This is default featured slide 1 title

Go to Blogger edit html and find these sentences.Now replace these sentences with your own descriptions.This theme is Bloggerized by Lasantha Bandara - Premiumbloggertemplates.com.

This is default featured slide 2 title

Go to Blogger edit html and find these sentences.Now replace these sentences with your own descriptions.This theme is Bloggerized by Lasantha Bandara - Premiumbloggertemplates.com.

This is default featured slide 3 title

Go to Blogger edit html and find these sentences.Now replace these sentences with your own descriptions.This theme is Bloggerized by Lasantha Bandara - Premiumbloggertemplates.com.

This is default featured slide 4 title

Go to Blogger edit html and find these sentences.Now replace these sentences with your own descriptions.This theme is Bloggerized by Lasantha Bandara - Premiumbloggertemplates.com.

This is default featured slide 5 title

Go to Blogger edit html and find these sentences.Now replace these sentences with your own descriptions.This theme is Bloggerized by Lasantha Bandara - Premiumbloggertemplates.com.

Sunday, January 31, 2016

Đậu phụ Cao Bằng

Đậu phụ Cao Bằng
Đậu phụ là một trong những món ăn ngon, nổi tiếng có từ lâu đời của người Cao Bằng.

 

Đậu phụ trắng Cao Bằng sau khi cắt ra khỏi khuôn, không cần chế biến, dùng nước mắm chanh hoặc pha chế mắm tôm để chấm thành món ăn ngon.

 



Nguyên liệu để làm đậu phụ là đỗ tương. Cao Bằng do có khí hậu, thổ nhưỡng ưu đãi nên có thế mạnh trồng đỗ tương chất lượng cao. Trong hạt đỗ tương giàu chất dinh dưỡng (chất đạm, khoáng chất, hàm lượng can xi...) tự nhiên. Vì vậy, đỗ tương khi chế biến làm thức ăn có mùi thơm, béo ngậy rất hấp dẫn.

 

Cách làm đậu phụ của người Cao Bằng rất cầu kỳ. Người làm đậu chọn đỗ tương loại tốt, hạt căng đều, to. Ngâm đỗ tương vào nước lạnh cho nở đến độ vừa tới, rửa sạch vỏ, đem nghiền thành bột nước, lọc bã. Phụ gia làm đông bột nước đậu làm từ lá chua trên rừng. Đây là “bí kíp” để nghệ nhân làm đậu Cao Bằng làm ra miếng đậu thơm, ngon, ngậy. Pha nước lá chua vừa đủ vào bột nước đậu, đun lên để bột nước đậu đông lại vừa độ, đem đổ ra khuôn có vải xô để lọc. Khi bỏ khuôn và vải lọc ra, cắt miếng đậu thấy mềm, mịn như lụa và thơm ngậy là miếng đậu ngon.

 

Từ miếng đậu ngon, người Cao Bằng thường chế biến thành các món ăn ngon giàu chất dinh dưỡng tự nhiên. Đậu rán sốt cà chua, đậu rán chấm nước mắm chanh hoặc mắm tôm. Đậu trắng cắt miếng, rưới nước sốt cà chua và thịt băm. Canh đậu cà chua, hành. Đậu rán xào thịt ba chỉ. Đậu phụ xị (đậu phụ ngâm gia vị để lâu ngày)... Ngoài ra, chế biến món đậu với nhiều món ăn khác nhau tùy theo thực đơn của mỗi gia đình. Ngày nay, người ta nấu đậu tương làm thành váng đậu ăn lẩu. Chế biến tàu phớ - bột nước đậu đun sôi thành bột mịn, không ép thành khuôn, múc ra bát chan với nước đường.

 

Đậu phụ là món ăn phổ biến, có lợi cho sức khỏe. Theo các nhà khoa học, hạt đỗ tương chứa nhiều chất dinh dưỡng tự nhiên và vitamin E, D..., có thể chống lão hóa, sơ vữa động mạch. Đặc biệt, người ăn kiêng, ăn đậu phụ vẫn có đủ chất dinh dưỡng cần thiết mà không bị thiếu chất, béo phì.

Một số hình ảnh đẹp
Đậu phụ Cao Bằng












Thịt bò sấy khô Cao Bằng

Thịt bò sấy khô Cao Bằng
Thịt bò sấy khô là món ăn đặc sản có từ lâu của Cao Bằng. Đặc biệt, thịt bò sấy khô của các huyện: Bảo Lạc, Bảo Lâm, Hà Quảng... chế biến rất công phu, được nhiều người ưa dùng.

 



Cách chọn và pha chế thịt bò khô

Chọn con bò khỏe, không mắc bệnh, sau khi thịt xong chọn thịt thăn, toàn nạc cắt dọc theo thớ thịt dài 20 cm, dày 2 cm, rộng 3 cm, không rửa qua nước. Sau đó lấy gừng núi (khinh phja) giã nhỏ cùng muối, mắm, mì chính, hạt tiêu và một ít rượu trộn vào ướp thịt trong 2 - 3 giờ. Đem hơ qua 3 lửa để cho thịt săn chắc lại rồi đem phơi thêm 2 nắng cho thịt thêm đỏ tươi, miếng thịt sẽ trong và trông thật đẹp mắt.

 

Cách chế biến thành các món ăn

Thịt bò sau khi đã làm khô có thể chế biến thành nhiều món ăn ngon. Đem thịt ra ngâm nước nóng và rửa cho sạch, thái ngang thớ thành từng miếng mỏng, cho vào chảo đổ thêm ít nước cho thịt mềm ra, khi thịt chín, dậy mùi thơm lấy tỏi tươi dập nát cùng dấm, cần tây đổ vào đảo qua mấy lần, rồi cho thêm 1 - 2 thìa bột báng tạo chất sền sệt đem ra ăn cùng cơm hoặc nhắm với rượu, bia.

