This is default featured slide 1 title

Go to Blogger edit html and find these sentences.Now replace these sentences with your own descriptions.This theme is Bloggerized by Lasantha Bandara - Premiumbloggertemplates.com.

This is default featured slide 2 title

Go to Blogger edit html and find these sentences.Now replace these sentences with your own descriptions.This theme is Bloggerized by Lasantha Bandara - Premiumbloggertemplates.com.

This is default featured slide 3 title

Go to Blogger edit html and find these sentences.Now replace these sentences with your own descriptions.This theme is Bloggerized by Lasantha Bandara - Premiumbloggertemplates.com.

This is default featured slide 4 title

Go to Blogger edit html and find these sentences.Now replace these sentences with your own descriptions.This theme is Bloggerized by Lasantha Bandara - Premiumbloggertemplates.com.

This is default featured slide 5 title

Go to Blogger edit html and find these sentences.Now replace these sentences with your own descriptions.This theme is Bloggerized by Lasantha Bandara - Premiumbloggertemplates.com.

Friday, May 26, 2017

Chuối nếp nướng Cần Thơ

Chuối nếp nướng Cần Thơ
Ở đâu thì người bán cũng nướng khoai, nướng chuối, nướng ngô theo cùng một kiểu, còn chuối nếp nướng lại khác. Sài Gòn thì trái chuối nếp thon dài, Mỹ Tho thì trái to bự ăn một quả là căng bụng, còn ở Cần Thơ, trái chuối nướng be bé, xinh xinh, không thon dài mà cũng không mập. Chuối nếp nướng ngon là những trái có màu nâu giòn của lớp nếp ngoài, màu trắng mềm của lớp nếp trong, màu vàng vừa chín tới của trái chuối không hề nhũn.



Trời mưa, cầm trái chuối nướng nóng vùi trong tấm lá chuối tươi vừa mua ở gánh hàng rong, vừa xuýt xoa thổi vừa cắn ngập hàm răng vào, vừa la ngon quá, là cũng đủ làm nên những phút giây hạnh phúc. Không sơn hào hải vị, chỉ là thú ăn chơi, nhưng ăn một lần là ghiền luôn món chuối nướng thơm thảo mùi ruộng đồng dân dã.
Một số hình ảnh đẹp
Chuối nếp nướng Cần Thơ












Thursday, May 25, 2017

Khâu nhục Lạng Sơn

Khâu nhục Lạng Sơn
Khâu nhục , còn gọi là Nằm khâu, là món ăn có nguồn gốc từ Trung Quốc. Khâu nhục được du nhập vào Việt Nam qua sự biến tấu của người dân tộc Tày, Nùng, và qua thời gian đã trở thành món ăn Đặc sản nổi tiếng của Lạng Sơn, được dùng trong những dịp gia đình có chuyện vui như lễ Tết, cưới hỏi… Theo truyền thống, khâu nhục được chế biến khá cầu kì từ thịt ba chỉ sau khi đã được ướp kĩ các loại Gia vị và chưng cách thuỷ trong thời gian dài.

 



Khâu nhục được những người Nùng di cư từ Trung Quốc mang đến Việt Nam. Cái tên “khâu nhục” xuất phát từ phiên âm tiếng Hoa: “Khâu” có nghĩa là “hấp đến mềm gục”, còn “nhục” có nghĩa là “thịt”, do đó nếu dịch đúng có thể hiểu là “Thịt được hấp gục”-Hay hấp đến chín nhừ. Người Trung Quốc coi khâu nhục là món ăn dân dã nhưng lại mang ý nghĩa tinh thần rất lớn, cách bài trí miếng thịt lên đĩa theo hình dạng một quả đồi nhỏ đang nhô cao thể hiện ý chí và sự lớn mạnh trong tương lai. Do đó, đây là món ăn gần như không thể thiếu trong các ngày lễ quan trọng của cộng đồng dân tộc Tày-Nùng.

 

Nguyên liệu chính được dùng là thịt ba chỉ, theo những người có kinh nghiệm thì thịt ngon nhất không nên quá béo, nếu không sẽ ảnh hưởng đến chất lượng món ăn. Bên cạnh đó, còn cần có các loại gia vị như húng lìu, Ngũ vị hương, Địa liền, mật ong, rượu, dấm, xì dầu… Thịt ba chỉ sau khi luộc sơ được tẩm gia vị, sau đó dùng tăm tre chọc thật kĩ lớp bì để bì có khả năng hút nước cho mềm, đồng thời loại bỏ bớt lớp mỡ dưới da. Sau đó đem thịt đi quay, vừa quay vừa phết mật ong lên cho vàng bì, hoặc cũng có thể cho thịt vào chảo mỡ đảo cho vàng miếng thịt rồi vớt ra để nguội.

