This is default featured slide 1 title

Go to Blogger edit html and find these sentences.Now replace these sentences with your own descriptions.This theme is Bloggerized by Lasantha Bandara - Premiumbloggertemplates.com.

This is default featured slide 2 title

Go to Blogger edit html and find these sentences.Now replace these sentences with your own descriptions.This theme is Bloggerized by Lasantha Bandara - Premiumbloggertemplates.com.

This is default featured slide 3 title

Go to Blogger edit html and find these sentences.Now replace these sentences with your own descriptions.This theme is Bloggerized by Lasantha Bandara - Premiumbloggertemplates.com.

This is default featured slide 4 title

Go to Blogger edit html and find these sentences.Now replace these sentences with your own descriptions.This theme is Bloggerized by Lasantha Bandara - Premiumbloggertemplates.com.

This is default featured slide 5 title

Go to Blogger edit html and find these sentences.Now replace these sentences with your own descriptions.This theme is Bloggerized by Lasantha Bandara - Premiumbloggertemplates.com.

Tuesday, October 31, 2017

Mứt cà chua bi Đà Lạt

Mứt cà chua bi Đà Lạt
Cà chua bi đang là món mứt Đà Lạt được phái đẹp yêu thích hiện nay. Nhấm nháp miếng cà chua giòn sừn sựt, tưởng như mới hái quả cà chua căng mọng trên cành xuống bỏ ngay vào miệng. Mứt cà chua không quá ngọt mà hầu như còn giữ nguyên được vị tươi ngon của quả cà chua vừa chín tới.Từ một hai năm nay, thị trường tết đã xuất hiện món mứt cà chua bi. Song với Đà Lạt thì cà chua là món mứt đặc sản mới.



Màu đỏ tươi của quả cà chua là do một sắc tố có tên lycopene. Đây là sắc tố thuộc nhóm carotenoid có màu đỏ và có khả năng chống oxy hoá rất mạnh. Lycopene sẽ giúp cơ thể chống lại các gốc oxy hoá nguy hiểm, do đó giúp bảo vệ cơ thể chống lại các bệnh mãn tính như tim mạch, ung thư và sự lão hoá da.
Một số hình ảnh đẹp
Mứt cà chua bi Đà Lạt












Friday, October 27, 2017

Thịt lợn chua Cao Bằng

Thịt lợn chua Cao Bằng
Từ lâu, trong đời sống đồng bào Tày, Nùng, Mông, Dao… huyện Bảo Lạc, Bảo Lâm có món thịt lợn chua ngon nổi tiếng.

 



Cách làm thịt lợn chua giữ được thịt tươi ngon lâu ngày, vị ngon đặc biệt (thịt lợn không nuôi tăng trọng). Nguyên liệu: Thịt lợn ba chỉ, thịt vai và cơm nấu hoặc ngô bột đã đồ chín (mèn mén). Tỷ lệ 1 kg thịt lợn, 2 kg cơm nguội, bột ngô đã đồ chín. Số lượng tùy theo nhu cầu. Thịt lợn làm sạch trần qua nước sôi (không chín), có nơi dùng thịt tươi, để ráo sạch nước se lại. Thái thịt thành miếng chữ nhật (dài 3 - 4cm, dày 1 - 2cm). Sau đó, đem thịt lợn trộn đều với cơm nguội hoặc ngô bột nấu chín rồi cho vào chum sành to, bịt kín lại. Thời gian ủ thịt từ 1 - 6 tháng. Khi đem ra thịt màu hồng tươi, có vị thơm của cơm và bột ngô ủ.

 

Cách xào thịt lợn chua: Đem thịt lợn xào cho chảy mỡ vừa phải, rồi nêm gia vị vừa đủ, thêm cây phjắc chặc có mùi thơm nồng (đồng bào địa phương hay dùng làm gia vị). Cơm, bột ngô ủ với thịt lợn đem ra xào với mỡ lợn thịt chua, sau đó cho thịt lợn đã xào vào trộn với nhau. Thịt chua khi xào lên có mùi thơm ngậy của thịt, cơm và ngô bột, miếng thịt màu tươi hồng, cơm màu trắng, bột ngô màu vàng tươi. Ăn ngon mà không bị ngấy.

Một số hình ảnh đẹp
Thịt lợn chua Cao Bằng












Monday, October 23, 2017

Cơm gà xứ Quảng

Cơm gà xứ Quảng
“Cơm gà” là một món đặc sản của xứ Quảng mà nếu có dịp ghé qua thì bạn nên thưởng thức.

 

Chưa ăn cơm gà xem như chưa tới đất Quảng. Cách nói có phần cường điệu ấy có lẽ xuất phát từ lòng tự hào khi đề cập đến cơm gà – một thứ hương vị quê nhà đậm đà, khó quên của người dân phố Hội. Thế nhưng tiếng thơm của món cơm gà ấy còn được tạp chí du lịch nổi tiếng thế giới Lonely Planet đánh giá là: “Một món ăn đậm đà hương vị, một điều gì đó khiến những người yêu thích món gà phải ghé thử một lần…”

 



Cái đặc biệt của món cơm gà xứ Hội bắt nguồn từ nét riêng của cách chế biến thịt gà theo “gu” miền Trung, nghĩa là gà xé nhỏ, bóp thấm với hành tây, rau răm và gia vị. Cái khéo của người làm là khiến miếng thịt mang hương vị thơm thơm, cay cay nhưng vẫn không bở thịt và mất mùi gà.