 

Cách khác đơn giản hơn là chỉ cần sào bò khô với dưa và tỏi cũng là một món ăn khó quên... Đặc biệt cần lưu ý, khi sào thịt bò phải cẩn thận, tránh không để bồ hóng rơi vào vì bồ hóng mà gặp thịt bò dễ tạo ra chất độc hại cho cơ thể.

Một số hình ảnh đẹp
Thịt bò sấy khô Cao Bằng












Saturday, January 30, 2016

Ram tôm Quảng Nam

Ram tôm Quảng Nam
Hình thức tương tự như chiếc nem của người Bắc, nhưng món Ram của vùng đất Quảng Nam lại mang những hương vị và cách chế biến rất riêng, mộc mạc, đơn giản, nhưng không kém phần thú vị.

 



Nguyên liệu để chế biến món ram tôm Quảng Nam rất đơn giản: thịt ba chỉ, tôm đồng, bánh đa nem cỡ vừa, 1 quả trứng gà, và các gia vị: muối, mì chính, hành tía băm, tỏi, hạt tiêu và hành lá. Khác với món nem của xứ Bắc, các nguyên liệu cần băm nhỏ hoặc xay nhuyễn, Ram tôm Quảng Nam có hương vị đặc biệt nhờ các nguyên liệu đều được để nguyên.

 

Thịt ba chỉ sau khi thái chỉ miếng vừa ăn, tôm đồng làm sạch, để nguyên vỏ, chỉ cắt bỏ râu và phần đầu, sẽ được ướp đều với gia vị, hành tía băm nhỏ, trứng và đặc biệt là hạt tiêu xay để tạo mùi thơm cho món ăn. Bánh đa nem tròn cắt làm đôi, vì mỗi chiếc ram sau khi cuộn lại chỉ nên xinh xinh, vừa ăn. Hành lá cắt khúc.

 

Tôm và thịt sau khi đã thấm gia vị, mỗi chiếc ram bạn cuốn một miếng thịt, 1 con tôm và một chút hành lá. Nên cuốn chặt tay vì khác với nem Bắc, các nguyên liệu có độ kết dính do được xay nhỏ, ram tôm để nguyên con, nên nếu cuộn lỏng tay, khi chiên, chiếc ram sẽ dễ tuột lá.

 

Cũng giống như chiên nem, để chiếc ram được giòn, chỉ nên chiên nhỏ lửa, khi chiếc ram vàng đều là đã chín. Món ăn này ngon nhất khi ăn nóng, bởi độ ngậy và thơm, béo của thịt, cùng với vị giòn của con tôm còn nguyên vỏ, hành lá kết hợp với nước chấm chua ngọt, thêm một chút ớt cay, hương vị sẽ không thể nào quên. Ram tôm cũng nên thưởng thức kết hợp với rau sống thái nhỏ, dù ăn với bún, hay cơm, đều thích hợp. Giữa rất nhiều món đặc sản của xứ Quảng, ram tôm là món ăn dễ hợp khẩu vị của mọi thực khách ở các miền khác nhau.

Một số hình ảnh đẹp
Ram tôm Quảng Nam












Friday, January 29, 2016

Chè shan tuyết Bằng Phúc

Chè shan tuyết Bằng Phúc
Nằm ở độ cao 1.200m so với mực nước biển, xã Bằng Phúc, huyện Chợ Đồn khí hậu quanh năm mát mẻ là điệu kiện thuận lợi để giống chè shan tuyết ở đây phát triển. Bằng Phúc hiện còn trên 1.000 gốc chè cổ thụ trên 100 năm tuổi đang cho thu hoạch, trong đó có cây hơn 300 năm tuổi, cao hàng chục mét, tán rộng che kín vài chục mét vuông. Khác với các giống chè khác, búp chè shan tuyết to có phủ một lớp lông tơ trắng trông như những bông hoa tuyết. Khi sao khô búp chè có màu trắng bạc, pha nước sóng sánh vàng.

 

Chè shan tuyết Bằng Phúc, đặc sản vùng quê hương cách mạng huyện Chợ Đồn nổi tiếng với hương vị đậm đà./.



 
Một số hình ảnh đẹp
Chè shan tuyết Bằng Phúc












Thursday, January 28, 2016

Cá nướng Điện Biên

Cá nướng Điện Biên
Với sự pha trộn khéo léo và kết hợp giữa các loại gia vị độc đáo, món cá nướng là món ăn mang đậm hương vị Tây Bắc. Để làm món cá nướng, người ta dùng các loại cá như cá chép, trôi, mè trắm, khoảng hơn 1kg được mổ ở dọc phía lưng, rồi rửa sạch để ráo nước, xoa một ít muối rang vào bên trong cá để thêm đậm đà. Hỗn hợp để tẩm ướp gồm mắc khén, ớt tươi nghiền nát, hành tươi, rau thơm, rau mùi thái nhỏ...trộn đều rồi nhồi vào bụng cá. Sau đó, cá được gập đôi lại rồi dùng nẹp tre nẹp cá nướng lên than hồng.

 



Khi cá chín vàng, con cá được gỡ ra phải nguyên vẹn, không vỡ nát, dậy mùi gia vị bên trong, khi ăn cảm nhận được vị ngọt béo của cá, vị cay của ớt, mắc khén, màu xanh của hành, rau thơm lẫn màu vàng của thịt da cá trông rất hấp dẫn.
Một số hình ảnh đẹp
Cá nướng Điện Biên












Pà Mẳm Yên Bái

Pà Mẳm Yên Bái
Pà mẳm gọi theo tiếng của đồng bào Thái có nghĩa là mắm cá. Pà mẳm có nhiều loại nhưng ngon và quý phải kể đến Pà mẳm cá chép. Món ăn này tuy không cầu kỳ nhưng yêu cầu phải đảm bảo những nguyên tắc chế biến riêng. Cá chép dùng để làm Pà mẳm nhất thiết phải là cá chép ruộng hay cá chép ao. Cá bắt về được thả trong bể từ 3 đến 4 ngày cho nhả hết bùn đất, rồi vớt ra chậu khô đổ rượu ngon cùng muối đã rang chín vào và đậy chặt lại. 