 

Khoai môn thái miếng, chiên vàng rồi bày lên đĩa. Phía dưới lớp khoai là lớp rau muối mặn được làm từ lá tàu soi băm nhỏ, trộn đều với tương tàu, xì dầu, húng lìu, tỏi. Sau đó thái thịt thành từng miếng khoảng 1,5 cm, úp bát to vào, lật lại để nguyên đĩa rồi xếp từng bát vào nồi chưng cách thuỷ trong khoảng thời gian từ 4-5 tiếng cho thịt chín và mềm nhừ. Khi ăn thì lật úp bát thịt ra đĩa, để phần da của thịt được bày lên trên, nếu có màu vàng đều cùng hương thơm đặc trưng là đã đạt yêu cầu. Khâu nhục có thể ăn với cơm hoặc xôi, nhưng ngon nhất vẫn là ăn với bánh gật gù.

Một số hình ảnh đẹp
Khâu nhục Lạng Sơn
Khâu nhục Lạng Sơn












Wednesday, May 24, 2017

Vịt om hoa chuối Điện Biên

Vịt om hoa chuối Điện Biên
Vịt được tẩm ướp các loại gia vị như ớt, gừng, xả, bột gà, mắc khén rồi đồ trong khoảng 3 tiếng, om thật nhỏ lửa. Món ăn này tuy màu sắc không được đẹp nhưng nếm thử sẽ thấy ngay cái vị đặc trưng không đâu có. Mới chỉ ngửi mùi thôi đã thấy đặc biệt, mùi hơi cay nồng nhưng khi đưa vào miệng vị ngọt, cay, bùi lan tỏa khiến ai cũng phải tấm tắc khen.



 
Một số hình ảnh đẹp
Vịt om hoa chuối Điện Biên












Sunday, May 21, 2017

Chè Thái Nguyên

Chè Thái Nguyên
“Chè Thái, gái Tuyên”, đó là câu cửa miệng của nhiều người khi nói về hai vùng đất của trung du miền núi phía Bắc. Chè ngon phải kể đến chè Thái Nguyên, còn con gái đẹp, dịu dàng thì phải kể đến con gái Tuyên Quang, hẳn rằng câu nói đó không quá đề cao nét độc đáo của hai vùng đất, nhưng ẩn dấu trong đó những điều hoàn toàn khiến cho người ta tin tưởng.

 



Nói đến văn hóa ẩm thực Việt Nam, người ta không chỉ nói về sự đa dạng trong các cách thưởng thức món ăn hàng ngày của người Việt, và các cách chế biến đến nguyên liệu của món ăn ra sao mà cách uống cũng có nhiều sự đến lạ kì!

 

Uống là một nhu cầu cần thiết của con người nhằm duy trì sự cân bằng trọng lượng cơ thể, đảm bảo nước cho sự phát triển của con người, người ta có thể nhịn ăn ba ngày nhưng không thể không uống nước được. Trong cách uống của người Việt Nam, phải kể đến cái thú uống nước chè (trà) là một cái thú có từ lâu trên đất nước ta, cho đến nay nó vẫn là một trong những điểm nổi bật trong văn hóa ẩm thực của dân tộc.

 

Hiện nay, trong các tài liệu lưu trữ không cho phép ta tìm hiểu một cách kĩ lưỡng về cách uống trà, uống chè và thưởng thức những cái tuyệt vời từ một thú vui tao nhã, chỉ thông qua một vài ghi chép của một số người mà thôi.

 

Riêng chuyện uống trà thời nhà Lê đã có những trang sách khá hay viết về thói quen này. Đó là những trang viết của Phạm Đình Hổ (1758 – 1839) trong tác phẩm “Vũ trung tùy bút” ( Tùy bút viết trong mưa):” Ta sinh trưởng đương lúc thịnh thời Cảnh hưng, trong nước vô sự, các nhà quý tộc, các bậc công thần, các con em nhà quý thích đều đua chuộng xa xỉ, có khi mua một bộ ấm chén phí tổn đến vài mươi lạng bạc…thường có nhiều người đến chơi các hiệu chè, thăm dò các phố buôn, vác tiền hết quan này đến chục khác để mua lấy chè ngon. Lúc ngồi rỗi, pha chè uống với nhau, lại đánh cuộc với nhau xem chè đầu xuân năm nay sớm hay muộn, giá chè năm nay cao hay hạ. Kẻ thì ưa thanh hương, người thì thích hậu vị, kén hiệu trỏ tên, mua cho được chè ngon, bày khay chén ra uống thử. Thậm chí có kẻ đặt tiền ra mua sẵn cho được hiệu chè Chính Sơn, gửi tàu buôn đặt cho được kiểu ấm chén mới lạ, cách hiếu thượng đến thế là cùng cực. 

