This is default featured slide 1 title

Go to Blogger edit html and find these sentences.Now replace these sentences with your own descriptions.This theme is Bloggerized by Lasantha Bandara - Premiumbloggertemplates.com.

This is default featured slide 2 title

Go to Blogger edit html and find these sentences.Now replace these sentences with your own descriptions.This theme is Bloggerized by Lasantha Bandara - Premiumbloggertemplates.com.

This is default featured slide 3 title

Go to Blogger edit html and find these sentences.Now replace these sentences with your own descriptions.This theme is Bloggerized by Lasantha Bandara - Premiumbloggertemplates.com.

This is default featured slide 4 title

Go to Blogger edit html and find these sentences.Now replace these sentences with your own descriptions.This theme is Bloggerized by Lasantha Bandara - Premiumbloggertemplates.com.

This is default featured slide 5 title

Go to Blogger edit html and find these sentences.Now replace these sentences with your own descriptions.This theme is Bloggerized by Lasantha Bandara - Premiumbloggertemplates.com.

Thursday, December 31, 2015

Bánh đúc lạc Bắc Ninh

Bánh đúc lạc Bắc Ninh
Dân gian có câu: “Bánh đúc, cá kho bán bò trả nợ”, thế mới thấy sức hấp dẫn của món bánh dân dã này. Nhà văn Vũ Bằng đã từng viết, “Bánh đúc mát cái mát của Đông Phương, thâm trầm và hiền lành chứ không rực rõ và kêu gào ầm ĩ”. Chỉ một câu đó cũng đủ nói lên vị rất riêng của bánh đúc. Chính vì vẻ thâm trầm và hiền lành đó mà khi ăn bánh đúc phải ngồi ở nơi có không khí dân dã, còn ngồi điều hòa và bàn ghế sang trọng mà ăn bánh đúc sẽ không thấy hết cái ngon.

 



Có thể nói, bánh đúc là một món quà dân dã và rẻ nhất trong số các loại quà quê, vì chỉ với dăm ba nghìn là đã có thể no bụng. Tuy nhiên, công sức bỏ ra để làm được một tấm bánh đúc lại không hề ít chút nào. Có rất nhiều biến thể trong cách làm bánh đúc nhưng cơ bản khi làm bánh đúc trải qua 3 công đoạn cơ bản là: ngâm gạo với nước vôi trong hoặc nước tro, chuẩn bị bột và đun bánh. Người ta chọn gạo tẻ loại ngon, ngâm trong khoảng 10 giờ đồng hồ, có những nơi ngâm đến 3 ngày đêm, mỗi ngày thay một lượt nước đến khi bóp gạo tan thành bột thì đem hòa với nước vôi trong hoặc nước tro.

 

Tuy nhiên, khâu quan trọng nhất trong làm bánh đúc vẫn là khâu quấy bánh. Người ta cần chuẩn bị một chiếc nồi được tráng mỡ, đoạn đổ bột vào, bắc lên bếp, lấy đũa cả quấy liên tục sao cho bột không vón, không khê, không sát nồi, phải quấy thật đều tay, nếu không sẽ bị vón cục ngay.

 

Lửa chỉ để liu riu thì bánh mới chín đều và không bị khê, lúc đánh lên thả xuống bánh phải chảy như tơ, và róc đũa mới được. Rồi tới lúc gần được thì phải khoanh lửa lại, om tro một lúc. Khi bánh gần đổ ra khuôn thì đánh lạc đã rang chín và dừa thái mỏng. Đổ bánh ra mẹt lót lá chuối tươi sẽ được tấm bánh tròn to, đổ vào bát sẽ được bánh nhỏ, xâu lạt được. Bánh đúc ăn khi đã nguội phải giòn như bì lợn luộc, xát dao hay bẻ ăn không dính tay, không nồng vôi, phải đạt được độ “mặn mịn và bóng như da người phụ nữ vừa tắm xong” nói như nhà văn Vũ Bằng.

 

Bánh đúc Đình Tổ được chấm với tương của Đình Tổ, đó là một sự kết hợp tuyệt hảo và du khách sẽ cảm nhận được độ mát của bột gạo, độ bùi, béo của lạc rang, mùi tương, tất cả quyện vào nhau, làm cho món ăn ẩm thực bánh đúc có hương vị rất quê và ngon miệng.

 

Một số hình ảnh đẹp
Bánh đúc lạc Bắc Ninh












Wednesday, December 30, 2015

Sủi Dìn Nóng Hải Phòng

Sủi Dìn Nóng Hải Phòng
Du lịch Cát Bà- Trời se lạnh, trên các phố bắt đầu xuất hiện những hàng bán sủi dìn. Đây là món quà vặt được nhiều người dân thành phố yêu thích. Với nước dùng nấu từ mật mía sánh vàng, thơm vị cay của gừng tươi, sủi dìn nhỏ tròn ăn kèm mấy viên lạc bùi bùi tạo thành món ăn hấp dẫn ở Hải Phòng. Đặc biệt, đối với các cô, cậu học trò, những quán nhỏ sục sôi nồi sủi dìn nóng hổi là nơi lý tưởng để tụ tập thư giãn, chuyện trò sau những giờ học tập căng thẳng.    