 

Cái đặc biệt của món cơm gà xứ Hội bắt nguồn từ nét riêng của cách chế biến thịt gà theo “gu” miền Trung, nghĩa là gà xé nhỏ, bóp thấm với hành tây, rau răm và gia vị. Cái khéo của người làm là khiến miếng thịt mang hương vị thơm thơm, cay cay nhưng vẫn không bở thịt và mất mùi gà.

 

Có một cách khác làm món cơm gà, nhưng người vùng Tam Kỳ - Quảng Nam hay Đà Nẵng mới thường chế biến theo cách này. Thịt gà không chỉ luộc, xé sợi mà được chặt thành từng miếng vừa phải, chiên vàng giòn. Cơm có màu cam đỏ của trái gấc chín trông rất bắt mắt. Và theo đúng điệu “con gà cục tác lá chanh”, món ăn được trình bày kèm lá chanh xắt nhuyễn. Cách này gần giống “gu” miền Bắc, nhưng không vì thế mà đĩa cơm gà mất “chất” Trung với những hạt cơm đỏ cam nấu từ nước dùng gà, với hương vị riêng của đĩa đu đủ muối chua kết hợp với tương ớt và xì dầu.

 

Cơm gà thật sự là một món ăn ngon đặc trưng của vùng Quảng Nam-Đà Nẵng, được bán nhiều trên các ngả phố...Với các quán cơm và gánh cơm nổi tiếng như cơm gà bà Bụi, cơm gà bà Minh, cơm gà kiệt Cika ở Hội An hay cơm gà Hồng Ngọc, Hải ở Đà Nẵng... Người ăn đến đây để thưởng thức món cơm gà “chính gốc”, với đầy đủ gà xé, gà rô ti ăn kèm với hành tây, lá chanh, bạc hà, dưa chua đu đủ. Thưởng thức món “cơm gà Hội An” thì bất cứ ai dù kén ăn nhất cũng phải gật đầu khen ngon.

Một số hình ảnh đẹp
Cơm gà xứ Quảng
Cơm gà xứ Quảng












Tuesday, October 17, 2017

Tôm càng xanh Vĩnh Long

Tôm càng xanh Vĩnh Long
Tôm càng xanh tuy đã giảm nhưng vẫn có thể câu được trong kênh rạch ven bờ sông Hậu. Người dân ven bờ thường chất chà ở những “búng” hoặc những nơi có dòng nước chảy mạnh để bắt tôm càng xanh. Đốt một lò than, đặt vỉ lên và gắp từng chú tôm cho lên vỉ trở đều. Mùi thơm của tôm nướng tỏa ra trong không gian đủ làm kích thích sự thèm ăn của bạn. Khi nướng, những con tôm từ từ đổi sang màu hồng, rồi đỏ au, sau cùng sem sém lửa là lúc tôm đã chín. Bỏ vỏ, bỏ đầu, lõi tôm chắc nịch sẽ hiện ra. Bạn cứ thế cầm, chấm vào chén muối tiêu chanh rồi từ từ thưởng thức. Vị béo của gạch, vị ngọt của thịt tôm hòa với vị mặn của muối, vị cay của tiêu, vị chua của chanh lan tỏa nơi đầu lưỡi khiến bạn chỉ muốn tôm đừng vơi đi.



 
Một số hình ảnh đẹp
Tôm càng xanh Vĩnh Long
Tôm càng xanh Vĩnh Long












Bánh giò đường Thanh Niên

Bánh giò đường Thanh Niên
Trong vườn hoa Lý Tự Trọng, đoạn đầu đường Thanh Niên giao với Thụy Khuê (Hà Nội), có một hàng bánh giò lúc nào cũng đông khách.

 

Điểm thu hút khách của hàng này chính là chiếc bánh to, đồ ăn kèm đầy đặn và đa dạng. Tại đây, bạn có thể chọn chả cốm, giò tai, giò lụa hoặc cả ba loại để ăn kèm với bánh. Khi có khách gọi, cô chủ hàng mới cắt giò, chả thành từng miếng nhỏ, sắp vào đĩa bánh cùng dưa chuột ngâm chống ngấy.

 



Ngoài ra, nếu bạn chỉ muốn thưởng thức chiếc bánh giò mà không cần đồ ăn kèm, bạn nên nói với cô chủ quán ngay từ lúc gọi đồ. Bánh giò ở đây có lớp vỏ mềm, dẻo mà không nát, thơm nhẹ mùi bột gạo. Phần nhân bánh thơm ngon được làm từ thịt nạc vai băm nhuyễn cùng mộc nhĩ, nấm hương, các loại gia vị và hạt tiêu.

 

Quán mở cửa từ 15h tới 18h hàng ngày. Vì tận dụng được không gian vườn hoa nên quán có chỗ để xe và chỗ ngồi thoải mái, thoáng mát, nhưng lại khá bất tiện vào những ngày thời tiết xấu.

Một số hình ảnh đẹp
Bánh giò đường Thanh Niên
Bánh giò đường Thanh Niên












Xôi Xiêm Châu Đốc An Giang

Xôi Xiêm Châu Đốc An Giang
Xôi xiêm được chế biến từ những nguyên liệu: gạo nếp Thái, bột mỳ, trứng vịt, đường thốt nốt (đường đỏ) và cách chế biến không hề phức tạp. 

