This is default featured slide 1 title

Go to Blogger edit html and find these sentences.Now replace these sentences with your own descriptions.This theme is Bloggerized by Lasantha Bandara - Premiumbloggertemplates.com.

This is default featured slide 2 title

Go to Blogger edit html and find these sentences.Now replace these sentences with your own descriptions.This theme is Bloggerized by Lasantha Bandara - Premiumbloggertemplates.com.

This is default featured slide 3 title

Go to Blogger edit html and find these sentences.Now replace these sentences with your own descriptions.This theme is Bloggerized by Lasantha Bandara - Premiumbloggertemplates.com.

This is default featured slide 4 title

Go to Blogger edit html and find these sentences.Now replace these sentences with your own descriptions.This theme is Bloggerized by Lasantha Bandara - Premiumbloggertemplates.com.

This is default featured slide 5 title

Go to Blogger edit html and find these sentences.Now replace these sentences with your own descriptions.This theme is Bloggerized by Lasantha Bandara - Premiumbloggertemplates.com.

Wednesday, September 30, 2015

Thịt trâu nấu lá lồm Hòa Bình

Thịt trâu nấu lá lồm Hòa Bình
Món ăn này của người Mường ở Hòa Bình rất phổ biến vì được ưa thích. Thịt trâu đem thui, cạo sạch sẽ sau đó, đem bung cho mềm. Khi thịt đã chín tương đối thì thái miếng nhỏ hơn, cho vào nồi đất hầm kĩ.



Lá lồm (một loại lá chua) giã nhỏ và tấm gạo cho vào nồi hầm chung với thịt trâu. Cứ giữ lửa cho đến khi gạo tấm nở và sánh lại là được. Thịt trâu hầm xong nhừ kĩ, ngấm vị chua lá lồm và hương gạo, khá dễ ăn
Một số hình ảnh đẹp
Thịt trâu nấu lá lồm Hòa Bình












Chuột đồng chiên xả ớt Cà Mau

Chuột đồng chiên xả ớt Cà Mau
Chuột đồng chiên xả ớt xứ Cà Mau thì khiến ai đi xa cũng nhớ mãi không thể nào quên. Chuột đồng ở Cà Mau khiến người nông dân đau đầu vì cắn phá mùa màng, nhưng những món ăn chế biến từ chuột đồng lại là những món ăn khoái khẩu mà người Cà Mau vô cùng yêu thích.

 



Người Cà Mau có thể chế biến chuột đồng thành nhiều món như chuột khìa, thịt chuột sấy khô, chuột chiên… nhưng món chuột chiên sả ớt là món ăn đưa cơm nhất, gây nghiện nhất, khiến nỗi nhớ quê của người đi xa càng thấm đẫm hơn.

 

Chuột đồng làm sạch để ráo nước, ướp với sả ớt bằm nhuyễn, rồi thêm muối, bột ngọt, nước mắm phải thật ngon, một chút đường cho vị dịu xuống. Đợt một lúc cho gia vị ngấm vào thịt chuột rồi mới đem chiên trên lửa riu riu, nhớ đảo đều để miếng thịt chuột chín đều và vàng ruộm là ngon.

 

Món này ăn với cơm gạo mới nấu thơm lừng thì không thể nào dừng được. Vừa đậm tình quê vừa ngon đến tận miếng cuối cùng, vừa ăn vừa xuýt xoa vừa hít hà vừa no căng bụng vừa tràn đầy tình yêu mến đối với đất Cà Mau.

Một số hình ảnh đẹp
Chuột đồng chiên xả ớt Cà Mau












Chuối quết dừa Tiền Giang

Chuối quết dừa Tiền Giang
Món ăn dân dã nhưng là đặc sản của người dân sông Tiền. Đó là món ăn "tuyệt cú mèo" được chế biến từ chuối sứ.

 

Đầu tiên, lấy một thau nước to, vắt vào mấy trái khế chua rồi xẻ đôi trái chuối theo chiều dọc và tách bỏ vỏ ngâm ruột vào nước cho trắng. Xong rửa sạch mủ, vớt ra rửa lại cho thật sạch. Cho chuối vô nồi nấu đến khi sôi, mỡ nắp nhìn thấy ruột chuối chuyển sang màu vàng và hương thơm bay bát ngát. (Nhưng tốt hơn bạn nên ăn thử một mẫu nhỏ xem có còn chát hay không). Với chuối ra cho ráo nước. Lúc này, nhìn những miếng chuối thơm ngát vàng lườm cũng đã hấp dẫn lắm rồi nhưng xin bạn thư thả cho ít phút nữa để nạo thêm một trái dừa rám rồi cho lẫn chuối và dứa vào cối giã sơ qua (chú ý đừng để chuối nát quá).

 

 

 



Bây giờ, là luc trổ tài pha nước mắm bằng chanh, tỏi ớt cùng nước dừa xiêm sao cho chua chua, mằn mặn mà lại có vị ngọt thanh. Chuẩn bị rau sống có sẵn trong vườn nhà như đọt săng máu, đọt điều, càng cua, rau má cùng dấp cá, húng lủi, ngò gai..., nói chung tất cả các lọai rau mọc trong vườn nhà đều có thể dùng được cả.

 

Để món ăn thêm hấp dẫn, có thể rắc lên mặt đĩa chuối quết dừa một ít đậu phộng rang vàng giã to. Và cuối cùng, một ít rau đủ lọai để lên miếng bánh tráng, kèm theo một ít nhân là chuối quết dừa chấm nước mắm chua ngọt, ngồi ăn trong một gian nhà lá bên bờ sông vắng lặng vào một buổi trưa đầy gió mát, dịu dàng hương bưởi, hương cau thì có lẽ chẳng có cao lương mỹ vị nào có thể sánh bằng, phải không các bạn?

Một số hình ảnh đẹp
Chuối quết dừa Tiền Giang












Tuesday, September 29, 2015

Vả trộn Huế

Vả trộn Huế
Vả trộn là món ăn nhà nghèo. Nguyên liệu chính là quả vả, thứ quả xanh rẻ tiền chát phổ biến ở Huế. Vả có thể trộn với thịt heo nạc, tôm luộc, da heo... tùy theo sở thích. Nhưng dù trộn với gì đi nữa cũng không thể thiếu các loại gia vị cơ bản như tiêu, mắm, muối, bột ngọt, ớt bột. Thêm các loại rau thơm và vừng, hành lá, ngò gai, ngò rí, rau răm rửa sạch và thái nhuyễn.



