This is default featured slide 1 title

Go to Blogger edit html and find these sentences.Now replace these sentences with your own descriptions.This theme is Bloggerized by Lasantha Bandara - Premiumbloggertemplates.com.

This is default featured slide 2 title

Go to Blogger edit html and find these sentences.Now replace these sentences with your own descriptions.This theme is Bloggerized by Lasantha Bandara - Premiumbloggertemplates.com.

This is default featured slide 3 title

Go to Blogger edit html and find these sentences.Now replace these sentences with your own descriptions.This theme is Bloggerized by Lasantha Bandara - Premiumbloggertemplates.com.

This is default featured slide 4 title

Go to Blogger edit html and find these sentences.Now replace these sentences with your own descriptions.This theme is Bloggerized by Lasantha Bandara - Premiumbloggertemplates.com.

This is default featured slide 5 title

Go to Blogger edit html and find these sentences.Now replace these sentences with your own descriptions.This theme is Bloggerized by Lasantha Bandara - Premiumbloggertemplates.com.

Friday, July 28, 2017

Cá cháy Vĩnh Long

Cá cháy Vĩnh Long
Khi những ngọn gió chướng thổi qua làm rạo rực dòng sông Hậu bao la, thổi bung những bông xoài nhú quả xanh non cũng là lúc dòng sông xuất hiện từng đàn cá cháy. Cá cháy là đặc sản của riêng vùng đất nhỏ nằm bên sông Hậu, xã Tích Thiện (Trà ôn – Vĩnh Long), vùng gặp nhau giữa nước trong và nước lợ. Cá cháy nhiều xương nhưng thịt rất ngon. Cá cái có mang cặp trứng to chật cả khoang bụng, ăn rất bổ, béo.

 



Giống cá cháy thật lạ kỳ, vừa rời khỏi mặt nước đã vĩnh viễn từ giã cuộc đời, dù người ta có cẩn trọng thả nó ngay tức khắc trong lườn ghe đầy nước. Vì vậy, khi đánh bắt được mẻ lưới khấm khá phải mang ra chợ bán ngay. Muốn có cá ngon phải thức sớm trước khi mặt trời mọc. Những tiếng rao cá cháy vang vang trên sông xa đầy ắp sương mù như mời gọi.

 

Ăn cá cháy có nhiều cách. Cá được kho mặn trên bếp lửa riu riu để xương cá mềm nhừ. Đây là món ăn dài ngày trong gia đình, thậm chí có thể làm quà tặng cho người thân ở nơi xa. Ngoài ra, có thể nấu canh chua với các loại rau thơm như bạc hà (dọc mùng), đậu bắp, giá, bông điên điển hoặc có thể rim cả con, bên dưới đáy nồi lót một lớp mía. Cá cháy cũng có thể dùng để nấu cháo. Cháo nấu nhừ, cho cá cháy nguyên con đã đánh sạch vẩy vào nồi, đun sôi cho đến khi cá chín, gắp ra gỡ thịt, bỏ xương. Cháo cá cháy thường ăn với rau tần ô (cải cúc), rau đắng đất, xà lách, chút lá gừng non xắt nhuyễn.

 

Món trứng cá cháy cũng rất hấp dẫn. Ai đã được ăn một lần trứng cá cháy sẽ nhớ mãi không quên. Ngoài vị béo không ngậy, hương vị thơm ngon khiến đã ngồi ăn thì không muốn đứng dậy. Gỏi cá cháy là món ăn cầu kỳ. Món này phải có đủ các thức rau ghém, rau thơm, chuối chát, khế chua để cuốn chung với thịt cá cháy, phải có nước chấm riêng biệt dành cho nó.

 

Ngoài sự ngon lành bổ béo của trứng cá và thịt cá cháy, sẽ thú vị hơn nếu bạn được thưởng thức món xoài xanh băm nhỏ thả vào nồi canh cá đang sôi. Chất chua dìu dịu của trái xoài chưa kịp chín như đã ướp tẩm đầy hương thơm trong ngọn gió chướng, kích động mạnh mẽ vị giác, như tăng thêm độ hương nồng của miếng cá và chùm trứng.

