This is default featured slide 1 title

Go to Blogger edit html and find these sentences.Now replace these sentences with your own descriptions.This theme is Bloggerized by Lasantha Bandara - Premiumbloggertemplates.com.

This is default featured slide 2 title

Go to Blogger edit html and find these sentences.Now replace these sentences with your own descriptions.This theme is Bloggerized by Lasantha Bandara - Premiumbloggertemplates.com.

This is default featured slide 3 title

Go to Blogger edit html and find these sentences.Now replace these sentences with your own descriptions.This theme is Bloggerized by Lasantha Bandara - Premiumbloggertemplates.com.

This is default featured slide 4 title

Go to Blogger edit html and find these sentences.Now replace these sentences with your own descriptions.This theme is Bloggerized by Lasantha Bandara - Premiumbloggertemplates.com.

This is default featured slide 5 title

Go to Blogger edit html and find these sentences.Now replace these sentences with your own descriptions.This theme is Bloggerized by Lasantha Bandara - Premiumbloggertemplates.com.

Monday, August 31, 2015

Cá nướng rơm mùa gặt Ninh Bình

Cá nướng rơm mùa gặt Ninh Bình
Gọi là cá nướng rơm nhưng không phải cứ đốt rơm lên, xiên cá vào que tre rồi nướng như dân gian vẫn làm, mà chính xác là cá úp vung gang, nướng rơm, ủ trấu. Và món ăn độc đáo này chỉ có ở những vùng quê chiêm trũng Nam Định, Ninh Bình.



Cá nướng rơm ăn kiểu gì cũng ngon. Khoái nhất là kiếm mớ lá sung, lá mơ, rau thơm rau mùi đủ loại, pha một bát nước chấm ớt cay xè, nêm thêm lá thì là băm nhỏ và ít hạt tiêu, rồi cuộn tất cả cá và rau thơm lại. Ai thích ăn loại rau nào thì cuộn loại rau ấy và chấm vào nước mắm mà ăn.

 

Ăn tới đâu là tỉnh táo, mê mẩn tới đó. Thấy ngất ngây, thấy sung sướng là cái mùi thịt cá chắc thơm, đậm đà với đủ hương vị các loại rau thơm quấn quít vào nhau. Nhưng đặc sắc hơn cả là cái mùi khói rơm rạ quyện vào từng thớ thịt con cá nồng nồng, ngai ngái, thơm thơm, hăng hắc. Đã ăn một lần rồi sẽ vương vấn mãi.

Một số hình ảnh đẹp
Cá nướng rơm mùa gặt Ninh Bình












Tôm khô Rạch Gốc Cà Mau

Tôm khô Rạch Gốc Cà Mau
 Việt Nam là một nước có nền văn hoá ẩm thực rất phong phú và độc đáo.Mỗi một miền đều có một nét, khẩu vị đặc trưngriêng góp phần làmcho bức tranh ẩm thực Việt Nam trở nên đặc sắc hơn.

 



Và vì thế, đặc sản của Việt Nam cũng vô cùng phong phú. Trong đó, tôm khô là một trong những đặc sản nổi tiếng của Việt Nam. Mà vùng được biết đến với sản lượng tôm nhiều nhất, chất lượng nhất của cả nước phải là tôm khô Rạch Gốc – Cà Mau.

 

Khi nói về đặc sản Cà Mau, hẳn không ai không nhớ đến tôm khô Rạch Gốc. Không chỉ nổi tiếng trong nước mà hiện nay tôm khô Rạch Gốc còn vươn mình ra thị trường Thế Giới. Đến với tôm khô Rạch Gốc, chúng ta không chỉ được tận hưởng vị mặn, ngọt đậm đà của tôm mà còn tận hưởng màu sắc vô cùng hấp dẫn.

 

Để có được sản phẩm mang hương vị đặc trưng của rừng, biển, người dân Cà Mau đã có những bí quyết riêng khi luộc tôm. Tôm phải được luộc trong nước thật sôi từ 5-6 phút, rồi mới cho muối vào luộc tiếp khoảng 4 phút nữa sau đó đem ra phơi hoặc sấy khô thủ công.

 

Ngoài ra, tôm khô cũng được sử dụng làm nhiều món ăn ngon như:

Tôm khô củ kiệu

Gỏi xoài xanh tôm khô

Gỏi cóc chua cay

Cơm cháy tôm khô kho quẹt.

 

Ở miền Nam, tôm khô đặc biệt ngon và có thể xem là nơi tạo ra thương hiệu cho tôm khô. Với khí hậu đặc trưng nhiệt đới, có bờ biển dài, sông ngòi dày đặc, Cà Mau được xem như nơi hội tụ các yếu tố cần thiết cho tôm phát triển. Chính vì thế, tôm khô ở đây ngon hơn bất kỳ nơi nào khác.