Ăn vả trộn, người ta không cần dùng đũa, chén mà thường bẻ bánh tráng nướng xúc. Vị bùi ngọt và thơm thơm nhẹ nhàng của vả cộng hưởng cùng cái bùi bùi giòn giòn của bánh tráng nướng, thêm chút mắm cay khiến người ăn xúc hoài không ngán. Có thể tìm món này ở khắp các quán bình dân trên đất Huế.
Một số hình ảnh đẹp
Vả trộn Huế












Gié bò Tây Sơn Bình Định

Gié bò Tây Sơn Bình Định
Gié bò là món ăn chế biến chủ yếu từ ruột non của bò. Gié bò không phải là món dễ ăn và chỉ người sành ăn mới khoái khẩu. Người mới ăn lần đầu đều cảm thấy “khó trôi” bởi lẽ gié bò nấu hoàn toàn bằng ruột non của bò.



Khi mổ bò, chọn khúc ruột non ngon nhất, còn tươi, bên trong ruột còn chất nhầy trong xanh gọi là gié. Để khử vị đắng người nấu phải bỏ thêm lá giang rừng và ớt chín để bão hoà với chua cay. Xổ phần gié trong ruột non ra, ruột để riêng. Ướp muối, tiêu, hành, tỏi băm nhỏ vào gié trong mươi phút cho ngấm. Sau đó đun nóng dầu, phi hành thơm, cho gié đã ướp vào xào cho chín. Đổ nước dừa tươi vào nấu sôi khoảng 15 phút, vớt kỹ bọt, để nguội lấy nước trong. Ruột non, gan bò cắt đoạn hoặc miếng vuông, ướp với hành, tỏi, muối, tiêu. Phi nóng dầu xào cho gan và ruột dậy mùi thơm rồi để nguội. 



Phần huyết bò khi mới cắt tiết đem luộc chín, người địa phương hay lót miếng lá chuối dưới đáy nồi, tránh bị sít. Huyết cũng được cắt cỡ miếng gan. 



Tất cả các nguyên liệu trên được cho vào nồi nấu chung với nước gié. Quan trọng ở giai đoạn này là cho vào những gia vị tạo hương để khử mùi hăng của gié. Đó là sả cây, gừng nướng cho thơm, tai vị đập dập cho vào nồi nấu sôi khoảng 15 phút. Sau đó cho thêm lá giang rửa sạch, vò nát vào sẽ làm cho nồi gié có vị chua. Nêm gia vị lại cho vừa ăn là được. Tô gié nóng hổi, nước gié màu nâu hơi có chút ánh xanh. 



Dọn thêm bún tươi, rau sống và bánh tráng mè nướng. Mùi cay nồng của ớt, gừng, sả, vị chua của lá giang, vị ngọt thanh của nước dừa, vị đắng nhẹ của gié, vị nhân nhẫn của mật bò ăn với bún và rau sống thật hợp. Gié bò càng ăn nóng càng thấy ngon bởi mùi thơm của rau bốc hương, vị đắng cồn cào của nước gié sực lên mùi hoà nhập với vị chua của lá giang, vị cay bỏng của ớt đã lôi cuốn thực khách “vào trận” một cách kỳ lạ mê hồn. Gié bò vừa ăn vừa nhâm nhi ly rượu Bàu Đá thì thấy trên cả tuyệt vời.
Một số hình ảnh đẹp
Gié bò Tây Sơn Bình Định
Gié bò Tây Sơn Bình Định
Gié bò Tây Sơn Bình Định












Mực bạch tuộc nướng sa tế Đà Nắng

Mực bạch tuộc nướng sa tế Đà Nắng
Những con mực tươi, bạch tuộc rói sau khi được vớt lên sẽ được rửa sạch và tẩm ướp gia vị trực tiếp rồi nướng trên bếp than hoa. Đây là một món ăn đậm chất vùng biển mà bất cứ một người sành ăn nào cũng đều từng thưởng thức qua. Món ăn này có hương thơm vô cùng kích thích khứu giác cộng với vị giòn ngọt của mực kết hợp với vị cay của sa tế rất hấp dẫn. Nhìn những miếng mực vàng ươm xì xèo, thơm nức trên vỉ nướng, thật khó để nói lời từ chối với món ăn này



 
Một số hình ảnh đẹp
Mực bạch tuộc nướng sa tế Đà Nắng












Monday, September 28, 2015

Lẩu riêu Hà Nội

Lẩu riêu Hà Nội
Khi đã quá ngán ngẩm với những nồi lẩu gà, bò thông thường, bạn có thể tới 66 Phó Đức Chính (Hà Nội) để thưởng thức lẩu riêu cua với hương vị độc đáo.

 

Nước lẩu ở đây ngọt và thanh nhờ gạch cua, thơm và chua nhẹ vị dấm bỗng. Những miếng đậu phụ rán phồng được thả sẵn, ngấm đẫm nước riêu cua, khi ăn đem lại cảm giác mềm và bùi khá thú vị.

 



Điểm đặc biệt của quán là đĩa đồ ăn để thả vào nồi lẩu. Ngoài thịt bò và đậu, mỗi đĩa đồ ăn còn có sườn sụn, giò tai, trứng vịt lộn và giò sống. Nếu muốn đổi vị, bạn có thể gọi thêm tôm với giá 40.000 đồng một lạng hoặc trứng và tràng gà với giá từ 30.000 đồng đến 50.000 đồng một đĩa. Các món này đều giúp tăng vị đậm đà của nước dùng mà lại không quá ngấy. Bên cạnh đó, còn có rất nhiều loại rau sống và nấm mà khi ăn, bạn chỉ cần nhúng qua là có thể thưởng thức được.

 

Một điểm cộng nữa là quán nằm trong khuôn viên của một ngôi nhà cổ nên có một khoảng sân khá thoải mái và thoáng đãng. Dù bạn đến quán vào bất kì thời gian nào thì cũng không sợ hết chỗ và không lo bị bụi khói xe ngoài đường ảnh hưởng.

Một số hình ảnh đẹp
Lẩu riêu Hà Nội
Lẩu riêu Hà Nội












Măng đắng nướng Hòa Bình

Măng đắng nướng Hòa Bình
Muốn có măng đắng ngon phải chọn những mầm măng sặt mới nhú, lấy củi nướng cho đến khi măng cháy xém, quắt lại, bóc dần từng bẹ chấm vào gói “chẩm chéo” (gồm muối, ớt, lá gừng, mắc khén, lá tỏi và củ tỏi giã nhỏ). Khi ăn ta sẽ cảm nhận được vị đắng ngọt của măng, vị đậm đà của muối, cay nồng của ớt, cay ấm của lá gừng, cay tê của mắc khén, cay rát của tỏi cùng hương vị đặc trưng của nước măng chua và cây măng nướng.


 
Một số hình ảnh đẹp
Măng đắng nướng Hòa Bình












Bánh khô mè Cẩm Lệ Đà Nắng

Bánh khô mè Cẩm Lệ Đà Nắng
Bánh khô mè được làm từ gạo, nếp, mè và đường vào dịp Lễ hội, Tết Nguyên Đán, là sản phẩm dùng để thờ cúng ông bà, tổ tiên...