 

Rất nhiều người chỉ kén cá cháy thay vì cá lóc trong việc làm nguyên liệu chính cho món bún mắm. Bởi nhờ hương vị của cá cháy mà món ngon càng thêm ngon. Đáng tiếc là do môi trường nước thay đổi, cá cháy không còn nhiều như trước.

Một số hình ảnh đẹp
Cá cháy Vĩnh Long












Saturday, July 22, 2017

Bún thịt nướng Huế

Bún thịt nướng Huế
Một trong những nét đặc biệt của món ăn này đó là nó không hề chan nước mà nước trộn cùng với bún là một loại nước tương đặc trưng của Huế, sền sệt có vị ngọt, rắc vừng. Thịt ướp gia vị, nướng thơm lừng, trộn với rau sống, giá, su hào, cà rốt. Làng Kim Long là nơi nổi tiếng với món ăn này. Bên cạnh bún thịt nướng, ở đây còn có món bánh ướt: bún, thịt nướng, rau thơm được quấn trong tờ bánh ướt mỏng tang, trắng nõn nà.



 
Một số hình ảnh đẹp
Bún thịt nướng Huế












Monday, July 17, 2017

Nem chua An Thọ

Nem chua An Thọ
Không chỉ nổi tiếng là vùng rau sạch truyền thống, xã An Thọ (huyện An Lão) lâu nay trở thành địa chỉ quen thuộc về món nem chua, - thứ nem khác hẳn với sản phẩm tương tự ở các nơi khác.

 



Từ truyền thống của quê hương

Không biết từ bao giờ, nông dân ở xã An Thọ tạo ra bí quyết riêng để làm món ăn dân dã quen thuộc nhưng hấp dẫn: nem chua. Ông Lê Văn Chiến, ở thôn Độc Lập cho biết nem chua được nhiều người dân địa phương chế biến, trở thành món ăn quen thuộc vào dịp đám xá, lễ, Tết”. Theo ông Chiến, nem chua An Thọ khác biệt với nem chua Thanh Hóa nổi tiếng ở chỗ khi bỏ nem chua ra ăn, nem An Thọ tơi phần thịt và bì, chứ không nhuyễn thành thể thống nhất như nem Thanh Hóa. Khi ăn nem chua An Thọ, cần vắt thêm chanh và cho thêm tỏi. Cách gói nem chua An Thọ cũng khác hẳn với nem chua Thanh Hóa. Sau khi đong đủ định lượng thịt và bì, nem chua được gói bằng lớp vỏ lá chuối bên trong và bên ngoài là lớp giấy, giống như chiếc giò nhỏ, trong khi nem chua Thanh Hóa gói thành quả nhỏ, vỏ ngoài vẫn bọc lá chuối.

 

Một số người địa phương nhớ lại, thời cha ông họ đã bắt đầu có tục làm nem chua cho bữa ăn gia đình. Nem chua ngày xưa được gói cầu kỳ hơn. Thay vì lá chuối và giấy như hiện nay, vỏ ngoài của nem được bó bằng rơm nếp, nem lên men ngon và có vị thơm hơn. Vào dịp Tết, nhà nào cũng làm vài cái nem chua treo trong nhà để ăn Tết. Một số gia đình còn làm nem để biếu, tặng người thân ở xa quê. Các đám hiếu, hỷ ở xã An Thọ bao giờ cũng không thể thiếu món nem chua do người dân địa phương tự làm. Khách đến xã An Thọ được thưởng thức đặc sản nem chua của quê hương, khó thể quên được hương vị chua, ngọt, thơm, mát và dậy mùi gia vị. Càng hấp dẫn hơn khi nem chua được ăn kèm với rau gia vị trồng ở vùng rau truyền thống này.

