This is default featured slide 1 title

Go to Blogger edit html and find these sentences.Now replace these sentences with your own descriptions.This theme is Bloggerized by Lasantha Bandara - Premiumbloggertemplates.com.

This is default featured slide 2 title

Go to Blogger edit html and find these sentences.Now replace these sentences with your own descriptions.This theme is Bloggerized by Lasantha Bandara - Premiumbloggertemplates.com.

This is default featured slide 3 title

Go to Blogger edit html and find these sentences.Now replace these sentences with your own descriptions.This theme is Bloggerized by Lasantha Bandara - Premiumbloggertemplates.com.

This is default featured slide 4 title

Go to Blogger edit html and find these sentences.Now replace these sentences with your own descriptions.This theme is Bloggerized by Lasantha Bandara - Premiumbloggertemplates.com.

This is default featured slide 5 title

Go to Blogger edit html and find these sentences.Now replace these sentences with your own descriptions.This theme is Bloggerized by Lasantha Bandara - Premiumbloggertemplates.com.

Tuesday, November 28, 2017

Dê núi Ninh Bình

Dê núi Ninh Bình
Nói về thịt dê, không đâu ngon bằng dê núi Ninh Bình. Ngày ngày, từng đàn dê chắc khoẻ, dạo trên núi đá, gặm lá rừng xanh và uống giọt sương còn đọng lại làm nhớ món khoái khẩu thịt dê rừng.



Từ thịt dê có thể chế biến hàng chục món: tiết canh dê, tái dê, dê nướng, dê xào lăn, lẩu dê… trong đó, món tiết canh dê có lẽ là đứng đầu bảng. Muốn làm được bát tiết canh ngon không phải dễ. Phải là người có nghề mới đánh được bát tiết canh đông lại như đóng bánh nhưng ăn vào vẫn mềm ngọt đầu môi. Tiết canh dê được tuyển lựa từ những phần ngon nhất của con dê như tai, lưỡi, thịt thăn và phần sụn xương sườn, thêm lạc rang, vừng rang, hành củ, rau thơm. Miếng tiết đỏ au vừa mềm vừa giòn sần sật, thơm dậy mùi vừng rang, ngầy ngậy vị hành nướng. Vừa nhấm nháp tiết canh, vừa tợp thêm hớp rượu Đam Khê trong vắt thì cứ gọi là thần khẩu lên mây.

 

Trong các quán ăn, nhà hàng lại thường phục vụ món tái dê. Chỉ riêng “tái” đã có thật nhiều kiểu: tái nhúng, tái lăn, tái vừng… Tái nhúng là thịt dê thái lát mỏng nhúng vào nồi nước đang sôi, miếng thịt vẫn còn giữ nguyên sắc hồng và vị dai dai ngọt đậm đặc trưng. Còn tái lăn là chao thịt dê qua chảo dầu nóng nên thịt vừa ngậy, vừa thơm béo.

 

Ngoài ra, tái vừng cũng gần giống tái lăn, nhưng đậm đà hơn bởi thịt dê sau khi chao dầu được bóp thêm với vừng rang giã dập và đủ loại gia vị khác. Ăn kèm tái dê không thể thiếu quả sung, lá sung, vài lát chuối chát, lá ngổ, lá mơ, củ sả, và quan trọng nhất là bát tương bần Hưng Yên điểm thêm nhánh gừng già giã giập.

 

Người ta bảo chỉ có tương bần Hưng Yên mới “xứng” để “sánh đôi” với thịt dê núi miền đất cố đô. Hai thứ đặc sản của hai vùng đất khác nhau thế mà lại “ăn” nhau đến lạ

Một số hình ảnh đẹp
Dê núi Ninh Bình
Dê núi Ninh Bình
Dê núi Ninh Bình












Saturday, November 25, 2017

Bánh căn Phan Rang

Bánh căn Phan Rang
Không biết đã có những ai từng đặt chân đến Phan Rang và thưởng thức món "Bánh Căn" - một món ăn khá quen thuộc với những người dân của xứ biển Phan Rang. "Tại sao gọi là bánh căn?", nhưng thật ra tên bánh có lẽ là bánh căng mới đúng. Vì bánh chín, cứ căng phồng lên. 

 



Bánh căn ở Phan Rang nhìn có vẻ giống bánh khọt ở các tỉnh phía Nam nhưng có rất nhiều điểm khác, tạo nên một hương vị khác hẳn.

 

Ðể đổ bánh căn, người ta dùng một lò đất nung, thân tròn, trên mặt lò có đặt các chén đất cạn đáy, có nắp đậy; phần thân lò để chứa than hồng, có lỗ thông gió.

 

Nguyên liệu để làm bánh căn là gạo tẻ ngâm nước rồi đem xay thành bột loãng giống như bột đổ bánh bèo hay bánh xèo.

 

Bánh Căn làm từ bột gạo rồi được đổ trong khuôn. Bánh chín được nạy ra, 2 cái úp vào nhau giữa là lá hành thái nhỏ, bánh căn không tính từng cái mà tính theo cặp.

 

Trước khi đổ bánh, muốn cho bánh được thơm người bán tường thoa dầu chuối. Có cả bánh căn trứng cho khách có nhu cầu thưởng thức.

 

Thường thường người ta dùng nước cá có chế biến thêm gia vị hoặc có nơi thì dùng nước mắm pha thêm đường cát trắng nấu sôi cho thêm cà chua phi dầu phụng, ớt và chanh tươi, có cả mắm nêm đặc trưng của Phan Rang.

 

Khi xưa thì món này rất hấp dẫn và lôi cuốn đối với những người dân tại Phan Rang và khi lúc vào trời đang mưa mà ngồi nhâm nhi 1 bát bánh Căn với nước mắm" thì quả là ngon tuyệt.

 

Đến giờ thì đây không phải là món ăn của riêng dân địa phương nữa mà là món ăn đặc sản thu hút nhiều du khách kể cả những vị khách nước ngoài, quốc tế cũng khá "ghiền" món ăn này.

Một số hình ảnh đẹp
Bánh căn Phan Rang
Bánh căn Phan Rang
Bánh căn Phan Rang
Bánh căn Phan Rang
Bánh căn Phan Rang
Bánh căn Phan Rang
Bánh căn Phan Rang












Friday, November 24, 2017

Ẩm thực Ninh Hòa Nha Trang

Ẩm thực Ninh Hòa Nha Trang
Khi nhắc đến Khánh Hòa, mọi người đều nghĩ ngay đến hình ảnh thành phố biển Nha Trang xinh đẹp. Nhưng nếu đã quá quen với Nha Trang thì thử một lần đến với thị xã Ninh Hòa, từ phố biển đi 33 km về phía Bắc (theo Quốc lộ 1A), thị xã Ninh Hòa nằm tại ngã ba nơi giao nhau giữa quốc lộ 1 và quốc lộ 26 đi Buôn Ma Thuột



 Khi nhắc đến Khánh Hòa, mọi người đều nghĩ ngay đến hình ảnh thành phố biển Nha Trang xinh đẹp. Nhưng nếu đã quá quen với Nha Trang thì thử một lần đến với thị xã Ninh Hòa, từ phố biển đi 33 km về phía Bắc (theo Quốc lộ 1A), thị xã Ninh Hòa nằm tại ngã ba nơi giao nhau giữa quốc lộ 1 và quốc lộ 26 đi Buôn Ma ThuộtNgoài những địa điểm du lịch được biết đến như Dốc Lếch cát trắng, bờ biển dài, nước trong xanh (không như biển Nha Trang khá dốc), hay vịnh Ninh Vân với nhiều khu resort sang trọng… thì Ninh Hòa có nhiều món đặc sản tuy dân dã nhưng bất cứ người con Ninh Hòa nào cũng cảm thấy tự hào khi nhắc đến quê hương mình và đặc biệt là mang đến một phong vị lạ cho những lữ khách một lần đến với Ninh Hòa.

