This is default featured slide 1 title

Go to Blogger edit html and find these sentences.Now replace these sentences with your own descriptions.This theme is Bloggerized by Lasantha Bandara - Premiumbloggertemplates.com.

This is default featured slide 2 title

Go to Blogger edit html and find these sentences.Now replace these sentences with your own descriptions.This theme is Bloggerized by Lasantha Bandara - Premiumbloggertemplates.com.

This is default featured slide 3 title

Go to Blogger edit html and find these sentences.Now replace these sentences with your own descriptions.This theme is Bloggerized by Lasantha Bandara - Premiumbloggertemplates.com.

This is default featured slide 4 title

Go to Blogger edit html and find these sentences.Now replace these sentences with your own descriptions.This theme is Bloggerized by Lasantha Bandara - Premiumbloggertemplates.com.

This is default featured slide 5 title

Go to Blogger edit html and find these sentences.Now replace these sentences with your own descriptions.This theme is Bloggerized by Lasantha Bandara - Premiumbloggertemplates.com.

Monday, April 30, 2018

Canh hà Quảng Yên

Canh hà Quảng Yên
Một đặc sản khác của Hạ Long mà người Yên Hưng rất tự hào, đó là con hà. Canh hà Quảng Yên, đặc biệt là giống hà cồn sống ở sông Chanh đem nấu canh chua ăn rất ngon và có cả bốn mùa, nhưng thú vị nhất vẫn là được ăn vào những ngày hè nóng bức. Ngoài ra, hà có thể đem tẩm bột rán ăn rất béo.



 
Một số hình ảnh đẹp
Canh hà Quảng Yên












Saturday, April 28, 2018

Bánh canh bột xắt Bến Tre

Bánh canh bột xắt Bến Tre
Miền Tây là xứ sở của bánh canh bột xắt, những vùng khác còn gọi là bánh canh bột gạo. Tựu chung, nguyên liệu chính của món bánh canh này là bột gạo, tùy vào cách chế biến mà có tên gọi khác nhau. Để làm bánh canh bột xắt, người nấu phải cán bột ra thớt rồi xắt từng thanh mỏng bỏ vào nồi nên có tên gọi là bánh canh bột xắt.



Bánh canh bột xắt thường là bánh canh vịt chấm với nước mắm gừng. Nhiều nơi người nấu cho tép non hay tôm khô vào để nước ngọt hơn. Thứ nước lèo trắng đục do bột gạo tạo nên làm cho bánh canh bột xắt khó mà lẫn được với các loại khác. Ở Sài Gòn và một số tỉnh thành khác cũng có phổ biến món này nhưng thưa thớt. Khi ăn bánh canh bột xắt ở Bến Tre, đừng quên kêu thêm chén huyết nếp béo ngậy.
Một số hình ảnh đẹp
Bánh canh bột xắt Bến Tre












Friday, April 27, 2018

Trám om kho cá Phú Thọ

Trám om kho cá Phú Thọ
Trám kho với cá, vị chua của trám ngấm vào làm cá mềm nục có vị giôn giốt chua, còn vị ngọt của tương, chất đạm của cá ngấm vào trám làm mất vị chát, giảm vị chua, miếng trám mang lại vị chua ngọt, béo bùi.

 



Trám có hai loại là trám đen và trám chua. Trám đen quả to như ngón tay cái, khi chín có mầu đen ánh, hình thoi dài, một đầu hơi nhọn, đem om, chấm với muối vừng, muối lạc ăn béo ngậy. Trám chua đem om kho cá là món ăn rất hấp dẫn.

 

Còn trám chua quả nhỏ hơn, khi chín có mầu vàng xám, hơi tròn múp hai đầu. Trám chua có nhiều giá trị, đem ướp làm ô mai là mặt hàng xuất khẩu được nhiều nước ưa chuộng. Khi kho cá người ta thường chọn mua trám nhà, quả to, mỡ, cùi dày.

