This is default featured slide 1 title

Go to Blogger edit html and find these sentences.Now replace these sentences with your own descriptions.This theme is Bloggerized by Lasantha Bandara - Premiumbloggertemplates.com.

This is default featured slide 2 title

Go to Blogger edit html and find these sentences.Now replace these sentences with your own descriptions.This theme is Bloggerized by Lasantha Bandara - Premiumbloggertemplates.com.

This is default featured slide 3 title

Go to Blogger edit html and find these sentences.Now replace these sentences with your own descriptions.This theme is Bloggerized by Lasantha Bandara - Premiumbloggertemplates.com.

This is default featured slide 4 title

Go to Blogger edit html and find these sentences.Now replace these sentences with your own descriptions.This theme is Bloggerized by Lasantha Bandara - Premiumbloggertemplates.com.

This is default featured slide 5 title

Go to Blogger edit html and find these sentences.Now replace these sentences with your own descriptions.This theme is Bloggerized by Lasantha Bandara - Premiumbloggertemplates.com.

Thursday, August 31, 2017

Cháo hàu Đà Nắng

Cháo hàu Đà Nắng
Nếu đã ngán với các loại cháo thịt thông thường, chắc hẳn món cháu hàu mới lạ này sẽ làm bạn cực kỳ thích thú. Thịt hàu được phi thơm, nêm gia vị vừa miệng ăn kèm với cháo nấu từ đậu xanh, gạo tẻ, gạo nếp vô cùng thơm ngon và bổ dưỡng. Món cháo này không thể thiếu một chút váng dầu phi và rắc vài cọng hành là xắt nhỏ



 
Một số hình ảnh đẹp
Cháo hàu Đà Nắng












Tuesday, August 29, 2017

Rưng rưng bún ruốc xứ Lệ

Rưng rưng bún ruốc xứ Lệ
Món ngon Quảng Bình - Vừa đặt tô bún xuống bàn, bà chủ quán vừa giới thiệu: “Đây là bún Lệ Thủy. Chú ăn xem có gì đặc biệt không”. Câu nói của bà chủ quán khiến tôi bồi hồi nhớ đến câu chuyện người dân quê tôi vẫn truyền lại.

 



Chuyện kể rằng, một lần về quê, khi ngang qua chợ Tréo, vị tướng lừng danh, người con của xứ Lệ, Đại tướng Võ Nguyên Giáp chợt thốt lên: “Bún chợ Tréo chấm ruốc, chừ… có ngon không?”

 

Quá 12 giờ trưa. Cái dạ dày “trai tráng” của tôi, thường ngày đến giờ này đã sôi lên sùng sục. Song giờ đây, ngồi trước tô bún dậy mùi thơm phưng phức, tôi bỗng trở nên xa lạ với chính mình. Bún Lệ Thủy ư? Giờ tôi mới để ý thấy, sợi bún quê mình, quả không giống như bún nhiều nơi khác. Sợi bún nhỏ và mảnh hơn, không quá giòn sần sật mà dẻo dai vừa đủ, không trắng đục mà vẫn giữ được màu tự nhiên như hạt gạo vừa được nấu chín. Nhất quyết, nó phải được làm ra từ thứ gạo của chính đồng đất và phải qua bàn tay khéo léo của người xứ Lệ quê mình, nơi nơi nổi tiếng là xứ sở “gạo trắng, nước trong”, là vùng đất “nhì hai huyện”, chỉ xếp sau xứ “nhất Đồng Nai” trứ danh.

 

Với người dân quê tôi, bún không phải là món ăn quá sang trọng hay quá bình dân. Bún có mặt trên các mâm cỗ đại sự trong gia đình hay trong bữa tiệc thịnh soạn ở các nhà hàng lớn. Cũng có khi, chỉ đơn sơ, mộc mạc nhưng đậm đà là món bún chấm ruốc (hoặc mắm), nhưng phải là thứ ruốc (mắm) Lệ Thủy chính hiệu và không dùng thêm bất cứ nguyên liệu nào khác, ngoài món ớt cay cháy cổ họng. Người Lệ Thủy vốn ăn cay, kho mặn mà.

 

Thuở nghèo khó, có bún chấm ruốc mà ăn đã là phúc. Giờ, nhan nhản những bún bò, bún giò, bún chả… hảo hạng, mà ở một số quán, người ta vẫn thường gọi là “phở” cho sang trọng, cho “thị thành”. Chứ như người dân quê tôi vẫn “trung thành” gọi là bún. Bà chủ quán nhất quyết bảo: “Bún là bún, việc gì phải gọi là phở. Phở phải khác. Mà nếu có phở thì phở của quê mình làm sao bì được với phở người miền Bắc”. Vì vậy mà quán của bà vẫn trưng ra cái biển là quán bún.

 

Bà kể, bún Lệ Thủy chính cống, phải làm từ hạt gạo Lệ Thủy được giã bằng cối tay, rứa mới ngon. Chứ cứ “hiện đại hoá”, cắm điện mà xay gạo thành bột rồi mới làm thì mất “vị” đi. Ăn không ngon, không đậm đà. Chính vì vậy mà ông bà ta xưa ăn bún với ruốc cũng ngon. Đó là chưa kể nhiều nơi khác, người ta còn cho thêm các khoản phụ gia độc hại khác cho sợi bún giòn, dai và bảo quản lâu hơn.