 

 



Không xa xỉ như nhiều món ẩm thực khác, chỉ 3000- 5000 đồng là có thể thưởng thức hương vị của món ẩm thực này ở bất cứ hàng sủi dìn nào trên các phố như khu vực cổng chợ Ga, trước cửa đền Nghè, vỉa hè đường Lương Khánh Thiện, Cát Dài, Trần Phú… Đặc biệt, chỉ mùa đông mới có cơ hội thưởng thức, bởi món này có vị cay, nóng nên không thể bán vào mùa hè. Hầu hết hàng sủi dìn chỉ bán hết mùa đông, khi có nắng đầu hè là đóng cửa.    

 

Sủi dìn cũng được ăn nóng hôi hổi. Bát sủi dìn bưng ra phải có thứ nước sanh sánh ngọt lịm, khói tỏa nghi ngút thơm dậy mùi gừng. Trong đó để chừng 5-6 viên sủi dìn tròn xoe, trắng ngà ngà, được phủ bởi một lớp vừng đen, lạc rang và dừa tươi nạo. Thoạt nhìn qua, sủi dìn gần giống bánh trôi nước truyền thống của Việt Nam, bởi cách làm và một số nguyên liệu giống nhau, nhưng món này có những nét riêng với nguồn gốc du nhập từ Trung Quốc, thể hiện ngay từ tên gọi.

 

Loại gạo được chọn để làm vỏ bánh phải là loại nếp thơm, to tròn, đều hạt, nhiều nơi cầu kỳ hơn một chút còn đặt hàng ở quê. Gạo nếp được phơi già hạt để khi đun lên bột bánh nở, dai và thơm hơn. Gạo trước khi đem xay thành bột được ngâm trong nước cùng chút muối trắng khoảng một ngày, thỉnh thoảng thay nước để tránh bị chua, sau đó được đem đi xay. Sau nhiều công đoạn như lặng, hút ẩm… sẽ có thứ bột mềm để nặn bánh.

 

Nhân bánh được làm từ vừng đen, lạc rang giã nát và cùi dừa nạo, đun nóng cùng một lượng nhỏ nước theo một tỉ lệ nhất định để đảm bảo đủ độ bùi và béo ngầy ngậy. Sau khi đã có vỏ và nhân bánh, công đoạn nặn bánh cũng đòi hỏi sự tỉ mỉ của người làm. Những chiếc sủi dìn nhỏ xinh xắn được nặn đều tay sao cho vừa miệng mà nhân bánh không bị lộ ra ngoài, hơn nữa cũng phải vo nắn thật khéo để khi thả vào nồi nước bánh không bị vỡ nát mới đạt yêu cầu. Từng mẻ sủi dìn sau khi nặn sẽ được thả vào nồi nước đang sôi, chừng 5 – 7 phút bánh nổi lên thì vớt ra bát ăn cùng với nước dùng nóng.

 

Nước dùng làm sủi dìn có vị đặc trưng riêng, thơm dậy mùi cay nồng của gừng tươi giã nhỏ nấu với mật mía hoặc đường thốt nốt. Màu vàng cánh gián song sánh của nước dùng khi tưới lên sủi dìn trông rất bắt mắt và hấp dẫn. Không ít thực khách khi lần đầu được thưởng thức sủi dìn tại thành phố Hoa Phượng Đỏ đã phải ngạc nhiên vì sự lôi cuốn kỳ lạ của thứ bánh dân dã này. Những viên sủi dìn mềm dai, dẻo thơm hòa quyện với vị béo, bùi của vừng đen, dừa, lạc cùng nước dùng ngọt thanh… Tất cả tạo nên một phong vị riêng có cho thức quà giản dị rất Hải Phòng. 

Một số hình ảnh đẹp
Sủi Dìn Nóng Hải Phòng
Sủi Dìn Nóng Hải Phòng
Sủi Dìn Nóng Hải Phòng












Mỳ tôm gà tần Hà Nội

Mỳ tôm gà tần Hà Nội
Gà tần - mỳ tôm là hai món rất quen thuộc tưởng chừng không liên quan gì đến nhau lại được người bán hàng khéo léo kết hợp tạo nên một món ăn vừa quen vừa lạ.



Nằm lọt thỏm ở góc phố giao giữa Hàng Bồ và Lương Văn Can (Hà Nội), quán mỳ tôm gà tần khá lạ có vị trí khiêm tốn. Quán không có biển quảng cáo, chỉ có khoảng chục chiếc ghế nhựa được xếp trên vỉa hè. Người lần đầu tới ăn phải tinh mắt một chút mới nhận ra được. Vậy mà quán lúc nào cũng đông khách vì "thương hiệu" này đã có mặt hơn 20 năm ở phố cổ.

 

Bát mỳ gà tần bưng ra thơm phức mùi thuốc bắc lẫn trong mùi ngải cứu đặc trưng. Món ăn được chế biến khá đơn giản. Ngoài gà tần thuốc bắc, người bán hàng trần thêm mì tôm, điểm vài cọng giá đỗ để ăn cho đỡ ngán. Chỉ vậy thôi mà món ăn này rất được yêu thích, cũng không khó lý giải nếu bạn thử một lần nếm nó.

 

Gà được chọn để tần là loại gà được nuôi từ 7 - 8 tháng, được đặt riêng từ quê. Thịt gà non nên ăn rất mềm, ngọt và thơm. Các vị thuốc bắc đi kèm bao gồm kỳ tử, đẳng qui, táo tầu, hạt sen… được đích thân chủ quán lựa chọn, sau đó tùy vào lượng gà mang đi tần mà gia giảm cho hợp lý. Vì vậy nước tần gà có vị thanh mát, dậy mùi thuốc bắc và ngải cứu mà không hề ngấy mỡ như một số quán khác. Tuy nhiên, nước tần hơi ngọt nên nếu không thích, bạn có thể bảo cô chủ quán cho loãng hơn.