 

Đem trám ngâm nước khoảng một, hai giờ rồi rửa, chà xát cho sạch nhựa. Nước đun sủi lăn tăn (chú ý không để nước sôi hẳn, nóng quá sẽ làm quả trám cứng, nước chưa sủi lăn tăn trám sẽ nhão, ăn mất ngon) cho trám vào chìm nước, đảo đều rồi nhắc xuống đậy vung kín cho nguội dần, vớt ra cho từng quả lên mặt thớt, lấy dao tách cùi, bỏ hột.

 

Chọn mua loại cá tươi ngon, mổ sạch ruột, cá bé để cả con, cá to xắt ra từng khúc, xếp vào xoong, cứ lượt cá, lượt trám, trên cùng là lượt cá. Tương ngon pha loãng, bảo đảm độ mặn vừa phải cho vào xăm xắp mặt cá, đun sủi rồi để nhỏ lửa cho cạn dần; khi nào nghe tiếng lẹt xẹt ở đáy xoong là được.

 

Trám kho với cá, vị chua của trám ngấm vào làm cá mềm nục có vị giôn giốt chua, còn vị ngọt của tương, chất đạm của cá ngấm vào trám làm mất vị chát, giảm vị chua, miếng trám mang lại vị chua ngọt, béo bùi. Cơm gạo tẻ ngon nấu vừa chín tới ăn với trám kho cá còn hơi nóng, cho ta một bữa ăn thật đơn giản, dân dã mà rất ngon miệng để lại nhiều ấn tượng khó quên về hương vị quê nhà.

Một số hình ảnh đẹp
Trám om kho cá Phú Thọ












Thursday, April 26, 2018

Cá bống Lại Giang

Cá bống Lại Giang
Lại Giang, hợp dòng của 2 sông Kim Sơn và An Lão là nơi sinh ra loài cá bống đặc hữu. Mỗi năm một lần, thường vào giữa tháng tám âm lịch (Trung Thu), là lúc cá bống sinh nở, cá cái bụng đầy trứng, cá đực bụng đầy mỡ.

 



Cá bắt được chọn những con mập mạp khỏe mạnh nhất, không bị thương hay tróc vảy, rộng vào các thúng bộng đan tre có quét dầu rái. Nước rộng phải chính nước sông Lại, còn phải mang theo nước dự trữ để thay, không thì cá chết. Theo kinh nghiệm của bà con nơi đây, cá sống ở đoạn giữa sông là loại ngon nhất, đẹp nhất – là loại cá dùng để tiến vua. Cá ở đầu sông, nơi có nhiều đá, nên vảy có sắc rằn đen không đẹp, còn cuối sông gần cửa An Dũ, ảnh hưởng thủy triều, nước lợ, thịt cá không ngon!


Thịt cá bống trắng tinh, thớ nhuyễn, có mùi thơm, không tanh như các loại cá khác, chỉ có một xương sống rất mềm, dưới bụng chứa cục mỡ màu trắng hồng to bằng quả ớt, đây là phần ngon nhất của con cá. Bữa cơm ngày mùa, một rá cơm gạo tám thơm, trên mâm có đĩa cá bống kho tiêu bốc khói và một đĩa rau ngọn bí ngô luộc thì thật tuyệt. Cái thơm dẻo nồng nàn của gạo mới cộng với cái béo, bùi , ngon ngọt của cá bống kho, cái ngót ngót thơm thơm của ngọn bí, đầu lưỡi cay cay vì tiêu, càng nhai càng thấm, càng ngon.

Một số hình ảnh đẹp
Cá bống Lại Giang












Tuesday, April 24, 2018

Cà đắng Đắk Nông

Cà đắng Đắk Nông
Cà đắng là một loại cà dại mọc nhiều trên rừng, trên nương rẫy, hiện nay đã được bà con trồng trong vườn nhà, ra quả quanh năm, trái cà dài, to hơn cà pháo của người Kinh, màu xanh. Loại cà này có thể ăn sống nên trở thành món ăn khá hấp dẫn với những ai thích vị đắng. Bạn hãy thử cắn một miếng để nghe vị đắng tứa vào chân răng và cảm nhận cái nghe vị giòn ngọt ùa đến ngay sau đó.