 



Theo những lão nông đất Quảng, hình thức đầu tiên của loại bánh khô là những hạt lúa, nếp rang, được giã lớn, trộn với đường, xúc ăn bằng lá mít. Ăn như vậy mà ăn vội ăn vàng, hoặc vừa ăn vừa nói chuyện, thường dễ bị sặc..., nên người ta bèn cải tiến bằng cách rây bột vào khuôn với những ô vuông, tương tự bánh in, bên dưới khuôn lót lớp vải thô. Chưng cách thủy khuôn trên lò đã đun sôi khoảng năm phút. Từ nấu chuyển sang nướng, bằng cách tận dụng than của lò nấu, từ nướng lửa lớn sang lửa vừa, rồi nhỏ lửa để giữ cho bánh giòn và xốp. Từ các công đoạn nấu - nướng này mà bánh khô được gọi là "bánh bảy lửa".

 

Giai đoạn hai của quy trình sẽ là rang mè, thắng nước đường trên lò than nóng, áo nước đường cho bánh, tẩm mè chung quanh để lát bánh có độ dảo và vị bùi.

 

Nghề làm bánh khô mè có xuất xứ từ lâu đời, là sản phẩm đặc trưng của vùng đất Quảng Nam – Đà Nẵng, được làm từ gạo, nếp, mè và đường vào dịp Lễ hội, Tết Nguyên Đán, là sản phẩm dùng để thờ cúng ông bà, tổ tiên. Trong thời kỳ nhà Nguyễn, ở Hoà Vang, bánh Khô mè nổi tiếng ở vùng đất Quang Châu, thuộc xã Hoà Châu, huyện Hoà Vang phát triển thành làng nghề và hằng năm được các quan lại địa phương dùng làm phẩm vật dâng lên triều đình. Nghề bánh khô mè Cẩm Bắc - Hòa Thọ và nghề làm bánh khô mè tại thôn Quang Châu - Hòa Châu có từ những năm 50 của thế kỷ XX. Từ khi nghề phát triển đã có tổng số 150 hộ sản xuất. Đến nay số lượng các cơ sở sản xuất đã giảm đáng kể chỉ còn khoảng 20 hộ, trong đó có 10 hộ là có sản xuất thường xuyên.

 

Hiện nay một số hộ đã đăng ký nhãn hiệu hàng hóa và, đăng ký quyền sở hữu công nghiệp. Thương hiệu có uy tín nhất trên thị trường hiện nay là Bánh khô mè Bà Liễu. Hộ này đã xây dựng được 03 cơ sở sản xuất thường xuyên và hơn 20 đại lý tập trung ở huyện Hoà Vang và quận Hải Châu. Nguyên liệu sử dụng làm bánh khô mè bao gồm: gạo, nếp, mè, đường kính, nguyên liệu này thường có giá khá ổn định, nguồn cung cấp nguyên liệu chủ yếu ở thành phố, nên tương đối ổn định. Sản phẩm bánh khô mè được các khách hàng ở thành phố Đà Nẵng và các tỉnh miền Trung và Tây Nguyên rất ưa chuộng. Sản phẩm được đóng gói rất cẩn thận và có giá thành tuỳ theo kích cỡ khác nhau. Sản phẩm Bánh khô mè của Cẩm Bắc - Hòa Thọ và Quang Châu - Hòa Châu được thị trường tiêu thụ chủ yếu ở thành phố và các tỉnh lân cận như: Quảng Nam, Quảng Ngãi, Tây Nguyên và một số thành phố lớn. Làng nghề truyền thống bánh khô mè nằm gần chợ Cẩm Lệ, nay thuộc khu vực Cẩm Bắc, phường Hòa Thọ Đông. Qua bao thay đổi của cuộc sống, của nền kinh tế thị trường, bánh khô mè vẫn giòn ngọt thơm hương vị như thuở ban đầu.

 

Từ năm 1998 đến nay, nghề làm bánh khô mè ở Cẩm Lệ đã được chính quyền địa phương và các ngành quan tâm, hỗ trợ xây dựng để phát triển làng nghề truyền thống. Từ một sản phẩm làng quê, bánh khô mè đã có tên tuổi trên thị trường, được đăng ký quyền sở hữu. Xưa, bánh chỉ được làm vào mỗi dịp Tết. Nay, những bếp than rực hồng quanh năm. Ngày thường, nhà làm bánh nổi lửa cách nhật hoặc một tuần làm hai ngày, nhưng đó vẫn là nghề đủ sống, tạo được việc làm cho một số người. Đến mỗi dịp Tết, làng nghề bánh khô mè Cẩm Lệ nổi lửa suốt ngày, đủ cho 100 nhân công lao động có kế sinh nhai.

 

Bánh khô mè Cẩm Lệ ngày nay đã có mặt ở nhiều vùng trên cả nước và theo tay Việt kiều làm món quà quê sang xứ người. Một đặc điểm khá đặc biệt nữa của bánh khô mè Cẩm Lệ là bánh chỉ giữ được hương vị nguyên sơ khi làm bằng thủ công. Ngày nay, một vài công đoạn như giã gạo thay bằng xay, hấp bột bằng củi thay bằng gas nhưng các công đoạn nướng bánh phải hoàn toàn dùng bằng than hoa nếu thay bằng sấy điện, sấy than đá hoặc các loại chất đốt khác bánh đều không đạt yêu cầu. Mè làm bánh phải là loại bóc vỏ bằng cách đạp chân. Loại mè bóc vỏ bằng máy nhìn trắng đều nhưng bị chảy dầu, khi để lâu bánh sẽ hôi nỉ. Những người làm bánh đã cố gắng “công nghệ hóa” cách làm, thậm chí, trước đây chính quyền địa phương hỗ trợ hẳn một dự án ứng dụng công nghệ, sản xuất bánh bằng dây chuyền máy móc cho thương hiệu bánh khô mè Bà Liễu nhưng đều bị thất bại. Chiếc bánh có hình vuông hay chữ nhật, được bao phủ bởi lớp mè thơm phức, qua 7 lần nướng mới tạo nên vị thanh bùi và ngon ngọt… Vì thế, món bánh khô mè ấy còn được gọi bằng cái tên dân dã - bánh 7 lửa. Có thể nói, sự góp mặt của bánh khô mè đã trở thành một thương hiệu cho văn hóa ẩm thực của người dân đất Quảng Nam - Đà Nẵng. Nét độc đáo của món bánh này là ở chỗ nó có thể làm từ rất nhiều loại bột trong ngũ cốc mà không chịu sự bó buộc khắt khe. Vì thế mà khi món bánh mới ra đời, từ người nghèo đến khá giả đều có thể chế biến theo nguyên liệu của riêng mình.