 

Rau ngải cứu hơi già nhưng được xào trước với nước tần gà nên lá khá thấm gia vị mà không hề bị đắng. Một điều bạn nên chú ý đó là nên ăn mỳ trước xong mới ăn đến gà vì mỳ để lâu sẽ bị nhũn. Một chút mỳ tôm, một miếng gà tần, một vài cọng giá đỗ giòn giòn là một sự kết hợp khá hay ho đấy.

 

Quán khá chật chội nên nếu định ăn ở đây bạn chỉ nên đi cùng từ 1- 5 người. Một mách nước nho nhỏ là bạn có thể mang theo những hộp nhựa để mua mang về nếu muốn có không giản thoải mái để thưởng thức món ăn.

Một số hình ảnh đẹp
Mỳ tôm gà tần Hà Nội
Mỳ tôm gà tần Hà Nội
Mỳ tôm gà tần Hà Nội












Bánh gai Cao Bằng

Bánh gai Cao Bằng
Bánh gai là một thứ quà quê quen thuộc với nhiều người. Bánh gai Hải Dương ngon có tiếng, bánh ít lá gai Nam bộ cũng thật hấp dẫn… nhưng bánh gai của người Tày, Nùng ở Cao Bằng thì phải nói khá là đặc biệt.

 



Bánh gai Cao Bằng gắn liền với một truyền thuyết. Người dân nơi đây vẫn kể rằng vào thời vua Lý Thái Tông (đầu thế kỷ 10), giặc Tống sang xâm lược nước ta, thủ lĩnh của người Cao Bằng là Nùng Trí Cao đã chỉ huy quân dân vùng biên ải đánh giặc. Đồng bào làm bánh gai cho các chiến binh đem theo làm lương khô ra trận. Bánh được xâu thành từng cặp để đeo bên người cho tiện cho nên người Tày, Nùng gọi là pẻng tải (bánh đeo).

 

Gạo để làm bánh phải là loại nếp ngon, không lẫn tẻ, có vậy bánh mới mềm và dai, ăn không cứng. Nếp được ngâm chừng một buổi cho no nước, xay trong cối đá thành một thứ bột đặc sánh, đựng trong túi vải, treo lên cho róc nước.

 

Lá gai đã được hái về từ trước, tước bỏ gân lá, phơi khô. Lá khô đem ninh, khi đun bỏ thêm chút vôi tôi cho mau nhừ. Xong, rửa sạch, vắt khô, thái mịn. Đường phên (một loại đường thẻ, miếng to chừng bàn tay) đun cho sôi chảy rồi trộn với lá gai thành một thứ mật sền sệt. Người ta nhào mật này với bột cho đều rồi đem giã trong cối đá cho thật nhuyễn. Bột giã xong có màu xanh đen, mịn màng, dẻo quánh. Mùi nếp, mùi mật, mùi lá gai quyện vào nhau thơm nức.

 

Bánh gai gói bằng lá chuối, hình dẹt. Nhân bánh gai được làm bằng lạc rang giã nhỏ hoặc đỗ xanh trộn đường. Bánh hấp trong chõ như đồ xôi. Từ lúc nước sôi cho đến khi bánh chín, chừng tàn một tuần hương là được.

 

Khi ăn, không thể lột bỏ lá bánh một cách vội vàng được. Phải thong thả tước lá thành từng sợi để bánh khỏi dính theo lá. Chiếc bánh bóc ra đen nhánh, mịn màng như một lát thạch. Bánh có vị ngọt sắc của đường, vị dẻo thơm của nếp và lá gai, vị bùi của nhân đậu. Ăn không ngấy.

 

Bánh gai có thể để nhiều ngày mà không sợ mốc. Nếu để lâu, bánh khô, người ta có thể đem nướng trên than hồng, bánh nở phồng, ăn vẫn ngon. Hoặc có thể đem rán lại cho bánh mềm, ăn có vị ngon riêng.

 

Trước kia, người Cao Bằng thường chỉ làm bánh gai vào dịp rằm tháng bảy, vừa để cúng tổ tiên, ông bà vừa để ôn lại câu chuyện về những ngày hào hùng xưa kia. Bây giờ bánh trở thành một món quà dân dã, thường có bán trong những ngày chợ phiên, những quán nước. Khách nơi xa đến Cao Bằng bao giờ cũng mua lấy mươi cặp bánh gai đem về làm quà cho người thân, như để giới thiệu một chút văn hóa của một vùng đất biên cương.

Một số hình ảnh đẹp
Bánh gai Cao Bằng
Bánh gai Cao Bằng
Bánh gai Cao Bằng
Bánh gai Cao Bằng












Tuesday, December 29, 2015

Cá nhồng Phú Quốc Kiên Giang

Cá nhồng Phú Quốc Kiên Giang
Cá nhồng hầu như sinh sống phổ biến ở các vùng biển của nước ta. Thân dài hình trụ tròn, hai phần đầu và đuôi thót hẹp lại, vẩy mịn, dọc theo lưng có những chấm đen, con nhỏ độ 1kg, lớn cỡ 8 – 9kg.