Cà đắng có mặt trong nhiều món ăn trong bữa cơm người dân tộc như cà đắng nấu với cá khô, cá hấp hoặc tôm tép khô, cà đắng nấu ốc v..v... Nếu mạnh miệng qua được đũa đầu tiên của những món cà đắng, bạn sẽ “nghe” được vị ngọt đằm thắm hòa với vị ngọt, vị mặn của cá khô, của tôm tép và vị cay xé lưỡi tạo nên một khẩu vị rất lạ, rất riêng của núi rừng.
Một số hình ảnh đẹp
Cà đắng Đắk Nông
Cà đắng Đắk Nông
Cà đắng Đắk Nông












Rêu nướng Hà Giang

Rêu nướng Hà Giang

Lâu nay, rêu đá chỉ được coi là 1 loại thủy sinh không nhiều tác dụng. Nhưng đối với người dân tộc Tày ở xã Xuân Giang tỉnh Hà Giang, thì rêu đá được coi là đặc sản trong ẩm thực của họ.

Các món ăn được chế biến từ rêu đá còn được gọi là quẹ. Đây là một món ăn vừa ngon, vừa bổ, lại có hương vị rất riêng.

 

 




Theo người dân địa phương, khi đi tìm rêu, họ thường chọn những bãi rêu lớn, bởi ở đó rêu vừa nhiều, vừa ngon. Rêu tươi đem về được vò đập thật kỹ cho sạch nhớt phù sa, sau đó có thể chế biến thành nhiều món.

 

Chị Hoàng Thị Cấp, xã Xuân Giang, huyện Quang Bình, tỉnh Hà Giang cho biết: “Khi vớt rêu, mình phải đứng ở dưới suối để vớt. Nước cứ chảy từ trên xuống mình lấy tay quơ ngang để lấy, những cái nào non nhất thì mình cầm được còn cái già thì nó vẫn bám ở đá. Rêu này chỉ sống trong 7 ngày thôi. Tức là khi nó mọc lên 3-4 ngày là mình đi vớt được rồi, còn quá 7 ngày nó trở thành màu trắng bệch không ăn được nữa”.

 

Rêu suối tuy nhiều, nhưng những loại rêu ngon thì ít. Hơn nữa, rêu ăn được cũng theo mùa, bởi vậy đối với bà con nơi đây, rêu cũng là một món ăn quý… Rêu có thể được chế biến thành nhiều món như rêu rán, rêu khô nhưng độc đáo nhất vẫn là món trộn với các loại gia vị rồi đem nướng.

 

Chị Cấp chia sẻ bí quyết để có món rêu ngon là: “Sau khi xé tơi rêu ra mình mới thái. Gia vị gồm có xả, lá mùi tàu, lá dăm, lá hẹ và có thể cho 1-2 hạt dổi vào cho thơm cùng với muối, mì chính. Mình cần cái gì mình cho vào tuỳ theo khẩu vị của gia đình. Sau khi đập xong hết thì sẽ cho vào trộn lên, tiếp đến cho vào lá gói rồi gắp lên nướng trên than bếp”.

 

Người Tày thường có câu: "Quẹ chí áp, táp chí hơ", có nghĩa là nướng quẹ phải đặt áp vào than, nước ngọt và thơm của nó chưa kịp rớt xuống thì quẹ đã chín, khi nướng, không phải xoay nhiều lần mà nướng chín một bên, sau đó nướng tiếp bên còn lại. Khi dùng hai ngón tay bấm thấy mềm là quẹ đã chín. Vì rêu ăn được theo mùa nên ngoài việc chế biến rêu tươi, người ta còn phơi khô rêu, cất lên gác bếp để làm món ăn dự trữ. Chỉ khách quý mới được đãi món rêu khô trên gác bếp.

 

Rêu nướng không chỉ là món ăn được nhiều đồng bào dân tộc ưa thích mà còn có khả năng chữa nhiều bệnh, giúp lưu thông khí huyết, giải độc, giải nhiệt, ổn định huyết áp và tăng cường sức đề kháng

Một số hình ảnh đẹp
Rêu nướng Hà Giang












Còng gió Tiền Giang

Còng gió Tiền Giang
Còng gió là loài giáp xác nhỏ có kích thước cũng gần bằng con ba khía, có đặc điểm chạy rất nhanh nhờ những cái chân cao lêu nghêu, sống nhiều ở ven sông, bãi bồi và dưới chân rừng ngập mặn.

