This is default featured slide 1 title

Go to Blogger edit html and find these sentences.Now replace these sentences with your own descriptions.This theme is Bloggerized by Lasantha Bandara - Premiumbloggertemplates.com.

This is default featured slide 2 title

Go to Blogger edit html and find these sentences.Now replace these sentences with your own descriptions.This theme is Bloggerized by Lasantha Bandara - Premiumbloggertemplates.com.

This is default featured slide 3 title

Go to Blogger edit html and find these sentences.Now replace these sentences with your own descriptions.This theme is Bloggerized by Lasantha Bandara - Premiumbloggertemplates.com.

This is default featured slide 4 title

Go to Blogger edit html and find these sentences.Now replace these sentences with your own descriptions.This theme is Bloggerized by Lasantha Bandara - Premiumbloggertemplates.com.

This is default featured slide 5 title

Go to Blogger edit html and find these sentences.Now replace these sentences with your own descriptions.This theme is Bloggerized by Lasantha Bandara - Premiumbloggertemplates.com.

Saturday, September 30, 2017

Cháo chua Lâm Đồng

Cháo chua Lâm Đồng
Cháo chua của người K'ho: Trên cao nguyên Lâm Viên (Lâm Đồng) có một món ăn mang đậm dấu ấn bản địa vùng nắng nóng và mưa rào. Đó là món cháo chua của người K'ho vốn được làm từ gạo nương ủ từ tháng mười cho đến tháng ba đã lên men, ăn vừa chua vừa ngọt.

 



Hạt gạo lúa nương có sự kết tinh của nắng, gió và đất đỏ bazan nên mùi thơm đậm đà khác biệt với các thứ gạo đồng bằng. Người ta bỏ thứ "ngọc" trời phú này vào nồi nấu cháo. Mùi hương của cháo gạo mới bốc lên thơm ngát hòa quyện vào khói lam chiều tạo nên một không gian yên lành của núi rừng Tây Nguyên. Khi cháo chín nhừ người ta cho thêm chút muối để tạo độ mặn vừa phải, sau đó bắc khỏi bếp đợi nguội vừa rồi múc cháo đổ vào những trái bầu khô đã được lấy ruột từ trước, nút lại treo lên vách nứa nhà sàn. Cứ để vậy cho đến tháng ba năm sau vào mùa phát nương, mỗi người buổi sáng lên rẫy, ngoài bình nước, mấy con cá khô, vài trái ớt, quả cà không ai quên mang theo quả bầu đựng món cháo chua.

 

Cháo chua theo quan niệm của người K'ho là món ăn bổ dưỡng. Nó có vị chua xen vị ngọt, có mùi của men rượu. Nó là thứ nước uống giải được cơn khát giữa trưa, chống được cảm nắng, tăng sức đề kháng cơ thể. Chính nó làm cho người dân dẻo dai, chống chịu được nắng, gió và mưa rào của cao nguyên đầy khắc nghiệt.


Cháo chua còn là món ăn truyền thống tín ngưỡng dân gian. Tương truyền món ăn này được thần linh dạy cách làm, giúp người dân chống đỡ với thiên nhiên khắc nghiệt. Do đó khi vào tham quan vùng này, nếu bạn được mời món cháo chua, xin đừng từ chối. Hãy thử một lần để biết.


Đây là một trong những món ăn đặc sản xứ sở với nơi đây với những ống cơm lam dẻo vị thơm đậm đà khi bạn ăn với thịt gà nướng cùng với hũ rượu cần đặc sản Đà Lạt thì thật tuyệt vời và thưởng thức món cháo cháo chua bổ dưỡng của người K'ho trên cao nguyên Lâm Viên với mùi thơm đậm đà quyến dũ.

Một số hình ảnh đẹp
Cháo chua Lâm Đồng












Cá thác lác Hậu Giang

Cá thác lác Hậu Giang
Thác lác là loại cá rất phổ biến ở lưu vực sông Cửu Long. Phải đợi đến khi con cá thác lác cườm (còn gọi là thác lác còm, có chấm tròn như hạt cườm dọc theo vảy bụng) của Hậu Giang xuất hiện thì tên tuổi của nó mới "dậy như cồn"



Thác lác thường (loài rất phổ biến ở đồng bằng sông Cửu Long) nặng chừng 40g/con; còn thác lác cườm sau 12 tháng nuôi có thể nặng từ 1 kg tới 1,5 kg/con. Hiện nay, có thể nói Vị Thủy, Long Mỹ, và thị xã Vị Thanh là lãnh địa thác lác cườm của Hậu Giang. Đơn giản nhất là thác lác chiên sả ớt. Đánh sạch vẩy, khứa nhẹ nhiều khứa xéo theo chiều ngang hai bên thân cá, ướp muối, bột ngọt, sả ớt bằm nhuyễn. Để thấm chừng mười phút, chiên cá trong chảo nhiều dầu lát sau nghe dậy mùi thơm. 