 

Ngày xưa, khách thưởng thức bánh khô mè có thể đoán được gia cảnh của chủ nhân. Những gia đình khó khăn sẽ dùng bột sắn, nhà nào khá hơn thì dùng nếp hương. Chiếc bánh được “bảo bọc” bởi lớp mè thơm nhờ sự kết dính với đường non tinh chất, dẻo tựa mạch nha. Các cụ già vẫn bảo bánh khô mè xếp theo hình bát giác, ngũ giác hay tứ giác thì sẽ cầu xin được sự giao hòa của trời đất. Vì ý nghĩa tượng trưng cho bát quái, ngũ hành, tự tượng mà bánh 7 lửa trở thành vật không thể thiếu cho những ngày giỗ kỵ hay lễ Tết của người dân xứ sở. Cái tên bánh 7 lửa được hình thành nhờ cách thức tạo ra nó, nhưng điều làm cho chiếc bánh trở nên nổi tiếng không chỉ vì cái tên lạ. Điều quan trọng chính là hương vị của nó còn đọng lại nơi vị giác của du khách sau khi thưởng thức.

 

Từ những nguyên liệu đơn sơ mộc mạc như bột gạo, đường kính, gừng, mè… qua bàn tay của con người lại trở thành tuyệt hảo. Gạo vo sạch trắng như bông bưởi, để thật ráo rồi cho vào cối giã thành bột mịn. Đem tẩm nước cho vừa ướt thì cho vào nồi hấp chín. Trong khi chờ nồi bột chín, người ta chẻ tre đan vỉ lót, đan khung đúc bánh với những ô vuông vức. Bột vừa chín thì đổ vào khung rồi gạt bằng.Tháo khung, những miếng bột vuông nhỏ được đặt trên bếp than hoa lần thứ nhất. Hơi lửa than hoa chỉ vừa nóng để nướng chầm chậm cho lát bánh khô hai mặt. Chiếc bánh trần đã ráo lại được đặt lên bếp than hoa lần thứ hai nướng giòn. Đến đây xem như xong công đoạn thứ nhất. Việc tiếp theo là nấu đường cho đến khi dùng đũa kéo thành sợi tơ không dứt. Mè dùng chân đạp tróc vỏ, rang giòn, vàng, thơm thật thơm.Lúc này, người ta bưng nồi đường đặt trên bếp than ấm, lấy từng lát bánh trần trắng ngần nhúng vào đường rồi nhanh tay lăn qua mâm mè để ngay bên cạnh (người dân hay nói đùa rằng đó là công đoạn cho bánh “tắm” với mè).

 

Chiếc bánh khô mè 7 lửa mang trong mình “tấm ruột” xốp và giòn, có vị ngọt của đường, vị bùi của mè và chút thanh của vị gừng. Khi bẻ đôi chiếc bánh, bạn sẽ nhìn thấy đường tơ vàng óng ánh do đường kéo ra mà thành. Và chỉ có những bàn tay khéo léo mới tạo ra được kết quả như thế. Để có thể thưởng thức món bánh khô mè đúng “chuẩn” thì du khách không thể bỏ qua những ngụm trà nóng thơm ngon. Cắn một miếng, thực khách sẽ cảm nhận được độ giòn tan thấm dần nơi đầu lưỡi, chất ngon ngọt và thơm bùi hòa cùng hương trà sẽ lưu lại mãi không quên…

Một số hình ảnh đẹp
Bánh khô mè Cẩm Lệ Đà Nắng
Bánh khô mè Cẩm Lệ Đà Nắng
Bánh khô mè Cẩm Lệ Đà Nắng












Sunday, September 27, 2015

Bánh canh cua

Bánh canh cua
Bánh canh cua cũng là một trong những món ngon khó bỏ qua khi đi du lịch tại Huế. Vị ngọt đậm đà của nó đem lại cho người ăn một cảm giác sảng khoái, nhẹ nhàng không dễ tìm được ở bất cứ món ăn nào.

 



Sợi bột trong món bánh canh cua chủ yếu được nấu bằng bột gạo pha bột lọc nên vừa mềm vừa dai. Cua mua về được làm sạch, luộc chín rồi đem tách riêng phần thịt.

 

Những miếng thịt cua nguyên khối được người ta giữ lại. Còn phần vụn hơn thì được đem trộn đều cùng gạch cua, chả quết và gia vị cho thật thấm để làm chả cua, viên lại thành từng viên nhỏ rồi cho vào nồi nước dùng.

 

Khi khách gọi món, người bán chỉ việc luộc bột chín tới, cho lên trên những miếng thịt cua được tách sẵn và vài viên chả cua, chan nước dùng lên xăm xắp mặt tô rồi thêm một nắm hành lá xắt nhỏ để tăng mùi vị cũng như giảm vị tanh.

 

Ăn bánh canh cua để cảm nhận rất rõ ràng vị ngọt đậm đà tan dần trong miệng, vị trong thanh của nước dùng, của thịt cua, cũng như cái dai ngọt của từng viên chả cua thơm phức, luôn khiến thực khách phải xao lòng.

Một số hình ảnh đẹp
Bánh canh cua












Bún bì Cần Thơ

Bún bì Cần Thơ
Nếu Hà Nội nổi tiếng với món bún chả, bún ốc; Huế có bún bò, bún riêu cua; Quy Nhơn, Nha Trang có món bún sứa.... thì đến đất Nam bộ thực khách sẽ không thể bỏ qua món bún bì dân dã.



Ở vùng đất Nam bộ món bún bì được bán tương đối phổ biến vào buổi sáng như một món điểm tâm gọn nhẹ, và không chỉ ăn sáng người ta còn làm để ăn trưa, ăn chiều như một món chính.


Để có được một tô bún bì ngon cũng đòi hỏi sự kỳ công trong việc chế biến, đặc biệt là món bì. Thịt để làm bì phải chọn là loại thịt heo nạc đùi ngon, ướp gia vị đều tay và ram cho vàng thơm. Da heo luộc chín và tùy theo cách làm của từng người mà xắt sợi thật nhuyễn thành từng sợi nho nhỏ. Vo sạch gạo để ráo, cho vào chảo rang vàng, lấy ra để nguội xay nhuyễn làm thính. Cả da heo và thịt ram xắt sợi sẽ hòa quyện vào nhau bởi một lượng thính gạo vừa đủ. Tỏi phi dầu vàng vào trộn chung cho bì được thơm.

 

Tiếp theo là khâu chuẩn bị nước mắm bởi món bún ngon hay không là phụ thuộc vào sự khéo léo của người pha chế. Nước mắm, pha sao không quá nhạt mà cũng không quá mặn, chanh vắt lấy nước, lọc bỏ hột, cho đường hòa chung, tỏi ớt bằm nhuyễn để khi ăn vị chua ngọt có vị đằm đằm, cay the the nơi đầu lưỡi.


