This is default featured slide 1 title

Go to Blogger edit html and find these sentences.Now replace these sentences with your own descriptions.This theme is Bloggerized by Lasantha Bandara - Premiumbloggertemplates.com.

This is default featured slide 2 title

Go to Blogger edit html and find these sentences.Now replace these sentences with your own descriptions.This theme is Bloggerized by Lasantha Bandara - Premiumbloggertemplates.com.

This is default featured slide 3 title

Go to Blogger edit html and find these sentences.Now replace these sentences with your own descriptions.This theme is Bloggerized by Lasantha Bandara - Premiumbloggertemplates.com.

This is default featured slide 4 title

Go to Blogger edit html and find these sentences.Now replace these sentences with your own descriptions.This theme is Bloggerized by Lasantha Bandara - Premiumbloggertemplates.com.

This is default featured slide 5 title

Go to Blogger edit html and find these sentences.Now replace these sentences with your own descriptions.This theme is Bloggerized by Lasantha Bandara - Premiumbloggertemplates.com.

Tuesday, July 31, 2018

Cơm Lam Đắk Nông

Cơm Lam Đắk Nông
Người ăn có thể cảm nhận cả mùi nếp thơm lẫn hương rừng trong miếng cơm lam. Nó chắc mà lại dẻo, bùi mà không cứng, ăn không biết ngán. Nhiều khi không có thức ăn kèm, người ta vẫn thấy rất rõ cái vị đậm đà của nó.

 



Đặc sản của vùng đất bazan ấy được làm từ gạo nếp ngâm lẫn với lá thơm đêm trước, cho vào ống nứa non. Khi gạo đã đầy hai phần ba ống, người "đầu bếp" khéo léo đổ nước suối mát lạnh đựng trong những cái bầu khô đen bóng dốc vào từng ống một. Người ta tước những thẻ lá chuối già hườm hườm vàng đã tai tái héo bởi hơi nóng lửa hơ và bắt đầu vê từng cái nút cho từng ống nứa.

 

Những chiếc ống sau khi đã nạp đủ gạo và nước, được vùi vào bếp tro hồng. Tiếng những hạt lửa nhỏ nổ, tiếng nước reo li ti trong ống nghe thật ấm áp. Những hạt gạo dẻo bắt đầu giữ rịt lấy nhau, nước từ thành ống nứa ngấm dần vào từng hạt gạo....

 

Trong những ngày lễ hội, rượu ghè cột thành hàng, thịt nướng và muối ớt đã sẵn sàng. Những ống cơm lam cũng đã được bày ra. Mỗi người một ống, bốn ngón tay nhẹ nhành tách cái "nồi" lam ấy thành tư hoặc sáu vừa tầm cho một cái noãn cơm dẻo, đông kết nhô lên. Nó chắc mà lại dẻo, bùi mà không cứng, ăn không biết ngán.

Một số hình ảnh đẹp
Cơm Lam Đắk Nông
Cơm Lam Đắk Nông












Sunday, July 29, 2018

Nem chua nướng Hà Nội

Nem chua nướng Hà Nội
Giới trẻ Hà Nội nhiều năm nay có "mốt" thưởng thức vị chua chua, dinh dính của nem nướng trong tiếng chuông Nhà Thờ Lớn.

 

Từ nhiều năm nay, món nem chua nướng ngõ Ấu Triệu, cạnh Nhà Thờ Lớn, đã trở nên quen thuộc với giới trẻ Hà Thành, đặc biệt vào thời khắc chuyển giao mùa mát mẻ. Chỉ cần đi tới đầu con ngõ, bạn đã có thể cảm nhận được mùi thơm nức mũi của của những chiếc nem nóng hổi đang được nướng trên những bếp than đỏ lửa.

 



Mở cửa từ 2h chiều, quán nem nướng luôn tấp nập khách ra vào đến tận 12h đêm. Đây là nơi tụ tập của không ít bạn trẻ dịp cuối tuần, dù đi theo nhóm đông người hay chỉ vài người bạn bởi chỗ ngồi ngoài trời tương đối thoải mái. Thưởng thức vị dinh dính, bùi bùi, chua dịu của nem nướng trong không gian thoáng đãng, cổ kính của Nhà Thờ Lớn là một đặc trưng rất riêng của ẩm thực Hà Nội.

 

Nem chua vốn là món ăn có phần tái, nhưng khi được nướng đều trên lửa sẽ khiến người ăn yên tâm hơn về chất lượng an toàn thực phẩm. Công việc nướng nem này cũng đòi hỏi sự nhanh lẹ ở người làm. Những chiếc nem được đặt trên vỉ than hồng, trở đều tay sao cho lá ổi cháy xem xém, nước mỡ chảy quanh thân nem là dùng được. Nem nướng xong được trên đĩa, lót lá chuối xanh rất ngon mắt; dùng kèm với tương ớt.

 

Giá của mỗi chiếc nem là 5.000 đồng. Thông thường, thực khách sẽ ăn kèm với các thức hoa quả như củ đậu, xoài, ổi hoặc dưa chuột cho đỡ ngấy. Nằm trong khu phố "trà chanh" của thủ đô nên thức uống này là thứ không thể thiếu của mỗi quán nem nướng ở đây, với giá khoảng trên dưới 10.000 đồng.