 

Song cái thú uống chè Tàu có phải ở chỗ đó đâu? Chè tàu thú vị ở chỗ tính nó sạch sẽ, hương nó thơm tho. Buổi sớm gió mát, buổi chiều trăng trong, với bạn rượu làng thơ cùng làm chủ khách mà ung dung pha ấm chè Tàu ra thưởng thức thì có thể tỉnh được mộng trần, rửa được lòng tục. Ấy, người xưa chuộng uống chè tàu là vì vậy. Từ các đời gần đây trở xuống, thưởng thức chè Tàu ngày càng tinh, vị chè nào khác, cách chế nào thì ngon, đều phân biệt kĩ lắm. Lò, siêu, ấm, chén, lại chế ra nhiều kiểu thích dụng. Song chế ra nhiều thứ chè, kẻ thức giả cũng cho làm phiền lắm, còn như nếm chè trong đám ruồi nhặng, bầy ấm chè ở cửa chợ bụi lầm, lúc ồn ào đinh óc, vơ vẩn rộn lòng, thì dẫu ấm cổ đẹp đẽ, chè ngon ngát lừng, ta chẳng biết uống chè như thế có tác dụng gì không?”

 

Cái thú uống nước chè để bắt đầu câu chuyện, bắt đầu của một ngày mới, trong những buổi làm đồng áng vất vả có chén trà xanh, rồi lãng mạn cao hứng thì vừa uống trà vừa ngâm thơ, âu đó là một cái nét đẹp trong cách uống trà vậy.  Mỗi khi cái tên Thái Nguyên được nhắc đến, gợi cho nhiều người về một vùng đất có một bề dày truyền thống cách mạng, vốn là một ATK của Đảng và Bác Hồ trước và sau cách mạng Tháng Tám. Với Hồ Núi Cốc, Đền Đuổm, con Sông Công…song cái đặc sắc nhất đóng góp vào văn hóa của vùng là cây chè và các sản phẩm từ chè. 

 

Đất Thái Nguyên có điều kiện cho cây chè phát triển và nó thực sự trở thành một sản phẩm mang tính đặc thù của quê hương. Khác với các vùng đất trồng chè khác của đất nước, chè Thái Nguyên đã trở thành một “thương hiệu” nổi tiếng được người tiêu dùng đánh giá cao. Đất Thái Nguyên, đặc biệt là vùng chè đặc sản Tân Cương được coi là một trong những vùng cung cấp những loại chè ngon nổi tiếng. Đây chính là vùng đất chè truyền thống của tỉnh. Sản phẩm chè của quê hương được đem đi khắp các vùng miền và cả thị trường nước ngoài, được những người sành chè và nhiều thị trường khó tính chấp nhận. Để có được điều hạnh phúc và tự hào đó, Chè Thái Nguyên đã thực sự tự mình làm cho mình “đứng” được trong lòng người tiêu dùng. Điều đặc biệt là khi các loại chè được nhập khẩu từ nước ngoài về đây trồng như Bát tiên, Ô long… sau một thời gian dần dần bị “nội hóa”, trở thành “chè Tân Cương” “chè Thái Nguyên”. Sở dĩ ở Tân cương có những loại chè ngon cũng bởi một phần chất đất ở đây được trời phú cho tươi tốt và có “duyên” với cây chè. Cũng chả vì thế mà mỗi khi người ta nhắc đến hai chữ Thái Nguyên, đâu chỉ là vùng đất gang thép, đâu chỉ là một thành phố công nghiệp, mà còn được biết đến một sản phẩm không có vùng đất nào của Tổ quốc có được, đó chình là “chè xanh”. Khi vỡ lẽ, du khách mới “à” lên một tiếng! “Có chè nữa”

 

Một cân chè Thái Nguyên ngon phải là một cân chè khi sao không cháy, đều lửa không có mùi khét, các cánh chè khi sao đều đặn không nát vụn mà cuộn tròn với nhau, màu của chè ngon thường là màu mốc cau, dáng hình ngọn chè thành phẩm là hình móc câu. Khi trồng chè người ta không được trồng cạnh xoan vì nó làm mất đi vị của cây chè. Bên cạnh đó là khi nhai thử, nhả bã thấy chè xanh như khi sao, khi uống, ngậm lâu trong cổ họng thấy ngọt dần của vị chè chứ không phải là ngọt của mì chính pha lẫn trong đó để đánh lừa cảm giác. Cách pha chè cũng phải hết sức sành sỏi, phải chọn ấm thích hợp, tráng ấm và nhiều thủ thuật khác mà có lẽ chỉ có những bậc cao nhân mới hiểu hết được. Mở gói chè, mùi hương có thể bay khắp gian phòng làm ngây ngất ngay từ khi chưa uống. Vì vậy, một cân chè Thái Nguyên ngon luôn được người uống chon lựa rất kĩ càng. Khi chế biến chè cũng phải hết sức cẩn thận trong việc hái, sao và sản phẩm cuối cùng đến với người uống là bằng mồ hôi và công sức của bao ngày.