 

1. Nem Ninh Hòa 

 

 Ninh Hòa nức tiếng đặc sản nem với nem chua, bởi thế tên gọi nem được gắn với tên của địa phương. Nem được chế biến cầu kỳ và thủ công để đảm bảo cho nem có độ dai và chua vừa phải. Thịt dùng để làm nem là thịt nạc đùi và thịt lưng giã nhuyễn liên tục bằng tay với độ mạnh nhẹ khác nhau rồi thì vừa giã vừa nêm gia vị muối, đường vừa ăn. Để thịt giã đạt độ nhuyễn, dai là cả một nghệ thuật mà người theo nghề lâu năm mới làm được. Cũng như nem chua của miền Tây, nem Ninh Hòa cũng dùng đến da heo để tạo độ sần sật cho món ăn. Da heo luộc vừa chín tới để ráo nước, nạo sạch mỡ, lạng mỏng thành nhiều lớp, xắt thành những sợi nhỏ rồi trộn với thịt đã giã nhuyễn. Từ hỗn hợp thịt giã và da heo, người ta có thể chế biến thành 3 loại nem là nem chua, nem nướng và nem chiên mỡ. Được biết nhiều nhất vẫn là nem chua.

 

Nem chua được gói trong một lớp lá chùm ruột dày và bọc bên ngoài là lớp lá chuối sau đó bó một khoanh có 20 cái. Việc bó thành 1 cặp nem có ý nghĩa rất hay, người ta nói nem được làm thành từng cặp đôi ý nói lên tình nghĩa vợ chồng, có đôi có cặp. Nem chua chấm với nước chấm tương ớt và tỏi, vị cay nồng của tương và vị thơm giòn đặc trưng của tỏi khi cắn cùng làm nên vị cay đậm hợp với vị chua của nem, đảm bảo ăn một lần không thể quên. Thường khi tới các quán nem, khách hay gọi nem phần. Nem phần gồm nem nướng và bánh tráng chiên giòn để món ăn giòn thơm. Nem nướng ăn với bún, bánh tráng, rau sống, chuối chát, khế chua, nước chấm được chế biến từ gạo nếp và các nguyên liệu khác tạo thành hỗn hợp sần sần, vị bùi bùi có màu vàng rất bắt mắt. Thấy người ta nướng nem là cơn thèm ăn của bạn lên ngùn ngụt rồi.Bạn có thể ra khu chợ Dinh, hay tiệm nem bà Năm số 1 ở 50 Lê Lợi để thưởng thức đặc sản này.

 

2. Bún cá

 

Bún cá không phải chỉ Ninh Hòa mới có, một số tỉnh miền Trung như Quy Nhơn cũng có món này. Nhưng bún lá cá dầm chỉ duy nhất ở Ninh Hòa, hầu như đi đâu cũng thấy món này chứng tỏ tính phổ thông của nó. Cá dùng để nấu nước lèo là loại cá cờ biển được gỡ xương rồi dầm nhỏ thả vào nồi nước, nấu với ít cà chua và hành tươi. Món này ăn kèm với bún lá, rau sống mang hương vị đặc biệt của món ăn miền biển. Tại sao gọi lá bún lá? Vì bún được quấn tròn gọn gàng và nhỏ xinh vửa nắm tay trên lá chuối cũng được cắt tròn, khi xếp chồng lên không dính vào nhau. Làng Thanh Mỹ độc đáo với món bún này, màu trắng đục của tô bún lá cá dầm thoạt nhìn không có gì hấp dẫn nhưng cái vị dân dã của nó lại rất đặc biệt.


Cũng có một món bún cá khác ở Ninh Hòa là bún chả cá, ở thôn Ninh Đông có một quán bún cá khá nổi tiếng. Đi vào con hẻm của thôn với xung quanh là ruộng lúa, một không gian dân dã và thoáng đãng tuyệt vời. Quán là một ngôi nhà vách đất lấy khoảng sân làm chỗ đặt bàn, những chiếc bàn ghế gỗ thấp và nhỏ. Điều đặc biệt ở chỗ nguyên liệu làm nên tô bún cá gồm rau (xà lách thái nhỏ và giá), bún đến chả cá hấp, chả cá chiên, cá dầm đều được làm thủ công ngay tại nhà. Những hôm đông khách, người ta ngồi ngay chỗ bếp, thưởng thức tô bún nóng hổi. Hình ảnh những chiếc xe hơi đậu trong hẻm vào những ngày lễ hay cuối tuần và những vị khách sang trọng không phải là hiếm ở đây.

 

 

Cách thức làm món này khá đơn giản, hương vị cũng rất nhẹ nhàng, vị chua chua của cà chua, ngòn ngọt của cá tươi, cay cay của ớt, giòn giòn của rau ăn kèm tạo nên dư vị rất riêng. Món này ăn vào những ngày trời lạnh thì không có gì tuyệt vời bằng.

 

3. Bánh ướt

 

Bánh ướt ở đây khác xa ở Sài Gòn nên lần đầu tiên ăn món này, tôi chẳng biết xử lí thế nào. Bánh cũng được tráng mỏng nhưng người ta rắc tôm chấy và mỡ hẹ lên bánh, một lần tráng bánh thì phân ra thành 2 dĩa nhỏ, kiểu đĩa dừa mà người ở quê hay dùng (vì họa tiết giống như hình lá dừa được trang trí ở quai đĩa). Cách ăn ở đây cũng rất hay: dùng đôi đũa để ở mép bánh rồi lăn đũa vài vòng cho bánh cuộn lại, rút đũa ra rồi để đũa chéo ngắt bánh, sau đó gắp từng miếng bánh chấm với nước mắm hoặc mắm nêm, cũng có người gấp mép rồi ăn 1 lần cả cái cho gọn, tùy khẩu vị từng người mà thêm vào hẹ nhuyễn, chanh, ớt và ăn cùng xoài xanh bào (nếu có mùa xoài, mà cái ngộ là hễ tới mùa xoài là có nhiều món ăn kèm với thứ trái cây chua chua này). Để ăn no bụng thì trên dưới 10 dĩa, nghe thấy hoành tráng thật đấy nhưng mỗi dĩa là một bánh mỏng nên 10 dĩa là chuyện rất ư bình thường. Khách đông thì phải chịu khó đợi vì có một người đổ bánh thôi, đảm bảo là bánh luôn nóng hổi. Bạn có thể gọi thêm bánh hấp, bánh hấp chế biến gần giống vậy, cũng tráng bột gạo xong úp lên 1 cái bánh tráng dày rồi để trên cái xửng tráng bánh khi nãy đễ bánh tráng bao bên ngoài mềm đi một chút, món này ăn dai dai, lạ miệng.