 

Sang hơn một chút, bạn có thể gọi thêm các loại cá nướng như cá chỉ vàng, cá mức, nhưng phổ biến nhất vẫn là cá bò. Cá cũng được nướng đều trên than cho sực mùi thơm, khi thưởng thức sẽ có vị ngọt đậm đà của cá biển. Các loại cá nướng này cũng được dùng chung một bát tương ớt của nem chua nướng. Tuy nhiên, hầu hết khách tới đây đều cho rằng, tương ớt này thường có vị cay xé nên những ai tới ăn lần đầu đều từng bị "toát mồ hôi" do lỡ chấm quá nhiều.

 

Khi ra về, mỗi khách đều được tặng kèm một chiếc kẹo cao su nhai cho đỡ tanh miệng. Việc làm tuy nhỏ nhưng thể hiện sự chu đáo, quan tâm tới khách hàng khiến ai cũng cảm thấy hài lòng. Chỗ để xe của quán rộng rãi, có người trông cẩn thận, với giá 5.000 đồng. Khi thưởng thức xong, nhiều bạn trẻ thường tranh thủ thăm quan và chụp ảnh ở nhà thờ đẹp và nổi tiếng Hà Nội.

Một số hình ảnh đẹp
Nem chua nướng Hà Nội
Nem chua nướng Hà Nội
Nem chua nướng Hà Nội
Nem chua nướng Hà Nội












Bánh khoái tép Thanh Hóa

Bánh khoái tép Thanh Hóa
Đây là món ăn bạn sẽ được người xứ Thanh giới thiệu đầu tiên, bởi lẽ món này chỉ có ở thành phố Thanh Hóa và rất ít huyện lân cận. Cách thưởng thức bánh khoái tép là “làm đến đâu, ăn đến đó”. Nguyên liệu chính gồm bột gạo tẻ xay dạng nước, rau cần nước rửa sạch cắt khúc nhỏ, bắp cải thái sợi và tép loại tươi ngon.

 

 



Bột gạo được tráng lên chảo gang, sau đó cho rau cần, bắp cải, tép đã xào vào, lật cho bánh chín đều và giòn. Người làm phải biết điều chế củi lửa phù hợp để bánh không bị cháy cạnh, cũng không được mềm quá. Một quả trứng gà đập vào giữa bánh tạo nên màu vàng rộm, ngon mắt ngon miệng. Nước chấm chỉ cần nước mắm chanh ớt là đủ vị của món ăn này.

 

Bạn có thể tìm đến các hàng ở phố Đào Duy Từ, Hàn Thuyên… để thưởng thức bánh khoái tép khi đến thành phố Thanh Hóa.

Một số hình ảnh đẹp
Bánh khoái tép Thanh Hóa












Saturday, July 28, 2018

Bún bò Nha Trang

Bún bò Nha Trang
Bún bò Nha Trang có sợi bún to, hòa lẫn trong thứ nước lèo mang hương vị rất đậm đà, thơm mùi mắm ruốc, sóng sánh nổi váng màu vàng của ớt, đủ để làm thực khách phải xuýt xoa và "đã đời" vì cái vị cay nồng.

 



Bún bò Nha Trang còn hấp dẫn bởi thứ thịt bò mà hầu như ai ăn một lần cũng "khoái" ngay. Nó khá giống với loại thịt bò chín của phở Hà Nội, nhưng là phần thịt bò bắp, rất nhiều gân, được ninh nhừ và mềm với nước lèo thơm ngon.

 

Bên cạnh đó, một tô bún bò còn trở nên phong phú hơn nhờ có thêm tiết luộc, khoanh giò heo hoặc một khúc đầu móng giò béo ngậy.

 

Ngoài ra, một đĩa rau gồm giá đỗ, xà lách, bắp chuối thái mỏng cũng là thứ không thể thiếu khi thưởng thức bún bò Nha Trang. Có vậy, bạn mới tận hưởng được hết vị ngon, ngọt, thơm, mát của món ăn hấp dẫn này.

Một số hình ảnh đẹp
Bún bò Nha Trang
Bún bò Nha Trang
Bún bò Nha Trang












Friday, July 27, 2018

Chả chìa Hạ Lũng

Chả chìa Hạ Lũng
Chả chìa là món ăn đặc sản của dân làng hoa Hạ Lũng ( Đằng Hải, Hải An , Hải Phòng). Nơi đây có tới 10 hộ chuyên làm nghề chế biến giò chả. Nhưng nổi tiếng nhất vẫn là món ăn gia truyền có tên gọi là: Chả chìa Hạ Lũng...   

 



Nhìn bên ngoài chả chìa Hạ Lũng trông gần giống như món nem lụi của xứ Huế. Thế nhưng cách thức chế biến lại hoàn toàn khác đấy. Đầu tiên người ta chẻ nhỏ dẻ mía bằng ngón tay rồi chia làm hai phần. Phần trên dẻ mía, người ta bao quanh lớp thịt lợn nạc xay nhuyễn cùng với mực khô đã được tẩm ướp các gia vị, còn đoạn mía ở phần dưới, người ta bỏ ngỏ và làm tay cầm khi ăn chả chìa.                                                                     

Để có được những cái chả chìa thơm ngon hấp dẫn, đặc sắc, người dân Hạ Lũng hết sức coi trọng khâu chế biến. Những hương vị riêng để tạo nên món chả chìa là mực khô, mía và thịt lợn nạc. Muốn chọn loại mực ngon, người ta kén mua mực ở tận Cát Bà, Cát Hải, sau đó đem mực về cắt nhỏ, xay nhuyễn cùng thịt lợn nạc, ướp với nước mắm, mỳ chính, nấm hương, mộc nhĩ, hạt tiêu...