 

Ngày nay, chúng ta đang tiến nhanh trên con đường hiện đại hóa đất nước, sự tất bật khiến cho con người ta luôn thèm một cảm giác thanh thản và nhẹ nhàng để quên đi những giờ phút lao động mệt nhọc và căng thẳng. Bên cạnh đó là, sự chia sẻ và lắng nghe giữa mọi người trong cuộc sống. Và vì thế, chè Thái Nguyên ngày càng có vị trí quan trọng trong văn hóa ẩm thực Việt Nam. Khi một người con Thái Nguyên đi xa, luôn tâm niệm trong mình niềm tự hào về “đứa con tinh thần” của vùng đất. Và khi du khách đến thăm Thái Nguyên, hãy thưởng thức chè dù chỉ một lần, cái cảm giác ngây ngất, được đắm mình trong cái ngào ngạt, thơm ngát, nhẹ nhàng nhưng lan tỏa khắp da thịt, thì lúc đó, bạn đã đến Thái Nguyên rồi đấy! Nghệ thuật uống chè trở thành một “đạo”, và là một thú vui hết sức tao nhã và đôi khi hết sức cầu kì. Do đó, chúng ta thấy “trà đạo” của Nhật Bản là một trong những nghi thức văn hóa mang đậm phong cách phương Đông. Chỉ có trong cách uống chè ta mới thấy được những điều đó. 

 

Và có một câu chuyện kể về một tài năng xuất chúng trong lĩnh vực “ giám định hương vị trà”, do nhà văn Nguyễn Tuân kể lại, một tài năng mà ít ai trong số những người quen với trà túi Lipton hay Dimad – “trà của thế hệ mới”, có thể tưởng tượng nổi. “Ngày xưa, có một người ăn mày cổ quái. Làm cái nghề khất cái là phải cầm bằng rằng mình không dám coi ai là thường nữa; thế mà hắn còn chọn lựa từng cửa rồi mới vào xin ăn. Có một lần, hắn gõ gậy vào nhà kía, giữa lúc chủ nhà và một vài quý khách đang dùng bữa trà sớm. Mọi người thấy hắn mon men lên thềm, và ngồi thu mình ở chân cột một cách ngoan ngoãn, mọi người không nói gì cả, để xem hắn định giở trò gì. Hắn chả làm gì cả, chỉ nhìn mọi người đang khoan khoái uống trà. Hắn đánh hơi mũi, và cũng tỏ vẻ khoan khoái khi hít được nhiều hương trà nóng tản bay trong phòng. Thấy mặt mũi người ăn mày đã đứng tuổi không đến nỗi bẩn thỉu quá, chủ nhân bèn hỏi hắn xin cơm canh, hay là hơn nữa, hắn lại muốn đòi xôi gấc, như kiểu người trong phương ngôn. Hắn gãi tai, tiến lại gần, tủm tỉm và lễ phép xin chủ nhân cho “uống trà tàu với!”. 

 

Mọi người tưởng hắn dở người. Nhưng tại sao không lỡ đuổi hắn ra mà còn gọi hắn lại phía bàn và cho hắn nhận lấy chén trà nóng. Hắn rụt rè xin lỗi và ngỏ ý muốn được uống nguyên một chén trà nóng kia. Hắn nói xong, giở cái bị ăn mày của hắn ra, cẩn thận lấy ra một cái ấm đất độc ẩm. Thấy cũng vui vui và là lạ, mọi người lại đưa cho hắn mượn cả khay trà và phát than tàu cho hắn đủ quạt một ấm nước sôi, thử xem hắn định đùa đến mức nào mới chịu thôi. Hắn xin phép đâu đấy rồi là ngồi bắt chân chữ ngũ, tráng ấm chén, chuyên trà từ chén tống sang chén quân trong xinh đáo để. Lúc này không ai dám bảo hắn là ăn mày, mặc dầu quần áo hắn rách như tổ đỉa. Uộng một chén trà thứ nhất xong, uống đến chén thứ nhì, bỗng hắn nheo nheo mắt lại, chép môi đứng dậy, chắp tay vào nhau và thưa với chủ nhà:”Là thân phận kẻ ăn mày như tôi được các ngài cao quý rủ lòng thương xuống, thực kẻ ti tiện này không có điều gì dám kêu ca lên nữa. Chỉ hiềm rằng bình trà của ngài có lẫn mùi trấu ở trong. Cho nên bề dưới chưa lấy gì làm khoái hạt lắm”. Hắn tráng ấm chè, lau khay hoàn lại nhà chủ. Lau xong cái ấm độc ẩm của hắn, hắn thổi cái vòi ấm kĩ lưỡng cất vào bị, rồi xách nón, vái chủ nhân và quan khách, cắp cái gậy tập tễnh lên đường, mọi người cho là một người điên không ai để ý đến. Nhưng buổi chiều hôm ấy, cả nhà đều lấy làm kinh sợ người ăn mày vì, ở lọ trà đánh đổ vung vãi ở mặt bàn, chủ nhân đã lượm ra đến mươi mảnh trấu.”