 

Đến mở rộng sản xuất hàng hóa

Từ chỗ làm nem chua chỉ “tự sản tự tiêu”, 5 năm trở lại đây, nhiều người dân An Thọ phát triển món ăn truyền thống quê hương thành đặc sản hàng hóa. Dọc theo con đường chính vào xã, có khá nhiều biển quảng cáo cơ sở sản xuất nem chua truyền thống. Người thích nem chua An Thọ dễ dàng tìm đến đặt mua. Bên cạnh đó, các cơ sở sản xuất nem chua địa phương còn cung ứng sản phẩm cho các nhà hàng, khách sạn, một số siêu thị trên địa bàn thành phố. Ngoài sản xuất nhỏ, lẻ, một số gia đình còn đăng ký thương hiệu. Theo Phó chủ tịch UBND xã An Thọ Lê Đình Hạ, hiện địa phương có hơn 30 cơ sở sản xuất nem chua rải rác trong xã, nhiều nhất là ở các thôn Đại, Đông.

 

Cơ sở sản xuất nem Hoàng Chiến ở thôn Đại là một trong những cơ sở khá uy tín, chất lượng ở địa bàn xã, thường xuyên có 5-6 người lao động sản xuất hàng cung ứng cho thị trường. Chị Nguyễn Thị Lành, chủ cơ sở cho biết: “Dịp hè và Tết, lượng nem chua tiêu thụ lớn nên chúng tôi phải tăng năng xuất mới kịp giao hàng cho khách”. Tết 2012, mỗi ngày cơ sở sử dụng đến 2-3 tạ thịt lợn mà không kịp hàng để bán. Theo chị Lành, trước đây hầu hết các công đoạn sản xuất nem chua đều làm thủ công, gần đây do nhu cầu tăng mạnh nên gia đình đầu tư thêm một số máy móc hỗ trợ. Loại máy hỗ trợ đắc lực nhất cho các hộ sản xuất nem chua là máy thái bì.

 

Do sản xuất mặt hàng tươi sống nên khâu an toàn vệ sinh và chất lượng sản phẩm được các cơ sở sản xuất quan tâm. Một số cơ sở sản xuất lớn đăng ký thương hiệu và tiêu chuẩn vệ sinh an toàn thực phẩm. Các cơ sở sản xuất nhỏ, lẻ cũng cam kết sản xuất an toàn. Một số hộ sản xuất cho rằng, sản xuất nem chua có đặc thù riêng, nếu không bảo đảm an toàn vệ sinh thực phẩm, nem sẽ bị hỏng, không sử dụng được. Ông Hoàng Văn Hiển, chủ một cơ sở sản xuất nem chua có tiếng ở xã An Thọ cho biết: “Để làm nem chua, phải lựa chọn loại thịt nạc mông hoặc nạc vai tươi, ngon từ lợn vừa giết mổ; bì phải luộc, làm sạch thì mới gói được nem. Loại thịt lợn được đặt mua để làm nem có nguồn gốc rõ ràng do nông dân địa phương sản xuất”. Anh Lê Văn Chiến ở thôn Độc Lập cho rằng: “Người tiêu dùng hiện nay rất khó tính, nếu không sản xuất an toàn, bảo đảm chất lượng và có bí quyết để nem luôn tươi, ngon, chắc chắn nem chua An Thọ không thể có tiếng trên thị trường như hiện nay”. Anh Chiến chia sẻ, ngoài lựa chọn nguyên liệu tốt, nem chua An Thọ ngon còn bởi khéo gói. Nem gói lỏng hay quá chặt đều ảnh hưởng đến chất lượng, khó lên men chua.

 

Người An Thọ tự hào về sản phẩm truyền thống của quê hương nay trở thành đặc sản được nhiều người biết đến. Nhờ đặc sản truyền thống này, một số người dân địa phương phát triển sản xuất hàng hóa đem lại thu nhập khá. Đặc biệt, vào dịp lễ, Tết, sản phẩm của quê hương còn được nhiều người đến đặt mua gửi đi các địa phương và sang nước ngoài làm quà biếu...

