This is default featured slide 1 title

Go to Blogger edit html and find these sentences.Now replace these sentences with your own descriptions.This theme is Bloggerized by Lasantha Bandara - Premiumbloggertemplates.com.

This is default featured slide 2 title

Go to Blogger edit html and find these sentences.Now replace these sentences with your own descriptions.This theme is Bloggerized by Lasantha Bandara - Premiumbloggertemplates.com.

This is default featured slide 3 title

Go to Blogger edit html and find these sentences.Now replace these sentences with your own descriptions.This theme is Bloggerized by Lasantha Bandara - Premiumbloggertemplates.com.

This is default featured slide 4 title

Go to Blogger edit html and find these sentences.Now replace these sentences with your own descriptions.This theme is Bloggerized by Lasantha Bandara - Premiumbloggertemplates.com.

This is default featured slide 5 title

Go to Blogger edit html and find these sentences.Now replace these sentences with your own descriptions.This theme is Bloggerized by Lasantha Bandara - Premiumbloggertemplates.com.

Thursday, August 16, 2018

Cơm niêu bò sốt tiêu Hà Nội

Cơm được nấu chuẩn bằng niêu, chứ không phải nồi cơm điện rồi xới vào để lấy lệ, nên giữ được mùi vị rất hấp dẫn.

Cơm niêu bò sốt tiêu Hà Nội


[toc heading_levels="3,4,5" ]

Giới thiệu



Biển hiệu đỏ, nhỏ bé, lọt thỏm giữa phố Giảng Võ (Hà Nội) nhưng quán cơm Singapore vẫn đủ sức mời gọi thực khách bởi những món ăn cơm văn phòng có phần lạ miệng. Đây là điểm hẹn quen thuộc của dân công sở trong khu vực khi đã chán ngán với những món ăn trưa thông thường, lặp lại ngày này qua ngày khác.

Cơm niêu bò sốt tiêu Hà Nội


Quán cơm Singapore


Quán có hai tầng, được bày trí đơn giản, chiều ngang nhỏ hẹp và chạy dài. Vào giờ cao điểm, cửa hàng không còn một chỗ trống, khách và nhân viên ra vào tấp nập. Thực đơn ở đây khá phong phú với nhiều loại cơm suất dễ ăn, mang hơi hướng ẩm thực Singapore và rất thích hợp cho bữa trưa đủ chất. Tuy nhiên, đã tới quán thì nhất định bạn nên nếm thử món cơm niêu đặc biệt, đã trở thành thương hiệu của cơm Hải Sư.


Cơm niêu là món ăn không hiếm ở các quán hàng nhưng tại đây, các đầu bếp làm theo công thức "chuẩn", tức là đổ gạo vào niêu và nấu chín, thay vì nấu từ ngoài bằng nồi cơm điện và chỉ xới vào niêu lấy lệ. Do đó, cơm có mùi thơm đặc trưng của cơm nấu bằng niêu đất và có lớp cháy giòn giòn, thơm nức và vàng rộm rất bắt mắt.


Thực đơn của quán dài là vậy nhưng đa số bàn nào tới đây cũng phải gọi ít nhất một niêu cơm, không phải bò sốt tiêu đen thì cũng là cơm niêu thịt xá xíu. Nếu như cơm xá xíu có vị ngọt của thịt thì cơm niêu bò lại có mùi hương đặc trưng của nước sốt thịt bò, hạt tiêu cùng một số loại thành phần như hành, nấm, lạp xưởng. Miếng thịt bò thơm mềm, thấm đều gia vị, đậm đà với màu nâu óng bắt mắt. Có lẽ chưa cần đưa tới miệng thì món ăn này cũng đã chinh phục được thực khách từ xa bởi mùi hương không thể quyến rũ hơn.


Khi ăn, thực khách "khoái" nhất là cạo lớp cháy vàng, giòn rụm dưới đáy, trộn đều cùng các thành phần trong niêu cùng nước sốt khi còn đang nóng hổi. Mùi vị của niêu cơm lúc này sẽ hòa quyện vào nhau, miếng nào khi đưa lên miệng cũng thấm đượm nước sốt thơm ngọt, hấp dẫn.