Thưởng thức món này đúng điệu rất đơn giản: để đũa nằm, tách thịt cá khỏi xương sống, giẽ từng miếng chấm nước mắm ớt (nếu cá còn lạt) bạn sẽ nghe mùi thơm của cá "loang" vào mũi, nhai nghe vị ngọt của thịt cá lan khắp đầu lưỡi cùng cảm giác giòn, dai. Thác lác cạo thành bột dai là yếu tố quan trọng cho các món ăn còn lại. Tay cầm chặt đầu cá, tay cầm nghiêng dao tách miếng phi lê khỏi xương cá. Sau đó, cầm phần đầu miếng phi lê cá, tay kia dùng dao cạo một đường lấy sạch thịt cá khỏi da. 

Cho vào chén, chế ít nước muối, dùng đáy muỗng canh "day" cho đến khi thịt cá quến dai thì trộn đều với giò sống cùng một ít gia vị, vò viên. Mì sợi trụng bao quanh viên chả, cho vào xửng, hấp chín, chiên vàng. Vậy là đã có món thác lác tơ hồng. Gỏi thác lác chua cay, khi thưởng thức nhất định phải hít hà, nước mắt, nước mũi chảy ràn rụa mới "được phép" khen ngon. Thịt cá trộn với gia vị, đặc biệt là tiêu sọ xay nhuyễn, nắn thành hình trái ớt sừng trâu. Xong, đem hấp chín, nhúng vào nước rau câu thật nóng có pha phẩm màu đỏ, rồi gắn cuống ớt vào. Sau cùng, nhúng cả "trái ớt" vào nước có bằm ớt hiểm để có vị cay. Xếp chả cá vào dĩa sắp sẵn dưa sen, dưa chua... rắc một ít ngò, rau răm, cần tàu. 

Dù cay mà ngon. Hiếm thấy nơi nào có. Chả thác lác ngũ sắc đẹp tới mê hồn vừa thơm vừa vàng ánh. Thịt cá xay trộn gia vị trải thành miếng chả tròn, phẳng. Hột vịt chiên trên nồi bự để có lớp trứng thật mỏng, trải lên miếng chả. Lạp xưởng xắt sợi, đậu ve luộc, thịt bằm trải đều lên miếng chả, cuộn lại, cho vào xửng hấp chín. Cho cây chả vào chảo nước dừa xiêm đã nêm muối, đường, bột ngọt, tiêu, củ hành bằm nhuyễn đem nấu. Khi nước sánh lại, cây chả có màu đẹp mắt, vớt ra, xắt thành từng khoanh dày. Lúc ấy khoanh chả có năm màu khác nhau, đẹp mắt, dùng với dưa chua, dưa leo. Thác lác tổ thiên nga luôn hiện diện trong các cuộc thi ẩm thực vì chắc suất vào "chung kết", có cơ đoạt giải. Thịt cá pha thêm một ít bột năng, quết chung với gia vị, tạo miếng chả thành hình con thiên nga chiên vàng. Vớt ra, gắn hai hột tiêu làm mắt, đặt trên dĩa gỏi đu đủ cùng một vài trứng cút sắp xung quanh.

 

Một số hình ảnh đẹp
Cá thác lác Hậu Giang












Friday, September 29, 2017

Cá chép om dưa Hà Nội

Cá chép om dưa Hà Nội
Ngoài các món lẩu, cá chép om dưa cải chua cũng là lựa chọn thích hợp cho bạn đổi món trong những ngày đông.

 

Xuất hiện ở các hàng ăn tại Hà Nội cách đây dăm năm, món cá chép om dưa ngày càng được yêu thích. Nguyên liệu để làm món ăn cũng chẳng có gì cầu kỳ nhưng càng ăn càng thèm. Ngoài một chú cá chép béo, chỉ cần có thêm dưa chua cùng ít rau ăn kèm như hành, thì là, cà chua, ớt…

 



Sau khi đánh vẩy cá, bạn khíathaann cá cho ngấm gia vị, hạt tiêu. Để một lúc, cho cá chao qua dầu để cá săn, không bị nát khi om. Xào qua dưa chua với gia vị rồi cho nước dưa và nước dùng vào om cho dưa mềm vừa phải, đừng để lâu quá. Muốn ăn nóng như lẩu, bạn bắc nồi cá với dưa cùng các loại hành, thì lá, ớt thái chỉ để trên bếp rồi nhẩn nha om, đợi nước sôi rồi nhẩn nha thưởng thức.

 

Nói là vậy nhưng không phải nhà hàng nào cũng có thể chế biến được món cá chép om dưa ngon. Cá chép phải chọn khéo, không to, không nhỏ quá. Cá có trứng thì thịt không béo nhưng bù lại ăn trứng cá cũng ngon lắm.

 

Dưa chua phải muối chín vàng khi om ăn mới hợp miệng. Nhiều nơi muốn nhanh có dưa để bán thường làm dối, muối dưa nước sôi khiến dưa chín ép. Nhìn qua thấy dưa vàng lắm nhưng ăn không chua mà bị nhạt.