 

Quán bánh ướt Cây số 1 là có tiếng nhất nhưng nếu muốn ăn rẻ hơn thì đi vào con hẻm bên cạnh, chất lượng không thua kém đâu nhé. Đây là phần ăn sáng được nhiều người lựa chọn, giá cũng rất bình dân. Nhiều người ở nước ngoài, khi trở về, nhắc đến bánh ướt số 1 thì hầu như ai cũng biết vì quán bán cũng khá lâu rồi.

 

Ninh Hòa còn có nhiều món ngon khác nữa, những món quà quê gần gũi, dung dị như chính con người Ninh Hòa hiền hậu, thân thiện. Nếu có cơ hội du lịch đó đây thì hãy dành ít nhất một ngày để khám phá danh thắng và món ăn của vùng đất này nhé!













Wednesday, November 22, 2017

Khô Nhái An Giang

Khô Nhái An Giang
Khô Nhái - Món nhậu không thể thiếu của người sành ăn. Đặc sản Miền Tây cung cấp sản phẩm khô Nhái chính gốc, An Giang chất lượng nhất, dịch vụ giao hàng tận nơi toàn quốc.

 



Gọi nôm na cái tên “Mỹ nữ chân dài”, khô nhái dần trở thành món nhấm rượu cực kỳ “độc, lạ” của dân chơi thứ thiệt. Điệu nghệ nhất là khi chiên, thực khách có thể nhai cả xương lẫn thịt. Chiên xong, ngửi đã thấy mùi thơm, ăn vào lại có vị ngọt dịu, cay mặn, béo ngậy và giòn, có thể coi là món ăn tinh túy thiên nhiên mang lại.

 

Nói đến tự nhiên phải kể đến thành phần dinh dưỡng cực kỳ ấn tượng. Vừa nhiều đạm, không chất béo lại giàu canxi, thích hợp cho tất cả mọi người. Do sống trong môi trường hoang dã, không nuôi được kiểu kinh tế như ếch nên thịt “kiều nữ” rất dai ngon và không độc.

 

Sơ chế khá công phu, đem về phải chặt bỏ đầu, lột da, mổ bụng, lôi hết ruột ra, rửa thật cẩn thận, ướp cùng muối, tiêu và ớt để thấm đều trước khi phơi. Khi “người đẹp” đã được tẩm lớp da bóng giòn quyến rũ, đầu bếp thả nguyên con vào chảo dầu sôi già chiên giòn từ thịt tới xương hoặc nướng lên là có ngay thức quà dân dã “ danh bất hư truyền”. Nhanh tay liên hệ với Đặc Sản Miền Tây để có món Khô Nhái cực ngon biếu tặng cũng như chiêu đãi gia đình và bạn bè dịp Tết này nhé!

Một số hình ảnh đẹp
Khô Nhái An Giang
Khô Nhái An Giang












Monday, November 20, 2017

Món Pa pính Lai Châu

Món Pa pính Lai Châu
Người ta dùng các loại cá bản to như chép, mè, trôi, chắm..., con độ một cân, cân rưỡi mổ đằng lưng, bỏ ruột, để ráo nước, rồi xoa một lượt muối rang nổ vào bên trong cá:  Mắc khén, ớt tươi nướng, nghiền nát, hành tỏi, rau thơm rau ngò thái nhỏ, tất cả trộn đều nhồi vào bụng cá, để một lúc cho ngấm gia vị, khi cá cứng kẹp dọc con cá, nướng trên than hồng.

 

 



 Cá chín dậy mùi thơm rất riêng, rất độc đáo.

-  Người Thái còn có món gà luộc chấm chéo tắp (gan gà luộc chín trộn với gia vị, tiêu gừng, muối rang nghiền nát) và bát  cáy mọ. Cáy mọ (thịt gà tra đủ các thứ gia vị, gói lá nướng vùi tro), miếng ăn thơm mềm, béo ngậy mà không ngấy, nhâm nhi với rượu.

- Ngoài ra, người Thái còn các món côn trùng như trứng ong, trứng kiến (non tó, non ten);  nhộng sâu chít (đuổng khem)...

Đặc biệt người Thái thích món nướng: Nướng trực tiếp trên than hồng, gọi là chí; gói thức ăn vào lá vùi tro nướng gọi là pho;  bỏ vào ống tre nướng, gọi là lam v.v..

- Người Thái giản dị, không mâm cao, cỗ đầy, không nem công, chả phượng. Người ta chú  ý đến hương, đến vị mà  ít chú ý đến mỹ thuật bày biện, màu sắc của món ăn. Người Thái xem ăn uống là dịp để thể hiện phong cách ứng xử trong sinh hoạt cộng đồng. Không lấy ăn uống làm chính mà lấy sự vui làm trọng.

- Bạn hãy thử  một lần lên Tây Bắc sống cùng người Thái trong nếp nhà sàn mù sương, vào một đêm  lạnh dịu ngồi quanh bếp lửa, nhâm nhi rượu cần (lẩu xá) thanh vị hoặc rượu cất (lẩu xiêu)  nồng nàn, ăn một miếng lam nhọ, cáy mọ hay pa píng... mà quên hẳn những bữa đãi đằng trong restaurant, tay dao, tay dĩa, nơi đô thành...

Một số hình ảnh đẹp
Món Pa pính Lai Châu












Saturday, November 18, 2017

Bánh tôm Hà Nội

Bánh tôm Hà Nội
Quán bánh tôm nằm khiêm tốn bên con phố cổ, mà lạ thay chiều nào cũng tấp nập khách đến ngồi chật kín vỉa hè.

 

Quán được mở hơn chục năm trên phố Hàng Bồ (Hà Nội), ban đầu chỉ có món há cảo chiên. Lâu dần, để tránh sự nhàm chán, cô chủ quán đã chế biến thêm món bánh tôm để thực khách thưởng thức. Mặc dù “đến sau”, nhưng món bánh tôm cũng nhanh chóng trở nên nổi tiếng, trở thành địa chỉ quen thuộc chỉ sau phủ Tây Hồ.

 



Mở cừa từ 14h, nhưng chỉ đến hơn 16h là quán lúc nào cũng trong tình trạng quá tải, cô chủ quán chỉ còn cách xua tay kêu hết chỗ. Vào giờ cao điểm, khách đông ngồi chật kín vỉa hè, người đến ăn và người mua về đều đông, đủ mọi lứa tuổi, từ trẻ nhỏ đến thanh niên và cả người già.

 

Những chiếc bánh tôm nhỏ được chế biến vừa lòng bàn tay. Bánh có vị béo ngậy của bột chiên giòn, vị bùi của tôm vừa chin tới, chút ngọt ngọt, cay cay của bát nước chấm và thanh mát từ rau sống. Ở giữa bánh, là những con tôm tươi chỉ vừa bằng ngón tay út, nổi bật giữa sắc vàng ươm của bột bánh. Bánh tôm được ăn khi vừa rán xong, nóng hổi, giòn tan và béo ngậy, tôm thì chắc thịt và bùi.