 

Nhưng đâu chỉ có bún ruốc, ngày nay, để phục vụ nhiều du khách phương xa đến đây, bún Lệ Thủy cũng có thêm nhiều loại khác, như: bún thịt nướng, bún giò, bún bò… Trong đó bún thịt nướng (thịt nạc tẩm ướp với gia vị đem nướng chín) dùng với nước dùng là gan lợn tươi được nghiền với ớt trái nấu chín, ăn kèm với rau sống, là món được ưa thích nhiều nhất.

 

Thưởng thức tô bún chính cống quê mình, bên cạnh đĩa rau sống đủ các loại, nào rau diếp cá, tía tô, húng chanh, hoa chuối… tươi ngon như vừa mới hái sau một khu vườn cũng xanh um (không bị bầm dập như những quán xá ở thành phố) nào đó, lòng tôi chợt rưng rưng khi nghĩ về hình ảnh vị tướng già với mái tóc bạc phơ, đã có lần khắc khoải nhớ đến một món ăn thuở hàn vi. Có lẽ, những sợi bún kia đang gợi nhắc những sợi tơ lòng vương vấn…

Một số hình ảnh đẹp
Rưng rưng bún ruốc xứ Lệ












Monday, August 28, 2017

Bún giấm nuốc mùa hè

Bún giấm nuốc mùa hè
Tháng tư, tháng năm, khi những cơn gió phả hơi nóng vào mặt thì ở đầm phá cũng tấp vào bờ những con sứa, con nuốc, hứa hẹn làm mát khẩu vị của mọi người. Thiên nhiên là thế, nhưng con người bao giờ cũng biết thích ứng một cách khôn khéo. Không phải bắt được sứa, nuốc là ăn được ngay mà phải ngâm phèn chua vài giờ, rửa qua nước lá ổi mới thành món nuốc.

 



Có hai loại, nuốc tai và nuốc chân. Từ nguyên liệu này, người Huế làm ra những món ăn tuyệt vời, chẳng hạn món giấm nuốc, món ăn này có từ bao giờ nhưng chưa ai biết được, gọi là giấm nhưng trong chế biến không có chút giấm nào?

 

Dạo quanh thành phố Huế, đến quán đầu cầu Gia Hội hoặc quán Âm Phủ 2, nằm trong kiệt thuộc đường Nguyễn Thái Học, bạn có thể như ý với món giấm nuốc Huế. Hạ về dưới tàn bông giấy lung linh “nắng thủy tinh” những “con nuốc” mọng nước sẽ làm bạn “mát rượi”. Gọi tô giấm nuốc, thấy mát lòng, ngon miệng

 

Món giấm nuốc cũng dễ làm, hai ngày nghỉ cuối tuần bạn có thể làm để cả nhà dùng, nguyên liệu từ nuốc chân màu xanh nước biển, có những chân nhỏ, tôm rằn, cua gạch, khoảng mười lăm con cá thệ nấu canh với thơm, bắp chuối sứ, rau thơm, bánh tráng gạo, đậu phộng rang vàng tách đôi, ruốc loại ngon hòa một ít nước nóng, vả, chuối chát thái mỏng, xà lách, tùy theo số người ăn để mua sắm cho vừa.

 

Chọn con nuốc tươi, tôm rằn, bóc vỏ bắt cầu, cua hấp lấy thịt, một ít thịt ba chỉ , cà chua bi bỏ hột, ướp gia vị (bột knoor, nước mắm, mì chính, tiêu, hành củ um chung) có thể gọi là tôm cua đánh., cá thệ nấu canh thơm. Tiếp theo, bạn chuẩn bị cho bún, bắp chuối, rau thơm, giá, ngò vào tô, thứ đến chan nước tôm, cua và một ít nước canh cá thệ vào tô, sau cùng cho nuốc phủ trên mặt. Nhớ bóp bánh tráng, cùng vài lát chuối chát, vả và một ít đậu phộng trên mặt. Bạn nhớ kèm theo chén nước mắm, vài trái ớt xanh, chén ruốc để chiều người thích mặn nhé.

 

Trưa nắng nhìn tô bún giấm nuốc là đã thích ăn rồi. Khi đã ăn vài nhúm thì “như cá bắt mồi”, miệng đang nhai mà tay cứ gắp như đã “lập trình”. Món giấm nuốc của người Huế từng làm “day dứt” của những người Huế xa quê. Khi Huế vào hạ, có gia đình tìm cách gửi nuốc vào nam ra bắc để con cháu làm món giấm nuốc, vừa thưởng thức món ăn truyền thống vừa nhớ gió sông Hương, nhớ chợ Đông Ba và nhớ những con đường tràn ngập nhạc ve của Huế.

Một số hình ảnh đẹp
Bún giấm nuốc mùa hè












Tuesday, August 22, 2017

Gỏi đu đủ gan bò Gia Lai

Gỏi đu đủ gan bò Gia Lai
Gỏi đu đủ gan bò là món ăn ngon rất phổ biến ở phố núi, được chế biến đơn giản với hai thành phần chính là đu đủ và gan bò. Trước hết, phải chọn đu đủ già, mới hái, thịt còn cứng, khi bào ra sợi mới giòn, ngon. Bổ đôi trái, bỏ hạt, bào thành sợi nhỏ ngâm vào nước lạnh có vắt chanh, muối để hết mủ và đắng. Xả nước lã và vắt ráo nước đổ ra rổ.

 



Gan bò thái thành từng lát cỡ hai ngón tay, rửa sạch bằng nước muối có pha giấm. Để ráo, ướp gan bò với nước tương, tiêu, đường, muối, bột ngọt, một ít sả, tỏi bằm và chút bột cà ri, để trong vòng mấy tiếng cho gia vị thấm đều.