Một số hình ảnh đẹp
Cá chép om dưa Hà Nội
Cá chép om dưa Hà Nội












Cơm lam Gia Lai

Cơm lam Gia Lai
Cơm lam được coi là món ăn của núi của rừng bởi chắt lọc trong đó vị ngọt của dòng suối mát trong và hương thơm của tre nứa xanh ngút đầu non.

 



Bắt đầu từ những chuyến đi dài ngày của người đàn ông với ống gạo mang theo, dao quắm và đánh lửa cùng ống nứa sẵn trong rừng nhưng theo bước chân những người khách du lịch, cơm lam đã trở thành món ăn đặc sản, làm say lòng du khách.

 

Để làm được cơm lam ngon đòi hỏi một sự tỉ mỉ đến từng chi tiết. Đầu tiên phải chọn cây nứa ngô còn non, chặt lấy gióng lưng chừng nứa rồi phạt đi đầu mặt, dùng lá nút lại, chất củi xung quanh đốt cho sôi. Gạo nếp làm cơm lam phải chọn loại nếp trắng, dẻo, thơm, tốt nhất là "khảu tan" (nếp tan). Ngâm gạo, vo sạch, rắc ít muối trộn đều rồi cho vào ống lam, cùng với dòng nước suối trong vắt sẽ tạo nên một cơm lam hương vị đặc biệt của núi rừng, có thể làm say lòng bất cứ người thưởng thức nào.

 

Khi cơm chín, chẻ bỏ lớp cháy đen bên ngoài ống cơm thật khéo léo cho đến khi bao bọc phần ruột cơm chỉ là một lớp nứa mỏng. Xắt mỗi ống ra thành năm hay bảy khúc. Khi ăn chỉ cần bóc bỏ lớp nứa bên ngoài, ăn cùng với thịt gà hay thịt lợn rừng nướng (được nướng trong ống tre). Tuy nhiên, cơm lam ngon nhất khi ăn với muối vừng.

Một số hình ảnh đẹp
Cơm lam Gia Lai












Saturday, September 23, 2017

Bánh cuốn xứ Tuyên

Bánh cuốn xứ Tuyên
Nhắc đến đặc sản xứ Tuyên, là nhắc đến cơm lam, cam sành… Thế nhưng, trong những thứ “của ngon vật lạ” ấy, bánh cuốn, món bánh “giản dị đời thường” lại đang dần trở thành một món ăn được nhiều du khách xa gần biết đến.

 



Điểm khác biệt của bánh cuốn Tuyên Quang chính là ở nước chấm. Nếu ai đó đã có dịp thử các món bánh cuốn ở những vùng miền khác nhau sẽ thấy được sự khác biệt trong nước chấm của bánh cuốn Tuyên Quang. Theo chị Hoàng Thị Liên (phường Minh Xuân, TP Tuyên Quang), một người tráng bánh cuốn trên 20 năm nay thì nước chấm phải là nước ninh xương, thứ nước ấy phải sánh, có vị đậm đà mà vẫn cho cảm giác “dịu ngọt” của xương hầm ở đầu lưỡi mỗi khi nếm thử. Cũng theo chị Liên, nước chấm sẽ không thể ngon nếu thiếu gia vị như hạt tiêu, ớt, chanh, hành khô chao mỡ và một chút lá mùi thái nhỏ. Tất cả tạo nên một bát nước chấm chắc chắn không lẫn vào đâu được của món bánh cuốn nơi đây.  Nếu như ở Việt Trì (Phú Thọ) có bánh cuốn nhân thịt ngóe, ở Cao Bằng có bánh cuốn thịt vịt, ở Hà Nội có bánh cuốn Thanh Trì và bánh cuốn trứng cà cuống phố cổ, ở TP Hồ Chí Minh có bánh cuốn “Hạt gạo làng ta”… thì ở Tuyên Quang lại có món bánh cuốn chả viên rất riêng biệt. Chả được làm từ thịt lợn địa phương, giống lợn thơm ngon và chắc thịt, sau khi băm nhỏ thịt sẽ được trộn với nấm hương và mộc nhĩ vùng cao, tiếp đến được nắm thành viên nhỏ, chả được rán chín trước khi ăn kèm với bánh cuốn. Viên chả ngậy mà không quá béo, thơm ngon ăn kèm với bánh quả thực là rất hợp. Bên cạnh món chả viên, nhiều du khách khi đến Tuyên Quang cũng rất thích ăn bánh cuốn với món chả quế, giò lụa của địa phương hay là bánh cuốn ốp với trứng gà ta. Chị Nguyễn Huyền Trang (Ba Đình, Hà Nội) cho biết: Chị rất hay lên Tuyên Quang đi lễ chùa đầu năm, cứ mỗi dịp đến đây là chị phải tìm ngay những tiệm bánh cuốn ngon để thưởng thức. Là một người sinh sống ở Hà Nội với rất nhiều món bánh cuốn ngon đặc sản nhưng theo chị Trang, bánh cuốn xứ Tuyên vẫn thực sự rất hấp dẫn mà nhiều khi khiến chị nhớ đến “nao lòng”.