 

Kế đó, người ta róc vỏ mía rồi chẻ thành từng dẻ nhỏ, sau đó phết mực khô và thịt trộn đều phết lên dẻ mía sao cho mực và thịt lợn nạc bám phải thật chặt, bao quanh dóng mía. Tiếp đến người ta đặt chả chìa vào nồi hấp chín. Khâu hấp này cũng rất quan trọng, phải luôn giữ ở nhiệt độ vừa phải, nếu nóng quá chả sẽ bị cháy nhưng nếu nhỏ lửa quá chả sẽ bị non, lên màu da không đẹp.

 

Và dù ở nhiệt độ nào thì nước trong nồi hấp bao giờ cũng phải đủ lưng nồi để hơi nước bốc lên đều cho chả vừa chín tới. Lúc đó dẻ mía mềm sẽ tiết ra nước ngọt quyện với hương vị của chả tạo nên vị thơm ngon, rất hấp dẫn. Vớt miếng chả chìa để lên đĩa bạn sẽ thấy miếng chả chìa đạt yêu cầu là phải chín tới, giữ được màu sác đẹp không vỡ nát, hay khô xác.

 

Muốn thưởng thức hương vị chả chìa, người ta có thể rán vàng hay nướng trên bếp than hoa nhưng phải đảm bảo chả chín vàng đều. Khi ăn bạn sẽ cảm nhận được hết vị thơm mềm của chả chìa nướng hay rán quyện với vị ngọt của thịt, mía, vị hơi dai dai của mực khô. Hãy đưa miếng chả còn ấm nóng vào miệng cắn nhẹ bạn sẽ cảm thấy vị thơm ngon của miếng chả hòa quyện với âm thanh thật vui tai của những sụn thịt mềm.

 

Ăn chả chìa Hạ Lũng cũng có nhiều cách ăn. Có người thích nhắm rượu lai rai với chả chìa nhưng có người lại thích chấm những cái chả chìa trong nước mắm có pha tỏi, ớt, đường cùng với rau sống để tăng thêm hương vị đậm đà, ngon lành hấp dẫn. Lại có người lại thích cầm độc nhất chả chìa ăn riêng để thưởng thức hương vị đặc trưng của nó.

 

Và dù ăn theo cách nào nhưng chắc chắn bạn sẽ thấy rất thú vị khi ăn hết phần chả chìa, bạn sẽ có ngay một món ăn "lát xe" rất ngon. Đó là phần dẻ mía bao quanh miếng chả chìa đấy. Hãy cắn ngập răng miếng dẻ mía đi. Bạn sẽ thấy miếng mía thật ngọt và thật mềm, mát.

 

Cũng xin mách nhỏ với bạn rằng, bạn có thể mua chả chìa Hạ Lũng để mang đi xa làm quà cho người thân đấy. Người bán hàng sẽ đóng gói chả chìa cho bạn trong túi ni lông hoặc trong giấy bao xi măng thật cẩn thận. Và hãy yên tâm đi. Bạn có thể giữ chả chìa trong hai ba hôm mà không sợ bị ôi thiu đâu.

Một số hình ảnh đẹp
Chả chìa Hạ Lũng












Bánh tráng thịt heo Đà Nẵng

Bánh tráng thịt heo Đà Nẵng
Món bánh tráng cuốn thịt heo đang được người dân Đà Nẵng ngày càng ưa chuộng bởi sự hòa trộn tuyệt vời giữa vị, sắc, hương

 

Món ăn này không đòi hỏi chế biến một cách cầu kì, thoạt nhìn bạn hãy khoan vội đánh giá về sự đơn giản của nó. Bởi nó chú trọng đến cách lựa chọn các loại thực phẩm sao cho tươi sống, đảm bảo được hương vị đậm đà của nguyên liệu.

 



Chỉ cần nghe tên món ăn, bạn có thể đoán ra ngay bí quyết của món bánh tráng cuốn thịt heo nằm ở đĩa thịt. Để chọn được loại thịt ngon nhất, người ta chỉ chọn heo nặng từ 50-70kg, và lấy phần mông hoặc vai của con heo, sau đó đem hấp hơi để giữ nguyên vị ngọt sắc đậm của thịt.

 

Tiếp đến rau là nguyên liệu bắt buộc đối với món ăn này, bánh tráng cuốn thịt heo mà không ăn với rau thì thật là vô vị. Những loại rau ở đây đều là nhứng loại rau thông dụng, rất dễ tìm. Nhưng để đảm bảo ra được tươi xanh, không héo úa thì đòi hỏi người đầu bếp phải thật khéo léo trong khâu chọn lựa. Với từng cuốn bánh tráng thịt he, chắc hẳn thực khách sẽ khong bao giờ quên được vị ngọt đậm của thịt heo kết hợp với vị tươi mát của xà lách, vị cay nồng của húng, quế và vị chua chua chát chát của chuối trái và khế.