Một số hình ảnh đẹp
Tôm khô Rạch Gốc Cà Mau
Tôm khô Rạch Gốc Cà Mau
Tôm khô Rạch Gốc Cà Mau












Sunday, August 30, 2015

Mắm cá lóc Cà Mau

Mắm cá lóc Cà Mau
Được mệnh danh là vùng đất có vựa tôm, cá lớn nhất cả nước, các mặt hàng thực phẩm của Cà Mau vô cùng đa dạng và phong phú, từ thực phẩm tươi sống cho đến các loại khô, mắm. Trong đó, mắm cá lóc Cà Mau là một đặc sản mang hương vị đồng quê độc đáo, hợp khẩu vị với tất cả các thực khách.

 

 



Đối với nhiều người đã đặt chân đến Cà Mau mà chưa một lần thưởng thức được mắm cá lóc U Minh thì thật là tiếc.

 

Cứ như một chu kỳ của thời tiết trong năm, mỗi khi gió bấc trở mùa là báo hiệu một mùa “làm đìa” của người nông dân. Cá thu hoạch được, lớp giữ lại để nhân giống, lớp đem bán cho thương lái, trong đó “nhận mắm” phải là ưu tiên hàng đầu.

 

Để làm mắm, người ta sẽ lựa những con cá còn tươi, làm sạch hết phần ruột, cho muối vào trong bụng, phủ kín lưng rồi cho cá vào các khạp, chum, vại lớn, đặt lên bề mặt cá một vài tấm nan được đan bằng tre, nứa. Sau khi ủ muối xong, cá được lấy ra bỏ lớp muối đầu, ủ tiếp với thính chừng 1 tháng rồi mới chao qua nước đường, mang đi ủ, phơi nắng nhiều lần nữa mới cho ra hũ mắm như ý.

 

Làm mắm còn phải tùy tay người chứ không phải ai cũng có thể làm được. Nếu sai sót một công đoạn dù nhỏ thôi cũng làm cho mùi vị, màu sắc của mắm giảm bớt. Tùy vào cách làm và bí quyết riêng của mỗi người, mỗi nơi mà mắm sẽ cho ra một hương vị khác nhau.

 

Theo nhiều người nhận định, mắm cá lóc làm gì ăn cũng ngon, dù ăn sống, chiên hay chưng với thịt. Còn nếu dùng làm lẩu ăn chung với rau và một số loại rau rừng khác thì chỉ ăn một lần là không sao quên được mùi vị đặc trưng của nó.

 

Ngoài ra, mắm cá lóc còn được chế biến thành nhiều món ăn khác như:

Mắm cá lóc chưng thịt ba chỉ

Mắm chả trưng

Bún mắm

Lẩu mắm

bun-mam

 

Mắm cá lóc – món ăn dân dã mang đậm nét của vùng Đất Mũi Cà Mau sẽ “níu chân” bất kì du khách nào khi đến với Cà Mau.

Một số hình ảnh đẹp
Mắm cá lóc Cà Mau
Mắm cá lóc Cà Mau
Mắm cá lóc Cà Mau
Mắm cá lóc Cà Mau
Mắm cá lóc Cà Mau












Hồng Bảo Lâm Lạng Sơn

Hồng Bảo Lâm Lạng Sơn
Hồng không hạt Bảo Lâm là giống hồng nổi tiếng được trồng từ lâu đời tại xã Bảo Lâm, huyện Cao Lộc và các xã lân cận thuộc hai huyện Cao Lộc và Văn Lãng, tỉnh Lạng Sơn. Trong đó, hồng không hạt Bảo Lâm cho năng suất và chất lượng cao hơn, và đây cũng chính là “cái nôi” khai sinh ra loại quả này. Giống hồng đặc sản được trồng từ bao giờ thì không ai biết, ngay các vị cao niên đã trên 80 – 90 tuổi cũng không hay. Do vậy, có thể coi giống hồng không hạt Bảo Lâm là giống cây trồng bản địa của tỉnh Lạng Sơn. 


Hồng không hạt Bảo Lâm có thịt quả ăn giòn, thơm, ngọt đậm; mặt cắt ngang của quả có hình hoa thị 8 – 12 cánh đều nhau, màu vàng đỏ đậm, các cánh hoa thị này do các hạt lép tạo thành; mặt cắt dọc quả không có thớ, thịt quả mịn, hầu như không có đốm đen, không có hạt.



 
Một số hình ảnh đẹp
Hồng Bảo Lâm Lạng Sơn












Friday, August 28, 2015

Lẩu vịt măng cay Hà Nội

Lẩu vịt măng cay Hà Nội
Khi mùa gặt tới cũng là lúc những chú vịt cỏ được vỗ béo bởi thóc rơi rụng ngoài đồng. Ở Hà Nội hiện nay, các nhà hàng ngày càng phát triển nhiều món ăn chế biến từ thịt vịt.