 

Chị Nguyễn Thị Xuyến tổ 25 phường Minh Xuân (TP Tuyên Quang) cũng là một người có thâm niên tráng bánh cuốn với hơn một chục năm trong nghề. Bánh cuốn của chị Xuyến rất đắt hàng, tiệm bánh nằm trong con ngõ nhỏ dẫn từ hồ Minh Xuân vào lúc nào cũng đông khách từ sáng đến đêm. Chị Xuyến chia sẻ:  Bánh phải được tráng bằng ba loại gạo phối hợp ngâm ủ trong đêm, đến sáng gạo được xay và tráng ngay cho khách, vậy nên bánh của chị tráng luôn mềm, dẻo nhưng vẫn dai và đặc biệt hơn cả là bánh phải mỏng để đạt yêu cầu của món ăn này. Nhân bánh ngoài việc cho mộc nhĩ, nấm hương, ruốc thịt hay ruốc tôm thì chị Xuyến còn cho thêm một vài thứ gia vị mà theo chị gọi là “bí quyết nhà nghề” nên càng làm cho bánh cuốn thêm hấp dẫn, lạ miệng. Cũng theo chị Xuyến, nghề làm bánh cuốn nhất là bánh cuốn tráng ăn ngay thực sự vất vả, thức khuya dậy sớm để mang đến cho khách hàng những đĩa bánh ngon, nóng hổi. Người tráng bánh phải là người có kĩ năng tốt, “luôn chân luôn tay” để phục vụ rất nhiều người trong một khoảng thời gian ngắn, không để khách hàng phải đợi lâu.

 

Ở Tuyên Quang hiện nay có rất nhiều tiệm bánh cuốn ngon có tiếng, được nhiều người ưa thích và cùng giới thiệu cho bạn bè, trong đó phải kể đến như: Bánh cuốn Minh “rạp” (gần rạp Tháng 8, TP Tuyên Quang), bánh cuốn bà Lìn gần đền Cảnh xanh, bánh cuốn Xã Tắc (TP Tuyên Quang), bánh cuốn Cầu Chả (Km số 5 Trung Môn, Yên Sơn), bánh cuốn Thảo (tổ 6 Phan Thiết)…

 

Người con của thành Tuyên đi xa hay về gần luôn nhớ món bánh cuốn nóng, xuýt xoa húp nước trong cái ngày đông lạnh giá. Thế mới thấu hiểu hết được hương vị của quê hương và càng thêm yêu mảnh đất này cũng như sức hấp dẫn của nó với những du khách khắp mọi nơi dù chỉ một lần đặt chân đến Tuyên Quang.

Một số hình ảnh đẹp
Bánh cuốn xứ Tuyên












Đặc sản Cát Bà - Sam 7 món

Đặc sản Cát Bà - Sam 7 món
Sam 7 món Ẩm thực Cát Bà Du khách sành ăn thường khoái món sam trứng nướng. Bạn có thể thưởng thức cùng bưởi chua, củ cải ngâm dấm, rau thơm, đậu phộng, hành phi, nước mắm chanh tỏi ớt…

Lật ngửa con sam nóng hổi tách yếm bỏ ruột, dùng dao rạch bụng sẽ thấy trứng đầy ắp, vàng ươm bắt mắt, phần thịt sống lưng và sát đuôi dai và ngọt, trứng sam béo, thơm, nhiều đạm và rất bổ dưỡng. Thịt sam ngon, vỏ sam rất hữu dụng có thể khắc hàn, cảm lạnh và kỵ sái cho người và vật nuôi. Ngoài ra vỏ sam còn được dùng để chế tác đồ lưu niệm có độ tinh xảo, hấp dẫn khách du lịch.
















Tuesday, September 19, 2017

Cháo cá lóc rau đắng Cần Thơ

Cháo cá lóc rau đắng Cần Thơ
Ðể nồi cháo riu riu rồi gắp nguyên liệu bỏ vào nồi. Chờ cho vừa chín tới gắp ra chén, gắp rau, cá, chấm với nước mắm nhĩ Phú Quốc, chậm rãi thưởng thức, nhấm nháp cùng với ly rượu đế trắng ngà thơm mùi gạo mới... Thuận tay bạn lấy hột gà đập bỏ vào nồi... 