 

Cho chảo dầu lên bếp, chờ dầu nóng bỏ gan vào chiên. Khi gan đã vàng hai mặt thì vớt ra, cho vào một chiếc chảo khác. Đổ phần nước ướp gan bò còn lại vào chảo, chế nước dừa tươi vào ngập phần gan, canh lửa nhỏ đến khi cạn hết nước dừa thì tắt lửa.

 

Lấy một chiếc đĩa, cho đu đủ bào, gan bò thái nhỏ vừa ăn, rắc rau thơm lên, trộn đều với nước mắm chanh tỏi ớt và thưởng thức. Ngoài hai thành phần chính, nước mắm sẽ quyết định hương vị thơm ngon của món ăn. Nước mắm pha phải thật nhạt, đảm bảo có đầy đủ các hương vị: ngọt thơm của nước mắm, chua chua hấp dẫn của giấm, cay the nhưng không quá nồng của ớt.

 

Dùng đũa trộn đều, gắp một ít gỏi và thưởng thức. Cái hấp dẫn của món ăn chính là sự kết hợp hài hòa giữa vị giòn giòn cùa đu đủ bào, cái giòn mềm đậm vị của gan bò với vị chua, cay, mặn, ngọt vừa như tách biệt, vừa như hòa quyện vào nhau của nước mắm.

Một số hình ảnh đẹp
Gỏi đu đủ gan bò Gia Lai












Bún gỏi dà Sóc Trăng

Bún gỏi dà Sóc Trăng
Cái tên lạ lùng này làm nhiều người phải tự hỏi, gỏi là gỏi, bún là bún, cớ sao lại là bún gỏi dà? Cũng chính điều này đã khiến nhiều người khi đặt chân đến Sóc Trăng phải nhất định thưởng thức được món lạ một lần. Bún gỏi dà thực chất là biến thể của món gỏi cuốn, nghĩa là đủ bún, tôm, thịt, rau sống nhưng không dùng bánh tráng cuộn lại chan nước súp..



Một tô bún gỏi dà đạt tiêu chuẩn hội tụ đủ "ngũ vị” và “ngũ sắc”: tôm nguyên con vừa mềm vừa ngọt, thịt đùi luộc xắt nhỏ giòn béo, chút cay và sắc đỏ từ ớt, vị thanh và màu xanh mát mắt của rau sống ăn kèm

Một số hình ảnh đẹp
Bún gỏi dà Sóc Trăng
Bún gỏi dà Sóc Trăng












Ong mật non nấu chè

Ong mật non nấu chè
Nguyên liệu chính của món này gồm xác ong non, hạt đậu xanh, mộc nhĩ, bột năng và mật ong. Món chè có vị thơm thanh mát của hương bông tràm do ong hút mật, mùi vị khác hẳn so với các loại chè nấu bằng đường mía.



 
Một số hình ảnh đẹp
Ong mật non nấu chè












Monday, August 21, 2017

Bánh Cooc mò Thái Nguyên

Bánh Cooc mò Thái Nguyên
Trong các món bánh của người Tày Nùng ở Thái Nguyên, bánh cooc mò là món ăn bình dị nhưng quyến rũ lạ lùng bởi mùi vị rất đặc trưng, riêng biệt.

 



Tiếng Tày, coóc mò có nghĩa là sừng bò (coóc: sừng, mò: bò). Gọi thế vì bánh có hình chóp nhọn, trông giống sừng bò. Bánh làm bằng gạo nếp, gói bằng lá chuối hoặc lá dong, không nhân. Bánh cooc mò được làm từ loại nếp ngon nhất mà bà con vùng núi cao trồng trên nương nên hương vị rất ngon, thơm, vị ngọt, dẻo, có thể ăn no mà không thấy ngán.

 

Muốn làm được những chiếc bánh xinh xắn, thơm ngon cũng đòi hỏi sự khéo léo, tỉ mỉ nơi người làm bánh. Gạo nếp phải được vo với nước lã nhiều lần cho đến khi nước vo gạo trong suốt. Tiếp tục ngâm nếp vài giờ cho nếp mềm. Lá chuối xé miếng vuông, cuộn lại thành hình chiếc phễu rồi đổ nếp vào bên trong, vỗ nhẹ bên ngoài cho nếp chặt lại, gấp mép lá và dùng lạt mềm buộc bánh. Công đoạn buộc lạt thoạt nhìn tuy đơn giản nhưng lại là khâu quan trọng nhất, quyết định chất lượng của chiếc bánh. Nếu buộc lạt lỏng quá thì khi nấu bánh sẽ bị vào nước, nhão, không ngon. Nếu buộc lạt chặt quá, hạt nếp sẽ không nở, bánh bị sần, không dẻo và không thơm.

 

Dưới những đôi tay thoăn thoắt của các chị các mẹ, chẳng mấy chốc đã gói đầy rổ bánh. Bánh cooc mò được xâu thành từng cặp hoặc từng chùm nhỏ, cho vào nồi luộc khoảng hai giờ là bánh chín. Bánh cooc mò có màu xanh nhạt của lá chuối, vị dẻo, thơm thanh khiết hương thơm của ruộng đồng vùng núi cao. Tuy bánh không có nhân nhưng càng nhai càng cảm nhận được vị thơm, béo, dẻo ẩn chứa trong từng hạt nếp. Người ưa ngọt có thể ăn bánh cooc mò kèm mật ong hay đường kính.

