This is default featured slide 1 title

Go to Blogger edit html and find these sentences.Now replace these sentences with your own descriptions.This theme is Bloggerized by Lasantha Bandara - Premiumbloggertemplates.com.

This is default featured slide 2 title

Go to Blogger edit html and find these sentences.Now replace these sentences with your own descriptions.This theme is Bloggerized by Lasantha Bandara - Premiumbloggertemplates.com.

This is default featured slide 3 title

Go to Blogger edit html and find these sentences.Now replace these sentences with your own descriptions.This theme is Bloggerized by Lasantha Bandara - Premiumbloggertemplates.com.

This is default featured slide 4 title

Go to Blogger edit html and find these sentences.Now replace these sentences with your own descriptions.This theme is Bloggerized by Lasantha Bandara - Premiumbloggertemplates.com.

This is default featured slide 5 title

Go to Blogger edit html and find these sentences.Now replace these sentences with your own descriptions.This theme is Bloggerized by Lasantha Bandara - Premiumbloggertemplates.com.

Sunday, April 30, 2017

Bánh gio Tây Đình Vĩnh Phúc

Bánh gio Tây Đình Vĩnh Phúc
Bánh gio Tây Đình còn gọi là bánh nắng. Cách làm món bánh như sau: Vo gạo nếp đã sang sảy thậy kỹ đến khi nước trong, để ráo rồi đem ngâm vào nước vôi trong khoảng 2 tiếng. Vớt nếp ra, để ráo nước mới đem ngâm vào nước nắng (gio than của ba loại cây: Tầm gửi cây dọc, thân lá cây vừng khô và thân cây sương song) qua một đêm, vớt ra để ráo nước.

 



Dùng muôi xúc gạo đó cho vào giữa lá chít đã luộc vài nước, dàn gạo đều và dài ra, gói lại lăn tròn vấn bẻ hai đầu lá kín lại dùng lạt mềm buộc chặt. Mỗi cái bánh gio chỉ dài chừng hơn gang tay. Nấu bánh trong khoảng 3 tiếng.

 

Lưu ý trong quá trình làm bánh gio, tất cả nguyên liệu và dụng cụ đều không được dính dầu mỡ.

Một số hình ảnh đẹp
Bánh gio Tây Đình Vĩnh Phúc












Nấm thông

Nấm thông
Nấm thông xào rau lang, nấm thông tẩm bột chiên giòn... là các món ngon vốn chưa nhiều người biết đến.


Được thưởng thức món ngon của núi rừng do chính tay mình hái và chế biến vào một buổi picnic ngày chủ nhật thật là thú vị. Lần đầu tiên trong đời, tôi được ăn món nấm thông - mà nhiều người vẫn e ngại là “nấm độc” - có vị vừa ngọt vừa béo quyện với mùi thơm của tinh dầu đặc biệt.

 

Khi hơi ấm mùa xuân ùa về xua tan cái lạnh và mưa dầm dề của mùa đông Huế, đó cũng là lúc nấm từ dưới những gốc thông trồi lên. Thời điểm này hái nấm là thích hợp nhất vì nấm mới nở, những búp nấm căng tròn và mọng nước

 

Sáng chủ nhật đầu xuân, tôi cùng bạn bè picnic ở rừng thông cạnh đền thờ công chúa Huyền Trân, cách thành phố Huế chừng 10km về phía tây. Ở đó bạt ngàn rừng thông và nấm thông cũng đang mọc nhiều. Khoảng một giờ, chúng tôi đã hái được một mớ nấm thông đủ cho bữa trưa của cả nhóm. Chúng tôi háo hức bắt tay chế biến. Trước tiên phải làm sạch nấm và ngâm muối khoảng 30 phút. Sau khi ngâm muối, nước trong thân nấm sẽ nhả ra nên thịt nấm săn và giòn hơn. Chúng tôi quyết định làm món nấm thông xào rau khoai lang. Vị béo ngậy của nấm quyện với vị ngọt rau lang và mùi thơm hành, tiêu, khiến mọi người đều xuýt xoa.

 

Món thứ hai là nấm thông tẩm bột chiên giòn. Bột mì được pha hơi đặc, bỏ một ít muối, bột ngọt và hạt nêm quậy đều lên rồi nhúng cây nấm vào, sau đó cho vào chảo dầu. Lớp áo bột mì vàng ươm, ở giữa là nhân nấm vừa ngọt vừa béo, ăn không biết chán.

 

Sau bữa trưa với hai món nấm thông, vẫn chưa ngán, chúng tôi lại tiếp tục vào rừng hái nấm. Trước khi chia tay rừng thông, chúng tôi lại chén tiếp món cháo nấm nấu với lòng heo. Lòng heo sống sau khi làm sạch xào chung với nấm cho gia vị vào cho thấm. Khi nồi cháo đã chín thì cho nấm xào với lòng vào. Nêm lại gia vị cho vừa ăn, đặc biệt món cháo này rất ưa tiêu và hành. Sự kết hợp giữa mùi tinh dầu thông và gia vị đã tạo cho món cháo một hương thơm rất lạ. Buổi chiều xuân se lạnh mà được húp một tô cháo nóng hổi và thơm lừng như thế này thì còn gì bằng.

 

Vẫn chưa hết, các bạn tôi còn ngẫu hứng nghĩ ra món nấm thông nướng mới thú vị làm sao. Một bếp lửa được nhóm lên. Tất nhiên, phải ngâm nấm trong nước muối khoảng một giờ rồi ướp với muối, tiêu, bột ngọt, tỏi, hạt nêm và quấn với lá lốt. Nướng trên lá chuối để nấm không bị cháy. Món này ăn rất lạ và cực kỳ thú vị bởi màu của nấm nhìn như thịt bò. Món này có thêm mùi thơm của lá lốt cháy trên than tỏa hương hấp dẫn.

 

Nấm thông ngon như thế nhưng nhiều người vẫn còn nghi ngờ “ăn vào sẽ bị ngộ độc”. Tôi đem thắc mắc này tới gặp PGS.TS Ngô Anh, nguyên giảng viên khoa sinh học Trường đại học Khoa học Huế, một chuyên gia về nấm nổi tiếng ở Huế. Ông Ngô Anh cho biết nấm thông còn có tên gọi khác nữa là nấm mỡ Ba Tư, tên khoa học là Boletus edulis Bull, có màu nâu vàng hoặc màu hạt dẻ, phát triển cộng sinh với rễ thông. Ông Anh khẳng định: “Nấm thông không có độc tố và bổ dưỡng, nhưng vì là loài cộng sinh nên không trồng được. Đó là lý do mà nhiều người chưa biết tới”.

 

Nếu bạn chưa an tâm, chỉ cần vào Google gõ “nấm thông” sẽ có đến hàng triệu tài liệu thuyết minh về loài nấm này. Hãy thử làm một chuyến picnic cuối tuần với những món ăn của rừng thông...