Cá nhồng nhiều nạc thịt ngọt đậm, người lớn và trẻ nhỏ ăn rất tốt. Nhưng không phải tất cả cá nhồng sinh sống ở biển nào nước ta cũng thơm ngon mà chỉ có giống cá nhồng ở Phú Quốc được đánh giá ngon hơn những nơi khác nhờ có điều kiện môi trường biển phù hợp.

 

Cá nhồng có thể kho với thịt đùi hay thịt ba chỉ, kho dưa cải, chiên giòn, chiên mắm ớt chanh, đặc biệt khi đến với Phú Quốc chúng ta không thể không bỏ qua món chả và gỏi cá nhồng đặc trưng nơi này.

 

Để làm món chả, cá nhồng thường dùng những con còn nhỏ được xay nhuyễn quết làm chả, trộn với tiêu sọ, hành băm nhỏ, sau đó mang chả đi hấp hay chiên đều rất ngon. Khi ăn miếng chả cá có độ dai dai, bùi béo và khi nhai, những hạt tiêu sọ vỡ ra có vị cay nồng. Chả cá nhồng có thể dùng để cuốn bánh tráng, chấm với nước mắm chua ngọt nhậu lai rai hay nấu làm món bún chả cá thì ngon không nơi nào bằng.

 

Gỏi cá là món ăn khoái khẩu của không ít người khi muốn khám phá mùi vị tự nhiên, tươi sống. Để làm món này đòi hỏi người chế biến phải công phu, tinh tế từ khâu lựa chọn cá cho đến nêm, ướp gia vị. Cá chọn làm gỏi phải thật tươi, lọc lấy phi lê, cắt mỏng, rải hành phi và củ hành tây cắt khoanh lên mặt. Nhưng để món này ăn ngon thì không thể thiếu nước chấm được pha chế một cách kỳ công.

 

Nước chấm là một hỗn hợp gồm tỏi, ớt, đậu phộng rang giã nhỏ pha với chanh, nước mắm nhỉ và nêm chút đường cho dịu lại. Sau đó vắt chanh vào cá cho chín tái đi rồi cuốn cá với bánh tráng, rau sống. Khi ăn gỏi cá nhai thấy dai, ngọt, uống vài ba ly rượu khi thưởng thức khiến cho món gỏi này bỗng dưng ngon miệng hơn.

 

Phú Quốc là vùng biển đảo phía cực Nam của nước ta, đến đây thực khách sẽ có dịp trải nghiệm thưởng thức các món đặc sản từ hải sản. Và những món ngon lạ từ cá nhồng khiến chúng ta đến với nơi này khó lòng mà bỏ qua được.

 

Một số hình ảnh đẹp
Cá nhồng Phú Quốc Kiên Giang
Thơm ngon chả cá nhồng ăn bún
Cá nhồng Phú Quốc Kiên Giang
Gỏi cá nhồng ăn với bánh tráng cuốn rau sống
Cá nhồng Phú Quốc Kiên Giang












Tôm Hùm Hạ Long

Tôm Hùm Hạ Long
Đến với Hạ Long, một trong những món ăn hải sản bạn không thể bỏ qua là tôm hùm. Tôm hùm Hạ Long mang hương vị tươi ngon đặc trưng rất riêng của vùng biển nơi đây. Những chủ nhà hàng chu đáo lựa chọn những mẻ tôm hùm tươi nhất, vừa về bờ trên những chuyến thuyền cá lúc bình minh. Chẳng vậy mà với nhiều thực khách, thưởng thức hương vị tôm hùm Hạ Long cũng giống như việc tận hưởng mùi vị của biển cả nơi đây - một trong những trải nghiệm khó quên trong hành trình khám phá kì quan thiên nhiên thế giới.

 



Tôm hùm có vỏ cứng, đôi càng to, trông rất oai phong, dữ tợn. Cũng từ đặc điểm hình dáng đó, loại tôm này mới mang tên tôm hùm – chúa tể của các loài tôm. Vỏ tôm hùm thường làm vật trang trí trong các khách sạn, nhà hàng, trong các gia đình ngư dân vùng biển Hạ Long.

 

Với tôm hùm, những đầu bếp chuyên nghiệp của Hạ Long, với cảm nhận nghệ thuật ẩm thực tinh tế của mình, có thể chế biến nên những món ăn với hương vị hấp dẫn khó quên. Tôm hùm hấp, tôm hùm tẩm bột rán, sa lát tôm hùm… - mỗi món ăn đều chứa đựng những trải nghiệm riêng cho thực khách.

 

Trong tất cả những món ăn chế biến từ tôm hùm, tôm hùm hấp là món ăn phổ biến và được ưa chuộng nhất bởi hương vị tươi ngọt, đậm đà được giữ nguyên vẹn trong từng con tôm. Tôm hấp khi bóc hết vỏ thịt tôm trắng hồng, từng thớ chắc nịch, nhìn thấy đã muốn ăn. Tôm hấp ăn cùng gia vị hành trần, rau thơm, chấm với muối tiêu hoặc mắm ớt.

 

Nếu muốn thưởng thức hương vị tôm hùm tươi sống, có một bí quyết nhỏ từ người dân địa phương; bạn có thể trực tiếp tới nhà hàng và tự mình chọn tôm hùm sống trong bể nuôi và chờ đợi tận hưởng những món ăn vô cùng hấp dẫn từ tôm hùm Hạ Long.

