This is default featured slide 1 title

Go to Blogger edit html and find these sentences.Now replace these sentences with your own descriptions.This theme is Bloggerized by Lasantha Bandara - Premiumbloggertemplates.com.

This is default featured slide 2 title

Go to Blogger edit html and find these sentences.Now replace these sentences with your own descriptions.This theme is Bloggerized by Lasantha Bandara - Premiumbloggertemplates.com.

This is default featured slide 3 title

Go to Blogger edit html and find these sentences.Now replace these sentences with your own descriptions.This theme is Bloggerized by Lasantha Bandara - Premiumbloggertemplates.com.

This is default featured slide 4 title

Go to Blogger edit html and find these sentences.Now replace these sentences with your own descriptions.This theme is Bloggerized by Lasantha Bandara - Premiumbloggertemplates.com.

This is default featured slide 5 title

Go to Blogger edit html and find these sentences.Now replace these sentences with your own descriptions.This theme is Bloggerized by Lasantha Bandara - Premiumbloggertemplates.com.

Sunday, July 31, 2016

Thịt bò nướng Lạc Cảnh Nha Trang

Thịt bò nướng Lạc Cảnh Nha Trang
Thịt bò nướng cũng là một trong những đặc sản của Nha Trang. Dân sành ăn vẫn kháo nhau rằng: "Đến Nha Trang mà chưa ăn bò nướng Lạc Cảnh thì mới biết Nha Trang có một nửa". Tuy đó chỉ là câu đùa nhưng thực ra cũng không phải quá lời. Trong cẩm nang ẩm thực của du khách nước ngoài luôn có địa chỉ của quán bò Lạc Cảnh.



Bí quyết làm nên vị ngon của món thịt bò này nằm ở các công thức trộn thịt bò với mật ong cùng hơn 10 gia vị của quán. Thịt bò nướng Lạc Cảnh được thái quân cờ và nướng trên than hoa. Tại quán có khá nhiều loại bò nướng để bạn lựa chọn. Món này thường được ăn kèm với rau sống, tuy nhiên bạn cũng có thể gọi thêm bánh mỳ hoặc bánh tráng để ăn kèm.

Một số hình ảnh đẹp
Thịt bò nướng Lạc Cảnh Nha Trang
Thịt bò nướng Lạc Cảnh Nha Trang












Miến lươn Hà Nội

Miến lươn Hà Nội
Miến lươn mềm, miến lươn giòn, miến lươn nước hay miến xào lươn là những món ngon rất gợi thèm trong những ngày gió chuyển mùa.



Ẩm thực Hà Nội phong phú và đa dạng với vô vàn món ăn ngon. Những món ngon dân dã ấy, dù lẩn khuất đâu đó trong những nhà hàng, khách sạn sang trọng hay đông đúc với những quán xá vỉa hè cũng đều mang hương vị hết sức đặc trưng. Miến lươn là một món ăn như thế.

 

Miến lươn phổ biến là vậy nhưng cách thức chế biến của món ăn này không hề đơn giản. Để có được tô miến ngon, người đầu bếp phải tập trung, kiên nhẫn và rất khéo léo trong khâu chế biến lươn và nước dùng.

 

Làm lươn vốn là một công việc khó. Người đầu bếp phải làm sạch, lóc thịt lươn thật khéo léo để lươn không nát và không dính ruột. Thịt lươn trước khi đưa vào chế biến phải được tẩm ướp đều để đến khi xào dậy lên mùi thơm quyến rũ. 

 

Miến lươn chia làm 2 loại chính: miến lươn mềm và miến lươn giòn. Miến lươn giòn được chế biến bằng phương thức đem mỡ đun trong chảo nóng rồi cho hành khô vào phi thơm. Bỏ thịt lươn vào xào cùng mộc nhĩ. Sau đó đem miến xào săn hoặc chần cho mềm trong vài phút rồi bắc ra, trộn với lươn đã xào đều và bày ra đĩa cùng rau răm, hành thái nhỏ, ăn kèm với ớt chưng.

 

Dạng miến lươn nước có nước dùng làm từ nước xương lợn ninh kỹ, hớt bọt gạn trong, thêm chút muối và gừng đập dập để làm tăng hương vị món ăn. Khi ăn, miến được rửa sạch, chần mềm trong nước dùng rồi cho vào bát, đặt thịt lươn lên trên cùng với hành răm thái thật nhỏ và chan nước vừa đủ xâm xấp bề mặt để miến không trương nở.

 

Các hàng quán ở Hà Nội hiện nay đều sử dụng thịt lươn khô, tẩm bột chiên giòn và thịt lươn mềm hấp qua. Món miến lươn nước được kết hợp với giá đỗ và hành khô phi thơm. Nhưng dù thế nào thì vị ngọt của lươn, hòa cùng giá ngọt, rau răm thơm, ăn kèm theo quẩy ngâm trong bát nước dùng đậm đà vị xương cũng vẫn là một món ngon có sức hấp dẫn khó cưỡng.

Một số hình ảnh đẹp
Miến lươn Hà Nội
Miến lươn Hà Nội












Bề Bề rang muối Cát Bà

Bề Bề rang muối Cát Bà
Bề Bề (người miền Nam hay gọi là tôm tít hay bọ ngựa biển) là món hải sản khá đặc trưng tại Cát Bà. Tại đây có nhiều nhà hàng chế biến được món ăn từ bề bề, nhưng tại khách sạn Hướng Dương 1 (đường Núi Ngọc), bề bề được các đầu bếp tài hoa ở đây chế biến theo kiểu riêng biệt đan xen nghệ thuật. Đó là món bề bề rang muối.

 



Khi người phục vụ mang đĩa bề bề óng ánh béo ngậy, thơm phức, ai cũng muốn thưởng thức ngay.

 

Bề bề tại Cát Bà có khá nhiều, đặc trưng của những con bề bề ở đây là to, mẩy và bóng, do đó món ăn từ bề bề bao giờ cũng hấp dẫn. Để có được món ăn độc đáo này, người chế biến phải chọn lựa bề bề cẩn thận và đặc biệt, phải còn sống, để khi chế biến xong, thịt còn nguyên, không dập, vỡ và tạo nên hương thơm đặc trưng.