Một số hình ảnh đẹp
Nấm thông
Nấm thông












Saturday, April 29, 2017

Bánh lọc Quảng Bình

Bánh lọc Quảng Bình
Bánh lọc vốn từ trong Huế, Đông Hà ra rồi neo lại ở Quảng Bình, được bổ sung thêm hương vị mới, trở thành một món ăn đặc biệt nhất của tỉnh Quảng Bình. Không mấy ai qua Đồng Hới lại không muốn nếm thử và mua bánh làm quà.

 

 



Nguyên liệu của bánh lọc chỉ đơn giản là bột sắn lọc, tôm, mộc nhĩ và một ít gia vị khác của vườn nhà. Tôm dùng cho bánh chỉ là loại nhỏ ở cửa sông, vừa đậm vị phù sa của đồng, vừa mặn mòi vị biển.

 

Bột sắn sau khi đã lọc, đem luộc chín vài phần (khi nhìn thấy lớp ngoài trong suốt), phần nhân bên trong còn trắng, sồn sột sống. Vớt bột ra để nguội, đem nhồi kỹ trộn phần sống lẫn phần chín. Đây là thao tác công phu nhất của người làm bánh lọc.

 

Mỗi chiếc bánh bột lọc bọc một con tôm, ít lát thịt rim và gia vị, vắt thành hình một tai bèo nhỏ. Có thể đem trụng (nhúng) nước sôi ăn ngay hay gói lá chuối đem hông (đồ như đồ xôi), dành cho người mang đi xa. Loại bánh gói này có thể để nhiều ngày, khi ăn, đem hấp lại cho nóng, vẫn thơm dẻo như bánh mới.

 

Bánh lọc Quảng Bình được chấm với nước mắm chắt Quảng Bình với những lát ớt cay xé lưỡi mới càng đáng nhớ.

 

Ở Quảng Bình ngon nhất là bánh lọc của mệ Xá Đồng Hới. Loại bánh dày công, đủ chất bổ dưỡng ấy lại rất rẻ. Chỉ vài chục nghìn là cả nhà có thể có được bữa liên hoan hoặc mang đi xa thành một món quà quý.

Một số hình ảnh đẹp
Bánh lọc Quảng Bình












Friday, April 28, 2017

Chim mía Phú Phong Bình Định

Chim mía Phú Phong Bình Định
"Ai về Kiên Mỹ, Phú Phong/ Ăn con chim mía thỏa lòng ước ao".Đồng mía Tây Sơn ngút ngàn xanh, là chỗ cho chim mía sinh sôi, nảy nở, gọi mời du khách. Đó là loại chim nhỏ như chim sẻ, có màu lá úa thường xuất hiện vào những tháng cuối đông và đầu xuân. Người ta gọi là chim mía Phú Phong, món đặc sản nức tiếng ưa chuộng của du khách đến thăm quê hương đất võ Tây Sơn.



Muốn đánh bắt chim mía, người ta dùng cái trủ như tấm lưới, căng suốt bờ ruộng cao hơn ngọn mía, cầm sào dài đập vào lá mía, rung đuổi chim, cứ thế chúng chuyền dần vào trủ. Những chú chim mía béo tròn, được tẩm ướp gia vị gồm muối hạt giã nhỏ với ớt, hành, hạt tiêu, thêm ít bột ngọt, ngũ vị hương. Chim mía nướng vừa nhanh, vừa rất đơn giản trong cách chế biến lại ngon miệng. dùng một cái xiên thành xâu, nướng chim trên bếp than hồng. Khi nướng, nhanh tay lật trở để chim chín đều và không bị cháy. 



Khi những chú chim mía chuyển sang màu vàng rộm, mỡ chảy xèo xèo trên bếp than và dậy mùi thơm là món chim nướng đã hoàn thành. Chim mía nướng nóng giòn chấm muối tiêu chanh, thơm ngon phải biết. Để làm món chiên thì thả chim vào chảo dầu phụng vừa sôi, chỉ mươi phút là chim vàng ngậy, xương thịt giòn tan. 



Cho chim ra đĩa, rắc thêm lên một ít hạt mè rang cho đẹp mắt. Muốn ăn đúng món chim mía, hãy tinh ý chọn những con đầu nhỏ, mỏ ngắn. Chim rán xong còn đủ cả đầu, mình, chân, cánh thơm lựng. Cắn một miếng ta sẽ có ngay cái cảm giác tổng hợp: dai dai của thịt, giòn giòn của xương, béo béo của da, vị ngọt đằm, không lẫn vào đâu được. Chim mía mà có thêm rượu Bầu Đá nhâm nhi thì cứ gọi là đệ nhất mỹ thực.

Một số hình ảnh đẹp
Chim mía Phú Phong Bình Định












Wednesday, April 26, 2017

Thắng dền Hà Giang

Thắng dền Hà Giang
Ai lên Đồng Văn (Hà Giang) cũng muốn một lần thưởng thức thắng cố. Thắng cố chỉ ăn trong những phiên chợ. Còn thắng dền, giữa thị trấn hun hút gió mùa đông mà được ngồi bên bếp lửa ăn bát thắng dền, thật không có gì ấm áp và thú vị bằng.

 



Tối ở Đồng Văn, chúng tôi hay hẹn nhau: “lát đi ăn thắng dền nhé!”. Đây là một món ăn chơi của người Hà Giang nói chung và là món ăn “gọi bạn” quây quầy bên nhau nói riêng ở thị trấn Đồng Văn những đêm đông giá rét. Sau bữa tối với nhiều đặc sản Đồng Văn từ thịt gác bếp đến xúc xích lợn, thưởng thức một bát thắng dền ấm bụng quả là một lựa chọn thanh tao, hợp lý.

 

Thắng dền trông giống bánh trôi tàu ở Hà Nội, giống bánh cống phù ở Lạng Sơn, được làm từ bột gạo nếp, có thể làm chay hoặc bọc nhân đậu đỗ. Mỗi viên bột được nặn to hơn đầu ngón tay cái chút xíu, cho vào nồi nước dùng luộc, đến khi nổi lên chủ quán sẽ dùng muôi vớt ra. Thắng dền thơm ngon hay không là ở bát nước dùng, được pha bởi hỗn hợp ngọt ngào của đường, béo ngậy của nước cốt dừa và cay cay của gừng đun nóng. Có thể rắc thêm vừng hoặc lạc cho món ăn thêm bùi. Khách ăn thường bỏ một hai viên thắng dền vào ngậm trong miệng một lúc, ngấm cái vị ngọt béo của nước đường, vị cay se se của gừng tươi, vị bùi ngậy của vừng lạc.