Một số hình ảnh đẹp
Tôm Hùm Hạ Long
Tôm Hùm Hạ Long












Monday, December 28, 2015

Bánh canh Đà Lạt

Bánh canh Đà Lạt
Bánh canh có mặt ở nhiều nơi nhưng thưởng thức trong tiết trời se lạnh Đà Lạt lại mang đến một cảm nhận rất riêng. Đó là màu sắc hài hòa trong bát bánh canh khi hội tụ màu trắng của sợi bánh dai mềm, nóng hổi, màu vàng của chả và hành lá xanh xắt nhuyễn. Nổi tiếng nhất ở Đà Lạt là quán bánh canh Xuân An trên đường Nhà Chung, bánh canh Phan Rang ở đường Trần Phú hoặc Hai Bà Trưng.



 
Một số hình ảnh đẹp
Bánh canh Đà Lạt












Bánh đa khô tráng vừng Hà Nam

Bánh đa khô tráng vừng Hà Nam
Bánh đa khô tráng vừng Kiện Khê: Bánh đa khô tráng vừng, quạt phổng địa phương nào chả có. Nhưng mỗi nơi có một bí quyết xay bột, tráng bánh và quạt lửa khác nhau dẫn đến chất lượng bánh đa khác nhau. Bánh đa xứ Kiện Khê - Huyện Thanh Liêm là một trong số bánh đa có tiếng trong vùng. Ăn bánh đa Kiện ta có được cảm giác giòn của bánh đa, vị thơm của vừng và có cả vị bùi, ngọt tự nhiên của bột gạo...Thật khó tả hết hương vị của bánh đa khô tráng vừng xứ Kiện. Để tăng thêm hương vị của bánh đa, người ta có thể ăn kết hợp bánh đa với chuối tiêu chín hoặc cùi dừa.



 
Một số hình ảnh đẹp
Bánh đa khô tráng vừng Hà Nam












Mì quảng Phan Rang

Mì quảng Phan Rang

Khi nhắc đến mì quảng thì người ta nghĩ đó là 1 món đặc sản của Quảng Nam hay Quảng Ngãi. Nhưng ít ai biết rằng ở Phan Thiết cũng có món mì quảng rất riêng. Nếu ai đó từng 1 lần thưởng thức qua món này ở Phan Thiết thì sẽ không khỏi ngạc nhiên khi thấy được sự khác biệt giữa mì quảng của xứ Quảng và Phan Thiết . Khác nhau từ sợi mì cho đến mùi vị , giò heo , thịt vịt...




Cũng có vị cay, cũng là sợi mì trắng to bản với nước dùng béo cùng với thịt, rau sống và giá. Nhưng ở Quảng Nam mì quảng được ăn như một món mì trộn khô, tức là có rất ít nước lèo được cho vào tô mì, còn tại Phan Thiết, nước lèo sẽ được cho nhiều hơn để ngập những cọng mì. Ngoài ra, đặc trưng của mì Phan Thiết so với mì xứ Quảng còn nằm ở mùi vị nước lèo. Nếu người Quảng dùng củ nén để làm bật nên cái ngon của nguyên liệu, thì mì Quảng Phan Thiết có vị chủ đạo là tỏi và ớt sừng, thứ ớt cay xé lưỡi. Song để ớt không cay phải luộc và xả ít nhất 5-6 lần. Quy trình xào ớt, tỏi cũng phải canh lửa, canh thời gian để ớt lên màu đẹp. Vị chủ yếu là ớt sừng và tỏi nên khi thưởng thức, nước dùng vừa có vị ngọt của ớt, và vị chua nhẹ ở đầu lưỡi.

 

Theo kinh nghiệm của người Quảng, ăn mì Quảng phải ăn kèm với nhiều rau sống mới ngon. Và rau sống đúng kiểu mì Quảng phải được kết hợp từ 9 loại rau như: cải non mới nụ, xà lách tươi, húng, quế, giá trắng có thể được trụng chín hoặc để sống, rau răm, ngò rí với hành hoa thái nhỏ…trộn lẫn với chuối bắp sắt mỏng, tất cả trộn lẫn tạo nên mùi vị đậm đà khó quên. Nhưng đó là người Quảng, còn người Phan Thiết, rau ăn kèm cũng đơn giản như chính con người họ vậy. Chỉ húng đứng, quế, diếp cá, rau bèo và giá trắng giòn mát cũng đủ làm bật lên vị ngon của tô mì nơi đây.

 

Nếu cảm thấy mì quảng giò heo là quá nhiều thì thực khác có thể gọi một tô mì quảng thịt heo nạc hay thịt vịt với những miếng thịt thấm vị. Dường như tại Phan Thiết mì quảng đã trở thành một món ăn được ưa thích.

Một số hình ảnh đẹp
Mì quảng Phan Rang
Mì quảng Phan Rang
Mì quảng Phan Rang
Mì quảng Phan Rang
Mì quảng Phan Rang
Mì quảng Phan Rang
Mì quảng Phan Rang












Saturday, December 26, 2015

Hồng Hạc Trì Phú Thọ

Hồng Hạc Trì Phú Thọ
Với hương vị đặc biệt, thơm ngon mà thiên nhiên ban tặng, trái hồng Hạc Trì vốn, là niềm tự hào của người dân Đất Tổ nơi thành phố Ngã ba sông, từ lâu đã trở thành món đặc sản được nhiều người gần xa biết đến đặc biệt mỗi dịp Trung thu về.



Hồng Hạc Trì có nguồn gốc ở xã Bạch Hạc (nay là phường Bạch Hạc, thành phố Việt Trì, Phú Thọ). Loại quả này còn được gọi là hồng Bạch Hạc. Đây là giống quả quý hiếm và là một trong những loại quả ngày xưa đem cung tiến các vua Hùng. Ngày nay, loại quả này đã có thương hiệu được cả nước biết đến.