Một số hình ảnh đẹp
Nem chua An Thọ
Nem chua An Thọ












Dưa xoài Cù lao Giêng An Giang

Dưa xoài Cù lao Giêng An Giang
Cù lao Giêng (xã Bình Phước Xuân, huyện Chợ Mới, tỉnh An Giang) cây trái xanh tươi suốt bốn mùa. Đặc sản của xứ này là dưa xoài, hiện đang được bán tại nhiều siêu thị trên cả nước. 



Xoài non chừng bằng ngón chân cái, gọt vỏ, xẻ đôi, hoặc xẻ tư, bỏ hột rồi cho vô nước ngâm. Sau đó, người ta rửa sạch, ngâm muối rồi đem xả một lần nữa khi ướp nước đường thắng cùng ớt đâm. Sau đó cho xoài đã ướp gia vị vào bọc ni lông, cột chặt miệng, đặt trong thùng xốp, dằn nước đá. Để có những miếng dưa xoài ngon là bí quyết ướp gia vị đúng liều lượng nhưng không sử dụng phèn chua hoặc hàn the để tạo độ giòn. Hiện nay trên thị trường dưa xoài bán 22.000 đồng/kg. 



Từ nhiều năm nay, dưa xoài là món khai vị rất phổ biến tại các nhà hàng, quán nhậu tại thành phố Long Xuyên, An Giang. Trong khi chờ món ăn, khách được dọn ra bàn một dĩa dưa xoài cùng dĩa muối ớt nhỏ để “nhâm nhi lấy trớn” miễn phí. Bốc miếng dưa có màu vàng nghệ đưa lên miệng cắn, dưa giòn trong răng nghe thấy “đã”, nhai nhẹ: vị mặn ngọt chua cay của nó thấm nhanh trong miệng. Muốn mặn, ngọt và cay “nặng” hơn thì chấm dưa vào dĩa muối ớt. Dưa xoài còn là món ăn chơi của các thiếu nữ.
Một số hình ảnh đẹp
Dưa xoài Cù lao Giêng An Giang












Thursday, July 13, 2017

Hủ tiếu Nam Vang

Hủ tiếu Nam Vang
Món hủ tiếu có xuất xứ từ Campuchia này cuốn hút rất nhiều thực khách Sài Gòn. Được biến tấu bởi bàn tay của người Hoa khi du nhập vào Việt Nam nên món ăn có chút khẩu vị thay đổi. Tuy nhiên theo nhiều nhận xét, chính sự biến hóa này đã làm món ăn hấp dẫn, đậm đà và ngon hơn ngay cả du khách có thưởng thức tại Phnom Penh, xứ sở của món ăn này.



Thành phần chính của món ăn là sợi hủ tiếu, lòng heo, tôm, cua, thịt bằm và nước lèo được ninh nhừ từ xương heo. Đặc trưng của món ăn này chính là mùi vị của miếng tỏi phi thơm phức. Cũng nhờ tỏi mà hủ tiếu Nam Vang có vị ngon hầu như không giống bất cứ món hủ tiếu nào có mặt ở Sài Gòn. Bạn có thể thưởng thức tô hủ tiếu đặc trưng này ở bất cứ ngõ ngách nào của Sài Gòn.
Một số hình ảnh đẹp
Hủ tiếu Nam Vang












Wednesday, July 12, 2017

Nộm sứa Hải Phòng

Nộm sứa Hải Phòng
Nộm sứa đã trở thành đặc trưng của miền biển Hải Phòng, một sản vật độc đáo, một món ăn vô cùng hấp dẫn.

Trong những món ăn độc đáo mà biển mang lại cho vùng đất Hải Phòng, sứa là loài động vật phù du biển có thể chế biến được nhiều món ăn thú vị, trong đó có nộm sứa. Nộm sứa đã trở thành đặc trưng của miền biển Hải Phòng, một sản vật độc đáo, một món ăn vô cùng hấp dẫn.