Tuy nhiên, theo ý kiến của nhiều thực khách, các món cơm ở đây có xu hướng có vị hơi mặn. Nhưng thật may rằng khi gọi cơm niêu hay bất kỳ món cơm nào, bạn cũng sẽ được phục vụ một bát canh rau cho đỡ ngán. Ngoài ra, ở đây cũng phục vụ nhiều loại salad và các món ăn nhẹ như khoai tây chiên, rau xào,... Trong đó, món ăn được ưa thích là salad miến trộn kiểu Thái có tôm chua ngọt dễ ăn.


Một đặc sản của cơm Hải Sư mà bạn chớ nên bỏ qua chính là các món chè ngọt mát, rất phong phú và đa dạng về chủng loại. Tuy nhiên, giá chè cũng không mấy dễ chịu (khoảng 20.000-25.000 đồng) nên nếu ngại ra ngoài để đổi quán thì mới nên gọi.


Giá các loại cơm suất, cơm niêu của quán khoảng 70.000-80.000 đồng, nếu đi 2 người, kèm cả nước uống thì chi phí hết khoảng 200.000 đồng. Quán khá đông vào giờ cao điểm và các ngày lễ Tết nên sẽ phải đợi lâu hoặc phải lên tầng với chỗ ngồi khá chật chội.


Địa chỉ:


Quán cơm Singapore Hải Sư ở địa chỉ 111, K1 Giảng Võ, Hà Nội.

Một số hình ảnh đẹp:



Cơm niêu bò sốt tiêu Hà Nội

Cơm niêu bò sốt tiêu Hà Nội

Cơm niêu bò sốt tiêu Hà Nội




Saturday, August 11, 2018

Cải ngồng Lạng Sơn

Ngồng cải là một thứ thân non của cây, có hoa màu vàng, mọc cao vổng lên, nếu ăn thường rất đắng. Cải ngồng Lạng Sơn thực ra cũng chỉ là thứ cải ngọt bình thường nhưng không biết do mầu mỡ của đất đai hay bởi sự chăm sóc khéo léo của người Lạng Sơn mà ngồng cải cứ mơn mởn xanh, lại ngọt và thơm đến thế.

Cải ngồng Lạng Sơn

Để ăn ngồng cải, người ta cũng chế biến như đối với các rau thường dùng: có thể xào, luộc hoặc nấu tuỳ ý thích mỗi người. Nhưng cách làm ngon nhất, hấp dẫn nhất vẫn là xào chung với thịt bò.

Để có được đĩa cải ngồng xào thịt bò thơm ngon, cần phải chọn thứ cải có thân nhỏ xanh non, khi xào nhớ phải cho thêm gừng và không nên xào kỹ quá khiến thịt bò bị dai và cải mất đi vị thơm. Món xào này tốt nhất là nên ăn nóng. Vị ngọt thơm của ngồng cải lẫn mùi thơm của thịt, của gừng sẽ khiến người ăn phải vội vàng nếm thử ngay như sợ nếu không nhanh thì cái mùi vị hấp dẫn kia sẽ tan biến hết vào không gian.

Rau cải ngồng Lạng Sơn


[toc heading_levels="3,4,5"]

Giới thiệu về Rau cải ngồng Lạng Sơn


Rau cải ngồng Lạng Sơn (Brassica juncea (L.) Họ thập tự: Brassicaceae trồng và nhân giống tốt trên các vùng đất có khí hậu lạnh, đặc biệt rất phù hợp tại vùng Lạng Sơn. Cây cải ngồng kén đất, yêu cầu đất đai mầu mỡ, tưới tiêu thuận lợi.

Nguồn gốc giống cải ngồng Lạng Sơn


Sử dụng giống cải ngồng Lạng Sơn đã được phục tráng thuần hoặc được chọn lọc theo 3 vụ, có năng suất cao, chất lượng tốt, thích hợp với sản xuất và tiêu thụ. Do cải ngồng là cây thụ phấn chéo nên có nhiều dạng hình của thân lá, qua tuyển lựa của nông dân mà giống trồng cũng phong phú, đa dạng về hình thái thân lá ở mỗi địa phương, vì thế căn cứ vào bảng mô tả tính trạng chuẩn của cải bắp Lạng Sơn mà chọn đúng giống để nhân lấy hạt.

Một số hình ảnh đẹp về Cải ngồng Lạng Sơn


Cải ngồng Lạng Sơn
Cải ngồng Lạng Sơn
Cải ngồng Lạng Sơn

Món ăn đặc sản khác


Bên cạnh cải ngồng, thì Lạng Sơn còn nhiều món đặc sản khác.