 

Người Tày, Nùng làm bánh cooc mò quanh năm và bánh được bày bán tại các chợ phiên. Trong những dịp đặc biệt như mừng đầy tháng, thôi nôi thì mọi gia đình đều làm bánh cooc mò. Muốn thưởng thức món bánh này du khách cũng có thể đến Trung tâm thương mại Đồng Quang hoặc chợ Thái, với 20 nghìn đồng du khách đã có trên tay chùm bánh cooc mò thơm nồng, quyến rũ

Một số hình ảnh đẹp
Bánh Cooc mò Thái Nguyên
Bánh Cooc mò Thái Nguyên
Bánh Cooc mò Thái Nguyên
Bánh Cooc mò Thái Nguyên












Rêu suối Mường Lò Yên Bái

Rêu suối Mường Lò Yên Bái
Sau khi làm sạch rêu, người Thái thường trộn hạt sẻn, hạt dổi, hạt mắc khén (những thứ hạt tiêu rừng thú vị) cùng ớt, tỏi, gừng, củ xả, lá chanh, rồi thêm ít thịt mỡ. Dùng lá dong được rửa sạch để gói rêu và gia vị, buộc lạt tre túm hai đầu, bẻ quặt hai mép lá lại thành cái hình khum khum treo trên một thanh nẹp tre. Đem tất cả vùi vào trong tro ấm. Không than, không lửa, cũng không hơ khói. Bao giờ lá dong cháy tý tách, thì lôi thanh tre ra, hơ cả gói rêu nướng trên than hoa.

 



Lá rong cháy đến lớp trong cùng, mỡ và nước xanh thơm mát của rêu suối rỉ ra, thì bày ra đĩa. Khi ăn, mở gói lá dong ra, mùi mắc khén, hạt sẻn và mấy chục thứ gia vị cùng ngạt ngào, riêng có rêu vẫn mát lịm, thanh tao. Món rêu nướng (khay/”cay pho”) vừa quyến rũ với nghệ thuật thứ thiệt của gia vị ẩm thực Thái, lại vừa giữ được cái mát lành, thơm thảo, dịu dàng của vị rêu suối. Món “cay pỉnh” còn thú vị hơn: đem nguyên liệu rêu và gia vị gói bằng lá lốt hoặc lá chanh. Kẹp các gói nhỏ trên thanh tre tươi trẻ đôi, nướng giòn. Rêu chín, cho vào rán với mỡ lợn.

 

Rêu suối nhiều, nhưng rêu ngon thì ít. Và cái mùa rêu ăn được, ăn thứ thiệt được lại càng ngắn ngủi. Nên bà con vùng cao (những nơi có tục ăn rêu) quý rêu lắm. Khách quý thì mới đãi rêu khô trên gác bếp. Rêu thường được tổ chức ăn vào bữa cơm tối, khi đại gia đình đông đủ. Cô dâu Thái thường coi dành túm rêu nướng cho mẹ chồng những mong tròn vẹn hơn cái đạo dâu con.

Một số hình ảnh đẹp
Rêu suối Mường Lò Yên Bái












Friday, August 18, 2017

Nằm Khâu Cao Bằng

Nằm Khâu Cao Bằng
Nằm khâu là món ăn trong cỗ cưới của người Tày ở Cao Bằng. Món được nấu từ thịt ba chỉ và khoai, mang vị ngọt béo khó quên. Nằm khâu là món ăn chủ yếu có trong các cỗ cưới, rất quen thuộc với người dân các huyện vùng cao Cao Bằng.

 



Làm món này, khâu chọn nguyên liệu quyết định tới 50% thành công. Chọn thịt lợn ba chỉ loại ngon. Cắt từng miếng thịt vuông vắn rồi đem lên chảo rán. Để cho thịt vàng đều, bì nở giòn nhưng không quá cháy đen, lấy kim hoặc que vót nhọn chọc nhẹ đều lên bì, dùng bông tẩm xát muối gừng xát lên, đun đều lửa.

 

Thịt đã nở đều, vớt ra để nguội rồi thái thành từng miếng dài ngắn tùy theo từng người, nhưng không được thái miếng quá dày hay quá mỏng. Tiếp theo là chọn khoai, phổ biến nhất là khoai sọ, tiếng Tày gọi là phước hác, nếu không có thể thay bằng khoai khác. Khoai chọn củ to và ngon, thái miếng vừa bằng miếng thịt. Xếp xen kẽ miếng khoai và miếng thịt vào trong đĩa to, cho gia vị: mắm muối bột ngọt, hạt tiêu rắc đều lên, đậy nắp bằng bát to, xếp vào nồi bắc lên bếp ninh nhỏ lửa đều.

 

Khi cả miếng thịt và miếng khoai đã nhừ thì mở nắp cho thêm một ít rau thơm vào từng đĩa, khi ăn sẽ cảm thấy mùi thơm của rau hoà quyện với cả khoai và thịt đã ngấm đủ gia vị tạo cảm giác vừa ngon vừa ngậy ngậy khi nhai.

 

Ăn món này cũng là một nghệ thuật, món ăn phải luôn để nóng mới ngon. Khi ăn gắp cả miếng thịt, lẫn miếng khoai và cả mấy cọng rau thơm. Không ít người lần đầu được thường thức, nhìn thấy miếng ăn to đã sợ, nhưng khi ăn rồi chỉ muốn được ăn thêm.