 



Trong tiết trời nóng nực, thưởng thức món nộm sứa sẽ mang lại cho bạn những cảm giác thú vị bởi vị giòn, ngọt, đậm đà cùng mùi thơm của các loại gia vị hỗn hợp.

 

Sứa xuất hiện theo mùa, từ tháng 3 đến khoảng tháng 6 dương lịch là mùa sứa nổi nhiều nhất. Từ cửa Ba Lạt đến Hòn Dáu trải rộng ra Cát Bà, Bạch Long Vỹ ở đâu cũng có thể gặp những đoàn thuyền ra khơi bắt sứa.

 

Sứa được làm sạch ướp với muối phèn hoặc ngâm nước lá lăng, vỏ sú vẹt, củ nâu, nước lá ổi. Sau một thời gian, những miếng sứa ngâm muối được bỏ ra ép thành tấm như chiếc bánh đa.

Không như các loại nộm rau, làm nộm sứa khá phức tạp bởi trộn không khéo sẽ làm hỏng sứa và mất mùi thơm. Sứa ngâm muối thường dai và giòn nên phải khéo léo cắt sứa thành miếng mỏng, chần qua nước sôi. Chuẩn bị thêm tôm nõn, thịt lợn ba chỉ, ngó sen, củ sen cà rốt, hành tây dưa chuột, củ kiệu muối chua,rau cần. Các loại rau dùng để làm nộm gồm:húng, răm mùi, rau muống chẻ, xà lách, tía tô, kinh giới. Nước trộn nộm được pha gồm: dấm thanh, tỏi , ớt, đường, nước cốt chanh, nước mắm. Ngó sen cắt khúc, củ sen bỏ vỏ thái mỏng, rau cần cắt khúc, hành tây, cà rốt thái lát mỏng, hoa chuối thái ngâm nước muối nhạt, xoài xanh gọt vỏ thái chỉ, các loại rau thơm cắt nhỏ. Lạc, vừng, hạt điều rang giã giập.

 

Xếp sứa lên chiếc bát úp để nước sứa tiết ra, sau đó rải lên mặt sứa các loại gia vị trên tồi rưới nước trộn lên.

 

Trong tiết trời nóng nực, thưởng thức món nộm sứa sẽ mang lại cho bạn những cảm giác thú vị bởi vị giòn, ngọt, đậm đà cùng mùi thơm của các loại gia vị hỗn hợp.

Một số hình ảnh đẹp
Nộm sứa Hải Phòng












Tuesday, July 11, 2017

Bánh tét - Bánh cổ truyền trên mâm cỗ Tết miền Trung

Bánh tét - Bánh cổ truyền trên mâm cỗ Tết miền Trung
Vùng đất quanh năm nắng gió của đất Việt những ngày xuân, nhà nào cũng cố gắng đủ đầy trên bàn thờ gia tiên những món ngon quê mình.



Ở miền Trung, ngày Tết người dân thường gói bánh tét. Bánh được gói bằng lá chuối với nhân giống bánh chưng ngoài Bắc gồm gạo nếp, đỗ xanh và thịt lợn. Bánh tét được gói thành hình trụ dài, khi cắt khoanh bánh tròn, đẹp mắt.

Bánh tét là món bánh trang trọng trên mâm cỗ Tết. Vào những ngày xuân, nhà nào cũng có một cặp bánh trên bàn thờ. Khách đến chơi nhà được mời khoanh bánh ngon, ăn kèm những lát dưa chua đậm đà thi vị.













Monday, July 10, 2017

Bún cá Long xuyên An Giang

Bún cá Long xuyên An Giang
Từ lâu, vùng đất An Giang nổi tiếng có nhiều thức ăn đặc sản như nước thốt nốt, cà ri chà, các món mắm… Có một món ăn dân dã tại TP. Long Xuyên khi du khách một lần thưởng thức qua sẽ nhớ mãi đó là bún cá Long Xuyên.