 

Là món rang muối nhưng chao dầu (hoặc mỡ) để tạo vị ngậy món ăn này không thể thiếu, do đó khi nhiền thấy đĩa bề bề rang muối, những người lần đầu thưởng thức sẽ cảm nhận như mình đang được ăn món rán. Món ăn này chế biến khá cầu kỳ bao gồm các loại gia vị như: sả, dầu, muối, tiêu… song để cho món ăn này đạt đến độ thơm ngon thì phải có nghệ thuật dùng lửa nên không phải bếp nào cũng có thể rang được bề bề. Khi rang chín, bề bề phải đạt độ thơm, dai và ngậy.

 

Bề bề rang muối đã ngon, nhưng nếu tìm được những con đang ôm trứng mà rang muối thì càng tuyệt vời. Khi ăn, người phục vụ sẽ giúp bạn cắt vây bên cạnh, chỉ cần đưa chiếc đũa vào dọc sống lưng con bề bề đã cắt vây, lột nhẹ là cả mảng vỏ sẽ bong ra, chỉ còn lại miếng thịt thơm ngon. Món năn này đồ chấm phù hợp nhất là tương ớt. Chấm miếng thịt bề bề vào đĩa tương ớt, đưa lên miệng, bạn sẽ cảm nhận được vị ngon, ngọt và cay cay nơi đầu lưỡi, thật thú vị.

 

Nếu đã đến Cát Bà, bạn hãy thưởng thức món ăn độc đáo này của khác sạn Hướng Dương 1 xem sao. Bạn sẽ nhớ mãi hương vị đậm đà khó quên của biển Cát Bà và tấm thịnh tình của người dân nơi đây.

Một số hình ảnh đẹp
Bề Bề rang muối Cát Bà












Saturday, July 30, 2016

Lẩu lòng Hà Nội

Lẩu lòng Hà Nội
Lòng được chế biến sạch sẽ, giòn dai, nhâm nhi cùng bát cháo nóng ngon ngọt, thơm phức trong tiết trời se lạnh vừa ngon miệng lại ấm bụng.

 



Vào những ngày trời dịu mát hay những khi có không khí lạnh bỗng nhiên ùa về, nồi lẩu nóng hổi nghi ngút khói là món ăn mà những người “có tâm hồn ăn uống” thường nghĩ tới đầu tiên và không khỏi cảm giác thèm thuồng. Nổi tiếng là “thiên đường lẩu” ở Hà Nội, phố Phó Đức Chính đã trở nên quen thuộc với các quán lẩu ếch, lẩu riêu cua, bò nướng nằm san sát nhau, kéo dài gần như cả dọc phố. Nhưng nếu muốn thử một lần “đổi gió” cho bữa tụ tập anh em, bạn bè thì quán lẩu lòng nằm tách biệt ở đoạn gần cuối phố là một địa điểm bỏ túi không tồi.

 

Nếu không phải là khách quen hoặc được bạn bè giới thiệu, hẳn nhiều người đi đường sẽ chẳng dám “mạo hiểm” ghé vào bởi tâm lý món lòng lợn chế biến ở các hàng ăn thường rất mất vệ sinh và không đảm bảo an toàn thực phẩm. Nhưng những thực khách đã một lần ăn thử ở đây rồi chắc chắn sẽ chẳng bận tâm hay lo ngại gì nữa bởi có thể tận mắt nhìn thấy những cỗ lòng được mang ra cắt thái hoàn toàn sạch sẽ và chất lượng.

 

Lẩu lòng nghe có vẻ lạ tai nhưng thực chất nó là biến tấu của món cháo lòng quen thuộc. Nói thì đơn giản vậy nhưng để có được một nồi lẩu lòng ngon ngọt như ở quán thì không dễ chút nào. Thoạt đầu, khi nồi lẩu mới được bưng ra đặt trên bếp, nhiều người sẽ cảm thấy hụt hẫng vì trông chẳng màu mè, hấp dẫn như lẩu riêu hay lẩu ếch. Nhưng khi nồi lẩu bắt đầu bốc khói, một mùi thơm lan tỏa khó cưỡng khiến thực khách cứ phải liên tục hít hà và muốn thưởng thức ngay lập tức. Anh chủ quán tiết lộ nước cháo phải được ninh bằng xương bay (loại xương thường dùng nấu bột/cháo cho các bé) và chim trời Hà Tĩnh mới ngọt thơm được như vậy. Hơn nữa, bí quyết còn nằm ở chiếc nồi gang được đúc rất dày giúp món lẩu cháo dù được đun bao lâu cũng không bị khê và còn giữ cho món ăn luôn nóng hôi hổi.

 

Tùy theo sở thích và yêu cầu của thực khách mà chủ quán sẽ mang ra những đĩa lòng khác nhau, từ tràng, dạ dày, cuống tim cho đến lòng xe điếu, gan, dồi lợn đều có đủ cả. Cách ăn cũng giống như các loại lẩu khác, thực khách thả dần các loại lòng vào nồi nước cháo sôi trên bếp, vừa nhâm nhi lòng vừa nhúng rau cải cúc, nấm kim châm ăn kèm. Sau khi đã chán với kiểu ăn nhúng thả này, bạn có thể múc cháo ra bát rồi ăn kèm với quẩy giòn rụm. Trong không khí se se lạnh của những ngày cuối thu, cùng người thân, bạn bè quây quần bên nồi lẩu thơm phức, vừa lai rai lòng vừa xì xụp bát cháo nóng thật không gì “thú” bằng

Một số hình ảnh đẹp
Lẩu lòng Hà Nội
Lẩu lòng Hà Nội












Mực rim nướng Bình Định

Mực rim nướng Bình Định
Mực rim nướng là món ăn hè phố khoái khẩu của nhiều người tại Quy Nhơn. Món ăn dân dã này được chế biến khá đơn giản. Khô mực sau khi được nướng sơ sẽ được tẩm với các loại gia vị như mạch nha, ớt xào, tỏi... cho mực ngấm đều, tạo thành món ăn chơi hấp dẫn.