 



Thị xã Châu Đốc thuộc tỉnh An Giang là nơi cư trú của nhiều dân tộc: Việt, Hoa, Chăm, Khmer với nhiều nền văn hoá đa dạng và phong phú. Chúng ta có thể cảm nhận được điều này qua các phong tục văn hoá, về cách phục trang, các lễ hội và đặc biệt là các món ăn. Xôi xiêm là một món ăn được chế biến từ gạo nếp khá đặc biệt và là một món ăn thể hiện cho văn hoá ẩm thực đa dạng của vùng đất An Giang. Mặc dù hiện nay ở Châu Đốc, người Thái không còn sinh sống nhưng xôi xiêm là một món ăn có nguồn gốc từ người Thái. Chị Lan, người duy nhất hiện nay còn bán đặc sản này ở chợ Châu Đốc cho biết: “Xôi xiêm được mang về đất Châu Đốc vào khoảng những năm 70 bởi một người Thái gốc Việt. Nó có vị ngọt, béo ngậy và một mùi thơm rất lạ, chính vì thế mà xôi xiêm nhanh chóng trở thành một món ăn rất được chuộng ngay từ lần đầu tiên được giới thiệu với người dân địa phương”.

 

Xôi xiêm được chế biến từ những nguyên liệu: gạo nếp Thái, bột mỳ, trứng vịt, đường thốt nốt (đường đỏ) và cách chế biến không hề phức tạp. Gạo nếp được vo sạch, để ráo. Người ta lấy một phên lá chuối đặt vào chõ hấp bằng tre, nhôm hoặc inox. Nước trong nồi hấp cách mặt chõ khoảng 2cm. Đặt chõ hấp lên bếp trên ngọn lửa nhỏ rồi đồ trong khoảng 1 giờ. Trong suốt thời gian này, gạo nếp sẽ hút hơi nước sôi bốc lên và chín dần. 

Thường thường thì lá dứa, một loại lá thơm được cho vào trong nồi nước để xôi có vị thơm ngọt của lá dứa. Sau đó là đến đoạn chuẩn bị nước xốt. Trứng được đập vào trong tô sứ, thêm một chút bột mỳ, nước dừa tươi, đường thốt nốt, đánh tan đều rồi bỏ vào hấp cách thuỷ khoảng 30 phút. Pha một chút nước dừa tươi với bột năng để chế biến nước cốt dừa. Khi ăn xôi xiêm, người ta xới xôi ra đĩa, rưới nước xốt và nước cốt dừa lên trên. Theo chị Lan, chế biến xôi xiêm không phức tạp nhưng lại cần có kinh nghiệm và sự khéo léo. Xôi hấp phải chín tới, dẻo, không nhão mà cũng không cứng, nước xốt có vị ngọt, ngậy mà không béo, thơm mát. Xôi xiêm được bán ở chợ Châu Đốc vào 7 rưỡi sáng hàng ngày với giá chỉ dưới 5 ngàn đồng/chén và đã trở thành một món quà sáng quen thuộc của người dân nơi đây. Bạn có thể theo cách trên để chế biến món ăn ngon của vùng đất An Giang hoặc có dịp mời bạn ghé thăm vùng đất này để thưởng thức nhiều món ăn hấp dẫn, đậm đà hương vị mà trước tiên phải kể đến là món xôi xiêm.

Một số hình ảnh đẹp
Xôi Xiêm Châu Đốc An Giang
Xôi Xiêm Châu Đốc An Giang












Hủ tiếu sa tế Sài Gòn

Hủ tiếu sa tế Sài Gòn
Là một món ăn khó tìm nhất ở Sài Gòn nhưng khi đã bắt gặp và thưởng thức qua, thực khách chắc chắn sẽ khó quên hương vị của nó. Hủ tiếu sa tế là đặc sản độc đáo của người Tiều, chỉ được lưu truyền trong cộng đồng này và du khách chỉ được thưởng thức trong những khu người Hoa ở Sài Gòn.



Sợi hủ tiếu mềm ăn kèm với lòng heo, thịt nai hoặc thịt bò. Cái đặc biệt nhất ở tô hủ tiếu này chính là cách phối trộn gia vị, món ăn được nêm nếm pha chế bởi hơn 20 loại gia vị khác nhau như tỏi, hành tím, gừng xả, đại hồi, tiểu hồi, quế, ớt, đậu phộng, mè rang… Đặc biệt là mùi vị thanh dịu mang đủ vị ngọt, mặn, cay, chua độc đáo mà có lẽ khó tìm thấy ở các món hủ tiếu khác. Tô hủ tiếu thơm nồng màu sắc sặc sỡ sẽ cuốn hút thực khách từ ngay cái nhìn đầu tiên. Để thưởng thức món ăn này thực khách có thể đến các khu người Hoa ở Chợ Lớn, quận 5 hay đường Phạm Văn Chí thuộc quận 6 và 8 ngay dưới chân cầu Chà Và.

Một số hình ảnh đẹp
Hủ tiếu sa tế Sài Gòn












Friday, October 13, 2017

Chè thốt nốt An Giang

Chè thốt nốt An Giang
Hình ảnh miền Tây gắn liền với màu xanh của những tán cây thốt nốt. Nước thốt nốt ướp lạnh, đường thốt nốt, bánh bò thốt nốt và món chè từ thứ quả cây kì diệu này làm lưu luyến những bước chân đặt tới đất Châu Đốc, An Giang. 