 

Ngồi chuyện phiếm bên bát thắng dền cùng bạn bè, hỏi chuyện vợ chồng chủ quán và cánh thanh niên đi chơi tối, để hiểu thêm cuộc sống đồng bào nơi địa đầu cực bắc. Bạn tôi còn mang nước cốt táo mèo, rượu vodka ra pha với tabasco cay xè để thưởng thức cùng món quà dân dã. Đêm như dài ra với bao câu chuyện về Phó Bảng, Sủng Là, Mã Pì Lèng, Săm Pun vời vợi…

 

Nhẩn nha, nhẩn nha, vài chục viên thắng dền đã hết từ bao giờ. Lại chìa bát chờ chủ quán nặn mẻ thắng dền khác. Giá chỉ 5.000 đồng/bát, nhưng ăn đến đâu luộc đến đó, không phải vội vàng. Ấy thế mà có tối đông khách, cũng làm hết vài cân bột gạo. Đám khách ngồi khuya không làm chủ quán nản lòng, hai vợ chồng lại tỉ mẩn nặn thêm hai bát thắng dền, luộc chín, chờ khách vừa ăn vừa rì rầm trò chuyện…

 

Gió hun hút trên con phố chính chạy qua lòng thị trấn… Ngày mai là ngày chợ phiên, chốn này ắt hẳn sẽ đông vui…

Một số hình ảnh đẹp
Thắng dền Hà Giang
Thắng dền Hà Giang












Tuesday, April 25, 2017

Chip chip hấp xả Đà Nắng

Chip chip hấp xả Đà Nắng
Đây là loại hải sản ngon, rẻ và vô cùng đặc trưng của Đà Nẵng. Chip chip thường được hấp hoặc luộc với cách chế biến giống như ngao. Thưởng thức những con chip chip nóng hổi, chấm cùng muối tiêu chanh ớt, bạn sẽ cảm nhận được vị ngọt đậm, thơm ngon của món này. Chip chip được bán tại bất cứ nhà hàng hay quán nhậu ven biển nào



 
Một số hình ảnh đẹp
Chip chip hấp xả Đà Nắng












Monday, April 24, 2017

Mật ong rừng U Minh Cà Mau

Mật ong rừng U Minh Cà Mau
Không chỉ nổi tiếng với những điểm tham quan lý tưởng, những sân chim tự nhiên, Cà Mau còn nổi tiếng với những món ăn đặc sản bắt mắt, ngon miệng. Phải kể đến đó là mật ong rừng U Minh.

 



Mật ong rừng U Minh nổi tiếng từ lâu với hương vị đặc biệt của hoa tràm hoàn toàn nguyên chất tinh khiết không tạp chất.

 

Những giọt mật được chắt lọc kỹ càng, hoàn toàn được lấy vào mùa hoa tràm nở rộ ( Từ tháng 11al đến tháng 4 al)– mùa ong cho mật chất lượng tốt nhất. Mật không bị pha trộn, để lâu năm không đổi màu, không biến chất. Mật mang hương vị đặc biệt của hoa tràm, mùi thơm nhẹ nhưng có rất nhiều công dụng trong y học, chăm sóc sức khỏe.

 

Mật được thu hoạch bằng phương pháp thủ công nên giữ nguyên hương thơm, vị ngọt tự nhiên và hoàn toàn nguyên chất, được đa số người tiêu dùng trong và ngoài nước tin dùng và ưa chuộng.

 

Có mùi đặc trưng của hoa tràm rừng U Minh. Màu vàng óng ánh trong suốt đặc quánh, độ kết dính cao. Có vị ngọt tinh khiết, hiếm khi bị kết tinh. Khi nuốt vào cổ họng có vị ngọt rất tự nhiên. Để trong ngăn đá tủ lạnh không có hiện tượng đóng đường hay đông đặc. Mật ong khai thác qua phương pháp gác kèo truyền thống nên rất an toàn cho sức khỏe con người.

Một số hình ảnh đẹp
Mật ong rừng U Minh Cà Mau
Mật ong rừng U Minh Cà Mau
Mật ong rừng U Minh Cà Mau












Cua rang me Đà Nắng

Cua rang me Đà Nắng
Nếu là một tín đồ hải sản chắc chắn bạn sẽ không thể bỏ qua món cua rang me ngon trứ danh này. Món ăn này cực thích hợp cho những buổi chiều lộng gió. Màu cua đỏ gạch cực kỳ bắt mắt cộng với hương thơm ngất tỏa ra từ món ăn khiến bạn không thể chối từ. Món cua rang me ngon phụ thuộc vào khâu chế biến nước sốt me. 

 

Dùng tay gỡ từng miếng thịt cua, quệt thứ nước sốt me sền sệt, chua ngọt, bạn sẽ bị mê hoặc bởi vị ngon của món này và khó có thể chỉ dừng ở việc thưởng thức một con



 
Một số hình ảnh đẹp
Cua rang me Đà Nắng












Cá nâu kho trái giác Cà Mau

Cá nâu kho trái giác Cà Mau
Cá nâu có thân hình dẹp, sống chủ yếu ở sông, rạch của rừng ngập mặn và ven biển, đảo. Thức ăn của cá nâu là tép nhỏ, rong, tảo và các chất phù du có trong nước nên các vuông tôm vùng rừng ngập mặn như Năm Căn, Ngọc Hiển rất thích hợp cho cá nâu sinh sống và phát triển.



Mỗi khi thu hoạch xong vụ tôm và trước khi thả nuôi lứa tôm mới, người ta bắt đầu thuốc cá trong vuông để an toàn cho tôm con. Các loại cá trong vuông tôm đều chết, trong đó có cá nâu. Có những vuông tôm sau khi thuốc người ta bắt được hàng chục đến hàng trăm kí-lô cá nâu, con trung bình bằng bàn tay, con lớn bằng bàn tay xoè – trên 500 gam.

 

Thịt cá nâu rất ngon, thơm, ngọt và béo. Cá nâu có thể chế biến thành nhiều món ăn khác nhau như: nướng, chiên, nấu canh chua cơm mẻ hoặc canh chua trái giác. Có lẽ món ăn độc đáo được ưa chuộng nhất là cá nâu kho trái giác.

 

Trái giác là một loại trái rừng có thân leo mọc rất nhiều ở vùng thôn quê. Dây, lá và trái rất giống nho, có điều trái giác nhỏ hơn trái nho, kết thành từng chùm rất sai, có vị chua nhưng ăn sống sẽ bị ngứa miệng, ngứa cổ họng.