 
Một số hình ảnh đẹp
Mực rim nướng Bình Định
Mực rim nướng Bình Định












Friday, July 29, 2016

Lẩu ốc Hà Nội

Lẩu ốc Hà Nội
Là món ăn khá lạ tai nhưng ít ai biết lẩu ốc đã có mặt tại Hà Nội từ cách đây rất lâu. Không như khi ăn các món chế biến từ ốc khác, lẩu ốc mang lại cho thực cảm giác thích thú khi cắn miếng ốc giòn dai được tẩm ướp đậm đà. Phần nước dùng của lẩu ốc có vị thanh, ngọt từ xương hầm và dậy mùi của ốc, giấm bỗng. Bên cạnh ốc còn có sủi cảo, đậu rán vàng, thịt ba chỉ và không thể thiếu chuối xanh, thứ gia vị đi cùng ốc. Một số địa chỉ có lẩu ốc ngon tại Hà Nội mà thực khách có thể tham khảo là Trường Chinh, Khương Thượng, Phạm Ngọc Thạch.



 
Một số hình ảnh đẹp
Lẩu ốc Hà Nội












Tươi ngon mực nhúng nước dừa Cà Mau

Tươi ngon mực nhúng nước dừa Cà Mau
Về Cà Mau khi vào các quán hải sản tươi sống thực khách có thể gọi món mực tua (bạch tuộc) nhúng nước dừa để thưởng thức vị tươi ngon của món ăn này.

 



Đa phần mực tua sau khai khác từ biển khơi về đến đất liền là đã chết, phải ướp nước đá, nên chỉ có một vài quán có bán mực tua tươi sống. Khi ăn món mực tua nhúng nước dừa, thực khách sẽ được trải nghiệm cảm giác giống như ở ngoài biển khơi khi tự tay bỏ những con mực còn sống vào trong nồi nước dừa đang sôi.

 

Muốn có nồi nước dừa ngon để nhúng mực, chúng ta pha chế theo công thức: 7 phần nước dừa tươi, 3 phần nước lã. Để nồi nước thơm ngon hơn, phải cho vào một ít tỏi sấy, gừng, củ hành tây hoặc củ hành tím, sả dập vào, sau đó nêm nếm cho vừa ăn thì bỏ mực vào.

 

Mực nhúng nước dừa chấm với nước mắm mặn hoặc muối tiêu chanh, tùy theo sở thích của từng người. Chúng ta có thể nhúng kèm theo cải xanh, hành lá, rau cần tàu, tần ô… để món ăn tăng thêm phần hấp dẫn.

Một số hình ảnh đẹp
Tươi ngon mực nhúng nước dừa Cà Mau
Tươi ngon mực nhúng nước dừa Cà Mau
Tươi ngon mực nhúng nước dừa Cà Mau












Tuesday, July 26, 2016

Hồng không hạt Bắc Kạn

Hồng không hạt Bắc Kạn
Do nhân bản vô tính qua nhiều thế hệ, nên Bắc Kạn có loại đặc sản hồng không hạt nổi tiếng, khi ăn giòn, ngọt, hương vị rất đặc biệt. Hồng không hạt được trồng trên khắp địa bàn tỉnh Bắc Kạn. Hồng cho thu hoạch vào tháng 8 - 9 âm lịch hàng năm. Cùng với quýt Bắc Kạn, Hồng không hạt Bắc Kạn đã được Cục sở hữu trí tuệ cấp chứng nhận chỉ dẫn địa lý.



 
Một số hình ảnh đẹp
Hồng không hạt Bắc Kạn
Hồng không hạt Bắc Kạn












Monday, July 25, 2016

Chè Tân Cương Thái Nguyên

Chè Tân Cương Thái Nguyên
Đặc sản hàng đầu của Thái Nguyên phải nói ngay đến là trà, bởi nước trà Thái đượm đà vị chát dịu, để lại dư vị ngọt ngào và thoảng hương thơm mùi cốm, khiến cho ai mới nhấp môi cũng sẽ còn nhớ mãi.

 



Trà Thái đượm đà vị chát dịu, để lại dư vị ngọt ngào và thoảng hương thơm mùi cốm, khiến cho ai mới nhấp môi cũng sẽ còn nhớ mãi

Nhà thơ Dương Thuấn cũng đã phải thốt lên:

 

“Trà Nhật, trà Tầu, trà năm châu bốn bể

 

Uống bao thứ trà của nghìn muôn xứ sở

 

Chẳng đâu ngon thơm như trà Thái Nguyên”

 

Nhờ thổ nhưỡng và khí hậu thích hợp nên đâu đâu trên miền đất Thái Nguyên cây chè cũng phát triển tốt tươi, đã có những vùng chè nổi tiếng như chè La Bằng (Đại Từ); chè Khe Cốc (Phú Lương); chè Trại Cài (Đồng Hỷ) nhưng nổi tiếng hơn cả là chè Tân Cương (TP Thái Nguyên). Quả thật Trà Tân Cương Thái Nguyên đã sánh ngang được với trà Atxam nổi tiếng của Ấn Độ hay trà đặc sản Long Tỉnh của Trung Quốc. Du khách qua đây đều nói: “Đến Thái Nguyên mà chưa được thưởng thức một chén trà Tân Cương vào buổi sớm mai, hay chưa mua được vài lạng chè móc câu sao suốt mang về thì chưa thể gọi là đã đến Thái Nguyên”!...

Một số hình ảnh đẹp
Chè Tân Cương Thái Nguyên
Chè Tân Cương Thái Nguyên












Càng ghẹ rang muối ớt Sài Gòn

Càng ghẹ rang muối ớt Sài Gòn
Có thể nói không một quán ốc nào ở Sài Gòn lại không có món Càng ghẹ rang muối ớt trong thực đơn. Có nơi rang càng ghẹ với muối ớt, nơi dùng muối tây ninh, mỗi cách mang lại vị đặc trưng lạ miệng. Càng ghẹ chắc, thịt dai dưới vị mặn cay của muối ớt, làm tăng vị giác đỉnh điểm. Khi phục vụ món này, càng ghẹ thường được kẹp vỏ trước để thực khách dễ ăn hơn. Càng ghẹ thường được chấm với nước mắm ngọt hoặc muối tiêu chanh.



 
Một số hình ảnh đẹp
Càng ghẹ rang muối ớt Sài Gòn












Sunday, July 24, 2016

Gạo Bao thai Bắc Kạn

Gạo Bao thai Bắc Kạn
Không chỉ nổi tiếng với những di tích lịch sử và là quê hương giàu truyền thống cách mạng, Chợ Đồn còn được biết đến là một nơi có nhiều loại đặc sản quý do chính người dân nơi đây sản xuất.