 



Quá trình giẫy, một lượng muối, rượu sẽ được đưa vào bụng cá, cứ như thể cho đến khi cá chết. Cá được ướp trong vại với rất nhiều gia vị như: thính gạo nếp, hạt sẻn, ớt tươi băm nhỏ, xả, riềng, quế chi… Tất cả các gia vị này đều phải được xào thơm trước khi đem ướp. Qua một ngày, người ta chắt nước trong vại ra đun sôi để nguội rồi lại đổ vào vại cá. Công đoạn này được lặp lại hai lần trong các ngày kế tiếp. Sau ba lần như vậy, người ta bịt kín miệng vại, rồi đem chôn sâu ở nơi khô thoáng. Không giống như nhiều loại Pà mẳm khác, sau 3 năm Pà mẳm cá chép mới được đem dùng.

 

Pà mẳm ngon và được xem là đạt yêu cầu là khi mở ra phải có mùi thơm của thính nếp, gia vị và cá được ướp chín bằng rượu, muối và các gia vị cay nóng nên không còn mùi tanh. Cá phải đảm bảo còn nguyên con, thịt màu hồng tươi và dai như cá mực. Pà mẳm có thể được nướng chín hay dùng sống tuỳ thuộc vào sở thích của từng người, nhưng Pa mẳm được đồng bào ưa dùng sống cùng với các loại rau thơm và gia vị của rừng. Trước đây, đồng bào Thái làm Pà mẳm như một cách dự trữ thức ăn qua năm, nhưng cùng với thời gian món ăn này đã trở thành đặc sản mà người Thái chỉ dùng thiết đãi khách quý và bạn bè thân thích những khi nhà có việc lớn, việc vui.

 

Mỗi loại pà mẳm lại được chế biến và sử dụng theo những cách khác nhau. Pà mẳm cá tép chỉ dùng để chấm rau, chấm thịt và thời gian cũng không yêu cầu lâu, có thể là một tháng, hai tháng hoặc nhanh là một, hai tuần là dùng được. Ngoài cá chép thì một số loại cá ruộng khác như cá rô phi, cá riếc cũng được đồng bào dùng làm Pà mẳm.

Một số hình ảnh đẹp
Pà Mẳm Yên Bái












Tuesday, January 26, 2016

Chả hoa Năm Thụy Trà Vinh

Chả hoa Năm Thụy Trà Vinh
Thành lập năm 1999 cơ sở sản xuất chả hoa Năm Thụy từng bước tạo niềm tin trong lòng quý khách hàng qua các sản phẩm pate, chả lụa, chả hoa, chả con cá, con tôm, pate giò heo, chả cá viên, nem chua các loại. Sản phẩm chả Năm Thụy luôn luôn đảm bảo chất lượng,mẫu mã đẹp phù hợp thị hiếu người tiêu dùng.

 



Ngoài các sản phẩm truyền thống, Năm Thụy cho ra mắt bộ sản phẩm chả nhồi patê trứng muối với trọng lượng 170g và chả cá trứng cút trọng lượng 70g, đảm bảo nhu cầu thẩm mỹ trên món ăn của thực khách tại các nhà hàng, quán ăn trong và ngoài tỉnh. Các sản phẩm của thương hiệu Năm Thụy đều đạt chất lượng vệ sinh an toàn thực phẩm, là thương hiệu hàng Việt Nam chất lượng cao nhiều năm liền.

 

Ngoài sản xuất để đáp ứng nhu cầu của bà con tiêu dùng trong tỉnh, Năm Thụy còn cung cấp cho các tỉnh từ miền Trung Tây Nguyên, các tỉnh miền Đông đến các tỉnh miền Tây Nam bộ, các nhà hàng siêu thị lớn tại Thành phố Hồ Chí Minh. Đặc biệt các loại chả Năm Thuỵ có mặt hàng tuần tại đô thị Phú Mỹ Hưng, Thành phố Hồ Chí Minh để phục vụ giới sành ăn tại khu đô thị cao cấp này.

          

Một số hình ảnh đẹp
Chả hoa Năm Thụy Trà Vinh
Chả hoa Năm Thụy Trà Vinh












Tôm chua Huế

Tôm chua Huế
Tôm chua là sự tổng hòa của sắc màu trắng của xôi, măng, riềng tỏi, màu đỏ của tôm, ớt... và đủ các vị: ngọt, béo, bùi, cay, chua, đắng... Nó cũng là sự hòa quyện giữa cái mát lành của tôm và cay nồng của gia vị. Tất cả tạo nên món ăn hấp dẫn khó cưỡng.

 



Chỉ chọn những con tôm nước ngọt nhỏ vừa, trộn chung với các nguyên liệu rồi ủ trong vại sành, hoặc chôn xuống đất chờ tôm lên men, giúp nó ngọt và thơm. Tôm chua ăn kèm với thịt luộc, bánh tráng và dưa giá cùng các loại rau sống khác là món ngon khó quên nếu đã từng ăn qua. Vị chua chua cay cay của tôm hòa trong cái ngọt của thịt, chua của khế, chát giòn của quả vả... đem lại cho người ăn cảm giác ngon miệng vô cùng.

 

Ở Huế, tôm chua ngon và nổi tiếng nhất trên đường Đặng Trần Côn.

Một số hình ảnh đẹp
Tôm chua Huế












Monday, January 25, 2016

Rau rừng Gia Lai

Rau rừng Gia Lai
Bữa cơm miền cao nguyên Gia Lai bắt đầu bằng món rau xanh luộc. Những đọt lá xanh ngăn ngắt, cứng cáp, tươi non có vẻ khá quen, nhưng khi hỏi tên nó thì người địa phương cũng chỉ biết đáp gọn lỏn: "Rau rừng!".