 



Trong mùa đông, các món lẩu thường là lựa chọn hàng đầu của các gia đình, nhóm bạn bè mỗi khi có dịp tụ tập. Còn gì ấm áp hơn khi những người thân thiết cùng quây quần bên nồi lẩu nghi ngút khói.

 

Ở gia đình, các bà nội trợ thường nấu canh măng vịt cho cả nhà ăn. Các nhà hàng cải tiến thêm một chút làm thành món lẩu vịt măng, ăn vừa nóng lại thêm được nhiều rau, tốt cho sức khỏe.

 

Gần đây, các quán còn dành thêm sự phục vụ chu đáo cho những người thích ăn cay khi sáng tạo ra món lẩu vịt măng cay. Thay vì cho măng tươi, măng khô thông thường vào nổi lầu, đầu bếp sử dụng măng ngâm chua cay, ăn vừa giòn vừa cay xè cả lưỡi. Cả nhóm bạn 5 người ăn, chuyện vài đĩa bún, đĩa rau hết vèo cũng là chuyện thường.

 

Một số nhà hàng bình dân thường bê ra nồi lẩu đã có sẵn các nguyên liệu được làm chín, kể cả thịt vịt, với lý do cho khách đỡ phải đợi lâu. Bạn đừng dại dột nghe theo lời đường mật đó nhé, thịt có sẵn có thể là thừa của các món ăn khác. Bởi vậy, dù phải đợi lâu, nhất quyết bạn nên yêu cầu phải mang đĩa thịt vịt chặt sẵn còn sống khi ăn lẩu.

 

Giống như các loại nước lẩu khác, lẩu vịt cũng có vị chua chua nhưng ngọt béo hơn rất nhiều, nhất là trong dịp mùa vịt. Nhiều hàng còn cho thêm bỗng rượu, vừa để tạo vị chua, vừa giúp nước lẩu thơm ngon hơn. Măng ngâm chua cay thường được cho sẵn một ít vào nồi nhưng khách cũng có thể gọi thêm để cho vào nồi nước dùng hoặc ăn riêng ở ngoài. Vì măng khá chua và cay nên khi ăn, bạn đừng nên thử ăn măng ngay mà bắt đầu với rau, thịt, nhất là với những người bị đau dạ dày.

 

Nếu như các loại lẩu có thể ăn kèm với nhiều loại như bún, miến, bánh đa, mì thì lẩu vịt hợp nhất với bún mà thôi. Hiện có rất nhiều hàng lẩu vịt nhưng chưa có lẩu vịt măng cay. Bạn có thể tự chế bằng cách gọi thêm măng chua cay cho vào nồi.

Một số hình ảnh đẹp
Lẩu vịt măng cay Hà Nội
Lẩu vịt măng cay Hà Nội












Chẩm chéo Điện Biên

Chẩm chéo Điện Biên
Chéo là loại gia vị miền Tây Bắc đã đi vào huyền thoại, không thể thiếu trong bữa ăn của người Thái đen được làm chủ yếu từ quả Mắc Khén. Mắc, theo tiếng Thái, có nghĩa là quả. Nhưng còn Khén thì không hề có chữ gì đồng nghĩa hay cả trong ngôn ngữ bản địa. Bởi vậy mắc khén mãi mãi sẽ là một tên riêng, tự nhiên tồn tại như chính bản thân núi rừng hoang dã, bí hiểm mà cũng quá đổi quen thuộc với con người. Thực tế Mắc Khén là một loài cây dại thuộc họ hồi, có tinh dầu, khi đơm trái sẽ kết thành những chùm quả nhỏ li ti, tỏa hương thơm dịu. Người chốn sơn lâm chỉ việc lên sườn núi, tìm những cành Mắc Khén chín về phơi khô rồi xoa cho quả rời cành.



 
Một số hình ảnh đẹp
Chẩm chéo Điện Biên












Thursday, August 27, 2015

Nấm hương Sapa

Nấm hương Sapa
Một đặc sản tự nhiên của núi rừng Sapa là nấm hương. Nấm hương khô được bày bán quanh năm tại chợ Sapa, khi ăn cho nấm vào nước ngâm sẽ nở ra, còn nguyên vẹn mùi thơm ban đầu. Tại Sapa bạn có thể thưởng thức nấm hương được chế biến thành nhiều món khách nhau như chân nấm xào thịt và một số món ăn từ nấm rất hấp dẫn khách nữa.



 
Một số hình ảnh đẹp
Nấm hương Sapa












Wednesday, August 26, 2015

Cháo trắng hột vịt muối Đà Nẵng

Cháo trắng hột vịt muối Đà Nẵng
Cháo trắng hột vịt lộn muối – cái món ăn này đơn giản đúng như cái tên gọi của nó: một bát cháo trắng và nửa hột vịt lộn muối. Cái món dân dã này lại được khá nhiều người Đà Nẵng rất “ghiền” ăn, bởi nó có cái vị rất lạ, không có nhiều gia vị, dầu mỡ như các món ăn khác. 