 

Hẳn câu chuyện đã để lại cho bạn và tôi nhiều suy ngẫm và thêm hiểu biết hơn về cách uống chè của các bậc cao nhân. Đó có thể là câu chuyện của những “Vang bóng một thời” nhưng đâu đó ta vẫn gặp những chén nước chè nghi ngút khói và làm ấm lòng người uống. Những nét đẹp của cuộc sống bắt nguồn từ chính cuộc sống, bởi cuộc sống là mạch nguồn trong trẻo nhất cho văn hóa tồn tại và phát triển. Chè Thái Nguyên, bản thân nó đã là văn hóa bởi đó là sản phẩm của con người, thông qua nét đẹp của cách uống, cách pha chế, cách làm ra một cân chè đã làm cho nó trở thành một nét độc đáo trong văn hóa ẩm thực Việt Nam.

 

Bước chân lên mỗi vùng miền của đất nước là mỗi cảm nhận khác nhau trong bức tranh tươi đẹp chung của Tổ quốc. Chậm rãi, khoan thai, thong thả đi dạo trên những cánh đồng chè, những đồi chè của Thái Nguyên ngút tầm mắt, bạn sẽ cảm thấy lâng lâng và như hít sâu vào lồng ngực mình một thứ cảm giác chỉ có được ở nơi đây mà thôi. Trồng chè, chế biến chè, sao chè và đảm bảo chất lượng qua thời gian là cả một quá trình nghệ thuật. Quá trình ấy là một nét đẹp cần được bảo tồn và lưu giữ cho con cháu muôn đời. Nhưng song song với đó là việc làm cho chè Thái Nguyên trở thành một thương hiệu để có thể cạnh tranh trên thị trường là điều vô cùng cần thiết.

 

Mỗi khi Tết đến xuân về, ngồi bên ấm chè xanh nóng trong không khí ấm cúng của ngày mồng 1, mọi người đều cảm thấy sức xuân đang đâm chồi nảy lộc như chính những mầm chè xanh đang vươn lên nhìn cánh én. Và trong cái không khí nóng bức của mùa hè, những giây phút thư giãn bên chén trà thực là những giây phút thư thái.

Một số hình ảnh đẹp
Chè Thái Nguyên
Chè Thái Nguyên
Chè Thái Nguyên












Saturday, May 20, 2017

Ốc xào tương ớt Hạ Long

Ốc xào tương ớt Hạ Long
Biển Hạ Long có nhiều loại ốc: ốc đĩa, ốc tù và, ốc tai tượng... Mỗi loại ốc có cách chế biến riêng, có vị ngon riêng. Nhưng món ốc đĩa xào tương ớt vẫn hấp dẫn hơn cả, được các giới đều ưa chuộng từ người già đến phụ nữ trẻ em cho đến những tay sành điệu ăn nhậu.


Ốc đĩa nhỏ con, mình dẹp nên gọi là ốc đĩa. Ốc đĩa được rửa sạch cho vào nồi, không cho nước, nêm tương ớt rồi đem đun sôi.


Gọi là xào nhưng không cho mỡ, chỉ rắc thêm lá chanh thái nhỏ. Ốc xào bốc hơi nghi ngút, mùi thơm nồng đượm, ốc ngả màu hồng điểm chấm đỏ, chấm vàng trông thật đẹp mắt. Ốc đĩa xào ăn giòn, ngậy, cay cay, điểm thêm hương vị của dấp cá, lá thơm càng thêm hấp dẫn. Ốc đĩa thường dùng để ăn chơi, uống với bia rất hợp.



 
Một số hình ảnh đẹp
Ốc xào tương ớt Hạ Long












Nộm rau dớn Lai Châu

Nộm rau dớn Lai Châu
Nộm rau dớn là món ăn đặc trưng của người Thái ở Lai Châu nói riêng và đồng bào Tây Bắc nói chung. Rau dớn người Thái gọi là “pắc cút”, loại cây thuộc họ quyết, giống như cây dương xỉ, thân to, tán lá rộng, mặt lá có màu xanh nhẵn. Loại cây này chỉ mọc ở bờ suối, khe suối, nơi có độ ẩm cao. 