 

Cá nâu làm sạch, ướp nước mắm, nước màu vừa ăn, đừng mặn lắm, kho vừa sôi thì bỏ trái giác vào, đến khi cá chín thì dùng muỗng hoặc đũa dầm trái giác cho bể, rồi vớt xác trái giác bỏ. Thịt cá nâu thơm, ngọt, béo, nước cá kho chua chua thật lạ miệng và hấp dẫn, ăn không ngán, quên thôi

 

Một số hình ảnh đẹp
Cá nâu kho trái giác Cà Mau
Cá nâu kho trái giác Cà Mau
Cá nâu kho trái giác Cà Mau












Bánh bao – Bánh vạc Hội An

Bánh bao – Bánh vạc Hội An
Bánh bao – bánh vạc là hai loại bánh có nguyên liệu cách làm gần giống nhau và thường ăn chung trên một đĩa bánh. Nguyên liệu chính để chế biến hai loại bánh này là gạo, loại gạo thật trắng, nguyên hạt, dẻo, thơm, trồng trên ruộng đất sạch. Nhân bánh vạc được làm từ tôm đất giã nhuyễn trộn với một ít tiêu, tỏi, hành, sả cùng những gia vị bí truyền. Nhân bánh bao được làm từ thịt heo, nấm mèo, hành lá thái mỏng rồi cũng xào cùng gia vị bí truyền đó. Có lẽ phần gia vị này cũng là một nguyên nhân khiến bánh bao – bánh vạc chỉ có thể ăn ngon ở Hội An.



 
Một số hình ảnh đẹp
Bánh bao – Bánh vạc Hội An












Friday, April 21, 2017

Cồi sò điệp chiên bột Bình Thuận

Cồi sò điệp chiên bột Bình Thuận
Hòn Rơm và Rạng của tỉnh Bình Thuận mệnh danh là “quê hương” của sò điệp

Sò điệp là loài động vật nhuyễn thể thuộc lớp hai mảnh vỏ, sống ở vùng nước mặn ở có độ sâu khoảng 10 mét. Chúng sống ở dưới đáy biển hoặc trong các rạn đá. Chúng thường sống hợp lại thành những vùng, những vùng này thường có ở dòng hải lưu chậm.

 



Sò diệp cùng loài với sò lông, sò trai nhưng hình dạng thì có khác nhau. Vỏ Sò điệp cũng gồm hai mảnh vỏ úp lại nhưng nó có dạng hình rẻ quạt. Khi lấy dao cậy, tách vỏ sò ra sẽ thấy bên trong gồm hai cái vành dài bao tròn quanh cồi sò (hay còn gọi là thịt sò). Cồi sò là phần ngon và qúi nhất, có vị ngọt, tính mát, không độc. 

 

Với phần cùi thịt trắng ngà thơm ngon mà không dai, và là một trong những loại nguyên liệu thực phẩm để chế biến thành nhiều món ăn ngon và bổ dưỡng.

 

Thường thì người ta cậy vỏ sò ra bỏ vỏ, lọc những phần gan, mang sò ra một bên, chỉ còn lại cục cồi đem ram khô hoặc có khi xào với thơm, dưa chuột, hành tây... nhưng thông thường nhất vẫn là luộc chấm muối tiêu hoặc muối ớt hoặc nướng hành mỡ. 

 

Nếu thấy ngán với các món trên thì có thể lấy cồi sò chiên bột. Món này chỉ làm khi thật rảnh tay. Khi chiên sò, phải canh lửa vừa để sò vàng và chiên nhanh tay, sò sẽ không bị teo do mất nước.

 

Tuy không cao sang như món tây, nhưng những món ăn truyền thống Việt luôn thấm đượm những ân tình thâm trầm và sâu lắng.

 

Xinh đẹp từ phần vỏ đến ruột hay cồi, sò điệp luôn gợi cảm hứng cho người đầu bếp làm những món ăn ngon và trang trí đẹp.

Một số hình ảnh đẹp
Cồi sò điệp chiên bột Bình Thuận












Sunday, April 16, 2017

Chả mực Hải Phòng

Chả mực Hải Phòng
Thiên nhiên ưu đão cho Hải phòng vùng biển Cát Hải – Cát Bà khá dồi dào nguồn hải sản, trong đó có mực tươi. Những món ăn chế biến từ mực khá đa dạng như luộc, hấp, nhúng, dấm, xào, chiên giòn. Ở dạng phơi khô lại có món mực khô xé tay chấm tương ớt, hoặc mực khô làm nhân cùng thịt nạc xay nhuyễn trong món chả chìa. Song thuộc hàng đặc sắc phải kể đến món chả mực.

 



Nếu mực sim, mực ống, mực nang thích hợp để chế biến các món tương sống như lẩu, hấp, nhồi thịt, xào, nhúng dấm… thì mực mai (mực lá) mình dày, thịt sáng, xúc tu hài mập lại là nguyên liệu chính của món chả mực.

 

Nét đặc biệt của chả mực Hải Phòng là được chế biến đơn giản và gần như ngay trước mặt người mua. Mực mai tươi vừa mang từ biển về được bóc bỏ mai và lớp da bên ngoài rồi rửa sạch, xắt ra thành những miếng mực tươi trắng ngần, khô ráo. Thêm vào mực vừa sơ chế ấy chút hạt tiêu, bột canh, hành hoa, thìa là, rau răm (cũng có người thích cho thêm lát ớt tươi màu đỏ thái chỉ cho món chả thêm bắt mắt) rồi cho vào giã. Khi mực được giã dẻo quánh, quyện chặt, người ta đem đựng trong những chậu lớn, có khi là cả một mâm đầy, rồi nặn thành những chiếc chả.

 

Muốn miếng chả đẹp, mỗi lần lặn không nên dùng quá nhiều mực giã. Lượng mực giã cho thành viên chả xinh xắn đều nhanh chỉ nhỉnh hơn quả trứng chim cút. Nhào qua, lăn lại trong bàn tay, miếng chả dẹt ra. Khi thả vào chảo dầu sôi sùng sục, nó phồng lên như bông hoa đang nở. Đảo đều tay, sao cho miếng chả vàng ươm hai mặt, dậy mùi thơm ngậy của mực tươi và gia vị. Vớt chả để ráo, không cái nào vỡ nát hoặc bị khô xác.

 

Chợ Lương Văn Can ở Hải Phòng tuy nhỏ, nhưng cũng tới ba hàng chả mực ngày nào cũng xay giã, rán vàng chục ký mực thành phẩm, làm “nức mũi” những người đi chợ. Theo kinh nghiệm của những chủ quán này, mực tươi để làm chả mực tuy đắt, nhưng nếu tham lãi mà dùng loại mực ươn, thịt nhão, giá rẻ hơn, thì chỉ mất khách. Bởi loại mực này vẫn làm ra chả mực, nhưng đó là thứ chả bở, không có độ kết dính. Chả mực tuy đắt hơn so với chả cá thu và một số chả khác (trung bình trên 300 nghìn đồng/kg), nhưng không phải vì thế mà nó là “món hiếm”. Trái lại, ai cũng có thể mua chả mực, còn vì sự dễ kết hợp với các món khác của chả này. Người ta ăn chả mực với xôi nóng (như ở Quảng Ninh), nhưng có khi chỉ là “món nhắm tuyệt chiêu” trong cuộc nhậu lai rai. Tiệc cưới, có thêm đĩa chả mực điểm xuyến xem là tiệc sang. Khách mua nhiều, chả mực được gói vào túi giấy xi măng, để thoải mái mà không bị ôi thiu. Mang đi biếu, đó là “miếng ngon đãi khách”…

 

Ăn chả mực tùy theo sở thích trong cách kèm gia vị. Có người thích chấm với tương ớt, có người lại dùng nó với nước mắm Cát Hải pha chanh tỏi, ớt tươi. Khi đưa lên miệng, miếng chả mềm sụt, ấm chân răng, đậm đà vị ngọt thơm nguyên chất của mực, đó chính là hương vị đặc trưng của chả mực Hải Phòng.