 



Có những ngày bạn thấy ngán tới tận cổ các món ăn hàng ngày, bỗng thèm ăn một món thanh đạm, không gây vị ngán mà cũng không kém phần bổ dưỡng. Thử đổi khẩu vị với món này xem, cá nhân mình sau khi ăn một lần rồi là “ghiền” hẳn. Không có dầu nhưng lại có vị béo béo thơm thơm của trứng vịt, mà là vịt muối thì quả là thơm cực kì. Kêu một tô cháo sẽ được kèm thêm một món ăn phụ để tăng thêm phần đậm đà cho hương vị của bát cháo. Thường thì các món ăn phụ ở đây sẽ là một đĩa thịt kho xá xíu, một đĩa dăm bông hoặc một đĩa cá kho khô thêm vào ăn vừa thơm vừa đậm vị.

 

Món ăn bổ dưỡng này lại có cái giá vô cùng hạt dẻ: 10 tới 15k/tô, ăn xong bụng no căng nhưng cảm giác vẫn thèm được ăn tiếp. Một tuần chỉ cần ăn một lần thôi là thấy bụng nhẹ hẳn, lại đầy năng lượng để tiếp tục học tập và làm việc.

 

Một số hình ảnh đẹp
Cháo trắng hột vịt muối Đà Nẵng
Cháo trắng hột vịt muối Đà Nẵng












Bánh gối Hà Nội

Bánh gối Hà Nội
Bánh gối được xem là chiếc “bánh mùa đông” tại Hà Nội. Bởi vậy, bạn đừng quên thưởng thức loại bánh này để thêm yêu và gắn bó với mảnh đất này.



Tiết lập đông, len lỏi khắp các ngõ ngách đất Hà Thành là hương khói nghi ngút, của nào bún nào phở; là tiếng xì xèo dầu sôi của nào bánh nào xôi. Đúng là chỉ có vào mùa này, những món ăn trông có vẻ ngấy ngậy như vậy mới được yêu thích đặc biệt. Bánh gối cũng là một trong số đó. Chỉ vừa tắt nắng, từng tốp người nhiều ít lại rủ nhau ghé vào quán nhỏ, mua dăm ba chiếc bánh gối vừa ăn, vừa mang về. Lâu dần thành nếp, người ta gọi luôn mùa đông là mùa bánh gối Hà Nội.

 

Ít có hàng bánh nào chỉ bán riêng bánh gối, bởi chẳng mấy ai mà chỉ ăn được riêng thức này. Bánh gối thường được bán kèm các loại bánh mặn ngọt cùng nhiều món đồ đặc trưng mùa đông khác như quẩy nóng, bánh rán, chân gà nướng… hoặc bán kèm cùng bún chả, bún nem. Nhưng không phải vậy mà bánh gối không có thương hiệu riêng. Nhờ bánh gối, nhiều con phố nhỏ đã trở nên nổi danh như bánh gối phố Hòe Nhai, phố Lý Quốc Sư, phố Lương Văn Can...

 

Làm bánh gối khá kì công bởi cả vỏ và nhân bánh là sự tổng hòa của nhiều nguyên liệu. Trước hết là lớp bột mì bao ngoài làm vỏ bánh.Vỏ bánh vừa phải mềm dẻo để bao trọn nhân bánh, vừa phải đủ mỏng để khi rán lên có vị giòn ngậy đặc trưng. Với các hàng quán nổi tiếng, tất cả công đoạn từ nhào, phết, cán bột đều có bí quyết riêng nhằm níu chân thực khách. 

 

Nhân bánh cũng cầu kì, nhưng khá quen thuộc bởi nguyên liệu và cách pha trộn khá giống với món nem, hay bánh rán mặn, khác chút có chăng ở việc cho thêm miếng trứng gà luộc hay quả trứng cút con con. Mộc nhĩ, nấm hương đem ngâm nước nóng cho nở rồi thái nhỏ. Miến ngâm mềm cắt nhỏ, ngắn. Su hào, cà rốt hoặc củ đậu thái hạt lựu nhỏ. Sau đó đem các nguyên liệu trên trộn lẫn với thịt lợn xay và ướp với gia vị, hạt tiêu rồi để khoảng 10 phút cho ngấm. Trứng gà đem luộc chín rồi cắt con chì. Hình dạng chiếc bánh cũng nửa công phu nửa đơn giản, chỉ giống như việc gập đôi tờ giấy, nhưng lại cầu kì trong việc xếp nếp vỏ bánh hình răng cưa sao cho bao kín nhân bánh. Và có lẽ cũng bởi hình dạng đặc trưng đó, mà bánh có tên là bánh gối.  