 

Hồng Hạc Trì đặc biệt không có hạt, dáng quả thuôn dài, chia bốn. Khi chín, quả có màu vàng tươi, thịt vàng sậm, ăn giòn, ngọt dịu, thơm mát. Hương vị đó của loại hồng này rất đặc biệt mà các loại khác khó sánh được. Hồng chín và được thu hoạch vào dúng dịp tết trung thu.

Những người bán hồng cho biết, đây là loại hồng ngâm, vì vậy, sau khi hái về  phải để  khoảng 1 ngày cho hết nhựa sau đó mới đem ngâm. Nếu đem ngâm ngay thì quả hồng  sẽ bị ủng chứ ăn không được giòn và ngon. Nước ngâm hồng phải  là nước sạch, đặc biệt là sử dụng nước giếng đồi. Hồng được ngâm trong những chum vại sành to trong thời gian khoảng 3 ngày 3 đêm. Sau đó vớt ra để 1 ngày 1 đêm cho ráo nước là được.Giá của Hồng Hạc Trì năm nay dao động khoảng từ 35.000-40.000 đồng một kg.

 

Hồng Hạc Trì nói riêng và quả hồng nói chung đã trở thành món không thể thiếu trong mâm cỗ đêm rằm của mỗi người dân Việt. Vì thế, cứ mỗi dịp thu về, trong kí ức của tuổi thơ của nhiều người lại thổn thức trong nỗi nhớ đêm trăng, nhớ đèn ông sao nhớ hội múa lân và nhớ cả cái vị vị giòn giòn ngọt ngọt nơi đầu lưỡi khi nhâm nhi quả hồng. 

Một số hình ảnh đẹp
Hồng Hạc Trì Phú Thọ












Cá lồi xối mỡ Bình Thuận

Cá lồi xối mỡ Bình Thuận
Cá lồi xuất hiện nhiều nhất là vào các tháng 7-8-9 âm lịch và thường có trọng lượng từ 0,5 – 5kg. Theo mẹo vặt của các bà nội trợ thì cá lồi lớn nhiều thịt và ngọt hơn cá lồi nhỏ.

 

Có thể chế biến nhiều món ngon từ cá lồi như nấu canh chua, kho tỏi, tiêu hay ớt, nhưng hấp dẫn nhất vẫn là món cá lồi xối mỡ. Ngoài điểm nhấn độ ngọt, tươi của cá, nước mắm me với vị béo của gan cá cũng mê hoặc thực khách không kém.



 
Một số hình ảnh đẹp
Cá lồi xối mỡ Bình Thuận












Friday, December 25, 2015

Lẩu mắm rau đắng

Lẩu mắm rau đắng
Chỉ cần một lần húp nước dùng của nồi lẩu mắm, đoan chắc bạn sẽ không bao giờ quên được hương vị đậm đà của nó. Lẩu mắm được xem là món ăn đặc sản của người dân Tây Nam Bộ. Một nồi lẩu mắm ngon tuyệt đối không được thiếu cà tím và mắm. Với vị ngọt dễ chịu, chút cay cay thơm mùi sả quyện cùng mùi thơm của mắm.



Mắm nấu cho món này phải có ít nhất ba loại: mắm sặt, mắm trèn và mắm linh. Trong nồi lẩu còn có nhiều loại nguyên liệu khác như thịt ba rọi, cá hú, tôm, mực. Lẩu mắm thường được ăn kèm với nhiều loại rau, trong đó ngon nhất phải nói đến rau đắng. Ngoài ra, còn có rau cù nèo (kèo nèo), bông súng, rau muống, rau nhút, đậu rồng... Người dân miền tây thường ăn lẩu mắm với bún, rau dùng kèm cũng chỉ nhúng vào nước dùng sôi và lấy ra liền. 
Một số hình ảnh đẹp
Lẩu mắm rau đắng












Cỗ chay Đào Xá

Cỗ chay Đào Xá
Được biết đến là một làng Quan họ gốc, Đào Xá còn nổi tiếng bởi những người phụ nữ đảm đang, đẹp người, đẹp nết, khéo léo chăm lo chu toàn mọi bề gia thất. Một trong những tài của con gái Đào Xá xưa kia là làm cỗ chay đãi khách vừa ngon vừa khéo.

 



Hàng năm, Đào Xá thường có 3 tiết lệ chính nhưng thường chỉ ngày hội chùa (mồng 7 tháng Giêng) thì bà con xóm làng mới thực sự tham gia vào những hoạt động văn hoá như: hát Quan họ ở nhà chứa, trong sân đình, dưới thuyền, trên đê, đi lễ chùa, chơi hội và làm cỗ chay. Xưa kia, chẳng mấy làng thuộc vùng Kinh Bắc lại thiếu những món ăn chay trong ngày hội chùa. Bởi, hầu hết các gia đình đều sắp cỗ chay mang ra chùa cúng Phật, sau đó là tiếp đãi khách thập phương.

 

Nhưng cỗ chay Đào Xá lại có nét riêng, khá độc đáo, thể hiện sự khéo léo của người con gái làng Đào. Mâm cỗ chay của làng Đào thường gồm bánh chưng, bánh rợm, bánh rán, bánh cắp, một đĩa giò, 4 bát nấu, 5 bát cháo cái… Tất cả đều làm từ sản phẩm của nhà nông. Trong những món ăn chay nói trên, bánh cắp và cháo cái là hai món đặc trưng, nhất định không thể thiếu trên mâm cỗ mời khách của làng Đào Xá trước đây.