1. Vịt quay lá móc mật: 


Vịt quay lá móc mật

Đây là món ngon có tiếng của người Lạng Sơn. Món này đòi hỏi người chế biến phải khéo léo để thịt vịt không bị tanh lại thơm mùi lá móc mật. Khi ăn chấm với phần nước đọng trong vịt sau khi quay, thêm xì dầu, ớt. Ngoài vịt quay, món phở vịt ở đây cũng rất nổi tiếng. Thịt vịt mềm ngọt, nước dùng béo ngậy và vị chua của măng tạo nên sức hấp dẫn khó cưỡng cho ẩm thực xứ Lạng. Ảnh: Foody, Nhanongxanh.

Vịt quay lá móc mật

2.Phở chua


pho chua Lang Son

So với phở bò trứ danh Hà thành, phở chua Lạng Sơn cũng không kém phần cầu kỳ. Một bát phở chua truyền thống của xứ Lạng cần đến hơn chục loại nguyên liệu đặc biệt như khoai lang, gan lợn, dạ dày, thịt ba chỉ, xá xíu, bột chao, lạp xưởng… chưa kể các loại rau thơm, dưa chuột, lạc rang… Với nguyên liệu đa dạng như vậy, phở chua hội tụ đầy đủ vị cay, ngọt man mát lại chua dịu thanh thanh. Ảnh: Internet

phở chua Lạng Sơn

3. Khâu nhục


mon an khau nhuc

Món ăn nghe lạ tai này vốn có nguồn gốc từ Trung Quốc. Khi du nhập vào Việt Nam, khâu nhục được người Tày, Nùng ở Lạng Sơn biến đổi cho phù hợp và nhanh chóng trở thành đặc sản nơi đây. Thịt ba chỉ thớ dày ướp cùng các loại gia vị, tần ô. Khi hấp thêm khoai lang, lá tàu soi. Khâu nhục ăn kèm xôi, cơm hay bánh mì đều rất ngon. Ảnh: Internet

mon an khau nhuc 2

4. Bánh cuốn trứng


Bánh cuốn trứng

Bên cạnh những món chính đẫy đà, người dân ở đây còn có rất nhiều món ăn vặt, nổi bật là bánh mì nướng. Bánh mì nướng Lạng Sơn gồm hai loại có nhân và không có nhân. Đầu tiên, bánh được nướng với dầu ăn, sau đó thêm một lớp hỗn hợp dầu hào, mật ong để có màu vàng đậm và thơm hơn. Ngoài ra, nước chấm bánh mì cũng được chế biến rất đặc sắc với vị chua cay ngòn ngọt ăn rất bắt miệng. Ảnh: Internet

Banh mi cuon trung Lang Son 1

5. Bánh áp chao


banh ap chao

 Món bánh này có vỏ được chế biến từ gạo nếp trộn gạo tẻ. Bên trong nhân bánh chính là món thịt vịt nổi tiếng của người Lạng Sơn. Vỏ bánh rán giòn quyện với vị đậm đà của thịt vịt và mắm chua ngọt, ăn kèm rau sống rất kích thích vị giác. Ảnh: Northemvietnamtravel, Wikivietnam.

Bánh áp chao

6. Bánh coóng phù


Bánh coóng phù

Coóng phù khá giống bánh trôi có vỏ làm bằng bột nếp với phần nhân là đường nâu. Bánh được ăn kèm với nước nấu từ đường hoa mai và gừng thơm nức mũi, trên rắc thêm ít dừa và lạc. Ăn miếng bánh nóng hổi vào những ngày gió lạnh ở nơi vùng cao chắc chắn sẽ mang lại cho bạn những trải nghiệm đáng nhớ. Ảnh: Tintuclangson, Ngocfoody.

banh coong phu lang son

Friday, August 10, 2018

Mứt mận Bắc Kạn

Món mứt mận Bắc Kạn được người dân coi là đặc sản vì nó có những hương vị đặc trưng riêng và rất hấp dẫn. Hầu như người dân Bắc Kạn đi đâu xa đều mang món mứt mận để làm quà biếu và giới thiệu sản phẩm của quê hương mình.