Cây thốt nốt được trồng nhiều ở miền Tây nước ta. Bên bờ sông, ngoài đồng lúa, trong vườn nhà, cây thốt nốt đã gắn chặt với đời sống của con người nơi đây, trở thành một hình ảnh biểu trưng khi nhắc đến miền đất trù phú này. Đường thốt nốt ngọt lịm, thơm lừng không xa lạ với những ai muốn nấu nồi chè ngon, bánh bò đậu xanh, thốt nốt làm mê mẩn cả thị giác lẫn vị giác người thưởng thức, chè thốt nốt sóng sánh trong nước cốt dừa cũng là một đặc sản của miền Tây. Quả thốt nốt bề ngoài trông gần như quả dừa, vỏ tím sẫm, bên trong chia thành nhiều múi. Nấu chè thốt nốt cần tách lấy vỏ ngoài bọc múi thốt nốt, lấy phần cơm dẻo, trong suốt của quả. 



Người Châu Đốc, An Giang thường mời khách món nước thốt nốt mát lạnh, cũng từ thứ “cơm thốt nốt” đặc biệt này. Nấu chè thốt nốt đơn giản, chỉ cần nấu tan đường thốt nốt để có vị ngọt vừa phải, khuấy nước cốt dừa cho được hỗn hợp sền sệt rồi cho cùi thốt nốt vào. Món ăn sẽ ngon hơn nếu cho thêm thạch dừa vào cùng khi thưởng thức. Chè thốt nốt tuyệt vời nhất khi được thưởng thức lạnh. Cái béo ngậy của cốt dừa quyện chặt lấy cái dẻo, mềm của cùi thốt nốt, ăn rất thú vị. 



Đặc biệt đường thốt nốt được nấu cùng món chè dân dã miền Tây này càng làm món ăn có hương vị thơm mát tự nhiên. Cùng với sự mưu sinh, người Châu Đốc, An Giang tỏa đi các vùng miền lập nghiệp với những cửa hàng, quán xá, mang theo cả những bí quyết trong những món ăn truyền thống. Không cần phải tới tận An Giang người ta mới có thể thưởng thức chè miền Tây. Song, nếu có dịp, được ngồi dưới một mái lá đơn sơ, thưởng thức cái mát lành của chè thốt nốt An Giang đúng ở miền đất làm ra nó, phải chăng cũng là nét thú vị trong những chuyến du ngoạn miền sông nước?
Một số hình ảnh đẹp
Chè thốt nốt An Giang












Thursday, October 12, 2017

Chả gà Tiểu Quan

Chả gà Tiểu Quan
Nhắc đến Phố Hiến xưa (Hưng Yên nay) người ta thường nhắc đến những loại đặc sản: nhãn lồng, tương Bần, bún thang… nhưng thật thiếu sót khi không nhắc đến một món ăn dân dã mà đậm đà hương quê - chả gà Tiểu Quan.

 



Tiểu Quan là một thôn thuần nông của xã Phùng Hưng, huyện Khoái Châu, tỉnh Hưng Yên. Ngay cả các vị cao niên trong làng cũng không ai còn nhớ nguồn gốc, sự ra đời của món chả gà có từ bao giờ mà chỉ biết từ khi lớn lên đã thấy những người trong làng chế biến và thưởng thức món ăn này vào những dịp lễ hay Tết.

 

Ông Nguyễn Đức Tuân, một cựu chiến binh ở thôn, năm nay đã ngoài 60 tuổi, chia sẻ: “Để có được món chả gà Tiểu Quan ngon thì phải rất kỹ lưỡng trong việc chọn gà. Gà được chọn phải là gà trống tơ nặng khoảng 1,2-1,5 kg, chưa thiến, chưa đạp mái lần nào”. Nhiều người còn cho rằng, món chả gà Tiểu Quan sẽ ngon hơn khi được chế biến từ những chú gà trống tơ Đông Cảo hay loại gà ri vì thịt gà sẽ mềm và thơm, ngon hơn các giống gà khác. Gà sau khi được làm sạch, chọn chỗ nạc nhất (thường là phẩn lườn của gà), rút hết gân, xương, sau đó thái nhỏ kiểu con chì, rồi cho vào cối giã như cách giã thịt lợn để làm món giò lụa truyền thống. Khi thịt gà đã tương đối nhuyễn, lại cho thêm lòng đỏ trứng gà (tuỳ vào lượng thịt nhiều hay ít) rồi thêm nước mắm ngon, gia vị, hạt tiêu, gừng và một chút mỡ lợn thái hình hạt lựu tiếp tục giã cho đều, nhuyễn.

 

Theo những người có kinh nghiệm thì món chả gà truyền thống, thịt phải được giã bằng cối đá. Nhìn cách giã ai cũng tưởng rất đơn giản nhưng nếu không phải là một người khéo léo, tỉ mẩn “có nghề” thì khó có thể làm tròn được công việc này. Từng nhịp chày đều đặn được đưa lên đưa xuống, nhát nào chắc nịch nhát đấy nhưng thịt gà không hề bị bắn ra ngoài cối chút nào. Trong lúc một người đang giã thịt gà, thì một người khác tìm một chiếc mo cau mới rụng, cắt ra thành các miếng nhỏ. Phần thịt sau khi được giã nhuyễn sẽ được phết lên các miếng mo cau nhỏ này mang đi nướng. Chú ý khi phết không được quá dày, quá mỏng để khi nướng thịt có thể chín đều.