 

Bánh cắp được làm từ bột gạo nếp xay nhuyễn rồi đem đun cho tới khi bột chín khoảng 70 % mang ra nhào trộn cùng với vỏ cây vông vang và nước quả dành dành để tạo màu vàng (nếu muốn làm bánh đường thì tẩm thêm với nước đường phên). Khi nhào bột phải lăn thành hình cầu rồi đem cán thật mỏng, cứ lặp đi lặp lại nhiều lần như thế đến khi bột nhuyễn, đạt đến độ mịn, dẻo ưng ý mới nặn thành từng viên bột nhỏ. Những viên bột sẽ được úp vào khuôn sau đó đổ từ khuôn ra, dùng nhíp cắp từng ít bột theo vòng tròn hình chóp (vì thế nên bánh mới có tên gọi là bánh cắp).

 

Trong tất cả công đoạn thì cắp bánh là cầu kỳ và khó nhất, đòi hỏi người làm phải thật khéo léo vì tay trái vừa giữ viên bột vừa xoay cho phần đế của chiếc bánh luôn tròn đều, tay phải dùng nhíp cắp bột dần dần từ trên xuống nhưng hết sức chú ý để đều tay, giữ cho khoảng cách giữa các đường cắp, múi cắp cân đối, không bị lệch. Sau khi hấp bánh xong, mỗi cái bánh nhìn giống như hình một chiếc nón có màu vàng thật đẹp. Đĩa bánh cắp thường được bày đặt ở tầng trên cùng của mâm cỗ chay làng Đào (mâm cỗ đãi khách ở tất cả các làng Quan họ gốc có chung đặc điểm là 3 tầng, đều được bày trên mâm đan, bát đàn nhưng mỗi làng lại có những món ăn đặc trưng, riêng biệt và tầng trên cùng thường dành để bày những món ăn riêng có của làng mình. Chỉ một số món đựng bằng bát lớn, khó chồng lên trên thì mới phải đặt ở tầng dưới, như: cháo cái Đào Xá, bún riêu Đương Xá…).

 

Ngoài bánh cắp, Đào Xá còn có món chay là cháo cái được làm bằng gạo tẻ ngon xay nhuyễn thành bột. Bột sau khi đã thấu dẻo đem nắm thành từng nắm nhỏ cho vào luộc. Khi bột gần chín vớt ra bỏ vào cối giã cho quện với nhau. Tiếp đến lại nắm thành từng nắm nhỏ, để ra mâm, dùng chai cán mỏng trên mâm, sau đó thái nhỏ như sợi mì, lấy bột gạo khô rắc vào rồi mang nấu với nước luộc gà.

 

Xưa kia, cháo cái và bánh cắp là hai món chay được xem như đặc sản để người Đào Xá tiếp đãi, thể hiện tình cảm của mình đối với khách quý. Ngày nay, nguồn thực phẩm phong phú nên rất ít gia đình ở Đào Xá còn làm những món ăn này. Hiện, trong làng chỉ còn 5, 7 người biết làm hai món ăn này.

Một số hình ảnh đẹp
Cỗ chay Đào Xá












Thursday, December 24, 2015

Cao lầu Hội An

Cao lầu Hội An
Cao lầu, món ăn độc đáo gắn liền với phố cổ Hội An. Mới nhìn cao lầu trông giống như mì, nhưng không phải mì. Người ta ít biết đến cao lầu không phải vì nó không ngon mà vì món ngon này khiêm nhường. Nhiều người cho rằng món này của người Hoa, nhưng Hoa kiều ở đây lại không công nhận nó. Còn người Nhật thì cho rằng nó giống mỳ udon của họ nhưng khác về hương vị và cách chế biến.

 



Tinh túy của món cao lầu là sợi mì, thường được chế biến rất công phu. Đầu tiên, gạo thơm đem ngâm vào nước tro, mà phải là tro nấu củi lấy ở tận Cù lao Chàm, khi ngâm mới tạo ra được sợi mì có độ giòn, dẻo, và khô. Sau đó lọc kỹ, xay thành bột; nước xay gạo phải là nước ở giếng Bá Lễ do người Chăm làm cách đây cả ngàn năm, mới được nước ngọt, không bị phèn và mát lạnh. Tiếp tục dùng vải bòng nhiều lần cho bột dẻo, khô, cán thành miếng vừa cô, xắt thành từng sợi, đem hấp nhiều lần rồi phơi khô để làm sợi mì. Qua nhiều lần xử lý như vậy nên dù cao lầu có để qua đêm cũng không sợ ôi thiu.

 

Người ta thường ăn cao lầu với giá trụng nước sôi nhưng không được quá mềm. Thêm ít rau sống, được lấy ở làng rau truyền thống Trà Quế nổi tiếng ở Hội An. Giá trụng đổ ra tô, xếp mì lên trên, thêm vài lát thịt xíu rồi đổ tép mỡ (da heo chiên giòn) và một muỗng mỡ heo rán để sẵn bên lò nước. Với thịt xíu, chỉ dùng thịt heo cỏ, thịt săn chắc, thơm, vừa mỏng da vừa nhiều nạc và nước của nó mới có vị ngọt. Khi ăn, cao lầu cho cảm giác sựt sựt của sợi mì, đủ mùi vị chua, cay, đắng, chát, ngọt của rau sống, hương vị của mắm, bột thơm, nước tương… và tép mỡ vỡ tan trong miệng.