 



Nhưng rau rừng là rau gì? Theo hình dáng thì loại này rất giống rau lủi, vốn là đặc sản chỉ có ở vùng rừng Trà My (Quảng Nam), nhưng xét về hương vị, rau rừng Gia Lai thiếu đi chất nhớt và cả vị thuốc, dù độ giòn ngọt thì tương tự. Có người lại cho rằng nó na ná rau tàu bay hay đọt dớn…

 

Theo lời người dân địa phương, rau rừng rộ ở Gia Lai chỉ khoảng chừng vài năm trở lại đây, trước đây là nó món "chống đói" của bộ đội Trường Sơn.

 

Được trồng khá rộng rãi nên ở đâu cũng có, mùa nào cũng có, nhưng rau ngon nhất là ở đầu mùa mưa, khi cây nảy những đọt non xanh mướt, bóng lưỡng. Nó gắn liền với chất rừng núi của vùng Gia Lai nên người phương xa ghé Gia Lai, muốn tìm thứ gì đó mới lạ cho bữa ăn thì được giới thiệu ngay.

 

Chất rừng ở loại rau này không nằm ở sự ngon ngọt mà ở vị mát, dù ban đầu cứ tưởng nó chẳng có mùi vị gì. Rau rừng còn ngon ở độ giòn, dù có nấu quá lửa thì vẫn không bị nát. Cách chế biến ngon nhất là luộc hoặc xào tỏi, chấm với mắm cua (làm từ cua đồng giã nát, lọc xác vắt lấy nước rồi phơi nắng) màu nâu đất ánh sắc vàng gạch, mặn mòi.

 

Khẳng định như thế vì món rau này từng được mang ra "thí nghiệm" với tất cả các loại nước chấm, kể cả muối tiêu chanh, nhưng không có loại nào vượt qua được mắm cua. Người Gia Lai xa quê lên cơn nghiền rau rừng vẫn phải nhờ người quen để gửi vài bó rau theo đường hàng không để ăn cho đỡ thèm.

 

Rau rừng đã có mặt cả trong các siêu thị ở Pleiku, được bán với giá khoảng hơn 30.000 đồng/kg. Riêng mắm cua thì không dễ kiếm, lại khó mang theo nên được thay bằng nước mắm kho quẹt kiểu Nam bộ, tuy không đúng chất rừng nhưng cũng chấp nhận được.

Một số hình ảnh đẹp
Rau rừng Gia Lai












Bánh xèo chảo Nha Trang

Bánh xèo chảo Nha Trang
Một biến tấu khác của bánh xèo miền Nam đó chính là bánh xèo có thêm hải sản của dân miền biển. Bánh xèo đúc bằng chảo nên được gọi là bánh xèo chảo, khác với các loại bánh xèo miền Trung thường đúc bằng khuôn đất như bánh khọt. Mật độ tìm thấy quán bánh xèo chảo không nhiều bằng bánh căn nhưng du khách đến Nha Trang ít nhất thường bỏ túi một địa điểm để đến thử.



Bánh xèo chảo nóng hổi, người bán lấy ra là đem liền cho thực khách.

Quán bánh xèo chảo mực nho nhỏ dưới chân Tháp Bà là nơi khách du lịch thường rỉ tai nhau. Ngoài ra, nếu thích thì khách có thể xin thêm bánh tráng để cuốn bánh xèo, ăn kèm rau sống nữa thì rất tuyệt. Mỗi bánh có đường kính tầm 25 cm. Quán bánh xèo chảo quyến rũ du khách bằng rổ mực tươi rói còn xanh màu nước biển, chế biến đến đâu bỏ mực đến đó. Bánh xèo được đổ với tôm hoặc mực tùy theo khẩu vị của khách. Bánh xèo Nha Trang khi chế biến cũng thường cho trứng cút hay trứng gà vào giữa bánh tương tự như bánh căn.

Một số hình ảnh đẹp
Bánh xèo chảo Nha Trang












Bánh phồng Phú Mỹ An Giang

Bánh phồng Phú Mỹ An Giang
Từ lâu, An Giang rất nổi tiếng với các đặc sản như mắm Châu Đốc, đường Thốt Nốt, lụa Tân Châu… nhưng tại thị trấn Phú Mỹ, huyện Phú Tân còn có một đặc sản nổi tiếng là bánh phồng. Làng nghề bánh phồng Phú Mỹ hình thành, tồn tại và phát triển gần 70 năm nay, có 50 cơ sở sản xuất, thu hút khoảng 300 lao động. 

 



Trong đó, các gia đình nổi tiếng có truyền thống làm bánh như gia đình cụ Lê Minh Dơn, Ngô Thị Dờn, Trần Văn Tâm... Theo các bậc cao niên tại làng nghề, nguyên liệu làm bánh phồng là loại nếp đặc sản được trồng tại địa phương. Các công đoạn làm bánh rất công phu. Người làm bánh chọn loại nếp rặt, ngon. Nếp được ngâm đúng ba ngày ba đêm, đãi cho sạch nước đục, đem xôi lên rồi bỏ vào cối quết. Sau khi nếp được quết nhuyễn, đem ra cán thành bánh, phơi nắng rồi đem vào nhúng nước đường và phơi lại lần nữa cho khô mới đóng gói. Các phụ gia như đậu, mè, sữa... được đưa lần lượt vào bánh theo từng công đoạn. Trước đây, người làm bánh quết bột bằng chày tay, nay đã có máy kéo chày thay thế nên người làm bánh đỡ nhọc công và sản phẩm được cải thiện rõ nét cả về chất lượng lẫn số lượng.