 

Chả gà Tiểu Quan phải được nướng bằng than hoa (than củi) và nếu có thêm vài quả thông khô vào thì càng tăng thêm độ thơm. Cũng theo ông Tuân, dùng than của những cành hay gốc nhãn khô (một loại cây đặc sản của mảnh đất Hưng Yên) thì có mùi vị thơm ngon nhất.. Có lẽ chính vì lý do này mà tuy nhiều vùng cũng có món chả gà tương tự nhưng chả gà Tiểu Quan vẫn mang một mùi vị ngon riêng của vùng quê xứ nhãn lồng nổi tiếng. Chả sau khi nướng có thể để nguyên vậy thưởng thức hoặc có thể sốt chả với cà chua, hành hoa đều thơm ngon. Dưới cái se se lạnh của thời tiết đầu đông hay khi ngoài trời những hạt mưa tí tách rơi mấy anh em ngồi bên đĩa chả gà nướng thơm phức, bên cạnh là chai rượu Lạc Đạo hay Trương Xá thì không còn gì bằng. Gắp miếng chả gà giòn thơm, nhấp thêm chút rượu cay thực khách sẽ không quên món ăn dân dã, chan chứa tình hương quê này.

Một số hình ảnh đẹp
Chả gà Tiểu Quan












Tuesday, October 10, 2017

Phố bít tết Hòe Nhai

Phố bít tết Hòe Nhai
Chỉ khoảng vài năm trước, phố Hòe Nhai mới có 2 hàng bánh mỳ bít tết, nay cả con phố nhỏ đã trở thành nơi hội tụ các hàng bít tết vỉa hè đông đúc nhất Hà Nội.

 



Khi hàng bít tết đầu tiên ở Hòe Nhai mở cửa, thực khách nô nức kéo nhau đến ăn vì lý do bít tết ở đây vừa rẻ vừa ngon. Với giá khoảng 17.000 đồng khi đó, bít tết Hòe Nhai trở nên nổi tiếng và thu hút hơn hẳn các hàng bánh mỳ Phúc, bánh mỳ Bùi hay bít tết Hòa Mã.

 

Hiện nay, có khoảng 10 hàng bít tết khác nhau trên con phố nhỏ này, trong đó hàng bánh mỳ Thu Cúc phát triển nhất với khoảng 5 ngôi nhà san sát nhau. Bánh mỳ bít tết Hòe Nhai không còn rẻ như cũ mà đã tăng lên 30.000 đồng mỗi suất nhưng vẫn thu hút được rất nhiều thực khách mỗi ngày.

 

Ưu điểm của các hàng này là nhân viên phục vụ nhanh chóng, thái độ vui vẻ khiến người ăn luôn cảm thấy thoải mái. Dù các quán luôn đông khách nhưng không bao giờ bạn phải chờ lâu và bạn có thể gọi thêm nhiều loại nước uống như trà chanh, sữa đậu nành, nước ngọt, trà đá... Các cửa hàng ở đây cũng không có chiêu mời chào khách mà mỗi khi có khách dừng xe, sẽ có đội ngũ nhân viên tới cất xe và trông xe cẩn thận.

 

Các cửa hàng bít tết ở Hòe Nhai mở cửa từ sáng tới tận tối khuya nên các thực khách muốn ăn trưa hoặc tối đều có thể ghé qua đây. Bánh mỳ bít tết là món dễ ăn, hợp với tiết trời mát mẻ nên vào các buổi tối mùa thu, đông, quán thường nấp tập hơn các thời điểm khác.

Một số hình ảnh đẹp
Phố bít tết Hòe Nhai












Xôi chim Hà Nội

Xôi chim Hà Nội
Bỏ vào miệng miếng xôi đầu tiên, thực khách sẽ cảm nhận được đầy đủ mùi vị đậm đà, thơm ngọt của thịt chim quyện với hạt xôi dẻo mềm.



Rủ nhau đi ăn chim quay, tẩm ướp gia vị thơm lừng không còn là thói quen xa lạ với người Hà Nội. Món ăn có phần dân dã này hấp dẫn được hầu hết người ăn, kể cả các em nhỏ.

 

Địa chỉ quen thuộc mà các bạn trẻ hay tìm đến khi "lên cơn" thèm chim quay thường là quán nhỏ trong ngõ Tạ Hiện. Tuy nhiên quán này có giá cả hơi đắt, chỗ ngồi chật chội, hay phải đợi lâu và chỗ để xe khá bất tiện. Ở đầu dốc Hòe Nhai cũng có một quán chim quay đang thu hút sự chú ý của nhiều thực khách mê mệt món ăn thôn quê này. Trước đây, quán ở phố Phạm Hồng Thái, địa chỉ cũng từng được những người sành ăn lưu nhớ. Điểm đặc biệt là ngoài món chim quay kinh điển thì còn một món ăn rất đặc trưng, đã trở thành tên gọi cho quán: "Oanh Xôi chim".

 

Xôi chim là đặc sản của vùng đồng bằng Bắc Bộ nên có mặt ở nhiều vùng quê trên khắp miền Bắc như Bắc Ninh, Ninh Bình, Hà Nam... Tuy nhiên, ở Hà Nội, nếu muốn thưởng thức món ăn này, bạn thường phải tới những nhà hàng sang trọng, với giá khá cao. Do đó, sự xuất hiện của một quán hàng vỉa hè bán xôi chim đã trở nên đặc biệt, nhất là với những ai xa quê lâu ngày, hay những người muốn tìm về hương vị quen thuộc chốn đồng quê.