 

Cũng giống như nhiều món ngon truyền thống khác của Hà Nội như phở cuốn, nem cuốn, nem tai… thứ bánh này cũng cần ăn kèm với nước chấm được pha cầu kỳ. Nước chấm phải có một chút mặn, ngọt, một chút chua điểm xuyết vài miếng đu đủ, cà rốt làm dưa ghém. Tất cả hương vị tổng hòa tạo nên hương vị bánh rất đặc trưng, đủ để níu giữ nỗi mong mỏi của thực khách mỗi độ đông về.

 

Nếu bạn đang sống tại Hà Nội, được may mắn hưởng thụ tiết hanh hao se sắt độc quyền của phía Bắc, đừng ngại ngần nếm thử hương vị chiếc “bánh mùa đông” ấy, để thêm yêu, thêm nhớ, thêm gắn bó với mảnh đất địa linh này.

Một số hình ảnh đẹp
Bánh gối Hà Nội
Bánh gối Hà Nội
Bánh gối Hà Nội
Bánh gối Hà Nội
Bánh gối Hà Nội
Bánh gối Hà Nội












Tuesday, August 25, 2015

Mắm tép Gia Viễn Ninh Binh

Mắm tép Gia Viễn Ninh Binh
Từ xưa người làng Gia Viễn (Ninh Bình) đã rất tự hào về vùng quê có loại mắm tép ngon nổi tiếng của mình. Và cái dư vị độc đáo, thơm ngon của mắm tép Gia Viễn đã thấm vào trí nhớ khách du lịch gần xa

 



Gia Viễn là miền quê được bao bọc bởi sông Hoàng Long, sông Đáy và sông Bôi. Đây là vùng chiêm trũng ngập nước của những ngọn núi đá vôi mọc lên từ những đầm nước ngọt kỳ vĩ. Người dân Gia Viễn vì thế vốn có nghề làm tép riu từ xa xưa. Người ta dùng tép riu làm mắm, gọi là mắm tép. Nghề chế biến mắm tép là công việc bình thường, dân dã ở mỗi gia đình để phục vụ phần chính nhu cầu đời sống, một phần tiêu thụ ra bên ngoài.

 

Làm mắm tép phải theo mùa, khi tép ngon, béo. Dụng cụ đánh bắt tép có nhiều loại, nhưng phổ biến nhất vẫn là cái riu - một dụng cụ đan bằng tre, nứa hình con tôm cong ngược, đẩy trong nước rất tiện.

 

Người làng Gia Viễn chỉ chọn loại tép riu làm nguyên liệu chế biến thành mắm, tép riu phải là tép già, thân tròn, nhỏ con, màu xanh lam bởi tép gạo tuy to và nạc hơn nhưng làm mắm lại không ngon.

 

Ghé thăm nhà chị Hương, một gia đình có truyền thống làm mắm tép ở Gia Viễn, chúng tôi đã có dịp được mục sở thị những công đoạn làm mắm thật thú vị. Mẻ tép vừa đánh về được chị nhặt sạch các loại rong, rêu, rác bẩn và cá tạp, để thật khô ráo rồi chế biến theo công thức thông dụng.

 

Chị niềm nở kể cho tôi nghe các chu trình làm mắm tép của gia đình mà từ bé chị đã thuộc lòng. Cứ 10 bát tép 4 bát muối, 2 bát gạo rang giã nhỏ (còn gọi là thính), tất cả đem trộn đều cho vào cái chum con hay còn gọi là chĩnh, đổ nước sao cho vừa đủ sâm sấp. Khi cho tép vào chum ủ, phải cho một dụng cụ tròn đứng như cái giỏ nhưng to và đều nhau để vào giữa ngang bằng miệng vại mới cho tép vào.

 

Chị bảo dụng cụ để muối tép đều phải được đậy nắp kín. Thời gian ủ càng lâu càng tốt, nhưng ít nhất cũng phải từ sáu tháng trở lên mới dùng được. Quả cũng mất khá nhiều thời gian để đợi cho mẻ mắm tép ngon ra đời.

 

Khi nấu nước mắm, người ta thường cho mắm tép vào một cái túi vải vắt kiệt nước cốt (để bã lại) rồi cho vào nồi nấu sôi vừa lửa. Thích ăn đặc thì nấu lâu một chút. Muốn cho nước mắm tăng độ thơm ngon, khi nấu người làng Gia Viễn còn cho đậu xanh rang vàng, giã nhỏ bỏ vào nồi nước mắm để nồi mắm tép có màu nâu sẫm nhưng sánh và trong.

 

Khi đổ vào bát trắng, ánh vàng của nước mắm bám vào thành bát trông giống như mật ong rừng, có mùi thơm rất hấp dẫn. Người ăn tưởng tượng đến những vó tép vừa cất, tép con óng ánh nhảy tanh tách trong lưới. Phần bã tép cũng được tận dụng làm nước mắm kho nấu thức ăn bình thường và thông dụng nhất là mắm tép kho thịt.