 

Và cuối cùng, mắm nêm loại nước chấm không thể thay thế đối với món này, nếu bạn dùng bánh tráng cuốn thịt heo với một loại nước chấm nào khác sẽ làm mất đi hương vị đậm đà của cá biển, vị cay nồng của tỏi ớt. Đó là điều làm ai ai cũng phải xuýt xoa khi thưởng thức món bánh tráng cuốn thịt heo.

 

Tay cầm chiếc bánh tráng, nhẹ nhàng xếp gọn miếng thịt heo lên trên những loại rau được cuộn tròn, chấm vào chén mắm nêm, để rồi khi cắn vào chiếc bánh, cái dai dai của bánh tráng lề, vị mềm mại của miếng mì ướt thêm chút ngọt sắc của thịt, vị tươi mát của rau và cay nồng của mắm sẽ giúp bạn nhận ra rằng dù trong thời đại nào, ẩm thực vẫn là nét văn hóa độc tôn của vùng miền. Nếu thưởng thức món ăn này qua lời tả của tôi chắc rằng bạn vẫn chưa cảm nhận được hết hương vị của nó. Vì vậy, hãy đánh dấu món ăn này vào sổ tay du lịch để dành cho những cuộc hành trình của mình nhé!

Một số hình ảnh đẹp
Bánh tráng thịt heo Đà Nẵng
Bánh tráng thịt heo Đà Nẵng
Bánh tráng thịt heo Đà Nẵng












Sunday, July 22, 2018

Cá chua Vị Quang Cao Bằng

Cá chua Vị Quang Cao Bằng
Ai đã một lần đến xã Vị Quang (Thông Nông) thì không thể quên được hương vị của món cá chua (hay còn gọi là cá thính) có vị chua chua, bùi béo, đậm đà. Mùi thơm của lớp thính quyện với vị chua của cá tạo nên hương vị rất riêng. Cá chua được coi là một món ăn đặc sản và đã trở thành hàng hóa.

 



Nguyên liệu làm cá chua gồm: Cá, muối, rượu trắng và thính (được làm từ ngô, gạo tẻ, gạo nếp). Thính để làm cá chua không được xát thành bột gạo mà để nguyên cả hạt, ngô vỡ nhỏ như hạt tấm. Theo kinh nghiệm người dân xã Vị Quang, cá chép ruộng là loại cá làm cá chua ngon nhất. Cá chép ruộng được thả ở đồng ruộng từ tháng 3 - 7, khi chuẩn bị làm cỏ ruộng thì bà con thu hoạch cá, chọn cá to bằng 2 - 4 ngón tay để làm cá chua. Cá mang về ngâm nước sạch 1 - 2 ngày rồi mổ bỏ ruột, rửa sạch, không cạo vảy, để cả con hoặc cắt khúc rồi ướp với muối, rượu trắng sau 24 giờ cho cá ngấm rượu, muối, sau đó rắc thính trộn đều xếp vào chum hoặc lọ, một lớp thính, 1 lớp cá cho đến khi gần đầy đến miệng chum, lọ và đậy kín lại. Cá thường để 3 - 4 tháng mới ngấm thính và lên chua khi đó ăn mới ngon. Cá chua dễ làm, dễ ăn. Ngày nay, cá chua Vị Quang không chỉ là món ăn thường ngày của người dân ở đây mà là món đặc sản, đã trở thanh hàng hóa.

 

Ở xã Vị Quang, hằng năm nhà nào cũng làm cá chua để ăn và bán ra thị trường. Hiện nay, giá cá chua bán tại địa phương 200 nghìn đồng/kg. Nhiều hộ đã có thêm thu nhập 10 - 20 triệu đồng/năm từ nuôi cá chép ruộng và làm cá chua bán.

Một số hình ảnh đẹp
Cá chua Vị Quang Cao Bằng












Wednesday, July 18, 2018

Kim tiền kê Sóc Trăng

Kim tiền kê Sóc Trăng
Có thể nói, thịt là món ăn chủ đạo trong bữa cơm của người Hoa cũng như trong các ngày giỗ chạp, lễ, tết. Đa số người Hoa thích ăn thịt hơn cá, nhất là thịt heo. Họ chế biến ra rất nhiều món như: Kho, chiên, khìa, quay.… Trong đó, tiêu biểu nhất là món nướng, và kim tiền kê là một trong các món nướng tiêu biểu.

 



 Nguyên liệu dùng để chế biến món ăn này gồm: Thịt heo, mỡ heo, lạp xưởng… Thịt heo chọn loại thịt thăn, là phần thịt ngon nhất vì ít mỡ; sử dụng loại mỡ gáy có dạng chắc, thường dùng để thắng thành mỡ nước; lạp xưởng chọn loại to. Tất cả được xắt thành từng miếng vuông, dày khoảng 0,5 cm, ướp gia vị (tiêu, đường, hạt nêm, xì dầu….) để khoảng 2 tiếng cho thấm. Sau đó, dùng thanh tre vót nhọn, xỏ xâu nướng lần lượt như sau: Thịt heo, mỡ, lạp xưởng, nhìn như xâu kim tiền nên có tên gọi là vậy. Có khi đầu bếp chèn thêm khoanh ớt Đà Lạt hay hành tây.
 