Thịt cá lóc rất ngon lại bổ, rau đắng đất, rau tai tượng, vừa chín tới nhai giòn ràu rạu cùng với cháo. Thưởng thức món này cho ta cảm giác thích thú, lạ lẫm bởi vừa ngọt, vừa bùi, vừa béo, nóng hôi hổi... hòa quyện vào vị nồng ấm của tiêu, gừng bảo đảm bạn sẽ xua tan ngay nỗi mệt nhọc đường xa. 
Một số hình ảnh đẹp
Cháo cá lóc rau đắng Cần Thơ
Cháo cá lóc rau đắng Cần Thơ












Tuesday, September 12, 2017

Bún tôm Châu Trúc Bình Định

Bún tôm Châu Trúc Bình Định
Làng Châu Trúc nằm quay mặt ra bờ đầm Châu Trúc (còn gọi là đầm Trà Ổ) là một trong những đầm nước ngọt lớn nhất tỉnh. Người dân làng Châu Trúc sống bằng nghề làm ruộng và chài lưới. Chính hai nghề này và tâm hồn người Châu Trúc đã tạo nên một món ăn thú vị, thấm đẫm hồn đất, hồn nước và mộc mạc như tâm hồn người dân cần cù lao động. Đó là món bún tôm Châu Trúc.

 



Đầu tiên phải kể đến khâu làm bún. Gạo được ngâm vào nước cho mềm rồi mang đi xay. Nước bột gạo được cho vào túi vải đăng ráo nước, sau đó đưa bột vào cối giã nhuyễn. Mỗi cối bột là một dặn. Dặn (khuôn) ép bún được làm bằng ống nhôm, một đầu để trống, một đầu hàn kín, đáy xăm lỗ li ti để khi ép, bún từ đó mà chạy ra. Thân dặn được lắp vào bàn ép đặt cố định trên nồi nước luộc bún bắc trên bếp lò. Người bán bún ép bún từ dặn, bún chạy thẳng vào nồi nước luộc. Nước sôi, cọng bún gạo từ màu trắng đục chuyển sang màu trắng trong là coi như bún chín, dùng rá vớt bún, xóc sơ qua trong nước nguội là coi như xong phần bún.


Tôm dùng làm bún phải là những con tôm đất được đánh bắt từ đầm Châu Trúc, hãy còn sống, nhảy tanh tách, bỏ vào cối giã nhuyễn cùng với tí muối, tí ớt... Khi có người đến ăn bún, người bán dùng đũa gẩy một đũa thịt tôm cho vào bát, cho chút bột ngọt, nước mắm, múc nước luộc bún đang sôi đổ vào bát khuấy đều, sau đó cho bún vào, rắc mấy cọng hành ngò, vẩy chút tiêu. Tô bún nghi ngút khói, toả hương thơm dìu dịu, lại có thêm một cái bánh tráng nướng giòn, ăn vào thấy cay cay, vừa ngon, vừa ngọt, trong lành mà đậm đà hương vị. Cái vị ngọt nhẩn nha lan tỏa... Dân dã là thế, nhưng đi xa đến đâu vẫn thấy da diết nhớ...

Một số hình ảnh đẹp
Bún tôm Châu Trúc Bình Định












Monday, September 11, 2017

Nem chua Quảng Yên

Nem chua Quảng Yên
Nguyên liệu làm nem đều là những thứ bình dân. Bì lợn được bào nhỏ, thính làm bằng đỗ hay gạo rang và lạc rang giã dập, tất cả được trộn đều với nhau thật tơi. Chỉ đơn giản thế, nhưng qua bí quyết chế biến, trộn đều và pha nước chấm, hàng quà quê mùa trở nên lạ miệng, hấp dẫn.



 
Một số hình ảnh đẹp
Nem chua Quảng Yên












Sunday, September 10, 2017

Mắm dưa Đà Nẵng

Mắm dưa Đà Nẵng
Mắm dưa là một trong những món bình dân. Chỉ cần một chén mắm dưa với nồi cơm nóng, thì năm bảy người vẫn có thể chắc bụng no nê.

 

Mắm dưa của người miền Trung không làm bằng dưa leo mà bằng dưa gang. Dưa gang dễ trồng, có nhiều ở các vùng quê, luôn sai trái, nhưng giá cả quá rẻ nên không phải vùng nào cũng mặn mòi trồng giống dưa này.

 



Trái dưa gang da không xanh đậm, không có sọc đậm nhạt như trái dưa leo, mà toàn thân đều xanh nhạt, tươi tắn. Trái dưa gang thường to gấp đôi trái dưa leo, bên trong có một phần ruột rỗng ít. Thịt rất chắc nên dưa gang hay được mua về, rửa sạch để vậy chấm muối ớt cắn sựt ngon mát tận cuống cổ, được người nông dân đi làm đồng ăn giữa buổi thay cho dưa hấu. Nhờ chắc nên dưa gang  được chọn làm dưa muối. Món này cũng ngon không kém món mắm dưa.

 

Mắm dưa được làm công phu hơn dưa muối, nhưng dễ dàng so với các món ăn khác. Dưa gang mua về rửa sạch, cắt lát dày vừa ăn, tẩm với một chút muối trong vòng 1 tiếng cho dưa “quắt” lại. Sau đó mang ra nước xả sạch. Để thật ráo, nếu có điều kiện để cho dưa khô lại một tý thì sẽ giòn hơn. Có thể thêm đu đủ sống vào món mắm dưa này để cho miếng đu đủ giòn giòn đi kèm với miếng mắm dưa ngon vô kể. Công đoạn làm đu đủ cũng giống như làm dưa.