 



 Ở những bãi cát xung quanh cồn Ngang (xã Phú Tân, huyện Tân Phú Đông), lúc thủy triều xuống, trên bãi cát có vô số còng gió chui ra khỏi hang phơi nắng nhưng sẽ chạy thoăn thoắt để trốn vào hang hoặc các ngóc ngách khi nghe tiếng động. Để bắt được còng gió, người bắt thường chạy đuổi phía trong bãi cát để dồn chúng chạy ra mé nước và chui xuống cát để trốn. Vì nước biển ở các bãi cát rất trong nên người bắt cứ canh lỗ đen có cát ùn lên rồi thò tay xuống bắt là túm được còng gió.
 

Còng gió sau khi bị bắt rất mau chết nên khó vận chuyển đi xa được như ba khía nên các quán ăn không thể rọng lại để chế biến dần theo yêu cầu của thực khách. Còng gió được rang muối, rang me, nấu chua với lá me non… ăn rất ngon vì vỏ mềm, thịt ngọt và chắc, vị hơi mặn và thơm hơn thịt cua biển, nhất là phần thịt ở hai cái càng. Đặc biệt, còng gió còn được đâm nhuyễn, vắt nước để nấu canh rau, nấu cháo hoặc nấu bún riêu (thế cua đồng) cũng là món ngon dân dã nhưng đậm đà vị biển Gò Công.













Saturday, April 21, 2018

Lẩu hải sản Đà Nắng

Lẩu hải sản Đà Nắng
Sau khi thưởng thức các món hải sản ngon lành thì một nồi lẩu hải sản với tôm, mực... bốc khói nghi ngút sẽ là lựa chọn vô cùng tuyệt vời để kết thúc nữa tối chủ đề "hải sản". Là vùng ven biển, sẵn hải sản tươi ngon nên hải sản ở Đà Nẵng ngon, nước dùng lại càng đậm đà hương vị. Người nấu sẽ khéo léo nêm cho đủ vị chua cay của ớt, khế, cà chua, mè kèm xả, gừng thơm lừng vô cùng hấp dẫn.

 

Ở Đà Nẵng có khá nhiều nhà hàng bán lẩu hải sản, tuy nhiên muốn thưởng thức hải sản tươi mà giá rẻ, bạn nên tới khu đường Phạm Văn Đồng hoặc dọc bãi biển Mỹ Khê.



 
Một số hình ảnh đẹp
Lẩu hải sản Đà Nắng












Tuesday, April 17, 2018

Bánh đa cá rô đồng ở Hà Nội

Bánh đa cá rô đồng ở Hà Nội
Rô đồng là loại cá được chế biến thành nhiều món ăn hàng ngày như cá rán giòn chấm mắm cay, cá nướng cuốn lá mơ hay các loại bánh đa, bún, miến.

 



Ở Hà Nội không thiếu quán bún cá, trong các ngõ phố, chợ cóc cũng có nhưng hàng nổi tiếng thì không nhiều. Để có được bát bún ngon, chủ hàng cũng phải kỳ công trong chế biến. Nước dùng thường được ninh từ xương cá, thịt cá luộc tách xương cẩn thận, đen rán chín vàng. Nước dùng của món bún, bánh đa, miến này không bị béo ngậy như các món bún thịt khác.

 

Quán ngon có chuyển đi đâu, khách quen vẫn cố tìm được địa chỉ mới bởi không thể thay đổi được khẩu vị cũ. Dù chuyển từ Nguyễn Bỉnh Khiêm qua nơi mới 74 Tuệ Tĩnh, quán canh cá rô đồng Quỳnh Côi (Thái Bình) trên đất Hà Nội vẫn nườm nượp khách.