Mứt mận Bắc Kạn


Chế biến mứt mận rất cầu kỳ, trước tiên phải chọn loại mận chát và đắng, rồi sau đó phải khía từng quả mận để khi nấu mận ngấm đường. Khi đã khía mận thật mỏng ngâm xuống chậu nước lã, những cánh mận được khía nở ra như một bông hoa rừng thật đẹp. Muốn mận vừa dai vừa mềm và không bị chát thì cứ 5 kg mận ngâm 1 lạng vôi và nước lã trong 3 ngày. Cuối cùng cho mận vào nồi nấu với đường, nếu 1 kg mận thì phải cần 3 kg đường phên cát xanh. Nấu mứt mận cũng rất lâu 5 tiếng đồng hồ mới xong một mẻ mận. Sau đó đem đi phơi ngoài nắng tầm 4 nắng là đóng mận cất vào túi nilông để đến tết dùng hoặc ăn ngay, chế biến để ăn và làm quà thì mấy chục kg nhưng để thành hàng hóa thì số lượng lớn.

Món mứt mận ở Bắc Kạn đã được nhiều người biết đến, nhiều thương nhân ở các nơi đến đặt hàng và mang đi bán tại các tỉnh trong cả nước. Người biết nghề chế biến mứt mận ở Bắc Kạn không nhiều, chỉ những nhà có kinh nghiệm và truyền thống mới biết chế biến món đặc sản này. Ai muốn biết cách chế biến món mứt mận Bắc Kạn phải được học như một nghề.


Đến những dịp tết người dân Bắc Kạn hầu như nhà nào cũng có món mứt mận đặc sản để mời khách, làm quà biếu. Nhìn quả mận vàng óng ăn rất ngọt và thơm.


Trung bình giá mứt mận trên thị trường ở Bắc Kạn là khoảng 20.000 - 24.000 đồng/1kg tùy từng loại.Hiện nay trên thị trường có bán rất nhiều, đặc biệt ở các siêu thị lớn sản phẩm mứt mận đã được bày bán./.

Một số hình ảnh đẹp

Mứt mận Bắc Kạn




Tuesday, August 7, 2018

Phá lấu Sài Gòn

Cứ tầm giờ tan làm, những địa điểm bán phá lấu trong thành phố khá đông khách. Một chén phá lấu nhỏ được chế biến từ tổ ong, khăn lông, phèo... sẽ ngon tuyệt vời khi ăn kèm với bánh mì và chấm nước mắm me. Những con phố ăn uống ở quận 4 rất nổi tiếng với món phá lấu.

Phá lấu Sài Gòn


Phá lấu Sài Gòn


Phá lấu nóng hổi còn có thể được dùng để biến tấu thành món mì phá lấu. Loại mì các quán hay sử dụng thường là mì gói

Một số hình ảnh đẹp

Phá lấu Sài Gòn




Monday, August 6, 2018

Ốc nón Cô Tô – Thưởng thức và cảm nhận

Ốc nón Cô Tô – Thưởng thức và cảm nhận
Nếu có dịp đặt chân lên đảo ngọc, các bạn đừng quên bỏ lỡ cơ hội thưởng thức món ốc nón Cô Tô đặc trưng nơi biển đảo này.



Ốc nón hay còn gọi là ốc giác, ốc vú nàng. Tên gọi của ốc cũng bắt nguồn từ chính hình dạng bên ngoài của chúng. Trong văn hóa ẩm thực của người Việt thì ốc là là loài dân dã có chứa nhiều chất dinh dưỡng, ăn lành, mát và bổ dưỡng với rất nhiều món ngon được chế biến từ nhiều loại ốc khác nhau như ốc vặn, ốc nhồi, ốc bươu, ốc đá, ốc móng tay…

 

Ốc nón Cô Tô – Thưởng thức và cảm nhận

 

Ốc nón có hình chóp như chiếc nón lá của thiếu nữ Việt Nam. Vỏ ốc được bọc một lớp vôi tạo những hoa văn đẹp. Bên trong lớp vôi đó là lớp xà cừ trắng nõn nà, bóng loáng. Vỏ ốc nón được dùng làm quà tặng, chế tác mỹ nghệ bán rất nhiều tại các quầy lưu niệm, được nhiều du khách ưa thích.

 

Ốc nón có thể làm thành nhiều món ngon. Đơn giản nhất là luộc và nướng. Đơn giản nhất là ốc nón luộc hoặc nướng. Cho ốc rửa sạch vào nồi luộc chín. Vì ốc nón có thành vỏ rất dày nên khi luộc phải đảo ốc vài lần thịt ốc mới chín. Ốc chín thì khêu ruột ốc, loại bỏ phần bẩn phía cuối rồi chấm với nước mắm ớt, gừng ăn liền rất ngon. Thịt ốc màu trắng đục, giòn giòn, ngọt ngọt thấm ngay từ đầu lưỡi.