Một số hình ảnh đẹp
Cao lầu Hội An












Trứng kiến Yến Bái

Trứng kiến Yến Bái
Hàng năm, vào cữ tháng ba, khi mặt trời đỏ như hoa dong giềng, người vùng cao Yên Bái lại bảo nhau: “Ầy dà! Đến mùa trứng kiến rồi đấy”. Thế là đàn ông đeo dao lên rừng, không bỏ lỡ dịp may chỉ có một lần trong năm, lấy trứng kiến về cho phụ nữ chế biến thành các món ăn độc đáo thơm ngon bổ dưỡng.

 



 
Một số hình ảnh đẹp
Trứng kiến Yến Bái
Trứng kiến Yến Bái












Wednesday, December 23, 2015

Nem mắm

Nem mắm
Đây là món ăn chế biến từ mắm cá lóc trộn với thịt heo luộc xắt mỏng, đu đủ gần chín, ớt, riềng, thính, đường và muối. Thời gian ủ để nem chua khoảng 3-5 ngày. Nem mắm thường được làm vào các dịp lễ, Tết. Sau này, món nem còn được truyền đến các vùng khác như Đồng Tháp, Tiền Giang, Cần Thơ... Cùng nhiều kỹ thuật chế biến tiên tiến, nem mắm đã trở thành đặc sản ở những vùng đó.



 
Một số hình ảnh đẹp
Nem mắm












Cá chua Phù Cát Bình Định

Cá chua Phù Cát Bình Định
“Giàu nghèo một lẽ cá chua / Biết đâu thắng, biết đâu thua hỡi mình”.  Gọi cá chua không phải vì thịt của chúng có vị chua hay chúng sống trong môi trường nước chua. Đến nay vẫn chưa có ai biết được nguồn gốc và tên thật của giống cá này.

 



Theo nhiều ngư dân, tên "chua" là biểu thị của sự gian khổ (chua cay, chua chát…) trong việc đánh bắt cá bột và nuôi cá trong ao, hồ. Đó là những công việc rất vất vả cộng với tâm trạng nơm nớp lo âu từng ngày, không biết "trắng tay" lúc nào. Cá chua là giống cá được sinh ra trong bọt biển thì cũng dễ tan như bọt biển. Nó sinh trưởng tự nhiên trong môi trường nước lợ. Vùng cửa biển Đề Gi (Cát Khánh - Phù Cát) có điều lạ là nước biển có độ mặn thấp hơn so với các nơi khác trong khu vực, thậm chí dù chỉ cách nhau vài cây số. 

Vào mùa hè, nước trong đầm Đạm Thủy (đầm Đề Gi) cạn dần, nước biển theo thủy triều tràn ngược lên đầm, biến nơi này thành một vùng nước lợ rộng lớn. Trong những đám bọt biển nổi lềnh bềnh sát cửa biển có hàng triệu con cá nhỏ li ti bằng đầu chiếc kim khâu, trong suốt, chỉ phân biệt được nhờ hai chấm nhỏ đen đen của hai con mắt trên đầu. Chúng nổi trên mặt nước ẩn dưới lớp bọt. Đó là những chú cá chua bột. 

Người đánh bắt cá chua bột ngâm mình trong nước mặn, dưới cái nắng hè như đổ lửa, cho đến khi nào đạt yêu cầu mới thôi. Cá bột được nuôi trong ao, hồ nhỏ chừng hai tuần tuổi cho cứng cáp rồi mới thả ra ao nuôi chính. Nuôi cá chua cũng là nghề gian nan, phải theo dõi, chăm sóc hàng ngày. Khi gần ngày thu hoạch, người nuôi nơm nớp lo không biết trời mưa lúc nào, mưa lớn hay nhỏ, mưa vào ban ngày hay ban đêm, nếu để sơ sẩy thì bao công lao sẽ trở thành công cốc.

 

Cá chua có quanh năm, nhưng chất lượng cá ngon nhất và độ mùa xuân - hạ, và độ tuổi chừng 4 - 5 tháng. Thịt rất thơm ngon, càng nhai kỹ càng cảm nhận nhiều vị ngọt của miếng cá. Cá còn nhỏ thì chất thịt chưa thật đậm đà, nhưng da cá và phần đầu lại rất quyến rũ. 

Cá già có phần da hơi cứng, nhưng thịt thì săn chắc, ngon hết chỗ chê. Cá chua được chế biến thành nhiều món: cá chua hấp, cá chua nấu lá giang, cá chua nấu mẳn (chỉ nấu với nước và hành, không phụ thêm gia vị), nhưng thú vị nhất là nướng lá chuối ăn kèm muối ớt tươi.  

Nếu được một lần thưởng thức, hầu như ai cũng phải xuýt xoa khen ngon, có thể ăn mãi mà không chán miệng bao giờ. Có lẽ, thực khách chỉ ngừng ăn khi phải gỡ xương dăm, những sợi xương mềm như sợi cước. Phải chăng, đó là “điểm yếu” của con cá chua ngọt ngào? Trong tiết hè oi ả, bên bãi biển mát rượi, quây quần bên nhau vừa ăn các món cá chua vừa trò chuyện, thỉnh thoảng nhấp vài ly Bầu Đá thì còn gì tuyệt bằng!