Một số hình ảnh đẹp
Nằm Khâu Cao Bằng












Thursday, August 17, 2017

Cua Mặt Trăng Bình Thuận

Cua Mặt Trăng Bình Thuận
Đảo Phú Quý thuộc tỉnh Bình Thuận nằm giữa biển Đông, nổi tiếng về các loại hải đặc sản tươi sống. Những năm gần đây, đảo mới nổi lên một món ẩm thực ngon không thua kém gì con cua Huỳnh đế - đó là cua Mặt Trăng. 

 



Đặc điểm của loài cua này là màu sắc rất độc đáo. Trên lưng cua có nhiều hình tròn màu đỏ đậm, pha vào màu hồng tươi. Vì những hình thù trên lưng cua tròn, nên người dân trên đảo ví nó như hình mặt trăng và đặt tên cho nó cái tên rất lạ là cua Mặt trăng.

 

Cua Mặt Trăng thường sinh sống tại vùng biển xung quanh đảo Phú Quý, ở độ sâu 3 đến 4 m nơi có nhiều rạn đá san hô. Ngư dân đảo Phú Quý thường khai thác bằng nghề lặn đêm, hoặc đánh lưới ngâm vào ban đêm.

 

Sở dĩ cua Mặt trăng quý hiếm vì thịt của nó rất săn chắc, nhiều đạm và thơm, ngon đến kỳ lạ. Khách đến đảo Phú Quý, nếu từng một lần được “xơi” món hải sản này khi nó vừa được hấp hoặc trên lò than nướng đem ra, sẽ không thể nào quên.

 

Cua Mặt trăng hấp hoặc nướng chấm muối tiêu chanh thì không còn gì ngon bằng. Bây giờ không phải quán nhậu nào trên đảo cũng có cua Mặt trăng. Khách đến đảo mà biết hỏi cua Mặt trăng tức là đã rất sành điệu về ẩm thực của hòn đảo này.

 

Giờ đây, cua Mặt trăng là “mốt” ẩm thực mới trên hòn đảo Phú Quý của Bình Thuận. Nếu ai từng một lần đến hòn đảo của vùng biển Đông Nam bộ này (cách bờ biển Phan Thiết chừng 58 hải lý) hãy nhớ món hải sản cua Mặt trăng

Một số hình ảnh đẹp
Cua Mặt Trăng Bình Thuận
Cua Mặt Trăng Bình Thuận
Cua Mặt Trăng Bình Thuận












Wednesday, August 16, 2017

Bánh đúc Hà Nội

Bánh đúc Hà Nội
Món ăn dân dã đã gắn bó với nhiều người dân Việt từ khi còn là trẻ nhỏ có rất nhiều kiểu khác nhau như bánh đúc chấm tương, bánh đúc thịt, bánh đúc nộm, riêu, cốt dừa...

 



Đã có một thời, Hà Nội phổ biến hình thức đổi dép nhựa, lông gà lông vịt lấy kẹo kéo, đổi gạo lấy bánh cuốn, bánh đúc. Khi đó, bánh đúc được cho trong cả một thúng to có lót lá chuối. Khi có người mua, chị bán hàng lại nhanh nhảu cắt một miếng vuông vức đem cân rồi dè sẻn rót chút tương vào bát nhỏ cho khách. Với người lớn, bánh đúc trơn đúng là không có thứ gì chấm tuyệt vời hơn là tương Bần. Còn trẻ nhỏ thì khoái nhất là thi nhau nhặt những hột lạc ít ỏi trên bề mặt mịn màng của tấm bánh.

 

Trong những năm gần đây, loại bánh đúc chấm tương không còn bán nhiều ngoài chợ nữa mà lại đi vào các nhà hàng sang trọng. Ngoài chợ đôi khi cũng bán những miếng tròn dẹt. Còn trong các quán ăn dân tộc thì trang trí điệu đà, cầu kỳ hơn. Nhà hàng 1946 ở Cửa Bắc là một địa điểm đáng để bạn thử ghé qua thưởng thức bánh đúc chấm tương.

 

Hiện nay, bánh đúc thịt đang là món ăn được ưa chuộng. Được biết đến nhiều nhất phải kể tới hàng ở Lê Ngọc Hân, khen nhiều, không thích cũng có nhưng khách thì vẫn kéo tới nườm nượp. Theo xu hướng giúp khách no bụng của nhiều hàng nổi tiếng, bát bánh đúc nóng ở đây thật là đầy đặn, chắc khó có ai ăn sang bát thứ hai.

 

Nằm trong khu tập thể Trung Tự, hàng bánh đúc nóng chỉ tới 18h đã hết sạch. Khách tới trễ thôi đành chuyển qua ăn các loại cháo. Nhà hàng được ưu điểm là món ăn dậy mùi thơm của hành, thịt băm, mộc nhĩ nhưng cũng hơi béo.

 

Cũng hết nhanh nghỉ sớm là hàng bánh đúc ở Nguyễn Bỉnh Khiêm. Hơn 18h mới tới đây thì chắc bạn chẳng gì để ăn, may ra còn chút cháy bánh đúc còn sót lại. Nước ở đây có đôi chút khác biệt khi hơi chua chua nên ăn không thấy ngán, thịt băm mộc nhĩ cũng khá nhiều 

 

Ở Hà Nội còn có thêm cả bánh đúc nộm nhưng không nhiều hàng bán. Nhiều chị em sành ăn còn thích cả món bánh đúc riêu, cốt dừa nhưng quả là tìm được thì cũng thật khó nên ai giỏi nội trợ thôi đành tự chế biến ở nhà.