 

Đĩa rau sống nhỏ được kèm theo giúp người ăn không bị ngấy khi món ăn được chiên qua dầu mỡ. Về nước chấm, cô chủ quán cũng pha rất khéo, không thực sự đặc biệt nhưng cũng đủ để làm vừa lòng ai đã một lần cất công tìm đến quán.

 

Ngoài bánh tôm, món há cảo chiên cũng hấp dẫn không ít các vị khách. Cô chủ quán gói há cảo thành những chiếc bánh nhỏ xinh, rán ngập trong chảo dầu nóng già. Món bánh có vỏ mỏng, giòn, nhân bên trong đầy đặn và nhiều thịt. Một đĩa thường được bày khoảng 20 chiếc, đủ để ăn mà không bị ngán.

 

Tranh thủ những ngày còn vương vất hơi lạnh mùa đông, được nhúng chìm cả miếng bánh vào nước chấm, mới có thể cảm nhận hết mùi vị thơm ngon và giòn tan của món ăn nổi tiếng xứ Hà Thành. Nếu như trước đây, bánh tôm được gắn với khung cảnh thơ mộng của Hồ Tây, thì giờ vẻ đẹp cổ kính nơi con phố cổ cũng chính là điểm níu kéo thực khách đến với quán ăn độc đáo nơi vỉa hè này.

Một số hình ảnh đẹp
Bánh tôm Hà Nội
Bánh tôm Hà Nội
Bánh tôm Hà Nội
Bánh tôm Hà Nội












Ruốc tôm Mường Lò Yên Bái

Ruốc tôm Mường Lò Yên Bái
Từ nguyên liệu tôm nõm, thịt lợn thăn, dầu thực vật và các loại gia vị của vùng Mường Lò cùng với kinh nghiệm truyền thống của đồng bào Tây bắc đã tạo nên hương vị đặc trưng của sản phẩm ruốc Tôm.

 



Món này khi ăn kèm với sôi ngũ sắc, cơm lam bạn sẽ thật ấn tượng bởi sự đậm đà của ruốc tôm hoà quyện với hương vị dẻo thơm của nếp Tú Lệ.  Ruốc tôm là một món ăn tưởng chừng như rất đơn giản và dễ làm nhưng không phải ai làm theo công thức đó cũng ngon. Mỗi người, mỗi vùng miền đều có những bí quyết riêng tạo nên sự khác biệt trong hương vị của từng món ăn. Ghé thăm miền Tây Yên Bái, nơi có những bàn tay khéo léo đã chế biến món ăn này từ những nguyên liệu hết sức gần gũi để mang lại đầy đủ vị ngon đến với người thưởng thức.

 

Nguyên liệu để làm món ruốc tôm gồm: Tôm nõn (tôm suối) bóc vỏ, thịt lợn (nạc vai), dầu thực vật, gia vị. Tôm chọn con mình mẩy, to đều, rửa sạch bóc vỏ, bỏ chỉ đen trên lưng và phần đầu tôm. Cho tôm vào cối giã nhỏ. Thịt lợn băm nhỏ. Sau đó cho dầu vào chảo rang thịt chín kỹ rồi cho tôm giã nhỏ vào đảo đều, cho gia vị thêm vài giọt nước mắm cho ruốc tôm thêm đậm đà. Khi rang để lửa thật nhỏ, liu riu để tôm và thịt chín đều đến khi vừa khô là được.  Sau khi sao khô để nguội là có thể ăn được.

Một số hình ảnh đẹp
Ruốc tôm Mường Lò Yên Bái
Ruốc tôm Mường Lò Yên Bái












Friday, November 17, 2017

Chè đỗ đãi Mỹ Độ Bắc Giang

Chè đỗ đãi Mỹ Độ Bắc Giang
Nhắc tới vùng đất Xương Giang xưa là nghĩ tới những làng cổ văn hiến lâu đời. Bên trong mỗi ngôi làng đó lưu giữ những giá trị lớn lao vô giá về vật chất cũng như tinh thần. Trong số đó phải kể đến làng Mỹ Độ nằm hiền hòa bên dòng sông Thương thơ mộng. Nơi đây còn nổi tiếng với sản vật Chè đỗ đãi Mỹ Độ. Đây có thể coi là thứ đặc trưng nhất, tiêu biểu nhất, làm nên một phong cách rất riêng của đất Mỹ Độ. Với mỗi người dân quanh vùng, Chè đỗ đãi Mỹ Độ là món chè ngon và thanh cao nhất.

 



Chè đỗ đãi hay còn gọi là chè kho, được coi là một trong những món ăn truyền thống vào ngày tuần rằm hay dịp lễ tết. Chỉ với nguyên liệu chính là đỗ xanh, đường cát thêm chút vừng rang, hương va ni, tất cả hoà quện vào nhau tạo nên một món ăn mà từ lâu đã trở thành niềm tự hào của người dân Mỹ Độ.

 

Chè đỗ đãi Mỹ Độ có màu vàng hơi sậm - màu của đỗ với những hạt vừng tấm trắng rang thơm được rắc lên mặt đĩa chè như là vì sao sa. Hương đậu xanh, hương vừng, vị ngọt thanh của đường kính, vị béo thoang thoảng của mỡ, chất đậm đà của đậu xanh hòa quyện vào nhau. Ăn một miếng chè đỗ đãi ta thấy cái cảm giác thật khó tả: vị ngòn ngọt tan từ từ trong miệng.

 

Để có được một đĩa chè như vậy là khá công phu. Làm được 1 đĩa chè đỗ đãi ngon nhất thiết phải cẩn thận từ khâu chọn nguyên liệu tới quá trình làm. Các nguyên liệu chính của chè bao gồm đỗ xanh loại đẹp, đường kính cùng nguyên liệu phụ là mỡ, hương vani và vừng (dùng để rắc lên mặt đĩa chè). Đỗ để nấu chè phải là loại đỗ mới, hạt đều được xay vỡ rồi ngâm bằng nước ấm và đãi sạch vỏ. Sau đó cho đỗ vào nồi xâm xấp nước đun lửa to vừa phải cho đến khi sôi thì vớt hết lớp bọt phía trên đi, tiếp tục đun tới khi đỗ bắt đầu nhuyễn thì cho đường vào. Cứ 1 kg đỗ thì cần 1,3 kg đường, nếu thiếu đường, chè sẽ không sánh, dễ vữa khi đổ khuôn. Chè đỗ đãi phải nấu bằng bếp củi, sau khi cho đường vào, chè dễ bén nồi vì thế điều chỉnh ngọn lửa chỉ liu riu trên bếp. Lúc này, khâu quấy chè là rất quan trọng. Quấy liên tục, đều tay, càng quấy nhiều, chè càng nhuyễn, càng sánh. Đun nồi chè thông thường hết 5 tiếng thì riêng việc quấy chè đã mất gần 3 tiếng. Thế mới biết có được nồi chè ngon là bao tâm sức của người làm. Quấy chè đến khi chè trong nồi sóng sánh như mật thì cho va ni và một lượng nhỏ mỡ để chè được thơm ngon và róc khi múc ra đĩa. Để đĩa chè đẹp mắt, khâu múc chè cũng phải có kỹ thuật, phải múc khi nóng đổ đều tay quay tròn trên đĩa để chè thành khuôn, phẳng tròn. Lúc này rắc vừng đã rang chín vàng, sẩy sạch vỏ lên trên mặt đĩa chè. Toàn bộ quy trình chế biến này kéo dài từ 6 - 8 giờ đồng hồ tùy tay nghề của mỗi người.