Để có một tô bún ngon trước tiên cho vào tô một nhúm giá sống, gắp một gắp bún, rải đều bì lên, cho thêm một ít rau thơm xắt nhuyễn, dưa leo bằm, và tùy theo sở thích mà người ăn cho vào lượng nước mắm vừa đủ, rải lên đó ít đậu phụng rang nhưng với người sành ăn họ hay chan cho tô bún nổi nước thì mới thấy đậm đà. Ăn hết tô bún thì húp luôn nước mắm để tận hưởng hết hương vị ngọt ngào thơm tho của món bún bì.


Món bún bì ăn tương đối giống món bún mắm thịt heo ở miền Trung nhưng cái ngon của tô bún này không chỉ nằm ở cách chế biến nước mắm mà ở chỗ cái vị thơm thơm, giòn giòn của miếng ram bì khiến người ăn nhớ mãi.

 

Một số hình ảnh đẹp
Bún bì Cần Thơ












Friday, September 25, 2015

Đồn đột Bình Thuận

Đồn đột Bình Thuận
Biển Rạng (Phan Thiết - Bình Thuận) có khá nhiều loại hải sản. Trong đó, đồn đột (cùng họ với hải sâm) là cái tên nghe có vẻ quê mùa nhưng được xem là “sâm của biển”. Là loài thân mềm nhưng hiếm khi chúng trồi lên mặt đất hoặc bơi lội tung tăng như loài cá mà chỉ chui sâu, ẩn mình vào các lớp đất cát ở các rạng biển, chừa lại cái miệng bé xíu để ăn sinh vật phù du.



Mặc dù cùng họ hàng với hải sâm mà ngư dân vất vả lặn bắt ngoài biển khơi, loài đồn đột này sống ở vùng bãi rạng ven bờ, kích cỡ và hình dạng nhỏ hơn rất nhiều. Có con thân trắng nhỏ dài như ngón tay út, con thân sần sùi đen thui bằng ngón chân cái, da thay đổi màu sắc tùy theo môi trường sống như tắc kè vậy.

 

Đi săn đồn đột, người ta phải căng mắt nhìn những bọt khí từ hốc đá nổi lên mặt nước để nhận biết chúng đang ở đó. Trú kín trong hốc đá, đồn đột chừa lại các miệng bé xíu để đớp phù du. Để bắt đồn đột, người ta dùng cái bai thợ hồ bươi móc trong hốc đá hoặc phần cát dưới một khối đá. Chúng chậm chạp và hiền lành nên khi phát hiện là chắc chắn tóm được chúng.

 

Ăn đồn đột rất công phu, biết cách chế biến thì...ai cũng mê, còn không biết thì tốn công phí của. Trước hết là cạo sạch lớp đất cát bám ngoài da, mổ bụng rửa sạch ruột bên trong, chà xát lại bằng muối cho hết chất nhờn, để ráo nước, rồi sau đó chế biến thành nhiều món ăn ngon: tái, gỏi, chưng cách thủy, chiên giòn, nấu cháo, có thể xào với nấm và các loại rau củ hoặc ăn với lẩu… Tùy khẩu vị của khách mà đầu bếp có gợi ý chế biến thành những món ăn khoái khẩu. Du khách từ khắp nơi, kể cả người nước ngoài rất thích ăn món này. Thực khách tin chắc rằng, đồn đột là “vua” của các loài hải sản có chất bổ dưỡng cho các ông.

 

Hiện nay, giá đồn đột khoảng 400.000 đồng/kg, tùy từng vùng. Đồn đột biển Rạng ở Bình Thuận được bán rất nhiều tại các nhà hàng, quán ăn. Khách du lịch đến bãi Rạng nên ăn thử đồn đột một lần để cảm nhận vị ngon đặc trưng của loài hải sản này./.

 













Món cơm trái dừa Huế

Món cơm trái dừa Huế
Muốn làm thứ cơm này phải dùng loại gạo ngon nấu với nước dừa nạo. Cơm sau khi nấu chín được trộn với thập cẩm như lạp xường, tôm, đậu petit-pois, thịt heo và chả Huế

 



Trước khi ăn dùng trái dừa xiêm (dừa nạo) vạt miệng đổ nước ra (nước dùng để nấu cơm), cho cơm thập cẩm trộn sẵn vào trái dừa. Sau đó đem hấp cách thủy, cho nóng lên, khói bốc nghi ngút. Khi ăn dùng nĩa, xúc trực tiếp vào trái dừa, ăn với nước chấm tương ớt. Khi hấp cách thủy, cơm dừa vẫn để nguyên trong trái dừa, nhằm làm tăng độ thơm và cả chất béo của cơm dừa.

 

Trong cung đình, cơm trái dừa được hấp cách thủy bằng loại dừa xiêm có trái thật nhỏ, chứa khoảng 1 bát cơm nhỏ.

 

Khi món ăn này ra khỏi cung đình, trở thành phổ biến, người ta chọn trái dừa xiêm lớn hơn vì ngoài mục đích thưởng thức ra, còn dùng để ăn cho đủ no. Cơm trái dừa được nêm nếm vừa ăn trước khi đem đi hấp, do đó khi ăn không phải dùng thêm nước chấm. Ngoài ra nếu khách không muốn ăn cơm dừa thập cẩm, có thể yêu cầu tiệm cho vào cơm những món ăn mà mình ưa thích như lạp xường, tôm, thịt heo hoặc chả Huế.

 

Ăn từng muỗng nhỏ, nhai chậm rãi để thưởng thức được mùi vị của món ăn cung đình này. Nó có mùi thơm của nước dừa xiêm, ngọt, béo, hạt cơm bóng mượt. Cái thú khi ăn cơm trái dừa là ăn trực tiếp trên trái dừa, không phải ăn bằng chén. Với trái dừa xinh xắn trắng ngà, mùi thơm của dừa hòa quyện cùng làn khói bốc lên làm cho tất cả các giác quan đều hưởng trọn vẹn hương vị của món ăn.

Một số hình ảnh đẹp
Món cơm trái dừa Huế












Bưởi Đại Minh Yên Bình

Bưởi Đại Minh Yên Bình
Bưởi Đại Minh là giống bưởi ngon nổi tiếng, sánh ngang với bưởi Năm Roi, Phúc Trạch, bưởi Diễn, bưởi Thanh Trà… cùng vùng bưởi Đoan Hùng tạo thành vùng quả đặc sản khu vực miền núi phía Bắc. 

 



 Xã Đại Minh (huyện Yên Bình, tỉnh Yên Bái) giáp ranh với huyện Đoan Hùng (tỉnh Phú Thọ) nằm cạnh bờ sông Chảy. Chuyện xưa kể lại rằng: Cách nay chừng 5 thế kỷ, có một người tên là Ngô Vi Lã theo Chúa Bầu lên trấn giữ vùng Tuyên Quang chống lại triều đình, khi Chúa Bầu thất bại Ngô Vi Lã thay tên đổi họ đưa vợ con dạt vào vùng núi non cạnh dòng sông Chảy ẩn nấp. Tại đây ông đã dựng nhà cửa, khai khẩn ruộng đồng lập nên ngôi làng mới, đặt tên là Khả Lĩnh Trang.
 