Khi nướng thường quét thêm dầu và trở đều đến khi xâu thịt có màu vàng, màu cánh gián mới ngon. Lấy món kim tiền kê ra và xếp ra đĩa được bày trí cải xà lách xoang, cà chua, hay cà rốt tỉa hoa. Món này có thể ăn cùng với bánh hỏi, bánh tráng, rau và cải xà lách, chấm với nước mắm chua ngọt hoặc nước mắm thấm. Đây là món ăn rất thích hợp cho những buổi tiệc ngoài trời hay đi cắm trại, thường cũng là món khai vị trong các tiệc cưới, liên hoan, sinh nhật...

 

Hiện nay, móm kim tiền kê có bán tại Quán Nem Nướng Bảy Gành, 22 Lê Hồng Phong, P3, thành phố Sóc Trăng.

Một số hình ảnh đẹp
Kim tiền kê Sóc Trăng
Kim tiền kê Sóc Trăng
Kim tiền kê Sóc Trăng












Sunday, July 15, 2018

Bánh bèo Huế

Bánh bèo Huế
Bánh bèo là một nét đặc sắc trong văn hóa ẩm thực Huế. Từ nguyên liệu chính khá đơn giản là bột gạo hấp chín, thứ bánh hiền lành này lại được lòng hết tất cả người thưởng thức nó.

 



Có lẽ một phần do công của chén nước chấm công phu, hòa quyện mỡ, đường, tỏi, ớt và được nấu từ tôm tươi cho hương vị độc đáo. Nước chấm ấy chan lên bột gạo dẻo, lỏng vừa phải cho thêm tôm đâm nhuyễn, hành lá, tép mỡ, dầu béo bên trên và ăn trong chén nhỏ, chỉ một xúc là hết quả thật ngon lắm.

 

Dạo chơi ở Huế, bất chợt thấy gánh hàng bánh bèo dọc các con đường hoặc quán trên đường Điện Biên Phủ, Nguyễn Bỉnh Khiêm, Nguyễn Huệ… hãy ghé vào để cảm nhận hương vị này.

Một số hình ảnh đẹp
Bánh bèo Huế












Bánh phồng sữa Bến Tre

Bánh phồng sữa Bến Tre
Du khách khi đến một địa phương lúc trở về đều mua những thức ngon vật lạ để làm quà cho người thân, bạn bè, và những món bánh luôn được quan tâm đặc biệt.

 

Có lẽ, món quà bánh này “chở” trong nó “hương vị” mà du khách cũng như người thân, bạn bè không thể tìm thấy được ở nơi nào khác.



Bánh phồng sữa dừa, một trong những đặc sản của tỉnh Bến Tre, là món quà được làm chủ yếu từ dừa, bột gạo, pha với bột sắn, nước, đường, mè, đậu xanh, lá dứa, sầu riêng… theo một công thức, tỷ lệ hợp lý. Cùng với nhiều sản phẩm khác, bánh phồng sữa dừa đã trở thành “quà tặng” thân thiết dành cho gia đình, người thân, bạn bè…của những người một lần đến với mảnh đất cù lao Bến Tre. Và, hương vị đặc trưng của loại bánh này được sản xuất từ các doanh nghiệp, cơ sở như Thiên Long, Thanh Long, Thủy An, Tuyết Linh…

 

Một số hình ảnh đẹp
Bánh phồng sữa Bến Tre
Bánh phồng sữa Bến Tre












Wednesday, July 11, 2018

Cốt dừa Bến Tre

Cốt dừa Bến Tre
Cốt dừa là nguyên liệu chủ chốt trong các món ăn của Bến Tre, đặc biệt là món ngọt. Cốt dừa Bến Tre béo ngậy, bùi mà ngọt nhẹ, thoảng mùi thơm,...góp mặt trong hầu hết các món chè, bánh. Nếu như chè Hà Nội có hương hoa nhài dịu dàng và vị đỗ xanh thoảng qua đầu lưỡi, thì nét tinh túy trong ẩm thực ngọt Bến Tre chính là nước dừa. Kết hợp cùng các nguyên liệu cây nhà lá vườn như khoai lang, khoai sọ, bí ngô, đậu đen, đậu đỏ, người dân Bến Tre đã "nhào nặn" ra hàng trăm loại chè đặc sắc "đã ăn là ghiền".



Ngoài chè, các loại bánh trái từ nước cốt dừa cũng hấp dẫn không kém nhờ hương vị ngọt ngào béo ngậy và màu sắc bắt mắt. Chỉ với một chút biến tấu với nước cốt dừa, những món bánh ngọt thông thường như bánh bò, bánh ít ngọt, bánh khoai mì,...đã có thêm chút dấu ấn Bến Tre với nền ẩm thực độc đáo. Tiêu biểu là món bánh bò dừa nướng với lớp vỏ giòn giòn và mùi cốt dừa thơm ngậy, hòa quyện cùng cái sật sật của cơm dừa bào bên trong.

Một số hình ảnh đẹp
Cốt dừa Bến Tre
Cốt dừa Bến Tre












Monday, July 9, 2018

Đào Sapa

Đào Sapa
 Mùa hè là lúc Sapa hấp dẫn khách du lịch miền xuôi tới Sapa với những vườn đào trĩu quả trong các bản quanh thị trấn. Những trái đào Sapa chính hiệu chỉ to gần bằng cái chén mắt trâu, căng tròn, được bao phủ một lớp lông mỏng màu cẩm thạch, pha lẫn những vết màu huyết dụ lấm chấm đen. Vị chua thanh, chát chát, ngòn ngọt, mùi thơm đặc vị không lẫn vào đâu được…



Đào Sapa được bán rải rác bên vệ đường thị trấn, nhưng chủ yếu là đưa tới chợ Sapa bằng lờ củ, sọt, rọ trên vai người Mông, trên xe thồ; nhiều thì bằng xe ô tô. Quả đào được xếp hình tháp, nằm phủ kín các vỉa hè phố chợ. 