Một số hình ảnh đẹp
Mắm tép Gia Viễn Ninh Binh












Gáo kho cá Ninh Bình

Gáo kho cá Ninh Bình
Gáo là một loại cây được tìm thấy khá nhiều tại một số khe suối hoặc chân đồi ở Ninh Bình, có nhiều công dụng như làm thuốc và nấu ăn. Cây có hai loại khác nhau được sử dụng trong món kho cá là gáo xanh và gáo vàng. Dù sử dụng loại nào thì khi kho, gáo đều được xếp một lớp dưới đáy nồi, sau đó xếp cá cắt khúc cùng gáo thái lát hoặc xắt miếng lên trên. Món cá kho gáo có hương vị khá lạ và hoàn toàn không bị ngấy hay có mùi tanh của cá do được khử bởi quả gáo. Cá kho gáo xanh sẽ có vị hơi chát còn gáo vàng sẽ có vị hơi chua.



 
Một số hình ảnh đẹp
Gáo kho cá Ninh Bình












Monday, August 24, 2015

Bánh tráng kẹp bò khô Đà Nắng

Bánh tráng kẹp bò khô Đà Nắng
Từ bánh tráng rải lớp bò khô đến bánh tráng kẹp ốp la, patê, có loại ăn lúc còn dẻo, có loại ăn lúc khô, mỗi loại bánh tráng Đà Nẵng lại một hương vị khác nhau. Nếu bánh tráng kẹp khô chỉ cẩn rải một lớp bò khô hoặc trứng lên bánh tráng dừa rồi nướng thì bánh tráng kẹp dẻo được làm cầu kì hơn, hương vị cũng đậm đà hơn rất nhiều.

 



Đầu tiên, bánh tráng phải nhúng nước, sau đó mới rải lên lớp bò khô, thêm ít dầu hành rồi xếp bánh lại thành hình tam giác hoặc cuộn tròn lại như ram, sau mới mang đi nướng trên bếp than. Bánh được nướng vừa phải, được cắt thành từng miếng nhỏ bày trên đĩa. Bánh sau khi nướng thì giòn bên ngoài, dẻo bên trong.

 

Cách làm này cũng tương tự với món bánh kẹp ốp la hay pa tê. Bánh ngon hay không là quyết định bởi các thành phần cho vào bánh và lúc nướng sao cho đều tay. Nước chấm của món ăn này cũng rất đặc biệt, bánh phải được chấm với nước bò kho có rắc thêm ít mè mới dậy mùi cho món ăn. Nhiều quán còn pha chế thêm nước chấm từ ruốc cho cảm giác lạ miệng.

Một số hình ảnh đẹp
Bánh tráng kẹp bò khô Đà Nắng
Bánh tráng kẹp bò khô Đà Nắng












Tré Huế

Tré Huế
Tré không phải món ăn cao sang, mà ngược lại, rất bình dân nhưng đặc biệt do sự tỉ mỉ, cầu kỳ trong khâu chế biến của ẩm thực Huế. Tré Huế ngon nổi tiếng bởi sự kết hợp tinh tế của gia vị với các loại nguyên liệu đặc trưng như riềng, tỏi, thính, lá ổi, mè với độ giòn của thịt thủ lợn. Tré Huế được những bàn tay khéo léo, thuần thục, thái, ướp và gói theo công thức riêng với cách làm truyền thống.



Ăn tré Huế hoàn toàn không sợ bị đau bụng như nem chua vì các nguyên liệu đều đã được làm chín chứ không phải để lên men. Hàng tré ngon nhất Huế ngụ tại phố nem tré đường Đào Duy Từ, trước cửa Đông Ba. Đây là nơi nghề làm nem tré được truyền thừa đã ba thế hệ.
Một số hình ảnh đẹp
Tré Huế












Sunday, August 23, 2015

Ghẹ Rang Me Đà Nẵng

Ghẹ Rang Me Đà Nẵng
Du Lịch Đà Nẵng thưởng thức Ghẹ có thể chế biến thành rất nhiều các món ăn nổi tiếng khác nhau như ghẹ hấp, ghẹ nướng, thịt ghẹ xào súp lơ… Chúng tôi sẽ giới thiệu cho bạn món ăn đặc sản Đà Nẵng, món ghẹ rang me.