 

Khách Hà thành lần đầu nhìn tên quán cũng có chút băn khoăn về cái tên "canh cá". Cũng có chút tương tự bánh canh hay canh bún trong Sài Gòn, canh cá là bánh đa cá chứ không phải là canh cá chua để ăn kèm với cơm trắng trong gia đình.

 

Điểm đặc biệt nhất của món ăn là bánh đa xuất phát từ miền đất Thái Bình vừa dai vừa mềm. Tuy nhiên, để đổi vị, bạn cũng có thể gọi bún, miến hay ăn bánh đa trộn. Nước dùng của nhà hàng có vị tương tự hàng bún cá Sâm cây Si trong ngõ Gia Ngư, có chút gừng, thì là nên rất thơm. Rau cải thìa được trần sẵn trong bát, ăn ngọt.

Một số hình ảnh đẹp
Bánh đa cá rô đồng ở Hà Nội
Bánh đa cá rô đồng ở Hà Nội
Bánh đa cá rô đồng ở Hà Nội












Sunday, April 15, 2018

Bánh xoài Nha Trang

Bánh xoài Nha Trang
Nha Trang không chỉ nổi tiếng với nhiều danh lam thắng cảnh, nhiều bãi biển đẹp, mà nơi đây còn được biết đến với nhiều món ăn ngon, độc đáo như bún lá cá dầm, bún sứa, lươn chình, sò huyết sốt me, mực, cá nhái, bánh căn, bánh ướt, bánh tráng… Trong đó bánh tráng xoài cũng là món độc đáo, dân dã, đơn giản nhưng vô cùng hấp dẫn.



 Bánh tráng xoài – cái tên nghe vừa lạ lại vừa quen. Bởi bánh có hình dạng giống chiếc bánh tráng, nhưng nguyên liệu chế biến chỉ có xoài chín và một chút đường cùng với bàn tay khéo léo của con người đã tạo nên một loại bánh dân dã và trở thành “thương hiệu” nổi tiếng của Khánh Hòa.

 

Xoài cát ở Khánh Hòa rất nhiều, ăn và bán quả tươi không hết người ta tận dụng làm bánh xoài, vừa thơm ngon lại có thể để được lâu. Cách chế biến bánh tráng xoài rất đơn giản. Người ta chọn xoài chín, rửa sạch, gọt bỏ vỏ. Để nước xoài không có xơ, người ta thường dùng tay bóc vỏ chứ ít khi dùng dao gọt, hơn nữa xoài chín nên rất dễ bóc. Sau đó dùng nạo có lỗ to, chà xát mạnh rồi đặt dưới bát hoặc chậu nhỏ. Nạo cho tới khi quả xoài đến hạt.

 

Kế đến, họ lấy nước xoài cho vào nồi, chảo và đặt trên bếp, cho thêm chút đường cho ngọt, sau đó vừa đun vừa khuấy đều tay để xoài không cháy, thịt xoài không dính xoong. Nấu cho đến khi sôi, hỗn hợp sền sệt là được.

 

Tiếp theo là công đoạn phơi bánh, họ trải một miếng nhựa ra chiếc nong, nia hay sàng (nhiều nhà không dùng miếng nhựa có thể thay bằng bánh tráng khô mua ngoài chợ), cho hỗn hợp nước xoài vào rồi láng mỏng ra cho hết mặt nia. Cuối cùng, mang ra sân phơi nắng tới khi sờ vào không dính tay, có thể nhấc bánh lên là được. Thông thường trời nắng gắt, phơi bánh 2 ngày là có thể dùng được.

 

Bánh tráng xoài sau khi phơi xong được cắt ra thành miếng hình chữ nhật vừa phải và bọc trong túi nylon để bảo quản. Bánh xoài còn độc đáo ở chỗ nó giữ được rất lâu mà không cần sử dụng bất kì hóa chất nào bởi vị chua của xoài và cách chế biến dựa vào nắng tự nhiên.

 

Ăn bánh tráng xoài không cần chế biến hay kết hợp thêm nguyên liệu ăn kèm. Bánh có vị chua thanh, ngòn ngọt và mùi thơm thơm tự nhiên của xoài, hơi dai và mùi thơm đặc trưng của cái nắng gắt Nha Trang.