 

Nhưng bạn nhớ mua chiếc rọ để đựng đào mang về chứ không nên đựng bằng túi nilông. Nhiều người ngại không muốn mang những rọ đào nên đựng đào bằng túi nilông hay những chiếc thùng giấy, khi về đào hầu như không còn nguyên vẹn dập nát, màu xám xịt…bỏ đi gần hết.

 

Đào Sapa tươi giòn như tinh hoa của đất trời nơi miền cao Tây Bắc. Mỗi lần tới Sapa vào mùa đào rộ hẳn mỗi du khách sẽ không ngần ngại để chọn cho mình 1 giỏ đào "tiên" về làm quà, món quà quý từ những con người nơi rẻo cao

Một số hình ảnh đẹp
Đào Sapa












Sunday, July 8, 2018

Rượu Làng Vọc Bình Lục

Rượu Làng Vọc Bình Lục
Làng Vọc nằm cuối huyện Bình Lục, cái rốn của Hà Nam nên mệnh danh là vùng đất “chiêm khê mùa thối”, quanh năm ngập nước. Nổi tiếng với nghề nấu rượu. Thứ rượu có tên dân giã chính là  tên của làng, rượu làng Vọc.

 



Ngoài công việc chính làm ruộng, hầu hết các gia đình trong làng đều tham gia ít nhiều vào nghề nấu rượu: hoặc làm men, buôn bán men, nấu rượu hay mở cửa hàng bán rượu.

 

Tương truyền, từ thế kỷ XIII, trên dòng Ninh Giang, thuyền rồng của nhà Vua, thuyền buôn của các thương gia thường xuyên về làng Vọc chở gạo, chở rượu đi giao dịch thập phương. Rượu làng Vọc đã “theo chân” thương nhân vào đến xứ Thanh, xứ Nghệ, lên xứ Lạng, Lào Cai, rồi được cung tiến dâng Vua ngự lãm. Rượu làng Vọc thơm nức mùi hương gạo, có vị đậm đà, ngọt lịm mà không say.

 

Theo ông Nguyễn Văn Sự, sinh ra trong một gia đình đã, có 3 đời nấu rượu và hiện tại vẫn đang theo nghề của ông cha để lại, nghề nấu rượu của làng đã phát triển từ rất lâu. “Ngày trước hầu như gia đình nào cũng trực tiếp làm men rồi tự chưng cất rượu đem bán cho các vùng lân cận”, ông nhớ lại. “Hồi đó chúng tôi tự làm men thuốc bắc nấu rượu thơm và ngọt lắm, uống lại không hại sức khỏe. Rượu của chúng tôi nổi tiếng khắp vùng và bán rất chạy. Mấy năm trở về đây, trên thị trường xuất hiện men Tàu, men vi sinh nấu rượu nhanh hơn mà lại được rượu hơn, nhiều người đã chuyển qua mua loại men này dùng. Tuy nhiên, chất lượng rượu kém hẳn và danh tiếng của rượu Vọc cũng bị ảnh hưởng”.

 

Trước đây, nhà nhà, người người ở làng Vọc nấu rượu gia truyền. Chỉ cần về đến đầu làng là có thể ngửi thấy mùi men thuốc bắc thơm lừng từ những nhà nấu rượu. Ông Đỗ Văn Long, chủ cơ sở sản xuất rượu Vọc Long Tửu- hộ sản xuất quy mô lớn nhất làng, tiết lộ, rượu Vọc ngon như thế bởi không chỉ được làm bằng men ta gồm 36 vị thuốc Bắc (như sâm, quy, truật, thược…) nấu với gạo nếp, mà còn nhờ thiên nhiên ưu đãi cho nguồn nước nguồn kết hợp với kỹ thuật nấu rượu cổ truyền tạo nên bản sắc riêng. Công đoạn làm rượu rất công phu, phải qua 11 bước và khâu quan trọng nhất là chế biến men. Chỉ có một số người trong làng là học và làm được men thơm, ngon giữ được đúng hương vị đặc trưng của rượu làng Vọc. Úp men 2-3 ngày, tùy theo nhiệt độ ngoài trời, chờ “men dậy” mới được mở. Khi đưa vào nấu rượu, gạo được “trình cối” hoặc xát chuội thổi thành cơm để đảm bảo không ướt dính, không khô quá rồi vào men, cho vào cong để ủ. Chờ khoảng 2 ngày, khi có nước mọng mới được đổ nước, sau 2 đêm nữa là có thể đun được. Nồi nấu rượu chỉ gồm có nồi đồng vấu tầu, máng gỗ, còi tre.