Trong số loài cây ăn quả bản địa có những cây bưởi ngọt, bưởi chua gốc to cả người ôm, quả sai trĩu cành, da mỏng, múi mọng. Bưởi ngọt, thì ngọt mát có mùi thơm dịu, bưởi chua vẫn có vị ngọt riêng không quá gắt như nhiều giống bưởi chua khác. Vì nỗi nhớ quê hương, con cháu của Ngô Vi Lã đã bứt những trái bưởi thả xuống dòng sông Chảy trôi về hạ lưu, như gửi một thông điệp cho người ở cuối dòng sông về một vùng cây ăn quả nơi này.   

 

Vào mùa thu hoạch, bưởi Đại Minh được các thương lái tới tận nhà vườn để thu mua. Thậm chí các thương lái muốn có bưởi Đại Minh còn phải đến tận vườn bưởi từ khi trái bưởi còn nhỏ để thỏa thuận, đặt cọc với chủ nhà đến khi thu hoạch để họ giữ lại bán cho mình. Hiện nay, xã Đại Minh có thu nhập rất cao từ trên tám chục ha bưởi. Rất nhiều gia đình trở nên giàu có nhờ vườn bưởi Đại Minh. Bình quân thu nhập hàng năm từ cây bưởi của các hộ trong xã từ 10-20 triệu đồng, có hộ lên tới cả trăm triệu đồng.

 

Vùng trồng bưởi ở xã Đại Minh có độ cao khoảng 500 đến 600 m so với mực nước biển. Đất trồng bưởi có độ tơi xốp cao, giàu mùn, nhiều dinh dưỡng. Trong vùng có lượng mưa bình quân lớn, khí hậu mát mẻ. Trên địa bàn có 780 hộ thì có tới 650 hộ trồng bưởi, hộ ít nhất cũng có vài sào, hộ nhiều thì trồng trên vài ba ha. Vài năm trở lại đây, được sự giúp đỡ của Viện nghiên cứu rau quả Trung ương, cán bộ khuyến nông huyện, xã và sự nỗ lực của bà con trong việc áp dụng những phương pháp khoa học kỹ thuật, cách chăm sóc mới, khiến bưởi ra quả nhiều hơn, năng suất cao hơn. Vì thế, diện tích bưởi cứ ngày một tăng lên. Hiện tại, Đại Minh đã không còn đất để trồng bưởi.

 

Bưởi Đại Minh ngon có tiếng, từ lâu đã trở thành đặc sản của vùng quê này và là niềm tự hào của người dân Yên Bái. Phát huy tiềm năng, thế mạnh sẵn có, Yên Bái đang tiếp tục nghiên cứu nâng cao chất lượng, sản lượng bưởi để mở rộng thị trường, xây dựng thương hiệu bưởi Đại Minh có chỗ đứng vững chắc trên thị trường./.

Một số hình ảnh đẹp
Bưởi Đại Minh Yên Bình












Thursday, September 24, 2015

Thịt lợn rừng gác bếp Bắc Kạn

Thịt lợn rừng gác bếp Bắc Kạn
Một cách chế biến thịt lợn độc đáo của người vùng cao Tây bắc là thịt treo gác bếp. Món ăn này có thể để dành cho cả năm. Món này cũng làm người ta dễ liên tưởng đến một món ăn rất hiện đại của Phương tây đó là món thịt lợn hun khói. 

 



Tuy nhiên để chế biến thành công thịt lợn gác bếp đòi hỏi sự kỹ lưỡng và những kinh nghiệm mà chỉ có đồng bào nơi đây mới biết. Thường món thịt rất khó bảo quản, dễ ôi thiu. Thế nhưng đồng bào nơi đây bằng những công cụ thô sơ, không máy móc hiện đại lại có thể giữ được mùi vị của thịt trong suốt một năm. Lạ kỳ hơn nữa theo đồng bào lợn càng treo gác bếp lâu càng ngon. Điều này chính là nét độc đáo, khó hiểu trong văn hóa ẩm thực vùng cao mà không phải dân tộc nào cũng có.

 

Đúng như tên gọi, chế biến thịt để treo gác bếp rất đơn giản. Khi con lợn được phanh ra, người ta cắt thành từng miếng nhỏ, dọc theo sườn. Bỏ thịt lên nia xát muối , bóp rượu, bóp nước vắt từ một loại lá trong rừng, rồi cho vào chảo ủ ba đến bốn ngày, sau đó rửa nước đun sôi để nguội, phơi ráo nước rồi treo trên gác bếp. Quá trình hun khoi thịt đòi hỏi phải liên tục, công phu và cả sự khéo léo cộng với vốn kinh nghiệm tích lũy lâu năm. Chính vì thế vào dịp Tết nếu có dịp đến vùng núi cao nơi đây bạn sẽ được chứng kiến bếp cả làng đỏ lửa, khói bếp hòa với sương núi lơ lửng khắp mọi nẻo đường tạo lên một khung cảnh mờ ảo như cõi thần tiên.

 

Ngoài việc sấy lửa, để cho thịt thơm, ngon, đồng bào còn lấy bã mía và ngải cứu rừng hun thịt. Những khổ thịt treo trên gác bếp được ướp rượu, gia vị, “ăn khói” cứ khô dần. Khi lớp da, thịt nạc chuyển sang màu bồ hóng, lớp mỡ chuyển sang màu trong là có thể yên tâm để ăn dần trong cả năm mà không lo thịt bị mất chất. Đến ngày Tết hay khi nhà có việc chỉ cần nhắc thịt xuống, bỏ vào chảo nước đun sôi cùng một nắm gạo nhỏ, mang ra rửa sạch rồi chế biến thành những món ăn khác nhau. Lợn gác bếp có thể xào gừng, xào rau cải nhưng ngon nhất vẫn là xào với rau rừng và giá đậu tương. Thưởng thức các món ăn chế biến từ thịt lợn gác bếp cho ta cảm giác rất lạ: bì giòn, mỡ trong không ngấy, thịt nạc đậm và tơi từng thớ. Cũng là món rau xào thịt nhưng với cách làm riêng của đồng bào nơi đây món ăn như mang một màu sắc, linh hồn khác khó diễn tả, chỉ biết nó rất ngon, lạ miệng mà không giống với bất kỳ món ăn nào khác.