 



Nhờ những đặc điểm về khí hậu và chất đất riêng rất phù hợp với giống lúa “bao thai lùn”, sản phẩm gạo Bao thai Chợ Đồn đã trở thành một loại đặc sản mà thiên nhiên ưu ái ban tặng cho vùng đất chiến khu xưa.

  

Các sản phẩm được chế biến từ loại gạo này có những hương vị riêng rất đặc biệt mà nhiều nơi khác không có được. Du khách đến với Chợ Đồn, ngồi trên nhà sàn, bên bếp lửa hồng, nhâm nhi chén rượu ngô men lá, ăn bát cơm gạo bao thai trắng ngần, thơm dẻo cùng với cá suối, thịt lợn rừng…mới thấy hết được cái ngon ngọt và mùi thơm của thứ gạo này.

 

Từ bao đời nay, bà con nông dân nơi đây đã gắn bó mật thiết với cây lúa bao thai lùn. Đây là giống lúa đặc biệt, không ưa thâm canh, phụ thuộc vào ánh sáng, ít sâu bệnh, thích nghi với chất đất và khí hậu vùng núi cao. Giống lúa này cho năng suất cao hơn các giống lúa bao thai thông thường; có độ dẻo, thơm quyến rũ ngay cả khi đã được chế biến thành, bún, bánh phở, bánh cuốn.

 

Chợ Đồn hiện nay có 16/22 xã hội tụ đủ các yếu tố cần thiết cả về khí hậu, đất, nước, điều kiện canh tác, dự kiến sẽ được quy hoạch thành vùng sản xuất lúa bao thai. Hàng năm bước vào vụ gieo trồng lúa bao thai, bà con nông dân các xã trong vùng dự án đều tập trung cao độ, chuẩn bị đủ các điều kiện về nước tưới, giống, phân bón, thuốc bảo vệ thực vật...Tất cả đều tuân thủ các quy trình kỹ thuật gieo cấy, chăm sóc.

 

Người dân Chợ Đồn ví gạo bao thai như thiếu nữ Tày: Đậm đà, trắng trong và căng tràn sức sống.

 

Cô gái Tày xới cho khách bát cơm đầy, khói thơm bay sực nức, dẻo quyện lấy cây đũa tre. Hạt cơm trắng, vị đậm ngọt dài xuống họng. Để rồi khi đi xa, khách nhớ về vị thơm ngọt của hạt cơm, nhớ về sơn nữ với đôi má trắng hồng bẽn lẽn, hẹn sẽ lại về thăm Chợ Đồn vào một ngày không xa.../.

Một số hình ảnh đẹp
Gạo Bao thai Bắc Kạn












Bánh bột lọc chan Hà Nội

Bánh bột lọc chan Hà Nội
Giữa tiết trời se lạnh của mùa thu, ngồi nhâm nhi bánh bột lọc dẻo dẻo, húp thứ nước chan nóng ấm quả thật không còn gì tuyệt hơn.


Thông thường bánh bột lọc - món ăn đặc trưng xứ Huế thường được chấm kèm với nước chấm chua ngọt. Nhưng qua sự biến tấu tài tình của người Hà Nội, món bánh bột lọc chan ra đời. Giữa tiết trời se lạnh của mùa thu, ngồi nhâm nhi bánh bột lọc dẻo dẻo, húp thứ nước chan nóng ấm quả thật không còn gì tuyệt hơn.

 

1. Bánh bột lọc Hồng Mai

Quán bánh bột lọc trên con ngõ nhỏ ở phố Hồng Mai, đối diện trường THPT Đoàn Kết chỉ là chiếc xe đẩy nhỏ bình dị. Quán chỉ bán duy nhất món bánh bột lọc chan.

 

Khi có khách, cô chủ sẽ cắt vài chiếc bánh vào tô, thêm rau sống rồi chan thứ xâm xấp nước chấm chua ngọt. Thưởng thức miếng bánh bột lọc, ban đầu bạn sẽ thấy sự mềm mềm, dẻo dẻo nhẹ nhàng, thanh mát từ vỏ bánh và mộc nhĩ giòn giòn. Sau đó, bạn sẽ từ từ cảm nhận được vị ngọt ngọt, thơm thơm của tôm cùng đôi chút mặn mặn của thịt xay.

 

Nhân bánh của quán cũng có thịt xay, mộc nhĩ, tôm nhưng điểm đặc biệt là cô chủ quán vui tính chỉ lựa những con tôm to, tươi nên khi ăn có thể cảm nhận rõ phần thịt tôm chắc ngọt. Trong những ngày trời se lạnh, nhâm nhi chiếc bánh bột lọc dẻo thơm và xì xụp thứ nước chấm nóng ấm được chan trực tiếp vào bát bộc lọc, thực sự không thể tuyệt hơn. Quán thường bán từ 10h sáng đến 5h chiều, nhưng hôm nào đông khách có thể hết sớm hơn

 

2. Bánh bột lọc Ngọc Lâm

Tuy hơi xa trung tâm Hà Nội nhưng quán bánh bột lọc trên phố Ngọc Lâm vẫn thu hút được nhiều bạn trẻ đến thưởng thức. Ở đây cô chủ quán làm hẳn 2 loại: bánh bột lọc nhân tôm thịt và bánh bột lọc nhân thịt dành cho những bạn không ăn được tôm.

 

Bánh bột lọc Ngọc Lâm tuy bé hơn so với bánh bột lọc Hồng Mai một chút nhưng cũng ngon không kém. Vỏ bánh mềm, mỏng, nhân bánh đầy đặn quyện với nước chấm nóng hổi và chút rau húng, rau mùi làm bạn phải gọi đến bát thứ hai. 

 

Nước chấm được pha chế từ nước mắm và nước ninh xương nên ngọt và thơm. Nếu bạn muốn thêm vị chua, cay thì có thể thêm một chút tương ớt và dấm. Vậy là cũng trọn vị cho một món ăn với cách chế biến khác lạ.

 

Đặc biệt cô chủ quán khi biết ăn bánh chan nước mắm xong sẽ khát nước nên còn bán kèm chè đỗ đen trân châu nhân dừa với giá chỉ 10.000 đồng/cốc to. Đây là một quán nhỏ nằm trên vỉa hè, cạnh số 243 Ngọc Lâm, bán từ 2 giờ chiều. 