Saturday, April 14, 2018

Lịch um lá nhàu Cà Mau

Lịch um lá nhàu Cà Mau
Món lịch um lá nhàu phải chấm với nước mắm thấm (được làm từ tương vàng, sả băm nhuyễn, ớt, nước cốt dừa, đường và đậu phộng). Gắp một miếng lịch kèm với lá nhàu chấm nước mắm thấm và ăn từ từ, khi đó vị nhân nhẫn của lá nhàu nhưng có hậu ngọt, vị béo của nước cốt dừa, đậu phộng, thêm vị cay nồng của ớt, mùi thơm của sả, nghệ sẽ đánh thức vị giác của người thưởng thức. Đó là mùi vị đặc biệt mà người ăn sẽ không thể nào quên được.

 



Còn nhớ vào thời những con kênh, con rạch chưa được nạo vét, hễ vào mùa nước mặn (tức là mùa khô, vào khoảng tháng 01 đến tháng 4 hàng năm), người dân vùng nông thôn hay đi dọc theo hai bên bờ sông để thụt lịch (móc lịch, bắt lịch) và đem về chế biến những món ăn thật hấp dẫn như: nướng, xào sả ớt, nấu canh chua…Nhưng có lẽ ngon nhất, hấp dẫn vẫn là món lịch um lá nhàu.

 

Con lịch có hình dáng giống như con lươn, da trơn rất khó bắt. Có người nói, con lịch bỏ trong thau nước còn khó bắt chứ đừng nói chi đến việc đi thụt lịch dưới bùn. Vì vậy, người thụt lịch phải có nghề.

 

Muốn thụt được lịch phải đợi khi nước ròng, lúc đó ở bãi bùn hai bên mé sông sẽ hiện ra những cái hang. Người thụt lịch có thể quan sát xem trên miệng hang nào có lớp bùn non mới trào ra tức là ở hang đó có lịch và lấy tay lần nhẹ theo hang để móc lịch. Khi đụng phải lịch thì dùng ngón tay giữa ngoéo chặt ở giữa lưng để con lịch không bị tuột khỏi tay. Nếu người có kinh nghiệm thì chỉ trong một giờ có thể bắt được vài ký lịch là chuyện rất bình thường.

 

Khi bắt được lịch thì đem về dùng tro bếp hoặc dùng nước giấm, nước chanh để vuột sạch nhớt. Nhưng nếu là người sành ăn lịch thì sẽ không dùng nước giấm để vuột nhớt, vì làm vậy lịch sẽ bị tróc da và mất hương vị của lịch, ăn không ngon. Bởi lẽ, nhiều người cho rằng, thịt lịch ngon hơn thịt lươn vì nó béo, thơm và dai.

 

Để chế biến món lịch um lá nhàu không khó nhưng cũng rất kỳ công, bởi gia vị gồm nhiều loại; đặc biệt, phải hái được là nhàu vừa ăn, không quá già mà cũng không quá non. Nếu lá nhàu quá non thì sẽ bị mềm và chưa đủ chất để trở thành vị thuốc, còn nếu quá già thì có vị thuốc nhưng lại bị dai, rất khó ăn. Ngoài ra, còn phải có thêm các gia vị khác như: nghệ đâm giập, sả băm nhuyễn và sả cây đập giập, nước cốt dừa, tương vàng, ớt, dầu ăn, tỏi…

 

Sau khi lịch đã làm sạch, bỏ ruột và để ráo nước, chúng ta có thể để nguyên con lịch cuộn tròn lại hoặc cũng có thể cắt lịch ra thành từng khúc và cho vào nồi để um. Nhưng theo kinh nghiệm của nhiều bà nội trợ, nên cắt lịch ra thành từng khúc, vì nếu để nguyên con khi um xong thịt lịch sẽ bị vỡ vụn ra, ăn không ngon.