Một số hình ảnh đẹp
Chả mực Hải Phòng












Wednesday, April 12, 2017

Bánh nghệ Phan Thiết

Bánh nghệ Phan Thiết
Phan Thiết được biết đến là vùng đất có nhiều đặc sản nổi tiếng như bánh rế, bánh quai vạc, bánh xèo… nhưng ít ai biết Phan Thiết còn có một món ăn ngon và hấp dẫn không kém đó là bánh nghệ.

 



Đây không phải là món ăn bản địa mà có xuất xứ từ xứ Nghệ quê Bác, vì vậy mà món ăn có tên là bánh nghệ. Không biết bánh nghệ đến với người dân Phan Thiết từ bao giờ nhưng những người già ở đây nói rằng khi họ lớn lên đã biết món bánh nghệ.

 

Ban đầu bánh nghệ chỉ đơn giản là những miếng bánh trắng dẻo ăn cùng với nước mắm giã. Sau này theo thị hiếu của thực khách, bánh nghệ được thêm vào các loại chả, xoài, hành mỡ, đậu phộng và đặc biệt là phần bánh vụn chiên giòn vàng rụm được rắc trên bánh. 

 

Nhìn chiếc bánh nhỏ nhắn xinh xinh, ai cũng tưởng cách làm đơn giản lắm nhưng đâu biết, để có một mẻ bánh nghệ đạt "chuẩn" ra lò, phải công phu qua rất nhiều khâu. Bánh làm từ hai phần gạo nếp và một phần gạo tẻ. Muốn bánh trắng, dai và thơm cần phải chọn loại gạo ngon. Gạo được mang đi ngâm, cứ cách một giờ lại thay nước ngâm 1 lần. Ngâm khoảng 6 tiếng đồng hồ thì mang đi xây, xây xong đổ bột vào bao rồi dằn lại cho ráo nước khoảng 3 tiếng đồng hồ nữa rồi mới bắt đầu làm bánh. Trước tiên là chế nước sôi lấy trùng, sao cho bột vừa chín tới. Nhồi bột đến khi mềm dẻo, cắt từng cục bột nhỏ. Công đoạn quan trọng và tốn nhiều công nhất là se bánh. Từng cục bột được người thợ cho vào lòng bàn tay và se cỡ cọng bún. Bột vừa se vừa được rê để thành miếng bánh cỡ vừa miệng ăn. Động tác quan trọng nhất là khi se đến cuối miếng bánh, phải ngắt sợi bột và bấm dính với đầu sợi để khi hấp chín, bánh trở thành một rế. Cuối cùng là hấp bánh, bánh được hấp đi hấp lại cho chín đều. Một ít bánh được mang đi chiên giòn để làm điểm cho bánh hấp.

 

Bánh nghệ sau khi hấp chín, được xếp vào dĩa, thoa chút mỡ hành, thêm mấy lát chả lụa, một nhúm bánh nghệ chiên giòn, một nhúm xoài xanh xắt sợi, rồi chan một vá lớn nước mắm ớt đỏ tươi cho ngập dĩa bánh. Gắp miếng bánh, kẹp với miếng chả, rồi dìm trong nước mắm cho thấm bánh. Nhai từ từ để cảm nhận được độ béo của bánh sau đó gắp tiếp nhúm xoài với miếng bánh chiên, các thứ sẽ hòa quyện vào làm thực khách ngẩn ngơ và nhớ mãi.

 

Có dịp đến thành phố Phan Thiết, du khách hãy thưởng thức món bánh nghệ này, chắc sẽ không bao giờ quên được hương vị riêng biệt của món ăn dân dã xứ biển.

Một số hình ảnh đẹp
Bánh nghệ Phan Thiết












Saturday, April 8, 2017

Chè chuối nướng Đà Nẵng

Chè chuối nướng Đà Nẵng
Cách làm món chè không quá cầu kỳ nhưng đặc biệt. Nhiều người yêu thích món này bởi vị ngọt đậm của miếng chuối săn chắc đã được nướng chín. 

 

Trời hơi mưa se hạt, trong khí trời lành lạnh của mùa đông ở dải đất miền Trung Đà Nẵng, chợt thấy thèm ăn chè chuối nướng, một món ngon Đà Nẵng đúng nghĩa trong mùa đông. 

 

 



Món chè chuối nướng Đà Nẵng được nấu bằng bột bán, nước dừa thơm phức và…tất nhiên là chuối nướng. Nước dừa ở đây không phải là nước từ trái dừa mà phải qua một quá trình chế biến công phu: nạo cơm dừa (không dùng dừa non), xay nhuyễn, lọc qua lớp vải mùng mỏng, chắt lấy nước, nấu và thêm đường cho đến khi nước dừa sệt lại.

 

Nước dừa này ăn không cũng được, nó là thứ không thể thiếu trong hầu hết các món chè của Đà Nẵng. Với chè chuối nướng nó có ý nghĩa gấp trăm lần vì nó không phải là thứ để thêm vào mà là một phần của chè chuối nướng, tạo nên món đặc sản Đà Nẵng hấp dẫn không thể nào quên. Chè chuối nướng ăn nóng hay ăn với đá đều ngon, không ngán. Nhưng với đặc tính nóng hổi của miếng chuối nướng cùng nước dừa nấu chưng ấm nóng, món này ăn nóng thì rất hợp khẩu vị, nhất là trong khí trời mùa đông hơi se lạnh của Đà Nẵng. Cô hàng chè chuối nướng thường sáng tạo thêm, cho 1 ít bột lọc sợi hay viên vào chung với chè chuối nướng và có cả bột bán.

Một số hình ảnh đẹp
Chè chuối nướng Đà Nẵng
Chè chuối nướng Đà Nẵng
Chè chuối nướng Đà Nẵng












Thursday, April 6, 2017

Gà Đồi Tiên Yên Hạ Long

Gà Đồi Tiên Yên Hạ Long
Tiên Yên là một huyện thuộc tỉnh Quảng Ninh. Từ Hạ Long, theo Quốc lộ 18 ngược bắc 70km sẽ gặp thị trấn Tiên Yên. Nếu dừng chân ở Tiên Yên, các du khách sẽ được tao ngộ thêm nhiều món  trong kho tàng ẩm thực của Quảng Ninh như bánh gật gù,  bò lúc lắc và chắc chắn các bạn sẽ không thể bỏ qua món gà đồi Tiên Yên. 