 



Để làm được món nộm rau dớn vừa ngon, vừa mang hương vị đặc trưng của dân tộc Thái, người ta thường chỉ hái những ngọn rau dớn cong non, là bánh tẻ, sau đó rửa sạch, phơi nắng cho tái. Tiếp đó cho rau dớn vào chõ xôi bằng gỗ để đồ, sau khoảng thời gian 20 phút. Để rau chín và giữ được màu xanh. Ở công đoạn này, nhất thiết rau dớn phải đồ chứ không nên luộc để giữ vị bùi bùi, ngọt ngọt của món nộm. Khi rau đã đồ chín, bỏ rau vào bát to, cho rau thơm, ớt, gừng, tỏi, nước chanh tươi, mì chính và muối trắng trộn đều. Để khoảng 5 phút cho ngấm gia vị, sau đó cho lạc rang giã nhỏ vào là có thể ăn ngay được. Món nộm rau dớn khi ăn sẽ cảm nhận được mùi thơm đặc trưng của các loại rau, vị bùi của rau dớn, vị chua ngọt xen lẫn một chút vị cay của ớt.


Ngoài món nộm, người Thái còn chế biến các món ăn độc đáo khác như rau dớn xào tỏi, rau rớn xào cùng nước măng chua…

Với cách chế biến khá đơn giản, rau dớn không chỉ là đặc trưng của dân tộc Thái mà còn là đặc sản của các nhà hàng tại Lai Châu. Vì vậy khi đến với Lai Châu, thực khách không có dịp ăn món nộm rau dớn của chính bàn tay người Thái làm thì cũng có thể ghé qua các nhà hàng để tận hưởng vị ngon của món ăn đậm chất dân dã vùng cao này./.

Một số hình ảnh đẹp
Nộm rau dớn Lai Châu












Friday, May 19, 2017

Quẩy nóng Hà Nội

Quẩy nóng Hà Nội
Chẳng gì thích hơn cùng ngồi trong quán nhỏ ngày đông, và thưởng thức những chiếc quẩy nóng giòn cùng bạn bè.



Đã từ lâu nay, quẩy là một trong những món ăn vặt được biết bao nhiêu thế hệ người Hà Nội yêu thích. Quẩy không chỉ là món ăn kèm hoàn hảo với các loại phở, bún, miến hay cháo, mà khi "ra riêng", quẩy cũng nhận được nhiều tình cảm đặc biệt từ những người yêu ẩm thực. Bạn có thể ăn quẩy quanh năm, nhưng ngon nhất, đúng kiểu nhất vẫn là ăn quẩy mùa đông. Thế nên, khi tiết trời tháng 11 dần chuyển mình với những cơn gió lạnh, chẳng còn gì tuyệt hơn là cùng ngồi với nhau trong một quán vỉa hè nhỏ, đợi một đĩa quẩy nóng giòn bày ra trước mắt.

 

Hàng quẩy nhỏ nằm ở đầu phố Hàng Đậu, chính xác là nằm trên ngã tư Hàng Đậu - Trần Nhật Duật, khá dễ tìm. Quán chỉ có vỏn vẹn vài ba cái chảo lớn để rán quẩy, một cái bàn gỗ để cô bán hàng cắt bột và vài ba bộ bàn ghế nhựa bày ra xung quanh làm chỗ ngồi, ấy thế mà quán vẫn đông khách, nhất là vào những buổi chiều mùa đông chập choạng tối nhanh.

 

Ở đây chỉ có 3 món chủ đạo, là quẩy nóng, bánh tiêu và khoai tây xoắn. Món chủ chốt ở đây chính là quẩy luôn được làm mới liên tục để đảm bảo nóng, giòn. Chiếc quẩy dài, vỏ vàng rộm, cắn vào đã thấy vỏ giòn tan quyện với vị béo ngậy, rồi cái dai dai ngọt ngọt của lớp ruột bên trong. Thêm chút nước chấm chua ngọt nữa thì bạn sẽ thấy chẳng muốn đòi hỏi gì nhiều hơn trong một chiều đông lạnh. Bánh tiêu thì đặc ruột, ăn thơm, mềm mà ngọt mùi bột, lại ngậy ngậy nhờ những hạt vừng rắc phía trên. Còn khoai tây xoắn của quán ngon đặc biệt, ăn không bị dai, bị ỉu mà luôn giòn, thơm, lại vừa miệng vì tẩm ướp vừa khéo.

 

Một điểm cộng nữa cho quán nằm ở khoản đồ uống. Quán không có trà đá, nhân trần như nhiều nơi nhưng bù lại, hai đồ uống chính là sữa đậu và nước quất khá ngon. Nước quất thơm mát, thanh thanh chứ không ngọt lợ như ở nhiều nơi. Sữa đậu thì ngọt, ngậy béo lại mát lành. Cả 2 đồ uống khi ăn với quẩy đều hợp, nhưng nhiều người vẫn chuộng nước quất hơn bởi món này không chỉ rẻ, ngon hơn mà còn giúp bạn bớt ngấy ngán sau khi ăn quá nhiều tinh bột và chất béo.