Một số hình ảnh đẹp
Bánh đúc Hà Nội
Bánh đúc Hà Nội
Bánh đúc Hà Nội












Nấm mối Cần Thơ

Nấm mối Cần Thơ
Nấm mối là đặc sản của miệt vườn, mọc nhiều ở các khu vườn dọc sông Tiền, sông Hậu của Bến Tre, Tiền Giang, Vĩnh Long, Đồng Tháp, Cần Thơ vào những ngày đầu mùa mưa. Nấm mối thịt dai, vị rất ngọt, sau khi rửa sạch đất, ngâm nước muối vài phút để khử trùng, có thể chế biến nhiều món ăn rất ngon.

 

Năm nay mùa khô khắc nghiệt, nắng hạn kéo dài, mưa muộn nên đến mùng năm tháng năm mà nấm mối chỉ lác đác ngoài chợ vài ký, giá lên đến 170.000 đồng/kg ở chợ Thạnh Trị, Mỹ Tho nhưng người sành ăn vẫn giành nhau mua cho bằng được. Nấm mối thịt dai, vị rất ngọt, sau khi rửa sạch đất, ngâm nước muối vài phút để khử trùng, có thể chế biến ra rất nhiều món ăn. Trong dịp tết giữa năm, món bánh xèo nấm mối thường được mọi người ưa chuộng.

 

Nấm mối chẻ dọc hoặc để nguyên tai nấm, ướp gia vị vừa ăn, trộn với tôm, tép, thịt bằm, củ sắn hoặc củ hũ dừa xắt sợi làm nhưn của chiếc bánh xèo, ăn kèm với rau vườn, nước mắm pha chanh đường, tỏi ớt, ăn no căng bụng vẫn còn thòm thèm. Nếu muốn lai rai ba sợi, mấy ông đệ tử lưu linh đem nấm mối xào với gốc hành lá hoặc trái mướp hương, nhậu quên thôi.

 

Nhưng với dân nhậu, tuyệt vời nhất vẫn là món nấm mối lá cách. Chọn những tai nấm còn búp ướp gia vị, ra cây lá cách sau vườn lựa hái những lá gần ngọn, màu xanh non vẫn còn, đem vào rửa sạch nhưng không được lặt bỏ cuống lá. Mỗi lá cách quấn một hoặc hai tai nấm, dùng cuống lá gài chặt, xếp lên vỉ, nướng bằng than gáo dừa cho đến khi lớp lá cách ngoài cùng vừa cháy sém là ăn được. Nếu muốn béo, bắc chảo dầu dừa lên bếp, thả những cuốn lá cách nấm mối vào chiên đến khi màu lá trở vàng thì gắp ra dĩa.

 

Ông Sáu Thành ở Chợ Lách, Bến Tre nói, món nấm mối quấn lá cách nướng hay chiên khi dọn lên bàn bảo đảm các đệ tử lưu linh… không say không về. Nhưng mấy bà nội trợ miệt vườn còn điệu nghệ hơn, trong lúc cánh đàn ông lai rai mấy món nấm mối đầu mùa, sợ mấy ổng quắc cần câu về không nổi nên dưới bếp các bà bắc nồi cháo trắng, đợi khi cháo nhừ thì bắc chảo dầu xào mớ tai nấm đã bung cán dù, nêm nếm gia vị thật ngon rồi đổ tất cả vào nồi cháo, để lửa liu riu. Đợi cuộc nhậu gần tàn thì rắc thêm nắm hành lá xắt nhuyễn, mớ tiêu xay vào nồi cháo, múc cho mỗi ông một tô, bảo đảm húp xong sẽ…khoẻ re như con bò kéo xe, đi về không sợ xỉn say nằm bờ nằm bụi, mang tiếng với xóm làng.

 

Năm nay, nhiều người nói nấm mối mất mùa. Ngoài yếu tố thời tiết bất thường, ông Sáu Thành nói nấm mối gần bị "tuyệt chủng" do con người tàn phá. "Khi cải tạo vườn tạp, nơi nào có gò nấm các chủ vườn đều chừa lại, không đụng đến để năm nào cũng có nấm mà ăn. Nhưng ngán nhất là những người đi nhổ nấm mối dạo, họ dùng dao đào tới gốc những tai nấm vừa trồi mũ lên mặt đất. Mà thứ nấm mối rất lạ, chỉ được nhổ bằng tay hoặc dùng cật tre moi lên, nếu có hơi sắt thép đụng vào, cả chục năm sau đừng hòng kiếm được một tai nấm”, ông Sáu Thành nói.

 



 
Một số hình ảnh đẹp
Nấm mối Cần Thơ












Tuesday, August 15, 2017

Gỏi cá Mai Nha Trang

Gỏi cá Mai Nha Trang
Gỏi cá Khánh Hoà tuy chưa có bề dày ‘truyền thống’ và nổi tiếng như món chả cá Lã Vọng Hà Nội nhưng cũng có những nét độc đáo riêng. Gỏi cá Khánh Hoà chủ yếu làm từ cá Mai, cá Mú, hai loại cá biển rất sẵn của vùng.Cá để làm gỏi phải thật tươi, thậm chí vài phút trước khi ăn vẫn đang bơi lội trong nước.