 



Hãy nhớ là mua ghẹ còn tươi, lựa ghẹ chắc, có gạch càng ngon. Ghẹ mua về làm sạch, tách đôi phần mình ghẹ với mai ghẹ, để riêng cho ráo nước.M e ngâm với một ít nước sôi, lọc bỏ hạt, cho thêm ít đường và hạt nêm. Pha 1/2 muỗng cà phê bột năng với nước lạnh quậy tan bột. Phi tỏi thật thơm, cho ghẹ vào đảo đều cho đến khi ghẹ gần chín. Tiếp tục cho nước me và nước bột năng vào, đun nhỏ lửa cho đến khi gia vị thấm đều vào ghẹ, nước me cạn bớt và sánh lại. Nên cho nhiều đường một chút kết hợp với nước bột năng sẽ giúp hỗn hợp sánh lại, có vị ngọt rất ngon.

 

Một đĩa ghẹ màu vàng cam, dưới một lớp nước sốt me đặc quánh và lớp vỏ còn tươi bóng, thịt ghẹ trắng phau lại có vị tươi ngọt khiến không ít người phải “đau dạ dày” với món ăn Đà Nẵng giàu hương vị biển khơi này.

 

Biển Đà Nẵng đẹp thơ mộng, trong lành và giàu sản vật. Và cũng không thể không kể đến cua, ghẹ. Đây là món ngon hải sản tuyệt vời của vùng đất biển Đà Nẵng.

Một số hình ảnh đẹp
Ghẹ Rang Me Đà Nẵng












Saturday, August 22, 2015

Ốc mút xứ Thanh

Ốc mút xứ Thanh
Những chú ốc tươi béo đầy miệng nằm ngon lành trên đĩa tỏa ra nghi ngút khói, mùi thơm của sả ớt cay nồng quyện cùng vị ốc đậm đà làm kích thích bất kỳ ai khi ngang qua phố Bến Ngự, TP Thanh Hóa mỗi buổi chiều.

 



Phố Bến Ngự nổi tiếng Thanh Hóa với các món ốc bởi có khoảng gần chục quán chỉ chuyên bán ốc hút, ốc khều, ốc biển… Do đầu dãy phố là chùa Thanh Hà nên nhiều người khi đến đây ăn ốc quen gọi là ốc chùa Thanh Hà.

 

Ở đây, có nhiều biến tấu hấp dẫn cho bạn lựa chọn, nhưng 3 món ốc trở thành thương hiệu cho phố Bến Ngự phải kể đến ốc hút (ốc len), ốc khều (ốc mít, ốc đá, ốc mơ) và ốc biển (ốc giáo).

 

Ốc hút hay ốc mút là tên gọi dùng để chỉ loại ốc len rất ngon nhưng lại ít nơi bán. Các quán thường nhập về cả bao tải to ốc len, được bắt ở vùng ven biển Thanh Hóa và nuôi ở một số nơi. Chủ quán chia sẻ, để có được nguyên liệu đảm bảo chất lượng thì sau khi mua về, ốc sẽ ngâm trong chậu nước to cùng ớt tươi khoảng 1 - 2 hôm, để nhả hết bùn. Sau khi rửa sạch, vớt ốc lên người ta đem phơi dưới nắng nhẹ để mùi bùn trong ốc bay ra.

 

Khi ăn, bạn sẽ dùng một cái kìm cắt phần đuôi và hút từng con một. Vị đậm đà của ốc được tẩm ướp gia vị kỹ lưỡng cùng mùi sả ớt thơm nức mũi sẽ là một trải nghiệm khó quên với những ai mới thưởng thức lần đầu. Nhiều thực khách thích ăn cay còn trộn thêm ớt tươi giã nhuyễn hoặc bột ớt vào cùng.

 

Với ốc biển hay ốc giáo, chỉ cần ngâm với nước cho ra cát là có thể đem chế biến. Ốc thường được chặt đuôi trước khi luộc cho ngấm gia vị, để khi ăn khách hàng chỉ việc cầm lên và hút. Khi thưởng thức ốc giáo, bạn nên ăn cả ruột bên trong và cảm nhận vị thanh ngọt rất đặc trưng, mang đậm phong vị biển. Một lưu ý nhỏ cho những bạn có ý định ăn ốc trừ cơm là nên xin một bát nhỏ nước ốc để uống, bởi nước ốc luộc cùng sả gừng sẽ bù lại tính hàn của ốc, ăn thật nhiều cũng không lo đau bụng.

 

Với ốc khều tùy quán sẽ chọn loại khác nhau, thường là ốc mít, ốc đá, ốc mơ hoặc ốc quắn. Ốc khều Bến Ngự ướp cùng sả giã nhỏ, ớt tươi, đường và bột canh khoảng 15 phút cho ngấm, sau đó luộc lên chấm cùng chẻo. Chẻo vàng thơm làm từ mẻ và bột năng, khi ăn rắc lên một chút rau mùi thơm lên trên.