Lặn lội ở Quảng Ninh, bạn sẽ được nghe câu ngạn ngữ mang tính tổng kết : “Lợn Móng Cái- Gái Đầm Hà- Gà Tiên Yên”. Con gà Tiên Yên  là giống gà đồi, suốt ngày leo dốc, tìm sâu nên da vàng, thịt thơm, nước ngọt. Gọi là gà đồi là bởi giống gà địa phương ở đây truyền đời được nuôi thả rong, hàng ngày chúng “cuốc bộ” lang thang trên các triền đồi để tự túc kiếm ăn từ các loại trùng, dế, kiến, mối. Chiều xuống, về vườn, lũ gà này lại có thói quen bay lên ngủ trên các cành cây. Người ta nói vì những cuộc “bộ hành” và “phi hành” triền miên ấy và nhờ những thứ thực phẩm thiên nhiên độc đáo ấy mà thịt gà Tiên Yên ngọt thơm một cách đặc biệt, săn chắc mà vẫn giòn, không dai; béo mà không ngậy. Người các nơi còn gọi giống gà này là “gà râu”, vì dưới mỏ con gà mái lại có túm lông dài. 


Thịt gà Tiên Yên có thể chế biến đủ các món, vẫn không “khuất” cái nét ngon riêng, nhưng món ngon nhất vẫn là chế biến theo cách đơn giản nhất: luộc. Nhìn con gà Tiên Yên sau khi luộc, bạn khó tin là nó chỉ được luộc một cách thông thường, vì da nó vàng ươm như có thoa nghệ và bóng nhẫy như vừa nhúng mỡ. Da gà Tiên Yên không chỉ vàng mọng mà còn rất dày. Thoạt trông, bạn có thể ngậy vì chất béo, nhưng khi cắn một miếng, bạn mới thấy nó thật giòn và ngọt. 


Ăn thịt gà ở Tiên Yên, không thể thiếu món ăn kèm là bánh gật gù. Bánh gật gù là bánh tráng tươi cuốn thành từng cuộn cỡ ngón chân cái. Bánh được tráng bằng bột gạo. Bí quyết để bánh dai và giòn là khi xay bột người ta trộn vào gạo ít cơm nguội và khi tráng phải có độ dày vừa phải không mỏng như bánh cuốn, nhưng cũng không dày như bánh đa. Tấm bánh trong, mềm, dẻo mà không dính. Dù ăn kèm thịt gà, nhưng bánh gật gù vẫn có loại nước chấm riêng được làm từ mỡ gà rán hoà với nước mắm cốt, hành khô, tỏi, ớt…Nhưng, cho đến bây giờ, muốn ăn gà Tiên Yên, chỉ một cách là bạn phải đến Tiên Yên.

Một số hình ảnh đẹp
Gà Đồi Tiên Yên Hạ Long












Cà Niễng Ninh Bình

Cà Niễng Ninh Bình
Cầm miếng cháy cuộn tròn lại như cái chuôi dao, gắp vài con cà niễng làm "nhân" khẽ cắn và đủng đỉnh mà nhai, mới cảm thấy cái hương vị đồng quê sao mà đậm đà thấm thía vậy...


 

 



Vùng đồng chiêm trũng Ninh Bình, những làng được trời ban cho thêm một cánh đồng cao - thường được gọi là cánh gò đống, chuyên trồng ngô, đậu, lạc, khoai, còn phía dưới là đồng sâu, có nhiều cỏ năn, có lác, đấy là nơi cư trú và sinh sản của nhiều loại "đặc sản" đồng quê, trong đó có cà cuống, cà niễng (có nơi gọi là niềng niễng).

 

Hình như những gò bãi trồng mầu ở trên đã góp phần làm giàu thêm "môi trường" nơi ruộng trũng, đồng sâu ngay bên cạnh bãi gò - chất dinh dưỡng của ngô, đậu, lạc, khoai - nên cà cuống thường cho chất cay hơn, cà niễng thì cho vị bùi ngậy hơn.


Đọc sử, ngày xưa, trong các "vật phẩm" của nước ta mang sang cống các vua thời phong kiến Trung Quốc, trong đó có cà cuống, được liệt vào "sơn hào hải vị". Còn cà niễng, được xem như "em" cà cuống, bởi hai "anh" này thường có mặt nơi một vùng ruộng quê.


Cà niễng thường nhỏ như đầu ngón tay út, cánh đen, hơi cứng. Nó sống nơi ruộng nước, chỗ có nhiều cỏ năn, cỏ lác hoặc nhiều rong rêu. Người đánh dậm, người dui tép và các em thả vuông lưới nhỏ - cái te cất tép - thường "vớ" được cà niễng. Loại này, thường béo, mình tròn kiểu hạt bòng nhưng đậm hơn, sống "hiền" nên dễ xúc bắt.


Cứ ngỡ cái loại "sâu nước" này là vô vị. Nhưng không, nếu khéo chế biến, đấy là loại món ăn không dễ một đời ai cũng được thưởng thức. Một mẻ cà niễng, được vặt hết chân, bỏ cánh và có người cẩn thận hơn moi bụng, rồi rửa sạch, để cho khô nước, rang lên - như rang tép - mắm muối cho vừa phải có nơi "thêm" vào một chút nước muối cà, thế là thành một món ăn đồng quê đích thực.

 

Cái món ăn khiêm tốn, đầy vẻ dân dã này, nằm trong một cái đĩa đặt nơi góc mâm, cùng món rau xào và bát canh cua, với người quê mùa, đây là bữa ăn ngon lành, thú vị. Vùng chiêm trũng tỉnh Ninh Bình - thường cấy loại tép đỏ. Hạt tép đỏ nhiều nhựa, hạt nhỉnh hơn gạo thường, nấu cơm dẻo, ăn chắc bụng. Thời xưa, tép đỏ dành cho những lực điền, những bà nội trợ và cả lũ trẻ ăn không biết no.

Xin hãy tưởng tượng một buổi chiều mưa nhập nhoạng, bữa cơm dọn ra dưới ngọn đèn chai, tù mù, treo trên cánh cửa liếp. Nồi cơm gạo tép đỏ khá to được vần trong bếp trấu để vừa nhừ, vừa nóng được bưng ra để đầu mâm. Cái mâm gỗ được đặt lên chõng tre. Một trong những món ăn chẳng tốn kém bao nhiêu tiền, của đồng xúc được, là món cà niễng rang.


Cơm gạo tép đỏ ăn với cà niễng rang, cái vị bùi, ngậy, tạo nên một "vẻ riêng", dễ chừng không có món ăn nào sánh được. Cho đến cuối bữa cơm, cầm miếng cháy cuộn tròn lại như cái chuôi dao, gắp vài con cà niễng làm "nhân" khẽ cắn và đủng đỉnh mà nhai, mới cảm thấy cái hương vị đồng quê sao mà đậm đà thấm thía vậy.