Hơn thế, các loại gia giảm, rau sống ăn kèm cũng được lựa chọn công phu, cầu kỳ. Ngoài các loại rau thơm thông thường như húng quế, mùi, tía tô, rau răm, nhất thiết phải có một số loại rau, củ đặc biệt như đinh lăng, giấp cá, đọt sung, búp dâu, củ riềng, chuối xanh, đọt xoài,..

Các loại rau củ ăn kèm này có tác dụng khử mùi tanh của cá, làm ấm bụng, tiêu thực và giả độc rất tốt. Do đó, tuy ăn thịt cá sống đấy nhưng với sự trợ giúp của các loại rau gia vị, bạn sẽ không còn cảm thấy mùi tanh, hương vị ngon miệng khó quên. Theo Đông y, gỏi cá là món ăn mát, an thần, tạo cảm giác sảng khoái, nhẹ nhàng cho thực khách. Nên dù chỉ là món ăn chơi nhưng lại là thang thuốc bổ.













Monday, August 14, 2017

Gỏi lá Đắk Lắk

Gỏi lá Đắk Lắk
Nếu một lần đến phố núi nằm ở cực bắc Tây nguyên (Kontum), mời bạn cùng cư dân vùng sơn cước thưởng thức món gỏi lá đặc sản Tây nguyên. Gỏi lá được chọn từ hơn 40 loại lá khác nhau, nhiều loại rất quen thuộc nhưng cũng có những loại phải tìm kiếm từ rừng Tây nguyên mới có.

 



Nước chấm được làm từ hèm rượu, được khử qua dầu ăn, lẫn cùng trứng vịt thành loại nước chấm sền sệt. Tiêu để nguyên cả hạt, muối hạt, ớt cay xanh, hành… là những gia vị không thể thiếu. Kẹp đủ các loại lá, bỏ vào đó thịt, tôm, da heo, gia vị… rồi ăn cùng một lúc, nhai càng kỹ càng dễ nhận ra nhiều hương vị khác nhau vừa có vị chan chát, vừa ngòn ngọt, chua chua và vừa bùi béo ngậy của thịt, tôm.

 

Sau mỗi lần ăn, làm thêm một ngụm rượu được ngâm lâu ngày từ rễ cây đinh lăng. Cuối cùng là một nồi cháo cá lóc, nóng hổi để ăn lót bụng. Theo nhiều người dân phố núi, ăn gỏi lá nhiều rất tốt, bởi hầu hết đều là những lá cây thuốc nam có tác dụng chữa bệnh. Người mắc các chứng bệnh về tim mạch, đường tiêu hóa… ăn vào có thể chữa bệnh.

Một số hình ảnh đẹp
Gỏi lá Đắk Lắk
Gỏi lá Đắk Lắk












Cháo nấm Hà Nội

Cháo nấm Hà Nội
Quán nhỏ thu hút được nhiều thực khách giờ tan tầm, nhất là những chị em mong muốn eo thon bởi những món ăn làm từ nấm thanh đạm mà lạ miệng.

Giảm cân là bài toán khó nhằn đối với những chị em công sở khi phải ngồi nhiều và ít vận động. Giảm khẩu phần ăn không phải lúc nào cũng hiệu quả bởi vẫn phải đảm bảo đầy đủ dinh dưỡng để hoạt động và làm việc. Một trong những món ăn ít đạm lại ngon miệng và hơn cả là thân thiện với vòng 2 mà từ lâu được nhiều người chị em quan tâm, chính là những món ăn được làm từ nấm.

 



Chủ một quán cháo nấm trên đường Lò Đúc (Hà Nội) cho biết, món cháo này là món chay hoàn toàn, có vị ngọt đậm đà nhưng là từ nước luộc nấm. Bát cháo nấm nóng hổi với từng sợi ruốc nấm được chế biến khéo léo để giữ được vị đậm đà mà thơm bùi khiến thực khách nào cũng phải xiêu lòng. Sợi ruốc nấm xé nhỏ, màu nâu vàng được rắc nhẹ lên bát cháo rất đẹp mắt khiến chỉ nhìn thôi cũng đã muốn thưởng thức.

 

Còn nếu đã đưa lên miệng rồi hẳn bạn sẽ bị nghiện luôn cái vị bùi bùi, thơm nhẹ mà không ngấy của món cháo nấm đặc biệt. Ngoài ruốc nấm hương, bát xôi nấm còn có thêm cà rốt và một số loại nấm khác để đổi vị.

 

Nếu không có nhu cầu giảm cân, bạn cũng hoàn toàn có thể thưởng thức các món ăn nhiều chất no bụng tại quán; đặc sắc nhất phải kể đến món xôi nấm. Đặc điểm chung của tất cả những món ăn ở quán là đều được bày biện rất đẹp mắt. Bát xôi nấm hội tụ đủ màu sắc xanh, nâu, vàng và trắng rất ngon mắt. Hạt xôi dẻo mềm quyện với vị thanh thanh của giò chay, đậm đà của thịt ba chỉ và ngọt tự nhiên của ruốc nấm mang bản sắc của quán. Tuy nhiên, theo ý kiến một số thực khách thì bát xôi ngon nhưng hơi ít, ăn chưa có cảm giác "đã".

 

Quán nhỏ đặc biệt không chỉ bởi các món ăn mà còn tinh tế từ những chi tiết nội thất. Thực khách tới đây sẽ được nếm thử các món ăn bày biện trên những chiếc mẹt xinh xắn, dân dã. Bát đũa thìa, ly cốc cũng là loại gốm vân được đặt làm riêng cho quán. Quán khá đông nên để tiện cho việc gọi đồ, bạn sẽ được nhân viên đưa cho một "tờ khai". Vì thế, nếu lần đầu tới quán, bạn hãy nhớ chủ động điền đầy đủ rồi mới ngồi đợi đồ để tránh việc quán không nhận được yêu cầu của bạn.