 



Tô bún dọn ra trông rất bắt mắt với màu vàng ươm của miếng cá lóc đồng và màu xanh của rau muống, rau nhút. Những người nấu bún cá ở Long Xuyên không ngại tiết lộ “bí quyết” để có tô bún cá ngon. Đầu tiên, phải chọn cá lóc tự nhiên (phân biệt với cá lóc nuôi). Nồi nước lèo được nấu ngọt bằng chính cá lóc. Khi cá chín vớt ra, đầu cá để riêng còn thịt cá được tách ra từng miếng, lọc hết xương, xào sơ qua với nghệ để khử mùi tanh. Bún được bày trí ra tô rau nhút bẻ cọng, rau muống bào thêm ít bắp chuối thái trông rất bắt mắt. 

 

Bên cạnh tô bún là một đầu cá lóc nóng hổi và chén nước mắm me giúp cho món bún thêm phần hấp dẫn. Thưởng thức món bún cá Long Xuyên ngon miệng nhất là lúc trời gần tối, trời mát bụng đói. Lúc này, đến các quán thưởng thức tô bún cá vàng, thơm sẽ quên cái đói, cái mệt nhọc của một ngày lao động. Ở TP. Long Xuyên, có nhiều nơi bán món bún cá, nhưng tập trung nhất là dọc theo đường Lê Lợi. Nơi đây, vào khoảng 12 giờ hàng ngày là quán bún đã được dọn ra bán đến gần 21 giờ tối. Giá một tô bún từ 15.000 – 20.000 đồng. Đã ăn món bún cá Long Xuyên thì du khách sẽ nhớ mãi và cứ mỗi dịp vào mùa vía Bà, có dịp đi ngang, sẽ không quên thưởng thức bún cá Long Xuyên.

Một số hình ảnh đẹp
Bún cá Long xuyên An Giang












Friday, July 7, 2017

Xôi trứng kiến Bắc Giang

Xôi trứng kiến Bắc Giang
Kiến đen thường làm tổ trên thân vầu. Những bãi vầu mọc ken dày đặc là nơi cư ngụ của loài kiến đen. Tổ kiến to bằng hai, ba vốc tay, dễ trông thấy từ xa. Tổ thường được xây chỗ đốt cây vầu có mắt và chỉa ra cành dăm. Đó là chỗ bám chắc nhất.

 



Đi lấy trứng kiến chẳng có gì khó. Vít cây vầu, chặt những tổ kiến đem ra chỗ đất trống. Sau đó cầm dao bổ đôi tổ kiến, gõ cho trứng rơi xuống mẹt. Những chùm trứng trắng phau nhỏ như hạt gạo nếp vung vãi

 

Sau khi rũ được lưng mẹt trứng thì dùng khăn ẩm phủ lên mặt mẹt rồi kéo qua kéo lại cho nhũng con kiến còn sót lại dính hết vào lớp tua sợi trên mặt khăn, làm cho đến lúc mẹt trứng trắng phau. Và thế là ta đã có một bát trứng kiến đồ xôi rất ngon!

Một số hình ảnh đẹp
Xôi trứng kiến Bắc Giang
Xôi trứng kiến Bắc Giang












Ốc Lông Sông Cầu

Ốc Lông Sông Cầu
Thưởng thức món ăn đặc sản ốc lông ở Sông Cầu


Nằm dọc theo danh thắng cấp quốc gia vịnh Xuân Đài, thị xã Sông Cầu là điểm hẹn của rất nhiều loài hải sản tươi ngon nổi tiếng cả nước như: ghẹ, tôm, sò, cá và đặc biệt hơn là đủ các loại ốc, từ loại quen thuộc như ốc giấm, ốc nón, ốc gai , ốc mỡ, ốc giác, ốc bàn tay, ốc móng tay, ốc đỏ… đến các loại ốc lạ như ốc lông, ốc bướm, ốc đực...