 

Trước tiên, chúng ta có thể dùng ít dầu ăn và tỏi sấy cho vàng để chiên sơ qua cho thịt lịch thơm và săn chắc lại. Sau đó, cho một ít sả cây đập giập và một ít lá nhàu lót dưới đáy nồi rồi đặt lịch vào rồi cho vào một ít tương vàng, nghệ, ớt. Đặc biệt, phải có sả băm nhuyễn, tiếp tục lấy lá nhàu phủ lên trên một lớp nữa và cho nước cốt dừa vào, bỏ thêm ít gia vị sao cho vừa ăn thì bắt nồi lên bếp, đậy nắp lại và để nhỏ lửa, um lịch khoảng 30 phút thì có thể ăn được.

 

Món lịch um lá nhàu phải chấm với nước mắm thấm (được làm từ tương vàng, sả băm nhuyễn, ớt, nước cốt dừa, đường và đậu phộng). Gắp một miếng lịch kèm với lá nhàu chấm nước mắm thấm và ăn từ từ, khi đó vị nhân nhẫn của lá nhàu nhưng có hậu ngọt và vị béo của nước cốt dừa, đậu phộng, thêm vị cay nồng của ớt, mùi thơm của sả, nghệ sẽ đánh thức vị giác của người thưởng thức. Đó là mùi vị đặc biệt mà người ăn sẽ không thể nào quên được.

 

Có thể nói, lịch um lá nhàu là món ăn bổ dưỡng, thích hợp cho người cao tuổi, vì đây là món ăn, một bài thuốc nam trị đau lưng, nhức mỏi cũng rất tốt.

Một số hình ảnh đẹp
Lịch um lá nhàu Cà Mau
Lịch um lá nhàu Cà Mau












Wednesday, April 4, 2018

Nem Chua An Thọ Hải Phòng

Nem Chua An Thọ Hải Phòng
Thôn Nam Sơn, xã An Thọ, An Lão, Hải Phòng từ lâu đã nổi tiếng với nghề làm nem chua, một thương hiệu được nhiều người tiêu dùng tin yêu. Nghề làm nem này từ lâu đã thu hút được nhiều lao động tại địa phương gắn bó và cần mẫn với nghề. 



Theo người dân trong làng, nghề làm nem ban đầu xuất phát từ một ý tưởng lớn từ ông tổ Lê Trọng Quang, đó là làm nem phục vụ dịp Tết. “Ban đầu, làm nem chỉ ăn trong ngày Tết thôi, ngày đó làm gì có điều kiện ăn thịt thường xuyên, nên làm nem để ăn được lâu và được nhiều, lại lạ miệng. Nhưng đến nay, nó đã phát triển thành một nghề của nhiều hộ trong thôn, và đáp ứng nhu cầu của nhiều người dân”, anh Tú – chủ một cơ sở sản xuất cho hay.

 

Nem chua An Thọ khác biệt với nem chua Thanh Hóa nổi tiếng ở chỗ khi bỏ nem chua ra ăn, nem An Thọ tơi phần thịt và bì, chứ không nhuyễn thành thể thống nhất như nem Thanh Hóa. Khi ăn nem chua An Thọ, cần vắt thêm chanh và cho thêm tỏi. Cách gói nem chua An Thọ cũng khác hẳn với nem chua Thanh Hóa.

 

Nem chua An Thọ được làm từ thịt nạc, bì lợn. Quy trình làm ra một quả nem cũng không mấy khó khăn, nhưng tùy thuộc vào nhạy cảm của người làm nghề. Thịt nạc lợn sau khi mua từ các lò mổ đã qua kiểm dịch thì được mang về cơ sở sản xuất, tiến hành lọc bỏ gân trắng, mỡ bám dính trên thịt, làm sao cho miếng thịt tươi và ngon nhất. Bì lợn được cạo sạch, luộc kĩ và thái nhỏ bằng máy thái. 

 

Sau đó, thịt lợn được trộn sống với bì lợn, cho thêm gia vị là mì chính, đường để ủ chua sinh học, từ đó thịt tự chín mà vẫn giữ nguyên được độ tươi, ngon và mát. Một quả nem có khối lượng thịt và bì từ 2,5gr – 3,5 gr, bán tại nhà có giá dao động từ 40 - 50 nghìn. Nem được lên chua trong thời gian từ 2 – 3 ngày, sau đó được bảo quản trong ngăn mát tủ lạnh và sử dụng được trong vòng 10 ngày. Khi ăn dùng với rau và mắm pha dấm tỏi.