 

Chè đỗ đãi đạt yêu cầu phải ráo, có độ dai, mềm nhất định. Đưa miếng chè lên miệng, chè tan nơi đầu lưỡi nhanh chóng lan toả cái vị ngọt thanh nhưng vẫn đậm đà độc đáo. Có thể thưởng thức món chè này như người Mỹ Độ vẫn thường làm: xắt từng lát nhỏ rồi dùng đũa, rĩa hoặc tăm cắm và đặt vào miệng. Tuy nhiên sẽ đặc biệt thú vị nếu như ta ăn chè đỗ đãi với xôi vò - loại xôi có thêm đỗ xanh chín giã nhỏ, nắm thành từng nắm rồi dùng dao thái tơi. Hai thứ đó được ăn lẫn cùng với nhau vừa ngon mát, lại vừa mang tính chất tráng miệng. Chính bởi điều này nên trên bất cứ mâm cỗ cưới hoặc ngày Tết nào của người dân nơi đây cũng đều có 2 đĩa: chè đỗ đãi và xôi vò.

 

Thế nhưng ngoài xôi vò, người Mỹ Độ vẫn còn một thói quen khác là ăn chè đỗ đãi cùng với uống trà sen - một thứ đặc sản khác của vùng đất này vào buổi sớm. Ngoài tác dụng lót dạ, cái vị ngòn ngọt, bùi bùi của chè hòa lẫn với hương thơm thoang thoảng của sen còn làm cho đầu óc, tinh thần ta thoải mái hơn. Đó cũng là cái thú, cái nét rất riêng trong việc thưởng thức chè đỗ đãi.

 

Ngày nay, trong nhiều mâm cỗ, chè đỗ đãi được đặt trang trọng như một món tráng miệng khoái khẩu. Hơn thế, nhiều người còn coi như món quà quê hương được vận chuyển đi những vùng đất xa xôi./.

Một số hình ảnh đẹp
Chè đỗ đãi Mỹ Độ Bắc Giang
Chè đỗ đãi Mỹ Độ Bắc Giang












Thursday, November 16, 2017

Đầu cá rán Hà Nội

Đầu cá rán Hà Nội
Dù quán nằm cách bốt Hàng Đậu (Hà Nội) một quãng nhưng khách quen ăn vẫn gọi vậy để định hướng tìm đến cho dễ. Hàng bún cá nằm ngay đầu phố Hồng Phúc (từ Hàng Đậu rẽ vào).

 



Ở Hà Nội, có khá nhiều hàng bún cá ngon như quán Sâm cây si, quán bún cá ở Hàn Thuyên, đường Nguyễn Trung Trực, Nguyễn Trường Tộ… Mỗi quán lại có thêm một món tủ nữa để hút thêm khách. Quán thì có chả cá, quán có lòng còn quán ở bốt Hàng Đậu thì có món đầu cá trắm rán.

 

Quán bán chính là bún - bánh đa cá nhưng khách tới đây ăn cũng rất khoái thưởng thức thêm món đầu cá rán. Cách chế biến món ăn cũng không quá cầu kỳ. Đầu cá rán kỹ, giòn được chan nước dùng thơm ngon có vị chua chua, không bị tanh, ăn kèm thêm với dọc mùng. Chị bán hàng gia giảm gia vị cũng khá vừa miệng. Thông thường, một người chỉ ăn hết một nửa chiếc đầu cá.

 

Bún cá ở hàng này khá đầy đặn, bún nhiều, thịt cá nhiều lại có thêm cả chả cá mỏng kiểu Hải Phòng. Cá được cắt miếng dày, vuông vức, rán vàng tuy nhiên, bạn cũng nên cẩn thận một chút khi ăn. Dù chủ hàng đã lọc xương nhưng vẫn còn sót dăm ba cái xương. Nước dùng ăn có vị chua chua nên giúp bạn ăn ngon miệng hơn, ăn xong cả bát bún mà đôi khi vẫn còn thấy chưa no. Tiếc thêm một điều, nhà hàng dùng bát nhựa màu mè quá nhìn bát bún không được đẹp mắt.

 

Trước đây, trong phố Hồng Phúc chỉ có duy nhất hàng bún cá nhưng giờ ngày càng có thêm nhiều hàng hải sản nên con phố trở nên đông đúc, chỗ ngồi ăn cũng chật chội. Xe cộ đi lại cũng khá nhiều nhưng thật may, bạn vẫn có thể để xe máy ở gần quán còn đi ôtô thì tương đối khó.

Một số hình ảnh đẹp
Đầu cá rán Hà Nội
Đầu cá rán Hà Nội












Lợn thui luộc Hòa Bình

Lợn thui luộc Hòa Bình
Chọn loại lợn nuôi thả, thịt chắc mà lại ít mỡ, không ngấy rồi đem thui. Điều đặc biệt là món này người đầu bếp không sơ chế trước khi thui mà để lợn nguyên lông, thui đến đâu thì cạo đến đó.



Lợn thui đều hết rồi mới đem rửa sạch sẽ trước khi lấy nội tạng, sau đó thì không rửa nước nữa mà cứ thế treo lên cho ráo máu. 

Tiếp đó, thịt được pha và cho vào luộc vừa chín tới. Thịt lợn thui luộc thái mỏng, bày trên lá chuối mới thật là tuyệt. Từng miếng nóng hôi hổi chấm cùng muối rang hạt dổi nướng giã nhỏ ngon không gì bằng. 

Người ăn sẽ ấn tượng ngay bởi mùi thơm lừng, vị ngọt của thớ thịt, độ giòn của bì, hơi béo của mỡ kết hợp với cái đặc trưng của hạt dổi và đậm của muối. Đến Hòa Bình nhất định phải thử món này.

 

Một số hình ảnh đẹp
Lợn thui luộc Hòa Bình












Tuesday, November 14, 2017

Xôi nếp Gà gáy Phú Thọ

Xôi nếp Gà gáy Phú Thọ
Ai đã từng một lần về thăm Yên Lập - Phú Thọ, hẳn khó có thể quên được hương vị đặc sản: Xôi nếp gà gáy - sản phẩm đặc trưng được trồng trên những nương lúa xa tít hay ruộng bậc thang.