 

Chim được chọn làm xôi thường là chim câu, cuốc hoặc sẻ. Xôi được đồ từ gạo nếp ngon, chín vừa. Thịt chim băm nhỏ, ướp hành tiêu dầu mỡ và tẩm ướp nhiều gia vị bí truyền cho vừa miệng rồi cho vào nồi, xáo cùng xôi. Vị ngọt thơm từ chim sẽ từ từ thấm đều vào từng hạt xôi đang chín tới. Kết thúc công đoạn chế biến, đầu bếp sẽ rải hành khô đã phi thơm lên trên cho mùi hương thêm quyến rũ

 

Món ăn này thoạt nhìn sẽ không đặc biệt, bởi thịt chim băm nhỏ xíu, lẫn trong xôi nên không có màu sắc hấp dẫn ngay từ cái nhìn đầu tiên. Thế nhưng, chỉ cần bỏ vào miệng miếng xôi đầu tiên, thực khách sẽ cảm nhận được đầy đủ mùi vị đậm đà, thơm ngọt của thịt chim quyện với hạt xôi dẻo mềm. Cũng bởi thế mà xôi có thể dùng không, không cần thêm bất kỳ loại nước chấm nào mà vẫn vừa miệng.

 

Giá của một đĩa xôi đầy đặn khoảng 50.000 đồng, không phải là rẻ nhưng nếu so sánh với các nhà hàng lớn thì giá này dễ chịu hơn nhiều, hơn nữa ăn cũng khá no. Ngoài xôi chim, khi tới quán, bạn cũng nên thử thêm miến xào lòng chim lạ miệng. Món ăn này được chế biến gần giống với miến xào lòng gà quen thuộc với các loại nội tạng chim như tim, lòng, gan, mề, buồng trứng... cùng với mộc nhĩ, nấm hương và giá đỗ cho đỡ ngấy. Tuy nhiên, miến ở đây hơi ngấm dầu mỡ, chống chỉ định cho những cô nàng ăn kiêng.

 

Ngoài những món trên, quán không thể thiếu chim quay, món ăn số một mà bất cứ khách nào tới đây cũng sẽ gọi. Quán thường sử dụng chim cuốc và chim bồ câu. Nếu như bồ câu béo và múp thịt thì chim cuốc quay nhỏ hơn nhưng ngọt thịt và mềm, có thể ăn được cả xương. Thực khách tới quán rất ưa thích món này. Nhìn chung, thịt chim ở đây được làm nóng hổi, ăn tới đâu, chế biến tới đó nên khá thơm ngon, thịt chắc ngọt và đậm đà. Giá cả đương nhiên cũng tương xứng với giá tiền, khoảng 90.000 đồng một con (chim bồ câu) nhưng luôn khiến người ăn xiêu lòng.

 

Cảm nhận chung của khách khi rời quán là khá hài lòng, các món ăn chế biến vừa miệng, dù xôi hơi ít thịt chim và giá cả không rẻ. Không gian quán hơi nhỏ, chỉ kê vừa mấy chiếc bàn nhựa. Quán mở cửa từ 11h-2h chiều và từ 5h chiều đến tối.

Một số hình ảnh đẹp
Xôi chim Hà Nội












Sunday, October 8, 2017

Bánh tiêu Hà Nội

Bánh tiêu Hà Nội
Cũng giống như quẩy, bánh rán ở Hà Nội, món bánh tiêu rất được giới trẻ miền Nam yêu thích.

 

Món bánh tiêu có xuất xứ từ Trung Quốc được người Hoa đem sang Việt Nam. Nguyên liệu làm bánh rất đơn giản, chỉ từ bột mì, men, bột nổi cùng chút đường, vừng. Đặc trưng của món ăn Trung Hoa là chiên qua dầu mỡ, món bánh tiêu cũng vậy.

 



Sau khi bột được nhào, bánh sẽ được rán trong chảo dầu nóng tới khi chín vàng đều hai mặt. Bánh được cho đường nên hơi ngọt, bề mặt có rắc vừng. Chỉ có nguyên liệu đơn giản như vậy thôi nhưng bánh ăn rất vào miệng bởi không béo lại có chút ngọt nhẹ và thơm mùi vừng.

 

Dọc đường Trần Đại Nghĩa, đoạn gần Đại học Kinh tế Quốc dân hay trên đường Trần Thái Tông, chợ Nghĩa Tân, bạn sẽ thấy rất nhiều hàng bán bánh tiêu. Bánh thường được để trong những tủ kính nhỏ bày bán ở chợ hoặc do người bán hàng chở sau xe đạp.

 

Nếu như ở Sài Gòn, bạn thường được ăn bánh tiêu nóng hổi mới được rán thì ở Hà Nội, bánh thường được rán sẵn nên ăn bị nguội. Cũng may, chủ hàng thường để bánh thật ráo mỡ nên ăn cũng đỡ ngấy hơn. Nhưng nếu muốn thưởng thức trọn hương vị của món quà vặt hấp dẫn này, bạn có thể mua bánh về nhà, cho qua lò vi sóng để làm nóng một chút xíu nhé.