 

Tiếp đó là chuẩn bị mắm nêm - loại mắm được làm từ cá cơm và muối, lấy luôn nguyên con cá và mắm chứ không lọc ra lấy mắm nước. Sau đó, pha chế với một ít đường, bột ngọt, ớt... cho nước mắm vừa miệng. Nhiều người thêm thơm (khóm) cho nước mắm ngọt dịu, nhưng sẽ không giữ được lâu ngày.

 

Bước kế tiếp là cho dưa, đu đủ vào lọ, sau đó rót nước mắm nêm vào cho ngập hũ mắm dưa. Để qua đêm là hôm sau đã có thể ăn. Mắm dưa muốn để thật lâu thì phải cho vào tủ lạnh, nhưng nhớ là phải gói ghém thật kỹ, nếu không mùi mắm nêm sẽ ảnh hưởng “đậm đà” đến các loại thực phẩm khác.

 

Với món mắm dưa gang này, chắc chắn bữa cơm không thể dừng lại một chén, hai chén mà hơn thế nữa, bởi vị ngon rất dân dã của món ăn đặc biệt kích thích vị giác của chúng ta.

Một số hình ảnh đẹp
Mắm dưa Đà Nẵng
Mắm dưa Đà Nẵng
Mắm dưa Đà Nẵng
Mắm dưa Đà Nẵng












Chân gà rang muối Hà Nội

Chân gà rang muối Hà Nội
Chân gà rang muối là món ăn dù mới xuất hiện nhưng đã rất phổ biến với thực khách Hà Nội. Món mới này đã nhanh chóng xuất hiện tại nhiều cửa hàng ăn, quán nhậu ở Hà Nội.



Chiếc chân gà rang muối khá to với lớp bột chiên bên ngoài vàng rộm, giòn tan, béo ngậy và đậm đà vị muối rang ăn mãi không chán. Lớp da, thịt bên trong dai dai, mềm mềm ăn rất ngon. Vị giòn, mềm dai của chân gà kết hợp với nước chấm chua chua, ngọt ngọt khiến cho món ăn này thật sự lôi cuốn, hấp dẫn ngay từ khi mới thưởng thức những miếng đầu tiên. Khi đã tạm thỏa mãn với món chân gà rang muối, bạn có thể ăn một bát cháo gà nóng cho chắc dạ.

Một số hình ảnh đẹp
Chân gà rang muối Hà Nội












Saturday, September 9, 2017

Bánh Đậu Xanh Quảng Nam

Bánh Đậu Xanh Quảng Nam
Bánh đậu xanh Hội An Bánh đậu xanh ở Hội An có lịch sử lâu đời. Từ thế kỷ thứ XVIII, bánh đậu xanh đã là một món quà có giá trị được cư dân địa phương dùng để dâng tặng các quan lại. Trong một lần Vua Minh Mạng tuần du vào Quảng Nam, cư dân ở đây đã dâng tiến loại bánh đậu xanh thượng hạng ở phố Hội An để ngài ngự dụng.

 



Tiếng thơm nầy không phải ngẩu nhiên mà có. Cũng là đậu xanh, nếp, đường, nhưng chiếc bánh ở phố cổ Hội An có hương vị và cách trình bày riêng. Những chiếc bánh đậu xanh ở đây có dáng hình tròn hoặc vuông.

 

Cũng là bánh đậu xanh ướt nhưng nó không quá bở và mềm như bánh đậu xanh Hải dương. Nó có độ dẻo vừa phải để khi ngậm vào miệng không tan ngay. Một số loại bột thơm cũng được sử dụng khéo léo để tăng hương vị của bột đậu. 

Lại có loại bánh đậu xanh khô. Người ta trộn bột đậu xanh, nếp, đường theo một tỉ lệ vừa phải, cho vào khuôn nhỏ bằng gỗ để làm nên những chiếc bánh đậu xanh xinh xắn. Sau đó đem sấy bánh trên lò than để chúng săn cứng, giòn, thơm. 

Đặt biệt là loại bánh đậu xanh khô có nhân thịt. Đây chính là sản phẩm độc đáo của phố Hội và thật đáng tiếc cho ai đến Hội An mà bỏ qua dịp để nếm thử những chiếc bánh in nầy. Chúng vừa ngọt, vừa béo, vừa thơm, vừa giòn. 

Một sự pha trộn kỳ lạ mà chỉ có nghệ nhân tài hoa về ẩm thực mới có thể nghĩ ra và chế biến được. Tuy có nhân thịt nhưng do xử lý kỹ nên bánh có thể giữ được lâu từ nửa tháng đến một tháng mà không sợ bị ôi thiu. Ngày nay, những phong bánh in đã được bày bán nhiều nơi ở trong phố Hội An và rất được du khách ưa chuộng. Chúng đã góp phần tôn vinh truyền thống ẩm thực vốn có của cư dân nơi đây.