 



 Tương truyền rằng ngày xưa có một cô gái đến tuổi lấy chồng, trước khi đi làm dâu ngoài những vật dụng như: chăn bông, gối, vòng bạc… làm quà cho bên chồng thì người mẹ đưa cho cô con gái chiếc túi, trong đó có những hạt thóc vàng mẩy, hạt mà bấy lâu nay cô chưa thấy bao giờ, đến nhà chồng cô cẩn thận cất vào góc nhà. Hai ngày sau, mẹ chồng dặn cô dâu nhớ dậy sớm giã gạo nấu xôi để mẹ cúng thần Nông làm lễ xuống đồng. Thế rồi mải say mê với duyên mới, đôi vợ chồng trẻ đã ngủ quên. Chỉ đến khi tiếng gà gáy cất sáng, cô dâu mới giật mình tỉnh giấc, cô luống cuống tìm thóc giã gạo thổi cơm. Khi ăn, nàng dâu thảo hiền bất ngờ vui sướng đến rơi nước mắt khi nghe thấy mẹ chồng khen xôi ngon, dẻo...
 

Nàng chợt giật mình nhớ ra trong lúc luống cuống, nàng đã lấy nhầm túi thóc mà mẹ nàng đã đưa cho nàng khi đi lấy chồng, và chỉ còn lại những hạt vương vãi. Cô đem gieo, nhân giống. 

 

Câu chuyện lan truyền nhanh ra khắp xóm làng. Chính vì thế mà loại gạo nếp đó được dân làng đặt tên là nếp Gà gáy, vừa dân dã, vừa thi vị. Giống lúa nếp này rất quý hiếm, là đặc sản nổi tiếng của huyện Yên Lập có từ rất lâu đời. Loại nếp này là giống lúa dài ngày, được trồng trên những ruộng bậc thang, hạt dài, mẩy, lúa chưa chín nhưng chỉ đi qua cánh đồng lúa người ta đã được đắm mình trong hương lúa non ngào ngạt đến mê người. Khi nấu, cơm thơm, dẻo, mùi vị ngon đặc trưng.

 

Để có một nồi xôi nếp Gà gáy ngon thì gạo phải được đãi sạch, không cần ngâm nước lâu nhưng xôi vẫn dẻo, mềm, thơm. Cho gạo vào trõ, lấy cám gạo tẩm ít nước vào rồi chát kín trõ xôi không cho nó phì hơi ra ngoài. Cứ thế đun khoảng 2 tiếng thì nhấc ra. Xôi nếp “gà gáy” mà ăn với muối vừng do bà con dân bản trồng trên nương thì ngon tuyệt vời. Mùi muối vừng thơm nức cùng với hương thơm ngon ngọt, nồng nàn của xôi, tất cả hòa quyện vào nhau tọa nên mọt món ăn rất đỗi gần gũi, mộc mạc mà khó quên. Xôi nếp Gà gáy được dùng để đãi khách quý, nấu rượu trong những ngày lễ lớn, quan trọng.

 

Chắc chắn nếu có dịp thưởng thức món "Xôi nếp Gà gáy" dù chỉ 1 lần, ai ai cũng không thể quên được cái tên, cũng như vị ngon đặc biệt của nó.

Một số hình ảnh đẹp
Xôi nếp Gà gáy Phú Thọ












Friday, November 10, 2017

Bánh chuối Hà Nội

Bánh chuối Hà Nội
Được bán quanh năm nhưng phải đến mùa thu đông, bánh chuối mới thực sự trở thành “vua”. Lớp vỏ bánh giòn, vàng ươm đi cùng vị ngọt ngào của chuối tây sẽ làm du khách khó kìm lòng trước món quà vặt Hà Thành này. Ngoài bánh chuối, bạn cũng có thể thưởng thức thêm bánh khoai hoặc bánh ngô với giá trên dưới 10.000 đồng một chiếc.



Rất dễ để bạn tìm ra hàng bánh chuối trên phố Hà Nội, chúng thường xuất hiện trong hình dạng quán cóc nhỏ với vài chiếc ghế nhựa, chảo rán và bếp than hồng. Địa chỉ tham khảo có thể ở đầu phố Cửa Đông, Thụy Khuê hay Tôn Đức Thắng.

Một số hình ảnh đẹp
Bánh chuối Hà Nội












Tuesday, November 7, 2017

Cá Suối Mộc Châu

Cá Suối Mộc Châu
Du lịch mộc châu thưởng thức món Cá suối Mộc Châu chiên vàng/ cá suối nướng Pá Pỉnh Tộp giòn tan, vị bùi béo không gợn chút tanh tao.

 



Bữa tối đầu tiên ở Mộc Châu (Sơn La), tôi gọi món cá suối vốn được mệnh danh là “đặc sản” ở đây. Chẳng biết món cá suối từ dòng Đà Giang dữ dội và trữ tình trong văn chuơng của Nguyễn Tuân có gì khác với món cá từ dòng sông Gâm trên Cao nguyên đá hay suối Mường Hoa, Mường Tiên ở Sa Pa? Bưng lên cho chúng tôi đĩa cá vàng ươm còn nóng hổi, chị nhân viên phục vụ bảo: “Các em đến muộn chút nữa thì không còn món này để gọi. Vào ngày cuối tuần, 7-8 kg cá cũng không đủ bán cho khách".

 

Con số trên quả ấn tuợng, bởi có ngày những người đánh cá ở huyện Phù Yên chỉ bắt được khoảng 2-3 kg cá. Những con cá được mang về từ huyện miền núi tiếp giáp Mộc Châu, nơi những con suối chảy dài nối vào dòng Đà Giang thơ mộng. Món này thường được nhà hàng bán với giá 100.000 đồng/đĩa.

 

Cá suối Hà Giang thân dẹt, đầu dẹt, nhiều vảy nhưng rán lên thì giòn tan. Những chú cá suối Mộc Châu tròn lẳn, miệng cũng tròn vo. Có con bé xíu như ngón tay út, có con nhỉnh hơn hai ngón tay. Những con cá mà người phục vụ cũng không biết tên, chỉ gọi chung là cá suối.

 

Ở các nhà hàng, ngon và đơn giản nhất là chiên vàng. Khi ấy, cả thịt và xương cá đều giòn tan. Sau lớp vảy vàng phồng lên vì mỡ nóng, thịt cá thơm ngọt. Nhai phần đầu cá tròn xoe sẽ thấy chút sạn sạn trong miệng, nhưng có hề gì bởi nó sẽ chìm ngay trong vị bùi béo không gợn chút tanh tao, đưa đẩy thêm hương vị của bát nước mắm nguyên chất thả vài lát ớt đỏ tươi.

 

Tôi chợt nhớ đến món cá khô ăn ở nhà một cô bạn tại Vĩnh Phúc. Mẹ cô ấy mua cá tươi bắt ở sông Đà trong một lần đi qua Sơn La, rồi tự phơi khô. Cũng những con cá mình tròn lẳn, đầu đen chắc như thế này, cũng chiên vàng giòn rồi chấm nước mắm nguyên chất đâm ớt hiểm vườn nhà. Và hương vị của nó cũng tuyệt vời chẳng kém món cá suối tôi đang ăn giữa cao nguyên Mộc Châu lạnh giá.

 

Có một điều thú vị, là những bữa cơm tôi ăn ở Mộc Châu bao giờ cũng được dọn kèm một rổ rau sống xanh mơn mởn. Xà lách, bắp cải thái nhỏ, trộn với rau mùi và húng quế xanh mơn. Rau sống, ăn với bê chao cũng ngon, mà chấm nước mắm ăn kèm cá suối lại càng tuyệt vời.