 

3.Bánh bột lọc cô Thường – Thụy Khuê

Quán là ngôi nhà cũ nằm trên phố Thụy Khuê. Dù chẳng có biển hiệu quá to nhưng quán lúc nào cũng đông khách, nhất là những ngày thu se lạnh thế này. Ngoài rau sống, bánh bột lọc ở đây còn được ăn kèm với dưa góp đu đủ giòn giòn.

 

Bát bánh bột lọc có đủ màu, màu xanh của rau thơm, màu trắng trong của bánh, đo đỏ của ớt và ẩn hiện sắc hồng của tôm. Nước chan của quán lúc nào cũng nóng hổi nghi ngút khói rất hấp dẫn. Tuy nhiên, chính vì nước chan quá nóng mà rau ăn kèm bị tái.

Một số hình ảnh đẹp
Bánh bột lọc chan Hà Nội
Bánh bột lọc chan Hà Nội












Saturday, July 23, 2016

Bánh ú Đa Lộc Trà Vinh

Bánh ú Đa Lộc Trà Vinh
Bánh ú ở Đa Lộc có nguồn gốc ở ấp Hương Phụ, xã Đa Lộc, huyện Châu Thành, tỉnh Trà Vinh. Bánh ú Đa Lộc có truyền thống lâu đời, trở thành một món ăn quen thuộc của người dân địa phương. Để có cái bánh ú đẹp và ngon đòi hỏi sự nhọc công cũng như sự khéo léo của người làm, nguyên liệu chính làm bánh ú là từ hạt nếp mộc mạc dân dã, lá ngót để bánh có màu xanh tự nhiên, lòng đỏ trứng hột vịt muối, thịt mỡ và nhân bánh được làm từ loại đậu xanh nấu chín, nghiền nhuyễn.

 



Người Đa Lộc chuyên gói bánh ú bằng lá chuối, dáng hình và màu sắc của bánh rất quan trọng. Vì vậy, kỹ thuật gói bánh đòi hỏi phải chuẩn từ hình khối lẫn góc cạnh, sao cho bánh thật khít, thật đều và cân đối. Chính bàn tay khéo léo và nguyên liệu chọn lọc rất kỹ đã làm cho Bánh ú khi luộc chín có màu xanh lá, cái bánh dẻo quánh để lại trên da bánh chút xanh phơn phớt rất đẹp chỉ cần cắn một miếng thôi mà như tận hưởng cả mùi thơm đặc trưng của quê hương.


Bánh ú Đa Lộc rất được nhiều người ưa thích, ngay cả du khách miền Tây và thành phố Hồ Chí Minh cũng mua về dùng và làm quà tặng mỗi khi có dịp về thăm Trà Vinh.

Một số hình ảnh đẹp
Bánh ú Đa Lộc Trà Vinh












Friday, July 22, 2016

Bánh canh chả cá Bình Định

Bánh canh chả cá Bình Định
Bánh canh chả cá là đặc sản khá nổi tiếng ở Quy Nhơn, được bày bán ở nhiều con phố. Sự độc đáo của bánh canh chính là cách làm bánh, chả và chế biến nước dùng. Chả cá ở đây được chế biến hoàn toàn từ cá tươi với nhiều gia vị. 

 



Còn sợi bánh làm bằng bột gạo pha với bột mì, khi chín có độ dai và màu trong rất lạ. Nước dùng chủ yếu nấu bằng xương cá, đầu cá tạo ra cái ngọt thanh thanh, để lại cho người ăn cảm giác khó quên.

 

Không giống như bánh canh ở các nơi khác, bánh canh chả cá Bình Định có hai loại chả mà du khách có thể chọn là chả chiên thơm nồng và chả hấp được giã bằng tay với các loại cá mối, các thác lác... làm nên vị ngọt đậm đà. Khách ăn bánh canh đôi khi không cần quán cầu kỳ, sang trọng mà chỉ ngồi ở vỉa hè mà thưởng thức.

Một số hình ảnh đẹp
Bánh canh chả cá Bình Định












Xôi tím Lai Châu

Xôi tím Lai Châu
Giữa cái se lạnh đầu mùa đông, mùi thơm ngậy của món xôi tím - thứ đặc sản ở Lai Châu khiến khó ai có thể kìm lòng.  

 



Xôi tím được đôi bàn tay khéo léo của người phụ nữ Thái, Dáy… làm với những bí quyết riêng. Từ những hạt gạo nếp nương thơm dẻo, hạt to đều không lẫn tẻ, hương thơm ngọt, đem vo sạch rồi ngâm trong nước lã từ 6 - 8 giờ. Màu tím đặc trưng và hấp dẫn của xôi được nhuộm bằng loại cây có tên là Khẩu cắm (loại cây này chỉ có ở miền núi). Cây Khẩu cắm bẻ cả cành, lá rửa sạch, đem luộc. Luộc lá sôi chừng năm phút, khi thấy nước chuyển sang màu tím, sánh là được. Để nước lá nguội bớt rồi chút gạo nếp vào ngâm thêm 2 đến 3 giờ. Đồ xôi tím phải đồ bằng chõ gỗ được đục từ thân cây sung, lửa củi mới có được mùi vị thơm ngon hơn cả. Đồ đến khi hạt gạo chín nục, xới từng lớp xôi thấy màu tím tươi, bóng, hạt xôi dẻo mà không dính, có mùi thơm ngào ngạt là đã hoàn thành quy trình nấu xôi. Ngoài hương vị thơm ngon, ngậy mà không ngán, xôi tím còn hấp dẫn bởi màu sắc và chất của loại lá cây rừng. Theo kinh nghiệm của đồng bào dân tộc ở Lai Châu, cây Khẩu cắm dùng đồ xôi còn có tác dụng chữa bệnh đường ruột và bồi bổ sức khỏe rất tốt.


Nếu có dịp đến với các phiên chợ như Dào San, Sìn Hồ, hay chợ phiên San Thàng... du khách sẽ ấn tượng với hình ảnh những cô gái dân tộc gùi những gùi xôi xuống chợ bán, quanh mình tỏa ra mùi thơm dẻo của gạo nếp nương và đặc biệt là màu tím đặc trưng vô cùng hấp dẫn. Thư thái ngồi bên bếp lửa thưởng thức xôi tím với cá nướng Pa pỉnh tộp hay miếng chả quế, thực khách sẽ cảm nhận được cả dư vị của núi rừng./.