 

Ốc nón Cô Tô – Thưởng thức và cảm nhận

 

Món ốc nón nướng cũng được nhiều người ưa thích bởi mùi thơm của thịt ốc khi nướng chín trên bếp than, cùng với những tiếng xèo xèo vui tai của nước ốc nhỏ vào than và cảm giác háo hức để chờ đón từng con ốc thơm ngon chín. Nướng ốc cũng cần kinh nghiệm để ốc không chín quá mà cũng không sống.

 

Hơi cầu kỳ một chút thì làm gỏi. Ốc nón rửa sơ qua nước cho sạch rồi để nguyên con cho vào nồi luộc. Thỉnh thoảng, phải dùng đũa trở bề ốc để thịt chín đều vì thân ốc dày và lớn. Khi luộc chín thì người lể thịt ốc ra, cắt bỏ phần nhầy có màu xanh để loại bỏ chất thải. Thịt ốc được thái nhỏ vừa miệng ăn. Nguyên liệu trộn gỏi chung với thịt ốc nón là thịt ba rọi, dưa leo cắt mỏng, rau răm và đậu phộng giã nhuyễn, hành phi… Nước trộn gỏi ốc nón là nước cốt chanh pha đường và một ít nước mắm cá cơm sao cho có vị chua và ngọt đậm đà, thoảng mùi thơm nước mắm đặc sản Cà Ná. Rưới nước cốt chanh lên thịt ốc, thịt ba chỉ, dưa leo, rau mùi… và trộn đều lên. Để khoảng 15 phút thì cho ra dĩa, rải đậu phộng và hành phi lên trên. Dĩa gỏi ốc nón được trình bày bắt mắt, thoang thoảng hương thơm khích thích “tâm hồn ăn uống” của thực khách. Nước chấm gỏi được làm từ nước mắm nguyên chất từ cá cơm xứ Cà Ná, pha thêm gia vị và tỏi, chanh, ớt cho có vị chua ngọt đậm đà.
 

 

Ốc nón Cô Tô – Thưởng thức và cảm nhận

 

Ốc nón có thể chế biến thành nhiều món ăn ngon khiến những du khách tới đây phải trầm trồ khen ngợi như ốc luộc, ốc nướng, ốc trộn, gỏi ốc… Mỗi món ăn lại có cái ngon và hương vị riêng khó tả.













Sunday, August 5, 2018

Vịt quay Cao Bằng

Vịt quay Cao Bằng
Ở Cao Bằng và vài vùng lân cận, vịt quay được dùng vào rằm tháng bảy và cỗ tất niên, hai bữa cỗ quan trọng nhất của địa phương. Vào hai ngày đó, con cái đến thăm bố mẹ đem theo vịt để biếu. Vào những ngày cưới xin, đầy tháng con, lễ lạt… đều có món thịt vịt. Khách từ xa đến, gia chủ tỏ lòng quý mến bằng món thịt vịt.

 



Không phải như món vịt thông thường, để có món vịt quay Cao Bằng, ngay từ khâu chọn vịt đã rất công phu. Vịt cỏ không dùng được, ngược lại vịt quá to, nhiều mỡ cũng bị loại. Vịt vừa phải, chắc thịt, sáng lông, từ 1,8-2 kg được ưa nhất. Sau khi cắt tiết (vết cắt nhỏ nhưng ra hết tiết) người ta nhúng vịt bằng nước lạnh sao cho lông ướt đều, sạch. Vịt được thổi hơi vào dưới da trước khi nhúng nước nóng. Công đoạn làm sạch lông là bí quyết đầu tiên. Sau khi vịt được mổ moi, rửa sạch, người ta chần lại nước sôi cho săn. Nhưng bí quyết, đồng thời cũng là bí truyền, là ở xoong nước hàng thất vị, chỉ biết toàn là cây, quả lấy ở rừng cộng với nước mắm, muối, còn lại tuyệt nhiên không có hóa phẩm bột màu gì hết. Người ta đổ nước thất vị vào bụng vịt rồi khâu lại. Kim khâu bằng tre, chỉ cũng bằng lạt tre hoặc cây gai. Thổi phồng vịt lần nữa, buộc chặt cổ vịt rồi đem chần nước sôi, xong vớt ra để ráo. Dùng giấm hòa với mật ong tưới đều lên khắp mình con vịt rồi nướng vịt trên than hoa cho khô đều (công đoạn này quyết định rất nhiều đến chất lượng, cũng thuộc khâu bí truyền). Bấy giờ mới thả vịt vào chảo mỡ già vừa phải, lật giở liên tục. Con vịt luôn ngập nửa mình trong mỡ không bao giờ nóng quá. Chừng nào da vịt chuyển sang màu vàng, một màu vàng được tạo nên bởi giấm, mỡ và mật ong đồng thời tỏa mùi thơm đặc trưng là được. Nước dùng trong bụng vịt được đổ riêng ra bát, dùng luôn làm nước chấm hoặc tưới lên đĩa thịt.