 

Ở nhiều vùng miền trên khắp Việt Nam, bánh tiêu còn được sử dụng làm vỏ cho nhiều món ăn. Có nơi cho cả kem vào bánh để có món ăn mát lạnh vào mùa hè hay như ở Đà Lạt, có quán nổi tiếng nhờ cho xôi kẹp vào trong bánh tiêu...

Một số hình ảnh đẹp
Bánh tiêu Hà Nội
Bánh tiêu Hà Nội












Saturday, October 7, 2017

Nấm hương Cao Bằng

Nấm hương Cao Bằng
Tỉnh ta có thảm thực vật rất phong phú, trong đó có nấm hương rừng là sản vật quý có nhiều ở các huyện: Nguyên Bình, Bảo Lạc, Bảo Lâm..., được người dân bản địa và người tiêu dùng trên thị trường chế biến thành nhiều món ăn ngon bổ dưỡng, có tác dụng làm tẩy sạch độc tố trong đường tiêu hóa...

 



Canh nấm hương mọc: Cách làm, nguyên liệu 100g nấm hương ngâm nước lạnh (20 phút), rửa sạch cắt cuống nấm. Thịt lợn xay nhuyễn (mọc) 200 - 300g (tùy theo khẩu phần ăn). Súp lơ hoa trắng, hoặc xanh, rửa sạch cắt nhỏ theo bông. Nước xương đun sôi nêm vừa đủ gia vị, lấy thìa nhỏ múc đầy thịt xay lấy nấm bọc vào, vê tròn (từng cái) rồi thả vào nồi nước canh xương. Đợi khi nào nấm bọc thịt xay nổi lên đều rồi cho hoa súp lơ vào. Khi bắc ra cho thêm hành, rau mùi.

 

Nấm hương xào thịt gà (nấm hương tươi hoặc khô đều được): Gà mổ, rửa sạch chặt miếng đều. Nấm hương ngâm rửa sạch để ráo nước. Đem thịt gà xào kỹ với gừng rồi cho nấm hương vào xào cùng đến khi nếm nấm hương và thịt chín có mùi thơm quyện vào nhau thì bắc ra.

 

Gà mổ, rửa sạch chặt miếng đều. Nấm hương ngâm rửa sạch để ráo nước. Đem thịt gà xào kỹ với gừng rồi cho nấm hương vào xào cùng đến khi nếm nấm hương và thịt chín có mùi thơm quyện vào nhau thì bắc ra.

 

Nấm hương xào rau thập cẩm: Đỗ hà lan, su hào, cà rốt, nấm hương, tỏi rửa sạch, thái mỏng (su hào, cà rốt), thịt lợn nạc thái mỏng. Xào thịt lợn nạc cho gia vị vừa đủ rồi bắc ra. Cho su hào, cà rốt xào trước sau đó cho đỗ hà lan vào xào rồi cho nấm hương vào xào sau cùng. Sau đó đem rau thập cẩm đã chín xào lẫn với thịt vừa nóng, chín tới cho tỏi lá vào. Nấm hương xào rau thập cẩm có màu xanh, đỏ, trắng, nâu... rau giòn ngon, thơm quyện mùi nấm hương.

 

Nấm hương có mùi thơm, ăn ngon ngậy nên có thể nấu với nhiều món ăn khác như nấm hương nấu thịt đông, nhân canh miến, nấu lẩu... tùy theo sở thích, khẩu vị, cách chế biến của mỗi gia đình.

Một số hình ảnh đẹp
Nấm hương Cao Bằng












Friday, October 6, 2017

Cháo lươn Thanh Hóa

Cháo lươn Thanh Hóa
Nhiều thực khách không khỏi ngạc nhiên khi nhìn thấy bát cháo lươn của người Thanh Hóa, bởi nó giống như bát canh nấu loãng, nước cháo trong leo lẻo, gạo còn nguyên hạt, và thường rất nhiều lươn.

 

 



Người Thanh Hóa tâm niệm rằng, bát cháo càng trong, càng nhiều nước càng ngon, bởi cốt cháo lươn là ăn lấy nước, ngon bổ tập trung hết trong nước cháo. Một bát cháo lươn ngon bao gồm thật nhiều lươn xào mềm, đậm đà hương vị, gạo phải còn nguyên hạt, nở xòe, bát cháo khi được bưng ra thơm mùi hành phi, đẹp mắt với màu hành, ngổ xanh và đậu phụ xắt miếng vuông nhỏ, rán vàng.

 

Cháo lươn Thanh Hóa ăn cùng bánh đa vừng, giống như người Hà Nội ăn cháo với quẩy chiên giòn. Bạn có thể thưởng thức những quán cháo lươn gia truyền ở đường Nguyễn Chích, Trường Thi, phố Bà Triệu, Lê Hoàn và dọc đường Đình Hương.

Một số hình ảnh đẹp
Cháo lươn Thanh Hóa












Tuesday, October 3, 2017

Bánh hạt điều Bình Phước

Bánh hạt điều Bình Phước
Bánh hạt điều Bình Phước Hạt điều có một hương vị rất riêng và được dùng làm gia vị cho các món ăn hay trang trí cho những món bánh. Bình Phước là một trong những tỉnh có diện tích trồng điều lớn nhất Việt Nam. Bởi thế, người dân nơi đây đã tận dụng nó để làm ra những món bánh thơm ngon nhất là món bánh hạt điều.



Bánh hạt điều được làm từ những nguyên liệu chính gồm: bột nổi, trứng gà, một ít dầu ăn, đường, bột mì, bột quế, đường và hạt điều (do đây là bánh hạt điều nên hạt điều là một trong những nguyên liệu rât quan trọng để tạo nên mùi vị của bánh). 