 

Từ lâu người làng Vọc đã xây dựng được hương ước bảo vệ và giữ gìn bí quyết gia truyền. Quy ước quy định rõ ràng về chất lượng rượu cổ truyền làng Vọc, rượu chỉ dùng men thuốc Bắc, nấu với gạo đặc sản của quê hương, nghiêm cấm việc sản xuất rượu kém chất lượng làm ảnh hưởng đến uy tín của làng. Hiện nay có nhiều công nghệ sản xuất rượu hiện đại nhưng người làng Vọc vẫn cất rượu theo phương pháp cổ truyền. Cầm chai rượu trong veo, chỉ cần mở nút hoặc lắc nhẹ, những bọt rượu chạy quanh chai bám chặt với nhau toả ra hương thơm ngát.

 

Trải qua bao thăng trầm, có thời kỳ nấu rượu bị coi là bất hợp pháp, đến thời kinh tế mở cửa, lương thực dồi dào, làng nghề dần được khôi phục và phát triển. Rượu Vọc vào Nam lên ngược, chẳng những được tiêu thụ trong nước, mà đã có mặt ở nước ngoài và là món quà quý cho du khách nước ngoài, Việt kiều mỗi khi về thăm quê.

 

Làng Vọc đã trở thành một trong ba trọng điểm phát triển kinh tế của xã Vũ Bản, trong đó chú trọng phát huy ngành nghề truyền thống. Rượu Vọc không sản xuất chạy theo lợi nhuận để luôn đảm bảo chất lượng và uy tín là nhờ tôn chỉ của làng: không ham rẻ, không chạy theo lợi nhuận, giữ lấy chữ tâm của người làm nghề. Làng đã có những biện pháp như xây dựng Hương ước, Quy định của làng nghề; Thành lập Ban kiểm tra chất lượng hàng hóa của làng nghề… Bằng kinh nghiệm gia truyền cùng với sự trợ giúp của thiết bị hiện đại, kiểm tra chất lượng trước khi xuất ra thị trường, đảm bảo sản phẩm làng Vọc vừa có yếu tố hiện đại nhưng vẫn giữ được nét truyền thống dân gian. Tuy nhiên, cái khó hiện nay của làng Vọc là sản xuất nhỏ lẻ manh mún, thiếu vốn để mở rộng quy mô sản xuất, nâng cao kỹ thuật, trình độ quản lý, để đưa thương hiệu rượu Vọc lan tỏa rộng hơn. Đây là một quá trình không thể thực hiện một sớm một chiều.

Một số hình ảnh đẹp
Rượu Làng Vọc Bình Lục
Rượu Làng Vọc Bình Lục












Saturday, July 7, 2018

Cá basa nướng giấy bạc

Cá basa nướng giấy bạc
Cá rửa sạch với nước muối pha loãng, để lên rổ cho ráo nước. Khía vài đường khắp mình cá. Gừng giã nhuyễn, thoa lên mình cá, để nguyên trong vòng 15 phút, rửa lại cho thật sạch. Xẻ cá ra làm hai, hoặc khứa các đường xiên trên thân cá, cho thêm các loại rau thơm, sả... ướp vào trong bụng cá. Uớp cá khoảng 20 phút với muối, nước mắm, hạt nêm, tiêu. Hành tây bóc vỏ, bổ múi cau, lót dưới giấy bạc rồi nướng chín. Phết hỗn hợp mỡ hành và rắc lạc lên bề mặt cá. Dọn cá ra bàn, dùng kèm với bún, rau sống, bánh tráng, chấm kèm với nước mắm chua ngọt hoặc mắm nêm.



 
Một số hình ảnh đẹp
Cá basa nướng giấy bạc












Friday, July 6, 2018

Bánh ích Thanh Hóa

Bánh ích Thanh Hóa
Không khác nhiều so với cách làm bánh ít, bánh nếp ở các nơi. Bánh ích có hình tròn, bên trong là nhân tôm thịt, ăn cùng mắm chế chua ngọt, rất mềm và ngon.

 

Được bán nhiều ở các chợ Vườn Hoa, Tây Thành hoặc một vài quán vỉa hè trên phố Đinh Lễ, bánh ích luôn hấp dẫn người ăn và thường hết hàng sớm.



 
Một số hình ảnh đẹp
Bánh ích Thanh Hóa












Wednesday, July 4, 2018

Bánh gio Thái Nguyên

Bánh gio Thái Nguyên
Cộng đồng dân tộc Sán Chay ở Thái Nguyên gồm hai nhóm địa phương: Cao Lan và Sán Chí, người Sán Chay có mặt ở 149/180 xã phường của tỉnh. Cũng giống như nhiều dân tộc thiểu số khác ở Thái Nguyên, người Sán Chay có đời sống vật chất, tinh thần phong phú đặc biệt là những món ăn trong các ngày lễ, Tết.

 



Bánh gio là thứ không thể thiếu vào dịp cúng Tết mùng 5-5 của người Sán Chay. Nguyên liệu để làm bánh là gạo nếp, nước gio và lá chít.

 

Thứ gạo nếp chọn làm bánh phải là thứ nếp nương, 10 hạt như cả mười. Gạo ấy được những người phụ nữ Sán Chay nhặt hết hạt đen hạt kẹ, đãi sạch rồi đem ngâm vào nước gio cho mềm. Nước gio để ngâm gạo được đốt từ vỏ đỗ, vỏ bưởi, vỏ mít và cây ngô đồng để tạo ra mùi vị đặc biệt. Sau khi ngâm gạo trong nước gio đến độ mềm vừa phải, người ta vớt gạo ra, lấy lá chít gói thành bánh rồi đem luộc, để nguội mới ăn được.