 

Bánh phồng Phú Mỹ nhỏ bằng cái dĩa nhưng nướng chín phồng to hơn cái quạt nan. Bánh vừa xốp, vừa mềm, cắn vào nghe “phao” miệng bởi vị béo của nếp, vị ngọt của đường, mùi thơm của sữa, mè, đậu nành, đậu phộng... tạo nên hương vị đặc trưng và không thể thiếu trong bữa ăn ngày Tết hay các dịp đám tiệc, cưới hỏi. Thời gian qua, bánh phồng Phú Mỹ được người tiêu dùng ưa chuộng nên làng nghề phát triển mạnh và sản xuất quanh năm, nhộn nhịp nhất là tháng giáp Tết. Hiện bánh phồng Phú Mỹ có giá từ 3.000 – 4.000 đồng/chục, tùy loại bánh. Những kỳ hội chợ hay triển lãm tại An Giang, Cần Thơ hoặc TP Hồ Chí Minh, bánh phồng Phú Mỹ đều có mặt trong gian hàng trưng bày sản phẩm đặc sản của An Giang. Làng bánh phồng Phú Mỹ đã được UBND tỉnh An Giang công nhận làng nghề truyền thống vào cuối năm 2006. Nếu có dịp đến An Giang, bánh phồng Phú Mỹ là một món quà rất có ý nghĩa để du khách mang về làm quà cho người thân.

Một số hình ảnh đẹp
Bánh phồng Phú Mỹ An Giang
Bánh phồng Phú Mỹ An Giang
Bánh phồng Phú Mỹ An Giang












Sunday, January 24, 2016

Răng mực Phan Thiết

Răng mực Phan Thiết
Nhiều du khách đến đây thấy tò mò về món ăn chơi rất được lòng các cô cậu học trò, hỏi ra mới biết đó là những chiếc răng mực.

 

Răng mực rửa sạch, ướp gia vị, tùy theo yêu cầu của thực khách mà chủ quán có thể nướng, chiên hay xào. Cảm giác sần sật, dai thơm rất vui miệng khi nhai răng mực. Bạn có thể tìm ăn ở gần Ga Phan Thiết, trên đường Nguyễn Tất Thành…



 
Một số hình ảnh đẹp
Răng mực Phan Thiết












Saturday, January 23, 2016

Bún thang Hưng Yên

Bún thang Hưng Yên
Những người Hưng Yên xa xứ mỗi khi về thăm quê hương thường đến Gốc Sanh ăn một bát bún thang cua của nhà hàng Thế Kỷ.

 



Cửa hàng của bà vốn không có biểu hiện. Khách ăn quen gọi cửa hàng bằng tên của bà và cũng ngụ ý món ăn này tồn tại ít ra cũng một trăm năm. Nhà hàng ngày trước rộng rãi thoáng mát, trước cửa có cây to rủ bóng, treo mành. Quầy thức ăn căng lưới, từng bát lươn, giò lụa, trứng rán gà luộc thái chỉ tẩm nghệ sào vàng ươm. Khách đến bà dắp bón, xúc nhân nhanh thoăn thoắt và loáng cái , bát bún thang đã là một tác phẩm đầy mầu sắc: cái trắng của bún Vân Tiêu làm nền, cái vàng của nhân lươn, nhân gà được tôn lên bởi đám rau răm xanh rờn. Thêm thìa mắm tôm và muôi nước dùng bốc khói, bát bún như ân cần mời mọc.

 

Bún thang làm không khó, nhưng làm được ngon không phải dễ. Thời trước không có mì chính thì nước dùng được hầm với xương lợn, xương gà, cua đồng, tôm he và sá sùng. Váng nước được hớt di, còn lại là lượng nước trong béo ngậy. Bí quyết của nhà hàng là mọi thứ nguyên liệu được chế biến đủ độ chín tới, liều lượng cân đối không non tay cũng không già lửa. 

Một số hình ảnh đẹp
Bún thang Hưng Yên












Chả Rươi Hải Dương

Chả Rươi Hải Dương
Không như nem công, chả phượng, bào ngư, yến huyết cầu kỳ khó kiếm, chả Rươi là món ăn bắt đầu và hình thành từ những gì dân giã nhất. Theo từ điển tiếng Việt: Rươi là con giun đất, thân có nhiều lông tơ nhỏ, sinh theo mùa, ở vùng nước lợ, xuất hiện nhiều vào cuối tháng chín đầu tháng mười hàng năm: 

 



Hải Dương quê tôi thuộc vùng châu thổ sông Hồng, được bao bọc bởi những con sông lớn, ăm ắp phù sa cuồn cuộn uốn mình ra biển, chính cái nơi tiếp giáp, gặp gỡ của những con sông này với vùng thuỷ triều lên mạnh tạo nên vùng nước lợ miên man ở các huyện Thanh Hà, Tứ Kỳ, Đông Triều, Ninh Giang, đây chính là vùng có nhiều Rươi, Rươi không ai nuôi được, ngày thường có vác mai đào xới tung cả vùng đồng triều ngập lợ cũng chẳng tìm nổi một con.  

 

Nhưng tháng chín đôi mươi tháng mười mùng năm, lúc bầu trời mây vần vũ như sà xuống thấp, những cánh diều mỏng dính chấp chới dắt díu những hạt mưa lất phất (người quê tôi gọi là mưa mở lỗ Rươi), cả vùng bãi triều ngập trong màn nước phù sa nâu nhạt trở thành những ruộng Rươi mênh mang. Heo may cứ thổi, mưa cứ rơi, ai đó cứ thở than " Kẻ ăn Rươi, người chịu bão" bởi cái sự đau ê ẩm của thân mình, thì vùng ruộng Rươi đông như trẩy hội. Cũng thật lạ, không hiểu từ đâu những con vật bé nhỏ thân nửa giun, nửa như rết cứ đùn đùn từ lòng đất chui lên, có con dài tới vài mét. Lên đến mặt nước chúng đứt thành từng đoạn ngắn. Lạ lùng hơn mỗi đoạn ngắn ấy thành một con, con nào cũng có đầu có mắt hẳn hoi, chúng kết lại thành đoàn, dạt theo dòng nước chảy. Người đi vớt Rươi chỉ cần dùng lưới, vợt bằng vải màu hay rá rổ, thậm chí cả gầu tát nước đơm chỗ cửa nước chảy là vớt được Rươi. Cách vớt này thô sơ, cốt lấy vui làm chính. Còn nếu muốn lấy số nhiều thì phải tốn công hơn một chút. Thông thường người ta khơi bờ ruộng cho nước chảy, giăng mành mành rộng ra theo hình phễu rồi đơm đó vào. Rươi cứ việc theo dòng chảy, ào ạt trôi vô miệng đó. Đứng trên bờ, người ta chỉ việc nâng đó, trút rươi vào thuyền, chở lên mạn ngược gánh đi, cho kịp buổi chợ.

