Sunday, August 5, 2018

Vịt quay Cao Bằng

Vịt quay Cao Bằng
Ở Cao Bằng và vài vùng lân cận, vịt quay được dùng vào rằm tháng bảy và cỗ tất niên, hai bữa cỗ quan trọng nhất của địa phương. Vào hai ngày đó, con cái đến thăm bố mẹ đem theo vịt để biếu. Vào những ngày cưới xin, đầy tháng con, lễ lạt… đều có món thịt vịt. Khách từ xa đến, gia chủ tỏ lòng quý mến bằng món thịt vịt.

 



Không phải như món vịt thông thường, để có món vịt quay Cao Bằng, ngay từ khâu chọn vịt đã rất công phu. Vịt cỏ không dùng được, ngược lại vịt quá to, nhiều mỡ cũng bị loại. Vịt vừa phải, chắc thịt, sáng lông, từ 1,8-2 kg được ưa nhất. Sau khi cắt tiết (vết cắt nhỏ nhưng ra hết tiết) người ta nhúng vịt bằng nước lạnh sao cho lông ướt đều, sạch. Vịt được thổi hơi vào dưới da trước khi nhúng nước nóng. Công đoạn làm sạch lông là bí quyết đầu tiên. Sau khi vịt được mổ moi, rửa sạch, người ta chần lại nước sôi cho săn. Nhưng bí quyết, đồng thời cũng là bí truyền, là ở xoong nước hàng thất vị, chỉ biết toàn là cây, quả lấy ở rừng cộng với nước mắm, muối, còn lại tuyệt nhiên không có hóa phẩm bột màu gì hết. Người ta đổ nước thất vị vào bụng vịt rồi khâu lại. Kim khâu bằng tre, chỉ cũng bằng lạt tre hoặc cây gai. Thổi phồng vịt lần nữa, buộc chặt cổ vịt rồi đem chần nước sôi, xong vớt ra để ráo. Dùng giấm hòa với mật ong tưới đều lên khắp mình con vịt rồi nướng vịt trên than hoa cho khô đều (công đoạn này quyết định rất nhiều đến chất lượng, cũng thuộc khâu bí truyền). Bấy giờ mới thả vịt vào chảo mỡ già vừa phải, lật giở liên tục. Con vịt luôn ngập nửa mình trong mỡ không bao giờ nóng quá. Chừng nào da vịt chuyển sang màu vàng, một màu vàng được tạo nên bởi giấm, mỡ và mật ong đồng thời tỏa mùi thơm đặc trưng là được. Nước dùng trong bụng vịt được đổ riêng ra bát, dùng luôn làm nước chấm hoặc tưới lên đĩa thịt.

 

Hạnh phúc nhất cho bạn là được mời ăn cơm giải xui chiều 30 Tết với món vịt quay đặc sản của Cao Bằng.

Một số hình ảnh đẹp
Vịt quay Cao Bằng












0 comments:

Post a Comment