Một số hình ảnh đẹp
Xôi tím Lai Châu












Thursday, July 21, 2016

Những món ăn phải thử qua khi đến Nha Trang

Những món ăn phải thử qua khi đến Nha Trang
Khánh Hoà có rất nhiều tài nguyên thiên nhiên, đặc biệt là tài nguyên biển. Nguồn tài nguyên giàu có này đã mang đến cho mảnh đất này vô vàn món ăn ngon, trong đó có không ít những món ăn chỉ từng dành cho các vị vua chúa.



1.Yến sào Khánh Hòa


Yến sào, chữ Hán là tổ của chim yến, được làm hoàn toàn bằng nước bọt của chim yến. Ngày xưa, tổ yến là vật quý được dâng vua và chỉ các nhà vương giả mới đủ tiền mua.Có một điều may mắn, Khánh Hòa lại là nơi chim yến làm tổ nhiều nhất ở Việt Nam (hàng năm, Khánh Hòa thu được khoảng hơn 2 tấn tổ yến so với 600 - 700kg/năm ở Bình Định và Đà Nẵng). Để có được sản lượng tổ yến trên, Khánh Hòa đã hội đủ 3 yếu tố: thiên thời, địa lợi và nhân hòa.

 

Yến sào có tác dụng làm trong sạch và tăng cường sức đề kháng cho cơ thể con người, những bệnh nhân lao phổi nặng, yến sào có khả năng phục hồi và tiêu trừ sạch mầm bệnh cho bộ phổi. Đồng thời, yến sào là phương thuốc hiệu quả, giúp da giữ vẻ tươi mát, mềm mại nhờ chức năng kích thích tái tạo tế bào làn da.

 

Món yến sào ăn bất cứ giờ giấc nào trong ngày, không phải hạn chế như các món ăn khác, đòi hỏi nhiệt độ nóng hay lạnh mới ăn được, có thể sử dụng trong trạng thái nóng, nguội, lạnh mà không có tác dụng xấu. Nếu có đủ điều kiện nên ăn thường xuyên, ít nhất 3 lần trong mỗi tuần lễ. Theo lời khuyên của các nhà nghiên cứu, tốt nhất nên ăn yến sào vào lúc dạ dày trống rỗng, hoặc buổi tối, trước khi đi ngủ, hoặc dùng 1 chén súp yến sào lúc sáng sớm (khoảng 30 phút trước khi ăn điểm tâm).

 

Khi ăn chén chè yến Khánh Hòa, bạn sẽ cảm nhận thấy một mùi vị thơm ngon đặc trưng rất khó diễn tả mà không tổ yến nơi nào có được. Chính vì mùi vị thơm ngon mà tổ yến Khánh Hòa được phong “vua” và giá cả luôn ở mức cao nhất thế giới (tài liệu của CITES, 1994). 

 

2.Nem Ninh Hòa Khánh Hòa

 

Nem nướng Ninh Hòa được làm từ nguyên liệu thịt đùi heo còn nóng hôi hổi khi vừa xẻ thịt xong. Thịt được giã nhuyễn bằng máy và giã sơ lại bằng chày tay rồi ướp gia vị. Hỗn hợp thịt này được quấn quanh chiếc đũa nướng trên than hồng. Mùi thơm lừng tỏa ra nhờ các gia vị và hương liệu. Khi nem chín vàng, đầu bếp cắt thành nhiều miếng nhỏ và dài cho dễ gói.

 

Nem nướng ăn kèm thường là bánh hỏi và bún. Cùng vài miếng bánh tráng cuốn tròn chiên giòn rụm. Rau ăn với nem nướng không thể thiếu xà lách, rau húng, chuối chát, hẹ lá và nhiều loại rau rừng chỉ có ở miền Trung.

 

Đây là món ăn dân dã nhưng cũng không kém phần sang trọng. Vì thế, khi ăn, người ta lấy mỗi thứ rau một vài lá rồi cuốn với bánh tráng và bánh hỏi, bánh tráng chiên giòn kẹp với một miếng nem nướng chấm với nước chấm. Nước chấm được chế biến rất đặc biệt gồm nước mắm nhỉ được pha loãng nêm gia vị và tỏi, ớt, đậu phộng rang giã nhuyễn, có vị hơi ngọt và sền sệt. Rau có đủ vị chua, chát, cay, đắng, thơm,... hòa với nước chấm hương vị là lạ, thơm và béo.

 

Nem Ninh Hòa là đặc sản của tỉnh Khánh Hòa rất phổ biến ở vùng này. Nhiều người phải nếm thử nem nướng khi đặt chân đến Ninh Hòa hay Nha Trang. 

 

3.Tôm hùm Bình Ba Khánh Hòa

 

Bình Ba là một ốc đảo nằm ngay cửa vào vịnh Cam Ranh, ngư trường ở đây tạo ra những giống tôm hùm bông xanh có hương vị rất riêng và khá đặc biệt, trở thành một trong những món đặc sản trứ danh của tỉnh này.Thịt tôm hùm ngon nên chế biến món ăn kiểu gì cũng rất tuyệt. Loại tôm hùm bông xanh ở Bình Ba nếu đem nấu cháo sẽ có hương vị ngon đặc biệt.

 

Muốn nấu cháo tôm hùm ngon, người ta phải chọn loại gạo dẻo, nếu được gạo nàng thơm Chợ Đào, Long An thì “hết sẩy”. Nấu món này không mất nhiều công. Vo gạo nấu cháo, tôm hùm lóc thịt để riêng (nhớ giữ lại vỏ và luộc chín để trang trí sau khi múc cháo ra tô cho hấp dẫn, nhất là khi đãi khách), phi hành mỡ rồi bỏ thịt tôm vào tao sơ cho có màu đỏ đẹp.

 

Cháo gần chín, bỏ thịt tôm vào (nếu muốn cháo ngọt hơn có thể cho thêm nghêu sống, bỏ vào nồi cháo trước khi cho thịt tôm) và cho gia vị, nêm nếm vừa ăn. Nhắc cháo xuống, cho hành lá xắt nhỏ, ngò, cho ít tiêu xay vào, ăn nóng. Lúc này bạn đã có nồi cháo thơm ngậy với màu đỏ của thịt tôm, màu vàng nhẹ của mỡ phi, màu xanh của hành ngò.