Nói đến ốc lạ, đặc sản đầu tiên cần phải kể đến là ốc lông. Ốc lông có hình như con ốc quắn nhưng to hơn, màu đen, bên ngoài rong rêu bám đầy. Điểm phân biệt ốc lông với các loại khác là trên vỏ của có có nhiều lông dài, xấu xí. Tuy xấu xí nhưng thịt ốc lại hơi giòn giòn và ngọt đến không ngờ. Ốc thường được chế biến bằng cách luộc hoặc hấp sả. Thịt ốc lông chắc, dai ngọt và thơm, ăn nhiều cũng không thấy ngán. Món này ăn nóng chấm với nước mắm gừng thì không còn gì bằng.



Một số hình ảnh đẹp
Ốc Lông Sông Cầu












Wednesday, July 5, 2017

Chả cuốn cá trích Bình Thuận

Chả cuốn cá trích Bình Thuận
Đến Phan Thiết, du khách không chỉ bị hấp dẫn bởi vẻ đẹp của những bờ biển, của những resort nguy nga lộng lẫy mà còn thưởng thức hương vị của các món ăn đặc sản, khiến vừa dời chân ta đã mong trở lại, đó là món chả cuốn cá trích đặc biệt của người miền biển.

 



Người Phan Thiết gọi là Chả cuốn còn người miền Bắc gọi là Nem cuốn là một món ăn thường dùng để khai vị hay nhấm nháp cùng đồ uống, được làm từ bánh tráng cuộn với các loại rau, củ, và một số loại thịt như thịt heo, tôm, cua… Hầu như không có một công thức cố định cho món nem cuốn, bởi tùy từng địa phương, từng vùng miền, thức ăn gì cũng có thể làm món cuốn, nhưng ở Phan Thiết món chả cuốn này rất đặc trưng bởi nó được làm từ thịt của cá trích cuốn với củ sắn và bánh tráng.

 

Món này thật đơn giản nhưng khâu chuẩn bị lại rất công phu: làm cá, cắt cá, thái sợi củ sắn, rang đậu phụng để làm nước chấm... và ít nhiều cũng cần có “bí quyết”.

 

Làm cá: Phải chọn cá trích tươi, vảy còn bóng trắng đem cắt bỏ đầu, mổ bụng thật sạch rồi lóc bỏ xương sống, chỉ lấy hai mảnh phi-lê toàn thịt đỏ, cắt cá thành từng miếng vừa đủ để cuốn thành 1 cuốn. Sau đó ướp cá với một chút hạt nêm, tiêu xây và hành. 

 

Cuốn chả: Dùng bánh tráng cắt thành hình tam giác, sau khi ủ lá chuối, trải bánh tráng ra, sau đó cho chút sợi củ sắn, 1 lát cá và gói lại. Muốn chả được ngon thì trong quá trình gói phải thật chặt tay và đặc biệt là không được để miếng bánh tráng bị rách.

 

Chiên chả: Chiên vàng chả giò, vớt ra, để lớp giấy cho thấm bớt dầu. Món chả giò cá trích có thể dùng với rau sống, chấm nước mắm đậu phụng.

 

Ăn chả cuốn cá trích ở Phan Thiết thực khách sẽ cảm thấy rất lạ, cái lạ ở đây là nước chấm, không như ở miền Bắc hoặc miền Nam nước chấm thường làm bằng ớt bầm nhỏ rồi pha với nước và một ít cốt chanh cho loãng, thì ở Phan Thiết nước chấm được làm đặt quệt, công đoạn làm nước mắm cũng rất công phu, ớt sừng lấy hết hạt, mang đi luộc cho bớt cay, sau đó để ráu và giả nhuyễn, đậu phụng sau khi rang xong để ngụi  lấy hết võ và giả nhuyễn, hai thứ ớt và đậu phụng hòa lẫn với nhau tạo nên một nước chấm rất ngon và quyến rũ.