 

Đối với một số đồng bào các dân tộc vùng cao Tây bắc, thịt lợn rừng gác bếp là món ăn truyền thống không thể thiếu trong những ngày Tết. Trong không khí vui xuân với tiết trời se lạnh, ngồi nhâm nhi bên chén rượu nồng có đĩa thịt xào rau rừng mọi người như gần nhau hơn, mùa xuân và núi rừng cũng như ấm áp hơn

Một số hình ảnh đẹp
Thịt lợn rừng gác bếp Bắc Kạn
Thịt lợn rừng gác bếp Bắc Kạn












Lẩu cháo cua đồng Cần Thơ

Lẩu cháo cua đồng Cần Thơ
Nếu như người miền Bắc có món khoái khẩu bún riêu, canh riêu cua đồng ăn với cà pháo mắm tôm thì người Nam bộ có lẩu cháo cua đồng nhúng với năm thứ rau đồng quê.

 

 



Điệu nghệ hơn, đập vào lẩu vài quả trứng vịt lộn; hoặc bò tái, cá lóc philê nhúng nóng trên lẩu, làm con cua đồng dân dã trở nên... sang trọng và thêm ngon miệng. Cua đồng nấu với bí đao còn có tính thanh nhiệt.

 

Cua đồng phải còn sống, rửa sạch, bóc vỏ yếm, gỡ mai nạo lấy gạch cua trong mai để riêng; còn lại đưa vào cối giã nát hoặc xay thật nhuyễn, nếu lấy mai cua giã, nước dùng sẽ đen. Sau đó hoà cua xay với nước, khuấy lên rồi để thật lắng, gạn lấy nước cua, bỏ xác. Nấu nước cua này với ít muối trên lửa nhỏ cho đến khi chín, riêu cua sẽ kết tủa – đóng óc trâu từng miếng.

 

Để làm lẩu cháo cua đồng phải nấu riêng nồi cháo với gạo rang hơi ửng vàng để hạt cháo không đổ nhựa làm đặc cái lẩu. Bốn người dùng, lượng cháo nấu chừng lưng nửa lon gạo là đủ, có thể nấu chung một ít đậu xanh cà.

 

Khi cháo chín mới đưa vào nồi lẩu cua đồng có nấm rơm, hành tím, tiêu, ngò, hành lá và nêm mắm muối cho vừa ăn. Gạch cua cũng xào riêng cho dậy thơm và đưa hết “tinh hoa” con cua vào lẩu. Điều quan yếu là cháo nhưng thật loãng, ngập nước dùng như lẩu để còn nhúng rau, bò tái, cá philê, trứng... Và đã là lẩu cháo thì không phải ăn kèm cơm, mì hay bún. Nước lẩu thơm ngọt, đậm đà hương đồng nội cua đồng quê. Cùng với đĩa rau xanh mồng tơi, bồ ngót, rau đay, rau má và mướp hương, thanh mát vô cùng.

Một số hình ảnh đẹp
Lẩu cháo cua đồng Cần Thơ
Lẩu cháo cua đồng Cần Thơ












Bún cá Đường Thành

Bún cá Đường Thành
Miếng cá sau khi được thả vào nước dùng dù lâu cũng không bị ỉu, giữ nguyên hương vị giòn thơm bên ngoài, ngọt mềm bên trong.



Việc nghĩ món ăn cho bữa trưa đôi khi lại khiến không ít chị em công sở đau đầu. Một món ăn đủ chất mà không ngấy là yêu cầu hàng đầu. Bún cá là một trong những món ăn được thực khách nhớ tới đầu tiên bởi vị chua thanh, ngòn ngọt và miếng cá rán giòn lan tỏa trong miệng.

 

Đồi với người sành ăn khu phố cổ, "tiểu khu ăn uống" ngã tư Hàng Bông - Đường Thành - Phủ Doãn từ lâu đã là nơi tụ họp của nhiều quán hàng xôm xụ, nào là đồ nướng thơm nức mỗi tối, hải sản vỉa hè, bún riêu bún ốc, quẩy nóng cho đến miến lươn, bún bò Nam Bộ phía đầu Phủ Doãn. Hàng bún cá, bánh đa cá Hải Phòng trước kia cũng "xí" một chỗ ngay cạnh hàng đồ nướng đông khách, tuy nhiên do diện tích chật chội, tạm bợ nên chủ quán quyết định thuê một cửa hàng ngay đối diện, có diện tích rộng hơn, chỗ để xe thoải mái và không lo vừa ăn vừa chạy mưa.

 

Tuy không được đánh giá cao bởi hương vị chuẩn Hải Phòng như bún cá Xã Đàn, Nguyễn Khánh Toàn hay Tôn Thất Tùng, bún cá Đường Thành được thực khách ưu ái bởi nguyên liệu sạch sẽ, tươi ngon và đầy đặn. Giá cả cũng hợp lý so với mặt bằng chung ở khu phố cổ và vị trí thì rất thuận tiện.

 

Bún cá thực ra không quá cầu kỳ trong cách chế biến nhưng tất cả các công đoạn đều phải hết sức cẩn trọng và tinh tế. Vị ngọt đậm không thể lẫn của nước dùng được chủ quán chế biến từ xương và đầu cá, cùng với xương ống lợn bổ trợ. Phần thịt cá sau khi lóc bỏ xương, tẩm ướp gia vị vừa miệng thì đem rán giòn, vàng ươm.

 

Rau ăn cùng bún cá không nhất thiết phải là một loại rau, có quán sử dụng rau cần, dọc mùng hoặc rau cải, tuy nhiên tất cả đều phải tươi ngon. Ở quán này, chủ sử dụng rau cần cắt khúc vừa ăn, chần qua để vẫn nguyên màu xanh và độ giòn vốn có. Loại rau đặc trưng nhất tạo nên hương vị bún cá chính là thìa là. Vài nhánh thìa lá thái nhỏ cùng vài miếng cà chua đỏ không chỉ khiến bát bún có màu sắc bắt mắt mời gọi mà còn đóng vai trò chính trong việc tạo ra hương vị đặc biệt của bún cá, khác với bún tôm.

 

Bát bún khi bưng ra chỉ đơn sơ là dăm miếng cá rán vàng, vài lát chả cá mỏng, một góc rau chần và điểm thêm chút cà chua phía trên nhưng đủ sức mời gọi thực khách khó tính nhất. Miếng cá được rán khéo nên khi thả trong nước dùng hồi lâu cũng không bị ỉu và vẫn giữ nguyên hương vị giòn thơm bên ngoài, ngọt mềm bên trong. Nước dùng của quán được đánh giá khá cao với vị ngọt đậm đà, chua thanh dìu dịu của cà chua cùng mùi đặc trưng của thìa là và rau cần.

 

Ngoài bún cá, quán còn bán thêm nhiều món ăn khác như bánh đa cua, bún tôm, bún cá, miến cua trộn và nước... tuy nhiên món "đỉnh" nhất vẫn là bún cá rô. Điểm chung của các món ăn này là đều được chế biến sạch sẽ, bà chủ hào phóng nên bát bún khá đầy đặn so với sức ăn của các quý cô văn phòng, có thể ăn no để lấy sức cho buổi chiều làm việc.