 

Ngày thứ hai ở đây, tôi đã được chứng kiến cái hiếm hoi của cá suối Mộc Châu, khi gọi món này vào lúc 5 giờ chiều mà nhà hàng đã hết veo. Hỏi ra mới hay, trưa nay vừa có vài đoàn khách du lịch tới đây, và cũng như chúng tôi, món đầu tiên họ gọi là cá suối. Lại hẹn nhau một ngày gần nữa lên với cao nguyên này, và hít hà mùi cá suối rán vàng thơm ngây ngất một chiều đông.

Một số hình ảnh đẹp
Cá Suối Mộc Châu
Cá Suối Mộc Châu












Friday, November 3, 2017

Cá Lóc Nướng Trui Long An

Cá Lóc Nướng Trui Long An
Lưu dân vùng sông nước hàng ngày phải cặm cụi với công việc đồng áng, phát cỏ, trồng cây, làm đồng, không nòi niêu, bắt cá lên khỏi ruộng chỉ có nướng là dễ nhất, cá nướng trui chắc chắn ra đời trong hoàn cảnh ấy và món ăn này đã chinh phục khẩu vị từ thứ dân có đến hàng quí tộc.

 



Nướng trui không bao giờ để cá lên vĩ, bên dưới hừng hực than hồng, như nướng những thức ăn khác mà phải nướng lửa. Ngọn lửa rơm, nếu làm khác đi, miếng cá sẽ mất thơm, không còn hương vị cá nướng trui.

 

Chẻ một que tre tươi, chuốt nhọn một đầu xiên suốt từ miệng đến đuôi cá, cắm đứng thẳng xuống đất, phủ rơm khô trùm lên cá châm lửa đốt. Cái khéo và tay nghề người nướng cá ở chỗ dù nướng bao nhiêu con, tất cả đều chín một lượt, vẫy cá cháy đều đặn, mùi thơm quyến rũ bốc lên sau khi ngọn lửa vừa tàn chừng ấy người ta nhổ dần từng con cá cháy đem đặt vào dĩa, một tay giữ đầu cá, tay kia cằm đủa xẻ dọc lưng cá từ đầu xuống tận đuôi, tách đôi, trải ra, thịt cá trắng bóng, thơm lừng, nguyên bộ lòng cá được kéo ra, cho ngay vào tô nước mắm tỏi ớt dằm me chín, bên trong rổ rau tươi nhiều chủng loại, trước khi xẻ cá, dùng đôi đủa gạt nhẹ khắp mình con cá, những vẩy cháy rơi đi, còn lại làn da vàng lấm tấm đen và mùi thơm “không chịu nổi”.

 

Việc nướng cá nghe thì tưởng dễ nhưng nếu không phải là tay thành thạo thì nướng sẽ không được ngon! Người nướng cá phải tính trước lượng cá nhiều hay ít, cá lớn, nhỏ cở nào và còn xem thời tiết, gió lớn hay nhẹ, thổi từ hướng nào, trời ui ui hay nắng gắt để liệu tính hướng phủ rơm, lượng rơm đủ chín cá và ngọn lửa không tạt ra ngoài. Cái giỏi của người có tay nghề là rơm phủ chỉ có một lần. Rơm cháy vừa hết thì cá cùng vừa chín đến nơi. Qúa chín thì cá hết ngọt, chưa chín tới cá nhão có mùi tanh, chất nhiều rơm cá khét, rơm thiếu cá sống khúc đầu, đốt thêm lửa, khúc giữa và khúc đuôi khô nước mất ngon.

 

Cá lóc nướng trui thường ăn kèm với bún, bánh tráng nhúng nước, rau thơm, các loại để lên bánh tráng, gắp miếng cá đặt giữa lớp rau xanh cuốn lại thành cuộn tròn chấm nước mắm. Nước mắm thường thì là nước mắm tỏi ớt, chanh đường, giấm hoặc nước mắm dầm me.

 

Rau, trước nhất không thể thiếu rau dấp cá kế đến húng cây, húng lũi, dưa leo, khế chua, chuối chát xắt lát mỏng, đặc biệt các loại đọt non như đọt điều, đọt xoài, đọt cóc kèn …. Miếng cá vừa thơm vừa ngọt, ăn cho đến da cá thì còn phải tốn thêm vài xị rượu đế làng quê, miếng da vừa giòn vừa thơm nếu bỏ đi là người chưa biết thưởng thức “cá lóc nướng trui”. Không phải lúc nào “Đệ nhất nướng trui” cũng được trang trọng giữa bàn tiệc trong nhà, đôi khi “cá lóc nướng trui” cũng bày ra ngay trên bờ đê giữa ruộng lúa vừa gặt xong. Vậy mà người thích “cá lóc nướng trui” lại khó quên kiểu ăn dân dã ấy, bởi vì nướng hơn chiên ở chỗ giữ được mùi thơm riêng biệt đáp ứng khẩu phần hạn chế dầu mỡ.

 

Cá lóc nướng trui là một món ăn dân dã đặc trưng cho miền đồng nước Nam Bộ Việt Nam, với hương vị độc đáo và cách chế biến rất đơn giản. Món ăn này gắn liền với quá trình khai hóa đất phương Nam của dân tộc Việt. 

 

Đặc điểm của món cá lóc nướng trui dân dã là cá không cần sơ chế, nghĩa là không đánh vảy, không cạo nhớt, không mổ bụng, không tẩm ướp gia vị. Cá lóc vừa bắt dưới sông lên, rửa sạch, được xuyên bằng một que dài từ miệng đến đuôi, sau vùi cá vào đống rơm khô rồi châm lửa đốt hoặc cắm que xuống đất lấy rơm phủ lên và đốt lửa cho đến khi tro tàn. Khi cá chín, cạo bỏ lớp vẩy đã cháy xém để lộ ra thịt cá trắng và thơm

Một số hình ảnh đẹp
Cá Lóc Nướng Trui Long An
Cá Lóc Nướng Trui Long An












Thursday, November 2, 2017

Búp khoai kho Phú Thọ

Búp khoai kho Phú Thọ
Búp khoai kho là món ăn truyền thống ở huyện Thanh Thủy – Phú Thọ, một món ăn dân dã và cũng rất thú vị, hấp dẫn với nhiều người.

 



Búp khoai ở đây không phải là búp khoai lang, mà là búp của các giống khoai có dọc (có nơi còn gọi là bẹ hoặc đài khoai) như khoai trứng, khoai riềng, khoai lủi, khoai đốm… thứ khoai mà thường ở làng quê nào cũng có, vừa dễ trồng, dễ chăm sóc lại có nhiều tác dụng và giá trị kinh tế. Củ khoai dùng luộc hoặc sào nấu làm canh ăn không biết chán. Dọc khoai dùng chăn nuôi lợn rất hay ăn chóng lớn. Còn búp khoai (trừ khoai đốm là loại khoai rất ngứa ít người dùng) đem kho tương cho ta thứ canh ăn rất ngon, mang đậm đà hương vị làng quê.