 

Ngoài các món ăn chính là xôi và cháo nấm thì quán còn phục vụ thêm canh nấm, có vị cũng khá dễ ăn, pate gan gà nấm ngon tuyệt và pizza nấm lạ miệng. Sau khi ăn xong, bạn có thể tráng miệng bằng một số ăn nhẹ như kem chanh, bánh táo, caramel hay sữa chua. Đặc biệt, tại quán còn phục vụ một số loại trà có lợi cho sức khỏe như trà hoa cúc, trà gạo lứt và trà atiso.

 

Nhược điểm lớn nhất của quán chính là diện tích khá nhỏ hẹp. Đa số khách tới ăn sẽ phải ngồi ở ngoài vỉa hè, nếu tới muộn bạn sẽ phải ngồi đợi. Quán nằm ở địa chỉ 76 Lò Đúc, Hà Nội. Ngoài ra, quán còn có cơ sở 2 ở đầu phố Lê Ngọc Hân, phục vụ thêm các món như bún nấm, mỳ nấm hay lẩu nấm nhưng diện tích cũng khá nhỏ.

Một số hình ảnh đẹp
Cháo nấm Hà Nội
Cháo nấm Hà Nội
Cháo nấm Hà Nội
Cháo nấm Hà Nội












Friday, August 11, 2017

Bánh ngõa Lũng Ngoại Vĩnh Phúc

Bánh ngõa Lũng Ngoại Vĩnh Phúc
Trong các món bánh của Vĩnh Phúc, bánh ngõa có công đoạn chế biến cầu kỳ và công phu nhất.

 

Gạo nếp vo đãi sạch, để ráo nước rồi nghiền thành bột nhỏ mịn. Đậu xanh xay vỡ đôi ngâm qua nước để vỏ đỗ bong ra, đãi sạch vỏ rồi để khô. Lấy một phần đậu xanh nấu với mật thành chè kho, phần còn lại sao trên lửa khi hạt đậu có màu vàng hạt dẻ; để nguội đem nghiền thành bột nhỏ mịn.



Trộn nước với bột gạo nếp nhào dẻo thành một cục, chia thành các viên nhỏ, rồi dàn mỏng từng cục, cho chè kho vào giữa làm nhân rồi vê kín bánh. Đun sôi nước, thả bánh vào luộc. Khi bánh nổi lên là đã chín. Vớt nhẹ từng cái, chờ ráo nước rồi cho vào mâm đã rắc bột đậu làm áo. Trở đều hai mặt bánh sao cho càng ngấm nhiều bột áo, càng tốt.

 

Một số hình ảnh đẹp
Bánh ngõa Lũng Ngoại Vĩnh Phúc












Thursday, August 10, 2017

Bánh ít lá gai Bình Định

Bánh ít lá gai Bình Định
"Muốn ăn bánh ít lá gai/Lấy chồng Bình Định sợ dài đường đi.." Bánh ít là món bánh rất Bình Định - từ cách làm đến hương vị đều rất riêng. Bánh có hình nón, đáy vuông, sắc cạnh, nhọn lên tới đỉnh. Nếu có vài chiếc bánh đặt trong đĩa ta có thể tưởng tượng đó là những cụm tháp Chàm cổ kính sừng sững trên chỏm núi của vùng đất An Nhơn - đó là cách nhìn của họa sĩ.



Nếu nhìn dưới đôi mắt của người bình thường thì đó là đôi nhũ hoa của thiếu nữ nên ca dao Bình Định có câu: "Gặt rồi em đứng chờ ai?/Mang chi đôi bánh lá gai đẫy đà". Bánh được gói bằng lá chuối tơ, mướt dịu và đen như mái tóc thiếu nữ. 



Nguyên liệu làm bánh ít lá gai lại rất dễ tìm ở vùng quê Bình Định. Hái một ít lá gai luộc chín, giã nhuyễn, cho thêm bột nếp tươi đã vắt ráo nước và đường cát vào giã, trộn đều là xong phần bột bánh. Phần nhân, ngoài đậu xanh và đường phải có dừa khô nạo cơm mới đúng "gu". 



Đậu xanh xay bửa đôi, ngâm đãi sạch vỏ, hạt lép, hấp chín sau đó cà thành bột. Cùi dừa xanh sò thành sợi, cho vào chảo bắc lên bếp lửa than cháy liu riu, sên với đường cát đến khi đường tới, dẻo quánh đũa thì cho bột đậu xanh vào. Liên tục đảo đũa đến khi nhân có màu vàng sẫm, khô rời, mùi thơm bốc lên ngào ngạt, vo viên được là vừa. Nhắc khỏi bếp, chờ khi nhân gần nguội, cho thêm nước muối và gừng để nhân ngọt dịu và dậy mùi. 



Vỏ bánh đen nhánh, bọc kín lấy nhân, khi ăn thật dẻo, thật mịn mà không dính răng. Ngoạm một miếng, ngậm mà nghe chút đắng của lá, cảm vị ngọt của đường, vị thơm của nếp, vị béo của dầu, vị bùi của đậu, hương cay nồng của gừng, mới thấy thấm cái hồn của ẩm thực quê hương.
Một số hình ảnh đẹp
Bánh ít lá gai Bình Định