 

Để làm được những chiếc bánh hạt điều, người ta rửa hạt điều thật sạch, ngâm trong nước khoảng 10 phút cho hạt điều mềm, sau đó vớt hạt điểu ra và thấm khô hạt điều. 

 

Trộn các nguyên liệu như bột mì, bột quế, bột nổi cho hòa đều với nhau. Sau đó bơ và đường được cho vào máy đánh tơi thành kem và cho trứng với dầu ăn mới đánh xong vào đánh chung. Cuối cùng cho tất cả bột vào máy đánh đều, khi nào thấy bột trong máy không văng ra hai bên thành là bột đã tới, tắt máy ( chú ý là không nên đánh bột lau quá, vì bánh chín sẽ bị cứng). Sau khi tất cả đã xong thì cho hạt điều vào trộn thật đều. 

 

Bánh sau khi đã được chuẩn bị xong phần nguyên liệu thì đưa vào lò nướng, nhiệt độ nướng thích hợp là khoảng 180oC. 

 

Bánh hạt điều sau khi nướng xong sẽ có màu vàng của bánh hòa với mùi thơm của hạt điều, rất hấp dẫn. Bánh khi ăn bạn sẽ cảm nhận được độ giòn tan, hạt điều sần sật trong miệng sẽ làm cho người ăn thích thú khi cắn nát những hạt điều li ti ấy. Bánh có thời gian bảo quản khá lâu, nếu làm đúng kỹ thuật thì bạn có thể bảo quản bánh đến 1 tháng mà không sợ bị hư.

 

Một số hình ảnh đẹp
Bánh hạt điều Bình Phước












Monday, October 2, 2017

Bánh canh bà Đợi

Bánh canh bà Đợi
Món bánh canh có tên lạ này là món khoái khẩu của rất đông thực khách tại Huế. Đây là món bánh canh được đặt tên theo người nấu

 



Cách chế biến và thưởng thức cũng đặc biệt chẳng kém gì cái tên của nó. Phần nhân của món ăn này là tôm tươi đem luộc rồi bóc vỏ, chả quết viên thành từng viên nhỏ rồi đem luộc chín. Chỉ vậy thôi là cũng đã quá khác biệt so với các loại bánh canh thông thường. Phần nguyên liệu của bánh canh bà Đợi cũng được sơ chế kĩ, ướp gia vị rồi chế biến cho thật thấm trước khi đem bán.

 

Cách ăn cũng chẳng giống với cách ăn các loại bánh canh thông thường. Khi người ăn gọi món, người bán sẽ đem ra một tô bánh canh với nước dùng trong vắt, tôm và chả quết được xếp trên cùng, trông chả có gì bắt mắt hay hấp dẫn.

 

Nhưng chưa hết, kèm theo tô bánh canh này là một loạt các gia vị ăn kèm để thực khách tự tay pha chế, bao gồm: dầu ớt, hành hoa, trứng cút, muối, tiêu, bột nêm. Sau khi gia giảm các loại nguyên liệu đi kèm theo ý mình, một tô bánh canh tràn ngập màu sắc, réo gọi, khiến thực khách không thể chần chừ thêm phút giây nào.

 

Nguyên liệu đơn giản là thế nhưng chính điều đó lại đem lại cho món ăn này vị ngon chân chất nhất, vừa ngọt mát, vừa đậm đà, không dễ gì quên được.

Một số hình ảnh đẹp
Bánh canh bà Đợi
Bánh canh bà Đợi












Sunday, October 1, 2017

Bọ xít chiên giòn Yên Bái

Bọ xít chiên giòn Yên Bái
Năm nào cũng vậy, cứ vào tháng tư khi mùa hoa nhãn nở rộ, trên những chùm hoa phủ đầy phấn trắng xuất hiện nhiều chú bọ xít bám dày. Khi đó, người dân khu vực Văn Chấn, Nghĩa Lộ lại bắt đầu chuẩn bị chăm sóc cho mùa quả ngọt mới và lại có thêm một món ngon trên mâm – món bọ xít chiên giòn.



Người dân nơi đây chế biến bọ xít khá đơn giản. Để bọ xít không còn mùi hôi, người ta đem bọ xít ngâm xuống nước vài giờ cho đến khi bọ xít đã chết, bọt khí từ bọ xít bốc lên phủ kín mặt nước, bấy giờ người ta vớt ra, rửa sạch để ráo nước rồi đem sao vàng.

 

Bọ xít khi đã được sao vàng không còn mùi hăng hắc đặc trưng nữa mà có mùi rất thơm. Lúc này đem vặt bỏ đầu, cánh, rút ruột rồi đem chiên với dầu hoặc mỡ. Điều đặc biệt là không phải ướp bọ xít với gia vị gì, kể cả mắm, muối, mì chính. Khi ăn, đổ dầu lưng chảo, rồi xúc bọ xít vào rá sắt, nhúng vào dầu sôi một lát, rồi nhấc ra đĩa là xong. Gia vị duy nhất ăn với bọ xít là lá chanh thái chỉ và một chút nước cốt chanh. Bản thân con bọ xít đã mang đủ các vị cay, mặn, ngọt, bùi…

Một số hình ảnh đẹp
Bọ xít chiên giòn Yên Bái
Bọ xít chiên giòn Yên Bái