 

Hạnh phúc nhất cho bạn là được mời ăn cơm giải xui chiều 30 Tết với món vịt quay đặc sản của Cao Bằng.

Một số hình ảnh đẹp
Vịt quay Cao Bằng












Thursday, August 2, 2018

Bánh cuốn Mễ Sở Hưng Yên

Bánh cuốn Mễ Sở Hưng Yên
Nếu Hà Nội có bánh cuốn Thanh Trì mỏng, dẻo hay Lạng Sơn có bánh cuốn trứng béo ngậy thơm ngon thì Hưng Yên có bánh cuốn Mễ Sở, không cầu kì, nguyên liệu rất đơn giản nhưng lại tạo lên nét khác biệt.

 



Theo cuốn sách “Miền quê Văn Giang” do nhà xuất bản văn hoá dân tộc xuất bản thì tên gọi bánh cuốn là do bánh đươc cuộn tròn (chứ không phải gấp như một số nơi). Món bánh cuốn đã có từ rất lâu trên mảnh đất Mễ Sở. Nó tồn tại và phát triển nhờ phương thức truyền miệng giữa những thế hệ đi trước và lớp con cháu kế cận.

 

Nhọc nhằn với những mẻ bánh

Tích...tắc…tích…tắc, chiếc đồng hồ đã điểm dần về con số 12 mà tôi vẫn không sao ngủ được. Tôi về thăm nhà chị Nguyễn Thị Ngân - người làm bánh cuốn tại xã Mễ Sở khi nắng đã dần tắt. Tuy vậy, tôi cũng kịp được chứng kiến toàn bộ những công đoạn để làm ra một chiếc bánh cuốn hoàn chỉnh.


Chị Ngân cho tôi hay chị phải đặt thịt làm nhân ở nhà bán thịt có uy tín. Thịt lợn phải chọn thịt không quá nạc bởi nạc quá thì nhân sẽ bị khô, cũng không quá mỡ bởi mỡ sẽ làm cho người ăn nhanh ngấy. Vì thế, thịt lợn được chọn thường là thịt kẽ hoặc thịt mông. Thịt được thái thành miếng để đem vào xay nhỏ và phải xay bằng tay, phải được ướp trước khi chế biến.

 

Bắc chảo lên bếp, cho mỡ vào, chờ cho mỡ nóng già, thêm một chút hành khô rồi đảo nhẹ. Mùi hành phi như khiêu khích các cơ quan vị giác của tôi. Khi hành phi đã có mùi thơm thì cho thịt đã xay vào rồi đảo đều. Những giọt mồ hôi rơi nhẹ trên đôi má gầy gò của chị, đôi tay xương xương nhỏ bé bị dồn 70% sức của cơ thể vào để đảo thịt. Sau hơn một tiếng bên bếp lửa, cuối cùng nhân bánh cũng đã xong.


Nếu như ở thành phố sau 12 giờ đêm một số nhà mới bắt đầu đi ngủ thì vào giờ đó, những người làm bánh cuốn ở đây đã bắt đầu dậy tráng bánh. Bếp than hồng rực đã sẵn sàng, chiếc xoong tráng bánh được đặt lên bếp, trong xoong đã được cho một lượng nước nhất định và được đặt chiếc khuôn vải lên trên rồi mới đậy vung. Chiếc khuôn vải đó được làm rất khéo từ hai thanh tre được vót và uốn tròn với bán kính khoảng 16cm, mảnh vải được ép vào giữa hai thanh tre.