Wednesday, September 6, 2017

Lợn cắp nách Sapa

Lợn cắp nách Sapa
Tại các phiên chợ vùng cao Lào Cai, có thể dễ dàng bắt gặp hình ảnh những người dân địa phương bày bán những con lợn nhỏ có trọng lượng không lớn (dưới 20kg), nên người dân có thể cho vào gùi, xách tay, thậm chí cắp vào nách cho tiện, cái tên lợn “cắp nách” có lẽ bắt nguồn từ đó. Lợn “cắp nách” là giống riêng của người dân vùng cao, việc nuôi khá đơn giản. 

 



Thường thì sau khi lợn mẹ sinh ra lợn con, chúng được thả rông mặc cho mưa nắng, không có chuồng trại, không được chăm sóc, những con lợn phải tự kiếm thức ăn từ những cây củ dại ở ngoài vườn, rừng… thỉnh thoảng mới được cho ăn những bắp ngô, củ sắn. Sớm phải thích nghi với môi trường sống, nên những con lợn “cắp nách” có sức đề kháng rất tốt, sống khoẻ mạnh như những con thú hoang.

 

Mỗi con lợn “cắp nách” thường được nuôi thả khoảng trên dưới một năm, nơi nào có điều kiện sống tốt thì lợn nhanh lớn, nhưng cũng chỉ trên dưới 20kg, còn không thì chỉ được khoảng 10kg. Giờ đây, những phiên chợ vùng cao như: Mường Hum, Sín Chéng, Bắc Hà, Sapa… có rất nhiều lợn “cắp nách” được bà con mang ra bán. Những nhà hàng hay người dân ở thành phố Lào Cai và một số tỉnh lân cận thường đến mua.

 

Lợn cắp nách được đầu bếp chế biến thành nhiều món ăn đa dạng và hấp dẫn như nướng, xào, hấp… Để có được món lợn cắp nách hoàn hảo không thể thiếu lá nhội và hạt dổi hoặc hạt xẻn. Những thứ gia vị độc đáo này được trộn lẫn cùng muối, ớt xanh tạo nên một thức chấm độc nhất vô nhị, những miếng thịt ba chỉ hấp hay những khúc lòng mà thiếu đi gia vị này coi như mất đi một phần hương vị. Những ai đã một lần được thưởng thức món lợn “cắp nách” chắc chắn sẽ nhớ mãi.

Một số hình ảnh đẹp
Lợn cắp nách Sapa
Lợn cắp nách Sapa












Tuesday, September 5, 2017

Ba khía rang me Cần Thơ

Ba khía rang me Cần Thơ
Ba khía là loại còng biển, sinh sống nhiều nhất ở vùng bãi bùn nước lợ miệt Cà Mau, Bạc Liêu… Nhưng nếu có dịp đến Cần Thơ, bạn hãy thử đến “đường Ba Khía” để thưởng thức nhiều món ngon độc đáo từ con ba khía như hấp bia, luộc, rang me…

 



Hằng năm vào mùa con nước lên (khoảng tháng 8 đến 10 âm lịch), khi những hang ổ dày đặc dưới gốc cây đước, cây mắm bị chìm trong nước, ba khía phải “thiên di” lên thân và rễ cây để trú ẩn. Thời điểm này cũng là mùa ba khía hội (vào con nước 30 âm lịch). Thế là người dân chuẩn bị đồ nghề đi bắt ba khía.

 

Lựa những đêm tối trời khi con nước lên đầy, chỉ cần cập sát xuồng vào mé rạch vừa tầm tay với sát những gốc đước, gốc mắm, vuốt nhẹ những con ba khía còn đang “say sưa tình tự” cho vào giỏ đặt sẵn trên khoang xuồng. Trong một con nước, một người cần mẫn có thể bắt được vài chục ký ba khía dễ dàng.

 

Giá trị kinh tế của con ba khía ngày xưa không cao, và chỉ có một cách chế biến duy nhất là muối làm mắm ba khía. Đây có thể nói là món ăn đặc trưng của miền Tây, không thể thiếu trong bữa cơm hằng ngày. Ngày nay do nhu cầu ẩm thực gia tăng, ba khía được các chuyên gia ẩm thực “chắp cánh” làm nhiều món khá độc đáo như nấu canh chua cơm mẻ với bắp chuối, hấp bia, rang muối… nhưng độc đáo nhất phải kể là ba khía rang me.