Trong trăm loại món ăn đồng quê, món cà niễng rang có hương vị riêng, nó không chui lẫn vào bất cứ món ăn nào - kể cả loại sang trọng, quý phái và cả loại chân quê, bình dân.

Một số hình ảnh đẹp
Cà Niễng Ninh Bình












Tuesday, April 4, 2017

Cá nướng hạ thổ Vĩnh Phúc

Cá nướng hạ thổ Vĩnh Phúc
Không hiểu sao cứ mỗi độ tết đến xuân về lòng tôi lại nao nao khó tả. Tôi thấy nhớ thấy mong được hưởng không khí của ngày tết quê hương. Được sắp mâm ngũ quả, được cắm cành đào, được gói bánh Trưng,… Nhưng năm nào tôi cũng thấy thiếu đi một điều gì đó quan trọng lắm đã gắn liền với tuổi thơ tôi, với một thời ấu thơ nghèo khó, một thời cả xã hội trong cơn chuyển mình của đêm trước đổi mới, thiếu thốn trăm bề. Giờ đây, khi cuộc sống ấm no đầy đủ, tôi lại ước ao được ngồi trông bánh trưng trong gian bếp tranh nền đất, được xem người lớn chế biến món ăn, được chờ đợi vớt bánh trưng và ăn bữa cơm tất niên với món ăn mà tôi không thể nào quên được: món CÁ NƯỚNG HẠ THỔ.

 

 



 Cá nướng phải là cá Lăng (không có vảy), sơ chế sạch sẽ, khứa nhẹ chéo theo thân cá để cá thấm gia vị. Gia vị thật giản đơn chỉ là tiêu, mì chính, hành khô xắt nhỏ vào; bỏ thêm tí muối, tí đường, tí ớt bột, vắt thêm chút nước củ riềng.
 

Sau đó gói nguyên con cá vào nhiều lớp lá chuối, lấy bẹ chuối ốp bên ngoài như kiểu người ta ốp mo cơm. Đào một cái hố vuông vắn, mỗi bề chừng bốn tấc và sâu cỡ gang tay ngay cạnh nồi bánh trưng đang nghi ngút khói. Lúc này đống củi nồi bánh trưng vẫn cháy rừng rực bắn ra những tia lửa lách tách. Dỡ mấy thanh củi đang cháy, gạt tro nóng và than hồng gần đầy miệng hố, đặt gói cá xuống, lại phủ lên một lớp tro dày rồi xếp thêm củi cho lửa tiếp tục cháy.

 

Chiều tối, khi mâm cơm tất niên đã bày ra, cả nhà quây quần cũng là lúc gạt lửa moi gói cá lên. Mới mở lớp lá chuối cháy sém bọc ngoài, mùi cá nướng đã bốc lên thơm lừng khiến ai cũng phải nuốt nước bọt. Bữa cơm tối được bày ra mâm có lót mấy tấm lá chuối. Món cá nướng hạ thổ thơm lừng, các loại rau sống xanh ngút mắt, bát nước mắm tỏi ớt đỏ tươi. Thịt cá dai chứ không bở, và ngọt lừ trong miệng. Riêng lớp da cá dày cháy vàng lại bùi bùi và thơm phức. Quả không ngoa khi nói rằng món cá nướng hạ thổ đã giữ lại tất cả những gì tinh hoa nhất của loài cá và của non nước Việt Nam.

 

Cá nướng hạ thổ không yêu cầu gia vị cầu kỳ hay cách chế biến phức tạp. Và chính sự đơn giản ấy đã đem đến cho chúng ta món cá với hương vị nguyên sơ thật chất. Lá chuối giữ lại tất cả những gì ngọt ngào nhất của thịt. Cách nướng làm cho cá không khô nhưng ráo, loại bỏ mùi tanh. Cá nướng có thể ăn no mà không hề thấy ngấy.

 

Ôi món cá nướng ngày nào chính là hương vị tết cổ truyền đã gắn liền với tuổi thơ tôi.

Một số hình ảnh đẹp
Cá nướng hạ thổ Vĩnh Phúc












Lòng thả xứ Quảng

Lòng thả xứ Quảng
“Lòng thả xứ Quảng, cô ăn một tô nhé!” - Bác chủ quán tóc lấm tấm sợi đen sợi trắng đeo cái tạp dề đã ngả màu, nheo nheo mắt nhìn tôi. Ồ! Lòng thả, lâu lắm rồi mới được nghe nhắc đến, nhất là ở nơi vốn rất nổi tiếng với món này...

 



Cái nắng tháng 5 nơi vùng sơn cước xứ Quảng như xô hết những khoảng lạnh còn sót lại của mấy đợt gió mùa tràn về. Thị trấn bé nhỏ vốn không ồn ào, gấp gáp càng làm cho lòng lữ khách thêm bồn chồn phân vân. Xa xa, một quán nhỏ nhấp nhô, không biển hiệu, không chữ xanh chữ đỏ như ở phố nhưng rõ ràng là một quán ăn ven đường. Vậy là không thể không dừng chân, nhất là thấy quán khá đông lại đúng lúc đói lòng như thế này.

 

“Một tô nhé?” - Bác chủ quán hỏi lại. Người như tôi lần đầu ghé quán chưa cắt nghĩa sao quán lại đông nghịt, thử một lần rồi mới hiểu thêm vì sao một người bạn từng nói: “Về Quảng Nam không ăn lòng thả coi như tiếc một chuyến đi”. Tôi gật đầu nhanh: "Vâng ạ!".

 

Lòng thả là món ăn phổ biến ở một vài nơi trong tỉnh Quảng Nam. Một số gia đình dùng lòng gà tươi trụng với ít nước luộc gà, kèm dăm sợi miến là có ngay một món vừa nhanh vừa nhẹ nhàng. Nhưng đúng hơn, lòng thả phải là một kiểu cháo có vị chua, không nấu nhừ như các loại cháo thịt, cá, xương… Nhưng điều quan trọng với tôi nhất là món này thật khoái khẩu, ngon đến lịm cả người.

 

Để cho lòng thả ngon phải chọn loại gà ta khỏe mạnh, chưa già, thịt mềm. Cắt lấy tiết, nhổ lông, rửa sạch sẽ, tách từng bộ phận gan, lòng và lóc những miếng nạc ở lườn và đùi. Bộ lòng làm sạch, cắt miếng nhỏ ướp gia vị. Thịt lườn và đùi xắt thật mỏng cho vào nồi ướp với hành tím, tỏi, nước mắm, tiêu, bột ngọt. Trộn đều tất cả cùng với bánh tráng nướng đã giã hoặc xay nhuyễn, xong đậy kín để tạo vị chua (có thể thay bánh tráng bằng chanh).