 

Lá chít đem luộc thật kỹ và thay nước nhiều lần cho phai hết chất diệp lục. Mỗi chiếc bánh gio chỉ cần dùng 2 hoặc 3 chiếc lá chít. Gạo nếp đã ngâm nước nắng lên màu hổ phách được vớt lên cho ráo nước. Dùng muôi xúc gạo đó cho vào giữa lá chít đã rửa sạch lau khô, dàn gạo đều và dài ra, gói lại lăn tròn vấn bẻ hai đầu lá kín lại dùng lạt mềm buộc chặt. Mỗi cái bánh gio chỉ dài chừng hơn gang tay đường kính nhỉnh hơn ruột quả chuối tiêu nên chỉ cần luộc ba giờ đồng hồ bánh đã rền. Bánh để nguội bóc cắt ra từng khoanh, nhìn thấu qua trong suốt màu sáp ong đã thấy ngon, đem chấm cùng mật giọt càng hấp dẫn. Ruột bánh trong suốt, không mùi vị, vẫn còn nhìn thấy lơ mơ hình những hạt gạo đã biến hình hài như chưa hoà tan hết vào kiếp khác. Nó là gạo nếp nhưng không phải còn rõ ràng như bánh chưng, mà cũng không là một khối bột chín như ruột bánh xu xê, bánh nếp, bánh giò.

 

Bóc hết lớp lá chít dẻo dai, đưa lên miệng, mùi bánh nồng nồng, hăng hăng, nhưng khi chấm với mật nếm thử lại thấy ngon lạ lùng, ngọt và dịu mát nơi đầu lưỡi. Mặc dù làm bằng gạo nếp nhưng bánh gio có thể ăn no mà không thấy ngán.

 

Ngày Tết Đoan ngọ 5 - 5 người Sán Chay dùng bánh gio để cúng ông bà tổ tiên. Bánh được cắt ra từng khoanh cho vào bát riêng lẻ, bên cạnh để chén mật sóng sánh, đặt lên ban thờ mời gọi ông bà về hưởng Tết.

Một số hình ảnh đẹp
Bánh gio Thái Nguyên












Sunday, July 1, 2018

Cháo môn Kiên Giang

Cháo môn Kiên Giang
Môn ngứa là một loại khoai môn hoang dại. Nhưng qua bàn tay tài hoa và khối óc thông minh của những người chinh phục vùng đất U Minh, đã biến thành những món ăn rất hấp dẫn. Một trong số đó chính là món cháo môn…

 



Môn ngứa còn được gọi là môn nước, bởi loài cây này sống chịu nước. Chúng mọc hoang khắp nơi tại vùng nông thôn Kiên Giang.  Đúng như tên gọi của nó, toàn thân đều có một thứ nhựa rất ngứa khi ăn vào hoặc đụng phải. Tuy nhiên, người xưa đã tìm ra những bí quyết riêng để khắc chế chất gây ngứa của môn để chế biến ra một số món ăn như dưa môn, cháo môn,… Dưa môn nhiều người đã từng thưởng thức, nhưng riêng cháo môn thì không phải ai cũng từng một lần được nếm qua.

 

Sở dĩ như vậy là vì nếu chế biến không đúng cách, chỉ cần một sơ suất nhỏ cũng có thể làm người ăn ngứa rát cổ họng suốt ngày.

 

Muốn nấu cháo môn, trước hết bạn phải chuẩn bị sẳn hai nguyên liệu chính là bẹ (nhánh) của cây môn ngứa và lươn. Bẹ cây môn ngứa được rữa sạch, cắt thành từng khúc ngắn. Còn lươn cũng chặt thành khúc như vậy sau khi làm xong.

 

Cách thức nấu cháo môn lúc ban đầu cũng giống như nấu cháo cá thôi. Có nghĩa là cũng dùng gạo (nhưng thường thì người ta dùng rất ít, cũng có khi không dùng gạo), nước để nấu lên cho sôi, chờ khi gạo chín nhừ thì cho lươn vào rồi nêm gia vị. Nếu nấu cháo cá lóc thì đến đó là ăn được rồi, nhưng với cháo môn thì đó mới chỉ là giai đoạn đầu. Sau khi lươn vừa chín, bạn phải giữ nguyên nồi cháo trên bếp lữa rồi từ từ cho môn vào.

 

Bí quyết là ở chỗ này: để khử chất gây ngứa của môn nước, bạn không bao giờ được  tắt lữa trong suốt quá trình ăn cháo. Chờ đến khi những cọng môn nhừ ra là lúc bạn có thể thoải mái thưởng thức được món ăn độc đáo này rồi.

 

Theo những người lớn tuổi ở vùng U Minh Thượng, không những món ăn này rất ngon, mà nó còn có tác dụng giải các chất độc tích tụ trong cơ thể (lấy độc trị độc). Nếu mỗi năm chỉ được ăn một lần thôi thì cũng đủ giữ cho cơ thể luôn khoẻ mạnh.

 

Hiện nay, ở vùng Vĩnh Thuận, An Minh tỉnh Kiên Giang, số người  biết làm món cháo môn không còn nhiều nữa.

Một số hình ảnh đẹp
Cháo môn Kiên Giang