Một số hình ảnh đẹp
Quẩy nóng Hà Nội
Quẩy nóng Hà Nội












Monday, May 15, 2017

Chè con ong Bắc Kạn

Chè con ong Bắc Kạn
Vừa qua, Phòng Văn hóa huyện Chợ Mới đã tiến hành kiểm kê di sản văn hóa phi vật thể của các dân tộc trên địa bàn huyện đề nghị Sở Văn hóa Thể thao và Du lịch lập hồ sơ khoa học nhằm bảo tồn di sản có nguy cơ bị mai một. Trong số những di sản văn hóa phi vật thể được kiểm kê có di sản phi vật thể là chè con ong của người dân tộc Kinh huyện Chợ Mới. Chè con ong là món ăn quen thuộc của người Việt nhưng tại Chợ Mới lại mang những nét đặc trưng riêng.

 



Chè con ong là một loại ẩm thực có giá trị dinh dưỡng, mang tính tâm linh, tín ngưỡng từ rất lâu, được truyền từ đời này sang đời khác và có nguồn gốc từ người Kinh. Người Kinh nói chung và người Kinh thị trấn Chợ Mới quan niệm, ngày 5 tháng 5 âm lịch là ngày đầu mùa sinh nở của các loài sâu bọ đã phá hoại mùa màng. Khi người ta trồng cấy các loài cây lương thực hay cây ăn quả, cứ ra được hoa, kết được trái lại bị các loại côn trùng có hại đục phá, nhất là loài ong. Vì vậy họ đã nghĩ ra tục ăn tết mùng 5 tháng 5 âm (Tết đoan ngọ), tương trưng cho ngày ra quân diệt sâu bọ đang mùa sinh sôi nảy nở. Cứ vào ngày này hàng năm, người Kinh lại bày lên bàn thờ tổ tiên các loại hoa quả đang mùa và đặc biệt không thể thiếu được là món chè con ong. Ngày nay, chè con ong không chỉ được làm vào ngày 5 tháng 5 âm, mà còn làm vào ngày 30 Tết Nguyên đán.

 

Quá trình chế biến chè con ong cần chọn những nguyên liệu là: Gạo nếp ngon; đường phên; vừng hạt; đậu xanh; bột sắn dây; gừng già. Gạo nếp được đồ chín thành xôi, đổ ra nong, nia cho nguội. Cho bột sắn dây, đường, mật ong hòa tan, nước gừng vắt và cho vào nồi đun, khuấy đều tay, đến khi bột chín và sánh lại thì cho xôi vào tiếp tục đun và đánh rời hạt xôi, không cho nát, múc lên bát và rắc đậu xanh, vừng  rang chín.

 

Không gian thực hành và sử dụng món chè mang tính cộng đồng cao.Cùng với quá trình giao thoa văn hóa nhiều thế hệ, không chỉ dân tộc Kinh mà một số dân tộc khác trên địa bàn huyện Chợ Mới cũng góp phần trong việc duy trì di sản này.

 

Chè con ong có hương vị rất đặc trưng: Vị dẻo của gạo nếp, ngọt của đường thơm, mát dịu của bột sắn dây, nồng ấm của gừng. Trong ngày Tết Đoan ngọ, những hạt xôi dẻo mềm của món chè con ong tượng trưng cho nhộng ong, người ta ăn hết đi thì loài sâu bọ không còn sinh sôi, nảy nở để phá hoại mùa màng được nữa. Ngoài ý nghĩa đó, sự hòa quện của các hương vị trong chè còn tượng trưng cho sự xum họp đông đúc, đùm bọc lẫn nhau của con cháu trong ngày tất niên, trong phút giao thừa./.

Một số hình ảnh đẹp
Chè con ong Bắc Kạn












Tuesday, May 9, 2017

Bánh bao Sài Gòn

Bánh bao Sài Gòn
Bánh bao thường có hai loại là có nhân và không nhân. Một cái bánh bao buổi sáng đủ sức hoàn thiện bữa sáng của bạn. Cũng giống như xe bánh mì, bánh bao cũng được đặt trong tủ và nằm dọc trên những con đường Sài Gòn.



Thường bánh bao được mua và ưu tiên ăn nóng, vì khi để nguội vỏ bánh sẽ bị cứng làm mất đi vị ngon của bánh. Nhân bánh bao cũng khá đa dạng. Bạn có thể chọn mua bánh bao nhân thịt, bánh bao xá xíu, bánh bao trứng cút hoặc bánh bao hột vịt muối. 
Một số hình ảnh đẹp
Bánh bao Sài Gòn












Monday, May 8, 2017

Ốc núi luộc Ninh Bình

Ốc núi luộc Ninh Bình
Ốc núi là một đặc sản nổi tiếng tại Ninh Bình vì có vị ngọt tự nhiên, đậm đà do ốc ăn lá cây cỏ và một số loại thuốc quý. Bởi thế, ốc núi được chế biến thành nhiều món khác nhau như nướng, xào me hay xào tỏi,...nhưng ưa chuộng nhất vẫn là món ốc núi luộc.