 

Món búp khoai kho không có quanh năm chỉ có theo mùa và trong thời gian rất ngắn. Khoai thường trồng từ tháng 11 âm lịch năm trước đến tháng 5 năm sau thì thu hoạch. Thời gian từ khi khoai mọc đến trung tuần tháng 4 khoai phát triển và đẻ con nên không hái búp. Mãi đến đầu tháng 5 trước khi thu hoạch 1-2 tuần người ta mới hái búp khoai vừa làm thức ăn vừa cho khoai chùn lại để tập trung dinh dưỡng nuôi cho củ to mập.

 

Để có món búp khoai kho vừa ngọt lại không ngứa, từ khâu chuẩn bị đến các thao tác nấu phải rất cầu kỳ, cẩn thận, chu đáo. Kinh nghiệm khi hái búp khoai là chọn những búp lá còn quấn tròn chặt rồi đem về rải ra nong phơi dưới nắng nhạt cho hơi tái (thường hái vào buổi sáng sớm, phơi vào buổi trưa để chiều nấu). Trước khi nấu đem rửa sạch rồi xếp quấn tròn vào nồi đất theo từng lớp một, trên cung rải một lượt cua đồng đã bóc bỏ yếm và mu. Lấy 2 thanh tre cật ghim chéo chữ thập ở trên miệng nồi để khi đun sủi búp khoai không bị bồng lên. Lấy một muôi tương ngon hòa loãng với nước cho vào săm sắp búp khoai rồi bắc lên đun. Khi sủi chú ý để nhỏ lửa, chỉ cho sủi lăm tăm. Tuyệt đối không nhúng đũa vào. Theo dõi khi nước trong nồi cạn dần dùng tương hòa loãng với nước có thêm chút mỡ lợn (gọi là nước hàng) thỉnh thoảng lại dùng muôi múc tưới dần vào. Cứ thế đun gần cạn lại tưới nước hàng vào, làm như thế từ 4 đến 5 lần là chín. Lúc này có thể lấy đũa nhúng vào kiểm tra độ mặn nhạt để điều chỉnh cho vừa. Rồi tùy theo nồi canh to hay nhỏ, lượng nhiều hay ít mà ta có thể cho 1 hay 2 quả dọc đã được nướng chín, rửa bỏ sạch vỏ, hột rồi dằm nhỏ dải lên trên và cho thêm một chút nước hàng vào đun cho cạn là được.

 

Nhấc nồi canh xuống mở vung cho nguội dần. Khi dùng nhấc ghim ra lấy đũa gắp khéo từng chiếc búp khoai lên bát, trông từng chiếc búp khoai bên ngoài vẫn săn nguyên nhưng bên trong đã chín mềm mục tỏa ra mùi thơm ngậy của dọc, của cua, ngọt ngào của tương và hương vị đặc trưng của khoai đồng, ăn vào thật khó quên.

Một số hình ảnh đẹp
Búp khoai kho Phú Thọ












Wednesday, November 1, 2017

Trám đen Bắc Kạn

Trám đen Bắc Kạn
Hàng năm, cứ tới dịp tháng 7 âm lịch, khi tiết trời vùng cao bắt đầu hơi sương, cũng là lúc phiên chợ miền núi xuất hiện thứ quà đặc biệt của những ngày thời tiết giao mùa. Những món ăn dân dã với quả trám đen lại có dịp trở về trong bữa cơm thường ngày.

 



Cây trám đen chỉ có ở những vùng đồi núi. Cây được người dân trồng mà như tự mọc hoang trong rừng. Thân cây tròn, cao to, nhưng bên trong gỗ cây trám lại xốp rỗng, thể như hang động. Người trồng trám luôn giữ gìn cây nên không bao giờ chặt phá, mùa hái quả cũng dùng thang hoặc gậy đập chứ không trèo lên cây bao giờ. Quả trám đen khi thu hoạch chỉ nhỉnh hơn ngón tay cái, vỏ bóng mịn, hai đầu thon nhọn, quả nào cũng đều nhau, thoạt trông giống như những cuộn chỉ màu tím than. Trám đen có loại nếp loại tẻ: Trám tẻ thịt chắc và giòn, còn trám nếp thì ngọt bùi, thịt mềm và nạc. Các bà các mẹ đi chợ thường hay tìm trám nếp để om thịt hay nấu xôi. Giữa rất nhiều sảo trám đen, người hay đi chợ chỉ cần nhìn qua đã có thể phân biệt được ngay đâu là trám nếp, trám tẻ.

 

Trám đen trước khi ăn phải om cho mềm. Nước om trám đun vừa tới độ sủi tăm, cho trám vào và đậy vung kín. Trám sau khi om chín có độ mềm đều tay nhưng không vỡ nát, dùng dao nhỏ có thể dễ dàng tách khỏi hạt. Trám sau khi om, đem tách đôi, tẩm chút gia vị, phơi 1- 2 nắng, rồi đem rang với thịt ba chỉ là món ăn đặc biệt trong những ngày đổi trời. Mùi trám thơm bùi, béo ngậy quyện với vị đậm đà của thịt, hương cay nồng của tiêu làm nên hương vị đặc trưng của món ăn vùng núi. Mùa trám đen, người lớn thì lấy quả kho thịt, trẻ con cũng ngồi bên xí phần. Hạt trám tuy cứng, nhưng khi chặt đôi, nhân trắng bùi, thơm mùi cây núi. Lũ trẻ con miền núi, chỉ cần vài cái tăm, là có thể ngồi khêu nhân hạt trám ăn cùng nhau cả buổi mà không biết chán.

 

Quả trám đen cũng có ở những vùng núi cao khác, nhưng có lẽ món xôi trám thì chỉ Bắc Kạn mới có. Trám sau khi om mềm đem bóc vỏ, tán nhuyễn, trộn đều với gạo nếp đã đãi sạch, đồ chín. Xôi trám có thể ăn không hoặc thêm chút ruốc, thịt băm hay muối lạc. Vị chua dịu của trám quyện trong hương nếp mới thơm dẻo như càng làm tăng thêm cái đậm đà, béo ngậy của thứ quả vùng núi cao. Ngày rằm tháng tám, bên cạnh đèn ông sao, đèn kéo quân, cùng với những hồng, những bưởi, những na, mâm cỗ trông trăng của trẻ con nơi đây còn độc đáo, bắt mắt với đĩa xôi trám đậm đà màu sắc và hương vị. Trẻ con sau buổi chơi trăng mệt nhoài, ngấu nghiến nắm xôi trám thơm dẻo trong tay, tiếng cười lại giòn tan hòa cùng bè bạn.

 

Ai đã từng một lần nếm thử món xôi trám đen, hay trám đen kho thịt ở nơi đây, hẳn sẽ khó có thể quên hương vị độc đáo của thứ quả đặc biệt miền rừng núi. Một cái rằm tháng tám nữa lại sắp về. Tiết trời đã bắt đầu se lạnh, và những quả trám đen lại thêm một mùa nữa trở về trong tâm hồn những người con xa xứ./.

Một số hình ảnh đẹp
Trám đen Bắc Kạn