 

Ngoài ra, bạn có thể gọi thêm những món ăn kèm như nem chua rán, khoai môn lệ phố, hoa quả dầm, cút lộn xào me, cút lộn luộc chấm muối ớt, trà đá… Đặc biệt nên thử sữa chua dừa để trải nghiệm cảm giác sảng khoái khi đang ăn ốc cay nóng hạ nhiệt bằng túi sữa chua dừa mát lạnh và béo ngậy

 

Đến phố ốc Bến Ngự vào một chiều tan tầm, không khó để bạn bắt gặp hình ảnh nhóm bạn nam ngồi nhâm nhi chén rượu quê cay nồng cùng vài con ốc, nói chuyện trên trời dưới bể, hay hình ảnh cả gia đình chán cơm dắt nhau đi ăn vặt. Tuy nhiên, ốc hút ở đây thường hết nhanh nên nếu "phải lòng" món này bạn nên qua thật sớm. Các quán ốc ở đây mở cửa từ 4h chiều đến khoảng 8h tối là hết hàng.

Một số hình ảnh đẹp
Ốc mút xứ Thanh
Ốc mút xứ Thanh












Friday, August 21, 2015

Gỏi cá trích Kiên Giang

Gỏi cá trích Kiên Giang
Gỏi cá trích trước nay từng nổi tiếng ở Phú Quốc, Vũng Tàu. Song gỏi cá trích Hà Tiên (Kiên Giang) vẫn  có sức hấp dẫn riêng, làm “mềm lòng” không ít thực khách khó tình và sành ăn gần xa.



Muốn có món gỏi cá trích chất lượng, người ta phải chọn những con cá còn tươi rói, đánh vảy, rửa sạch rồi xắt mỏng thành từng miếng nhỏ.

 

Tuy cùng là món gỏi nhưng dân địa phương ở Hà Tiên có những cách chế biến khác nhau. Có người lấy thịt phi-lê cá trích ướp trước với ít nước cốt chanh hoặc giấm trong vài phút rồi chắt bỏ nước. Sau đó cho thêm nước mắm nhĩ, đường, gừng, ớt và củ hành tây xắt nhỏ, trộn đều lên.  Người khác thì phi tỏi, củ hành tím cho thơm lừng trước khi trộn với thịt cá tươi và cho thêm ít thính để khử mùi cá. Cách này trông quyến rũ hơn!

 

Nhưng muốn có một đĩa gỏi cá trích hảo hạng, người đầu bếp phải chế biến đúng bài bản, nhất là không thể thiếu đậu phộng rang vừa giòn thơm và dừa nạo. Dừa nạo cho món này phải là dừa khô thật già để tăng độ béo. Kèm theo một đĩa bánh tráng dẻo, đĩa bún nhỏ sợi, rau non và nước chấm. Tốt nhất là rau vườn, rau dại như đọt xoài, đọt bứa, lá cách, tía tô, cải bẹ xanh… thêm vài trái chuối chát, vài trái khế và ít trái dưa chuột thì càng tuyệt. Riêng nước chấm phải chế biến từ nước mắm nhĩ thơm thanh, được gia vị hài hòa với một chút chua chua của giấm nuôi, cay cay của ớt hiểm giã và vị ngọt, độ béo của đường, đậu phộng rang giã nhuyễn.

 

Lúc ăn, bạn sẽ dùng đũa gắp cá, dừa, bún và rau cho vào chiếc bánh tráng rồi cuốn tròn lại, chấm, nhai từ từ để thưởng thức mùi vị đặc trưng của cá. Thịt cá trích trộn gỏi giòn hơn thịt cá mai và không tanh. Lắng đọng, bạn sẽ cảm  nhận cả mùi thơm nồng của rau cải, kết hợp với vị ngọt của cá, vị béo của dừa cùng các chất chua, cay, nồng của gia vị.

 

Một số hình ảnh đẹp
Gỏi cá trích Kiên Giang
Gỏi cá trích Kiên Giang
Gỏi cá trích Kiên Giang












Nộm sứa thịt bò cay giòn

Nộm sứa thịt bò cay giòn
Nộm sứa ăn rất lạ bởi những miếng sứa ăn sần sật, giòn giòn có vị đặc trưng. Nộm được rắc thêm tỏi chiên, lại càng thơm ngon và hấp dẫn. Ngoài ra, khi dùng đũa trộn lên, mới phát hiện ra món nộm còn là sự hòa quyện giữa những sợi su hào và nem chạo, rắc thêm chút thính.

 

Thịt bò mông hay thăn thật tươi, được ngâm rửa kĩ cho hết mùi hôi bò mới cho vào máy xay, vừa xay vừa ướp các loại gia vị cay, mặn, ngọt. Xay xong, thịt bò được cán mỏng, phơi khô sau đó được chiên lên trong chảo mỡ nóng già. Lúc ăn mới dùng kéo cắt thịt ra thành lát dài. Thịt bò phải vừa đủ độ chín, không dai và cũng không được bở mới ngon.



 
Một số hình ảnh đẹp
Nộm sứa thịt bò cay giòn