 

Những thúng Rươi ngon nhất được đem lên Hà Nội và những thành phố lớn bán cho các khách sạn, nhà hàng đặc sản. Loại ngon vừa đem về bán ở các chợ quê. Cách đây vài năm chỉ vài chục ngàn ta có thể mua được một kg Rươi.Nhưng một hai năm lại đây Rươi hiếm dần, chẳng biết có phải vì nó cũng ngột ngạt không sinh nở được trong môi trường ô nhiễm nên giá đắt khủng khiếp. Một kg Rươi ngon ở Hà Nội giá bán có khi lên tới 4- 5 trăm ngàn đồng. Loài thuỷ sinh này còn lạ lùng hơn vì dẫu có đang nổi lên đàn đàn lũ lũ đấy nhưng chỉ cần gặp một trận mưa không cần biết to hay nhỏ thì chỉ sau vài giờ là chúng biến đâu mất sạch ( Người quê tôi gọi là những trận mưa lấp lỗ Rươi)

 

Để làm được món chả Rươi ngon, khi mua rưoi phải biết chọn lựa. Con Rươi thân phải mập, có màu hồng, bò khoẻ trong thúng là những mớ rươi còn tươi và ngon. Loại này khi đánh nhuyễn, thân Rươi tan, ta sẽ có một bát bột Rươi sánh, ánh vàng kem trứng, khi ăn cho vị ngọt đậm, béo ngậy, còn những con Rươi mầu xanh, thân gày bò yếu là Rươi non, khi đánh ít tan, rán lên sẽ khô, xác.

 

Mỗi món ăn lại có một số gia vị đi kèm để làm nên " Bản sắc". Làm chả Rươi, bạn không thể không mua thêm thịt ba chỉ ngon, trứng gà, vịt tươi, lá lốt, hành hoa, thì là, lá gừng, hạt tiêu, mì chính, nước mắm ngon và đặc biệt phải có vỏ quýt - một vị mà nếu thiếu nó sẽ mất đi mùi vị đặc trưng của chả Rươi. Giờ chắc bạn đã hiểu chẳng hề vô tình khi dân gian ngấm nguýt: " Mắm Rươi thì ít, vỏ quýt thì nhiều"...

 

Cách chế biến Rươi cũng không đơn giản đâu: Rươi đem về nhà cho vào rổ dày nan, thả nhẹ nhàng vào chậu nước rồi rửa nhẹ tránh làm Rươi vỡ ruột. nhặt sạch mùn rác để ráo nước rồi đổ Rươi vào âu đũa đánh nhuyễn càng lâu càng ngon. Thịt ba chỉ băm nhỏ, tuỳ theo lượng Rươi mà cho nhiều hay ít ( Thường 1 kg Rươi chỉ cho một hai lạng) đập vào đó 2 quả trứng ( gà, vịt đều được); Rau gia vị thái chỉ bằm nhỏ cho vào cùng mì chính, hạt tiêu, nước mắm ngon trộn đảo thật đều là được. 

 

Việc rán Rươi mỗi nơi mỗi khác, có nơi cho Rươi sau khi đã trộn gia vị vào rán luôn, nhưng như vậy Rươi sẽ không ngon, rươi chín không đều và dễ bị cháy, khi ăn mất đi vị béo ngậy. Muốn Rươi ngon, ta dùng nồi hấp xôi lót lá lốt sau đó cho từng muôi Rươi vào hấp bánh. Khi Rươi chín đều đóng bánh, ta đem bánh Rươi đã được hấp chín cho vào chảo mỡ nóng già, đun nhỏ lửa, đợi khi bánh ngả màu vàng cánh gián đều cả hai mặt, bạn hãy vớt Rươi ra. Món chả Rươi chỉ ngon khi có lớp áo chả vàng ruộm mà phía bên trong ruột chả vẫn mềm, ngọt đậm, bạn mới là người "sành điệu" và khi đó, bánh chả toả hương thơm ngào ngạt, mùi hương mà đứng cách xa hàng vài trăm mét cũng cảm nhận được thật là quyến rũ cồn cào.

 

Nhón tay bẻ miếng chả Rươi nóng hổi, đặt vào giữa màu xanh non tơ của lá rau diếp, rau thơm cùng lọn bún trắng ngần cuộn lại rồi chấm vào bát nước mắm chắt có tỏi ớt chỉ thiên bằm nhuyễn, thêm chút đuờng, mì chính, chanh tươi... thêm vài giọt nhỏ tinh dầu cà cuống mùa gặt... ta nghe như từ đầu lưỡi vị ngầy ngậy đậm đà của sắc đỏ phù sa, mùi thơm thơm nồng nàn của cây lá vườn nhà... Tất cả mùi vị ấy quyện lại làm nên hương vị đặc trưng của chả Rươi,  dân giã mà lại quý giá vô cùng. Thêm vài chén rượu nếp cái hoa vàng chưng cất thủ công ủ hũ sành nút lá chuối khô để lâu với vài người bạn tâm giao trong một buổi chiều thu đáng nhớ, câu ca lơ lửng giữa đời " Món ngon nhớ lâu..." chắc sẽ khắc sâu vào tâm khảm, biết đâu thi hứng chợt nổi, bạn lại nẩy ra cả một tứ thơ hay?