 

Ốc núi sau khi bắt về được rửa sạch và đem luộc cùng sả. Chỉ đơn giản như vậy thôi nhưng món ngon dân dã này lại hấp dẫn nhiều người. Thực khách có thể ăn không để cảm nhận vị ngọt tự nhiên của ốc hoặc chấm cùng nước mắm chanh ớt.



 
Một số hình ảnh đẹp
Ốc núi luộc Ninh Bình












Wednesday, May 3, 2017

Rêu đá Thanh Sơn

Rêu đá Thanh Sơn
Thanh Sơn là mảnh đất rộng và có lẽ là nhiều đồi núi nhất của Phú Thọ. Nó cũng là nơi sản sinh nhiều món ăn ngon, độc đáo. Bên cạnh món thịt chua đặc sắc, còn có món rêu đá mà không phải ai cũng biết đến. Nói đến rêu đá - đặc sản Phú Thọ, nhiều người sẽ nghĩ rêu làm sao mà ăn được, nhưng thực tế, đến với một số xã như Đồng Sơn, Thu Cúc, Thượng Cửu... của huyện này, quý lắm mới được người nơi đây mời, đãi món này. Nó được coi như là một thứ rau sạch của những người vùng cao.

 



Khi rêu được lấy về, làm sạch sẽ được đem tẩm ướp gia vị. Đó là tỏi thái mỏng, muối, mì chính, cộng thêm hành và chút mỡ lợn rồi trộn đều, dùng lá đu đủ (hoặc lá rong) gói thành nhiều lớp buộc chặt lại. Lớp lá đu đủ bén lửa bốc lên mùi cay cay, thơm thơm. Đợi đến khi những lá đu đủ bên ngoài chuyển thành màu đen, họ mới bóc từng lớp lá ra để thưởng thức. Mùi tỏi và hành quyện với mùi nồng nồng của rêu đá tạo nên một hương vị rất riêng biệt và khó quên.

 

Thông thường món ăn này được làm vào buổi tối vì đó là lúc có mặt đông đủ mọi thành viên trong gia đình.

Một số hình ảnh đẹp
Rêu đá Thanh Sơn
Rêu đá Thanh Sơn
Rêu đá Thanh Sơn












Tuesday, May 2, 2017

Trà cao nguyên Lâm Đồng

Trà cao nguyên Lâm Đồng
Đến Đà Lạt, còn 1 thứ mà bạn không thể bỏ qua được, đó là trà.

 

Trà Bảo Lộc nổi tiếng thơm ngon từ xưa đến nay. Chỉ riêng trà đã có trên dưới 10 loại, với nhiều cơ sở chế biến. Bạn có thể đến tận các cơ sở để mua với giá cả rất hợp lý, chất lượng đảm bảo, tùy theo từng loại nguyên chất hay có ướp hương.



Thế nhưng trà Bảo Lộc vẫn chưa quý bằng Trà Ô Long. Trà Ô Long chỉ được trồng ở Trại Mát, giá khá đắt, loại tốt giá tới hơn 1 triệu đồng/1kg. Ngoài ra còn rất nhiều loại trà Atisô, phòng tránh được nhiều bệnh, bổ trợ cho sức khỏe, đây cũng là đặc sản của Đà Lạt.
Một số hình ảnh đẹp
Trà cao nguyên Lâm Đồng












Monday, May 1, 2017

Lẩu cháo sườn

Lẩu cháo sườn
Lẩu cháo sườn thú nhất là khi ăn lớp sụn giòn giòn, quện lẫn với thịt bùi bùi. Sườn non được cho hẳn vào nồi lẩu cháo có độ sánh vừa phải, hạt gạo nở bung và xương sườn mềm nhừ. Ăn kèm với lẩu chảo sườn có rau cải cúc và các loại nấm như kim châm, bông tuyết, nấm hương…

 



Lẩu cháo sườn được đun trên bếp than hoa và để trong một chiếc nồi đất nhỏ nhỏ, xinh xinh nhưng bên trong đầy ắp sườn, thớ thịt sườn dày dặn, chứ không phải loại sườn cục chỉ xương với xẩu. Tuy nhiên để đảm bảo no lâu, bạn nên gọi thêm ít đồ nướng ngồi lai dai cùng.

 

Phố Quán Sứ, Trần Quý Cáp, Trần Khát Chân là những địa chỉ quen thuộc mà những người mê lẩu cháo sườn thường tìm đến.

Một số hình ảnh đẹp
Lẩu cháo sườn