 

Người An Thọ tự hào về sản phẩm truyền thống của quê hương nay trở thành đặc sản được nhiều người biết đến. Nhờ đặc sản truyền thống này, một số người dân địa phương phát triển sản xuất hàng hóa đem lại thu nhập khá. Đặc biệt, vào dịp lễ, Tết, sản phẩm của quê hương còn được nhiều người đến đặt mua gửi đi các địa phương và sang nước ngoài làm quà biếu...

Một số hình ảnh đẹp
Nem Chua An Thọ Hải Phòng
Nem Chua An Thọ Hải Phòng












Bánh cuốn Nam Định

Bánh cuốn Nam Định
Bánh cuốn làng Kênh luôn là món quà đặc sản ngon nổi tiếng của người dân Thành Nam từ xưa tới nay. Món ăn hấp dẫn thực khách ở màu trắng trong, mềm thơm. Đưa tấm bánh mỏng tang lên miệng, qua hương thơm của bánh cùng cái giòn rụm của hành phi, vị chua ngọt của nước chấm, bạn sẽ cảm nhận được hương vị cổ truyền của bánh cuốn làng Kênh



 
Một số hình ảnh đẹp
Bánh cuốn Nam Định












Sunday, April 1, 2018

Ốc móng tay chúa nướng mỡ hành Cà Mau

Ốc móng tay chúa nướng mỡ hành Cà Mau
Vào những buổi chiều thứ 7, chủ nhật nhàn rỗi, thực khách có thể đến ngồi ở các nhà hàng, quán ăn ở trung tâm thành phố Cà Mau vừa rung đùi vừa nghe tiếng xèo xèo vang lên từ bếp than hồng và ngửi được mùi thơm phức phất lên từ món ốc móng tay chúa nướng mỡ hành.

 



 Ốc móng tay chúa chỉ mới xuất hiện ở một số quán hải tươi sống ở Cà Mau cách đây không lâu, nhưng được nhiều thực khách ưa chuộng bởi thịt ốc ngọt, ăn có cảm giác giòn giòn chứ không dai. Do ốc còn sống nên khi chế biến thịt rất thơm ngọt. Ốc móng tay chúa có kích cỡ khá lớn, khoảng 8 – 14 con/1kg.
 

Ốc móng tay chúa là loài nhuyễn thể 2 mảnh vỏ, sống ở vùng biển cạn, có giá trị kinh tế cao; là loại thực phẩm bổ dưỡng, có nhiều khoáng chất như canxi, sắt… lại có vị ngon, ngọt nên rất hợp khẩu vị của nhiều thực khách. Ốc móng tay chúa đã trở thành món ăn đặc sản của nhiều nhà hàng, quán ăn ở Cà Mau.

 

Ốc móng tay nướng mỡ hành phải là loại ốc còn tươi sống. Trước khi nướng, ốc được rửa sạch và xếp trên bếp than hồng. Chờ đến khi vỏ của ốc được tách ra, thịt chuyển sang màu trắng thì lúc đó thịt đã chín đều. Khi nướng sắp chín, thực khách thêm một ít mỡ hành vào cho ốc được thơm béo hơn. Ốc móng tay chúa nướng mỡ hành phải chấm muối tiêu chanh, ăn kèm theo rau răm, dưa leo, quế… thì không có gì sánh bằng.

 

Ngoài món nướng mỡ hành, ốc móng tay chúa còn có thể đem hấp gừng, hấp tỏi, xào sa tế, hấp với lá tía tô, nướng chao…

 

Ở Cà Mau, nếu muốn thưởng thức món ngon này, thực khách có thể tìm đến các quán hải sản tươi sống như: Xuân Hà ở phường 5 hoặc Nhóc Nhách ở phường 1, TP. Cà Mau…

Một số hình ảnh đẹp
Ốc móng tay chúa nướng mỡ hành Cà Mau
Ốc móng tay chúa nướng mỡ hành Cà Mau