 

4.Sò huyết Thủy Triều

 

Sò huyết Thủy Triều nổi tiếng ở Khánh Hòa và được nhiều người biết đến bởi thịt ngọt, lành có một không hai. Dù không nổi danh như các món ngon khác, song với hương vị và giá trị dinh dưỡng cao, sò huyết sứng đáng xếp vào danh sách các món ăn thuộc hàng "hải sản vua".

 

Ở Thủy Triều, người ta vẫn duy trì việc khai thác sò huyết bằng phương pháp thủ công. Khi triều xuống, người ta mang thúng nan lội bùn bắt sò. Khi chân đạp trúng sò, dùng các ngón chân quặp chặt rồi từ từ đưa lên, bàn tay thò xuống bắt con sò bỏ vào thúng. Có người dùng cào đề tìm sò. Khi sò nổi lên, người ta nhặt cho vào giỏ.

 

Sò bắt về, phải ngâm trong nước lạnh khoảng 1-2 giờ để sò nhả sạch bùn đất. Sau đó, dùng bàn chải cứng chà rửa sạch bên ngoài vỏ. Nếu mua sò, phải chọn sò huyết tươi sống. Sò tươi sẽ thò lưỡi ra ngoài để bò, thấy sò há miệng, khi lấy tay sờ thì miệng sò khép lại, là sò còn sống. Nếu mua phải sò đông lạnh hoặc sò có mùi hôi thì chế biến món ăn sẽ không ngon, không còn mùi thơm đặc trưng của nó

 

Theo y học cổ truyền, thịt sò huyết có vị ngọt, mặn, tính ấm, không độc có tác dụng bổ huyết, chữa được nhiều chứng bệnh như huyết hư, thiếu máu,… Trong sò huyết có nguồn chất đạm phong phú, chứa nhiều khoáng chất, nhiều vitamin… có giá trị dinh dưỡng cao giúp tăng cường sức chịu đựng dẻo dai cho cơ thể.

 

Thịt và vỏ sò cũng đều là dược liệu. Vỏ sò đem rửa sạch, đập vụn, cho vào nồi trát kín, nung đến khi vỏ đỏ hồng. Sau khi nguội, tán nhỏ, rây thành bột mịn. Ngoài hàm lượng dinh dưỡng cao, lại thêm thịt thơm ngon nên sò huyết được dùng làm món đặc sản tại các nhà hàng, các khách sạn và là một mặt hàng xuất khẩu có giá trị.













Cháo đậu xanh Hà Nội

Cháo đậu xanh Hà Nội
Tại số 9 ngõ 105 Bạch Mai (Hà Nội), có một quán nhỏ với tấm biển mộc mạc "Cháo đậu xanh - Nộm thịt bò khô".

 

Không giống các hàng khác hay nấu cháo với đậu xanh còn nguyên hạt và vỏ, quán có cách thức riêng để hạt đậu xanh tan nhuyễn với gạo. Chỉ cần ăn một thìa, bạn sẽ cảm nhận được vị đậu xanh thơm bùi hòa quyện với vị tía tô, hành hoa trong bát cháo đặc sánh.

 



 Bạn có thể chọn thịt gà hoặc thịt lợn băm để ăn cùng với cháo. Bạn có thể đổi vị với cháo đậu xanh thịt bò khô. Bát cháo với lạc rang bùi bùi, thịt bò khô cay cùng chút hạt tiêu sẽ làm hài lòng những thực khách muốn tìm cảm giác mới mẻ trong món ăn dân dã này.
 

Ngoài món cháo đậu xanh, quán còn có nộm thịt bò khô với thịt bò do chính tay chị chủ quán làm. Đĩa nộm được nêm nếm khá vừa miệng, đặc biệt là ngoài lạc rang, đu đủ, cà rốt thái sợi, thịt bò khô và các loại rau ăn kèm còn có thêm nem chạo. Bạn có thể chọn nước trộn nộm cay hoặc không cay tùy theo khẩu vị của mình

Một số hình ảnh đẹp
Cháo đậu xanh Hà Nội
Cháo đậu xanh Hà Nội












Wednesday, July 20, 2016

Chẳm chéo Sơn La

Chẳm chéo Sơn La
Với mùi vị đặc trưng của rất nhiều loại gia vị chỉ có ở núi rừng Tây Bắc, chẳm chéo là một món chấm cổ truyền của người Thái luôn mang đến cho du khách một cảm giác lạ lẫm khi thưởng thức. Đây được coi là "linh hồn ẩm thực của vùng Tây Bắc".

 



Người Thái ở Sơn La sử dụng chẳm chéo trong bữa ăn hàng ngày, ngoài ra họ còn dùng để tiếp khách. Nó là món ăn dân dã nhưng cũng là đặc sản của vùng núi rùng.

 

Chế biến chẳm chéo khá đơn giản với nhiều nguyên liệu quen thuộc như: tỏi, ớt tươi, vài lá tỏi tươi, rau mùi, mắm, đường... và nhất là không thể thiếu bột mắc khén, loại gia vị đặc trưng của người Thái. Tất cả được giã nhuyễn trộn đều vào nhau thành một loại nước chấm sền sệt với dư vị đặc biệt.

Một số hình ảnh đẹp
Chẳm chéo Sơn La












Tuesday, July 19, 2016

Rượu cần Đắk Nông

Rượu cần Đắk Nông
Trong bất cứ lễ, tết nào, đồng bào Tây Nguyên cũng đều có nghi thức uống rượu cần. Rượu, theo họ tin tưởng, là do Trời (Yang) sai thần linh xuống trần dạy cho con người cách làm rượu đủ loại: từ gạo, mì, bắp cho đến bo bo, kê...để tế lễ các đấng tối cao trong năm.

 



Rượu Ba Na được các dân tộc ở Tây Nguyên khen là ngon nhất, sau đó mới là rượu của người Ê-đê và Xơ-đăng.