 

Đặc biệt hơn nếu vào những ngày tết nguyên đán, giữa tiết trời se lạnh. trên mâm cỗ tết đầm ấm lại có món chả Rươi thơm lừng để khoản đãi bạn bè thì thật thú vị. Sẽ rất nhiều người thắc mắc, làm thế nào để tết có Rươi ăn, điều này không khó. Vào vụ Rươi chỉ cần sau khi hấp rươi thành bánh, bạn đem bánh Rươi rán qua cho khô lại, để nguội rồi xếp bánh Rươi vào hộp nhựa có nắp đậy kín lại, cho vào túi nilon gói chặt xếp vào ngăn tủ đá lạnh. Tết đến xuân về, khi mai đào xoè hoa rực rỡ, bạn chỉ cần lấy rươi từ tủ lạnh ra ngoài cho tan băng, Những bánh Rươi khi ấy sẽ tự rời nhau. Bên bếp lửa hồng, những miếng chả Rươi nóng hổi toả mùi thơm ngào ngạt quện mùi hương trầm da diết... trong không khí đầm ấm của ngày xum họp, hẳn đây sẽ là món quà quê hiếm có của những ngày đầu xuân...

Một số hình ảnh đẹp
Chả Rươi Hải Dương
Chả Rươi Hải Dương












Bánh gai Nam Định

Bánh gai Nam Định
Bánh gai Nam Định hay còn được nhắc đến với cái tên bánh gai Bà Thi là món bánh gai giữ truyền thống. Hương vị nguyên bản với loại lá gai ít chát có độ ngậy và thơm hơn cả là lá gai Trực Ninh, Xuân Trường.

 



Nhân bánh gồm đỗ xanh đồ trộn với đường trắng, thêm mứt hạt sen, một ít cùi dừa nạo nhỏ, vài ba miếng mỡ thái khổ ẩn trong vỏ bánh là bột gạo nếp xay mịn trộn với lá gai giã nhỏ và được rắc ít vừng rang thơm.

 

Ăn miếng bánh gai vừa thấy dẻo dai, mềm quyện của nếp ngon với thơm thơm sen, dừa, đậu ngọt lành. Bánh gai Nam Định ăn một cái thường chưa thỏa, nên người bán cũng sắp thành từng sâu 5, 10 cái một.

 

Những chiếc bánh đen lánh, bên ngoài được gói lá chuối khô đơn giản và khiêm nhường đã thành món quà nhỏ cho lữ khách dọc đường và cho cả những người bạn nơi xa.

Một số hình ảnh đẹp
Bánh gai Nam Định












Friday, January 22, 2016

Nộm da trâu Sơn La

Nộm da trâu Sơn La
Da trâu rất khó lấy vì trâu bị lọc toàn bộ da, sau đó được chuyển ngay cho các mối làm trống. Ấy thế nhưng người Thái ở Sơn La đã biến da trâu trở thành đặc sản không thể thiếu trên mâm cơm những dịp  đặc biệt.

 



Những người phụ nữ Thái đảm đang đã không ngại khó khăn để làm mềm hóa sự dai và cứng của da trâu bằng cách hơ qua lửa rồi ngâm với nước lã. Sau khi đủ độ, với con dao thật sắc, họ dùng hết sức để thái mỏng miếng da dầy đó.


Thật lạ, miếng da trâu đen xì, dầy bịch ban đầu, qua vài công đoạn tưởng như giản đơn đó lại biến thành món cực hấp dẫn từ ánh nhìn. Khi thái mỏng tang, miếng da trâu giờ có màu vàng của quả chanh Tây, bên trong là màu vàng nhạt, trong trong, cắn thử lại sần sật, giòn giòn, là lạ.


Cũng như nhiều món nộm khác của người Thái, nộm da trâu cần gia giảm thêm nhiều gia vị và rau thơm như lạc, mùi ta, mùi tàu, chút hạt mắc khén đặc trưng.


Đặc biệt, cái làm nên thứ quyến rũ của nộm da trâu chính là vị chua của nước măng chua, chứ không phải của chanh hay giấm. Đó là vị chua thơm, thanh thanh. Nước măng chua muốn ngon phải ngâm bằng thứ măng củ tươi, nước suối và thêm những gia vị cần thiết. Măng cũng phải có thời gian để “ngấu” tiết ra thứ nước chua thanh mát mới đúng điệu để trộn món nộm này.

Một số hình ảnh đẹp
Nộm da trâu Sơn La












Ốc núi Ninh Bình

Ốc núi Ninh Bình
Ốc núi có nhiều ở các dãy núi đá vôi thuộc thị xã Tam Điệp, Yên Mô, Nho Quan. Chúng thường chỉ xuất hiện từ tháng 4 đến tháng 8 hàng năm, tức là vào mùa mưa, khi thời tiết ẩm ướt. Thức ăn chính của ốc này là những loại cây cỏ mọc hoang trên núi trong đó có cả những cây thuốc quý. Vì vậy khi sơ chế người ta chỉ rửa qua vì cho rằng trong người con ốc mang nhiều vị thuốc. Thịt ốc núi dai, giòn, ngọt. Ốc núi có thể chế biến thành nhiều món: hấp gừng, xào sả ớt, trộn gỏi…



 
Một số hình ảnh đẹp
Ốc núi Ninh Bình












Cá lóc nướng trui Cà Mau

Cá lóc nướng trui Cà Mau
Là món ăn dân dã, dễ làm và đặc trưng cho miền sông nước Nam Bộ nhưng cá lóc nướng trui lại có một hương vị vô cùng độc đáo.



Cá khi vừa bắt dưới sông lên, rửa sạch, dùng que tre xuyên cá từ đầu đến đuôi rồi vùi cá vào đống rơm khô, châm lửa đốt hoặc cắm que xuống đất lấy rơm phủ lên và đốt lửa cho đến khi tro tàn. Khi cá chín, cạo bỏ lớp vẩy đã cháy xém để lộ ra thịt cá trắng và thơm.

 

Cá nướng xong chỉ cần gỡ thịt chấm muối ớt, mà phải là loại muối hột mới cảm nhận được hết mùi vị thơm ngon vừa cay vừa mặn vừa ngọt vừa thơm của món cá lóc nướng đặc sản của dân Nam Bộ. Ở đồng bằng sông Cửu Long, cá lóc nướng trui thường ăn với nước mắm me, cuốn với bánh tráng, rau thơm các loại ăn thì rất tuyệt.

