanh, chấm mù tạt –xì dầu, khi ăn có cảm giác giòn ngọt khó tả; Bào ngư nấu cháo toàn tính (thả cả vỏ vào cháo), bào ngư sốt dầu hào tóc tiên hay hấp nguyên con xì dầu cũng rất ngọt, bổ.

 

Ngoài ra, dược tính của bào ngư sẽ công hiệu hơn khi kết hợp với các vị thuốc bắc trong món canh “bào ngư, hải sâm đen, tần thuốc bắc” – một món chuyên dùng cho người già yếu phục hồi sức khỏe. Vị quản lý nhà hàng nói: “với mong muốn ngày càng có nhiều người được thưởng thức bào ngư thật (vì có nhiều bào ngư giả, kể cả hàng ngoại nhập) phục vụ sức khỏe, nhà hàng cam kết sẽ tính giá mềm mại, phải chăng và không ngừng nâng cao chất lượng”. Thật đáng hoan nghênh phải không các bạn? hãy thưởng thức thử bào ngư – một món quà tặng tinh túy của biển cả.

Một số hình ảnh đẹp
Bào ngư Bạch Long Vỹ
Bào ngư Bạch Long Vỹ












Ẩm thực phố Nha Trang

Ẩm thực phố Nha Trang
Ẩm thực ở thành phố biển Nha Trang đa dạng. Hải sản luôn là món ăn đầu bảng khi khách chọn lựa. Sự quyến rũ của những quán xá trên đường Phạm Văn Đồng với những thau, chậu bày biện các con cá, con cua tươi sống để khách chọn lựa thực sự chỉ nhắm vào khách vãng lai. Còn quán hải sản chính hiệu người địa phương lưu truyền lại chính là quán hải sản bình dân nằm trên đường Ngô Sĩ Liên. Có người bạn chỉ thích ăn mỗi món gỏi cá mai, mà ngày xưa xa lắc, có quán bán gỏi cá mai bên này cầu Hà Ra, theo thời gian quán dăm lần đổi chủ, vắng khách nên không còn hấp dẫn.

 



Nay món gỏi cá mai ở đường Ngô Sĩ Liên đạt tiêu chuẩn ngon. Cá mai sống trộn cùng hành tây xắt sợi trộn giấm, rắc ít đậu phộng rang, rau thơm. Rồi dùng bánh tráng sản xuất ở làng bánh tráng Diên Thủy nổi danh, cuốn rau sống đủ loại chấm với nước lèo pha chế riêng, ăn cái vị chua ngọt bùi mà thỏa lòng.

 

Danh tiếng nem nướng Ninh Hòa ai cũng biết, nhưng quán nem hàng đầu phải kể đến quán Đặng Văn Quyên nằm ở số 16A Lãn Ông, sau này mở thêm một quán nữa ở số 2 - 4 Phan Bội Châu. Gần như ai ghé Nha Trang cũng không thể không một lần đến Đặng Văn Quyên ăn nem. Ở đây chẳng có bàn riêng, bàn cứ nối dài theo kiểu khách đến sau ngồi chung với khách trước, nhưng món ngon thì câu nệ chi chỗ ngồi...

 

Đoạn đường dài hơn 500 mét qua khu vực Diên Khánh đi Cam Ranh trong mấy chục năm nay đã trở thành con đường của những hàng bán bánh ướt, đến độ, trên các tấm bảng hiệu, hoặc địa chỉ gởi thư từ của người dân tại đây có thêm địa danh Khu bánh ướt. Mỗi chiếc bánh tráng xong, được cắt làm bốn, thành bốn đĩa bánh, một phần tư chiếc bánh mỏng tang ấy được rắc lên ít nhân tôm hoặc nhân đậu xanh, thêm ít lá hành phi dọn ra. Bánh còn nóng, khách cuộn tròn lại, chấm ngập trong chén mắm nêm hay mắm thường bỏ vào miệng, có thể ăn kèm với một lát chả sản xuất tại Diên Khánh, cắn trái ớt sim, cắn miếng tỏi... là tận hưởng cảm giác ngon đến lạ. Khách ăn đĩa nào cứ xếp chồng đĩa đấy để chủ quán tính tiền.