 

Công đoạn tiếp theo là nấu cháo. Gạo đem nấu cháo được rang sơ qua mỡ gà, để lửa cho sôi đến lúc chừng như vừa nở lúp búp là thả lòng gà vào. Đặt thịt gà đã ướp vào chén, múc cháo cùng lòng gà đang sôi chan lên. Như vậy thịt, gan, tim, lòng vừa chín tái, khi ăn, nếu cần rắc thêm tiêu vào.

 

Khách ăn lòng thả thường không thể thiếu bánh tráng. Hương vị giòn tan của bánh tráng nướng vàng chìm trong vị béo mềm của lòng thả, thêm một ít rau răm nữa là đủ các vị cay, ngọt, bùi. Vừa ấm bụng, vừa thấm cái chất mộc mạc, dân dã lại được trò chuyện vui vẻ bên những người bạn thân thiết đúng là bữa ăn ngon không gì bằng.

 

Quả thật, cũng chỉ là bát cháo gà thôi mà sao xa rồi vẫn còn thèm thuồng và nhớ...

Một số hình ảnh đẹp
Lòng thả xứ Quảng
Lòng thả xứ Quảng












Monday, April 3, 2017

Cá đục nướng Bình Thuận

Cá đục nướng Bình Thuận
Hình dáng nhỏ nhắn, thân thon, dài khoảng 10-15 cm to bằng ngón tay cái, vảy óng ánh, mắt trong, sắc nhạt ánh vàng như xà cừ trông rất đẹp đó là loài cá đục. Cá đục là loại cá biển, có nhiều tại các vùng bãi ngang ven biển miền Trung. Quanh năm đục ta rong chơi ở vùng nước cạn ven biển, ăn tôm tép nhỏ, cả đám phù du rong rêu trôi nổi nên thịt cá đục khá ngon, tương tự cá bống nước ngọt, chắc, trắng, thơm, ngọt và béo vì vậy cá đục dễ chế biến thành những món ngon nên được nhiều người yêu thích. 

 

 



Ở Bình Thuận quê tôi có rất nhiều loài cá có những cái tên rất là lạ như hòm-đục-suốt-mai, tên lạ nhưng thịt lại “độc” cái độc ở đây là cá rất ngon và từ những cá đó người ta có thể chế biến ra rất nhiều món mà món nào khi ăn vào cũng làm thực khách phải ngất ngay lòng người

 

Cá đục tươi, tự thân thịt vốn ngọt và cứng nên chế biến món nào cũng ngon như gỏi cá đục, cá đục nấu canh phớt với cà thơm hành ngò…. Đặc biệt thịt cá rất lành, nên người miền biển hay kho keo để bà đẻ có thể ăn được. Tôi nhớ hồi đó chị tôi sanh em bé đầu lòng mẹ tôi thường mua cá đục về kho keo để chị tôi ăn, ngày nào chị cũng ăn nhưng lạ là không thấy chị phan phiền vì ngán cá, tôi tò mò hỏi thì mới biết đây là loại cá hiếm, không phải lúc nào cũng có. Và đến khi tôi sanh cũng cái tộ cá đục kho keo mẹ tôi làm ngày nào cho chị, giờ làm cho tôi, mùi thơm của cá, cái công của mẹ, tôi ăn mà chẳng biết hết cơm lúc nào.

 

Đối với cá đục khi mua, phải chọn những con cá có lớp vảy ánh lên màu bạc, sáng lấp lánh thì cá mới tươi ngon. Món chế biến từ cá đục đơn giản nhất và nhanh nhất là cá đục chiên. Cá làm sạch, để ráo rồi chiên với dầu phộng. Khi cá chín, lớp vảy chuyển sang màu vàng rộm, dậy lên hương thơm ngào ngạt. Cá đục chiên có vị giòn, thơm, béo ăn kèm với nước mắm chanh tỏi ớt pha chua chua ngọt ngọt… nhắc đến đã thèm.

 

Sợ món chiên nhiều dầu mỡ thì có thể đem cá đục xiên que nướng trên bếp than. Ngọn lửa hồng liếm láp thân cá, tỏa ra mùi thơm ngào ngạt làm nưng nức hai cánh mũi. 

 

Cá đục nướng vừa thơm, ngon, dễ chế biến lại đậm đà hương vị biển nên luôn được nhiều người ưa thích. Cá đục làm sạch, lấy hết chất dơ trong bụng cá, để ráo, cá nướng thường để nguyên vảy, sau đó ướp chút hạt mêm để khoảng mười phút rồi nướng trên bếp than hồng. Không nên nướng lửa lớn vì cá sẽ không được chín đều và cháy thịt sẽ không được thơm. Khi nướng phải nhanh tay lật trở cá thường xuyên. Khi lớp vảy cá bên ngoài chuyển sang màu vàng rộm, dậy lên hương thơm quyến rũ là món cá nướng đã hoàn thành.

 

Cá đục chín- gỡ từng miếng thịt trắng trong, cuộn tròn trong miếng bánh tráng mỏng và các loại rau xanh như xà lách, dưa leo, húng, quế, xoài chua... chấm với nước mắm chua ngọt hoặc chấm với mắm nêm, rất thơm, ngon, lạ miệng và làm say lòng nhiều thực khách.

Một số hình ảnh đẹp
Cá đục nướng Bình Thuận
Cá đục nướng Bình Thuận












Pa Pỉnh Tộp Sơn La

Pa Pỉnh Tộp Sơn La
Người Thái gọi món cá nướng là món Pa pỉnh tộp. Đây là món ăn cổ truyền, để chế biến được món cá pỉnh tộp thì bạn phải có đầy đủ gia vị đặc trưng như: mắc khén, gừng, xả, ớt tươi, rau mùi, rau thơm, hành tươi, húng…Tiếp đến là chọn cá, cần chọn có chép, trắm hoặc trôi khoảng từ 2 – 4 lạng nhưng thường thì người dân địa phương chọn cá chép nuôi trong ao hoặc cá chép sông là ngon nhất, mổ dọc sống lưng để nguyên nội tạng, bỏ mật và nhồi vào bụng cá cùng các loại gia vị gập đôi lại, luồn đôi qua vòng miệng. 



Sau khi đã tẩm ướp gia vị ngấm đều ta cho cá vào híp (đoạn tre tươi vừa đủ để kẹp chặt cá, chẻ đôi hay chẻ ba) nướng trên than củi đã hồng, pa pỉnh tộp phải được nướng đều trên than hồng mới không bị ám khói mà vẫn giữ được hương vị tự nhiên của cá. Cá nướng đã vàng đều lan tỏa mùi thơm từ gia vị mùi cay cay của má khen mùi thơm của cá thưởng thức miếng thịt cá vàng rộm, thơm lừng với cơm xôi dẻo ta mới thấy hết cái vị ngọt béo của cá, vị cay của ớt của các loại gia vị, cơm xôi mà ăn với pa pỉnh tộp của người Thái cũng được ví như cơm tám nấu niêu đất ăn với cá kho của người miền xuôi vậy.
Một số hình ảnh đẹp
Pa Pỉnh Tộp Sơn La