Một số hình ảnh đẹp
Cá lóc nướng trui Cà Mau












Thursday, January 21, 2016

Khoai lang Hoàng Long

Khoai lang Hoàng Long
Tuy mang một cái tên khá thuần Việt và cổ kính như vậy nhưng khoai lang Hoàng Long là một loại thực phẩm xuất hiện ở Việt Nam với lịch sử chỉ vài chục năm. Ban đầu là giống nhập nội của Trung Quốc thí điểm tại vùng đất trũng ven sông Hoàng Long (Ninh Bình) và tới thời điểm hiện tại thì nó đã được trồng phổ biến ở nhiều nơi trên miền Bắc.

 



Mặc dù vậy nó vẫn được gọi là khoai lang Hoàng Long và là một đặc sản nổi tiếng của Ninh Bình. Người ta còn cho rằng chỉ có ở Hoàng Long, khoai mới giữ được vẻ ngọt ngào đắm thắm và hương vị đặc biệt.

 

Khoai Hoàng Long là loại hình cây dài trung bình, thân màu tím đỏ, lá già xanh tím, gân lá tím, mặt d­ưới lá tím, lá hình tim. Thời gian sinh trư­ởng ngắn, vụ đông 100 ngày, vụ xuân 120 ngày. Năng suất bình quân 8-10 tấn/ha, cao 15 tấn/ha. Thích hợp vùng đồng bằng và trung du Bắc bộ, trên các loại đất cát pha. Thời vụ trồng cuối tháng 9-5/10, vụ xuân tháng 1 đến đầu tháng 2. Mật độ 4-5 vạn dây/ha, đặt dây kiểu dọc luống.

 

Khoai lang Hoàng Long đặc sản Ninh Bình có vỏ củ màu hồng nhạt, ruột vàng đậm, bở trung bình, độ ngọt khá dịu dàng. Khả năng chịu hạn, rét kém, dễ sùng hà vì vậy những củ khoai nào đủ tiêu chuẩn thì ngon không biết chừng nào mà kể. Hiện tại nó được bán ở khá nhiều điểm du lịch và được các du khách nước ngoài đặc biệt ưa thích. Tại hội nghị bàn về vấn đề lập hồ sơ đề nghị Unesco công nhận cố đô Hoa Lư là di sản thế giới, các nhà văn hóa đã đề nghị và đưa khoai lang Hoàng Long vào danh mục bảo tồn và phát huy giá trị văn hóa ẩm thực đặc trưng. Chắc chắn trong tương lai, đây vẫn mãi sẽ là đặc sản độc đáo không chỉ của Ninh Bình.

Một số hình ảnh đẹp
Khoai lang Hoàng Long
Khoai lang Hoàng Long
Khoai lang Hoàng Long












Gỏi cá Sầm Sơn Thanh Hóa

Gỏi cá Sầm Sơn Thanh Hóa
Ai tới Sầm Sơn mà chưa thưởng thức qua đặc sản gỏi cá thật quả đáng tiếc. Cá dùng để làm gỏi thường là loại cá ít xương, nặng chừng 3-5 ký. Cá được rửa sạch, dùng dao sắc lọc riêng phần thịt. Thịt cá được ướp với nước cốt chanh trộn với thính gạo rang thơm tho rồi bày ra đĩa. 

 



Nước chấm mới là thứ đặc sắc hơn cả của món gỏi cá biển Sầm Sơn. Nước chấm được làm từ da và gan cá, thịt ba chỉ, trứng vịt, tỏi khô, mẻ, mắm muối, đường.. tạo nên loại nước sốt sánh đặc, vàng ươm mà đậm đà khó cưỡng.

 

Gỏi cá ăn với rau húng, ngò, răm, đinh lăng, lá mơ tam thể, thêm môt vài lát khế chua, chuối xanh thái mỏng. Miếng cá ngọt thơm quyện với vị cay béo của nước chấm, chua mát của rau ăn kèm tạo cảm giác đặc biệt khó nói hết thành lời.

Một số hình ảnh đẹp
Gỏi cá Sầm Sơn Thanh Hóa












Rau Susu ở Sapa

Rau Susu ở Sapa
Hiện nay, vùng trồng Susu ở huyện Sa Pa có trên 150ha, trong đó có trên 100ha sản xuất tập trung ở vùng Ô Quý Hồ, khu Viôlet (thị trấn Sa Pa).

 

Trong điều kiện thổ nhưỡng, khí hậu phù hợp là điều kiện lý tưởng đã tạo lợi thế cho người trồng rau ở Sa Pa phát triển cây Su su với các sản phẩm mang tính đặc trưng, như quả Su su và ngọn Su su.

 



Do được trồng ở độ cao 1.500 mét, với màu mỡ đất mùn núi cao, đồng thời biên độ chênh lệch nhiệt độ ngày và đêm lớn, khả năng tích lũy đường cao, nên đã tạo cho Su su Sa Pa có vị ngọt và độ giòn rất đặc trưng. Rau Su su trồng tại Sa Pa luôn phát triển tốt, cho năng suất cao, chất lượng tốt, ít phải dùng đến các loại thuốc bảo vệ thực vật, chất kích thích sinh trưởng.

 

Có một đặc điểm khác biệt so với Su su trồng ở các địa phương khác, là rau Su su Sa Pa chỉ trồng một lần và thu hoạch nhiều năm. Vì vậy, có những gốc Su su ở Sa Pa có tuổi đời hàng chục năm. Sau mỗi một mùa thu hoạch từ tháng 4 – 11 hàng năm, người dân lại cắt bỏ các dây Su su ở trên mặt đất, đồng thời tiến hành bón phân chăm sóc cho phần gốc. Tuy nhiên, năm nay, do thời tiết rét đậm đầu năm kéo dài, lại có tuyết rơi nên mùa thu hoạch Su su ở Sa Pa muộn hơn so với mọi năm.

Một số hình ảnh đẹp
Rau Susu ở Sapa
Rau Susu ở Sapa
Rau Susu ở Sapa