 

Khách vừa ăn còn vừa nhìn động tác bà chủ đang tráng bánh với những động tác vừa đủ không thừa thãi. Cô con gái phụ chuyền bánh lên bàn cho khách, để bánh vẫn đảm bảo độ nóng. Khách ra về, nồi nước vẫn sôi sùng sục như lò vẫn đang hoạt động. Khách bị quyến rũ khi bước vào quán cũng từ nồi nước sôi đang đợi tráng bánh ấy. Nhất là vào những ngày đông gió rét hoặc những buổi sáng trời mưa, bước vào quán bánh ướt ở phố bánh ướt còn là hưởng cái ấm từ lòng bánh truyền vào, là cảm nhận của cái nóng của chiếc bánh mỏng tan trong miệng như chia bớt đi cái giá lạnh và khơi niềm vui cho ngày mưa buồn.

 

Ở Nha Trang, có nhiều góc phố nổi danh nhờ món ngon, như góc phố Hàn Thuyên đối diện với khu liên cơ 2 mỗi buổi chiều chỉ bán hai món ăn: gỏi bò khô và tàu hũ đá. Khởi đầu ở đây chỉ phục vụ cho học sinh, mãi thành thương hiệu đến độ cả góc phố buổi chiều chộn rộn vì ai cũng tìm tới thưởng thức món ăn dân dã này. Rồi quán cháo lòng góc Ngô Thời Nhiệm – Võ Trứ nổi danh bởi tô cháo ngon do bí quyết nấu, miếng lòng ở đây trắng nõn nhưng mềm. Buổi sáng bà chủ chưa bày hàng bán, khách đã đứng đợi. Cũng có thể kể những quán bánh canh đầu cá thu trên đường Vân Đồn. Con đường ồn ào xe cộ đến thế, vỉa hè không rộng, nhưng những tô bánh canh đúng chuẩn, có khách ăn một lúc ba tô vẫn còn thòm thèm.

 

Các món ăn thông dụng cũng phải chọn đúng chỗ. Món bún bò Huế từ Huế vào Nha Trang đã trở thành bún bò Nha Trang. Dẫu khắp các nẻo phố đều có bún bò, nhưng bốn quán lừng danh, thành thương hiệu là bún bò O Thi đường Phan Chu Trinh, Hoàng Hoa Thám, Ngô Gia Tự và Bạch Đằng. Bốn phong cách chế biến khác nhau, tô bún không nhiều bánh nhưng là những tô bún bò ngon, vài lát thịt bò bắp trải trên tô bún, giò mềm và thấm gia vị. Các quán phở đã có tên tuổi chính là phở Tân Thành có mặt đã 50 năm trên đường Trần Quý Cáp chế biến đặc biệt, phở Tân Thành mang dáng dấp hoài cổ với rất nhiều gia vị cho khách chọn pha chế tô phở cho riêng mình. Phở Lê Thành Phương trên đường Lê Thành Phương, phở Hồng trên đường Lê Thánh Tôn là nơi mọi người tìm đến, Phở Bắc với nhiều cách chế biến độc đáo là phở Bắc Hải nằm trên đường Quang Trung ngay ngã tư Lê Thành Phương - Lý Tự Trọng.Cái ăn là vậy đó, ra ngõ là gặp quán, nhưng sành ăn để chọn đúng quán ăn ngon, bình dị lại là chuyện khác. Nếu không có nhiều năm lăn lộn nhiều ngõ ngách mà khám phá thì khó biết hết quán xá trong lòng phố.