Xoong nước sôi bốc hơi nghi ngút rồi lắng xuống sau khi chị Ngân đổ một lớp bột mỏng lên chiếc khuôn vải. Chị Ngân cho biết: “Bột này là gạo tẻ xay mịn. Cách pha bột là khó nhất. Nếu làm không khéo là bánh có thể nát hoặc rắn. Gạo cũng phải chọn hạt tròn, bóng, trắng thì mới được”. Chỉ hơn 3 giây là bánh chín, chị nhẹ nhàng lấy chiếc thanh tre đã được gọt giũa cẩn thận gạt bánh ra khỏi khuôn và đặt lên một chiếc khay được lót lá chuối. Chiếc bánh mỏng như tờ giấy, bốc khói nghi ngút, trắng ngần thật hập dẫn.


Trung bình mỗi ngày người thợ có thể làm được  khoảng 600 - 700 cái bánh. Nhưng “vất vả lắm, phải thức đêm, thức hôm, có ngày chỉ được ngủ 4 -5 tiếng. Một nửa ngày là ngồi bên bếp lửa, ngửi mùi than quanh năm suốt tháng. Mùa đông còn đỡ chứ mùa hè thì nóng lắm” - chị Ngân tâm sự.

 

Thưởng thức bánh cuốn chợ Mễ

Mọi người thường bảo nhau “Bỏ dâu, bỏ rể, không ai bỏ chợ Mễ mồng năm”. Chợ Mễ bắt đầu họp vào ngày mồng 5 tháng Giêng, sản phẩm được bày bán nhiều nhất tại đây là bánh cuốn.


Từ 4h30 sáng, tiếng í ới gọi nhau đi chợ của những người trong xóm đã rộn ràng. Tôi thấy chị Ngân cũng đang chuẩn bị đồ để đi chợ. Còn một mẻ bột nữa chị để cho đứa con trai 17 tuổi của chị tráng tiếp. Chợ Mễ ngày nay không còn sầm uất như ngày xưa nữa, từ một chợ đầu mối chuyển sang chợ tiêu dùng. Cũng chính vì thế mà lượng khách ăn bánh sáng sớm cũng giảm đi. Chỗ ngồi của chị Ngân khá rộng và thoáng đãng. Tôi cũng phụ giúp chị dọn hàng. Một chiếc bàn và khoảng chục cái ghế. Đôi tay khéo léo của chị cuộn bánh nhanh thoăn thoắt.


Bánh cuốn không chỉ ngon ở nhân bánh mà còn ở sự đặc biệt của nước chấm. Mỗi hàng đều có bí quyết pha nước chấm riêng, nhưng đều không thể thiếu được một chút nhân bánh, thêm vị chua của quất (hoặc chanh) và vị cay cay của ớt. Tuy chợ Mễ còn có nhiều món ăn ngon khác như bánh khúc Phú Thị, bánh dầy gầu, bánh răng bừa (còn gọi là bánh lá dài) hay bún chả, bún riêu cua… nhưng bánh cuốn vẫn là món ăn được mọi người ưa chuộng nhất. Tính sơ sơ 100m đường thôi mà đã có đến hơn 10 hàng bánh cuốn.


Chị Chu Thị Bẩy - một khách hàng của chị Ngân cho biết: “Tôi rất thích ăn bánh cuốn Mễ Sở bởi sự đặc biệt của nó. Bánh mềm dẻo, nhân đậm đà, thêm vị dịu của nước chấm. Thật là tuyệt vời!”. Những vị khách đang thưởng thức bánh cũng gật đầu đồng tình. Anh Thắng, người Hà Nội cho biết: “Lần đầu tiên về Mễ Sở tôi đã mê hương vị của món bánh này, cho nên lần nào về tôi cũng mua bánh cuốn để làm quà cho gia đình và bạn bè”.


Trước khi tôi rời khỏi làng, tôi được một bọc bánh cuốn mang về làm quà. Trên con đường dài hun hút, tôi ngoái nhìn cái làng quê Việt ấy. Dường như hương vị của món bánh cuốn vẫn đọng lại ở đầu lưỡi thật ngọt ngào. Tôi thầm mong món bánh này sẽ ngày càng vươn xa hơn và tạo thành thương hiệu nổi tiếng: Bánh cuốn Mễ Sở.

Một số hình ảnh đẹp
Bánh cuốn Mễ Sở Hưng Yên