Một số hình ảnh đẹp
Bún cá Đường Thành
Bún cá Đường Thành












Cá Kho Nhân Hậu Hà Nam

Cá Kho Nhân Hậu Hà Nam

Cá kho Nhân Hậu: Làng Đại Hoàng thuộc xã Nhân Hậu cũ nay là xã Hoà Hậu - huyện Lý Nhân vốn có nghề dệt vải lâu đời. Ngoài đặc sản hồng không hạt, chuối ngự và một vài món ăn dân tộc khác, còn có món cá kho được xếp vào diện món ăn đặc sản tiêu biểu của địa phương. 

 


 



Cá kho ở đâu mà chả có! Đúng vậy nhưng cá kho Nhân Hậu có hương vị khác, hễ ai ăn một lần rồi thì nhớ mãi. Không rõ người dân Nhân Hậu có bí quyết chế biến, kho cá như thế nào, chỉ biết rằng vào dịp Tết, giỗ nhà nào cũng phải có một nồi cá kho vừa là một trong các món dùng cúng gia tiên, vừa làm thức ăn và dùng để tiếp khách trong bữa cơm của gia đình. Bánh chưng tết ăn với cá kho Nhân Hậu không còn gì ngon hơn. Cá kho có màu vàng xẫm, khi dùng đũa xắn thành miếng nhỏ ta cảm thấy như cá rắn chắc nhưng khi ăn miếng cá lại bở tơi trong miệng. Cá được kho khô cùng với một số gia vị như gừng, giềng, tương đậu...nên có mùi đặc trưng khó quên. Cá dùng để kho thường là cá trắm đen, cá trôi hay cá chép. Tuy nhiên các loại cá khác người dân Nhân Hậu đem kho đều có hương vị của cá kho Nhân Hậu.

Một số hình ảnh đẹp
Cá Kho Nhân Hậu Hà Nam












Canh Loóng Hòa Bình

Canh Loóng Hòa Bình
Là món canh được nấu từ nước luộc thịt với nõn cây chuối rừng. Cây chuối rừng đốn về bóc vỏ ngoài lấy nõn thái mỏng nhỏ bóp với muối để xả chất chát sau đó cho vào nước luộc thịt đun trên bếp củi khoảng 50 – 60 phút. Rắc vào canh hạt dổi nướng giã nhỏ và lá lốt rừng thái nhuyễn trước khi ăn.



 
Một số hình ảnh đẹp
Canh Loóng Hòa Bình












Wednesday, September 23, 2015

Nộm gà bắp cải

Nộm gà bắp cải
Với món nộm gà trộn kiểu này thì thịt gà không còn thấy ngán và khó ăn nữa, nhất là phần thịt trắng, thịt lườn, ức gà lại trở nên mềm ngon khi trộn với các loại gia vị rau thơm. Thịt gà thơm cùng với các loại rau giòn thêm chút bùi bùi của lạc rang và nước trộn chua cay mặn ngọt làm nên món ăn rất tuyệt trong thời tiết thu sang. Đặc biệt, nộm gà trông còn thật hấp dẫn với rau bắp cải thái chỉ, khiến cho bát nộm vì thế mà tạo nên được sự khác biệt.



 
Một số hình ảnh đẹp
Nộm gà bắp cải












Muồm muỗm rang Mường Lò

Muồm muỗm rang Mường Lò
Đưa chú muồm muỗm đã được chế biến công phu, ánh màu vàng rộm lên miệng, lập tức thấy ngay được cái giòn tan như cơm cháy Ninh Bình, vừa có vị béo ngậy như lớp da gà Đông Cảo, lại vừa có vị thơm nồng tựa hương lúa nếp Mường Lò…

 



Có rất nhiều cách để chế biến món ăn ngon từ muồm muỗm. Song muồm muỗm rang giòn vẫn là đặc sản được người dân nơi đây ưa chuộng nhất. Để có món đặc sản muồm muỗm rang giòn thơm ngon, trước tiên phải sơ chế muồm muỗm. “Vặt cánh, bẻ chân, ngắt đầu, rút ruột” là 4 khâu cơ bản để tạo nên hình hài một chú muồm muỗm trên bàn nhậu. Phần còn lại của muồm muỗm sau khi được làm sạch trông cứ kỳ kỳ, nần nẫn chẳng khác gì cái kén của tằm dâu. Xong khâu “làm lông”, muồm muỗm được rửa sạch, để ráo nước rồi cho vào chảo.

 

Đầu tiên, muồm muỗm được om với nước măng chua (hoặc giấm gạo) trên bếp lửa liu riu. Cạn nước, cho ngay mỡ (hoặc dầu ăn) vào, đảo đều tay trên bếp to lửa; khi nào nghe tiếng nổ lách tách tức là muồm muỗm đã chín giòn, cho bột canh (hoặc nước mắm, hạt nêm…) vừa đủ cùng với mì chính, một chút ớt tươi và đảo nhanh tay; cuối cùng, cho lá chanh thái chỉ nhỏ vào, đảo đều chín tới lá chanh là bắc chảo ra được. Muồm muỗm rang chín có màu vàng sậm, rất thơm.

Một số hình ảnh đẹp
Muồm muỗm rang Mường Lò












Mắm Châu Đốc An Giang

Mắm Châu Đốc An Giang
Mắm thương hiệu Bà Giáo Khỏe 5555 nổi tiếng nhất Châu Đốc như mắm cá lóc, mắm cá sặc, mắm cá linh, mắm cá thu, mắm cá chốt,... giao hàng tận nơi toàn quốc. Sản phẩm được hút chân không giúp lên máy bay được.

 

 



Có lẽ mắm chính là biểu tượng cho sự trù phú của tôm cá miền Tây, khi bắt được nhiều quá người dân đã sáng tạo ra cách lưu trữ dùng dài lâu. Không biết từ bao giờ, mắm đã trở thành món ăn không thể thiếu của người dân vùng Tây Nam Bộ. Đã là dân miền Tây thì hầu như đều biết dùng mắm và thích các món ăn được chế biến từ mắm.

 

Đặc Sản Miền Tây đặt riêng mắm bà Giáo Khỏe cho cửa hàng, gồm các loại:

 

Với địa thế nằm ở đầu nguồn của cả hai con Sông Tiền và sông Hậu, nổi tiếng nhất cả nước về sản xuất mắm chính là mắm Châu Đốc, đây có thể coi là vương quốc của mắm.

 

Do đặc điểm có mùi, hiện mắm chưa được phổ biến ở Sài Gòn như các tỉnh miền Tây, nên mắm thường theo chân khách du lịch từ Bảy Núi về Sài Gòn. Hút chân không giúp khách mang lên máy bay.

Một số hình ảnh đẹp
Mắm Châu Đốc An Giang
Mắm Châu Đốc An Giang