 

Ba khía mua ở chợ phải chọn con cái (con đực cứng, thịt ít), yếm cứng, cầm chắc tay (thịt nhiều, mềm sau khi chế biến). Cho ba khía vào xô nhựa, đổ nước ngập vào ba khía và dùng que tre (hay đũa) đảo nhiều vòng cho ba khía sạch đất và bị say không kẹp được. Tiếp đến tách bỏ mai, lấy phần thân chặt đôi (hay để nguyên tùy ý), rửa sạch để ráo. Sau cùng bắc chảo lên bếp phi mỡ, tỏi thơm rồi đổ ba khía vào xào chín. Me chín đổ vào tô, thêm ít nước khuấy đều cho cơm me nở ra. Thêm gia vị (đường, muối, bột ngọt, nước mắm…) cho vừa khẩu vị. Cho tất cả me vào chảo cùng ba khía dưới ngọn lửa riu riu, sơ đều cho tới khi nước me rút vào sền sệt là được. Ra vườn hái vài nắm rau răm xếp sẵn ra đĩa, xúc ba khía để lên. Nhớ thêm vài nhúm đậu phộng rang đâm giập vào nữa là xong.

 

Bữa ăn đã sẵn sàng. Gắp càng ba khía cùng với rau răm đưa lên miệng nhai chậm rãi, chúng ta sẽ cảm nhận được vị chua, ngọt, béo, giòn của ba khía hòa lẫn vị cay cay, the the của rau răm lan tỏa khắp mọi giác quan, nếu cần thêm một cốc bia lạnh nữa là “đủ bộ”.

 

Có dịp đến TP Cần Thơ, du khách hãy tìm cơ hội đến đường Đinh Tiên Hoàng thuộc phường Thới Bình, quận Ninh Kiều, TP Cần Thơ để thưởng thức nhiều món ngon độc đáo từ con ba khía như hấp bia, luộc, rang me… Giá cả tương đối rẻ, vừa túi tiền, từ 30.000-50.000 đồng/đĩa cho bốn người ăn. Chiều đến nơi đây khá nhộn nhịp. Chính vì thế, con đường này được người dân địa phương gọi với một tên dí dỏm khác: “đường Ba Khía”!

Một số hình ảnh đẹp
Ba khía rang me Cần Thơ
Ba khía rang me Cần Thơ
Ba khía rang me Cần Thơ












Bánh tráng Phú Yên

Bánh tráng Phú Yên
Làng nghề bánh tráng Hoà Đa (xã An Mỹ, huyện Tuy An) hình thành khá lâu đời. Nơi đây có khoảng 30% hộ gia đình sống bằng nghề làm bánh tráng từ bột gạo.

 



Bánh tráng ngon có độ dày vừa, đều khổ, tốt nắng, nướng ăn thơm, nhúng nước không dính. Bánh tráng Hoà Đa ăn với thịt heo, cháo lòng, bánh hỏi đã trở thành món ngon hấp dẫn níu chân nhiều du khách. Có nhiều món ngon nhưng món bánh tráng cuốn với thịt heo kèm rau sống hái từ đồng rau Hoà Đa, chấm nước mắm nhỉ sóng sánh thơm ngon được ướp từ cá biển đông với bàn tay của ngư dân làng Yến kèm với dĩa ớt xanh được coi là "số zách".

 

Người địa phương đi xa thường mang theo những xấp bánh tráng Hoà Đa làm món quà quê tặng người thân, bạn bè và để dành cho mình ăn dần cho đỡ nhớ quê. Nhiều du khách đã thử qua cũng trở nên ghiền, có bè bạn người xứ nẫu về thăm quê lại gửi nhờ mua vài xấp.

Một số hình ảnh đẹp
Bánh tráng Phú Yên
Bánh tráng Phú Yên












Monday, September 4, 2017

Nem thính Nam Định

Nem thính Nam Định
Cùng với nem nắm Giao Thủy, nem thính, nem tai, nem chạo… luôn là món ăn chơi nổi tiếng của đất Thành Nam. Ở khu Nhà Thờ hay các khu chợ, các quán nem thính, nộm, chả bì…luôn đông khách những chiều hè. Thành phần món này gồm tai lợn, bì lợn thái nhỏ, mỡ lợn thái hạt lựu trộn với thính nếp thơm lừng, thêm chút tỏi băm, lá chanh, cuốn với lá sung, đinh lăng và các loại rau thơm rồi chấm với nước mắm Sa Châu được pha chua ngọt rất vừa miệng.



 
Một số hình ảnh đẹp
Nem thính Nam Định












Mì Quảng vịt Phan Thiết

Mì Quảng vịt Phan Thiết
Với người Phan Thiết, thay bằng ăn kèm thịt heo, thịt vịt mềm với hương vị cay cay, ngọt béo sẽ làm món mì Quảng càng thơm ngon, hấp dẫn hơn. Một tô mì Quảng vịt nóng hổi, thơm nồng với vị béo vừa phải của vịt cỏ cùng với vị cay của ớt, bùi của đậu phộng, hủ tíu và hương thơm của rau ăn kèm sẽ làm hài lòng dạ dày của bạn..



 
Một số hình ảnh đẹp
Mì Quảng vịt Phan Thiết