 

Khi cuốn chả chín, bày ra đĩa, ánh một màu vàng rộm hấp dẫn. Bên cạnh đĩa chả cuốn là đĩa rau thêm vài lát khế hình cánh sao, vài sợi xoài thái mõng, củ hành tươi chẻ nhỏ, vài miếng dưa leo. Bạn gắp một miếng chả kèm theo rau, chấm nước mắm đậu phụng, mới đụng vào đầu lưỡi, cái thèm đã lan tỏa. Vị đậm đà của cá, béo của nước chấm, chua của rau làm ta như vừa muốn ăn, vừa muốn giữ cái vị đặc trưng của chả cuốn cá trích trên đầu lưỡi vì sợ nó tan mất.

Một số hình ảnh đẹp
Chả cuốn cá trích Bình Thuận
Chả cuốn cá trích Bình Thuận
Chả cuốn cá trích Bình Thuận
Chả cuốn cá trích Bình Thuận
Chả cuốn cá trích Bình Thuận
Chả cuốn cá trích Bình Thuận
Chả cuốn cá trích Bình Thuận












Tuesday, July 4, 2017

Kẹo dừa Bến Tre

Kẹo dừa Bến Tre
Từ bao đời này, những rặng dừa xanh đã là hình ảnh đặc trưng của Bến Tre cũng như vị ngọt ngào của kẹo dừa Bến Tre đã làm nên thương hiệu cho vùng đất này.

 



Ở khu vực Nam Bộ có nhiều nơi sản xuất kẹo dừa, nhưng thơm ngon nhất vẫn là kẹo dừa Bến Tre, và đặc biệt là kẹo Mỏ Cày. Thế nên mới có câu ca dao lưu truyền từ ngàn xưa đến nay ” Chợ Mỏ Cày có kẹo nổi danh”. Dừa Mỏ Cày nói riêng và dừa Bến Tre nói chung đều có vị ngọt thanh đặc trưng và là nguyên liệu tốt nhất cho việc chế biến kẹo

 

Ngày nay, người dân Bến Tre đã sáng tạo ra nhiều loại kẹo dừa với những hương vị khác khau làm say lòng du khách gần xa. Nào là kẹo dừa cacao, kẹo dừa sầu riêng, kẹo dừa nhân đậu phộng…Mỗi loại có hương vị đặc trưng riêng nhưng vẫn đảm bảo hương vị dừa căn bản. Nhiều cơ sở chế biến kẹo dừa với những thương hiệu quen thuộc như Thiên Long, Ngọc Hương đã mang kẹo dừa đến các tỉnh thành trong nước và xuất khẩu sang nước ngoài. Có thể nói, kẹo dừa đã gắn bó với hành trình văn hóa, ẩm thực và du lịch của đất nước Việt Nam.

Một số hình ảnh đẹp
Kẹo dừa Bến Tre
Kẹo dừa Bến Tre
Kẹo dừa Bến Tre












Monday, July 3, 2017

Thịt trâu hun khói Điện Biên

Thịt trâu hun khói Điện Biên
Thịt trâu gác bếp là một những món ăn đặc trưng của đồng bào dân tộc ở Điện Biên. Để làm món thịt trâu ngon, người ta phải lọc cẩn thận hết gân, lọc sạch bạc nhạc, sau đó thái miếng dọc thớ rồi ướp với hỗn hợp gia vị gồm sả, gừng, tỏi, ớt khô băm nhỏ, mắc khén giã nát rồi để khoảng 2-3 tiếng, sau đó lấy que xiên và sấy trên than củi, để xa cho thịt chín từ từ, chín đều. Thịt được sấy cho đến khi vừa chín để không làm mất vị ngọt của thịt. Khi ăn, người ta hay cho vào chõ hấp lại khoảng 30 phút. Vị ngọt của thịt trâu đượm trong sự đậm đà của các gia vị tạo nên sức hấp dẫn cho đặc sản vùng cao.



 
Một số hình ảnh đẹp
Thịt trâu hun khói Điện Biên
Thịt trâu hun khói Điện Biên