Monday, August 22, 2016

Bánh Canh Bến Có Trà Vinh

Bánh Canh Bến Có Trà Vinh
Bánh canh Bến Có gắn liền với địa danh ấp Bến Có, xã Nguyệt Hóa, huyện Châu Thành và trở nên nổi tiếng hơn 20 năm qua. Bánh canh phải được làm từ bột gạo lúa mùa mới tạo cho con bánh to tròn, trong, dai mà giòn, không bị nở khi ngâm trong nước. 



Quan trọng nhất là giai đoạn nấu nước súp, để có được nồi nước súp vừa ngọt, nước súp trong thì xương heo phải được rửa kỹ và trong quá trình nấu phải vớt sạch bọt mới mất được mùi của thịt heo và màu tươi ngon của thịt, phần bánh được ngâm vào nước súp để cọng bánh được đậm đà, thêm vào đó một ít hành phi cho thơm, thịt sắc cho vào tô cũng không được mỏng quá cùng với các loại khác như cật, gan, phèo, tim, bao tử, lưỡi, móng, tai heo sao cho tỷ lệ giữa thịt và bánh gần bằng nhau, đó chính là nét riêng của tô bánh canh Bến Có.
Một số hình ảnh đẹp
Bánh Canh Bến Có Trà Vinh












Sunday, August 21, 2016

Bánh tráng mắm ruốc nướng Bình Thuận

Bánh tráng mắm ruốc nướng Bình Thuận
Bánh tráng nướng không lạ, mắm ruốc càng không nhưng cách nướng kết hợp hai nguyên liệu này ở Bình Thuận khiến du khách “tròn xoe mắt”.



Bánh tráng dùng cho món ăn này là bánh tráng gạo, tráng mỏng điểm xuyết thêm vài hạt mè đen. Khi có khách yêu cầu, người bán sẽ lấy bánh tráng, trét lên một mắm ruốc, rồi thêm trứng cút thái múi cau, nem, chả cá, hành hoa... nướng trên lửa than nhỏ. Khi bánh chín đến một độ nhất định, đầu bếp sẽ dùng một thanh tre nhỏ, cuộn từ từ thành một chiếc kèn nhỏ sao cho các nguyên liệu đều nằm gọn trong cái cuốn bé xinh ấy.
Một số hình ảnh đẹp
Bánh tráng mắm ruốc nướng Bình Thuận
Đây là những nguyên liệu để làm nên món ăn hấp dẫn này .
Bánh tráng mắm ruốc nướng Bình Thuận
Mắm ruốc là phần rất quan trọng vì nó quyết định hương vị của mỗi cuốn bánh .
Bánh tráng mắm ruốc nướng Bình Thuận
Bánh tráng sau khi quét mắm xong thì cho những phụ liệu vào ....
Bánh tráng mắm ruốc nướng Bình Thuận
Nem chua, chả lụa, trứng cút, mỡ hành ......
Bánh tráng mắm ruốc nướng Bình Thuận
Mọi thứ đều đã nằm đủ trên bánh tráng.....
Bánh tráng mắm ruốc nướng Bình Thuận
Trứng cút.......
Bánh tráng mắm ruốc nướng Bình Thuận
Hành đã được cắt nhỏ ra....
Bánh tráng mắm ruốc nướng Bình Thuận
Sau đó được đưa lên lò .....
Bánh tráng mắm ruốc nướng Bình Thuận
Chờ cho nóng lên....
Bánh tráng mắm ruốc nướng Bình Thuận
Để bánh tráng chín từ từ......
Bánh tráng mắm ruốc nướng Bình Thuận
Sau đó dùng đũa cuộn lại ....
Bánh tráng mắm ruốc nướng Bình Thuận
Cuộn......
Bánh tráng mắm ruốc nướng Bình Thuận
Cuộn tròn....
Bánh tráng mắm ruốc nướng Bình Thuận
Cuộn tròn lại như thế này !
Bánh tráng mắm ruốc nướng Bình Thuận
Đến Phan Rang, mọi người nhớ thưởng thức món này nha ! Bảo đảm ăn 1 lần là ghiền liền !
Bánh tráng mắm ruốc nướng Bình Thuận