 

Rượu cần Tây Nguyên uống bằng cần. Rượu cần có nhiều thứ, ngon hay dở là do ở người làm cũng như các hợp chất có được đầy đủ hay không. Hiện nay, rượu cần không chỉ dành riêng cho các đồng bào Tây Nguyên, mà họ thường chế tạo, cất thành từng ghè (ghè hay ché là loại hũ cao để đựng rượu) chở đi bán tại các làng miền xuôi. Cho nên, người Kinh chúng ta nay cũng "khoái" uống rượu cần trong các tiệc tùng linh đình hay lễ, tết.

 

Uống rượu cần thể hiện sự đoàn kết, thương yêu không có chuyện chén chú, chén anh, chén ông, chén bác... Mọi người cùng uống với nhau chung cần, trẻ, già, trai, gái nhâm nhi thịt trâu nướng mà không sợ mất vệ sinh.

 

Làm rượu cần rất đơn giản. Chỉ cần bỏ men vào cơm ủ trong ché (ghè) độ bốn năm hôm là thành rượu. Lúc nào uống thì đổ thêm nước lã vào chứ không cất như rượu đế. Rượu để lâu ngày càng ngon. Có người đem chôn rượu ở dưới đất hàng năm cho rượu hả hơi mới đem lên uống.

 

Rượu cần có nhiều loại. Rượu thóc là lúa mới xay, rửa cho sạch, ngâm nước rồi trộn men để bỏ vào ché. Lấy lá chuối bịt chặt miệng ché độ năm, sáu hôm sau là dùng được. Rượu cơm là rượu làm bằng gạo nấu thành cơm ủ với men; hoặc là trộn đều bỏ vào ché; hay bỏ một lớp cơm, một lớp men cũng được. Cơm rượu chỉ độ vài ba hôm là nở tràn ché. Còn rượu kê, bo bo, bắp, mì, v.v... thì cũng làm theo cách trên.

 

Đồng bào Ba Na gọi rễ cây men là Hiam. Rễ này cùng với gừng, ớt được giã nhỏ, trộn với gạo rồi viên thành viên nhỏ. Hoặc lấy rễ dây men - loại dây có gai bò trên mặt đất giống như dây trầu - đem phơi khô, giã nhỏ với củ riềng hay củ gừng rồi cũng viên thành từng viên lớn như quả trứng gà so. Mỗi ché chỉ bỏ độ một viên men là đủ.

 

Đến lúc uống mới đem cần cắm vào ché. Cần uống thường làm bằng cây trúc hay cây triêng. Cuốn cây triêng thường dài cả mét, chặt đem về phơi khô, rút lõi bỏ đi, dùng làm cần rượu thì tuyệt!

 

Rượu cần tuy nhẹ, dễ uống, nhưng uống nhiều, khách dễ bị đau đầu và có thể ngã lăn quay lắm...

Một số hình ảnh đẹp
Rượu cần Đắk Nông
Rượu cần Đắk Nông
Rượu cần Đắk Nông












Monday, July 18, 2016

Tương Dục Mỹ Phú Thọ

Tương Dục Mỹ Phú Thọ
Mùi thơm hấp dẫn, vị đậm ngọt, béo ngậy và màu vàng sánh của tương Dục Mỹ (tỉnh Phú Thọ) khiến cho những ai từng thưởng thức sẽ không quên được hương vị tương quê đặc biệt nơi đây.

 



Nằm cách trung tâm TP Việt Trì chưa đầy chục cây số về phía Đông, làng Dục Mỹ (xã Cao Xá, huyện Lâm Thao, tỉnh Phú Thọ) được nhiều người biết đến với nghề làm tương truyền thống. Bao lâu nay, những bí quyết làm tương ngon vẫn được gìn giữ và lưu truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác.

Theo lời các cụ cao tuổi trong làng, cái tên Dục Mỹ gắn với truyền thuyết về một người con gái đẹp người, đẹp nết, đức hạnh và có tiếng nơi vùng đất Kinh đô Văn Lang xưa. Không biết chính xác nghề làm tương có từ bao giờ, chỉ biết khi người con gái Dục Mỹ đi lấy chồng nơi khác vẫn giữ được bí quyết làm tương và truyền dạy cho thế hệ sau. 

 

Công nghệ làm tương ở Dục Mỹ cũng giống như công nghệ làm tương truyền thống của cư dân đồng bằng Bắc Bộ. Vẫn là gạo nếp ngon, loại nếp cái hoa vàng, đỗ tương đều hạt, muối tinh chọn lọc. Gạo nếp nấu thành cơm sao cho chín đều mà không khô, rải ra nong  ướp với muối tinh rồi phơi khô. Đỗ tương đãi sạch, rang khô đảm bảo lửa đượm, hạt đỗ chín đều lên màu vàng bốc mùi thơm, sảy bỏ vỏ rồi cho vào nồi đun sủi, để nguội, đổ vào vại sành, thỉnh thoảng hớt bọt để nước có màu vàng trong. Ủ mốc người ta dùng lá khoai hoặc lá sen. Khi mốc lên hoa hoè, cầm nắm mốc xốp nhẹ là được. 

 

Vại tương là một loại vại sủi (vại sành già), mỏng, không có lớp tráng men để nước đỗ trong, sủi đều. Nước ngâm đỗ phải là nước giếng khơi, không được dùng nước máy. Ngả tương là một ngày trọng đại, phải chọn vào lúc trời nắng to, nắng dài ngày bởi nếu trời lạnh, mưa dầm thì coi như mẻ tương ấy hỏng. Đậy nắp vại tương ủ khoảng 7 ngày, sáng dậy lấy muỗng khuấy đều rồi đậy lên trên một lớp vải tuyn mỏng tránh ruồi, một nắp sành tránh nắng chứ không tránh nóng. 

 

Khi ăn, tương rất nhuyễn và sánh, có màu vàng óng, mùi thơm đặc trưng, ăn có vị đậm ngọt và bùi của đỗ tương, mang đậm hương vị quê nhà, khơi gợi thú ẩm thực của những kẻ sành ăn.

 

Trong mâm cơm mọi thứ rau, dưa, thịt cá chấm vào đó mới nổi hương vị. Nó đằm thắm mà khiêm tốn, không hào hoa, sắc xảo như các thứ nước mắm miền biển nhưng lại có đủ sức hấp dẫn, gọi mời, hướng tâm thức của mỗi người con tìm về nguồn cội của mình. 

Một số hình ảnh đẹp
Tương Dục Mỹ Phú Thọ
Tương Dục Mỹ Phú Thọ